Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tìm hiểu sưu tập bản thảo tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của chủ tịch hồ chí minh tại kho cơ sở bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 101 trang )

1
Khúa lun tt nghip

Khoa Bo tng

Trờng đại học văn hóa H Nội
KHOA BO TNG

*********

Trần thu h

Tìm hiểu su tập bản thảo tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân của chủ tịch hồ chí minh
tại kho cơ sở bảo tng hồ chí minh

Khóa luận tốt nghiƯp
Ngμnh b¶o tμng

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thu Hằng

Hμ Néi - 2009

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


2
Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Bảo tàng

MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………..1
2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..3
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….3
4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………...4
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….4
6. Bố cục của luận văn……………………………………………………5
Chương 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG.
1.1 Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh…………………………………...6
1.2 Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh……………………………………..11
1.3 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh
1.3.1 Sưu tập hiện vật và nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật
bảo tàng………………………………………………………...17
1.3.2 Hoạt động xây dựng sưu tập tại kho cơ sở Bảo tàng
Hồ Chí Minh…………………………………………………...21
Chương 2: SƯU TẬP BẢN THẢO TÁC PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN” CỦA CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH TẠI KHO CƠ SỞ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.
2.1 Quá trình hình thành của sưu tập ……………………………………25
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


3

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

2.2 Nội dung của sưu tập…………………………………………………...28
2.2.1 Các bản thảo và nội dung cơ bản của tác phẩm “Nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”………………………28
2.2.2 Nội dung sưu tập………………………………………………..48
2.3 Giá trị sưu tập…………...…………………………………………….. 51
2.3.1 Giá trị lưu niệm…….……………………………...……………51
2.3.2 Giá trị lịch sử…………………………………………….……...54
2.3.3 Giá trị văn hóa..........…………………………………………....57
2.3.4 Giá trị giáo dục………………………………………………….58
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO QUẢN,
PHÁT HUY GIÁ TRI SƯU TẬP BẢN THẢO TÁC PHẨM “NÂNG CAO
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN”
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
3.1 Thực trạng bảo quản của sưu tập………...………………………...…62
3.2 Thực trạng việc khai thác giá trị sưu tập phục vụ các hoạt động
nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh.........................................................64
3.2.1 Phục vụ cho hoạt động trưng bày, triển lãm, giáo dục………….64
3.2.2 Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học…………………...66
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo quản và phát huy giá trị
sưu tập bản thảo tác phẩm “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại kho cơ sở Bảo tàng
Hồ Chí Minh
3.3.1 Tăng cường nghiên cứu sưu tập………………………...………67
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B



4
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

3.3.2 Đẩy mạnh kiện tồn và quản lý sưu tập……………………...…69
3.3.3 Đảm bảo và nâng cao chất lượng bảo quản sưu tập…………….71
3.3.4 Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khai thác phát huy giá trị
sưu tập……………………………………………….………………..74
Kết luận………...…………………………………………………………...79
Tài liệu tham khảo………………………………………………..………...81
Phụ lục

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


5
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln giành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức
cách mạng. Người coi đó là nhiệm vụ then chốt, là cái gốc để rèn luyện

con người và xây dựng Đảng ngày một vững mạnh, để lãnh đạo nhân dân
vững bước tiến lên con đường giành thắng lợi cuối cùng:
“Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”1
Đó là chân lý và phương châm trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là vị lãnh tụ viết
và bàn nhiều về đạo đức cách mạng. Người nhấn mạnh rằng đạo đức như gốc
của cây, nguồn của sơng, người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng, mới lãnh đạo được nhân dân, cũng như
sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa: “Người cách mạng phải có
đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân
dân, vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng
việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ
hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?”2. Không chỉ quan tâm đến vấn đề đạo
đức và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng mà bản thân Người cũng là tấm
gương mẫu mực về đạo đức cách mạng.
Tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh
của tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại,
1
2

Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.410.
Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.253.

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


6

Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

là tài sản tinh thần vô giá của Đảng ta và nhân dân. Mặc dù Người đã ra đi
mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng tư tưởng, đạo đức của Người vẫn là nguồn
sức mạnh, động lực to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách
khó khăn, đưa cơng cuộc đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế thắng lợi.
Xuất phát từ tình cảm thiêng liêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh,
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam và trách nhiệm đối với các thế hệ
tương lai, phải lưu giữ bảo tồn các kỉ vật về Người, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã
ra đời, và luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Bảo
tàng hiện đang lưu giữ, bảo quản rất nhiều tài liệu hiện vật liên quan đến Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Trong đó, Sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sưu tập tài
liệu, hiện vật hết sức q giá và có ý nghĩa sâu sắc trong Kho cơ sở Bảo tàng.
Sưu tập bao gồm bản thảo những bài viết, bài báo, bài trả lời phỏng vấn, thư,
điện trong nước và nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh…, phản ánh tồn
diện, sâu sắc và toát lên được cốt lõi, linh hồn tư tưởng Hồ Chí Minh.
Một trong những sưu tập bản thảo được lưu giữ đầy đủ nhất, khơng chỉ
có ý nghĩa sâu sắc về nội dung tư tưởng mà còn là tài liệu trưng bày gây ấn
tượng đặc biệt với khách tham quan là Sưu tập bản thảo tác phẩm “Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Bài đăng báo Nhân dân số 5409, ngày 03 tháng 02 năm 1969, bút danh T.L).
Những quan điểm về đạo đức cách mạng trong tác phẩm
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” có ý nghĩa
vơ cùng sâu sắc và quan trọng đối với công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ
Đảng viên, xây dựng Đảng nói riêng và đối với nhân dân Việt Nam ta nói
chung. Nhất là vào thời điểm hiện nay, khi sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước đang bước vào thời kỳ mới với những tác động của nền kinh tế thị

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


7
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

trường và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi đó có một
bộ phận Đảng viên đã sa vào tham nhũng làm ảnh hưởng đến niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, cho nên yêu cầu về đạo đức, phẩm chất cách
mạng của cán bộ đảng viên lúc này lại càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ra đời tác phẩm “Nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, hưởng ứng sôi nổi cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với mong muốn tìm
hiểu nội dung và giá trị sưu tập bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tơi quyết
định chọn đề tài: “Tìm hiểu sưu tập bản thảo tác phẩm “Nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh” làm Khóa luận tốt nghiệp đại học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là sưu tập gồm các bản thảo
tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện đang được lưu giữ tại Kho cơ sở
Bảo tàng Hồ Chí Minh, gồm 13 bản, được đánh máy làm 2 táp.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về


thời

gian:

nghiên

cứu

Sưu

tập

gồm

các

bản

thảo

của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong q trình hình thành tác phẩm
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” từ lúc
chuẩn bị tài liệu, ngày 25/01/1969 đến ngày đăng báo Nhân dân số 5409,
ngày 03/02/1969, nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng. Ngoài ra,
Khóa luận cũng quan tâm, nghiên cứu Sưu tập với tư cách là hiện vật
của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ năm 1970 đến nay.
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B



8
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Về khơng gian: nghiên cứu Sưu tập bản thảo tác phẩm
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
được Chủ tịch Hồ Chí Minh cho khởi thảo, sửa chữa và hồn chỉnh tại
Phủ Chủ tịch, Hà Nội, năm 1969. Từ năm 1970 đến nay, Sưu tập bản thảo
được lưu giữ tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng
Hồ Chí Minh và hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng, làm cơ sở
cho việc tìm hiểu sưu tập.
Tìm hiểu hồn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu của Sưu tập bản thảo
tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”
hiện đang lưu giữ, bảo quản trong Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh với
tư cách là nguồn sử liệu quan trọng, một di sản văn hóa của dân tộc.
Xác định giá trị lưu niệm, giá trị giáo dục, giá trị lịch sử và giá trị văn
hóa của Sưu tập, bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu, học tập đạo đức,
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đánh giá hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng Hồ Chí Minh đối với
Sưu tập, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
bảo quản, phát huy giá trị của sưu tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mac – Lênin: Duy vật
lịch sử và Duy vật biện chứng.
Phương pháp khoa học để tiến hành nghiên cứu: Bảo tàng học,
Khoa học lịch sử, Văn hóa học...


Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


9
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp: đối chiếu, thống kê, so sánh,
phân tích…
6. Bố cục của Khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,
bố cục Khóa luận gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương1: Bảo tàng Hồ Chí Minh với hoạt động xây dựng sưu tập hiện
vật bảo tàng
Chương 2: Sưu tập bản thảo tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét

sạch

chủ

nghĩa



nhân”


của

Chủ

tịch

Hồ

Chí

Minh

tại Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng bảo quản, phát huy giá trị
Sưu tập bản thảo tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


10
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Chương 1


BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
1.1 Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh
“Người là Cha là Bác là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
(Tố Hữu – Sáng tháng Năm)
Câu thơ đã nói lên tình cảm thiêng liêng của nhân dân Việt Nam
giành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính u của dân tộc Việt Nam.
Bằng tình u sâu sắc với nhân dân, với Tổ quốc, Người đã dẫn dắt
cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh lịch sử, đi đến bến bờ thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi vốn có truyền thống yêu nước,
đấu tranh kiên cường, bất khuất. Ngay từ thời niên thiếu, Người đã sớm
có lịng u nước, thương dân, căm thù giặc. Từ làng Hoàng Trù quê mẹ
và làng Sen quê cha, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã đến học trường
Quốc học Huế, rồi trở thành thầy giáo ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).
Vào thời gian này, nhân dân ta đã có nhiều cuộc nổi dậy đấu tranh chống thực
dân Pháp với nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng lần lượt bị
thất bại. Với khát vọng đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, nhân dân,
Người đã suy nghĩ về sự thất bại của các phong trào này, quyết tâm đi tìm con
đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


11
Khóa luận tốt nghiệp


Khoa Bảo tàng

Ngày 5-6-1911, Người được nhận vào làm phụ bếp trên tàu đô đốc
La-tu-sơ Tơ-rê-vin-lơ (Aminal Latouche Tréville) với tên: Nguyễn Văn Ba,
Người bắt đầu cuộc hành trình tìm hiểu nền văn minh thế giới, tìm con đường
cứu nước, với hành trang là đôi bàn tay trắng và hy vọng:
“Tơi muốn đi ra ngồi xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ
làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta…”3. Từ năm 1911 đến
năm 1917, Người (lúc này mang tên là Nguyễn Ái Quốc) đã đi khắp năm
châu bốn biển, tận mắt trông thấy bao cảnh đời khốn khổ. Người hịa mình
với những cơng nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống,
vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết khoa học để tìm con đường giải phóng
dân tộc. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã
đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó, Người tập trung
nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đã nhận định con đường duy nhất và
đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội, đó chính là con đường
cách mạng vơ sản.
Từ một người u nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành
người chiến sĩ cộng sản. Từ đó, Người ra sức hoạt động, phấn đấu cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Người đã vượt qua
mn vàn sóng gió, sự theo dõi sát sao của mật thám, bí mật đi rất nhiều
nước Châu Á và Châu Âu để hoạt động cách mạng. Cuộc hành trình
của Người kéo dài ba mươi năm, mùa xuân năm 1941, Người mới trở về
Tổ quốc, tạm dừng chân ở hang Pắc-Pó (Cao Bằng), nơi có “suối Lê-nin”,
“núi Các-Mác”. Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thành lập
mặt trận Việt Minh, làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám

3

Trần Dân Tiên (1993), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, tr.13

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


12
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông
đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Trong những ngày đầu thành lập, các thế lực phản động liên tục chống
phá cách mạng, đất nước ta gặp nhiều khó khăn chồng chất, bị bao vây
bốn phía. Trước tình hình đó, với tinh thần yêu nước nồng nàn, và lý luận của
chủ nghĩa Mac-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Đảng và nhân dân
ta làm nên những thắng lợi vẻ vang: cách mạng Tháng Tám thành công,
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vừa chiến đấu chống Mỹ cứu
nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ngày 2-9-1969, Người đã ra đi vào “cõi người hiền” để lại bao niềm
tiếc thương vơ hạn cho tồn thể dân tộc Việt Nam, cũng như bao bạn bè
trên khắp năm châu.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp
của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ
quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình
vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do
của các dân tộc, vì hịa bình và cơng lý trên thế giới. Năm 1990, nhân dịp
kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức UNESCO

đã phong tặng Người danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam,
nhà văn hóa kiệt xuất”.
Sau ngày Bác mất, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân
muốn lưu giữ những kỷ vật về Người, nhằm tỏ lịng biết ơn và ghi nhớ
cơng lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Trung ương Đảng
đã ra Nghị quyết số 206-NQ/TW ngày 25/11/1970 về việc thành lập
Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


13
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Năm 1978, Hội đồng Chính phủ đã phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Bảo
tàng Hồ Chí Minh và vào ngày 15/10/1979 đã ban hành Nghị định số 375/CP
về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Nghị định của Chính phủ nêu rõ: Viện Bảo tàng Hồ Chi Minh “là trung tâm
nghiên cứu những tư liệu, hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống
và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh
cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư
tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tài liệu hiện vật và
di tích đó”.4
Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chuẩn bị nội dung
cho Bảo tàng, cơ quan cịn có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành
công tác thiết kế và xây dựng công trình. Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị

ra quyết định số 14-QĐ/TW về việc xây dựng cơng trình Bảo tàng
Hồ Chí Minh. Trong đó, xác định thời gian khởi cơng là năm 1985,
hoàn thành xây dựng năm 1987 và năm 1990 sẽ đưa cơng trình vào hoạt động
nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 19/5/1990, đúng vào ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được
tổ chức long trọng, ghi dấu kết quả của những nỗ lực, phấn đấu không
mệt mỏi của tập thể cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh trong suốt 20 năm.
Tại lễ khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, đồng chí Đỗ Mười
đã nêu rõ: “Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi bảo quản lâu dài những hiện vật
và di tích quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.5

4
5

Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005), 35 năm Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.25.
Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005), 35 năm Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.50.

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


14
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Bảo tàng “nằm” trong khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử,
cùng với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu di tích Chủ tịch

Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch đã tạo nên một quần thể di tích lịch sử - văn hóa
lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đơ Hà Nội.
Bảo tàng Hồ Chí Minh có diện tích trưng bày 4000m2 với khoảng
hơn 2000 hiện vật, tài liệu trưng bày với 8 chủ đề:
-

Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
những hoạt động yêu nước và cách mạng đầu tiên (1890-1911)

- Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy chân lí của
thời đại - chủ nghĩa Mác- Lênin (1911-1920)
- Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo
đường lối của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924)
- Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp
công nhân Việt Nam (1924-1930)
- Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ CHí Minh cùng Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng
Tháng Tám, sáng lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á
(1930-1945)
- Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam lãng đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng
và kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954)
- Chủ đề 7: Chủ Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống
Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
(1954-1969)
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B



15
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

- Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hàng năm, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón hơn 50 triệu lượt khách
trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời
và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng cịn tổ chức triển lãm
chuyên đề, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyền... nhân các ngày lễ lớn
của đất nước.
Bảo tàng có thư viện chuyên về Chủ tịch Hồ Chí Minh với hơn 6.318
đầu sách với khoảng 20.000 nghìn bản.Kho Tư liệu có hơn 12.000 tài liệu,
trong đó có nhiều tư liệu quý.
Đăc biệt, Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh có hơn 13 vạn hiện vật,
đáp ứng cho công tác nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp
và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2 Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh gìn giữ toàn bộ các hiện vật gốc quý
về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện vật bảo tàng giữ vai trị đặc biệt quan trọng
trong hoạt động của các bảo tàng, là tiền đề và cơ sở để bảo tàng hình thành
và phát triển. Các hiện vật bảo tàng với lượng thông tin phong phú là cơ sở
để bảo tàng thực hiện các chức năng xã hội như: nghiên cứu khoa học,
giáo dục, thơng tin, giải trí…
Hiện vật trong kho cơ sở của bảo tàng phong phú và hồ sơ đầy đủ thì
bảo tàng càng có khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội và thu hút được
nhiều khách tham quan. Vì vậy, kho cơ sở được coi là nền tảng trong mọi
hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng.


Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


16
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Trong gần 40 năm qua, ngay từ khi có quyết định thành lập
của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiến hành
xây dựng Kho cở sở bảo quản các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời
và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, Bảo tàng
không ngừng tiến hành sưu tầm các tài liệu, hiện vật bổ sung cho Kho cơ sở
những tài liệu, hiện vật và những sưu tập hiện vật phong phú, có giá trị
bảo tàng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và trưng bày về Chủ tịch
Hồ Chí Minh ngày càng phong phú và đầy đủ.
Với số lượng hơn 13 vạn hiện vật, tài liệu, phim ảnh…, hiện vật
trong kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là những tài sản vô giá của quốc gia,
là những bằng chứng sinh động giới thiệu với các thế hệ người Việt Nam
cũng như khách quốc tế về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Góp phần tun truyền, giáo dục “Sống chiến đấu, lao động
và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Để tạo cơ sở pháp lý đưa kho vào hoạt động theo nguyên tắc bảo tàng
và quản lý các hiện vật trong kho, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có
quyết định số 26 QĐ/BT ngày 30-7-1981 phê chuẩn “Quy định về hệ thống
kho và thành phần hiện vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh”. Quyết định
này là cơ sở để kho hoạt động từ năm 1981 đến nay.

Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh là hệ thống kho tương đối lớn và
hiện đại so với các bảo tàng quốc gia khác, kho vừa đáp ứng yêu cầu bảo quản
lâu dài hiện vật vừa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu trong
và ngồi cơ quan.
Với diện tích tổng thể 1200m2, kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh được
thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo quản hiện vật, thuận lợi trong khâu quản lý,
phục vụ khai thác. Toàn bộ hệ thống kho bảo quản hiện vật là một công trình
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


17
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

khép kín, riêng biệt, cách ly với các khu vực khác của Bảo tàng. Ngoài các
gian kho để bảo quản hiện vật, cịn có một số phịng làm việc phục vụ trực
tiếp các cơng tác nghiệp vụ của kho cơ sở.
Toàn bộ khu vực kho được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm. Đây là
điểm khác biệt giữa Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh so với các bảo tàng
khác. Ngồi ra, kho còn được trang bị hệ thống phòng chống cháy
và chống đột nhập. Trong mỗi phòng kho, tùy theo từng chất liệu hiện vật sẽ
được trang bị các tủ bảo quản phù hợp. Đặc biệt, trong mỗi phòng kho đều
được đặt các máy hút ẩm, máy đo nhiệt độ, độ ẩm. Nhờ đó, Kho cơ sở
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác bảo quản tài liệu, hiện vật
và phục vụ có hiệu quả cơng tác nghiên cứu, khai thác tài liệu, hiện vật
bảo tàng.
Những sưu tập hiện vật, tài liệu, phim ảnh gốc trong Kho cơ sở của

Bảo tàng, phần lớn gắn với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Đa số tài liệu, hiện vật gốc trong kho đều có xuất xứ rõ ràng,
mỗi hiện vật, sưu tập hiện vật đều gắn với một sự kiện lịch sử nhất định.
Theo bản “Quy định về hệ thống kho và thành phần hiện vật trong
kho Bảo tàng Hồ Chí Minh”, hiện vật trong kho được phân thành 3 khối sau:
Khối hiện vật gốc: Bao gồm các hiện vật trực tiếp liên quan đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh (cả hiện vật thể khối, tài liệu gốc) còn gọi là “hiện vật
lưu niệm”, “hiện vật có nguồn gốc lưu niệm”. Đây là hiện vật gốc chủ thể
của kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Những hiện vật có liên quan trực tiếp
đến sự kiện, những đồ đạc, đồ dùng kỷ vật riêng, bản thảo, tài liệu, bút tích,
nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


18
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Khối hiện vật khơng phải là gốc nhưng có giá trị nghiên cứu,
trưng bày: là những bản sao tài liệu, hiện vật, phim ảnh liên quan đến
Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng Hồ Chí Minh khơng có bản gốc.
Những năm gần đây, Bảo tàng đã tiến hành sưu tầm được rất nhiều bản sao
tài liệu ở các kho lưu trữ trên thế giới, bổ sung cho việc nghiên cứu và
trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng gian khổ của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Khối hiện vật, tài liệu phụ: là các tài liệu hiện vật do các cá nhân đơn

vị trong và ngồi nước tặng bảo tàng, khơng liên quan trực tiếp đến Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhưng có tác dụng trong trưng bày bảo tàng.
Khi phân loại, có nhiều nhóm và loại hiện vật khác nhau,
song khái quát có thể phân thành 3 khối hiện vật trên. Trong đó, khối hiện vật
gốc chiếm trên 90% tổng số hiện vật trong kho, được bảo quản trong các
kho khác nhau theo từng chất liệu.
Hiện vật gốc trực tiếp liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm:
Hiện vật thể khối:
- Các sưu tập đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng tiếp khách của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
- Các tặng phẩm trong nước và quốc tế tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các tặng phẩm nghệ thuật như tranh, tượng…
- Các tặng phẩm tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Các hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng các cá nhân trong
và ngoài nước, sau này bảo tàng sưu tầm về…

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


19
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Tài liệu:
- Các bản thảo (viết tay hoặc đánh máy) của Chủ tịch Hồ Chí Minh
như thư, điện, bài nói chuyện…
- Các tài liệu bút tích: Văn bản, sách, báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem

và để lại bút tích.
- Các sách, báo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc.
- Thư điện, quyết tâm thư của đồng bào trong nước và quốc tế gửi
Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Phim ảnh, băng ghi âm:
- Phim ảnh chụp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phim tư liệu ghi lại các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các băng ghi âm tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Các phim ảnh chụp hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh từ
năm 1970 đến nay.
Hiện vật, tài liệu nêu trên được bảo quản theo các kho chất liệu
và có ký hiệu như sau:
- Kho tài liệu văn bản, sách báo

G

- Kho đồ dệt

ĐD

- Kho phim ảnh

PA

- Kho đồ mộc

ĐM

- Kho kim loại


KL

- Kho đồ sứ đá

S, Đ

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


20
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

- Kho các chất liệu da, nhựa, xương

D, N, X

- Kho hiện vật hóa chất

HC

- Kho tác phẩm nghệ thuật

TPNT

Trong đó, Sưu tập bản thảo tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nằm trong Sưu tập bản thảo của Chủ tịch

Hồ Chí Minh và được bảo quản trong kho văn bản, tài liệu, sách báo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc… được bảo quản và quản lý
theo đúng chế độ và đúng nguyên tắc. Hiện vật trong kho cơ sở
của Bảo tàng Hồ Chí Minh đều có đầy đủ Hồ sơ hiện vật. Hồ sơ hiện vật là
phần hồn của hiện vật, có thể coi hiện vật như phần “xác”, còn hồ sơ hiện vật
như phần “hồn”. Nếu hiện vật mà khơng có hồ sơ thì hiện vật đó như có “xác”
mà khơng có “hồn”, ngược lại có hồ sơ nhưng khơng có hiện vật thì cũng như
khơng. Hồ sơ hiện vật thể hiện nội dung và ý nghĩa của từng hiện vật.
Sưu tập bản thảo tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hồ sơ kèm theo
mang số ký hiệu: TP. 828/1->2/a ->k. Trong hồ sơ này có các văn bản:
- Bản ghi chép hiện vật, gồm 5 trang viết tay, do đồng chí
Nguyễn Thị Hằng ghi ngày 21/9/2001.
- Bản xác minh của đồng chí Cù Văn Chước, nguyên Giám đốc
Bảo tàng Hồ Chí Minh, gồm 10 trang viết tay, ngày 8 và 9 tháng 5/ 2001.
Qua bản xác minh này, chúng ta có thể hiêủ được bút tích của từng người ghi
trong văn bản. Đồng thời, ta còn biết được những câu chuyện lý thú xung
quanh sự ra đời của tác phẩm.

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


21
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng


Từ năm 2001 đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang tiến hành áp dụng
cơng nghệ thông tin vào quản lý, khai thác hiện vật. Hiện nay,
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng phiếu nhập tin (phiếu hiện vật)
cho từng tài liệu hiện vật, nhiều yếu tố trong phiếu hiện vật được xây dựng
trên cơ sở hồ sơ của các sưu tập hiện vật. Các sưu tập hiện vật của
Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày càng hồn thiện, phục vụ tốt cơng tác quản lý
và khai thác hiện vật bằng vi tính.
1.3 Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh
1.3.1 Sưu tập hiện vật và nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
Từ thưở sơ khai của loài người, nhân loại đã biết sưu tầm, thu thập
những đồ vật, khoáng vật, vỏ và xương động vật kỳ lạ, quý hiếm. Đây là
sự hình thành bước đầu về tư duy hiện vật bảo tàng của con người. Trải qua
thời gian, nhận thức của con người về hiện vật bảo tàng, sưu tập hiện vật bảo
tàng ngày một hoàn chỉnh hơn.
Đến nay, khái niệm hiện vật bảo tàng đã được nhiều nhà Bảo tàng học,
các chuyên gia bảo tàng nghiên cứu. Họ đã đưa ra các khái niệm đúng đắn và
nhiều chiều về hiện vật bảo tàng.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac - Lê nin về nhận thức, tập thể
giảng viên Khoa Bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nghiên cứu,
định nghĩa hiện vật bảo tàng như sau: “Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức
trực tiếp cảm tính cho nhận thức của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”6.

6

Cơ sở Bảo tàng học (1990), Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, t.1, Hà Nội,

Trần Thu Hà


Bảo tàng 25B


22
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Trong cuốn “Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng”,
PGS. TS Nguyễn Thị Huệ đã đưa ra khái niệm: “Hiện vật bảo tàng là những
hiện vật gốc mang giá trị và thuộc tính của hiện vật bảo tàng, có hồ sơ khoa
học - pháp lý kèm theo, phù hợp với nội dung và loại hình của bảo tàng,
chúng được gìn giữ bảo quản lâu dài để phục vụ cho những hoạt động và
chức năng xã hội của bảo tàng”.7
Gần

đây,

trong

cuốn

“Sự

nghiệp

bảo

tàng


nước

Nga”

(do Kaulen.M.E chủ biên) được Cục Di sản văn hóa xuất bản năm 2006
đã viết: “Hiện vật bảo tàng là đối tượng tự nhiên hay văn hóa lịch sử được
nhập vào sưu tập bảo tàng, là tư liệu ban đầu của tri thức và tác động cảm
xúc và mang giá trị bảo tàng”8
Qua các khái niệm trên, các chuyên gia Bảo tàng học đã khẳng định
hiện vật bảo tàng có vai trị to lớn, là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời,
tồn tại và phát triển của bảo tàng.
Các hiện vật bảo tàng thường không tồn tại độc lập, đơn lẻ trong việc
truyền tải thông tin mà thường tập hợp thành các “sưu tập hiện vật bảo tàng”.
Sưu tập hiện vật cũng chính là cơ sở hình thành và phát triển bảo tàng.
Đồng thời, cũng có thể xem sưu tập hiện vật là vốn cố định để bảo tàng
thực hiện các chức năng xã hội cơ bản.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ khái niệm sưu tập hiện vật
bảo tàng là một trong những vấn đề lý luận quan trọng không thể thiếu được
trong Bảo tàng học. Hiện nay, khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng được đề
cập khá nhiều trong các cơng trình Bảo tàng học trên thế giới và Việt Nam.
7

Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Nxb. Chính trị
quốc gia, HN.
8
Kaulen M.E (2006), Sự nghiệp bảo tàng nước Nga (tài liệu dịch),Nxb. Cục di sản văn
hóa, HN, tr233.
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B



23
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

Các chuyên gia Bảo tàng học của Cộng hòa Liên bang Nga đã viết:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau nhau cùng
chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiệu nhất định không kể mỗi một
hiện vật trong đó có giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch
sử, nghệ thuật, khoa học hay văn hóa.”9
Ban đầu, nhận thức về sưu tập tại các bảo tàng Việt Nam chủ yếu gắn
với hoạt động trưng bày và thường được diễn đạt bằng khái niệm “nhóm hiện
vật”. Cho đến năm 1967, trong cơn trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về
Bảo tàng học “Tìm hiểu khoa học bảo tàng Việt Nam”, tác giả Đào Duy Kỳ
đã mở rộng cụ thể hơn các nhận thức về sưu tập. Ông gắn sưu tập với các
hoạt động sưu tầm, nghiên cứu và trưng bày.
Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sau hơn 20 năm hoạt động và tích lũy
kinh nghiệm, ngành bảo tàng Việt Nam đã có những điều kiện để đi sâu vào
các hoạt động chuyên môn. Vấn đề sưu tập hiện vật bảo tàng đã được đề cập
khá nhiều trong sinh hoạt chuyên môn của ngành.
Trong cuốn “Sưu tập hiện vật bảo tàng”, các nhà khoa học đã đưa ra
khái niệm sau về sưu tập hiện vật bảo tàng:
“Sưu tập hiện vật bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp theo
những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung đề tài, loại
hình (hiện vật) chất liệu, cơng dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện và nó chứa

9


Kaulen M.E (2006), Sự nghiệp bảo tàng nước Nga (tài liệu dịch),Nxb. Cục di sản văn
hóa, HN, tr235.

Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


24
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

đựng các giá trị thơng tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt
động khoa học giáo dục lịch sử, văn hóa, nghệ thuật”.10
Hiện nay ở nước ta, cùng với các khái niệm sưu tập hiện vật nêu trên,
cịn có khái niệm sưu tập được trình bày dưới góc độ di sản văn hóa phù hợp
với tình hình đất nước: “Sưu tập hiện vật là một tập hợp các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia hoặc các di sản văn hóa phi vật thể được thu thập, giữ gìn,
sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và
chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội”. 11
Đối với bảo tàng, sưu tập là “vốn cố định” và là tài sản của mỗi
bảo tàng, biểu hiện bản sắc đặc trưng, giá trị đích thực của bảo tàng, tạo nên
sắc thái riêng biệt cho từng bảo tàng và là nền tảng khẳng định vị thế xã hội
của bảo tàng trong hiện tại và tương lai.
Trong bảo tàng, xây dựng sưu tập được coi là một hoạt động khoa học
thường xuyên quan trọng. Hoạt động này gồm các nội dung sau:
- Một là, sưu tầm hoặc tập hợp các hiên vật đơn lẻ thành sưu tập.
- Hai là, nghiên cứu để bổ sung cho sưu tập ngày càng phong phú về số lượng
và chất lượng.

- Ba là, nghiên cứu để bảo quản lâu dài, khai thác, sử dụng phục vụ cho
nghiên cứu khoa học và trưng bày – giáo dục.
Vì vậy, có thể nói mục đích của việc xây dựng sưu tập hiện vật
bảo tàng là nhằm cung cấp thông tin tập trung, tồndiện, sâu sắc, nhanh chóng

10

Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam(1994), Sưu tập hiện vật bảo tàng, Nxb Văn hóa – Thơng
tin, Hà Nội, tr.53.
11
Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2007), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.13-14.
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


25
Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Bảo tàng

và chính xác về nội dung từ các hiện vật bảo tàng cho công chúng và
cộng đồng xã hội.
Khi xây dựng sưu tập, các bảo tàng phải chú ý thực hiện các nguyên tắc
chung sau đây:
Nghiên cứu lựa chọn những hiện vật bảo tàng để đưa vào sưu tập phải
là những hiện vật đã được đăng ký trong Sổ kiểm kê bước đầu của bảo tàng,
tức là hiện vật đã thuộc quyền sở hữu của bảo tàng. Đây là nguyên tắc
quan trọng nhất, bởi vì sưu tập hiện vật được xây dựng thường chỉ bao gồm

những hiện vật bảo tàng của chính bảo tàng đó.
Ngồi ra, bảo tàng phải thực hiện các bước tiến hành xây dựng sưu tập
hiện vật một cách nghiêm túc và sưu tập sau khi xây dựng thì phải được sự
thẩm định của tổ chức khoa học có trách nhiệm cao nhất của bảo tàng, được
giám đốc bảo tàng phê duyệt, ký tên và đóng dấu vào sổ sưu tập của bảo tàng,
đảm bảo tính pháp lý cho sưu tập. Từ đó, tiến hành cơng tác bảo quản và quản
lý sưu tập với tư cách là bộ phận của di sản văn hóa phục vụ cho cơng tác
nghiệp vụ bảo tàng.
1.3.2 Hoạt động xây dựng sưu tập tại kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh
Với tổng sổ hơn 13 vạn tài liệu, hiện vật.… Kho cơ sở Bảo tàng
Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lưu giữ, bảo quản những di sản
văn hóa vơ giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện vật trong kho cơ sở của
Bảo tàng Hồ Chí Minh phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, là những
bằng chứng sinh động về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Trải qua gần 40 năm hoạt động, Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh đã
tiến hành sưu tầm, phân loại, đánh số và hoàn thiện nhiều sưu tập hiện vật liên
Trần Thu Hà

Bảo tàng 25B


×