Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tìm hiểu công tác quản lý và khai thác hiện vật tại kho cơ sở bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.37 MB, 117 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
*********

NGUYỄN THỊ MAI

TÌM HIỂU CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI
THÁC HIỆN VẬT TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: BẢO TỒN - BẢO TÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUỆ

HÀ NỘI - 2008


2

M ỤC L ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 5
4. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
6. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ


CHÍ MINH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC
HIỆN VẬT BẢO TÀNG ............................................................................. 8
1.1. Cơ sở lý luận chung về quản lý và khai thác hiện vật bảo tàng .... 8
1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý hiện vật bảo tàng ...................... 8
1.1.2. Khái niệm về khai thác và khai thác hiện vật bảo tàng................. 10
1.2. Khái quát về kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh .............................. 12
1.2.1. Vài nét giới thiệu về Bảo tàng Hồ Chí Minh ............................... 12
1.2.2. Hệ thống kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh ................................. 19
1.2.3. Thành phần hiện vật bảo tàng bảo quản tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ
Chí Minh ……………………………………………………………………22
1.2.4. Tầm quan trọng của công tác quản lý và khai thác hiện vật bảo tàng
của Bảo tàng Hồ Chí Minh …………………………………………………26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
HIỆN VẬT TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ............... 28
2.1 Công tác quản lý hiện vật tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh ... 28
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy và sổ sách quản lý hiện vật bảo tàng ở
kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh ................................................................ 28
2.1.2.Quản lý hiện vật bảo tàng về số lượng và chất lượng hiện vật ...... 33


3

2.2. Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác
hiện vật bảo tàng tại kho cơ sở................................................................... 36
2.2.1. Vai trị của cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý và khai thác
hiện vật bảo tàng .......................................................................................... 36
2.2.2. Giới thiệu phần mềm “ Quản lý và khai thác hiện vật bảo tàng ” tại
kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh…………………………………………..46
2.2.3. Hoạt động của mạng cục bộ “ LAN ” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh..58
2.3. Thực trạng công tác khai thác hiện vật bảo tàng tại kho cơ sở Bảo

tàng Hồ Chí Minh ....................................................................................... 59
2.3.1.Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ cho các hoạt động trong bảo
tàng................................................................................................................ 59
2.3.1.1. Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ công tác trưng bày thường xuyên
của bảo tàng ................................................................................................... 59
2.3.1.2. Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ cho công tác trưng bày chuyên
đề, triển lãm của bảo tàng ............................................................................. 59
2.3.1.3. Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ cho công tác nghiên cứu trong
bảo tàng ........................................................................................................ 68
2.3.2. Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu, truyền
thơng và tun truyền ngồi bảo tàng ......................................................... 72
2.3.2.1. Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ các cơ quan, tổ chức đoàn thể và
các cá nhân .................................................................................................... 72
2.3.2.2. Khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ cho các chương trình giảng dạy
và học tập trong các trường học ................................................................... 76
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC
HIỆN VẬT BẢO TÀNG Ở BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ...................... 80
3.1. Nhận xét và đánh giá về thực trạng công tác quản lý và khai thác
hiện vật tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh .......................................... 80


4

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và
khai thác hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh ........................................... 83
3.2.1. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hiện vật bảo tàng .. 83
3.2.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác khai thác hiện vật bảo tàng .86
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 90

PHỤ LỤC


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày 19/5/1990 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra một buổi lễ
long trọng khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện văn hoá
nổi bật nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hố kiệt xuất và là một trong những con
người có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX.
Sự ra đời của bảo tàng Hồ Chí Minh là một mốc son đánh dấu ghi nhận
sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ trực tiếp tham gia xây dựng bảo tàng dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và sự đóng góp về hiện vật của các đơn
vị địa phương cho Bảo tàng. Bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời đã đáp ứng được
lịng mong mỏi của tồn Đảng, tồn dân. Là cơng trình văn hố khơng chỉ thể
hiện lịng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh mà
cịn là một trung tâm nghiên cứu giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào truyền
thống dân tộc qua các tư liệu hiện vật về Chủ tịnh Hồ Chí Minh.
Trong hơn 3 thập kỷ qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khơng ngừng sưu
tầm, bổ sung, kiện toàn kho hiện vật. Hiện nay kho bảo tàng Hồ Chí Minh
đang lưu giữ 131vạn hiện vật, hình ảnh, tài liệu và sách báo tham khảo. Với số
lượng tài liệu hiện vật ấy, kho bảo tàng Hồ Chí Minh là nguồn sử liệu phong
phú cho các nhà nghiên cứu sử học, bảo tàng học và là nguồn cảm hứng sáng
tác cho các nhà văn hoá, nghệ thuật. Hàng năm có hàng trăm lượt người đến
Bảo tàng nghiên cứu khai thác thông tin về thân thế và sự nghiệp hoạt động
cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh thơng qua hiện vật của để phục vụ cho
công tác bảo tàng, giảng dạy và xuất bản...Nhận thấy rõ vai trò của mình bảo
tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều công việc để quản lý và khai thác hiện

1

Bảo tàng Hồ Chí Minh – 30 năm một chặng đường, Bảo tàng Hồ Chí Minh, 2000, Tr.67


6

vật có trong kho cơ sở của bảo tàng nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho cơng
tác trưng bày, nghiên cứu khoa học trong và ngoài bảo tàng. Đặc biệt trong
thời gian gần đây các cán bộ tại kho bảo tàng Hồ Chí Minh cịn áp dụng thành
tựu của công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác hiện vật tại kho
cơ sở bảo tàng và đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng bên cạnh đó
cũng gặp khơng ít những khó khăn.
Trong thời gian thực tập tại bảo tàng Hồ Chí Minh, em được tiếp xúc
trực tiếp với những công việc tại kho cơ sở của bảo tàng, đồng thời được sự
gợi ý của cơ giáo PGS.TS.Nguyễn Thị Huệ cùng các cán bộ Phịng Kiểm kê Bảo quản bảo tàng Hồ Chí Minh, em đã chọn đề tài "Tìm hiểu cơng tác quản
lý và khai thác hiện vật tại kho cơ sở của bảo tàng Hồ Chí Minh" làm khố
luận tốt nghiệp ra trường.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về quản lý và khai thác hiện vật bảo
tàng, sự hình thành Bảo tàng Hồ Chí Minh và kho cơ sở với thành phần hiện
vật bảo tàng được lưu giữ bảo quản trong bảo tàng.
Tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý và khai thác hiện vật bảo tàng tại
kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý và khai thác hiện vật tại kho cơ sở của bảo tàng Hồ Chí
Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là thực trạng kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí
Minh với thành phần hiện vật bảo tàng được lưu giữ và vấn đề quản lý, khai

thác chúng.
Phạm vi nghiên cứu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.


7

4. Tình hình nghiên cứu.
Ngày 15/10/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định 375/CP về
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Nghị định nêu
rõ: "Viện bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện
vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên
truyền giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của
Người thông qua những tư liệu hiện vật và di tích đó."
Hàng năm, có rất nhiều cán bộ nghiên cứu và nghiên cứu sinh, sinh viên
đến khai thác tư liệu trong kho của bảo tàng Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên
cứu khoa học hay luận án Tiến sĩ, phó Tiến sĩ, Thạc sĩ và cử nhân...Nhiều đề
tài nghiên cứu về các khâu công tác nghiệp vụ của bảo tàng như công tác bảo
quản hiện vật tại kho cơ sở, công tác trưng bày, công tác tuyên truyền giáo
dục...có thể nêu ra một số đề tài như: đề tài “Nghiên cứu ứng dụng điều kiện
khí hậu, vi khí hậu bảo quản hiện vật kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh”(Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả phịng Kiểm Kê- Bảo quản
năm 1997); “Nghiên cứu nhằm đổi mới trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh”
( Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả phịng Trưng bày Bảo
tàng Hồ Chí Minh, năm 1999); “ Bước đầu tìm hiểu cơng tác trưng bày tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh”; “Tìm hiểu cơng tác bảo quản hiện vật tại kho cơ sở
Bảo tàng Hồ Chí Minh” …nhưng chưa có một đề tài nghiên cứu nào đi sâu
tìm hiểu về cơng tác quản lý và khai thác hiện vật tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ
Chí Minh - một khâu cơng tác đóng vai trò quan trọng quyết định tới nhiều
hoạt động nghiệp vụ khác của bảo tàng...Do đó em đã chọn đề tài này nhằm đi

sâu tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý và khai thác hiện vật tại kho cơ sở
của bảo tàng và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
công tác này.


8

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
văn hoá và di sản văn hoá.
- Phương pháp thống kê, phân loại và hệ thống hoá hiện vật trong kho cơ
sở của bảo tàng Hồ Chí Minh .
- Phương pháp khảo sát thực trạng công tác quản lý và khai thác hiện vật
bảo tàng tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ nhân viên bảo tàng về các
vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Bố cục khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
khoá luận dược chia làm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HIỆN VẬT BẢO TÀNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HIỆN VẬT
BẢO TÀNG TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HIỆN VẬT BẢO TÀNG TẠI KHO CƠ SỞ BẢO
TÀNG HỒ CHÍ MINH.

Để hồn thành khóa luận này ngồi cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được giúp đỡ của Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị trong Bảo tàng Hồ
Chí Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị

Huệ cùng các cán bộ phịng Kiểm kê - Bảo quản Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Qua đây cho phép em gửi lời cám ơn tới cô giáo PGS.TS.Nguyễn Thị
Huệ cùng Ban Giám đốc, các cô chú, anh chị và các cán bộ trong phòng Kiểm
kê - Bảo quản Bảo tàng Hồ Chí Minh lời cám ơn sâu sắc đã hướng dẫn và tạo
điều kiện tốt nhất cho em hồn thành khố luận này.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2008


9

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1. Một số vấn đề chung về quản lý và khai thác hiện vật bảo tàng.
1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý hiện vật bảo tàng.
Quản lý là một phạm trù kinh tế xã hội. Theo giáo trình " Quản lý nhà
nước về kinh tế" của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, xuất bản năm 1997
thì: " Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm
đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.2
Theo một số nhà khoa học, " Quản lý chính là một hoạt động, các hoạt động
do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm
thu được kết qủa mong muốn".
Theo giáo trình "Quản lý bảo tàng" của trường Đại học Văn hoá Hà Nội,
xuất bản năm 2004: " Quản lý là sự tác động có tổ chức , có hướng đích của
chủ thể ( người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể về mặt chính trị, văn
hố, xã hội, kinh tế...bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên
tắc, các phương pháp và các biện pháp tạo ra môi trường và điều kiện cho sự
phát triển của đối tượng nhằm đạt mục tiêu đã đạt ra”.3
Như vậy:

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu
xác định.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, đó là chủ thể quản lý
và đối tượng quản lý.
- Quản lý là sự tác động bằng hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên
tắc nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2
3

Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, xuất bản năm 1997, Tr.49,50
Giáo trình Quản lý Bảo tàng - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, xuất bản năm 2004, Tr.14


10

- Quản lý xét về mặt cơng nghệ cịn là sự vận động của công nghệ thông tin.
Xét về mặt bản chất quản lý là sự kết hợp nỗ lực chung của con người
trong tổ chức và việc sử dụng tất cả của cải vật chất thuộc phạm vi sở hữu của
tổ chức để đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất.
“Quản lý bảo tàng là sự tác động bằng thể chế và tổ chức nhằm bảo vệ,
bảo quản di sản văn hoá vật thể, các bộ sưu tập của các sở hữu khác nhau và
phát huy di sản ấy phục vụ giáo dưỡng và nghiên cứu của công chúng.”4
Theo nghĩa hẹp: “Quản lý bảo tàng là sự tác động tới sự chăm sóc bảo
quản các hiện vật bảo tàng và sử dụng chúng trong việc giáo dục khoa học và
phục vụ nghiên cứu.”
Từ nghiên cứu về khái niệm quản lý bảo tàng này, đề tài vận dụng nội
dung ý nghĩa nội hàm của nó để đi vào nghiên cứu: công tác quản lý và khai
thác hiện vật bảo tàng tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Mặt khác cũng
cần phải nêu khái niệm hiện vật bảo tàng, đó là một trong những đối tượng
của cơng tác quản lý bảo tàng. Sau đây là một số khái niệm:

Trong cuốn cơ sở bảo tàng học xuất bản năm 1970 của Liên xơ (cũ) có
viết: “ Hiện vật bảo tàng là nguồn gốc đầu tiên của tri thức, mà nhờ có nguồn
gốc đầu tiên của tri thức ấy, bảo tàng mới trở thành cơ quan nghiên cứu khoa
học, mới có khả năng trở thành cơ sở tư liệu phục vụ cho các ngành khoa
học, tổ chức kinh tế xã hội, cơ quan văn hoá khác”5
“Hiện vật bảo tàng là nguồn gốc nhận thức trực tiếp cảm tính của
con người, tiêu biểu về văn hoá vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung quanh ta
bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào đó trong
q trình phát triển của tự nhiên và xã hội phù hợp với loại hình bảo tàng
4
5

Giáo trình Quản lý Bảo tàng - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, xuất bản năm 2004, Tr.38
Nguyễn Thị Huệ, “Nghiên cứu nguồn Sử liệu hiện vật Bảo tàng” , NXB Chính trị Quốc gia, 2002, Tr.13


11

được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa học.6
Mọi hoạt động của bảo tàng chủ yếu dựa trên cơ sở hiện vật gốc có giá
trị lịch sử - văn hóa và khoa học. Hiện vật bảo tàng có được là nhờ hoạt động
sưu tầm. Hiện vật sưu tầm được từ nhiều nguồn, thông qua các khâu xét duyệt
đủ tiêu chuẩn khoa học pháp lý mới trở thành hiện vật bảo tàng.
Hiện vật bảo tàng là tài sản văn hố vơ giá, là vật chứng khách quan
phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử xã hội và tự nhiên. Do đó, hiện
vật bảo tàng cần phải được quản lý chặt chẽ với vai trị và giá trị của
chúng. Tồn bộ hoạt động quản lý hiện vật bảo tàng nhằm tới mục đích
phục vụ đời sống tinh thần con người.
Vậy, quản lý hiện vật bảo tàng chính là sự tác động của con người

hoặc thiết bị tới hiện vật bảo tàng và thông tin hiện vật để đạt được mục
tiêu quản lý đặt ra. Chủ thể quản lý ở đây là các cán bộ bảo tàng, hệ thống
thiết bị, sổ sách phục vụ cho hoạt động quản lý hiện vật bảo tàng. Đối
tượng quản lý là các đặc điểm, chức năng, chất liệu... những giá trị và nội
dung lịch sử hàm chứa bên trong hiện vật. Khách thể quản lý chính là bản
thân các hiện vật bảo tàng.
1.1.2. Khai thác và khai thác hiện vật bảo tàng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin, năm
1998, “Khai” là một động từ mang ý nghĩa làm cho lộ ra, làm cho thơng, cho
biết…“thác” có nghĩa là mở mang…“Khai thác” là một động từ chỉ hoạt động
nhằm phát hiện và sử dụng những cái có ích cịn ẩn dấu hoặc chưa được tận
dụng, “ Khai thác” cịn có nghĩa là tra xét, dị hỏi để biết thêm điều bí mật về
một sự kiện, hiện tượng nào đó…
Vậy khai thác hiện vật bảo tàng cũng chính là những hoạt động của con
người nhằm tận dụng hết những thông tin của hiện vật, những điều bí mật ( về
6

Nguyễn Thị Huệ, “Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng”, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, Tr.15


12

hoặc của một sự kiện, hiện tượng có liên quan đến lịch sử hoặc một nhân vật
tiêu biểu nào đó…) còn ẩn chứa trong hiện vật mà chưa được khai thác hết
nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giáo dục của con người...
Vấn đề khai thác hiện vật bảo tàng phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) là vô cùng quan trọng. V.I
.Lênin rất chú ý đến chức năng nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học
của bảo tàng. Người viết: "Bảo tàng không những chỉ là cơ quan giáo dục phổ
biến tri thức, chính trị mà cịn là cơ quan khoa học, khơng có hoạt động khoa

học, các bảo tàng sẽ không cung cấp những kiến thức cần thiết cho quần
chúng nhân dân".7
Hiện nay, các bảo tàng ở nước ta vừa là cơ quan nghiên cứu, vừa là cơ
quan giáo dục văn hố, có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm, bảo quản
và trưng bày giới thiệu những di sản lịch sử - văn hoá của dân tộc nhằm góp
phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc,
phục vụ các nhu cầu nghiên cứu và giao lưu văn hoá. Thực tiễn hoạt động của
các bảo tàng ở nước ta và trên thế giới đã phần nào nhấn mạnh rằng không có
con đường nào khác nhanh hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn để tiếp cận lịch
sử, văn hoá, văn minh của mỗi dân tộc bằng con đường bảo tàng, và việc nhận
thức sâu sắc những kinh nghiệm bài học lịch sử - văn hố q báu có giá trị,
tốt nhất nên khai thác từ nội dung chứa trong các di tích và trong các hiện vật
gốc của bảo tàng.
Hiện vật bảo tàng trước hết phải là những hiện vật gốc của lịch sử tự
nhiên và lịch sử xã hội được lấy ra trực tiếp từ hiện thực xung quanh ta, vì vậy
nó có tính khách quan và tính chân thực lịch sử. Khơng ai có thể sáng tạo ra
chúng theo ý muốn chủ quan. Hiện vật lịch sử nguyên gốc được sưu tầm
nghiên cứu, gìn giữ, bảo quản trong bảo tàng về căn bản vẫn giữ nguyên được
7

Nguyễn Thị Huệ, “ Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng”, NXB Chính trị Quốc gia, 2002, Tr.80


13

những đặc điểm về hình thức và bản chất của chính nó. Hiện vật gốc chính là
cơ sở thực tiễn cho sự nảy nở và phát triển những nhận thức về các hiện tượng
lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Hiện vật gốc được xem như vật chứng chân
thực có được của các sự kiện, hiện tượng lịch sử tự nhiên và xã hội.
Vì vậy việc khai thác giá trị hiện vật của bảo tàng rất quan trọng. Nó

khơng chỉ phục vụ cho cơng tác nghiên cứu khoa học mà nó cịn có vai trị rất
lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ sau này.
1.2. Khái quát về kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh
1.2.1. Vài nét giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí MInh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được coi là một trong những Bảo tàng hiện đại
trong hệ thống các bảo tàng ở Việt Nam, với dáng dấp của một bông hoa sen
đang nở cùng với vị trí của mình tại Quảng trường Ba Đình lịch sử và các
cơng trình văn hố khác, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm văn
hố, chính trị nơi hội tụ của đồng bào cả nước và bầu bạn khắp năm châu đến thăm
viếng và bày tỏ tình cảm kính trọng đối với vị lãnh tụ của nhân dân Việt nam - một
con người đã góp phần làm thay đổi diện mạo thế giới thế kỉ XX.
Cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh được khởi cơng xây dựng ngày
31/5/1985 khánh thành ngày 19/5/1990, đúng dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian trực tiếp xây dựng cơng trình chỉ diễn
ra gần 5 năm nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng kéo dài tới
gần 20 năm. Q trình đó được bắt đầu ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua đời 9/1969.
Ngày 25/11/1970, ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết số
206-NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng bảo tàng Hồ Chí
Minh.
Sau năm 1975, tổ chức của cơ quan 41, tiền thân của bảo tàng Hồ Chí
Minh được kiện tồn một bước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuẩn bị tích


14

cực cho việc nghiên cứu, xây dựng bảo tàng Hồ Chí Mnh. Được sự chỉ đạo
trực tiếp của Trung ương Đảng, Ban phụ trách xây dựng bảo tàng Hồ Chí
Minh đã triển khai một loạt các nhiêm vụ quan trọng như: Chuẩn bị đội ngũ
cán bộ cho bảo tàng, tăng cường hợp tác quốc tế với bảo tàng Trung ương

Lênin ( Liên Xô ) và Bảo tàng Quốc gia Đimitơrốp (Bungari), tổ chức xây
dựng nội dung trưng bày, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xây
dựng bảo tàng Hồ CHí Minh. Đồng thời triển khai các cơng việc chuyên môn
như sưu tầm, xác minh tài liệu hiện vật về Bác. Chuẩn bị kế hoạch toàn diện
để xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ của ban phụ
trách xây dựng bảo tàng đã được ghi trong quyết định của ban bí thư Trung
ương Đảng ngày 25/11/1970.
Ngày 12/9/1977 thay mặt Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng
đồng chí Lê Duẩn đã ký nghị quyết 04 NQ/TW về việc thành lập Bảo tàng Hồ
Chí Minh năm 1978, hội đồng chính phủ đã phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế bảo
tàng Hồ Chí Minh và ngày 15/10/1979 đã ban hành Nghị định 375/CB về
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nghị định nêu
rõ:"Viện bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện
vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hợat động của chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và
tuyên truyền giáo dục quần chúng về sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và tác
phong của Người thông qua những tư liệu hiện vật và di tích đó.”
Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 283/QĐ "Phê
chuẩn thiết kế bảo tàng Hồ Chí Minh" trong đó xác định phương châm xây
dựng bảo tàng "hiện đại - dân tộc - trang nghiêm - giản dị" đảm bảo mối quan
hệ chặt chẽ giữa nội dung - mỹ thuật - kiến trúc - kỹ thuật của một cơng trình
bảo tàng.
Ngày 30/12/1982, Bộ chính trị đã ra quyết định số 14-QĐ/TW về xây


15

dựng cơng trình bảo tàng Hồ Chí MInh trong đó xác định thời gian khởi cơng
năm 1985, hồn thành xây dựng năm 1987 và năm 1989 đưa cơng trình vào
hoạt động để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người.

Trong quyết định, Bộ Chính trị đã phân cơng đồng chí Trường Chinh
(Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Hội đồng nhà nước) trực tiếp chỉ đạo nội dung
tư tưởng của bảo tàng. Đồng chí Đỗ Mười Uỷ viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng phụ trách xây dựng cơng trình. Sau quyết định này,
khơng khí làm việc của cơ quan vơ cùng khẩn trương. Khơng khí này được
lan truyền trong cả nước, hàng ngàn trái tim của đồng chí, đồng bào, từ vùng
đồng bằng Nam Bộ đến vùng núi xa xôi đều hướng về thủ đô, muốn đem
cơng sức, của cải và trí tuệ của mình góp phần vào việc xây dựng cơng trình
bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1/1983, Ban chỉ đạo xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh cũng được
thành lập. Đến ngày 19/5/1985, nhân kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh chủ tịch
Hồ Chí Minh, chiếc cọc đầu tiên đã là điểm khởi đầu tạo dựng nền móng trên
địa điểm xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.
Đúng ngày 19/5/1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh bảo tàng đã khánh thành, mở cửa đón đồng bào trong cả nước và bạn bè
quốc tế đến thăm bảo tàng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng lớn nhất và hiện đại nhất ở Việt Nam
hiện nay. Với hơn 12000 m2, cơng trình được bố cục thành các khối chức
năng là:
- Tầng hầm, là khu vực đặt các thiết bị kỹ thuật và kho của bảo tàng.
- Tầng 1 có hội trường lớn hơn 350 chỗ ngồi; sảnh chính rộng 500 m2 và
khu vực bộ phận hành chính quản trị và bảo vệ.
- Tầng 2 là khu vực triển lãm (400 m2), thư viện kho sách(400 m2), hội
trường nhỏ và là khu vực làm việc của cán bộ hướng dẫn thuyết minh.


16

- Tầng 3 có kho tư liệu, phịng nghiên cứu khai thác và các phòng làm
việc của các bộ phận nghiệp vụ khác.

- Tầng 4 với hơn 4000 m2 dùng tồn bộ cho việc trưng bày.
Cơng trình có hệ thống chiếu sáng theo 3 chế độ buổi tối, ban đêm và
ngày lễ, có hệ thống truyền thanh nội bộ phát thanh phục vụ đồng bào và
các hoạt động khác. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đáp ứng được yêu cầu của
một bảo tàng hiện đại trong nước, bảo vệ, bảo quản các tài liệu hiện vật về
Bác đồng thời làm tốt chức năng tuyên truyền, giáo dục khoa học phục vụ
khách than quan.
Hoạt động nghiên cứu trưng bày của bảo tàng là khâu công tác quan
trọng, là ngôn ngữ để bảo tàng đưa tri thức đến cho người xem. Với một giải
pháp mới và hiện đại kết hợp giữa kiến trúc, mĩ thuật, kỹ thuật và nội dung
trưng bày, bảo tàng Hồ Chí Minh đã đáp ứng được nhu cầu tốt nhất khách
tham quan, giúp người xem hiêu được sâu sắc toàn diện về vị lãnh tụ vĩ đại
chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để thực hiện đầy đủ sự gắn kết giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc
Cách Mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam với phong trào công
sản quốc tế, nội dung trưng bày được chia thành 3 phần sau:
(A). Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Đây là nội dung chính của phần trưng bày với 8 chủ đề phản ánh các
giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoat động cách mạng của chủ
tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức trưng bày 8 chủ đề này một cách tuần tự thông
qua các tài liêu hiện vật và sưu tập tài liệu hiện vật đã giúp khách tham quan
nghiên cứu tìm hiểu một cách hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tám chủ đề đó là:
Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước
đầu hoạt động yêu nước và cách mạng( 1890 – 1911)


17

Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và

khẳng định con đường cách mạng Việt Nam. ( 1911 – 1920)
Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo
đường lối của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920 – 1924)
Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam (1924 – 1930)
Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo Cách
mạng tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(1930- 1945)
Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu
tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống Thực dân pháp
xâm lược(1946 – 1954)
Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất
Tổ quốc(1954 – 1969)
Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(B). Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng
sản Việt Nam:
Gồm 6 tổ hợp không gian hình tượng. Đây là phần bổ sung trực tiếp
góp phần làm sáng tỏ, sự đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc qua thực tế cuộc chiến đấu và thắng lợi của
nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Sáu tổ hợp khơng gian
hình tượng đó là:
1. Tổ hợp khơng gian hình tượng “ q hương”
2. Tổ hợp khơng gian hình tượng “ Xơ viết - Nghệ tĩnh”
3. Tổ hợp khơng gian hình tượng “ Pác Bó cách mạng”


18


4. Tổ hợp khơng gian hình tượng “ Việt Nam chiến đấu”
5. Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
6. Tổ hợp khơng gian hình tượng “ chiến đấu và chiến thắng 1975”
(C). Phần trưng bày các sự kiện lịch sử chính của thế giới có
ảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Phần trưng bày này gồm 8 chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Tình hình Thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Chuyên đề 2: Ý nghĩa Quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga.
Chuyên đề 3: Cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa Phát xít.
Chuyên đề 4: Thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Chuyên đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cách mạng thế giới.
Chuyên đề 6: Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập, dân
chủ và tiến bộ xã hội
Chuyên đề 7: Bác Hồ với thế hệ trẻ
Chuyên đề 8: Việt Nam ngày nay.
Các phần trưng bày trên là một tổng thể không tách rời nhau, cùng với
phim video tư liệu, tuốcnơket, ảnh, tài liệu, những điểm nhấn cảm xúc và các
trọng tâm thể hiện bảo tàng Hồ Chí Minh là một trung tâm nghiên cứu, tuyên
truyền về thân thế, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh - con người đã gắn
cuộc đời mình với nhân loại.
Trên tầng 2 của tồ nhà bảo tàng là 2 gian triển lãm với diện tích 400
m2, tại đây đã diễn ra hàng chục cuộc triển lãm lớn theo các chuyên đề bổ
sung cho phần giới thiệu tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh
như:"Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc ít người"; "Chủ tịch Hồ
Chí Minh với lực lượng vũ trang"; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội";
"Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng Đảng"...


19


Đó là những cuộc triển lãm có nội dung phong phú, hình thức đa dạng
phục vụ đơng đảo đồng bào trong và ngồi nước.
Có thể nói, từ một cơ quan hành chính sự nghiệp năm 1979 theo Nghị định
375/CP của Hội đồng Chính phủ, bảo tàng Hồ Chí Minh với chức năng nhiệm
vụ mới chuyển thành cơ quan nghiên cứu khoa học và hoạt động khoa học.
Trải qua hơn 30 năm hoạt động, bảo tàng Hồ Chí Minh đã thu được kết
quả trong hoạt động nghiệp vụ, trong công tác nghiên cứu khoa học góp phần
tuyên truyền giới thiệu ngày một đầy đủ hơn về thân thế sự nghiệp cũng như
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với khách trong nước và quốc tế. Cụ thể đã làm
được như sau:
- Gần 30 cuộc hội thảo đã được tổ chức và phối hợp tổ chức tại bảo tàng
và ở các cơ quan địa phương.
- 21 đề tài khoa học cấp bộ và cấp viện đã được nghiệm thu với kết quả
khá và suất sắc.
- Gần 20 đầu sách do các cán bộ của bảo tàng biên soạn đã xuất bản
trong đó có nhiều quyển sách quý như: "Những tên gọi bí danh, bút danh của
chủ tịch Hồ Chí Minh"; "Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ"..8
Bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của đất nước và của ngành văn hố thơng tin.
Ngồi các chức năng trên, bảo tàng cịn có một nhiệm vụ hướng dẫn chỉ
đạo nghiệp vụ cho hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về chủ tịch Hồ
Chí Minh trong cả nước.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được coi là một trong những bảo tàng đẹp nhất,
hiện đại nhất Việt Nam không chỉ bởi cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng mà còn
bởi bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ bảo quản tốt nhất những hiện vật, tài
liệu, là nơi tuyên truyền giáo dục hiệu quả nhất về cuộc đời sự nghiệp cách
8

Bảo tàng Hồ Chí Minh – 30 năm một chặng đường, Bảo tàng Hồ Chí Minh,2002, Tr.167



20

mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức của Người.
1.2.2. Hệ thống kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh
Mỗi một bảo tàng, để thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình thì
nhất thiết phải có kho cơ sở. Kho cơ sở của bảo tàng càng phong phú thì bảo
tàng càng có khả năng thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình như
nghiên cứu, tổ chức trưng bày và giáo dục tuyên truyền. Vì vậy mà kho cơ sở
của bảo tàng được coi là nền tảng trong mọi hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng.
Kho cơ sở của bảo tàng là nơi bảo quản các hiện vật bảo tàng có giá trị
lịch sử cùng với các tài liệu khoa học phụ liên quan. Kho thường xuyên được
sưu tầm bổ sung tài liệu hiện vật tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn đến
nghiên cứu, khai thác tài liệu phục vụ cho mục đích của mình.
Bảo tàng Hồ Chí Minh trong hơn 30 năm qua, các công tác hoạt động
của kho đã được quan tâm đúng mức.Với hàng vạn tài liệu, hiện vật, phim
ảnh... hiện vật trong kho cơ sở của bảo tàng Hồ Chí Minh là những tài sản vơ
giá của Quốc gia, là những bằng chứng sinh động giới thiệu với các thế hệ
người Việt nam cũng như khách quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tun truyền giáo dục" sống, chiến đấu,
lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể, kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh được
hình thành trước khi bảo tàng chính thức ra đời. Mặc dù đến năm 1977 mới có
quyết định chính thức thành lập Bảo tàng nhưng hệ thống kho của bảo tàng đã
được hình thành từ cuối những năm 1969 - đầu năm 1970. Lúc này Ban phụ
trách xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh đã sử dụng những khu nhà có sẵn trong
khu di tích Phủ Chủ tịch để lưu giữ và bảo quản những tài liệu hiện vật có liên
quan đến Bác Hồ. Từ đó các gian nhà này trở thành hệ thống kho cơ sở của
bảo tàng.



21

Với số lượng 13 vạn tài liệu hiện vật9kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh đã
hoạt động theo đúng những nguyên tắc bảo tàng để quản lý các tài liệu hiện
vật trong kho.
Ngày 30/7/1981, Viện trưởng viện bảo tàng đã ra quyết định số
26/QĐ/BT " Qui định về hệ thống kho bảo tàng Hồ Chí Minh". Bản qui định
đó là cơ sở cho hoạt động của kho từ năm 1981 đến nay.
Hiện nay kho cơ sở của bảo tàng Hồ Chí Minh có tổng diện tích 1200m2,
được thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo quản hiện vật theo chất liệu, thuận lợi
trong khâu quản lý khai thác. Tháng 3/1983 trong bản " Nhiệm vụ thiết kế
Bảo tàng Hồ Chí Minh" các nhà khoa học của Việt Nam và Liên Xô (cũ) đã
thống nhất nhận định" Kho bảo quản bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế phù
hợp với các điều kiện đặc biệt của công tác bảo quản, phù hợp với chất liệu
chính của từng hiện vật, đồng thời cũng phân bổ diện tích từng kho phù hợp
với số lượng, thành phần hiện vật được xếp trong các kho đó.
Hiện nay kho cơ sở của bảo tàng Hồ Chí Minh gồm có 9 kho bảo quản
theo chất liệu, đó là:
1. Kho bảo quản tài liệu báo chí
2. Kho bảo quản tài liệu sách
3. Kho bảo quản hiện vật gốm, sành sứ, thuỷ tinh
4. Kho bảo quản hiện vật kim loại
5. Kho bảo quản đồ dệt
6. Kho bảo quản hiện vật đồ gỗ
7. Kho bảo quản tác phẩm nghệ thuật
8. Kho bảo quản phim ảnh, băng ghi âm.
9. Kho bảo quản tài liệu khoa học hỗ trợ và làm lại.
Tồn bộ kho bảo quản là một khơng gian khép kín, là khu vực riêng biệt

9

Bảo tàng Hồ Chí Minh – 30 năm một chặng đường, Bảo tàng Hồ Chí Minh, 2000, Tr.203


22

cách ly với các khu vực khác của bảo tàng. Ngồi các gian kho để bảo quản
hiện vật cịn có một số phòng làm việc phục vụ trực tiếp cho cơng việc của
kho bảo quản như:
- Phịng tiếp nhận hiện vật mới sưu tầm
- Phòng khử trùng
- Phòng cách ly
- Phòng hồ sơ và lưu trữ khoa học.
Ngay từ khi mới được xây dựng, kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã được trang bị một số phương tiện bảo quản hiện đại. Tồn bộ hệ thống kho
có hệ thống điều hoà trung tâm và điều hoà cục bộ. Máy điều hoà nhiệt độ
chạy 24/24 giờ một ngày. Tuỳ theo diện tích các kho bảo quản mà đặt từ 1
đến 2 máy hút ẩm.
Trong kho có trang thiết bị cứu hoả bằng khí Nitơ và máy phịng chống
đột nhập bằng đèn tử ngoại, có hệ thống hút khí độc. Đặc biệt hệ thống điện
trong kho bảo quản cũng như ở hành lang kho được lắp đặt tương đối thuận
tiện cho cơng tác bảo quản.
Trong tồn bộ hệ thống các nhà kho bảo quản hiện vật được đặt các tủ,
bục, bệ và kệ bảo quản. Tuỳ theo chất liệu hiện vật mà có các mẫu tủ cho phù
hợp. Các hiện vật được xếp theo từng tủ, ngăn tủ thuận tiện cho việc bảo quản
và phục vụ nghiên cứu.
Hiện nay Bảo tàng Hồ Chí minh đang sử dụng 126 tủ khung nhôm10với
hơn 1000 giá các loại, bao gồm tủ không vách ngăn ( 1 cửa, 2 cửa); tủ vách
ngăn 2 cửa theo các kích cỡ khác nhau.

Tồn bộ hệ thống tủ, giá, kệ trong các kho bảo quản được thiết kế bằng
vật liệu nhơm, inox bền vững. Có nhiều tủ, kệ được thiết kế dựa trên thực tế
kích thước và trọng lượng của hiện vật. Các tủ, giá này rất phù hợp với yêu
10

Đinh Thị Hồng - Kỹ sư bảo quản kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp, ngày12/5/2008


23

cầu bảo quản các hiện vật trong kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí minh.
Với các phương tiện bảo quản nêu trên cùng hệ thống nhà kho thoáng
mát, kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện tốt các công tác bảo quản tài
liệu, hiện vật và phục vụ có hiệu quả cho cơng tác nghiên cứu khai thác và
trưng bày tài liệu hiện vật, sưu tập hiện vật.
Để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo quản tài liệu hiện vật, kho cơ sở
bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay có 16 cán bộ, trong đó có 2 cán bộ quản lý(
một trưởng phịng và một phó phịng đồng thời làm cơng tác kiểm kê), các
cán bộ cịn lại được phân cơng làm việc trong các bộ phận sau:
- Bộ phận kiểm kê

7 cán bộ

- Bộ phận bảo quản

2 cán bộ

- Bộ phận phục chế

1 cán bộ


- Bộ phận làm ảnh

4 cán bộ

1.2.3. Thành phần hiện vật bảo tàng bảo quản tại kho cơ sở của bảo tàng Hồ
Chí Minh
Với tổng số hơn 13 vạn hiện vật, kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh phong phú
về nội dung, đa dạng về thể loại. Đó là những sưu tập hiện vật, tài liệu, phim ảnh gốc,
gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là những tác
phẩm nghệ thuật, những mơ hình, sơ đồ và những tài liệu liên quan khác. Những hiện
vật đang bảo quản trong kho cơ sở hầu hết đều là những tài liệu, hiện vật, phim ảnh
gốc, có xuất sứ rõ ràng. Mỗi hiện vật hoặc sưu tập hiện vật đều gắn với một sự kiện
nhất định. Theo “ Qui định về hệ thống kho và thành phần hiện vật trong kho Bảo
tàng Hồ Chí Minh”, hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh được phân thành 3
khối chính:
1. Khối hiện vật gốc lưu niệm: Bao gồm các hiện vật trực tiếp liên quan đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh như các văn bản, tài liệu, thư, điện….do Người dự thảo; các
tài liệu Người đã xem và để lại bút tích; các đồ dùng hàng ngày; các tặng phẩm trong


24

và ngoài nước tặng Bác; các phim, ảnh ghi lại hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các phim chụp hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các băng ghi âm tiếng nói
của Người.
2. Khối tài liệu, hiện vật liên quan đến các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta
đã sử dụng trong quá trình gặp gỡ, trao đổi làm việc cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong lúc sinh thời. Sau khi Bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, các cán bộ của bảo tàng đã sưu
tầm được một số lượng nhất định khối tài liệu, hiện vật này để phục vụ cho công tác

nghiên cứu và nhiệm vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
3. Khối hiện vật, tài liệu – lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng làm quà
tặng để tặng các tổ chức, đồn thể cá nhân có thành tích trong công tác, lao động, sản
xuất và chiến đấu,…sau này khi Bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời thì các tổ chức, đoàn
thể, cá nhân đã trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phục vụ cho
nhiệm vụ của bảo tàng11.
Trong kho có nhiều nhóm hiện vật và loại hiện vật khác nhau, trong đó khối
hiện vật gốc chiếm trên 90% tổng số hiện vật trong kho12 và đang được bảo quản
trong những điều kiện khác nhau.
Toàn bộ hiện vật gốc lưu niệm liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia
theo 3 nhóm:
*Nhóm 1: Hiện vật thể khối bao gồm:
- Các sưu tập đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng tiếp khách của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các tặng phẩm trong nước và quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các tác phẩm nghệ thuật như: tranh, tượng…
- Các hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng các cá nhân trong và ngoài nước,
sau này Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tập về…
* Nhóm 2: Tài liệu, sách báo bao gồm:
- Các bản thảo ( viết tay hoặc đánh máy) của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thư,
11

Đinh Thị Hồng - Kỹ sư bảo quản kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp, ngày 5/6/2008


25

điện, bài nói chuyện và các văn bản khác…
- Các tài liệu bút tích: văn bản, sách, báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem và để
lại bút tích.
- Các sách báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc

- Thư, điện, quyết tâm thư của đồng bào trong nước và quốc tế gửi Chủ tịch Hồ
Chí Minh …
*Nhóm 3: Phim ảnh, băng ghi âm bao gồm:
- Phim ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời.
- Phim chụp và tư liệu ghi lại các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các băng ghi âm tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngồi các hiện vật gốc liên quan trực tiếp đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kho
còn bảo quản những tặng phẩm của nhân dân trong nước và Quốc tế tặng Bảo tàng
Hồ Chí Minh, và phim ảnh chụp hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ 1970 đến
nay.
Bảo tàng Hồ Chí Minh chia làm 3 nhóm tài liệu, phim ảnh, hiện vật thể khối để
thuận tiện cho khâu bảo quản và quản lý, song từng nhóm hiện vật, tài liệu đó lại
được sắp xếp, phân loại, xây dựng thành các sưu tập theo các chuyên đề và sắp xếp
trong kho theo chất liệu để bảo quản và phục vụ khai thác.
Trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngồi số hiện vật gốc trực tiếp liên
quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn có một số hiện vật, tài liệu, phim ảnh liên quan
đến các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng như đồng chí Trường Chinh, đồng chí Lê
Duẩn... Số tài liệu, hiện vật này được bảo quản và quản lý như bảo quản và quản lý
khối hiện vật, tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để bảo tồn bảo vệ số lượng tài liệu hiện vật trên, hiện nay bảo tàng Hồ
Chí Minh đã và đang thực hiện 6 khâu cơng tác nghiệp vụ trong đó cơng tác
bảo quản chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì chỉ có tiến hành tốt cơng
12

Bảo tàng Hồ Chí Minh – 30 năm một chặng đường, Bảo tàng Hồ Chí Minh, 2000, Tr.202


×