Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sưu tập tài liệu báo cắt dán “ ba xây, ba chống” có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.1 KB, 8 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA


ĐÀM THỊ LUYẾN


SƯU TẬP BÁO CẮT DÁN
"BA XÂY, BA CHỐNG" CÓ BÚT TÍCH CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI KHO CƠ SỞ
CỦA BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52 32 03 05


Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THU HƯƠNG



HÀ NỘI - 2014
2
MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC 1


LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
Chương 1:
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VÀ HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG
6
1.1.Tổng quan về Bảo tàng Hồ Chí Minh

6
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

6
1.1.2. Cơ cấu tổ chức 11
1.2. Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh với hoạt động xây dựng
sưu tập hiện vật bảo tàng
12
1.2.1. Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh
12
1.2.2. Hoạt động xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng ở kho
cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh
14
Chương 2:
NỘI DUNG CỦA SƯU TẬP BÁO CẮT DÁN “ BA
XÂY BA CHỐNG” CÓ BÚT TÍCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

18
2.1. Lịch sử ra đời của sưu tập báo cắt dán “ Ba xây ba chống”

18
2.2. Nội dung và thực trạng bộ sưu tập 22

Chương 3:
IÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO QUẢN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP BÁO CẮT DÁN “ BA XÂY BA CHỐNG”

46
3.1. Giá trị của sưu tập 46
3.1.1. Giá trị lịch sử
46
3.1.2. Giá trị giáo dục
46
3.1.3. Giá trị lưu niệm
50
3.2. Thực trạng bảo quản và khai thác giá trị sưu tập 51
3.2.1. Thực trạng công tác bảo quản sưu tập
51
3.2.2. Thực trạng công tác khai thác giá trị sưu tập
54
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo
quản và phát huy giá trị sưu tập
58
3.3.1. Giải pháp bảo quản

58
3.3.2. Giải pháp phát huy giá trị bộ sưu tập

59
KẾT LUẬN

63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
65
PHỤ LỤC
67

3
LỜI CẢM ƠN

Được sự gợi ý của GĐ Bảo tàng Hồ Chí Minh TS. Chu Đức Tính cùng
sự hướng dẫn, chỉ bảo trực tiếp của cô giáo, TS. Phạm Thu Hương em đã
chọn sưu tập báo cắt dán “ Ba xây ba chống” có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại kho cơ sở Bảo Tàng Hồ Chí Minh làm đề tại tốt nghiệp Đại học
chuyên ngành Bảo tàng học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô giáo, TS. Phạm Thu Hương, cô
giáo PGS.TS Nguyễn Thị Huệ, TS. Chu Đức Tính đã hướng dẫn chu đáo để
em hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài em còn nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô trong khoa Bảo Di sản Văn hóa và các anh chị trong phòng
kiểm kê – bảo quản tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đặc biệt là CN Lê Thị Lanh,
CN Phú.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Di sản
văn hóa cùng các anh chị trong phòng Kiểm kê – bảo quản tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2014

Sinh viên


Đàm Thị Luyến

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một danh nhân kiệt xuất của
thế giới sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An,
mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu
nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống
giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực
dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực
của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người sớm có
chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho
đồng bào.
Với tình cảm yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911, Người đã rời Tổ
quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Người đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà
mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của
nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng
liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân
dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân
tộc giành tự do, độc lập. Với những hoạt động tích cực và những nhận thức vô
cùng đứng đắn, sáng tạo của mình, Người đã triệu tập cuộc họp thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03-02-1930. Kể từ đây, cách mạng nước ta
bước sang thời kỳ mới thu được nhiều thắng lợi to lớn như Cách mạng tháng
Tám thành công năm 1945, giải phóng miền Bắc năm 1954, giải phóng Miền
Nam thống nhất đất nước, ngày 30-04-1975…Chính vì vai trò đặc biệt to lớn
và quan trọng là lãnh đạo mọi tầng lớp nhân dân, phục vụ nhân dân, nên Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới tổ chức Đảng, tới các
cán bộ phục vụ trong tổ chức Đảng. Sưu tập Báo cắt dán “ Ba xây ba chống”,
5

trong đó có khá nhiều bài có bút tích của Bác là một minh chứng cụ thể về sự
quan tâm của Người với vấn đề này.
Sưu tập có giá trị tiêu biểu, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
nói chung, của Bác Hồ nói riêng về việc chống các biểu hiện quan liêu, lãng
phí và đẩy mạnh thực hành tiết kiệm trong một giai đoạn mà đất nước ta cực
kỳ khó khăn: vừa xây dựng đất nước, vừa thực hiện cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ xâm lược. Mặc dù có giá trị lớn, song cho đến nay, chưa có một
công trình nào nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ vầ bộ sưu tập này để
tương xứng với vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn của nó. Vì vậy, tôi xin chọn
“Sưu tập tài liệu báo cắt dán “ ba xây, ba chống” có bút tích của Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh: làm khoá luận tốt nghiệp đại
học, ngành Bảo tàng học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thống kê, phân loại và giới thiệu nội dung, giá trị chủ yếu sưu tập báo cắt
dán “ba xây ba chống” có bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh” hiện đang lưu giữ tại
bảo tàng Hồ Chí Minh. với tư cách là nguồn sử liệu quan trọng, một di sản văn
hóa của dân tộc. Trên cơ sở đó, đề xuất các ý kiến cho việc giải quyết các vấn
đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản, phát huy giá trị của
bộ sưu tập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là sưu tập báo cắt dán “ba xây, ba
chống” có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại kho cơ sở của Bảo tàng Hồ
Chí Minh.
*Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh
+ Thời gian: giai đoạn 1963-1965
4. Phương pháp nghiên cứu
6
- Phương pháp khoa học dựa trên nền tảng của phương pháp luận Mác

xít với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp liên ngành sử dụng các phương pháp nghiên cứu sử học,
văn hóa học, bảo tàng học.
- Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, phân
tích, tổng hợp
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Bảo tàng Hồ Chí Minh và hoạt động xây dựng sưu tập hiện
vật bảo tàng
Chương 2: Nội dung của sưu tập báo cắt dán “ Ba xây ba chống” có bút
tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chương 3: Giá trị của sưu tập và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác bảo quản, phát huy giá trị sưu tập báo cắt dán “ Ba xây ba chống”

66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh (1996), Sự nghiệp Bảo tàng – những vấn đề cấp
thết tập 1, 2, Hà Nội.
2. Bộ Văn hóa – Thông tin (2003), kỷ yếu hội nghị tổng kết công tác văn hóa
– Thông tin, Hà Nội.
3. Giáo trình trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990), Cơ sở bảo tàng học tập
1,2,3, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H, 1996.
5. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 1996.
6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 1996.
7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H, 1996.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 1996.
9. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H, 1996.
10. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H, 1996.

11. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H, 1996.
12. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 10, Nxb CTQG, H, 1996.
13. Hội nghị khoa học – hoạt động bảo tàng trng sự nghiệ đổi mới đất nước
(2004), Hà Nội.
14. PGS.TS, Nguyễn Thị Huệ (2002), nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật, Nxb
CTQG, Hà Nội.
15. Luật di sản văn hóa văn bản hướng dẫn thi hành (2004) , Nxb CTQG, Hà
Nội.
16. Hoàng Thanh Mai (2004), khóa luận tốt nghiệp nhành Bảo tồn – Bảo tàng:
Sưu tập báo cắt dán “Người tốt việc tốt” có bút tích của chủ tịch
Hồ Chí Minh từ 1956 đến 1668 ở bảo tàng HCM, Hà Nội.
17. Nhóm hồ sơ về sưu tập tài liệu hiện vật chủ tịch Hồ Chí Minh với phong
trào Ba xây ba chống – tài liệu lưu trữ tại phòng kiểm kê – bảo
quản, BTHCM.
67
18. Sưu tập hiện vật bảo tàng (1994), NxbVHTT, Hà Nội.
19. Thông tin tư liệu – Bảo tàng Hồ Chí Minh – nội san số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,
H, 2003, 2004, 2005.
20. Từ điển Tiến Việt (1999), Nxb Thanh Hóa.
21. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H, 2001.
























×