Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Sưu tập vũ khí thô sơ, tự tạo do việt nam sản xuất trong kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954 1975) tại bảo tàng lịch sử quân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 93 trang )


trờng đại học văn hóa h nội
khoa bảo tng
-----------------


lu thị thêu

Su tập vũ khí thô sơ, tự tạo do việt nam sản
xuất trong kháng chiến chống mỹ cứu nớc
(1954-1975) tại bảo tng lịch sử quân sự việt nam

khoá luận tốt nghiƯp
Ngμnh b¶o tμng

Ng−êi h−íng dÉn: Th.S Hoμng Thanh Mai

Hμ Néi – 2010 
 


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, được
tiếp cận với các tài liệu, hiện vật “Vũ khí thơ sơ, tự tạo do Việt Nam sản xuất
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” và được sự gợi ý của
cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thanh Mai, em đã chọn sưu tập “Vũ khí thơ sơ, tự tạo
do Việt Nam sản xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo tàng.
Để hồn thành khóa luận, em đã nghiên cứu và vận dụng những kiến
thức tiếp thu được trong những năm học ở trường, kết hợp với các tài liệu
chuyên ngành bảo tàng, các kỷ yếu hội thảo, hội nghị, các tài liệu lưu trữ


trong thư viện trường, thư viện Quân đội…cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Bảo tàng, các cô chú đang công tác
tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình của cơ giáo Thạc sĩ Hồng Thanh Mai. Qua đây, cho phép em được
gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới cơ giáo Hồng Thanh Mai cùng Ban
giám đốc và các cô chú, anh chị đang công tác tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này.
Tuy đề tài đã được hồn thành nhưng do trình độ và khả năng có hạn
cho nên trong bài viết khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Thêu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1: BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VỚI CÔNG TÁC XÂY
DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG ..................................................... 5
1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng – Khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc xây
dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng. ..................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 5
1.1.2. Tiêu chí ................................................................................................ 8
1.1.3. Nguyên tắc ........................................................................................... 9
1.2. Vài nét khái quát về Bảo tàng lịch sử Quân sự. ................................... 10
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. ............. 11
1.2.2. Các hoạt động của bảo tàng. ............................................................ 12
1.3. Kho cơ sở Bảo tàng Lịch sử Quân sự với việc xây dựng sưu tập

Hiện vật bảo tàng. .......................................................................................... 18
1.3.1. Kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam....................... 18
1.3.2. Công tác xây dựng sưu tập hiện vật ở bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam. ..................................................................................................... 21
Chương 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP VŨ KHÍ THƠ SƠ,
TỰ TẠO DO VIỆT NAM SẢN XUẤT TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975) ................................... 25
TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM ..................................... 25
2.1. Tổng quan và phân loại sưu tập. .......................................................... 25
2.1.1. Một số khái niệm. .............................................................................. 25
2.1.2.Tổng quan và phân loại ..................................................................... 25
2.2. Đặc điểm và công dụng của các hiện vật trong sưu tập. ..................... 30
2.2.1. Vũ khí lạnh ........................................................................................ 30
2.2.2. Vũ khí nóng. ...................................................................................... 37
2.3. Nội dung của sưu tập .............................................................................. 41
2.4. Giá trị của sưu tập .................................................................................. 47


2.4.1. Giá trị lịch sử ..................................................................................... 47
2.4.2. Giá trị khoa học – kỹ thuật quân sự. ................................................ 51
2.4.3. Giá trị văn hóa. .................................................................................. 55
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP ................................................................................. 59
3.1. Thực trạng của sưu tập. ......................................................................... 59
3.1.1. Thực trạng cơng tác nghiên cứu, quản lý và kiện tồn sưu tập. .... 59
3.1.2. Thực trạng công tác bảo quản sưu tập. ........................................... 62
3.1.3. Thực trạng công tác phát huy giá trị của sưu tập. .......................... 65
3.2. Một số giải pháp. ..................................................................................... 68
3.2.1. Tiếp tục công tác nghiên cứu, quản lý và kiện toàn sưu tập. ....... 68
3.2.2. Bảo quản sưu tập. ............................................................................. 71

3.2.3. Phát huy giá trị của sưu tập.............................................................. 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải
đương đầu với rất nhiều đế quốc hùng mạnh trên thế giới như: Pháp, Mỹ....
Với hồn cảnh là một “nước nơng nghiệp lạc hậu, nền kinh tế kém phát triển,
nước nhỏ luôn phải đương đầu với những thế lực xâm lược lớn hơn mình gấp
bội , cả về số lượng và chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự. Chiến
tranh và hịa bình ,chiến đấu và xây dựng đối với dân tộc ta gần như đan xen
trong hàng ngàn năm lịch sử”(1), có thể khẳng định, các loại vũ khí thơ sơ tự
tạo có vai trị to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ
thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh. Bên cạnh trí thơng minh, tài
thao lược, đánh giặc bằng mưu kế, thế trận, từ xa xưa ông cha ta đã biết chế
tạo ra nhiều loại vũ khí trang bị phù hợp với điều kiện và cách đánh của Việt
Nam để chống giặc ngoại xâm.
Trong kháng chiến chống Pháp, để có vũ khí đánh giặc, qn và dân ta
đã sản xuất ra các loại vũ khí thơ sơ, tự tạo từ nhiều nguồn: có loại được tự
chế rất thơ sơ; có loại được cải tiến từ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt sản
xuất; có loại cải tiến từ các loại vũ khí lấy được của địch.
Khi Mỹ nhảy vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, quân và dân
ta một lần nữa phát huy cao độ tinh thần đánh giặc cứu nước. Các loại vũ khí
thơ sơ, tự tạo đã được sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến tranh.
Hiện nay, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ hơn 15
vạn hiện vật Bảo tàng. Trong đó, vũ khí thơ sơ, tự tạo do Việt Nam sản xuất
trong chiến tranh giải phóng (1945 – 1975) có 734 hiện vật. Số lượng vũ khí
thơ sơ, tự tạo trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước là 183 hiện vật,

chia làm hai loại lớn, gồm 11 loại vũ khí lạnh và 6 loại vũ khí nóng, thể hiện
sự phát triển từ đơn giản đến hiện đại, sự đa dạng, phong phú về cấu tạo, kiểu
(1)

Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, NXB QĐND, Hà
Nội, 1995, tr33

1


loại, kích thước, tính năng tác dụng của các loại vũ khí. Đây chính là những
hiện vật gốc có giá trị lịch sử, văn hóa, kỹ thuật quân sự và giáo dục tiêu biểu
cần được giữ gìn, bảo quản và phát huy giá trị.
Nhận thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị nhiều mặt của các hiện vật
vũ khí thô sơ, tự tạo đang lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam nên em đã chọn “Sưu tập vũ khí thơ sơ, tự tạo do Việt Nam sản
xuất trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước (1954 – 1975)” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam và công tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng tại bảo
tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
- Giới thiệu tổng quan và phân loại sưu tập vũ khí thơ sơ, tự tạo do
Việt Nam sản xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
đang lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
- Tìm hiểu nội dung và giá trị của sưu tập hiện vật là vũ khí thơ sơ, tự
tạo do Việt Nam sản xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 –
1975) đang lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
bảo quản và phát huy giá trị sưu tập vũ khí thơ sơ, tự tạo do Việt Nam sản

xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) đang lưu giữ và
trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu.
Sưu tập hiện vật vũ khí thô sơ, tự tạo do Việt Nam sản xuất trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) tại bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam nói riêng và vũ khí thơ sơ, tự tạo do Việt Nam sản xuất nói chung
đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khai thác và tìm hiểu, nhiều cơng trình
nghiên cứu đã được công bố và xuất bản trở thành nguồn tài liệu vô cùng quý
giá như: “Lịch sử Quân giới Việt Nam (1954 – 1975)” của NXB Lao Động,
“Vũ khí tự tạo” của NXB Quân đội Nhân dân,“Đặc trưng công nghệ vũ khí,
2


trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ
Cách mạng” của NXB Quân đội Nhân dân...Đặc biệt, Bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam đã nghiên cứu và cho xuất bản cuốn “Sưu tập vũ khí thơ sơ, tự
tạo Việt Nam trong chiến tranh giải phóng” đã góp phần làm sáng tỏ hơn về
một số loại vũ khí được sản xuất và sử dụng hiệu quả trong cuộc chiến tranh
vệ quốc của nhân dân ta.
Tháng 6/2007 sinh viên Lê Thị Liên cũng đã chọn “Sưu tập súng bộ
binh do Việt Nam sản xuất (1945 – 1975)” tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo tồn – Bảo
tàng. Khóa luận đã đề cập một cách sâu sắc về nội dung, số lượng cũng như
giá trị của sưu tập. Tuy nhiên, khối lượng súng này mới chỉ dừng lại ở một
phần của sưu tập Vũ khí thơ sơ tự tạo do Việt Nam sản xuất trong chiến tranh
giải phóng.
Bên cạnh các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố và
lưu chiểu thì nhóm hồ sơ về sưu tập hiện vật đang được lưu giữ tại kho cơ sở
của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng là một nguồn tài liệu quan
trọng. Mặc dù còn chưa được thực sự đầy đủ, song đây là nguồn cứ liệu chính

giúp cho em khi thực hiện khóa luận này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hiện vật vũ khí thơ sơ, tự tạo
do Việt Nam sản xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
đang lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
Về không gian: tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin: Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và Chủ nghĩa khoa học lịch sử để nghiên cứu, phân tích đối tượng
Một số phương pháp của các ngành khoa học tương ứng như:
- Phương pháp nghiên cứu của Bảo tàng học
3


- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp điều tra, khảo sát, tiếp cận trực tiếp với hiện vật và tài
liệu tham khảo về hiện vật.
Ngồi ra, khóa luận đã sử dụng một số phương pháp khoa học chung
của nhiều ngành khoa học: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hơp, so
sánh, đối chiếu…
6. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Bảo tàng Lịch sử Quân sự với công tác xây dựng sưu tập
hiện vật bảo tàng.
Chương 2: Nội dung và giá trị của sưu tập hiện vật vũ khí thơ sơ, tự
tạo do Việt Nam sản xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 –
1975) tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập.

4


Chương 1
BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM VỚI CÔNG
TÁC XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng – Khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc
xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng.
1.1.1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng, cần làm rõ
hai thuật ngữ: Sưu tập và hiện vật bảo tàng.
Về khái niệm sưu tập, trong các cuốn “Đại bách khoa thư” của Liên
Xô (cũ) đã giải thích: “thuật ngữ sưu tập là sự tập hợp có hệ thống một số
lượng hiện vật cùng loại hoặc liên kết với nhau bởi nét chung của chủ đề(1)”.
Hay trong cuốn “Grande Larouse” của Pháp giải thích: “là sự liên kết của
một đối tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và sử dụng” (2).
Trong cuốn “Từ điển và thuật ngữ Việt Nam” sưu tập được giải nghĩa
là “sự tìm kiếm cơng phhu và tập hợp lại”(3). Trong cuốn “Từ diển tiếng
Việt”, sưu tập lại được giải thích theo hai nghĩa:
Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại
Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống(4)
Như vậy, qua một số cách giải thích thuật ngữ sưu tập trên đây cho
thấy sưu tập được hiểu là sự liên kết, tập hợp có hệ thống những đối tượng
cùng loại bởi những nét chung của chủ đề nhằm phục vụ cho mục đích giáo
dục, giải trí và sử dụng...Trong lĩnh vực khoa học bảo tàng, thuật ngữ sưu tập
cũng được sử dụng để chỉ các sưu tập hiện vật bảo tàng.
Với khái niệm hiện vật bảo tàng, ngày càng được nhiều nhà bảo tàng
học, cũng như giới chun mơn khai thác, đánh giá và nhìn nhận ở nhiều góc

độ, khía cạnh khác nhau. Cuốn “Cơ sở Bảo tàng học” của Nga đã viết: “ Hiện
vật Bảo tàng là nguồn gốc đầu tiên của tri thức, mà nhờ có nguồn gốc đầu
(1) (2)

Sưu tập hiện vật bảo tàng, Bảo tàng CMVN, 1944, tr 42 - 43.
Gs.Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tp. HCM, tr 1612.
4
Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005, tr 880.
(3)

5


tiên của tri thức ấy, bảo tàng mới trở thành cơ quan nghiên cứu khoa học,
mới có khả năng trở thành cơ sở tư liệu phục vụ cho các ngành khoa học, tổ
chức kinh tế xã hội, cơ quan văn hóa khác”(1).
Các nhà bảo tàng học Đức và Liên Xơ cũ viết: “Hiện vật bảo tàng là
hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra từ thế giới đồ vật trong hiện thực
khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập bảo tàng để tổ chức việc bảo
quản và sử dụng thuận tiện, lâu dài. Hiện vật bảo tàng là vật mang thông tin
xã hội hoặc thông tin khoa học, nó là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp
những tri thức cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người cho những ai tiếp
cận với nó. Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng một giá trị lịch sử văn
hóa nhất định, vì thế nó là một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc”(2)
Tập thể giảng viên khoa Bảo tàng, bộ môn Bảo tàng học, Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã nghiên cứu, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Bảo
tàng học và trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin đã nêu: “Hiện vật
bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tình cho nhận thức con người,
tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử. Cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta, bản

thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong q
trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo tàng được
sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học”(3) .
PGS. TS. Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra khái niệm như sau: “Hiện vật bảo
tàng là những hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của hiện vật bảo tàng,
có hồ sơ khoa học – pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung và loại hình của
bảo tàng, chúng được gìn giữ và bảo quản lâu dài để phục vụ cho những
hoạt động và chức năng xã hội của bảo tàng”(4).
Tuy giới chun mơn và các nhà Bảo tàng học phân tích và nhìn nhận
hiện vật bảo tàng ở nhiều góc độ khác nhau song đều thống nhất khẳng định
hiện vật bảo tàng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của bất cứ một bảo
(1)

Bảo tàng học. Bảo tàng học loại hình lịch sử, Matxcova, 1998, tr38
Cơ sở bảo tàng học, Matxcova, 1970, tr 106
(3)
Cơ sở bảo tàng học (tập1), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 1990, tr.81
(4)
Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, NXB CTQG, 2002, tr.1
(2)

6


tàng nào. Hiện vật bảo tàng tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào bất cứ ý
thức chủ quan nào của con người. Nhiệm vụ của con người là tìm tịi, khai
thác, khám phá giá trị vốn có, ẩn chứa bên trong hiện vật.
Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu hiện vật bảo tàng là những đơn nguyên riêng
lẻ, đứng độc lập thì chưa đủ, chưa thể hiện được vị trí cũng như tầm quan
trọng của chúng trong bảo tàng . Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu Bảo tàng

học đã đưa ra khái niệm “Sưu tập hiện vật bảo tàng”. Với khái niệm này,
hiện vật bảo tàng được nhìn nhận và đánh giá tổng quan hơn.
Các chuyên gia Bảo tàng học của Cộng hòa Liên bang Nga đã viết:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng chủng
loại hoặc giống nhau về những dấu hiệu nhất định khơng kể mỗi hiện vật
trong đó có giá trị văn hó riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ
thuật, khoa học hay văn hóa”(1).
Trong cuốn “Thuật ngữ bảo tàng”, đã đưa ra định nghĩa sau về sưu tập
hiện vật bảo tàng: “Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ hiện vật bảo tàng có
một hay vài dầu hiệu chung có tầm quan trọng về khoa học hay nghệ thuật
được liên kết thành một thể thống nhất hay hoàn chỉnh”(2)
Các nhà nghiên cứu Bảo tàng và Bảo tàng học ở Việt Nam thì đưa ra
khái niệm sau: “ Sưu tập hiện vật bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập
hợp theo những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung
đề tài, loại hình chất liệu, cơng dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện và nó
chứa đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vặc
hoạt động khao học giáo dục, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…”(3)
Trong Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009, theo điều 4*, của Chính phủ
nước Cộng hịa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm sưu tập được cụ thể
hóa: “Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản
văn hóa phi vật thể được thu thập, giữ gìn, sắp xếp có hệ thống theo những
dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”(4).
(1)

Sự nghiệp bảo tàn của nước Nga, Cục Di sản Văn hóa xuất bản, 2006, tr.235
Sưu tập hiện vật bảo tàng, NXB Văn hóa thơng tin, 1994, tr. 53
(3)
Thuật ngữ bảo tàng, Matxcova, 1974, tr. 22
(4)

Luật di sản văn hóa (sửa đổi), NXB CTQG, 2009, tr. 34
(2)

7


Ở Việt Nam mặc dù bảo tàng không phải được hình thành trên cơ sở
các sưu tập, song cho đến nay tất cả các bảo tàng đã ý thức được việc xây
dựng cho bảo tàng mình những bộ sưu tập riêng, độc đáo đảm bảo tiêu chuẩn
và nguyên tắc Bảo tàng học. Qua đó cho thấy, sưu tập có vai trò quyết định
cho sự tồn tại lâu dài của mỗi bảo tàng, cung cấp thơng tin tập trung, nhanh,
chính xác và phong phú do đặc trưng riêng của hiện vật bảo tàng, xứng đáng
với vai trị là trung tâm thơng tin trong bảo tàng.
1.1.2. Tiêu chí
Sưu tập hiện vật bảo tàng là “sự tập hợp liên kết hiện vật bảo tàng có
giá trị lịch sử - văn hóa – khoa học hàm chứa những thông tin tư liệu về một
hoặc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội”(1). Trong bảo tàng, công tác
xây dựng sưu tập là một trong những hoạt động thường xuyên mang tính
khoa học và là một hoạt động khoa học đặc trưng. Đối tượng để xây dựng
sưu tập chủ yếu là hiện vật bảo tàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các hiện
vật bảo tàng đều được xây dựng thành sưu tập. Bảo tàng phải nghiên cứu, lựa
chọn, phân loại dựa trên cơ sở các tiêu chí xây dựng sưu tập của bảo tàng
mình. Do vậy, mỗi bảo tàng cần phải xác định và xây dựng các tiêu chí thích
hợp để hình thành các sưu tập hiện vật của bảo tàng mình để phục vụ chức
năng và nhiệm vụ cụ thể của bảo tàng.
Hơn nữa, trong bảo tàng, mỗi hiện vật thường có những đặc trưng,
cơng dụng, chất liệu, giá trị… khác nhau. Chính vì vậy khi nghiên cứu phân
loại để xây dựng sưu tập cán bộ bảo tàng cần phải nhìn nhận một cách sâu
sắc, tồn diện cả về nội dung và hình thức của hiện vật để sưu tập khi hình
thành sẽ phát huy tối đa được giá trị của nó.

Từ lý luận và hoạt động thực tiễn của các bảo tàng, công tác xây dựng
sưu tập hiện vật được dựa trên một số tiêu chí sau:
- Xây dựng sưu tập theo đề tài lịch sử
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật
(1)

Nguyễn Thị Huệ (chủ biên), Cơ sở bảo tàng học, NXB ĐHQGHN, 2008, tr 201.

8


- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chủ sở hữu
- Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời – sự nghiệp
của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…
1.1.3. Nguyên tắc
Trong bảo tàng, xây dựng sưu tập hiện vật là một hoạt động khoa học
thường xuyên quan trọng cũng như các hoạt động khác của bảo tàng. Thông
qua sưu tập mà bảo tàng có kế hoạch, định hướng cho các hoạt động nghiệp
vụ bảo tàng với cái đích cuối cùng là giáo dục quần chúng, góp phần phát
triển bền vững bảo tàng. Hoạt động xây dựng sưu tập gồm ba nội dung: Một
là, sưu tầm hoặc tập hợp những hiện vật đơn lẻ thành sưu tập. Hai là, nghiên
cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú vầ số lượng và chất lượng.
Ba là, nghiên cứu để bảo quản, khai thác và sử dụng sưu tập tới mức tối đa.
Mỗi bảo tàng đều có đặc trưng riêng về xây dựng sưu tập nhằm phù hợp với
nội dung và loại hình của bảo tàng mình. Tuy nhiên, dù bảo tàng thuộc loại

hình nào, khi tiến hành xây dựng sưu tập đều phải tuân thủ nghiêm túc những
nguyên tắc chung về xây dựng sưu tập:
Một là, hiện vật phải đảm bảo:
- Tính nguyên gốc
- Có giá trị về các mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật
- Tính chất pháp lý
- Tính hệ thống thơng tin hồn chỉnh
- Tính q hiếm độc đáo
- Tình trạng bảo quản tốt
- Đã được nghiên cứu một cách có hệ thống và chất lượng thơng tin
chính xac, đầy đủ.

9


Hai là, hiện vật đưa vào sưu tập bắt buộc phải được đăng ký trong sổ
kiểm kê bước đầu của bảo tàng, tức thuộc quyền sở hữu của bảo tàng. Đây là
nguyên tắc chung, quan trọng nhất, bởi vì sưu tập chỉ bao gồm những hiện
vật bảo tàng của chính bảo tàng đó. Những hiện vật chưa được đăng ký trong
sổ kiểm kê bước đầu tức là chưa trở thành hiện vật bảo tàng khơng đưa vào
sưu tập. Để hồn chỉnh sưu tập, cán bộ bảo tàng cần tập trung nghiên cứu bổ
sung thơng tin cịn thiếu cho hiện vật. Bên cạnh đó cũng cần thống kê đầy đủ,
chính xác những hiện vật có ở bảo tàng, nhưng chưa được đăng ký trong sổ
kiểm kê của bảo tàng. Tiến hành nghiên cứu thông tin và đăng ký vào sổ kiểm
kê của bảo tàng, để hiện vật chính thức trở thành tài sản cố định của bảo tàng.
Ba là, quy trình các bước tiến hành xây dựng sưu tập cần tuân thủ
nghiêm ngặt và được sự thẩm định của Hội đồng khoa học có tránh nhiệm
cao nhất của bảo tàng. Đồng thời, khi hoàn thành phải được sự phê duyệt của
Giám đốc bảo tàng để đảm bảo tính pháp lý của sưu tập đó.
1.2. Vài nét khái quát về bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của quân và dân ta
kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, ngày 10/10/1954,
bộ đội về tiếp quản thủ đô. Thực hiện chủ trương của Đảng, phát huy truyền
thống đánh giặc giữ nước, phát huy bản chất tốt đẹp của “ Bộ đội Cụ Hồ”,
tăng cường cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong Quân đội, cuối năm 1954,
Bộ Quốc phòng đã tiến hành chuẩn bị xây dựng bảo tàng Quân đội – tiền
thân của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Ngày 17/ 7/1956, đồng chí Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
ký quyết định thành lập Ban Xây dựng bảo tàng Quân đội gồm 13 đồng chí.
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị về hiện vật, đề cương trưng bày,
ngôi nhà bảo tàng, tháng 12/1959, các phần trưng bày của bảo tàng Quân đội
đã hoàn thành với 3.260 hiện vật trên diện tích 2.755 m2. Ngày 12/12/1959,
Bảo tàng được vinh dự đón chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước đến duyệt lần cuối và cho phép khai mạc vào ngày
22/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
10


Nam. Bảo tàng có trụ sở tại số 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội. Nơi đây trước kia là khu trại lính thơng tin của Qn đội Pháp gồm 2
dãy nhà 2 tầng, 28 gian với diện tích 2.765 mét vng nội thất được xây dựng
từ những năm đầu thế kỷ XX, dưới chân Cột cờ Hà Nội, gần trung tâm thành
phố, tiện đường giao thông, gắn lịch sử xưa và nay.
Ngày 4 tháng 12 năm 2002, theo quyết định số 1155/ QĐ -TTG của
Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên bảo tàng Quân Đội thành bảo tàng
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng, thể hiện
sự trưởng thành và lớn mạnh của bảo tàng trong sự nghiệp chung của đất nước.
Trải qua 50 năm xây dựng, trưởng thành, bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam là một trong bảy bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu ngành của hệ
thồng bảo tàng Quân đội. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong

số bảy bảo tàng quốc gia có số lượng hiện vật và số lượng khách tham quan
đông nhất hiện nay. Thông qua những hiện vật gốc trung thực, độc đáo, bảo
tàng thực sự trở thành một trung tâm văn hoá, lịch sử, một địa điểm hấp dẫn
đối với khách tham quan nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam.
Năm 2010, bảo tàng đã tổ chức một cuộc triển lãm với quy mơ lớn và
có ý nghĩa sâu sắc, đó là triển lãm: “Vũ khí thơ sơ tự tạo – Di sản văn hóa
quân sự Việt Nam đặc sắc” và rất nhiều hoạt động có ý nghĩa khác.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có đội ngũ cán bộ có trình độ
năng lực cả về lý luận và thực tiễn. Đảng bộ bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam trong những năm qua luôn đạt trong sạch vững mạnh với 100% đảng
viên đủ tư cách. Hội đồng quân nhân, các tổ chức quần chúng cơng đồn, phụ
nữ, thanh niên hoạt động sơi nổi có hiệu quả. Bảo tàng tích cực tham gia các
phong trào "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", ủng hộ các địa
phương bị thiên tai, tham gia quỹ xố đói giảm nghèo, ủng hộ nạn nhân bị
chất độc màu da cam, trẻ em nghèo... do Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị
phát động với số tiền hàng tỷ đồng... Bảo tàng nhận chăm sóc phụng dưỡng
một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hiện tại cơ cấu bảo tàng gồm:
11


- Ban Giám đốc : 3 người (1 giám đốc và 2 phó giám đốc).
- Phịng Hành chính – Tổng hợp.
- Phòng Nghiên cứu – Sưu tầm – Quản lý nghiệp vụ.
- Phòng Kiểm kê – Bảo quản.
- Phòng Trưng bày – Tuyên truyền.
- Bộ phận mỹ thuật
1.2.2. Các hoạt động của bảo tàng.
Từ năm 1976 đến 2006, cơ sở vật chất như ngôi nhà, hệ thống trưng
bày, hệ thống kho bảo quản của bảo tàng có sự thay đổi, chuyển dịch, khu

kho Lai Xá được xây dựng mới. Do nhu cầu mở rộng đường Nguyễn Tri
Phương, Bảo tàng đã chấn chỉnh nâng cấp trưng bày lại hệ thống trưng bày
trong nhà và ngoài trời. Hệ thống trưng bày, kho bảo quản, nhà làm việc
được trang bị nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy vi tính, điều hồ, máy
đo độ ẩm, tủ bảo quản chân không...
Công tác cán bộ và đào tạo cán bộ là một vấn đề quan trọng được
Đảng uỷ quan tâm. Trong hai mươi năm qua, bảo tàng đã tiếp nhận nhiều cán
bộ được đào tạo chuyên ngành từ Khoa Lịch sử - Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, Đại học Văn hoá Hà Nội và Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật
Quân đội, cử một số cán bộ sỹ quan được đi đào tạo trên đại học, nhiều đoàn
cán bộ được cử đi tham quan học tập tại Liên Xô, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Pháp, Thái Lan, Mi an ma, Nhật Bản, Mỹ... Hiện bảo tàng có 2 tiến sỹ, 2 thạc
sỹ, nhiều đồng chí có hai bằng đại học và cao cấp chính trị. Tỷ lệ cán bộ làm
công tác chuyên môn nghiệp vụ có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ 98%.
Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh. Năm 1993,
Bảo tàng xuất bản cuốn “Thông tin bảo tàng truyền thống” phổ biến quan
điểm chủ trương của Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị về cơng tác bảo
tàng truyền thống trong quân đội. Trong hoạt động nghiệp vụ, bảo tàng đã
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác bảo quản phim ảnh như phủ
màng Phócmalin (1985), ứng dụng hố vật liệu bền nhiệt đới bảo quản hiện
vật kim loại tại Điện Biên Phủ và bảo quản hiện vật ngoài trời tại bảo tàng
12


(1994); ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý khai thác sử dụng hiện vật
(1994). Từ năm 1994-2006, bảo tàng triển khai thực hiện 9 đề tài khoa học
cấp bộ, cấp cơ sở trong đó 5 đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá loại
xuất sắc, được áp dụng trong thực tiễn công tác hiệu quả như đề tài “Đổi mới
các hoạt động bảo tàng”, “ Sưu tầm xây dựng sưu tập hiện vật về các loại
máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam”, “ Sưu tập tranh cổ động”...

Nghiên cứu xây dựng đề cương trưng bày mới bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt
Nam. Bảo tàng còn phối hợp với Trung tâm POWMIA nghiên cứu, tìm kiếm
thơng tin về người Mỹ mất tích thơng qua các hiện vật ở bảo tàng, khai
trương Phòng lưu trữ về người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Công tác sưu tầm được coi là nhiệm vụ trọng tâm của bảo tàng. Sau
khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bảo tàng tiến hành cử nhiều đồn cán
bộ sưu tầm hiện vật trên địa bàn cả nước. Nội dung sưu tầm tập trung về quá
trình ra đời, chiến đấu trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân
Việt Nam, trọng tâm là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, về cuộc
chiến tranh bảo vệ biên giới. Đặc biệt từ năm 2002, khi bảo tàng đổi tên
thành bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nội dung sưu tầm hiện vật của bảo
tàng mở rộng hơn, trọng tâm của công tác sưu tầm là sưu tầm hiện vật từ thời
đại Hùng Vương đến truớc năm 1930. Yêu cầu hiện vật sưu tầm phải là hiện
vật nguyên gốc, có giá trị về lịch sử, khoa học, phù hợp với loại hình, nội
dung trưng bày của bảo tàng, có khả năng bảo quản lâu dài. Trong điều kiện
hiện nay khi cuộc chiến lùi quá xa, nhân chứng vật chứng hiếm dần, việc sưu
tầm hiện vật không dễ dàng, bảo tàng đã tiến hành bằng nhiều phương pháp,
sử dụng hiệu quả đội ngũ cộng tác viên là các cựu chiến binh.
Việc ghi chép, lập hồ sơ khoa học cho hiện vật đảm bảo các yếu tố
khoa học. Hiện vật trước khi nhập kho đều được hội đồng xét duyệt hiện vật
của bảo tàng thông qua.
Số lượng hiện vật do bảo tàng sưu tầm tăng nhanh, chất lượng hiện vật
tốt cả về nội dung hình thức, có nhiều hiện vật q hiếm, độc đáo. Chỉ tính từ

13


năm 2000 -2006, bảo tàng đã sưu tầm được 1 vạn hiện vật trong đó có 500 vũ
khí cổ, đưa tổng số hiện vật của bảo tàng lên đến trên 15 vạn.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong số các bảo tàng quốc

gia đồng thời là bảo tàng đầu ngành của hệ thống bảo tàng Quân đội. Bảo
tàng có nhiệm vụ hướng dẫn các bảo tàng trong hệ thống về nghiệp vụ bảo
tàng. Ba mươi năm qua, bảo tàng đã tiến hành tổ chức nhiều lớp tập huấn về
nghiệp vụ bảo tàng cho các bảo tàng đơn vị về công tác sưu tầm, đăng ký
kiểm kê - bảo quản, trưng bày - tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị trong
toàn quân xây dựng bảo tàng và nhà truyền thống. Bảo tàng còn tham gia
giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, làm luận văn tại các trường Đại học
Văn hoá Hà Nội, Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội.
Tổng kết hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ, bảo tàng đã mở 11 lớp tập
huấn, đào tạo cho 450 cán bộ đơn vị về nghiệp vụ, đã giúp 25 đơn vị trong
toàn quân xây dựng bảo tàng, mở 3 lớp tập huấn nghiệp vụ bảo tàng cho Bảo
tàng Quân đội Lào, giảng dạy hàng nghìn tiết học, hướng dẫn hàng nghìn
sinh viên thực tập.
Ngồi ra, bảo tàng còn nghiên cứu, triển khai hoạt động bảo tồn di
tích, hướng dẫn các đơn vị trong tồn qn bảo tồn các di tích lịch sử quân
sự. Bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt khảo sát, tôn tạo Khu di tích Điện Biên
Phủ, đo đạc cắm mốc 13 cụm di tích, tu sửa Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên
Phủ tại Mường Phăng, lập hồ sơ khoa học về hai khu di tích Điện Biên Phủ
và chiến dịch Hồ Chí Minh, di tích Khu A Bộ Quốc phịng, giúp Cao Bằng
xây dựng khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, di tích chiến khu D, di tích ATK
Thái Nguyên, di tích hàng rào Mácnamara ở Dốc Miếu - Quảng Trị...
Công tác kiểm kê - bảo quản là một khâu nghiệp vụ quan trọng, nơi
đây là nơi lưu giữ những tài sản quý giá của quốc gia, của quân đội. Trong 30
năm qua, cơng tác kiểm kê - bảo quản có những tiến bộ rõ nét, đã đi vào nề
nếp, thực hiện theo đúng quy trình khoa học.
Về cơng tác kiểm kê: Bảo tàng đã tiến hành nhiều đợt tổng kiểm kê
nắm số lượng, chất lượng hiện vật. Thường xuyên nghiên cứu xác minh bổ
14



sung thông tin cho nhiều hiện vật trong kho. Những hiện vật dự trữ sau khi
xác minh đủ thông tin khoa học được đưa ra hội đồng xét duyệt thông qua sẽ
chuyển thành hiện vật gốc. Năm 1996, 1.500 hiện vật của bảo tàng được
chuyển từ dự trữ sang đăng ký gốc. Hiện vật từ phòng sưu tầm chuyển giao
được tiến hành lập thủ tục, đăng ký kịp thời đảm bảo tiến độ đăng ký vào sổ,
các yếu tố khoa học. Trung bình mỗi năm, hiện vật được nhập kho từ 1.000
hiện vật trở lên. Từ năm 1994, kho bảo tàng ứng dụng công nghệ tin học vào
đăng ký, quản lý khai thác hiện vật. Bảo tàng nghiên cứu lập danh mục sưu
tập hiện vật, xây dựng hệ thống ma két gồm hàng trăm quyển ảnh theo giai
đoạn, chuyên đề, sự kiện tạo những điều kiện cần thiết phục vụ bảo tàng và
khách nghiên cứu hiện vật.
Về công tác bảo quản: Bảo tàng đã di chuyển 15 vạn hiện vật từ kho
Cột Cờ về Lai Xá đảm bảo an toàn tuyệt đối, được phân loại sắp xếp theo các
kho chất liệu, đưa lên các giá, tủ bảo quản. Bảo tàng thường xuyên nghiên
cứu, phối hợp với các viện nghiên cứu, các đơn vị của Nhà nước, Quân đội
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản hiện vật nhất là các loại
hiện vật như kim loại, giấy, vải dễ bị mơi trường, khí hậu huỷ hoại.
Cơng tác trưng bày – giáo dục là bộ mặt của bảo tàng. Đây là khâu
công tác nghiệp vụ thể hiện rõ nét kết quả của các hâu công tác trước, là cầu
nối giữa bảo tàng và cơng chúng. Vì vậy, bảo tàng luôn quan tâm đến công
tác này. Từ năm 1976-2006, bảo tàng thường xuyên tiến hành bổ sung nâng
cấp, bổ sung hiện vật cho các phần trưng bày cố định giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ vào các năm: 1976, 1984, 1994, 2004, 2005. Ứng
dụng công nghệ thông tin làm mới hai sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ,
chiến dịch Hồ Chí Minh. Mở rộng phần trưng bày chống Mỹ, đường Trường
Sơn, chuyên đề Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, chuyên đề Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng, trưng bày lịch sử quân sự Việt Nam từ thời đại Hùng
Vương đến đầu thế kỷ XX, cải tạo, mở rộng hệ thống trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng đã lắp đặt hệ thống nghe nhìn, ứng dụng tin học trên các phần trưng


15


bày, thực hiện các giải pháp trưng bày mới. Hoàn thành hệ thống chú thích
hiện vật bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Trung.
Cơng tác giáo dục của bảo tàng có nhiều hình thức mới, sinh động.
Ngồi việc đón tiếp khách tham quan tại bảo tàng, Bảo tàng còn tổ chức
nhiều cuộc triển lãm lưu động tới các đơn vị, địa phương vùng sâu, vùng xa
khắp trên cả nước khơng có điều kiện đến bảo tàng, tổ chức nhiều cuộc nói
chuyện về hiện vật tại các trường phổ thông cơ sở và trung học cơ sở, các
trường đại học và các đơn vị quân đội. Bảo tàng còn phối hợp với Hội đồng
đội Trung ương, Báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Cựu chiến binh, Ban Thanh
niên Quân đội tổ chức cuộc thi “ Về với Điện Biên” nhân kỷ niệm 40 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ (1994), thu hút hàng triệu bài dự thi của các em
học sinh, có nhiều em trả lời câu hỏi chính xác về hiện vật bảo tàng. Bảo tàng
đã xuất bản 14 đầu sách trong đó có nhiều tập “ Kỷ vật kháng chiến” giới
thiệu về hiện vật bảo tàng.
Đến nay hệ thống trưng bày nội thất của bảo tàng trưng bày 4.000 hiện
vật, tài liệu, hình ảnh trên diện tích 3.200 m2, tái hiện một cách sinh động
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời đại Hùng Vương đến
thời đại Hồ Chí Minh, phản ánh một số trận quyết chiến quyết lược của dân
tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm, thể hiện tài thao lược, đường lối quân
sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ. Về cơ bản, hệ thống trưng bày của bảo tàng được trình
bày theo biên niên lịch sử, gồm 5 phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân
tộc Việt Nam.
Trưng bày khái quát những mốc lịch sử lớn của cách mạng Việt Nam,
những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước tặng cho Quân đội nhân
dân Việt Nam. Cùng với hai bản trích lời chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Các vua

Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc
lập tự do của Tổ quốc. Vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn
16


nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đề mục “ truyền thống
chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam” được trưng bày ở phòng liền kề
giới thiệu về những trận quyết chiến chiến luược của cha ông ta trong quá
trình dực nước và giữ nước.
Phần thứ hai: Giới thiệu quá trình hình thành lực lượng vũ trang cách
mạng Việt Nam (1930 – 1945).
Trong phong trào đấu tranh quần chúng do Đáng Cộng sản lãnh đạo từ
những năm 1930 dến 1932, từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ 1940, các
tổ chức vũ trang Cách mạng bắt đầu ra đời. Bên cạnh những hình ảnh, tài liệu
lịch sử cịn có những vũ khí thơ sơ của các tổ chức vũ trang cách mạng như:
Dao, gậy, mà tấu, kiếm...
Ngày 22/12/1944, đơi Việt Nam tun truyền giải phóng qn ra đời,
lực lượng vũ trang trong cả nước có sự phát triển nhanh chóng và thống nhất
về tổ chức để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Phần thứ ba: Giới thiệu về lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hồ
ra đời, bọn phản động hiếu chiến trong chính phủ Pháp khơng chấp nhận nền
độc lập đó, chúng tiếp tục chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cùng với cả dân
tộc, lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp
đầy gian khổ.
Phần thứ tư: Giới thiệu về lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Phần trưng bày này bao gồm 4 chủ đề chính:
- Lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1955 đến năm 1968.
- Lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 1969 đến năm 1975.
- Đường vận tải chiến lược Hồ Chí Minh.
- Chủ đề “tồn thắng” kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.

17


Trong phần này có trưng bày nhiều hiện vật thuộc sưu tập “vũ khí thơ
sơ, tự tạo do Việt Nam sản xuất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
Phần thứ năm: Giới thiệu về các hoạt động vũ trang nhân dân (từ năm
1976 đến nay).
Phần này giới thiệu về những kỷ vật, những đứa con, những bà mẹ suốt
đời hy sinh cho chiến tranh, những tác phẩm nghệ thuật về đề tài “chiến
tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân”
Đan xen với hệ thống trưng bày thường xuyên của bảo tàng là phần
trưng bày theo chuyên đề như: Chuyên đề “thế giới ủng hộ Việt Nam”,
chuyên đề “chiến dịch Hồ Chí Minh”, chun đề “tồn quốc kháng chiến”,
chun đề “bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Hệ thống trưng bày ngoài trời với 200 hiện vật khối lớn giới thiệu
chiến công của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, vũ khí
trang bị hiện đại của địch thu được trong kháng chiến chống Mỹ.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là
một trung tâm lưu giữ các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh, phong phú và
đa dạng về kiểu loại, có giá trị đối với các lĩnh vực: quân sự, văn hóa, lịch sử,
xứng đáng là nơi giữ ngọn lửa Cách mạng của cha anh truyền cho thế hệ
tương lai. Chính nơi đây, những huyền thoại sẽ được kể tiếp cho nhân dân
Việt Nam và bạn bè quốc tế.
1.3. Kho cơ sở Bảo tàng Lịch sử Quân sự với việc xây dựng sưu tập

Hiện vật bảo tàng.
1.3.1. Kho cơ sở của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Hiện vật gốc là yếu tố quyết định sự sống còn của bảo tàng. Kho cơ sở
bảo tàng là nơi lưu giữ, bảo quản toàn bộ hiện vật gốc, là cơ sở vật chất quan
trọng quyết định mọi hoạt động của bảo tàng. Đây được coi là nguồn tài sản
quý giá nhất của bảo tàng, nó giúp cho bảo tàng tồn tại và phát triển.
Cũng như các bảo tàng quốc gia khác, kho cơ sở của bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo tàng. Từ chỗ
kho bảo quản hiện vật phân tán nhiều nơi, nhiều lần di chuyển, như kho Bạch
18


Mai, Thái Hà, Cột Cờ rồi đi sơ tán tại Quân khu 7 khi chiến tranh biên giới
phía Bắc nổ ra, nay được đưa về khu kho ở Lai Xá, huyện Hồi Đức, Hà Nội
với diện tích 7.200 m2, trong đó kho chứa hiện vật là 3.300 m2. Hệ thống kho
bước đầu được củng cố, xây cất mới, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu
bảo vệ, bảo quản kéo dài tuổi thọ cho hiện vật. Kho bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam là nơi bảo quản, gìn giữ một cách khoa học các tài liệu hiện vật
gốc. Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, những hiện vật và sưu tập
hiện vật đã được đưa vào kho của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để bảo
quản lâu dài đều có giá trị bảo tàng và được pháp luật bảo vệ. Hiện vật trong
kho bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được đánh giá phân loại theo chất
liệu, theo chuyên đề, theo sưu tập một cách khoa học và được bảo quản giữ
gìn bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại.
Hiện nay, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đang lưu giữ trên 15
vạn hiện vật các loại. Để bảo quản hiện vật được lâu dài và khai thác với hiệu
quả cao nhất, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã thực sự quan tâm, chú
trọng đến việc tổ chức kho bảo tàng bởi nếu công tác tổ chức kho bảo tàng
thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các khâu công tác
nghiệp vụ của kho như: Công tác kiểm kê, công tác bảo quản hiện vật.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một bảo tàng thuộc loại hình
lịch sử Quân sự, là bảo tàng đầu ngành trong hệ thống bảo tàng Lực lượng vũ
trang. Vì vậy hiện vật bảo tàng trong kho của bảo tàng cũng mang những nét
đặc trưng riêng của loại hình bảo tàng này. Chúng được lưu giữ và bảo quản
tại 2 kho lớn là kho K1 và kho K2. Trong đó:
- Kho K1 là kho hiện vật gốc. Kho hiện vật gốc của bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam là nơi gìn giữ các loại hiện vật gốc nói chung như: hiện
vật gốc thể khối, hiện vật gốc có chữ viết, các tác phẩm nghệ thuật tạo hình
và băng đĩa ghi âm ghi hình gốc phù hợp với loại hình bảo tàng lịch sử quân
sự. Chúng phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến
thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hiện vật trong kho được phân chia

19


theo 19 chất liệu bao gồm: kho kim loại không rỉ, kho kim loại rỉ, kho hiện
vật đồ dệt, kho hiện vật đồ giấy, kho hiện vật đồ gỗ...
- Kho K2 là kho hiện vật dự trữ và kho tài liệu khoa học phụ:
+ Kho hiện vật dự trữ được thành lập từ kho hiện vật vật gốc của bảo
tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bao gồm:
Hiện vật không phù hợp với loại hình bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Hiện vật gốc có nhiều bản trong đó có một số bản đã được đăng ký
trong sổ tài sản của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, được bảo quản trong
kho cơ sở của bảo tàng. Số còn lại đăng ký trong sổ dự trữ và được bảo quản
trong kho hiện vật dự trữ. Ở bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, loại hiện
vật này được sử dụng trên các phần trưng bày và trao đổi với các bảo tàng khác.
+ Kho tài liệu khoa học phụ bao gồm các tài liệu khoa học phụ sử dụng
trong trưng bày:
Hiện vật làm lại khoa học, chính xác từ hiện vật gốc.
Hiện vật làm lại mang tính khoa học.

Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình để mang tính minh họa.
Các tài liệu khoa học phụ như: biểu đồ, bản đồ, sơ đồ...
Các bản thuyết minh.
Những hiện vật này có nhiệm vụ giải thích, minh họa và làm sáng tỏ
nội dung, ý nghĩa của hiện vật gốc trên các phần trưng bày.
Để phục vụ cho công tác bảo quản hiện vật, bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam đã trang bị cho kho bảo quản những trang thiết bị sau:
- Trang thiết bị phòng chống hỏa.
- Phương tiện sắp xếp, cất giữ hiện vật như: tủ, giá, kệ.
- Dụng cụ vật tư bảo quản như:
+ Thang gấp để lấy hiện vật trên tầng cao.
+ Vải giẻ lau chùi hiện vật.
+ Thiết bị đo nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
- Các trang thiết bị hiện đại bao gồm: máy điều hòa, máy hút bụi, máy
hút ẩm.
20


Bên cạnh đó, để bảo đảm sự an tồn tuyệt đối cho hiện vật đang được
lưu giữ trong kho của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cán bộ của bảo
tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam luôn thực hiện đúng theo quy chế đã được
Giám đốc bảo tàng phê duyệt ngày 01/ 01/ 2000 đối với kho cơ sở:
- Phải có ít nhất 3 cán bộ của bảo tàng mới được phép mở cửa kho bảo
tàng, để đảm bảo hiện vật không bị đánh cắp.
- Không đi giày, dép vào kho, khơng mang theo những vật dụng có thể
gây cháy nổ khi vào kho.
- Không gây tiếng ồn trong kho.
- Đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ.
- Khi ra khỏi kho phải dán tem liêm phong cửa kho.
Nhìn chung, kho cơ sở của bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đặt tại

Lai Xá tuy mới chỉ là kho trung gian trong quá trình đợi bảo tàng được xây
dựng theo quy hoạch mới của Nhà nước nhưng đã đáp ứng được những yêu
cầu cần thiết của một kho cơ sở quốc gia. Tại kho cơ sở của bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam, hiện vật bảo tàng được kiểm kê và bảo quản một cách
nghiêm túc.
1.3.2. Công tác xây dựng sưu tập hiện vật ở bảo tàng Lịch sử Quân
sự Việt Nam.
Các bảo tàng nước ta trong đó có bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
trước đây được hình thành và phát triển trong hồn cảnh đất nước có chiến
tranh, hoạt động của bảo tàng tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm, trưng bày,
tuyên truyền đáp ứng với nhiệm vụ chính trị của đất nước, nhiệm vụ đấu
tranh giải phóng dân tộc. Những biến đổi to lớn diễn ra trên thế giới và trong
nước những năn gần đây đặt ra cho hệ thống bảo tàng Việt Nam nói chung và
bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói riêng phải đổi mới nội dung, hình
thức hoạt động để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của cơng
chúng. Một trong những vấn đề cần giải quyết cả về mặt lý luận cũng như
thực tiễn đó là việc xây dựng các sưu tập hiện vật đặc trưng của bảo tàng.

21


×