Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.92 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HỒNG LÊ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức
cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2007


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tài sản vơ giá trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Đó
là tƣ tƣởng của "Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hố kiệt xuất", ngƣời
chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ngƣời thầy vĩ đại,
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã
khẳng định: Làm cho thế giới quan Mác- Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội". Vì thế cùng với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam
cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam.
Trong di sản tƣ tƣởng phong phú và vơ giá của Hồ Chí Minh có tƣ tƣởng về
nâng cao đạo đức cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đây là tƣ tƣởng
đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt Nam những ngƣời con ƣu tú
đủ sức đƣa dân tộc Việt Nam vƣợt qua muôn vàn khó khăn, thử thách hiểm nghèo,
liên tục giành những thắng lợi ngày càng to lớn, làm thay đổi địa vị của dân tộc Việt


Nam trên chính trƣờng thế giới. Bên cạnh việc rèn luyện nâng cao đạo đức cách
mạng, tƣ tƣởng của Ngƣời còn thể hiện rất rõ là ngƣời cách mạng cần đấu tranh để
quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu và tham nhũng- một vấn đề vẫn cịn nóng
hổi cho đến ngày nay.
Hồ Chí Minh là bậc "đại trí, đại nhân, đại dũng" là điển hình của mẫu ngƣời
phát triển toàn diện về thể lực, đạo đức, trí tuệ, tài năng, là hình mẫu sinh động của
con ngƣời hiện tại và tƣơng lai, là ngƣời chí công vô tƣ, cả cuộc đời phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân khơng có một chút tƣ lợi, cá nhân.

1


Cho nên, nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến tƣ tƣởng về nâng cao đạo đức cách
mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân của một ngƣời đặc biệt nhƣ Hồ Chí
Minh là điều cực kì cần thiết, bổ ích. Việc làm này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà còn làm cho mọi ngƣời hiểu và tiếp thu tƣ tƣởng quan trọng này của
Ngƣời, trên cơ sở đó noi gƣơng Ngƣời, phấn đấu vƣơn lên hồn thiện bản thân
mình, tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển xã hội.
Hiện nay, dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng, bên cạnh mặt tích cực góp phần
thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế thì có tác động tiêu cực khơng nhỏ đến đạo đức
ngƣời cán bộ nói riêng và tồn dân nói chung nhƣ coi nặng giá trị vật chất, coi nhẹ
giá trị tinh thần; coi nặng lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể. Điều này đang làm
méo mó sự phát triển tồn diện nhân cách, làm mất lòng tin của nhân dân vào một
bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy, việc nghiên cứu tƣ tƣởng của Ngƣời về vấn đề
nâng cao đạo đức cách mạng là một việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt là với thế
hệ trẻ - những ngƣời đã, đang và sẽ phải gánh vác những trọng trách to lớn, khó
khăn, nặng nề và vơ cùng phức tạp của đất nƣớc.
Chính vì thế, tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX - Đảng ta nhấn mạnh rằng
đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dƣỡng, đào tạo phát triển tồn diện về
chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết

việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhƣ vậy, từ thực tiễn, trƣớc yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc
đổi mới, việc nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; việc
giáo dục đạo đức cách mạng nhằm bồi dƣỡng thế hệ cho đời sau theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh là nội dung quan trọng hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách tuổi trẻ;
là sự chuẩn bị cực kỳ hệ trọng giúp cho họ vào đời, lập thân, lập nghiệp. Sự chuẩn
bị này cũng đồng thời là một phƣơng diện khơng thể thiếu, nó ln giữ vị trí nền
tảng, then chốt có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn quan trọng, sâu sắc và cấp bách
trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời- chiến lƣợc "trồng ngƣời" của dân tộc ta trong
thế kỷ XXI.

2


Vì những lý do trên, tơi chọn vấn đề: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao
đạo đức cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân" làm đề tài nghiên
cứu của mình.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua, ở nƣớc ta đã có hàng trăm cơng trình khoa học đáng lƣu
ý về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh liên quan tới vấn đề trên dƣới góc độ và phạm vi khác
nhau đƣợc ấn hành thành sách, tạp chí và báo. Chỉ riêng 20 năm nay, đã có hàng
chục chuyên khảo về giáo dục đạo đức đƣợc in thành sách, nhiều cơng trình cấp
quốc gia, cấp Bộ đƣợc nghiệm thu, hàng nghìn bài nghiên cứu lý luận và thực tiễn
liên quan về vấn đề này đƣợc công bố trên các tạp chí lý luận chuyên ngành. Riêng
về mảng đề tài tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân có luận án tiến sỹ triết học của tác giả Nguyễn Hữu Cơng (Học viện chính trị
quốc gia năm 2001 với đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn
diện). Luận án tiến sỹ triết học của tác giả Trần Minh Đoàn với đề tài: Giáo dục đạo

đức cho thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí cộng sản số 10tháng 5/2005 có bài của tác giả Đặng Đình Phú: Hồ Chí Minh nói về tự phê bình và
phê bình; số 17 tháng 9/2005 có bài của tiến sỹ Hồ Trọng Hồi: Khoan dung - một
giá trị đạo đức trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh; số 18 tháng 10/2005 có bài
của tác giả Vũ Quốc Hùng: Đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Linh Khiếu trong tạp chí cộng sản
số 22 tháng 11/2005 có bài tư tưởng nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ
nghĩa cá nhân của Hồ Chí Minh...

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và
chống chủ nghĩa cá nhân, về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh trung
học phổ thông ở Hà Nội hiện nay.

3


4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
4.1. Mục đích
Làm rõ những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo
đức cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nhằm khẳng định giá trị khoa
học của tƣ tƣởng đó và vận dụng vào việc giáo dục, bồi dƣỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ nội dung của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng
và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
- Nêu lên những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn xây dựng đất nƣớc hiện nay
nhƣ công cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những biểu hiện khác của
chủ nghĩa cá nhân, cũng nhƣ vấn đề giáo dục, bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau.

- Trên cơ sở đó vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách
mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân vào giáo dục đạo đức cho thanh niên, học
sinh trung học phổ thông hiện nay.

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc về giáo dục đạo đức và bồi dƣỡng con ngƣời. Đề tài còn sử dụng các tài liệu
điều tra, cơng trình nghiên cứu có liên quan.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp biện chứng duy vật, đặc biệt là
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử - logic, thống kê, so sánh, kết hợp lý luận
với thực tiễn.

6. ĐÓNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần vào việc phân tích tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về nâng cao
đạo đức cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, từ đó vận dụng tƣ tƣởng
của Ngƣời vào giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông - thế hệ cách
mạng cho đời sau.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
những vấn đề liên quan đến tƣ tƣởng đạo đức của Hồ Chí Minh cũng nhƣ giáo dục
thế hệ thanh niên, học sinh theo tƣ tƣởng của Ngƣời.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chƣơng, 7 tiết.
Chương I - Quan điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng
Chương II- Quan điểm của Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân
Chương III- Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách
mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện
nay.

5


CHƢƠNG I
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ NÂNG CAO ĐÕSAẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

1.1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Tƣ tƣởng và đạo đức Hồ Chí Minh đƣợc hình thành, phát triển trên cơ sở chủ
nghĩa Mác - Lênin, là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh
hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gƣơng
sáng để mọi ngƣời Việt Nam học tập và noi theo..
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xƣớng và cùng
với Đảng dày công xây dựng , bồi đắp là đạo đức mang bản chất của giai cấp công
nhân, kết hợp với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo
đức của nhân loại Nội dung khái niệm đạo đức cách mạng đã đƣợc Ngƣời thể
nghiệm trong suốt cuộc đời của mình mà Ngƣời vừa là tác giả sáng tạo lý thuyết,
vừa là nhà thực hành mẫu mực. Đạo đức cách mạng theo Ngƣời không chỉ dừng lại
đạo đức cá nhân, gia đình mà cịn là đạo đức xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, gọi là đạo đức cách mạng vì đó là đạo đức phục vụ cách
mạng, đạo đức mà ngƣời cách mạng cần phải có. Đó là đạo đức đƣợc nảy sinh và
phát triển trong cuộc đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và hi sinh của

nhân dân ta. “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cƣơng vị nào, bất kỳ làm cơng việc gì
đều khơng sợ khó, khơng sợ khổ; nhận rõ phải trái, giữ vững lập trƣờng; quyết tâm
suốt đời phục vụ cho Đảng, cho cách mạng. Đặt lợi ích của Đảng và nhân dân lao
động lên trên, lên trƣớc lợi ích riêng của cá nhân mình, hết lịng phục vụ nhân dân.
Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, ln ln dùng tự phê bình và phê bình để
nâng cao tƣ tƣởng và cải tiến cơng tác của mình và cùng đồng chí tiến bộ. Vì có học
tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố đƣợc đạo đức cách mạng, giữ vững lập trƣờng,

6


nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm đƣợc tốt cơng tác Đảng giao
phó cho mình.
Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết
sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuyệt đối không
thể lừng chừng.
Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu
tranh chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu
khuất phục, không chịu cúi đầu.
Đạo đức cách mạng là vơ luận trong hồn cảnh nào ngƣời đảng viên cũng phải
đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, nếu khi lợi ích của Đảng và của cá nhân mâu thuẫn
với nhau thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng.
Đạo đức cách mạng là hịa mình với quần chúng thành một khối, tin quần
chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Lời nói và việc làm của
cán bộ, đảng viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng
chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái
thực hiện nghị quyết của Đảng.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng khơng
sờn lịng, lùi bƣớc. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng của giai cấp, của dân
tộc và của loài ngƣời mà khơng ngần ngại hi sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân

mình. Khi cần thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng mình cũng khơng tiếc.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành cơng cũng vẫn giữ vững
tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hồn
thành nhiệm vụ cho tốt chứ khơng kèn cựa về mặt hƣởng thụ, không công thần,
không quan liêu, không kiêu ngạo, khơng hủ hố” [16, trang 234 –239]. Đạo đức
cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.
Đối với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là “đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó
khơng vì danh lợi cá nhân, mà vì lợi ích của Đảng, của dân tộc, của lồi ngƣời”
[16, tr245]. Vì vậy, Ngƣời cho rằng, ở bất kỳ cƣơng vị nào, làm cơng việc gì đều

7


phải trau dồi đạo đức cách mạng “Có gì sung sƣớng vẻ vang hơn là trau dồi đạo
đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
giải phóng lồi ngƣời”[16, tr 284].

1.2. BIỂU HIỆN CỦA ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Nghiên cứu di sản tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là qua các tác phẩm,
bài viết, bài nói của Ngƣời, chúng ta thấy Ngƣời đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ
thể đối với từng đối tƣợng: cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh
niên. Ngƣời cổ vũ cái tốt, cái hay; đồng thời chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để tránh.
Bao giờ Ngƣời cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, cái thiện với cái ác trong động
cơ cũng nhƣ trong hành động của mỗi con ngƣời trong mối quan hệ vô cùng đa
dạng, để làm rõ những vấn đề đạo đức cần phải xây dựng cho cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của ngƣời
cách mạng. Trong tác phẩm “Đƣờng kách mệnh” Hồ Chí Minh đã trình bày đầu tiên
là “tƣ cách một ngƣời cách mạng” trong đó ngƣời đã nêu 23 tƣ cách với ba mối
quan hệ: tự mình, đối ngƣời, làm việc.

Theo Ngƣời, muốn cách mạng thắng lợi thì ngƣời cán bộ phải có đạo đức. Sự
nghiệp cách mạng Việt Nam là sự giành độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là
sự nghiệp to lớn nhƣng rất khó khăn và lâu dài. Sự nghiệp đó địi hỏi sự phấn đấu
tích cực, bền bỉ dẻo dai của mỗi ngƣời và nhiều thế hệ nối tiếp. Vì vậy, ngƣời cách
mạng phải có đạo đức mới hồn thành đƣợc nhiệm vụ vẻ vang.
Hồ Chí Minh ví đạo đức cách mạng nhƣ gốc của cây, nhƣ nƣớc của sơng.
Ngƣời viết “Cũng nhƣ sơng có nguồn thì mới có nƣớc, khơng có nguồn thì sơng
cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức,
khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân”
[12, tr 252]. Ngƣời hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh to lớn của đạo đức cách mạng. Theo
Ngƣời, “làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ
vang nhƣng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,

8


lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa. Ngƣời cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành đƣợc nhiệm vụ cách
mạng vẻ vang” [16, tr 283].
Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta là rất to lớn, khó khăn và nặng nề. Giữ
vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp cách mạng vẻ vang,
nhƣng cũng khơng dễ dàng, mà địi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi ngƣời,
mỗi thế hệ và thậm chí nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Vì vậy, chăm lo xây dựng cái
gốc, cái nguồn, cái nền tảng của ngƣời cách mạng là đạo đức cách mạng phải trở
thành cơng việc thƣờng xun của tồn Đảng, tồn dân, của mỗi gia đình và mỗi
ngƣời trong xã hội ta Đạo đức cách mạng là những phẩm chất đòi hỏi con ngƣời cần
phải có để tham gia có hiệu quả và cống hiến đƣợc nhiều nhất cho cuộc đấu tranh
cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Chính vì vậy ,giáo dục, bồi dƣỡng tri thức
đạo đức cách mạng cho con ngƣời là biện pháp vô cùng quan trọng mà Hồ Chí
Minh rất quan tâm để phát triển con ngƣời về mặt đạo đức. Nội dung đạo đức cách

mạng theo quan điểm Hồ Chí Minh có nhiều vấn đề tri thức rất phong phú. Để
không ngừng nâng cao sự hiểu biết và phát triển nhận thức của con ngƣời Việt
Nam về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh tập trung bồi dƣỡng những kiến thức về
thiện- ác; trung- hiếu; về cần kiệm; liêm chính; chí cơng vơ tƣ; về nhân, trí, dũng,
liêm...
Đạo đức cách mạng theo quan điểm Hồ Chí Minh đƣợc biểu hiện nhƣ sau:
Trƣớc hết theo Ngƣời, “cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền
khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán
bộ là những ngƣời đem chính sách của chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân
dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện đƣợc. Hồ Chí Minh
cho rằng mọi việc thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, cán bộ là gốc
của mọi công việc” [12, tr 54]. Ngƣời ln địi hỏi mỗi ngƣời, nhất là ngƣời cán bộ
cách mạng phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng
lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc.
Vậy cán bộ phải có đức tính sau:
9


- Đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì khơng tiến bộ.
Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của ngƣời ta. Phải
siêng năng, tiết kiệm.
- Đối với đồng chí mình: phải thân ái với nhau, nhƣng khơng che đậy những
điều dở. Học cái hay, sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hƣởng của nhau,
không nên ghen ghét đố kỵ và khinh rẻ. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị.
- Đối với công việc: trƣớc hết phải suy nghĩ cho kỹ, có việc làm trƣớc mắt
thành cơng nhƣng thất bại về sau. Có việc địa phƣơng này làm có lợi nhƣng lại có
hại cho địa phƣơng khác. Những cái nhƣ thế phải tránh phải có kế hoạch bƣớc đầu
làm thế nào? bƣớc thứ hai làm thế nào? bƣớc thứ ba làm thế nào? thành cơng thì thế
nào? nếu thất bại thì thế nào? mỗi ngày sáng dậy tự hỏi mình ngày hơm nay phải
làm gì? tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hơm nay đã làm gì? phải cẩn thận, cẩn thận

khơng phải là nhút nhát, do dự.
- Đối với nhân dân: phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đoàn thể mạnh hay
yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ
của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Nhƣng có những việc dân
khơng muốn mà mình phải làm nhƣ tản cƣ, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích
cho dân rõ. Phải tơn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gƣơng cho dân, muốn
cho dân phục phải đƣợc dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết.Về lãnh đạo, Hồ
Chí Minh dạy cán bộ cần phải đi đƣờng lối quần chúng. Có việc thì hỏi ý kiến nhân
dân, bàn bạc với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ chính sách của ta để
nhân dân vui lịng nghe theo ta và làm theo. Theo Hồ Chí Minh, vì trí tuệ và kinh
nghiệm của quần chúng vô cùng phong phú. Cho nên, để định ra chủ trƣơng, chính
sách đúng đắn, chúng ta phải chịu khó điều tra, nghiên cứu để hiểu tình hình và
nguyện vọng của quần chúng, và sau đó đề ra chủ trƣơng, chính sách, rồi phải tun
truyền, giải thích cho quần chúng và lãnh đạo quần chúng thi hành. Qua việc thi
hành đó mà nghe ý kiến của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng để bổ
sung, sửa chữa hoặc phát triển chính sách, rồi lại đem vào quần chúng để thi hành
nữa...

10


- Đối với Đồn thể: Trƣớc lúc mình vào đồn thể nào phải hiểu rõ Đồn thể ấy
là gì? vào làm gì? mỗi đồn thể phải vì dân, vì nƣớc. Khi vào đoàn thể, tự do cá
nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của đoàn thể. Phải tuyệt đối trung
thành. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì đồn thể.
Muốn giữ danh giá đồn thể phải giữ danh giá mình. Khơng đƣợc báo cáo láo nhƣ
làm đƣợc việc thì phóng đại, thất bại thì giấu đi.
Ngƣời dạy rằng muốn dân tin, dân phục vụ, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm
đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu
khơng thực hành bốn điều đó, mà muốn đƣợc lịng dân, thì cũng nhƣ bắc dây leo

lên trời.
Theo Ngƣời, ngành nào cấp nào địa vị nào cũng cần rèn luyện đạo đức cách
mạng. Dù là cán bộ, đảng viên hay nhân dân theo Hồ Chí Minh cần phải có những
biểu hiện sau:
1.2.1. Làm điều thiện, chống điều ác
Thiện và ác là hai phạm trù cơ bản trong đạo đức học dùng để đánh giá đạo
đức và hành vi con ngƣời. Thiện là sự đánh giá khẳng định đối với hành vi phù hợp
với nguyên tắc và quy phạm đạo đức của một xã hội hay một giai cấp nhất định. Ác
là sự đánh giá khẳng định đối với những hành vi trái với nguyên tắc, chuẩn mực đạo
đức của một xã hội hay một giai cấp nào đó đặt ra. Hồ Chí Minh cho rằng, con
ngƣời ai cũng cần phải hiểu thế nào là thiện, là ác để hƣớng tới cái thiện, cái tốt, từ
bỏ cái ác, khơng làm điều xấu. Đó là điều rất có ý nghĩa trong nhận thức của mỗi
con ngƣời. Vì thế, sinh thời, Ngƣời ln quan tâm đến việc bồi dƣỡng nâng cao sự
hiểu biết cho nhân dân ta về “cái thiện”, “cái ác” với một quan điểm mới, mang tính
cách mạng sâu sắc.
Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội có thiện và ác; trong bản thân và tƣ tƣởng
mỗi con ngƣời cũng có thiện và ác; thiện nghĩa là tốt đẹp vẻ vang. Trong xã hội
khơng có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân; nhà nƣớc xã hội
chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trƣớc hết là nhân dân

11


lao động ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội khơng có
ngƣời bóc lột ngƣời thế là thiện; nói về mỗi chúng ta, nếu hết lòng phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân thế là thiện; tƣ bản, đế quốc và phong kiến chỉ lo bóc lột
nhân dân thậm chí gây chiến tranh giết hại nhân dân, để làm lợi cho một nhóm ít
ngƣời thế là ác; thực hành chí công vô tƣ, cần, kiệm, liêm, chính thế là thiện. Nếu
phạm phải quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lƣời biếng thế là ác. Ngƣời cho rằng thiện
và ác là hai cái mâu thuẫn, ln đấu tranh gay gắt vói nhau. Cuộc đấu tranh ấy, phải

trƣờng kỳ và gian khổ, nhƣng cuối cùng ác nhất định bại, thiện nhất định thắng. Đó
là định hƣớng tƣ tƣởng hết sức quan trọng của Hồ Chí Minh, giúp cho mỗi ngƣời
Việt Nam hiểu rõ đƣợc cái thiện, cái ác trong thời đại cách mạng mới, vững tin vào
chiến thắng của cái thiện, cái tốt với cái ác, cái xấu xa cũng nhƣ vào thắng lợi cuối
cùng của sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Từ đó tích cực vƣơn
lên rèn luyện, tu dƣỡng làm cho phần thiện nảy nở để đẩy lùi cái ác,góp phần hồn
thiện và phát triển đạo đức của con ngƣời toàn diện Việt Nam.
1.2.2. Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất của con ngƣời cách mạng
Việt Nam.Trung - hiếu là những khái niệm có trong đạo đức truyền thống đƣợc Hồ
Chí Minh vận dụng và đƣa vào đó nội hàm hồn toàn mới. Theo Ngƣời, phạm trù
này hiện nay đƣợc hiểu là trung là trung thành với sự nghiệp dựng nƣớc, giữ nƣớc
và xây dựng đất nƣớc của nhân dân. Theo Ngƣời : Trung là trung thành tuyệt đối
với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với Đảng; là đối với chính phủ phải
tuyệt đối trung thành; nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng; là sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh quan niệm rằng: trung với nƣớc biểu hiện mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nƣớc và
giữ nƣớc, với con đƣờng đi lên của đất nƣớc. Ở đây, nƣớc là của nhân dân và nhân
dân là chủ của đất nƣớc.

12


Chữ “hiếu” ở Ngƣời khơng cịn bó hẹp trong phạm vi đạo làm con đối với cha
mẹ mình mà cịn bao hàm nội dung sâu sắc là hiếu với nhân dân, đồng bào, vì nhân
dân mà phục vụ, khơng chỉ thƣơng u cha mẹ mình mà cịn u thƣơng cha mẹ
ngƣời và làm cho mọi ngƣời biết thƣơng yêu cha mẹ. Hơn nữa đối với Hồ Chí
Minh, chữ hiếu khơng chỉ dừng lại ở tình thƣơng chung chung mà tình thƣơng đó,

lịng hiếu thảo phải biến thành việc làm, hành động cụ thể. Trong khi đất nƣớc bị nô
lệ, hàng triệu các ơng bố, bà mẹ bị áp bức bóc lột thì lịng hiếu thảo đó phải thể hiện
ở các việc kiên quyết tham gia cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng bố mẹ
mình và bố mẹ ngƣời khác thì đó mới là “đa tình, chí hiếu nhất”.
Theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân có nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao
nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân,
sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chính
phủ đều do dân cử ra, đoàn thể từ trung ƣơng đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm
lại, “quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân... Lực lƣợng của dân rất to. Việc dân
vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì
cũng thành cơng” [12, tr 969]. Từ đó Ngƣời luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “phải
nhớ rằng dân là chủ. Dân nhƣ nƣớc, mình nhƣ cá. Lực lƣợng bao nhiêu là nhờ ở dân
hết. Phải làm cho dân mến, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc, chớ vác mặt làm
quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ” [11, tr 101]. Mặt khác,
ở Hồ Chí Minh, hiếu với dân khơng chỉ thể hiện ở chỗ thƣơng dân, mà chủ yếu là ở
chỗ tin dân, dựa vào dân, giúp đỡ dân lo cho cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt
hơn. Ngƣời khuyên cán bộ, đảng viên phải gắn bó với dân, phải gần dân , thân dân,
lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, bởi có biết làm trị dân mới làm đƣợc thầy học dân.
Ngƣời xác định, cán bộ các cấp đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc
chung cho dân. Cán bộ phải cùng nhau bàn tính kĩ càng, cùng nhau chia công việc
rõ rệt, cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch , tổ
chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết
những điều khó khăn. Cán bộ phải đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân: “Việc
gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”

13


[11, tr 56]. Trong bài 6 điều không nên và 6 điều nên làm, Hồ Chí Minh đã viết:
“gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [11, tr 410] . Đó là

một sự tổng kết mang tính chân lý về mối quan hệ giữa nƣớc với dân.
Khi đất nƣớc đã giành đƣợc độc lập thì trung, hiếu là phải ra sức bảo vệ và xây
dựng, phát triển đất nƣớc. Đồng thời phải chăm lo đến đời sống mọi mặt của nhân
dân từ “những việc nhỏ nhƣ tƣơng, cà, mắm muối cần thiết cho đời sống hàng ngày
“đến đổi nền kinh tế, văn hoá lạc hậu của nƣớc ta thành một nền kinh tế, văn hoá
tiên tiến” nhằm phục vụ tốt hơn việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân. Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh thực hiện trung hiếu trong thời kỳ Đảng cầm
quyền là phải ln ln giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là ngƣời
lãnh đạo, ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Trung với nƣớc, hiếu với dân là phải có lịng u thƣơng với con ngƣời.
Hồ Chí Minh cho rằng, tình thƣơng u con ngƣời là một trong những phẩm
chất đạo đức cao đẹp. Ngƣời đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải trở thành những tấm
gƣơng có sức cảm hố, có tính gƣơng mẫu trong mọi hoạt động và luôn luôn chú ý
đến phẩm chất yêu thƣơng con ngƣời, nhất là tình yêu thƣơng đồng bào, đồng chí,
ln ln bao dung độ lƣợng, kể cả với những ngƣời trót lầm đƣờng lạc lối nhằm
đánh thức lƣơng tri, đánh tức phần thiện trong con ngƣời họ. Ngƣời tin tƣởng rằng:
“Năm ngón tay cịn có ngón ngắn ngón dài. Nhƣng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay.
Trong mấy triệu ngƣời cũng có ngƣời thế này thế khác, nhƣng thế này hay thế khác
đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là
con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lịng ái quốc. Đối với những đồng
bào lạc lối lầm đƣờng, ta phải lấy lịng nhân ái mà cảm hố họ. Có nhƣ thế mới
thành đại đồn kết, có đại đồn kết thì tƣơng lai chắc sẽ vẻ vang” [11, tr 246-247].
Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, gian khổ của dân tộc, cán bộ, đảng viên
phải không ngừng bồi dƣỡng nâng cao đạo đức cách mạng. Cán bộ phải thƣơng đội
viên, cán bộ có thân đội viên nhƣ chân tay, thì đội viên mới thân cán bộ nhƣ ruột
thịt. Theo Ngƣời: Từ tiểu đội trƣởng trở lên, từ tổng tƣ lệnh trở xuống phải xem đội
viên ăn uống nhƣ thế nào, phải hiểu nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội

14



chƣa ăn cơm, cán bộ khơng đƣợc kêu mình đói. Bộ đội chƣa đủ áo mặc, cán bộ
không đƣợc kêu mình rét. Bộ đội chƣa đủ chỗ ở, cán bộ khơng đƣợc kêu mình mệt.
Có thể nói rằng, tình thƣơng yêu con ngƣời, nhất là tình thƣơng yêu đối với
đồng bào, đồng chí là một phẩm chất khơng thể thiếu của mỗi cán bộ, đảng viên
trong kháng chiến cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay.
Trung với nƣớc, hiếu với dân là hạt nhân cơ bản nhất của tƣ tƣởng đạo đức Hồ
Chí Minh, là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với cán bộ, đảng viên, là chuẩn mực đạo
đức bao trùm của con ngƣời Việt Nam, là định hƣớng chính trị - đạo đức lớn nhất cho
mỗi ngƣời, là khát vọng vƣơn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn
cờ tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1.2.3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
Hồ Chí Minh rất chú trọng bồi dƣỡng và nâng cao hiểu biết cho con ngƣời
Việt Nam về cần , kiệm, liêm ,chính, chí cơng vơ tƣ. Có thể nói, các thuật ngữ này
đối với mỗi ngƣời Việt Nam khơng xa lạ vì nó đã tồn tại khá phổ biến ở xã hội Việt
Nam trong suốt mấy trăm năm qua, song hiểu cho đúng và làm cho tốt vấn đề này
khơng phải dễ, bởi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào bản chất chế độ xã hội cũng nhƣ lý
tƣởng chính trị, lý tƣởng đạo đức của mỗi thành viên trong cộng đồng - nhất là
những ngƣời tham gia bộ máy chính quyền các cấp. Cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tƣ là nét đặc trƣng của đạo đức theo quan niệm Hồ Chí Minh - đó là phẩm
chất trung tâm của đạo đức cách mạng. Việc tu dƣỡng, rèn luyện nó diễn ra hàng
ngày, hàng giờ trong cơng tác, sinh hoạt gia đình, xã hội, ở mọi không gian, thời
gian. Phẩm chất này là một biểu hiện cụ thể của của phẩm chất “trung với nƣớc,
hiếu với dân”.Bởi vì “cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tƣ” sẽ tạo khả năng giữ
vững độc lập, xây dựng đất nƣớc.
Đây cũng là khái niệm đạo đức truyền thống đƣợc Hồ Chí Minh vận dụng,
đƣa vào nội dung và yêu cầu mới. Ngƣời viết: “ Bọn phong kiến ngày xƣa nêu ra
cần, kiệm, liêm, chính nhƣng khơng bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để
phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm ,liêm ,chính cho


15


cán bộ thực hiện làm gƣơng cho nhân dân theo để lợi cho ích nƣớc cho dân”
[11, tr 321].
Cần, kiệm, liêm, chính là cụm khái niệm chỉ những đức tính cần thiết của
ngƣời có trách nhiệm ở các thời. Ban đầu chúng thuộc phạm trù luân lý, đạo đức
của Nho giáo, qua chiều dài lịch sử, nó đã có chỗ đứng nhất định trong tƣ tƣởng và
tâm lý của nhân dân Việt Nam. Đến Hồ Chí Minh, Ngƣời đã bổ sung thêm nội dung
và mở rộng thêm đối tƣợng thực hiện, dùng vào việc dạy cán bộ và nhân dân ta. Cần,
kiệm, liêm ,chính là bốn đức tính căn bản nhất của đạo đức con ngƣời.
Ngay trong tác phẩm “Đường kách mệnh” viết năm 1927, “cần , kiệm” đã
đƣợc Hồ Chí Minh nhắc tới và coi đó là u cầu số một của tƣ cách một ngƣời cách
mạng. Ngƣời mong mỏi tha thiết mỗi ngƣời Việt Nam, nhất là cán bộ, đảng viên phải
lấy “cần, kiệm, liêm, chính” làm phƣơng châm sống trong cuộc sống mới.
Đến tháng 3 năm 1947, do nhu cầu của kháng chiến, kiến quốc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần kiệm, liêm chính”.
Ngƣời giải thích một cách thiết thực và dễ hiểu:
Cần: đối với cán bộ là làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm
cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày
mai. Phải nhớ rằng: dân ta đã lấy tiền mồ hôi nƣớc mắt để trả lƣơng cho ta trong
những thì giờ đó. Ai lƣời biếng tức là lừa gạt dân.
Cần đối với mọi ngƣời tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, khi có
đức tính cần cù thì dù khó khăn mấy cũng làm đƣợc.Cần tức là tăng năng suất trong
cơng tác, bất kỳ cơng tác gì; chữ cần có hai ý nghĩa: một ý nghĩa là làm việc phải
cần cù, siêng năng, chớ làm biếng, chớ ăn thật làm dối. Một ý nghĩa nữa là phải tìm
mọi cách để ít ngƣời mà làm đƣợc nhiều việc.
Hồ Chí Minh cũng lƣu ý, cần phải đi đôi với chuyên. “Chuyên là dẻo dai, bền
bỉ. Nếu không chuyên, nếu một ngày cần mà mƣời ngày khơng cần cũng vơ ích”
Muốn cho chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi cơng việc.

Nghĩa là phải tính tốn cẩn thận, sắp đặt gọn gàng, phải phân công cho khéo . Hơn

16


nữa phải hiểu cho đúng, cần không phải là làm xổi. Nếu làm cố sống cố chết trong
một ngày, một tuần hoặc một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Nhƣ vậy
không phải là cần. Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời.
Nhƣng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dƣỡng tinh thần và lực lƣợng của mình
để làm việc cho lâu dài.
Kiệm: đối với cán bộ là giấy bút vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của
dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to.
Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần. Mỗi ngày, cơng sở cả nƣớc dùng hàng
mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút thì trong một năm đỡ
đƣợc hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ
các công sở tiết kiệm mà lợi ích cho dân rất nhiều.
Kiệm đối với mọi ngƣời là “tiết kiệm không xa xỉ, khơng phung phí, khơng
bừa bãi”, là biết q trọng của cơng, là khơng lãng phí thì giờ, của cải của mình và
của nhân dân.
Hồ Chí Minh cho rằng, kiệm khơng phải là bủn xỉn, mà phải dùng tiền bạc,
sức lực, vật tƣ cho đúng đắn, phù hợp. Những việc đem lại lợi ích cho dân, cho
nƣớc thì dù tốn kém cũng phải làm và làm cho tốt. Ngƣời dạy mọi ngƣời cách nhìn,
cách hiểu đúng đắn về tiết kiệm: “Khi khơng nên tiêu xài thì một đồng xu cũng
khơng tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù
hao bao nhiêu cơng, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Nhƣ thế mới đúng. Việc đáng
tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn chứ không phải là kiệm”. Tiết kiệm phải gắn với gia
tăng sản xuất bởi “Tiết kiệm mà khơng tăng gia thì lấy gì mà tiết kiệm”. Muốn tiết
kiệm thời giờ, tiền bạc, sức lực thì mọi cơng việc “phải sắp xếp gọn gàng, hợp lý,
mọi ngƣời có cơng việc thiết thực” và phải luôn gắn với cần cù, siêng năng bởi theo
Ngƣời “Kiệm mà khơng cần cũng vơ ích”. Hơn nữa, Hồ Chí Minh cịn nhấn mạnh,

cùng với việc thực hiện cần, kiệm phải ra sức đấu tranh chống tham ô, lãng phí,
quan liêu vì đó “là kẻ thù nguy hiểm”; “là bạn đồng minh của thực dân, phong
kiến”; nó “làm hỏng công việc của ta”; “làm chậm trễ công cuộc kháng chiến, kiến
quốc”; “phá hoại đạo đức cách mạng của ta”.

17


Nâng cao hiểu biết về “liêm, chính” cũng nhƣ là một nội dung quan trọng
trong giáo dục tri thức đạo đức của Hồ Chí Minh cho con ngƣời Việt Nam.
Liêm: Theo Hồ Chí Minh “liêm là trong sạch”; “liêm tức là khơng tham ơ và
ln tơn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân”. Những ngƣời ở các công sở, từ
làng cho đến Chính phủ trung ƣơng, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của
Chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Đến khi lộ ra bị phạt thì mất hết cả danh giá,
mà của phi nghĩa đó thì khơng đƣợc hƣởng. Vì vậy, những ngƣời trong cơng sở phải
lấy chữ liêm làm đầu.
Ngƣời cho rằng nếu nhƣ dƣới chế độ phong kiến trƣớc đây chữ liêm chỉ đƣợc
dùng theo nghĩa hẹp để chỉ “những ngƣời làm quan khơng đục kht dân gọi là
liêm” cịn trong chế độ mới của chúng ta “chữ liêm có nghĩa rộng hơn là: Mọi
ngƣời đều phải liêm”.
Chính: Mình là ngƣời làm việc cơng, phải có cơng tâm, cơng đức. Chớ đem
của cơng dùng vào việc tƣ. Chớ đem ngƣời tƣ làm việc cơng. Việc gì cũng phải
cơng minh chính trực, khơng nên vì tƣ ân, tƣ huệ hoặc tƣ thù tƣ ốn. Mình có quyền
dùng ngƣời thì phải dùng những ngƣời có tài năng, làm đƣợc việc. Chớ vì bà con
bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia . Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có
tài năng hơn mình . “ Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt
làm quan cách mạng” [12, tr 104].
Hồ Chí Minh quan niệm về “chính”: “Chính là khơng tà, nghĩa là thẳng thắn,
đúng đắn. Điều gì khơng đúng đắn, thẳng thắn nghĩa là tà”; “là việc phải thì dù nhỏ
cũng phải làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh”; “ngƣời làm việc cơng, phải có cơng

tâm. Chớ đem của cơng dùng vào việc tƣ, khơng nên vì tƣ ân, tƣ huệ, tƣ oán”. Cần,
kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhƣ một cái cây cần có gốc rễ lại cần có nhánh lá,
hoa, quả mơi hồn tồn, một ngƣời phải cần, kiệm, liêm nhƣng cũng cần phải có
chính mới là hồn tồn. Đó là tƣ tƣởng nhất qn của Hồ Chí Minh về đạo đức con
ngƣời.

18


Đến năm 1949, với bút danh Lê Quyết Thắng, Hồ Chí Minh viết tác phẩm
“Cần kiệm, liêm chính” để tiếp tục huấn dạy cán bộ đảng viên. Ngƣời ví:
“Trời có bốn mùa: xn, hạ, thu, đơng
Đất có bốn phƣơng: đơng, tây, nam, bắc
Ngƣời có bốn đức: cần kiệm, liêm chính.
Thiếu một mùa thì khơng thành trời
Thiếu một phƣơng thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành ngƣời” [12, tr 631].
Cần, kiệm, liêm, chính trƣớc hết là thƣớc đo trình độ “Ngƣời”, chất ngƣời của
một con ngƣời, là thƣớc đo đạo đức cơng dân. Điều đó giống nhƣ bốn mùa của trời,
bốn phƣơng của đất.
Cần kiệm, liêm, chính lại càng cần thiết, quan trọng hơn đối với cán bộ, đảng
viên. Vì sao? Vì cán bộ, đảng viên đƣợc hiểu nhƣ “hai con ngƣời trong một con
ngƣời”. Trƣớc hết, đó là một công dân, và cùng với công dân, con ngƣời đó là cán
bộ, đảng viên. Mà cán bộ, đảng viên, tất nhiên, có vai trị, vị trí, sứ mệnh nặng nề
hơn ngƣời dân thƣờng. Là cán bộ, đảng viên, lại là cán bộ, đảng viên có chức có
quyền, hơn nữa lại quyền to, chức lớn, nếu mắc sai lầm, khuyết điểm thì khơng chỉ
ảnh hƣởng tới cá nhân, mà cịn ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng, đến sự nghiệp cách
mạng.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Siêng năng (cần), tằn tiện (kiệm), trong sạch (liêm),
chính là thiện. Lƣời biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác” [11, tr 643]. Cần, kiệm, liêm,

chính cịn đƣợc hiểu là thƣớc đo sự giàu có về vật chất, văn minh tiến bộ của một
dân tộc. Cần, kiệm, liêm, chính, vì vậy, là “nền tảng của đời sống mới, của Thi đua
ái quốc”; là cái cần thiết để “làm việc, làm ngƣời, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể,
giai cấp, nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Với ý nghĩa sâu xa, rộng lớn nhƣ vậy,
“cần kiệm liêm chính là đặc điểm của xã hội hƣng thịnh. Những điều trái lại là đặc
điểm của xã hội suy vong.

19



×