trờng Đại học Văn hoá h nội
KHOA di sản văn hoá
---------------------
Lê thanh h
khoá luận tốt nghiệp
tìm hiểu Su tập trang phục quân đội nhân dân việt nam
Trong kháng chiến chống mỹ tại bảo tng hậu cần
Ngời hng dẫn: thạc sĩ Hong thanh mai
H Nội, Ngy 22 tháng 5 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt
Nam, được tìm hiểu về công tác bảo đảm hậu cần trong thời kỳ dựng nước và
giữ nước của nhân dân Việt Nam thông qua các sưu tập có giá trị; em đã mạnh
dạn lựa chọn sưu tập “ Trang phục Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chun ngành Bảo tàng của
mình.
Để hồn thành khóa luận này, em đã được sự giúp đỡ của các thầy cơ
trong khoa Di sản văn hóa đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Hồng
Thanh Mai, giảng viên khoa Di sản văn hóa trường Đại Học Văn hóa Hà Nội,
người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó em cũng xin
cảm ơn các cán bộ, nhân viên Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân, đồng chí
Đại úy Phạm Thanh Hà đã giúp đỡ em trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tư
liệu tại đây.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2012
Sinh viên: Lê Thanh Hà
MỤC LỤC
Mở đầu…………………………………………………………………………01
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..01
2.Mục đích nghiên cứu…………………………………………….……………02
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………….………………03
4.Phương pháp nghiên cứu…………………………………….…....…………..03
5.Bố cục khóa luận………………………………………………...…..………..03
Chương 1: Bảo tàng Hậu cần với cơng tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo
tàng……………………………………………………………………………..04
1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng: khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc và các bước xây
dựng sưu tập………………………………………………………………..04
1.1.1 Khái niệm………………………………………………………………..04
1.1.2 Tiêu chí…………………………………………………………………..07
1.1.3 Nguyên tắc……………………………………………………………….08
1.1.4 Các bước xây dựng sưu tập………………………………………………09
1.2 Vài nét khái quát về Bảo tàng Hậu cần……………………………………..11
1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngành Hậu cần Quân sự Việt
Nam………………………………………………………………………11
1.2.2 Khái quát về Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam………….14
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bảo tàng Hậu cần……………………..17
1.3 Bảo tàng Hậu cần với hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng……...20
1.3.1 Vài nét về kho cơ sở của Bảo tàng Hậu cần……………………………..20
1.3.2 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật ở Bảo tàng Hậu cần………………25
Chương 2: Sưu tập trang phục Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ………………………………………………………………...29
2.1 Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập…………………………………………..29
2.2 Tổng quan và phân loại sưu tập…………………………………………….33
2.3 Nội dung của sưu tập……………………………………………………….41
2.4 Giá trị của sưu tập…………………………………………………………..49
2.4.1 Giá trị lịch sử……………………………………………………………...49
2.4.2 Giá trị văn hóa…………………………………………………………….56
2.4.3 Giá trị giáo dục……………………………………………………………61
Chương 3: Giải pháp bảo quản và phát huy giá trị sưu tập trang phục Quân
đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ……………………...65
3.1 Thực trạng của sưu tập……………………………………………………...65
3.1.1 Thực trạng công tác nghiên cứu, quản lý và kiện toàn sưu tập…………...65
3.1.2 Thực trạng công tác bảo quản sưu tập…………………………………….68
3.1.3 Thực trạng công tác phát huy giá trị sưu tập……………………………...71
3.2 Một số giải pháp bảo quản và phát huy giá trị sưu tập……………………...73
3.2.1Tiếp tục cơng tác nghiên cứu, kiện tồn sưu tập…………………………..73
3.2.2 Tiếp tục công tác bảo quản sưu tập……………………………………..77
3.2.3 Đẩy mạnh công tác phát huy giá trị của sưu tập………………………….80
Kết luận………………………………………………………………………...84
Tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đã chấm dứt ách thống
trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta. Thắng lợi của cuộc kháng
chiến mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – đất nước độc lập đi lên chủ
nghĩa xã hội. Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại của đế quốc Mỹ là nguồn cổ vũ
to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là phong trào giải phóng
dân tộc.
Để đạt được thắng lợi đó, bên cạnh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự
chủ đúng đắn, sáng tạo còn phải kể đến vai trò của ngành Hậu cần Quân sự; vừa
lo bảo đảm cho miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa chi viện
và bảo đảm cho miền Nam đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
Trên hậu phương miền Bắc nhân dân ta vừa sản xuất công tác vừa chiến
đấu và phục vụ chiến đấu. Đồng bào ta sẵn sàng hi sinh cả nhà cửa, vườn tược để
dành chỗ cho các cơ sở hậu cần sơ tán phòng tránh chiến tranh phá hoại; sẵn
sàng dỡ nhà lát đường cho xe đi với tinh thần “ xe chưa qua nhà không tiếc”.
Trên trận tuyến lớn miền Nam nhân dân ta đã phải vượt qua mn vàn khó khăn,
ác liệt trong vịng kìm kẹp của Mỹ - Ngụy để chắt chiu, dành dụm từng lon gạo,
lon muối, viên thuốc cho quân giải phóng bám trụ đánh địch.
Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã khẳng định đậm nét: bảo
đảm hậu cần là một mặt hết sức quan trọng đối với mỗi đơn vị cũng như trong
toàn quân. Ngành Hậu cần Quân đội là một bộ phận hữu cơ cấu thành của các
lực lượng vũ trang cách mạng, ra đời cùng với sự hình thành, phát triển, chiến
đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, là một bộ phận quan trọng của Quân đội
Nhân dân Việt Nam.
Nằm trong mạng lưới chung của các bảo tàng Việt Nam và các bảo tàng
quân đội nói riêng, Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam ngoài việc
thực hiện các chức năng giống như các bảo tàng khác còn có sứ mệnh to lớn là
tái tạo một cách sinh động công tác hậu cần của ông cha ta trong thời kỳ dựng
nước và giữ nước; phản ánh lịch sử xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến
thắng của Quân đội và ngành Hậu cần Quân đội.
Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam là công cụ đặc biệt của
cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng, một trong những hoạt động quan trọng đáp
ứng nhu cầu đời sống chính trị, tinh thần, văn hóa của bộ đội và nhân dân. Trải
qua quá trình hình thành và phát triển, Bảo tàng Hậu cần đã khẳng định vai trị,
vị trí to lớn của mình trong sự nghiệp của quân đội, của đất nước.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng mở
rộng, nhu cầu của con người ngày một nâng cao nên các hoạt động của bảo tàng
cũng ngày càng trở nên năng động trong đó có hoạt động xây dựng sưu tập hiện
vật. Do ý thức được vai trò của các sưu tập hiện vật, Bảo tàng Hậu cần đã tích
cực công tác nghiên cứu xây dựng các sưu tập tiêu biểu. Trong đó có sưu tập “
Trang phục Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ”- một
sưu tập có giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục to lớn. Để góp phần tìm hiểu vai trị
của cơng tác bảo đảm hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong kháng chiến
chống Mỹ, em quyết định chọn sưu tập “ Trang phục Quân đội Nhân dân Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khái qt về ngành Hậu cần quân đội, Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân
dân Việt Nam và công tác xây dựng sưu tập hiện vật của Bảo tàng.
- Giới thiệu nội dung của sưu tập hiện vật “ Trang phục Quân đội Nhân
dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ”.
-Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục của sưu tập “ Trang phục
Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ”.
- Đề xuất một số giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hiện vật trang phục Quân đội Nhân dân Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ đang lưu giữ tại kho cơ sở của Bảo tàng Hậu
cần.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Bảo tàng Hậu cần
Thời gian: Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến 1975
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, khóa luận đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
được vận dụng để nghiên cứu.
- Các phương pháp liên ngành: sử dụng các phương pháp nghiên cứu sử học,
văn hóa học, bảo tàng học.
Ngồi ra khóa luận cịn sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội
dung của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Bảo tàng Hậu cần với công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng.
Chương 2: Sưu tập trang phục Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ trong kho cơ sở của Bảo tàng Hậu cần.
Chương 3: Một số giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập
CHƯƠNG 1
BẢO TÀNG HẬU CẦN VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1 Sưu tập hiện vật bảo tàng: khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc và các bước
xây dựng sưu tập.
1.1.1 Khái niệm
Trong mỗi giai đoạn lịch sử con người đều không ngừng sáng tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần. Đó là kết quả của sự đấu tranh cải tạo thiên
nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình.
Qúa trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng đã để lại một
kho tàng di sản văn hóa khổng lồ. Trong đó kho tàng di sản văn hóa vật chất
chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng. Các bảo tàng ra đời nhằm gìn giữ và phát
huy những giá trị văn hóa đó trong cả nước. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã đưa ra
định nhiều định nghĩa về bảo tàng. Định nghĩa mới nhất về bảo tàng của ICOM
được thông qua tại kỳ họp thứ 20 tại Seoul ( Hàn Quốc ) tháng 10 năm 2004:
“ Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động thường xuyên mở cửa đón
cơng chúng đến xem, phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội. Bảo tàng
sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu thông tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và
phi vật thể về con người và mơi trường của con người vì mục đích nghiên cứu,
giáo dục và thưởng thức1”. Định nghĩa của ICOM đã bao quát được toàn bộ đối
tượng và bổ sung các chức năng xã hội của bảo tàng.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, các bảo tàng tồn tại như
một thiết chế văn hóa, khoa học và giáo dục quan trọng, truyền đạt tri thức thông
qua các hiện vật và sưu tập hiện vật. Bởi vậy qua thời gian con người ngày càng
1
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ. Cơ sở Bảo tàng học. NXB ĐHQGHN 2008, tr 110.
nhìn nhận sâu sắc hơn về hiện vật bảo tàng. Các chuyên gia, các nhà bảo tàng
học trong nước và trên thế giới cũng khơng ngừng nghiên cứu nhằm hồn thiện
các khái niệm cơ bản của khoa học bảo tàng trong đó có khái niệm sưu tập hiện
vật bảo tàng bởi các sưu tập hiện vật bảo tàng chính là yếu tố cấu thành của bảo
tàng.
Để tìm hiểu khái niệm:“ Sưu tập hiện vật bảo tàng” trước hết chúng ta
cần hiểu thế nào là “ sưu tập ” và thế nào là “ hiện vật bảo tàng” ?
Khái niệm “sưu tập” trong các bộ bách khoa toàn thư loại lớn của các
nước Anh, Pháp, Nga đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là Colection, tiếng Anh là
Collection và tiếng Nga là Kolecxia.
Trong các cuốn Đại bách khoa thư Liên Xô (cũ) đã giải thích thuật ngữ “sưu
tập” như sau: “Sưu tập là tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật”( cùng loại
hoặc liên kết với nhau bởi nét chung của chủ đề )1
Theo từ điển Tiếng Việt “sưu tập” được giải thích theo hai nghĩa:
“Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại.
Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống”2.
Khái niệm “ hiện vật bảo tàng” cũng được các nhà bảo tàng học trong và
ngoài nước nghiên cứu tìm hiểu.
Theo cuốn “ Bảo tàng học” của hai giáo sư cộng hòa dân chủ Đức (cũ) và
Liên Xơ (cũ) là V.Levưkin và K.G.Khebơsơ có viết: “ Hiện vật bảo tàng là hiện
vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra từ thế giới đồ vật trong hiện thực khách
quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập bảo tàng để tổ chức việc bảo quản và sử
dụng thuận tiện lâu dài. Hiện vật bảo tàng là vật mang thông tin xã hội hoặc
thông tin khoa học, nó là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp những tri thức cần
thiết về tự nhiên, xã hội và về con người cho những ai tiếp cận với nó. Hiện vật
1
2
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ. Cơ sở bảo tàng học. NXB ĐHQGHN. 2008, tr 194
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ. Cơ sở bảo tàng học. NXB ĐHQGHN.2008, tr 195
bảo tàng nào cũng chứa đựng một giá trị lịch sử văn hóa nhất định, vì thế nó là
một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc”1
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ tiếp cận hiện vật bảo tàng ở góc độ là nguồn sử
liệu chân thực, khách quan đã đưa ra khái niệm: “Hiện vật bảo tàng là những
hiện vật gốc mang tính giá trị và thuộc tính của hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa
học pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung và loại hình của bảo tàng, chúng
được gìn giữ và bảo quản lâu dài để phục vụ cho những hoạt động và chức năng
xã hội của bảo tàng2”
Từ những khái niệm chung ấy các học giả đã đưa ra khái niệm về “ sưu
tập hiện vật bảo tàng”.
Các chuyên gia bảo tàng học của Liên bang Nga đã viết “ Sưu tập hiện vật
bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng chủng loại hoặc giống nhau
về những dấu hiệu nhất định không kể mỗi hiện vật trong đó có giá trị văn hóa
riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay văn
hóa3”
Hiện nay khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng được đề cập đến khá nhiều
trong các cơng trình bảo tàng học của Việt Nam.
Các nhà bảo tàng học Việt Nam đưa ra khái niệm: “ Sưu tập hiện vật bảo
tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp theo những dấu hiệu đặc trưng nào
đó liên quan đến các mặt nội dung đề tài, loại hình ( hiện vật ) chất liệu, cơng
dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện và nó chứa đựng các giá trị thông trở thành
nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt động khoa học giáo dục lịch sử văn hóa,
nghệ thuật4”.
1
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ. Cơ sở bảo tàng học. NXB ĐHQGHN, 2008, tr 152
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ. Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, NXB Chính trị Quốc Gia, HN. 2005
3
Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga. Cục Di sản văn hóa xuất bản. Hà Nội. 2006. tr 235. Bản dịch.
4
PGS.TS Nguyễn Thị Huệ. Cơ sở bảo tàng học. NXB ĐHQGHN. 2008. tr196
2
Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng theo điều 9 Luật Di sản Văn hóa của
chính phủ nước CHXHCN Việt Nam như sau: “ Sưu tập hiện vật là tập hợp các
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể được thu thập gìn
giữ sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và
chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội1”.
1.1.2 Tiêu chí
Trong bảo tàng cơng tác xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động
thường xuyên và liên tục mang tính khoa học.Các hiện vật được liên kết chặt chẽ
với nhau trong một tổng thể thống nhất dựa trên cơ sở những dấu hiệu chung về
hình thức thể hiện bên ngoài của hiện vật như chất liệu, loại hình, chức năng sử
dụng, kỹ thuật chế tác hoặc nội dung bên trong của hiện vật như không gian, thời
gian, tính chất. Những dấu hiệu chung đó là những tiêu chí, cơ sở quan trọng cho
việc lựa chọn giải pháp xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng trong kho cơ sở.
Xuất phát từ những nhận thức như vậy, công tác xây dựng sưu tập hiện vật
được dựa trên một số tiêu chí sau:
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo đề tài lịch sử.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả.
- Xây dựng sưu tập tư nhân có chủ sở hữu.
- Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời sự nghiệp của
danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học.
1
Luật di sản văn hóa. Mục 9. Điều 4. NXB Chính trị Quốc gia. 2001, sửa đổi bổ sung 2009.tr 34
1.1.3 Nguyên tắc
Xây dựng sưu tập hiện vật trong bảo tàng là một hoạt động khoa học
thường xuyên quan trọng cũng như các hoạt động khác của bảo tàng là sưu tầm,
kiểm kê, bảo quản, trưng bày và nghiên cứu giáo dục. Hoạt động xây dựng sưu
tập gồm các nội dung:
- Sưu tầm hoặc tập hợp các hiện vật đơn lẻ thành sưu tập.
- Nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số lượng và
chất lượng.
- Nghiên cứu để bảo quản lâu dài, khai thác và sử dụng phục vụ cho
nghiên cứu khoa học và trưng bày giáo dục.
Mỗi một bảo tàng có đối tượng phục vụ riêng vì vậy sẽ có cách riêng để
hình thành sưu tập hiện vật cho phù hợp. Dù có những cách thức riêng để xây
dựng sưu tập hiện vật bảo tàng nhưng tất cả các bảo tàng cũng đều tuân theo các
nguyên tắc chung để đảm bảo các thông tin đó là nguồn khai thác cho các hoạt
động của bảo tàng.
Về hiện vật:
- Phải đảm bảo tính nguyên gốc.
- Có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
- Có tính chất pháp lý.
- Tính hệ thống thơng tin hồn chỉnh.
- Tính q hiếm độc đáo.
- Tình trạng bảo quản tốt.
- Đã được nghiên cứu có hệ thống và chất lượng thơng tin chính xác đầy
đủ.
Bảo tàng nghiên cứu lựa chọn những hiện vật để xây dựng sưu tập phải là
những hiện vật đã được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu của bảo tàng. Những
hiện vật đó đã thuộc quyền sở hữu của bảo tàng. Nguyên tắc này được xem là
quan trọng nhất trong việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng.
Nguyên tắc thứ hai khi tiến hành xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng là
bảo tàng phải nghiên cứu tìm hiểu để tập hợp đầy đủ, chính xác các hiện vật bảo
tàng hiện đang được lưu giữ bảo quản và trưng bày đưa vào sưu tập.Trong quá
trình xây dựng sưu tập, bảo tàng không chỉ nghiên cứu lựa chọn những hiện vật
bảo tàng đã được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu mà còn phải nghiên cứu
những hiện vật gốc chưa được đăng ký nhưng đang được lưu giữ trong kho cơ
sở.
Bảo tàng phải thực hiện các bước tiến hành xây dựng sưu tập hiện vật một
cách nghiêm túc và sưu tập sau khi xây dựng thì phải được sự thẩm định của tổ
chức khoa học có trách nhiệm cao nhất của bảo tàng; được giám đốc bảo tàng
phê duyệt, ký tên và đóng dấu vào sổ sưu tập để đảm bảo tính pháp lý.
1.1.4 Các bước xây dựng sưu tập.
Xây dựng sưu tập hiện vật có vai trị quan trọng đối với các hoạt động của
bảo tàng.
Đối với hoạt động sưu tầm: Công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
phải dựa vào kho cơ sở và kết quả sưu tầm để lựa chọn hiện vật. Khi sưu tập ra
đời sẽ giúp bảo tàng phát hiện được sự thiếu hụt những hiện vật cần có để đưa
vào sưu tập.
Đối với hoạt động kiểm kê bảo quản: Quá trình xây dựng sưu tập là quá
trình tập hợp những hiện vật có dấu hiệu chung, kiểm tra, thẩm định, bổ sung
thông tin cho hiện vật thuộc sưu tập. Kết quả kiểm tra, sơ chọn, phân loại và
nghiên cứu hiện vật sẽ giúp bảo tàng nhìn nhận kho của mình một cách tồn diện
và chính xác, nắm được nội dung, tình trạng, số lượng, chất lượng của hiện vật
trong kho cơ sở để từ đó có hướng giải quyết.
Đối với hoạt động giáo dục trong bảo tàng: sưu tập hiện vật cũng có vai
trị quan trọng bởi trưng bày là cầu nối giữa hiện vật bảo tàng với cơng chúng.
Sưu tập có vai trị đặc biệt bởi vì kết quả nghiên cứu xây dựng sưu tập sẽ tạo cơ
sở cho việc xây dựng hoặc chỉnh lý các phần trưng bày và triển lãm của bảo
tàng. Các sưu tập ra đời sẽ cung cấp lượng thơng tin chính xác, tập trung cho
khách tham quan.
Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học: Các hiện vật bảo tàng là nguồn sử
liệu chủ yếu cơ bản nhất phục vụ cho nghiên cứu khoa học ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Đặc biệt trong tương lai các nguồn tư liệu về các thời kỳ đã qua ngày càng
trở nên khó sưu tầm thu thập thì các sưu tập hiện vật bảo tàng trở thành nguồn tư
liệu quý phục vụ cho nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực nào đó.
Thực sự làm tốt cơng tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng thì hiện vật
gốc trong kho cơ sở mới được quản lý một cách chính xác cả về số lượng và chất
lượng, phục vụ cho tất cả các khâu công tác khác của bảo tàng.
Để công tác xây dựng sưu tập ở các bảo tàng đạt kết quả tốt thì việc tiến
hành xây dựng sưu tập theo các bước là điều kiện cần thiết. Các bước xây dựng
sưu tập được tiến hành theo trình tự bao gồm:
Xây dựng tên cho sưu tập hiện vật.
Tên của sưu tập phản ánh quy mô của sưu tập đó. Khi xây dựng tên cho
sưu tập các nhà xây dựng sưu tập chú ý đến các dấu hiệu chung như: chất kiệu,
nội dung, loại hình, kỹ thuật, niên đại, địa danh, nhân vật, tác giả.
Lựa chọn nghiên cứu hiện vật đưa vào sưu tập.
Lựa chọn nghiên cứu hiện vật đưa vào sưu tập được tiến hành dựa vào
việc nghiên cứu hồ sơ khoa học pháp lý, thông qua hệ thống sổ sách. Các cán bộ
cũng có thể trực tiếp quan sát về nội dung và hình thức của từng hiện vật để lựa
chọn đưa vào sưu tập.
Hoàn thiện hồ sơ tối thiểu cho hiện vật bảo tàng để đưa vào sưu tập.
Cơng việc này địi hỏi cán bộ phải nghiên cứu các hiện vật gốc trong môi
trường tự nhiên trước khi được sưu tầm và khi trở về bảo tàng trong môi trường
nhân tạo.
Thẩm định và bổ sung thông tin cho sưu tập.
Bổ sung thông tin cho sưu tập được tiến hành bổ sung theo hội đồng. Cán
bộ xây dựng sưu tập phải trình bày và chịu trách nhiệm về tồn bộ các thơng tin
khoa học pháp lý hàm chứa trong từng hiện vật.
Lập sổ sưu tập.
Đây là giai đoạn quan trọng phục vụ cho công tác bảo quản, công tác
nghiên cứu khoa học, công tác tun truyền – giáo dục. Sổ sưu tập gồm: bìa
ngồi có tên sưu tập, số sưu tập, giới thiệu tổng quát về chủ đề mà sưu tập phản
ánh; danh mục các hiện vật và sưu tập gồm có: số thứ tự, tên hiện vật và sưu tập
cùng những nội dung đặc biệt, vị trí của sưu tập và ghi chú.
Tiến hành trình tự theo các bước xây dựng sưu tập là công việc cần thiết
đối với mỗi cán bộ xây dựng sưu tập. Có như thế các bộ sưu tập mới hồn thiện
và phục vụ tốt cho các cơng tác của bảo tàng.
1.2 Vài nét khái quát về Bảo tàng Hậu cần
1.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của ngành Hậu cần Quân sự Việt
Nam.
Hậu cần là mặt công tác quân sự gồm tổng thể các hoạt động nhằm bảo
đảm cho các lực lượng vũ trang, cho quân đội hoạt động và chiến đấu. Trong đấu
tranh hậu cần là khâu nối liền hậu phương với tiền tuyến đánh giặc.
Từ khi ra đời đến nay ngành Hậu cần Quân đội khơng ngừng lớn mạnh,
trưởng thành nhanh chóng lập nên những thành tích vẻ vang đặc biệt trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Theo lời của chủ tịch Hồ Chí Minh thì hậu cần trong các đội vũ trang đầu
tiên là: “ Hồi kháng Nhật, ở khu giải phóng, Tổng cục cung cấp là nhân dân
Cao- Bắc- Lạng1”
Ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân
của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập thì đã có những đại biểu của
ngành Hậu cần tổ chức nấu bữa cơm đầu tiên cho đội tại khu rừng Việt Bắc.
Tháng 9/1945 Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đổi tên thành Vệ
quốc đồn và từ đó các ủy ban binh lương được thành lập, cùng với đó là các
chuyên ngành quân nhu, quân y, quân giới, vận tải cũng được thành lập.
Đầu tháng 9/1945 phòng Quân nhu được thành lập do đồng chí Vũ
Anh(tên thật là Nguyễn Văn Truật) phụ trách.
Ngày 15/9/1945 phịng Qn giới được thành lập do đồng chí Nguyễn
Ngọc Xuân làm trưởng phòng.
Cuối tháng 9/1945 ban Y tế Vệ quốc đoàn được thành lập do bác sĩ Vũ
Văn Cẩn phụ trách.
Sau hơn 1 năm ngành Hậu cần Quân đội đã bước đầu hình thành tổ chức
và hoạt động từ trung ương đến địa phương với ba mặt công tác chính: quân nhu,
quân giới và quân y.
Ngày 11/7/1950 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Tổng cục
Cung cấp tiền thân của Tổng cục Hậu cần ngày nay. Được sự chăm lo giúp đỡ
của nhà nước của toàn quân và sự chi viện quốc tế; cán bộ, chiến sĩ, công nhân
viên ngành Hậu cần Quân đội từ trung ương đến địa phương, từ nhà máy đến các
tuyến đường vận tải ra mặt trận đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu xây dựng ngành
theo phương hướng chính quy hiện đại. Ngành Hậu cần đã khắc phục và vượt
qua những khó khăn gian khổ, ln nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ, đảm bảo
1
Lịch sử hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam 1944 - 1954. NXB QĐND. Tập 1. tr 30
cho các lực lượng vũ trang chiến đấu thắng lợi hoàn thành mọi nhiệm vụ mà
Đảng và nhân dân giao phó.
Trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 12 năm 1965 đã nhận định: “
Dù hậu phương của nhà nước có đầy đủ vật chất nhưng nếu khơng có tổ chức
hậu cần mạnh mẽ để vận chuyển phân phối cung cấp đầy đủ kịp thời cho tiền
tuyến thì khơng đảm bảo được thắng lợi”1
Ngành Hậu cần là một liên ngành rộng lớn với quy mơ tồn qn và tồn
quốc với nhiều chuyên ngành chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật có tổ chức có
nhiệm vụ bảo đảm kịp thời thường xuyên liên tục cho quân đội trong mọi tình
huống.
Trong hơn 60 năm qua dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bộ quốc
phịng, được tồn dân giúp đỡ, ngành Hậu cần Quân sự Việt Nam đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất trong lao động bảo vệ Tổ quốc đồng thời
hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Thế hệ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên ngành Hậu cần đã xây dựng nên
truyền thống vẻ vang của mình tự lực tự cường khắc phục khó khăn, hết lịng
phục vụ bộ đội, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, trong sạch lành mạnh,
khơng ngừng học tập, nắm vững nghiệp vụ và phát huy sức mạnh tồn dân. Tiêu
biểu cho truyền thống vẻ vang đó 155 đơn vị trong ngành đã được tuyên dương
đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 142 đồng chí được tuyên dương
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Đến nay, Bảo tàng Hậu cần đã sưu tầm và thu thập nhiều hiện vật về hậu
cần trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong xây dựng bảo vệ Tổ
quốc. Đó là những di sản q phản ánh q trình hình thành và phát triển của
ngành Hậu cần Quân sự mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy.
1
Lịch sử hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam 1954- 1975, NXB QĐND, tập 2, tr 20
1.2.2 Khái quát về Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cùng với sự hình thành và phát triển của Tổng cục và ngành Hậu cần
Quân đội, công tác bảo tàng truyền thống của Tổng cục Hậu cần cũng được hình
thành sớm vào cuối năm 1954. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược; Bộ quốc phòng, Tổng cục Cung cấp chủ trương tổ chức
nhiều hoạt động văn hóa trong đó có trưng bày triển lãm phục vụ kỷ niệm 10
năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/1954) và
10 năm Quốc khánh nước VNDCCH (2/9/1945-2/9/1955). Cũng từ đó cơng tác
Bảo tàng truyền thống của Tổng cục Hậu cần được hình thành và đi vào hoạt
động.
Từ những ngày đầu, mặc dù số lượng cán bộ, công nhân viên của Bảo tàng
Hậu cần cịn ít; cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn song Bảo tàng Hậu cần đã
tích cực chủ động vượt qua mọi khó khăn. Bảo tàng đã tổ chức thu thập được
nhiều tài liệu hiện vật ở các chiến trường, các địa phương của cuộc kháng chiến
để tổ chức các cuộc trưng bày triển lãm theo chỉ đạo của Tổng cục Hậu cần và
Bộ Quốc Phòng. Qua các đợt trưng bày triển lãm, khu trưng bày của Tổng cục
Hậu cần đã được đánh giá cao với nội dung phong phú thuyết phục.
Ngày 4/4/1959 Bảo tàng Hậu cần đã tổ chức triển lãm “ sáng kiến cải tiến
kỹ thuật” của Tổng cục Hậu cần tại phố Yết Kiêu – Hà Nội. Bảo tàng đã vinh dự
được Bác Hồ tới thăm. Những ý kiến chỉ đạo động viên ân cần của Bác là nguồn
cổ vũ động viên to lớn với các thế hệ cán bộ nhân viên của đơn vị. Ngày
4/4/1959 trở thành ngày truyền thống của Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân
Việt Nam.
Năm 1975, Bảo tàng đã tổ chức triển lãm công tác Hậu cần trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dịp giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
Từ khi thống nhất đất nước, Bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt triển lãm về
công tác Hậu cần trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tiêu biểu là
năm 1984 nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và
25 năm đường Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hậu cần đã tham gia triển lãm quốc gia
tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế với chủ đề “ Tuyến hậu cần chiến lược
- đường Hồ Chí Minh lịch sử”. Triển lãm đã thu hút đông đảo khách trong nước
và quốc tế tham quan khen ngợi về thành tích to lớn, chiến cơng vĩ đại của ngành
Hậu cần Quân đội.
Năm 1995, chấp hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng về quy
hoạch hệ thống tổ chức các Bảo tàng trong quân đội, Tổng cục Hậu cần đã củng
cố tổ chức biên chế và quy hoạch vị trí của Bảo tàng Hậu cần tại 25H Phan Đình
Phùng - Hà Nội. Từ đó cơng tác trưng bày của Bảo tàng có điều kiện thuận lợi
hơn, các hoạt động của Bảo tàng thường xuyên hơn, đầy đủ hơn và phục vụ
khách tham quan đạt hiệu quả thiết thực.
Năm 2000, Bảo tàng được Bộ Quốc Phòng ra quyết định xếp Bảo tàng
hạng 2 cho Bảo tàng Hậu cần nằm trong hệ thống Bảo tàng Quốc gia Việt Nam.
Năm 2003, Bảo tàng Hậu cần được Bộ Quốc Phòng và Tổng cục Hậu cần
quyết định di chuyển về địa điểm mới đầu tư xây dựng tại Mỹ Đình - Từ Liêm Hà Nội với quy mô tương xứng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vu trong giai đoạn
mới.
Cùng với quá trình đầu tư xây dựng, Bảo tàng Hậu cần tích cực nghiên
cứu tư liệu lịch sử, tham gia biên soạn sách, tích cực phối hợp và tham gia tổ
chức các cuộc thi; chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ giúp đỡ một số cơ quan đơn vị
trong ngành và trong Tổng cục sưu tầm tài liệu hiện vật và trưng bày trong nhà
truyền thống đạt kết quả tốt như: công ty 20, công ty 77, công ty xăng dầu Quân
đội, học viện quân y, viện 108. Ngoài ra Bảo tàng cịn tham mưu cho cục Chính
trị và Tổng cục Hậu cần bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử kháng chiến của
ngành Hậu cần Quân đội như: di tích các liệt sĩ vận tải tại động Tam Thanh Lạng Sơn, khu di tích của Tổng cục tại Định Hóa - Thái Nguyên, nhà lưu niệm
của đơng chí Trần Đăng Ninh tại Hà Tây.
Ngày 15/1/2009 Bảo tàng Hậu cần chính thức mở cửa đón khách tham
quan tại địa điểm mới Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội với mặt bằng 14.000m2,
trưng bày hơn 4.000 tài liệu hiện vật.
Năm 2011, Bảo tàng Hậu cần đón 60.750 lượt khách. Từ năm 2009 đến
nay trung bình mỗi năm Bảo tàng đón khoảng 50 nghìn lượt khách. Hơn 50 năm
qua với tinh thần nỗ lực, trách nhiệm cao của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, Bảo
tàng Hậu cần đã tổ chức sưu tầm, bảo quản, lưu giữ gần 17 nghìn hiện vật, tài
liệu, hình ảnh phản ánh khá tồn diện và đầy đủ q trình xây dựng và trưởng
thành của ngành Hậu cần Quân đội qua các thời kỳ cách mạng. Bảo tàng Hậu
cần cũng là nơi lưu giữ những hiện vật từng gắn bó sâu sắc với các nhân vật lịch
sử, các đồng chí nguyên là lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong ngành Hậu cần
Quân đội. Những hiện vật này trực tiếp gắn với những chiến cơng, những thành
tích và lịch sử qn sự. Ngồi ra cịn có những hiện vật phản ánh rõ tấm gương
của các chiến sĩ, công nhân viên của ngành đã vượt qua bao khó khăn gian khổ,
hi sinh xương máu để vận chuyển tiếp tế, cung cấp, bảo đảm hậu cần cho các
chiến trường.
Cùng với sự phát triển và trưởng thành về mặt chuyên môn, trong những
năm qua Bảo tàng cũng luôn chú trọng tới công tác xây dựng đơn vị vững mạnh
tồn diện.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Bảo tàng Hậu cần ln hồn thành nhiệm
vụ, trách nhiệm của mình, làm sống lại lịch sử gian khổ nhưng vẻ vang của
ngành Hậu cần Quân đội.
Với những thành tích đó, Bảo tàng Hậu cần đã được Chủ tịch nước tặng
thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, nhiều năm đạt danh hiệu đơn vị
Quyết thắng và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Quốc Phòng, Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Tổng cục Hậu cần trao tặng.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Bảo tàng Hậu cần.
Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam nằm trong mạng lưới
chung của bảo tàng Việt Nam và hệ thống các bảo tàng thuộc lực lượng vũ trang,
thuộc Tổng cục Hậu cần, Cục Chính trị.
Cùng với sự phát triển và trưởng thành về các mặt chuyên môn nghiệp vụ, Bảo
tàng thường xuyên củng cố tổ chức không ngừng được lớn mạnh đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ phát triển trong thời đại mới.
Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng gồm: 01 giám đốc
01 phó giám đốc
02 ban nghiệp vụ chuyên môn ( ban sưu
tầm, kiểm kê, bảo quản và Ban Trưng bày tuyên truyền ).
01 ban hành chính tổng hợp.
Tổng số cán bộ công nhân viên của ngành là: 34 đồng chí gồm sĩ quan, qn
nhân chun nghiệp và cơng nhân viên quốc phòng.
Hầu hết cán bộ, nhân viên đều được đào tạo cơ bản, gần 100% đồng chí
tốt nghiệp đại học, trong đó có 70% tốt nghiệp Đại học Văn hóa, chuyên ngành
Bảo tàng; 02 Thạc sĩ, 01 Tiến sĩ. Trong những năm qua, cấp ủy, chỉ huy Bảo
tàng Hậu cần đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, công
tác chuyên môn; hàng năm đều cử cán bộ, nhân viên đi học tập tại các trường đại
học trong và ngoài Quân đội.
Về tổ chức Đảng, Bảo tàng có chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cục Chính trị
với 22 đồng chí Đảng viên. Trong những năm qua chi bộ luôn đạt trong sạch
vững mạnh, chi bộ đã lãnh đạo đơn vị với 100% Đảng viên hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao. Hàng năm Bảo tàng tham gia học tập và tổ chức học tập
quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Bộ Quốc Phòng và Tổng cục
Hậu cần về các chương trình giáo dục chính trị trong năm đạt kết quả cao.
Từ khi công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chuyển sang thời
kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố theo hướng Chủ
nghĩa xã hội, Bảo tàng Hậu cần đã đổi mới các hoạt động của mình để đóng góp
tích cực, hiệu quả hơn trong những nhiệm vụ mới.
Hoạt động của Bảo tàng Hậu cần từ công tác sưu tầm đến công tác nghiên cứu
khoa học luôn được thực hiện theo trình tự đảm bảo tính chân thực khách quan.
Cơng tác sưu tầm hiện vật
Bảo tàng Hậu cần là một cơ quan văn hóa có nhiệm vụ sưu tầm những
hiện vật về quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội và
ngành Hậu cần Quân đội, về lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc
ta, của quân đội ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong hơn 50 năm
qua Bảo tàng đã sưu tầm bổ sung được nhiều hiện vật cho quân đội và ngành
Hậu cần Quân đội.
Hiện nay Bảo tàng Hậu cần áp dụng các phương pháp sưu tầm: mua, trao đổi,
chuyển giao hoặc qua điền giã thực địa.
Công tác kiểm kê hiện vật
Trong các bảo tàng hoạt động kiểm kê hiện vật là việc nghiên cứu xác
định , ghi chép, mô tả các hiện vật bảo tàng nhằm xác định giá trị, nội dung khoa
học và lập các thủ tục pháp lý cho hiện vật bảo tàng để phục vụ cho công tác
nghiên cứu, công tác trưng bày – giáo dục của bảo tàng. Hiện nay Bảo tàng Hậu
cần đang sử dụng các loại sổ sách phục vụ cho công tác kiểm kê như : sổ đăng
ký hiện vật gốc, sổ chất liệu, sổ đăng ký hiện vật tạm thời, sổ phim ảnh.
Công tác tổ chức kho – bảo quản
Bảo tàng Hậu cần cũng như các bảo tàng khác trong quá trình hình thành
và phát triển của mình đã chú trọng tới công tác kho. Đây là khâu công tác quan
trọng của Bảo tàng. Bảo tàng Hậu cần áp dụng phương pháp bảo quản phòng
ngừa và bảo quản trị liệu đối với các hiện vật trong kho cơ sở. Ngoài ra, Bảo
tàng cũng sử dụng các trang thiết bị để bảo quản và tổ chức kho bảo quản nhằm
gìn giữ và bảo quản lâu dài cho hiện vật.
Công tác trưng bày
Trưng bày là bộ mặt của bảo tàng, là cầu nối của bảo tàng với xã hội, với
công chúng, là nơi để công chúng thưởng thức các giá trị của bảo tàng. Bảo tàng
Hậu cần thuộc loại hình lịch sử quân sự chuyên ngành hậu cần, trưng bày, tuyên
truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học phản
ánh q trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của ngành Hậu cần Quân đội
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện
nay Bảo tàng trưng bày gồm 5 nội dung cụ thể:
- Gian khánh tiết: Giới thiệu sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội
với ngành Hậu cần Quân đội.
- Tổ tiên ta với công tác hậu cần.
- Công tác bảo đảm hậu cần trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
- Công tác bảo đảm hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954
– 1975)
- Ngành Hậu cần Quân đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
(1975 đến nay ).
Công tác giáo dục
Bảo tàng Hậu cần cũng góp phần làm tốt cơng việc giáo dục truyền thống
yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm cho các thế hệ người Việt Nam đặc biệt
là thế hệ trẻ hiện nay. Không giống với các cơ quan tuyên truyền giáo dục khác
như nhà văn hoá, thư viện, phát thanh, truyền hình…bảo tàng thực hiện cơng tác
giáo dục tuyên truyền bằng phương pháp trực quan sinh động thông qua trưng
bày hiện vật gốc, sưu tập gốc và các chương trình giáo dục. Để thực hiện cơng
tác này Bảo tàng Hậu cần tổ chức hướng dẫn tham quan, in ấn xuất bản phẩm,
quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Công tác nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu của Bảo tàng Hậu cần cũng dựa trên những hiện vật
gốc, là hoạt động nghiệp vụ quan trọng có tính chất xun suốt tồn bộ hoạt
động của Bảo tàng Hậu cần như sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giáo
dục tuyên truyền. Hội đồng khoa học của Bảo tàng Hậu cần luôn nghiên cứu kỹ
tư liệu lịch sử, mời các nhân chứng để bổ sung thông tin cho từng hiện vật, củng
cố lại hệ thống sổ sách.
1.3 Bảo tàng Hậu cần với hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
1.3.1 Vài nét về kho cơ sở của Bảo tàng Hậu cần
Mỗi một bảo tàng để thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình thì nhất
thiết phải có kho cơ sở. Kho cơ sở của bảo tàng càng phong phú thì bảo tàng
càng có khả năng thu hút được nhiều khách tham quan. Vì vậy mà người ta đã
coi kho cơ sở là nền tảng trong mọi hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng. Bất kỳ
một bảo tàng nào kho cơ sở cũng đóng một vai trị quan trọng đối với các khâu
công tác khác cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của bảo tàng.
Do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của bảo tàng là nhiều lần sáp nhập rồi tách ra
hoạt động độc lập nên kho cơ sở của bảo tàng Hậu cần cũng có những thay đổi.
Ban đầu Bảo tàng quy hoạch tại 25H Phan Đình Phùng với diện tích kho
chỉ có 150m2, diện tích trưng bày là 500m2 trong đó trưng bày ngồi trời là
150m2