Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Sưu tập tranh thờ của dân tộc giáy đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA DI SẢN VĂN HÓA
 

SƯU TẬP TRANH THỜ CỦA DÂN TỘC GIÁY ĐANG
LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn:

ThS. TRẦN ĐỨC NGUYÊN

Sinh viên thực hiện: DƯƠNG THỊ HÀ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm
ơn chân thành tới:
Thầy giáo – Thạc sĩ Trần Đức Nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Các thầy cơ giáo Khoa Di sản văn hóa – Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội đã quan tâm và động viên để tơi hồn thành khóa luận này.
Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Bảo tàng tỉnh Lào Cai, đặc biệt là cô
Nguyễn Thị Nguyệt -Trưởng phòng Kiểm kê – Bảo quản đã tạo điều kiện để
tôi được tiếp cận và thực hiện đề tài khóa luận này.


Do thời gian có hạn, trình độ và khả năng của bản thân cịn nhiều hạn
chế vì vậy khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG TỈNH LÀO CAI VÀ VẤN
ĐỀ XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG ................................. 4
1.1 Khái quát về Bảo tàng tỉnh Lào Cai ........................................................ 4
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Bảo tàng tỉnh Lào Cai .......................... 4
1.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1991 ............................................................ 4
1.1.1.2 Giai đoạn 1991 – 1997 .................................................................. 5
1.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1997 đến nay .................................................... 6
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng tỉnh Lào Cai ........................ 8
1.1.2.1 Chức năng ..................................................................................... 8
1.1.2.2 Nhiệm vụ ..................................................................................... 10
1.1.3 Các hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng tỉnh Lào Cai .................... 12
1.1.3.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học ................................................. 12
1.1.3.2 Hoạt động sưu tầm ...................................................................... 13
1.1.3.3 Hoạt động kiểm kê, bảo quản ...................................................... 14
1.1.3.4 Hoạt động trưng bày ................................................................... 15
1.1.3.5 Hoạt động tuyên truyền, giáo dục ............................................... 17
1.1.3.6 Hoạt động kiểm kê, xếp hạng di tích ........................................... 18

1.2 Sưu tập và vai trò của sưu tập hiện vật bảo tàng ................................. 19
1.2.1 Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng .............................................. 19
1.2.2 Vai trò của sưu tập hiện vật đối với các hoạt động bảo tàng ......... 22
1.3 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai ....... 24


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP TRANH THỜ CỦA
DÂN TỘC GIÁY ĐANG LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG TỈNH LÀO CAI 26
2.1 Vài nét về tín ngưỡng của dân tộc Giáy ................................................ 26
2.2 Quá trình nghiên cứu, sưu tầm tranh thờ của người Giáy tại Bảo tàng
tỉnh Lào Cai ................................................................................................... 28
2.3 Sưu tập tranh thờ của dân tộc Giáy tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai.......... 30
2.4 Đặc điểm loại hình trong tranh thờ của người Giáy đang được lưu giữ
tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai.............................................................................. 33
2.4.1 Tranh Thập điện Diêm Vương ........................................................ 33
2.4.2 Chủ đề phản ánh về Đạo Giáo ........................................................ 42
2.4.3 Chủ đề phản ánh tín ngưỡng bản địa ............................................. 52
2.5 Giá trị của sưu tập tranh thờ của người Giáy đang lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Lào Cai .................................................................................................... 54
2.5.1 Giá trị văn hóa: ................................................................................ 54
2.5.2 Giá trị giáo dục: ............................................................................... 56
2.5.3 Giá trị nghệ thuật:............................................................................ 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP TRANH THỜ CỦA
DÂN TỘC GIÁY ĐANG LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG TỈNH LÀO CAI .. 60
3.1 Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập tranh
thờ của người Giáy đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai..................... 60
3.1.1 Thực trạng công tác bảo quản sưu tập ........................................... 60
3.1.1.1 Đăng ký, quản lý sưu tập tranh thờ.................................................. 60
3.1.1.2 Công tác bảo quản sưu tập.......................................................... 62

3.1.2 Thực trạng công tác phát huy giá trị của sưu tập .......................... 64
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo quản và phát huy giá
trị tranh thờ của dân tộc Giáy đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai ...... 65
3.2.1 Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và hồn thiện hồ sơ, bổ sung thơng
tin cho các hiện vật......................................................................................... 65


3.2.2 Đảm bảo chất lượng bảo quản cho sưu tập.................................... 67
3.2.2.1 Bảo quản phòng ngừa cho sưu tập.............................................. 67
3.2.2.2 Bảo quản kỹ thuật cho sưu tập .................................................... 68
3.2.3 Tổ chức giới thiệu sưu tập hiện vật ................................................ 69
3.2.4 In ấn, giới thiệu, quảng bá về sưu tập ............................................ 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng thần linh và tổ tiên là một phong tục cổ truyền, tự nhiên
của nhiều dân tộc trong vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Biểu hiện
thường thấy ở việc thờ cúng: trời, đất, núi sông, thổ địa, thổ công, Tam bảo
(Phật, Pháp, Tăng), tổ tiên có khi thờ cúng cả các linh vật. Trong các tiết lễ
theo mùa màng và giỗ chạp húy kỵ đã có đủ các hương vị màu sắc nhưng vẫn
không thể thiếu mĩ thuật dân gian. Từ nhu cầu trong đời sống tâm linh mà dân
gian đã sáng tạo ra tranh thờ. Dịng tranh này có lịch sử đã 300 – 400 năm
nay, khắc họa chân dung một thế giới thần linh của Đạo giáo. Chúng dùng
cho mục đích hành lễ với “đặc quyền” sử dụng là các thầy cúng miền núi như
các thầy Mo, thầy Tào. Những thầy cúng cũng chính là những “tác giả” đầu
tiên của dòng tranh này. Mỗi khi đi cúng, làm lễ “cấp sắc”, cầu mùa, đám

cưới, đám phạt... họ đem “các thần” cuộn lại bỏ trong túi. Đến nhà gia chủ giở
tranh ra, chăng xung quanh bàn, quanh nhà gia chủ làm lễ thỉnh các thần.
Đặc biệt người Giáy ở Lào Cai là một trong những dân tộc vẫn còn bảo
lưu được nhiều loại tranh thờ, bởi lẽ đây là bảo vật thiêng liêng, tài sản riêng
để phục vụ tín ngưỡng thờ cúng của họ. Nội dung tranh thể hiện quan niệm
của con người thuở sơ khai về vũ trụ và triết lý về mối quan hệ giữa cuộc
sống của con người với vạn vật trong vũ trụ theo tục thờ Đạo giáo, nội dung
các bức tranh đã tạo được sức lan tỏa trong giáo dục con người nâng cao nhận
thức về thế giới quan và vạn vật hữu linh. Nó cũng mang lại niềm tin cho con
người vào thế giới tự nhiên để hướng tới giá trị cốt cách, hướng thiện của con
người. Với nội dung chứa đựng nhiều giá trị giáo dục tính nhân văn cho con
người vì thế tục thờ tranh dân gian được tộc người Giáy bảo tồn từ đời này
qua đời khác. Tuy nhiên, hiện nay do chất liệu sẵn có nên tranh thờ của người
Giáy khơng cịn được vẽ từ ngun liệu tự nhiên như trước đây, cùng với việc
sao chép, làm lại tranh nên đã mất đi những giá trị nghệ thuật cũng như văn

1


hóa bản địa trong tranh thờ của dân tộc này. Thậm chí có những tranh sau khi
cúng xong họ đốt đi hoặc chôn theo thầy Cúng, thầy Tào khi họ mất...Để gìn
giữ và bảo lưu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số, Bảo
tàng tỉnh Lào Cai đã sưu tầm và đưa về bảo quản tại bảo tàng bộ tranh thờ của
người Giáy ở xã Cốc San – huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai gồm 27 tranh với nội
dung khác nhau.
Tranh thờ của dân tộc Giáy không chỉ là bằng chứng về giá trị nghệ
thuật, hội họa, thẩm mỹ của cha ơng mà nó cịn tồn tại cùng với thời gian với
chất liệu dễ hư nát mà đã vượt qua được sự thử thách khắc nghiệt của thiên
tai, địch họa để trở thành di sản quý và hiếm. Ngày nay, con người khám phá
thế giới đã tiến một bước dài nhưng cũng chưa thể nói là đã giải thích hết

được mọi hiện tượng thiên nhiên và xã hội. Một vũ trụ quan trong tâm linh
người xưa được thể hiện qua bộ tranh thờ vẫn còn là điều để chúng ta cùng
nhau suy ngẫm và tìm hiểu. Đó là góc khuất ln cịn là dấu hỏi chưa thể
xóa trong đời sống tinh thần mỗi người. Cho nên hệ tố văn hóa trong thể loại
tranh thờ cúng vẫn cịn ngun giá trị văn hóa – nghệ thuật. Xuất phát từ vị
trí, tầm quan trọng và giá trị của tranh thờ trong đời sống đồng bào dân tộc
và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tơi đã chọn đề tài “Sưu tập tranh
thờ của dân tộc Giáy đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai” làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu khái quát về Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
- Giới thiệu về tín ngưỡng và đời sống tâm linh của dân tộc Giáy.
- Nghiên cứu tổng quan về các loại tranh thờ của dân tộc Giáy tại Bảo
tàng tỉnh Lào Cai.
- Từ thực trạng bảo quản và phát huy giá trị tranh thờ của dân tộc Giáy
lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị các loại tranh thờ đó.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sưu tập tranh thờ của dân tộc Giáy đang được
lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi nghiên cứu: Tranh thờ của dân tộc Giáy đang được lưu giữ
tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp luận khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và văn hóa.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng học, dân tộc học, xã
hội học, văn hóa học, mĩ thuật...
- Các phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích, so sánh và tổng
hợp các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng tỉnh Lào Cai và vấn đề xây dựng sưu
tập tài liệu hiện vật bảo tàng
Chương 2: Nội dung và giá trị sưu tập tranh thờ của dân tộc Giáy
đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị sưu tập
tranh thờ của dân tộc Giáy đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG TỈNH LÀO CAI
VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1 Khái quát về Bảo tàng tỉnh Lào Cai
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Bảo tàng tỉnh Lào Cai
Bảo tàng tỉnh Lào Cai là một trong số các bảo tàng cấp tỉnh/thành phố
của Việt Nam, nằm ở số 623 đường Điện Biên, phường Duyên Hải, thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Tiền thân của Bảo tàng tỉnh Lào Cai là phòng truyền thống Hoàng Liên
Sơn được ra đời năm 1990. Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành Bảo
tàng tỉnh Lào Cai đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau.
1.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1991
Hoàng Liên Sơn là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam với

nhiều dân tộc sinh sống. Để phát huy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc và
gìn giữ khối đồn kết dân tộc. Năm 1990, Phịng truyền thống Hồng Liên
Sơn được ra đời dưới sự quản lý của Sở Văn hóa – Thơng tin tỉnh Hồng Liên
Sơn. Ban đầu, hoạt động của Phòng truyền thống là lưu giữ các hiện vật trang
phục, đạo cụ phục vụ cho công việc biểu diễn của Sở Văn hóa – Thơng tin,
sau đó một số cán bộ, diễn viên của Sở đã đưa về những hiện vật như trang
phục dân tộc, nhạc cụ dân gian, đồ dùng sinh hoạt của những dân tộc sinh
sống trên địa bàn Hoàng Liên Sơn, nơi mà họ từng đến biểu diễn văn nghệ
phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Phịng truyền thống này dần có thêm nhiều
hiện vật, đa dạng về loại hình cũng như chất liệu, bao gồm những tài liệu hiện
vật quý báu và có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lưu niệm được Sở Văn hóa –
Thơng tin tỉnh Hồng Liên Sơn thu nhận, tổng hợp với ý thức để bảo tồn và
lưu giữ lâu dài.
Cuối năm 1990, hoàn thành và khai trương phịng trưng bày truyền thống
Hồng Liên Sơn, có thể coi đây chính là tiền thân của Bảo tàng tỉnh Lào Cai
4


hiện nay. Phòng trưng bày truyền thống với các hoạt động là trưng bày giới
thiệu về văn hóa dân tộc, lịch sử và thành tích của tỉnh Hồng Liên Sơn.
1.1.1.2 Giai đoạn 1991 – 1997
Ngày 12 tháng 8 năm 1991 tại kì họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII ra quyết định chia tách tỉnh Hoàng Liên
Sơn thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, nghị quyết này được thực hiện ngày 1 10 - 1991. Sau khi tỉnh Lào Cai được thành lập thì bộ phận của phịng
truyền thống Hồng Liên Sơn được chuyển về Sở Văn hóa Thơng tin Lào
Cai quản lý. Nhận thức được giá trị cũng như sự cần thiết của việc gìn giữ
các tài liệu hiện vật trong phòng truyền thống, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Lào
Cai ra quyết định số 198/UB ngày 15 tháng 8 năm 1992 về việc thành lập
Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Bảo tàng tỉnh Lào Cai ra đời sẽ là trung tâm văn
hóa, nơi nghiên cứu, sưu tầm, tiếp nhận và bảo quản, trưng bày giới thiệu

tới công chúng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống
cách mạng, truyền thống văn hóa của vùng đất, con người Lào Cai trong tiến
trình lịch sử. Sau khi thành lập, bộ phận này được sự quan tâm của các cơ
quan Trung ương, các cơ quan ban ngành của tỉnh đã tổ chức vận động quần
chúng sưu tầm các tài liệu, hiện vật đồng thời tiến hành trưng bày lưu động ở
cơ sở góp phần tun truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thơng qua đó tiếp tục phát động phong trào sưu tầm, đóng góp hiện vật xây
dựng bảo tàng cấp tỉnh.
Từ năm 1992 đến năm 1995, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã sưu tầm được
hơn 2.000 hiện vật và tổ chức trưng bày tại căn phòng thuộc Sở Văn hóa
Thơng tin tỉnh. Tháng 12 năm 1997 Tỉnh ủy Lào Cai ra quyết định lấy ngôi
nhà số 333 – Đường Hồng Liên làm Bảo tàng tỉnh . Thời kì này Bảo tàng
tỉnh Lào Cai mở rộng các hoạt động như nghiên cứu và giới thiệu về thiên
nhiên và con người Lào Cai, ngồi ra bảo tàng cịn tiến hành các cuộc triển
lãm lưu động, sưu tầm hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và trưng bày. Đây là

5


giai đoạn khá phát triển của bảo tàng với phạm vi hoạt động khắp tỉnh và khu
vực xung quanh Lào Cai, chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng được xác định là:
Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy, tuyên truyền giáo dục di sản văn
hóa của 27 dân tộc Lào Cai.
Các cuộc sưu tầm tài liệu hiện vật được tiến hành khẩn trương, các
phòng nghiệp vụ của bảo tàng từng bước điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện.
Cơng tác triển lãm lưu động đến các huyện, xã của tỉnh Lào Cai được triển
khai thực hiện. Thời kì này bảo tàng cũng nhận được sự quan tâm của các cơ
quan, ban ngành và cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh.
1.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1997 đến nay
Trong thời gian từ 1997 đến 2011, Bảo tàng tỉnh Lào Cai thực sự nâng

cao các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Bảo tàng khơng
ngừng phấn đấu vươn lên, vượt mọi gian khổ, khó khăn tích cực đóng góp
vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh; giới thiệu với
nhân dân Lào Cai, các tỉnh bạn và khách quốc tế về truyền thống lịch sử cách
mạng, truyền thống và bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Lào Cai.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh vào cuối năm 2011 bảo tàng
chuyển về trụ sở số 623 đường Điện Biên và hiện nay được giữ nguyên tại đó.
Do điều kiện vật chất khó khăn, diện tích nhỏ hẹp nên Bảo tàng Lào Cai hiện
nay chưa xây dựng được phần trưng bày cố định tại bảo tàng nhưng công tác
trưng bày vẫn luôn được quan tâm. Tuy nhiên với mục tiêu “đưa hiện vật đến
với người xem” bằng hình thức tổ chức những buổi triển lãm, trưng bày lưu
động tại khắp thành phố, khắp các huyện, xã và thị trấn trong tỉnh. Như vậy,
Bảo tàng Lào Cai vẫn có thể giới thiệu một cách khái quát nhất về thiên
nhiên, lịch sử văn hóa – xã hội của tỉnh Lào Cai.
Những năm gần đây, Bảo tàng tỉnh Lào Cai cũng đã phối hợp với
một số bảo tàng khác tổ chức nhiều cuộc trưng bày có giá trị về lịch sử văn
hóa như: Cùng với Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang tổ chức

6


trưng bày phục vụ Hội Báo Xuân Quý Tỵ 2013 và lễ hội Đền Thượng; kết
hợp với Phịng Văn hóa cơ sở tổ chức cuộc trưng bày Thành tựu kỉ niệm 40
năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ
Chí Minh và trưng bày triển lãm phục vụ công chúng và nhân dân địa
phương với chủ đề “Bảo Yên một vùng du lịch ” trong tuần văn hóa du lịch
Bảo Yên năm 2009.
Cùng với sự ra đời của bảo tàng là sự ra đời của hệ thống kho cơ sở,
ngay từ buổi đầu thành lập với quan điểm hiện vật gốc là cơ sở cho mọi hoạt
động của bảo tàng, khơng có hiện vật gốc thì khơng có bảo tàng, cho nên công

tác kho đã được chú trọng và đi trước một bước. Trong những năm vừa qua,
công tác kho của Bảo tàng Lào Cai luôn được đổi mới. Hệ thống chiếu sáng
nhiều lần được làm mới, hệ thống phòng cháy chữa cháy được đảm bảo an
toàn, các phương pháp bảo quản hiện đại được áp dụng. Kho của bảo tàng
ngày càng được mở rộng, hiện nay một phòng rộng khoảng 70m2 được dành
làm kho cơ sở. Hệ thống sổ sách, phích phiếu ngày càng hồn thiện, cơng tác
bảo quản hiện vật được thường xuyên, đảm bảo tuổi thọ cho hiện vật. Đến
nay, hệ thống kho cơ sở của Bảo tàng Lào Cai được phân loại thành 8 kho
chính phù hợp với từng chất liệu hiện vật để bảo quản đó là: Kho hiện vật kim
loại, kho hiện vật gốm sứ, kho hiện vật đất đá, kho hiện vật mộc, kho hiện vật
giấy, kho đồ dệt, kho phim ảnh và kho hiện vật tạm thời.
Với nhiều hình thức sưu tầm, đến nay Bảo tàng tỉnh Lào Cai đang lưu
giữ một số lượng lớn di sản văn hóa với tổng số hiện vật là: 10.536 hiện vật,
4000 tài liệu, trên 4000 phim ảnh. Tất cả những hiện vật, tài liệu phim ảnh
trên được bảo quản theo chất liệu và chuyên đề cụ thể.
Hoạt động nghiệp vụ bảo vệ, phát huy giá trị di tích, danh lam thắng
cảnh cũng là một lĩnh vực thu được những kết quả tích cực. Bảo tàng Lào Cai
là một trong những bảo tàng tỉnh, thành phố của nước ta, bảo tàng đã thực
hiện tổng kiểm kê hiện vật tại các di tích xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh,

7


làm cơ sở cho việc quản lý, gìn giữ phát huy giá trị các Di sản văn hóa trên
địa bàn tỉnh. Bảo tàng đặc biệt quan tâm tới việc tu bổ, tơn tạo các di tích đã
được xếp hạng góp phần bảo vệ tốt các di sản mà cha ông đã để lại. Nhiều di
tích của tỉnh đã được quan tâm đầu tư như: Đền Chiềng Ken, Đền Bảo Hà,
Đền Hàng Phố, Dinh Hồng A Tưởng, Khu di tích Đồn Phố Lu...
Với truyền thống hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, trước những
yêu cầu và thách thức mới của thời đại đội ngũ cán bộ, công chức của Bảo tàng

Lào Cai chắc chắn sẽ toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp bảo tồn – bảo tàng thực
hiện tốt nhiệm vụ mà Sở Văn hóa đã đề ra là “Nâng cao và đẩy mạnh hoạt động
của bảo tàng tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ”. Là một bảo tàng cấp tỉnh trong cả nước, Bảo tàng Lào Cai
đã và đang cố gắng phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua,
góp phần xây dựng và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, xây dựng con
người mới, xây dựng thành phố Lào Cai ngày càng phát triển.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng tỉnh Lào Cai
1.1.2.1 Chức năng
Theo các nhà bảo tàng học Anh: “Bảo tàng tổng hợp chứa đựng những
sưu tập của một hoặc nhiều chủ đề, những bảo tàng ấy được biết đến như một
bảo tàng của nhiều ngành học thuật. Nội dung chính của bảo tàng tổng hợp giới
thiệu về vùng và địa phương. Bảo tàng tổng hợp ra đời và tồn tại là niềm kiêu
hãnh của công dân vùng đó và nguyện vọng phát triển tri thức của vùng đó.
Chức năng quan trọng nhất của bảo tàng tổng hợp là phản ánh lịch sử tự nhiên
và con người, truyền thống và tinh thần sáng tạo của vùng đất đó”. [5, tr.53]
Các nhà bảo tàng học ở Việt Nam thì cho rằng bảo tàng địa phương có
chức năng: “Nghiên cứu sâu sắc các sự kiện tiêu biểu, điển hình nổi bật ở địa
phương mình để sưu tầm lựa chọn và thu nhận hiện vật, sưu tập hiện vật tiêu
biểu có giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học, tiến hành trưng bày, triển lãm
chúng để làm rõ đặc trưng riêng của từng địa phương”.[10,tr.243]

8


Tại điều 47 Luật Di Sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã nêu rõ: “ Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các
sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa phương”.[15, Điều 47 ]
Như vậy, bảo tàng cấp tỉnh/thành phố có vai trị vị trí quan trọng trong
việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của địa phương, là cơ quan có tác

dụng trực tiếp phục vụ việc nghiên cứu và giáo dục phổ biến kiến thức về
nhiều lĩnh vực ở địa phương.
Bảo tàng tỉnh Lào Cai cũng thực hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm
vi lãnh thổ tỉnh Lào Cai. Ngay từ khi thành lập bảo tàng đã xác định các chức
năng của mình là: “Nghiên cứu khoa học, tài liệu hóa khoa học và giáo dục
phổ biến khoa học, gìn giữ, bảo quản và trưng bày những di sản lịch sử tự
nhiên, văn hoá vật chất và tinh thần tiêu biểu có liên quan đến lịch sử - văn
hóa - xã hội và thiên nhiên của tỉnh Lào Cai”. Trong các chức năng của bảo
tàng thì hiện nay chức năng thơng tin, giải trí và thưởng thức ở Bảo tàng Lào
Cai vẫn còn hạn chế do điều kiện về cơ sở vật chất của bảo tàng cũng như
trình độ, điều kiện kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở Lào Cai
cịn thấp. Vì vậy, trong tương lai bảo tàng cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt
động nghiệp vụ cũng như đầu tư kinh phí để bảo tàng có thể thực hiện tốt hơn
các chức năng của mình.
Như vậy, với chức năng là một thiết chế văn hóa, Bảo tàng tỉnh Lào
Cai đã góp phần khơng nhỏ vào hoạt động xã hội hóa bảo tàng hiện nay
nhằm giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang của nhân dân các dân tộc Lào
Cai cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tuyên truyền, đối ngoại phục vụ các
đối tượng khách tham quan, đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu nghiên cứu,
tìm hiểu về những vấn đề lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội của đất nước nói
chung và điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của đồng bào dân tộc Lào Cai
nói riêng.

9


1.1.2.2 Nhiệm vụ
Theo quyết định số 15/2009/ QĐ – UBND, ngày 30/6/2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lào Cai quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai. Trong

đó, Bảo tàng tỉnh Lào Cai với mục tiêu cơ bản là cần thiết phải bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc Lào Cai.
Bảo tàng có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức nghiên cứu toàn diện về toàn tỉnh Lào Cai: Lịch sử thiên
nhiên, lịch sử xã hội, đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể của các tộc
người và đời sống sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang diễn ra ở
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Tổ chức khảo sát, sưu tầm khoa học để thu thập các hiện vật gốc, sưu
tập hiện vật gốc tiêu biểu của Lào Cai về lịch sử tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đời sống sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội, về di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể như phong tục tập qn: lễ hội, tín ngưỡng, ngành
nghề thủ cơng truyền thống của tỉnh...
- Tổ chức kiểm kê: Phân loại, xác định khoa học và ghi chép khoa học,
đăng kí, quản lý những sưu tập hiện vật gốc tiêu biểu của tỉnh.
- Tổ chức kho bảo quản: Có hệ thống kho cơ sở bảo quản các hiện vật
gốc, sưu tập hiện vật gốc tiêu biểu của tỉnh Lào Cai theo chất liệu, áp dụng
các biện pháp bảo quản phòng ngừa, biện pháp bảo quản kĩ thuật, có đội ngũ
cán bộ bảo quản và các trang thiết bị, phương tiện thích hợp bảo quản cho
từng loại chất liệu của hiện vật và sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng.
- Tổ chức trưng bày: Trưng bày bảo tàng là một hoạt động đặc trưng
quan trọng của bảo tàng để thực hiện vấn đề giao tiếp của bảo tàng với công
chúng và xã hội. Bảo tàng tổ chức trưng bày trên cơ sở hiện vật gốc - sưu tập
hiện vật gốc tiêu biểu của Lào Cai về từng lĩnh vực mang tính địa phương: về
lịch sử tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc trưng văn hóa các tộc người, về

10


lịch sử xã hội, về ngành nghề thủ công, mỹ thuật hoặc khảo cổ học của tỉnh
Lào Cai...

- Tổ chức giáo dục tuyên truyền: Hoạt động giáo dục tuyên truyền của
bảo tàng hướng tới công chúng, tổ chức hướng dẫn thu hút khách tham quan,
nghiên cứu tâm lí, nhu cầu khách tham quan bảo tàng, điều tra xã hội học và
tổ chức các hoạt động văn hóa, dịch vụ thích hợp đáp ứng nhu cầu công
chúng tỉnh Lào Cai và các tỉnh trong khu vực.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học,
cán bộ quản lý chuyên ngành lưu giữ tài liệu sách, ảnh, phim, băng đĩa ghi
âm, ghi hình và những chương trình khoa học của bảo tàng
- Tổ chức quản lý các hoạt động của trung tâm văn hóa và dịch vụ,
phục vụ khách tham quan và nghiên cứu tại bảo tàng. Quản lý và sử dụng
công chức, viên chức tài sản tài chính của bảo tàng theo đúng pháp luật, chính
sách hiện hành của nhà nước và theo phân cấp của Trung ương, Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh.
Hiện nay, Ban quản lý di tích chưa tách khỏi bảo tàng nên ngồi những
nhiệm vụ trên thì Bảo tàng tỉnh Lào Cai cịn có nhiệm vụ quan trọng là: Quản
lý, kiểm kê, xếp hạng và bảo quản tu bổ các di tích, danh lam thắng cảnh trên
địa bàn tỉnh. Theo số liệu năm 2012 của bảo tàng thì Bảo tàng Lào Cai đã tiến
hành cơng tác kiểm kê, xếp hạng trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp
quốc gia, 13 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố và tiến hành tu sửa được
nhiều di tích đã xuống cấp.
Nhìn chung, nhiệm vụ quan trọng nhất của Bảo tàng tỉnh Lào Cai được
xác định là: Sưu tầm thu thập những tài liệu hiện vật, hình ảnh gốc có giá trị
lịch sử - văn hóa - khoa học phản ánh lịch sử xã hội, đặc trưng văn hóa của
các dân tộc sinh sống ở Lào Cai, phản ánh các ngành nghề thủ công truyền
thống, mỹ thuật và cả những thành tựu về mọi mặt trong đời sống kinh tế văn hóa - xã hội; Đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn

11


và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh

lam thắng cảnh của tỉnh Lào Cai trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
1.1.3 Các hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng tỉnh Lào Cai
1.1.3.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học
Từ năm 1992 đến nay, trải qua nhiều thử thách, Bảo tàng tỉnh Lào Cai
đã bước đầu định hình cho mình một hướng đi trong phương thức hoạt động
nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng. Cơng tác nghiên cứu khoa học
của bảo tàng ngoài việc nghiên cứu khoa học cơ bản cịn tiến hành nghiên cứu
những vấn đề có tính chất ứng dụng. Là một loại hình bảo tàng mới nên các
vấn đề thuộc bảo tàng học không thể áp dụng một cách giản đơn máy móc mà
đây là một quá trình vận dụng sáng tạo vừa đảm bảo tính khoa học mà lại
không bất cập với các vấn đề của văn hóa xã hội, đối tượng và cơng chúng.
Song song với q trình tìm tịi và nghiên cứu, ngay từ khi thành lập
đến nay bảo tàng tiến hành những buổi sinh hoạt, tọa đàm khoa học với các
nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử, các cộng tác viên, các cơ quan
Trung ương và địa phương. Thông qua các cuộc tọa đàm trao đổi đó, Bảo tàng
đã tiếp thu lắng nghe các ý kiến có tính phát hiện vấn đề, gợi mở nghiên cứu,
sưu tầm tài liệu hiện vật nhằm phục vụ cho hoạt động của mình.
Mặt khác, để công tác nghiên cứu khoa học trước mắt và lâu dài đúng
hướng, hội đồng khoa học đã được thành lập bao gồm những cán bộ có trình
độ chun mơn cao trong và ngoài bảo tàng. Đội ngũ cán bộ quản lý và
chun mơn của bảo tàng với trình độ đại học trở lên.
Qua nhiều đợt triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay bảo
tàng đã tiến hành nghiên cứu được các đề tài khoa học như: Giải mã các kí
hiệu trên bãi đá cổ SaPa; Nghiên cứu đồ đá mới phát hiện ở Bảo Yên; Nghiên
cứu, tìm hiểu về Then của người Giáy ở Bát Xát...
Trong bối cảnh “bùng nổ thông tin” như hiện nay nhằm làm sao cho
khỏi bất cập về hình thức và nội dung mà vẫn thu hút được sự chú ý của

12



khách tham quan, địi hỏi những cán bộ làm cơng tác nghiên cứu khoa học
của bảo tàng cần phải có sự tìm tịi, sáng tạo và ngày càng hồn thiện, nâng
cao trình độ chun mơn phục vụ đắc lực cho sự phát triển của bảo tàng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.1.3.2 Hoạt động sưu tầm
Nhận thức được thực tế và vai trị của cơng tác sưu tầm trong hoạt động
của bảo tàng nên ngay từ khi mới thành lập bảo tàng đã phối hợp với Cục Bảo
tồn - Bảo tàng, Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Lào Cai tổ chức các hội nghị tập
huấn nghiệp vụ về công tác sưu tầm. Kết hợp với các đồn đi khảo sát ở địa
phương, những nơi có nhiều sự kiện tiêu biểu điển hình của tỉnh. Khơng chỉ
có vậy, Bảo tàng cịn phối hợp với các cơ quan, đồn thể, sở văn hóa, ban dân
tộc để tiến hành sưu tầm ở khắp tỉnh và vùng lân cận. Bên cạnh đó, bảo tàng
cũng chú trọng đến việc soạn thảo các tài liệu về công tác sưu tầm như viết đề
cương sưu tầm cho từng vùng, từng huyện hoặc viết các bài báo cáo, tạp chí...
Với phương châm “đa dạng hóa các hoạt động sưu tầm” bằng nhiều
hình thức và phương pháp phù hợp với đặc điểm của mình. Bảo tàng tỉnh Lào
Cai đã sưu tầm được một khối lượng tài liệu, hiện vật đa dạng về hình thức,
phong phú về số lượng, có giá trị về lịch sử văn hóa đáp ứng được u cầu về
tính chất và nội dung của bảo tàng.
Tất cả những tài liệu, hiện vật gốc sưu tầm được cán bộ bảo tàng xác
định và ghi chép lập hồ sơ lý lịch khoa học cho chúng, hoàn thiện hồ sơ sưu
tầm, tiến hành các thủ tục mang tính chất pháp lý và khoa học để thơng qua hội
đồng xét duyệt chính thức, tiến hành nhập chúng vào kho cơ sở của bảo tàng.
Từ năm 1991 đến năm 2009, Bảo tàng đã tiến hành sưu tầm ở 8 huyện
trên địa bàn tỉnh Lào Cai như SaPa, Bát Xát, Văn Bàn... và thu được trên
8.000 tài liệu, hiện vật.
Năm 2009 đến 2012 Bảo tàng tổ chức nhiều cuộc sưu tầm bổ sung hơn
300 hiện vật với gần 4.000 phim ảnh. Bảo tàng hiện nay cũng đã lập kế hoạch


13


đi sưu tầm tại một số huyện như Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai...và quay băng
video về Lễ cấp sắc của người Dao, Hát Then của người Tày, Lễ hội Gầu Tào
của dân tộc H’Mơng...cùng với nhiều tín ngưỡng khác của đồng bào dân tộc.
Đến nay, Bảo tàng cũng thu thập được một khối lượng lớn các tài liệu
hiện vật bổ sung thêm nguồn hiện vật dự trữ cho bảo tàng.
Nhìn chung, cơng tác sưu tầm của Bảo tàng tỉnh Lào Cai trong 20 năm
qua đã có những đóng góp đáng kể cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của bảo
tàng, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào
dân tộc Lào Cai cũng như nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh để giáo dục truyền thống, nâng cao trình độ dân trí
cho dân tộc thiểu số và nhân dân trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
1.1.3.3 Hoạt động kiểm kê, bảo quản
Hoạt động kiểm kê, bảo quản phản ánh kết quả của công tác sưu tầm
nhưng lại là điều kiện cho công tác trưng bày và tuyên truyền, giáo dục. Hiện
nay, hệ thống kho phục vụ cho công tác kiểm kê, bảo quản của bảo tàng
tương đối hoàn chỉnh kết hợp với hệ thống sổ sách, phích phiếu, biểu
mẫu...đầy đủ, chi tiết tạo điều kiện cho việc lập hồ sơ khoa học chính xác cho
tài liệu hiện vật.
Sau hoạt động kiểm kê là khâu bảo quản – là biện pháp nhằm kéo dài
tuổi thọ của hiện vật, ngăn chặn tác nhân gây hại cho hiện vật. Sau khi nhập
kho, hiện vật sẽ được phân loại và sắp xếp theo chất liệu vào từng tủ riêng
biệt và áp dụng các phương pháp khoa học để bảo quản một cách lâu dài.
Ngồi ra bảo tàng cịn đầu tư một hệ thống các trang thiết bị hiện đại như máy
điều hòa, máy hút bụi, nhiệt kế, máy hút ẩm...với hệ thống trang thiết bị này
bảo tàng đã bảo quản tốt gần 10.536 tài liệu, hiện vật.
Hệ thống tài liệu, hiện vật trong bảo tàng đã được pháp lý hóa và số
phim ảnh cùng tài liệu mới sưu tầm đang được tiếp tục xác minh, bổ xung hồ

sơ để xét duyệt. Cũng giống như phần lớn các bảo tàng, hệ thống kho cơ sở

14


của Bảo tàng tỉnh Lào Cai phân theo chất liệu. Hiện nay các tài liệu, hiện vật
của bảo tàng được phân làm các kho như sau:
1. Kho phim ảnh:

4000 đơn vị bảo quản

2. Kho gốm sứ:

100 đơn vị bảo quản

3. Kho mộc:

1000 đơn vị bảo quản

4. Kho dệt:

200 đơn vị bảo quản

5. Kho giấy:

4000 đơn vị bảo quản

6. Kho đất đá:

450 đơn vị bảo quản


7. Kho kim loại:

300 đơn vị bảo quản

8. Kho da:

60 đơn vị bảo quản

9. Kho xương, sừng ,ngà:

300 đơn vị bảo quản

10. Kho tạm thời:
1.1.3.4 Hoạt động trưng bày
Trên cơ sở xác định công tác trưng bày là một khâu công tác cơ bản
trong hoạt động của bảo tàng, là thước đo kết quả của công tác nghiên cứu
sưu tầm, là cầu nối thông tin giữa bảo tàng và công chúng. Cho nên ngay từ
khi mới thành lập Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã định hướng cho công tác trưng
bày là: Xây dựng một hệ thống trưng bày phù hợp với nội dung, tính chất của
bảo tàng vừa mang tính chất dân tộc vừa hiện đại, độc đáo.
Bằng sự cố gắng nỗ lực của cán bộ trong bảo tàng, sự giúp đỡ tận tình
của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cũng như các cấp, ngành,
địa phương và các nhà khoa học, tuy chưa có nhà, phịng để trưng bày tại bảo
tàng nhưng cán bộ Bảo tàng Lào Cai cũng đã lập được đề cương trưng bày
của bảo tàng để sau khi nhà trưng bày được xây dựng sẽ áp dụng những nội
dung sau:
+ Phần1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú của
tỉnh Lào Cai: Thông qua các sưu tập mẫu vật tự nhiên như sưu tập mẫu vật địa
chất, địa hình, khống sản, khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng, động thực vật...


15


+ Phần 2: Lịch sử xã hội địa phương: Những sử liệu gốc thật đã tham
gia trực tiếp vào các sự kiện lịch sử của Lào Cai với nhiều chủng loại, chất
liệu giữ vai trò chủ đạo trong trưng bày của bảo tàng
+ Phần 3: Đặc trưng văn hóa địa phương:
- Về văn hóa vật chất bao gồm: Các sưu tập cơng cụ sản xuất, sản
phẩm của các nghề chính, nghề phụ trong hoạt động sản xuất. Sưu tập đồ
dùng qua các thời đại để phản ánh rõ nét sinh hoạt đời sống hằng ngày của
các dân tộc sinh sống trên địa bàn Lào Cai. Sưu tập trang phục truyền thống
khác nhau của dân tộc sinh sống ở Lào Cai được sử dụng trong những không
gian và thời gian khác nhau thể hiện rõ sắc thái văn hóa của từng tộc người và
cộng đồng cư dân. Sưu tập đồ trang sức qua các thời đại và kiến trúc nhà ở
phản ánh lối sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh tế, văn hóa, phong tục tập
qn...của tộc người, ngồi ra cịn trưng bày sưu tập hiện vật thể hiện phương
tiện giao thông vận chuyển cổ truyền được sử dụng như các loại gùi, xe bị, xe
trâu, mảng...
- Về văn hóa tinh thần: Bao gồm các tài liệu hiện vật, sưu tập thể hiện
về tơn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật dân gian, lễ hội, văn hóa ẩm thực,
tri thức dân gian...của từng dân tộc ở Lào Cai. Ngồi ra cịn có các tài liệu
hiện vật, sưu tập hiện vật gốc phản ánh về các tập tục hôn nhân và gia đình
như các phong tục, nghi lễ cưới xin, tang ma...của những tộc người khác nhau
sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Hiện nay, do điều kiện về mặt bằng cũng như diện tích nên Bảo tàng
tỉnh Lào Cai vẫn chưa thể tiến hành trưng bày cố định các tài liệu hiện vật
như trong đề cương, tuy nhiên bảo tàng lại thường xuyên tổ chức các cuộc
trưng bày lưu động để đưa hiện vật ra với công chúng. Sau 10 năm chính thức
đi vào hoạt động, mỗi năm bảo tàng đã tổ chức thực hiện 6 cuộc trưng bày lưu

động ở khắp các huyện và thành phố, liên kết với các đơn vị của những tỉnh
trong khu vực như Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang...để thực hiện triển lãm phục

16


vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, kinh tế - xã hội của địa phương hay tham gia
quảng bá hình ảnh về Lào Cai.
Đây là một con số không phải là lớn nhưng so với tuổi đời của bảo tàng
thì đó là một điều đáng tự hào. Bảo tàng ln xác định phương châm “đưa
hiện vật đi tìm người xem”, vì vậy trong tương lai hoạt động trưng bày lưu
động của bảo tàng càng được đẩy mạnh hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của công chúng và xã hội.
1.1.3.5 Hoạt động tuyên truyền, giáo dục
Trong những thời gian đầu đi vào hoạt động, tất cả các cán bộ trong
bảo tàng đều làm cơng tác tun truyền nhưng hình thức tuyên truyền lại rất
sơ sài chỉ thông qua mạng lưới của Sở Văn hóa và Phịng văn hóa các huyện.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ban giám đốc đã lựa chọn ra một đội ngũ
có trình độ chun môn cao làm nhiệm vụ thuyết minh. Với mục tiêu từ 80
đến 90% lượng khách có hướng dẫn phục vụ, phòng trưng bày tuyên truyền
huy động tối đa nguồn lực vốn có phát huy thế mạnh về chun mơn, nghiệp
vụ đã đem lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó bảo tàng cũng xây dựng
và đào tạo được một đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục có
trình độ chun mơn cao với 100% cán bộ có trình độ đại học, có khả năng
thuyết minh bằng ngoại ngữ thành thạo và trôi chảy.
Không chỉ làm công tác tuyên truyền giáo dục trong bảo tàng mà bảo
tàng cịn coi trọng hình thức giáo dục ngồi bảo tàng như: viết bài, đưa tin lên
các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, hội
nghị, nói chuyện với các nhà khoa học, các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh và
địa phương trong khu vực.

Cùng với việc đưa thông tin về bảo tàng và hoạt động của bảo tàng lên
mạng internet, bảo tàng ngày càng thu hút được sự quan tâm của công chúng
và lãnh đạo các cấp, ngành...

17


Theo thống kê của phịng tun truyền giáo dục thì mỗi đợt bảo tàng tổ
chức trưng bày hay triển lãm thì khách đến tham quan khá đơng với thành
phần đa dạng và phong phú. Từ các vị lãnh đạo tỉnh đến học sinh, sinh viên,
công an, bộ đội, lão thành cách mạng, nông dân, đồng bào các dân tộc thiểu
số và khách quốc tế đặc biệt là khách Trung Quốc.
Mục đích của Bảo tàng tỉnh Lào Cai khi thực hiện công tác giáo dục
tuyên truyền là: Giúp cho nhân dân địa phương đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu
được môi trường và tiềm năng thiên nhiên, truyền thống lịch sử - văn hóa - xã
hội của tỉnh để khai thác phát huy những tiềm năng sẵn có phục vụ sự phát
triển tồn diện của tỉnh Lào Cai.
Có thể nói hoạt động tuyên truyền mới mẻ, sáng tạo và sâu rộng đến
mọi tầng lớp xã hội Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã phần nào thành cơng trong việc
giới thiệu hình ảnh của bảo tàng cũng như thiên nhiên và con người của mảnh
đất miền núi Lào Cai đến với cả nước và bạn bè quốc tế.
1.1.3.6 Hoạt động kiểm kê, xếp hạng di tích
Bảo tàng tỉnh Lào Cai với nhiệm vụ gìn giữ và phát huy giá trị các di
tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh trên
địa bàn tỉnh, cùng với đặc thù của bảo tàng là ban quản lý di tích chưa tách
khỏi bảo tàng vì vậy mà bảo tàng vẫn phải tiến hành hoạt động kiểm kê, xếp
hạng di tích.
Hoạt động kiểm kê, xếp hạng di tích được Bảo tàng tỉnh Lào Cai quan
tâm và thực hiện ngay từ khi bảo tàng mới ra đời. Hoạt động kiểm kê khoa
học được tiến hành theo 3 nội dung: Nghiên cứu phát hiện, khảo sát phân tích

và thống kê di tích; Lập hồ sơ khoa học di tích; Làm sổ kiểm kê, sổ danh mục,
lập phiếu tra cứu hồ sơ di tích. Theo số liệu tính đến năm 2012 Bảo tàng tỉnh
Lào Cai đã tiến hành nghiên cứu và thống kê được trên 30 di tích trên địa bàn
tỉnh Lào Cai, trong đó có 19 di tích đã có báo cáo khảo sát di tích, lý lịch di
tích, ảnh chụp và các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến di tích.

18


Đặc biệt đối với di tích Bãi đá cổ Sa Pa, Bảo tàng tỉnh Lào Cai tiến
hành dập lại tất cả các kí tự trên bãi đá cổ để làm tư liệu cho công tác nghiên
cứu, hiện nay một số bản dập tiêu biểu được trưng bày trong nhà trưng bày
khu trạm khắc Đá cổ Sa Pa. Điều này góp phần vào việc giáo dục và phổ biến
tri thức khoa học tới người dân cũng như khách du lịch đến với vùng đất này.
Bảo tàng cũng tiến hành làm thủ tục và hồ sơ để xếp hạng các di tích có
giá trị tiêu biểu. Tính đến năm 2012 tồn tỉnh có 5 di tích được xếp hạng cấp
quốc gia, 13 di tích cấp tỉnh với đa dạng loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật,
căn cứ địa cách mạng, địa điểm khảo cổ, cảnh quan thiên nhiên... Những di
tích tiểu biểu có giá trị trong phạm vi địa phương như: Đền Thượng, Đền Bảo
Hà, Dinh Hoàng A Tưởng, Khu du kích Gia Lan...
Bảo tàng tỉnh Lào Cai là cơ quan trực tiếp quản lý các di tích trên địa
bàn tỉnh, khơng chỉ có nhiệm vụ là kiểm kê, xếp hạng di tích mà cịn có nhiệm
vụ tham mưu cho Sở Văn hóa để xây dựng các kế hoạch, dự án về tu bổ, tơn
tạo di tích. Nhìn chung, các hoạt động đối với di tích được bảo tàng chú trọng
và đầu tư, hoạt động này sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong tương lai.
1.2 Sưu tập và vai trò của sưu tập hiện vật bảo tàng
1.2.1 Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng
Bảo tàng là nơi bảo tồn những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, các
hiện vật mà con người lưu giữ được trong các bảo tàng chính là những hiện
vật lịch sử, những căn cứ xác thực để nghiên cứu, tìm hiểu về thời đại quá

khứcủa lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Khi quan tâm đến hiện vật bảo tàng
các chuyên gia, các nhà Bảo tàng học đã đưa ra một số khái niệm sau:
Trong cuốn Bảo tàng học của hai giáo sư Cộng hịa Dân chủ Đức và
Liên Xơ viết: “Hiện vật bảo tàng là hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy
ra từ thế giới đồ vật trong hiện thực khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu
tập bảo tàng để tổ chức việc bảo quản và sử dụng thuận tiện, lâu dài. Hiện
vật bảo tàng là vật mang thông tin xã hội hoặc thông tin khoa học, nó là

19


nguồn sử liệu quan trọng cung cấp những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội
và về con người cho những ai tiếp cận với nó. Hiện vật bảo tàng nào cũng
chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa nhất định, vì thế nó là một bộ phận
của di sản văn hóa dân tộc”.[10,tr.151]
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của bảo tàng, trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin về nhận thức, tập thể giảng viên khoa Bảo tàng, bộ môn
Bảo tàng học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nêu định nghĩa: “Hiện vật
bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người,
tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta, bản thân
nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong q trình
phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được sưu tầm,
bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”. [27, tr.81]
Như vậy, có thể khẳng định hiện vật bảo tàng mang giá trị bảo tàng và
có vai trò to lớn đối với sự ra đời phát triển của thiết chế văn hóa này. Để hiện
vật bảo tàng thể hiện rõ vai trò và giá trị của nó trong bảo tàng thì cần được
đặt trong mối quan hệ gắn bó với “Sưu tập hiện vật bảo tàng”.
Thuật ngữ sưu tập được bắt nguồn từ tiếng La tinh là collectio, tiếng
Anh là collection. Trong cuốn Đại bách khoa thư của Liên Xơ đã giải thích

thuật ngữ sưu tập là “sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật (cùng loại
hoặc liên kết với nhau bởi nét chung của chủ đề)”. [1, tr.42]
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” sưu tập được giải thích theo hai nghĩa:
Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại
Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống. [20,
tr.880]
Như vậy, sưu tập có thể được hiểu là sự tập hợp có hệ thống những đối
tượng cùng loại bởi những nét chung của chủ đề nhằm phục vụ cho mục đích

20


×