Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động văn hóa giáo dục ở di tích lịch sử văn miếu quốc tử giám , thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 80 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HểA - NGH THUT
**************

KHểA LUN TT NGHIP
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Đề tài:

Nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động văn hóa - giáo dục
ở di tích lịch sử văn miếu
quốc tử giám, thành phố hà nội

Ging viờn hng dn

: ThS. Phạm Bích Huyền

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thanh Huyền

Lớp

: QLVH 8B Khóa học 2007-2011

HÀ NỘI – 2011



2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 4 
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 4 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5 
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 
4. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................... 5 
5. Bố cục ........................................................................................................................... 6 
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 7 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA
Ở DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM.................................................................. 7 
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích và quản lý hoạt động văn hoá ............................. 7 
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 7 
1.1.2. Quản lý Nhà nước về di tích và hoạt động văn hố........................................ 9 
1.2. Cơ cấu và tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa- giáo dục ở quần thể di tích lịch
sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ................................................................................... 14 
1.2.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử
Giám........................................................................................................................ 14 
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 19 
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA – GIÁO DỤC Ở
QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM ............................. 19 
2.1. Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ........................................... 19 
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển quần thể di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc
Tử Giám .................................................................................................................. 19 
2.1.2. Cơ cấu và kiến trúc quần thể ........................................................................ 21 
2.1.3. Các hoạt động ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong lịch sử .......................... 26 
2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa - giáo dục ở quần thể
di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ................................................................. 34 
2.2.1. Công tác tổ chức quản lý các hoạt động giáo dục ở di tích lịch sử Văn Miếu

– Quốc Tử Giám ..................................................................................................... 34 
2.2.2. Công tác tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa – nghệ thuật ở di tích lịch
sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ................................................................................ 39 


3

2.2.3. Kết quả các quá trình tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa – giáo dục ở di
tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám .................................................................. 50 
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 53 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA –
GIÁO DỤC Ở DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM .......................... 53 
3.1. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử
Giám............................................................................................................................ 53 
3.1.1. Công tác bảo tồn trùng tu tôn tạo quần thể di tích ....................................... 54 
3.1.2. Cơng tác phát huy các giá trị ở di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám . 58 
3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động văn hóa – giáo dục ở di tích
lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ............................................................................ 61 
3.2.1. Quản lý các hoạt động giáo dục ................................................................... 62 
3.2.2. Quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật .................................................. 65 
3.2.3. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa.................................................. 68 
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 69 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 70 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 71 


4

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, thì Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đơ triều Lý, đã
có lịch sử gần nghìn năm, tiêu biểu cho Hà Nội và cũng được coi là biểu
tượng cho văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi thờ kính các bậc Tiên Thánh, Tiên
Nho và đào tạo nhân tài cho đất nước. Với bề dày gần 1000 năm, nơi đây
đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Là một
trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám
đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hóa giáo dục q
báu trong đó có truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo, truyền thống trọng
hiền tài của dân tộc. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay
đều tôn vinh Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của
Việt Nam.
Hình ảnh gác Khuê Văn nay đã trở thành biểu trưng chính thức của
Thủ Đô Hà Nội, từ lâu đã in đậm trong tâm khảm của người dân Việt Nam
ở trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không những là
di tích lịch sử văn hố tiêu biểu, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hố và truyền
thống q báu mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hố – giáo dục bổ
ích và lý thú của Thủ đô Hà Nội. Nếu biết tập trung phát triển các hoạt
động văn hố – giáo dục ở đây đó chính là việc mà thế hệ trẻ muốn tơn
vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn mà di sản văn hoá này ban
tặng. Em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động văn hóa –
giáo dục ở di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội”
để làm khoá luận tốt nghiệp của mình.


5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động văn hóa – giáo dục ở di tích lịch sử

Văn Miếu – Quốc Tử Giám, thành phố Hà Nội hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử
Giám Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các giáo trình về
chuyên ngành Quản lý văn hố, tham khảo những tài liệu như sách, báo, tạp
chí, những bài viết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Nguồn tài liệu do Trung tâm Hoạt động Văn hoá – Khoa học Văn
Miếu - Quốc Tử Giám cung cấp như cơ cấu tổ chức của Trung tâm, kế
hoạch hoạt động nghiệp vụ, những bài viết của chính cán bộ Trung tâm.
Tra cứu những tài liệu trên mạng.
- Phương pháp quan sát thực tế: Tham quan di tích Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động văn hoá – giáo dục
diễn ra ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám như Ngày hội “Phố ông đồ”, Các hoạt
động trong Lễ hội xuân đầu năm, Triển lãm thư pháp, Ngày hội thơ…
- Phương pháp thống kê phân tích: Tập hợp những hoạt động văn
hoá – giáo dục diễn ra trong những năm gần đây (2008-2010) để đưa ra
những nhận định về công tác quản lý hoạt ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
4. Đóng góp của đề tài
- Tơn vinh truyền thống văn hố – giáo dục của Việt Nam
- Phân tích cơng tác tổ chức hoạt động ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
để Trung tâm phát huy những thê mạnh vốn có và khắc phục những hạn
chế trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động văn hoá – giáo dục.
- Bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa của dân tộc


6

5. Bố cục
Gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích và quản lý hoạt động
văn hố ở di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động văn hóa – giáo
dục ở quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động
văn hóa – giáo dục ở di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG VĂN HĨA Ở DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích và quản lý hoạt động văn hoá
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” ở nước ta được hiểu là sự lãnh đạo, điều hành, giám
sát của người hoặc tổ chức cấp trên đối với người hoặc tổ chức cấp dưới .
Theo từ điển Tiếng Việt, Quản lý có hai nghĩa. Thứ nhất, quản lý là
tổ chức, điều khiển, theo dõi thực hiện những chủ trương đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước. Nghĩa thứ hai, Quản lý là giữ gìn và sắp xếp.
Fayel – nhà quản lý học cho rằng: "Quản lý là một hoạt động mà mọi
tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo
thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt.
Từ đây có thể định nghĩa, “Quản lý” là một hoạt động thiết yếu của
con người nhằm thiết kế và duy trì một mơi trường làm việc bên trong và
bên ngồi tổ chức, sao cho nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các
cá nhân, các bộ phận để có thể hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã
định trên cơ sở sử dụng tốt nhất các tài nguyên ( con người, tiền của, vật

chất, năng lượng, không gian, thời gian…
1.1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử - văn hố
Di tích là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học.


8

Một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có
bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di
tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc
là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn
hóa nào đó.
Một di tích được xem là có giá trị nổi bật tồn cầu của Cơng ước khi
Uỷ ban nhận thấy rằng nó có thể đáp ứng ít nhất một trong 6 tiêu chuẩn
dưới đây:
- Là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người;
- Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại,
trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế
giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo
hình, quy hoạch đơ thị hoặc thiết kế cảnh quan;
- Chứng cớ xác thực về một truyền thống văn hoá hoặc một nền văn
minh đang tồn tại hoặc đã biến mất;
- Cung cấp một ví dụ hung hồn về một kiểu nhà hoặc một quần thể
kiến trúc hoặc công nghệ hoặc một cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều
giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại;
- Cung cấp một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của
con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho
một nền văn hố (hoặc các nền văn hố), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn
thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được;

- Một di sản phải có mối quan hệ gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với
những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín
ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật tồn cầu


9

1.1.1.3. Khái niệm hoạt động văn hoá
Theo Viện Văn hoá nghệ thuật (1984): “ Văn hố là những q trình
hoạt động sáng tạo của con người theo hướng chân thiện mỹ và các sanr
phẩm của các hoạt động đs được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Những cái đó có tác dụng phát triển các lực lượng bản chất của con người bao
gồm cả lực lượng thể chất và lực lượng tinh thần làm cho xã hội tiến bộ”.
Văn hoá là một hoạt động sáng tạo chỉ riêng con người mới có. Hoạt
động văn hố bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống con người. Thành tựu của
những hoạt động sáng tạo đó là các giá trị văn hố, các sản phẩm văn hoá . Một
số hoạt động văn hoá diễn ra ở nước ta như: lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ
thuật, triển lãm trưng bày, cuộc liên hoan , trình diễn nghệ thuật, sáng tạo các
tác phẩm nghệ thuật, bảo tồn trùng tu các di sản văn hố, …
1.1.2. Quản lý Nhà nước về di tích và hoạt động văn hoá
1.1.2.1. Quản lý Nhà nước về di tích văn hố
Quản lý di sản văn hố hay di tích là q trình theo dõi, định hướng,
điều tiết q trình tồn tại và phát triển của di tích trên một địa bàn cụ thể
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của chúng; đem lại lợi ích to lớn, nhiều
mặt, lâu dài cho cộng đồng dân cư chủ nhân của các di sản văn hố hay di
tích đó.
Để bảo đảm cho việc quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên ở nước ta
ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở từng
giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Chính phủ đã có nhiều quyết
sách để hồn thiện hệ thống quản lý di sản và tăng cường hiệu lực của hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Do nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, trong đó có di sản văn
hóa, nên ngay từ năm 1943, tức là khi chưa giành được chính quyền từ tay


10

đế quốc, phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành bản Đề cương
văn hóa trong đó nêu rõ quan điểm Dân tộc-Khoa học và Đại chúng trong
đường lối văn hóa của Đảng. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 65/SL về việc Bảo tồn cổ tích trên tồn
cõi Việt Nam. Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),
hịa bình lập lại trên miền Bắc nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban
hành Nghị định 519/TTg ngày 29/10/1957 về việc Bảo vệ và sử dụng di
tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Sau khi đất nước thống nhất
1975, đến năm 1984 Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh. Tiếp đó, trong q trình Đảng và Chính phủ thực
hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập, để việc bảo vệ di sản văn hóa
được tồn diện, đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những yêu
cầu của thời kỳ lịch sử mới, năm 1998 Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban
hành Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về việc Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bốn năm sau, Quốc hội Nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh
ban hành Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật có hiệu lực từ 1/1/2002.
Những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa nêu trên, qua từng thời kỳ lịch sử, cái sau có giá trị pháp lý cao
hơn và đầy đủ hơn cái trước, đã cho thấy tính nhất quán trong sự nghiệp
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên của Đảng và Chính
phủ ta, thể hiện nguyện vọng, ý chí chung của tồn dân tộc trong sự nghiệp

cao cả, đầy khó khăn thử thách này. Hiện nay, các văn bản đó đã và đang đi
dần vào cuộc sống và phát huy hiệu lực.
Để thực hiện Luật di sản văn hóa, Chính phủ ta cũng đã ban hành
một số văn bản khác như: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều


11

của Luật di sản văn hóa (11/11/2002), Chỉ thị về tăng cường các biện pháp
quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép
cổ vật trong di chỉ khảo cổ học (18/2/2002), Quy hoạch tổng thể bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm
2020 v.v..
Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
Chính phủ đã có những quyết sách cụ thể để bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa như việc xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ di sản. Một số di sản được lập hồ
sơ trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới. Từ năm 1994, Chính phủ cho triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia chống xuống cấp và tơn tạo di tích. Thơng qua Chương trình này, Chính
phủ đã cấp ngân sách chống xuống cấp và tôn tạo hơn 1000 di tích và thực
hiện 378 dự án điều tra, sưu tầm, lưu trữ di sản văn hóa phi vật thể với kinh
phí đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng Việt Nam .v.v. Trong đó, có những di
tích được đầu tư khơng chỉ nhằm chống xuống cấp mà cịn cải thiện cả mơi
trường cảnh quan của di tích. Hàng năm, Chính phủ và một số địa phương
cũng đã dành một số ngân sách và quỹ đất cho việc di dời một số cơng
trình xây dựng xâm phạm, lấn chiếm đất đai của di tích, để tạo cho di tích
có mơi trường cảnh quan tốt hơn. Chính phủ cũng đã quyết định đình chỉ
hoặc cho điều chỉnh quy mơ xây dựng một số cơng trình có nguy cơ gây
ảnh hưởng xấu đến di tích, nhằm bảo vệ mơi trường di tích.

Nhà nước cũng đã chú ý hoàn thiện dần bộ máy tổ chức quản lý di
tích từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia,
nhân viên, nghệ nhân cũng đã được tập trung đào tạo, số lượng ngày càng
đơng đảo. Tuy nhiên, chúng ta cịn phải cố gắng trong nhiều năm nữa mới
có thể đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.


12

1.1.2.2. Quản lý Nhà nước về công tác quản lý hoạt động văn hố
Với mục tiêu phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, Nghị
quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định: Phát triển sâu rộng và nâng
cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn
hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng và hoàn thiện
nên giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế. Đặc biệt coi trọng văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh
doanh... chống các hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa.
Sự xâm nhập của các luồng văn hóa phẩm độc hại và hiện tượng lai
căng, các giá trị văn hoá truyền thống bị phôi phai, biến dạng, đạo đức
truyền thống bị xói mịn, lối sống thực dụng vị kỷ, lai căng; sự tương tác
giữa lối sống phương Đông và lối sống phương Tây... Tồn bộ điều đó đã
ảnh hưởng xấu đến môi trường sống lành mạnh của nhân dân, làm ảnh
hưởng đến đạo đức của con người, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và có nguy cơ làm
băng hoại bản sắc văn hố dân tộc.
Để văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tôi xin
kiến nghị cần tiến hành một số biện pháp trong công tác tổ chức quản lý

các hoạt động văn hoá cụ thể sau:
Một là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động
văn hóa, trực tiếp là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí...
Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hố, dịch vụ văn hóa;
phối hợp với các ngành chức năng, các lực lượng kiểm tra chặt chẽ cácsản
phẩm văn hố du nhập từ bên ngồi vào dưới mọi hình thức.


13

Hai là, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong các lĩnh
vực kinh doanh, dịch vụ văn hóa, phịng chống một số tệ nạn xã hội ở
những ngành nghề kinh doanh nhạy cảm như vũ trường, quán bar, nhà
hàng, karaoke và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật gây phản cảm, trái với
thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Ba là, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và tổ chức
các hoạt động văn hóa cơ sở cho cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch ở cơ
sở; đồng thời tập huấn kỹ năng kinh doanh theo hướng lành mạnh hóa cho
chủ các cơ sở kinh doanh những ngành nghề nhạy cảm thuộc lĩnh vực dịch
vụ vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao và du lịch nhằm hạn chế tới mức thấp
nhất những tiêu cực trong lĩnh vực này
Bốn là, phát huy vai trị của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tham gia tổ chức, quản lý xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh cho nhân
dân, trước hết khắc phục sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức các
hoạt động văn hóa ở cơ sở. Tập hợp và phát huy sức mạnh của mỗi người
dân, của từng gia đình, của mỗi cộng đồng dân cư và toàn xã hội, tạo thành
dư luận mạnh mẽ lên án những tư tưởng, hành vi sai trái, bài trừ mọi hình thức
văn hóa độc hại để xây dựng một mơi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.
Năm là, lực lượng cán bộ làm cơng tác văn hóa, thể thao và du lịch ở
cơ sở cần phải được củng cố, để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy,

chính quyền địa phương. Mặt khác, quản lý và sử dụng có hiệu quả sự đầu
tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hóa, tăng cường xây dựng củng cố
các thiết chế văn hóa, thể thao, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá
thể thao ở cơ sở.
Sáu là, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các yếu tố không lành mạnh
trong các hoạt động văn hóa ở cơ sở. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà


14

nước và thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước
đối với các hoạt động văn hóa ở cơ sở.
1.2. Cơ cấu và tổ chức quản lý các hoạt động văn hóa- giáo dục ở quần
thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám
1.2.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý quần thể di tích lịch sử Văn Miếu –
Quốc Tử Giám
Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám
ra mắt ngày 25-4-1988, với chức năng nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và tơn tạo
di tích: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm các hiện vật liên quan đến Văn Miếu
và hệ thống giáo dục khoa cử Nho học; Tổ chức hướng dẫn khách tham
quan du lịch; Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp
xây dựng và phát triển Hà Nội.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan
trọng của Hà Nội và cả nước, bao gồm có Văn Miếu được lập năm 1070
thờ các bậc Tiên thánh Tiên hiền của Nho học và Hoàng Thái tử đến học,
năm 1076 lập Quốc Tử Giám là Trường đại học đầu tiên của nước ta, đã
hoạt động hơn 700 năm đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.
Trải qua hơn 900 năm với nhiều biến động của lịch sử và tự nhiên,
đến nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữa được dáng vẻ cổ kính với
nhiều cơng trình kiến trúc có giá trị cao như: Khuê văn các, điện Đại Thành

và các hiện vật làm chứng tích của nghìn năm văn hiến như: tượng thờ,
rồng đá, nghiên đá, bia tiến sĩ và những cây đa, cây đại cổ thụ đã chứng
kiến việc học hành, thi cử qua các triều đại lý, Trần, Lê...Văn Miếu - Quốc
Tử Giám có diện tích 54.332 m2, ở trung tâm thủ đơ có mật độ dân số
đơng, trình độ văn hóa cao, đời sống kinh tế phát triển, hoạt động tham
quan du lịch sơi động. Đó là những thuận lợi của trung tâm trong việc tổ
chức phục vụ tham quan du lịch văn hóa và phát huy giá trị của di tích.


15

Các giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) ẩn chứa trong văn hóa vật
thể ở mảnh đất địa linh nhân kiệt làm nên truyền thống tôn sư trọng đạo,
tôn trọng nhân tài, hiếu học và học giỏi của dân tộc ta.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Trung
tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày
25/04/1988, trong đó có chức năng nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và tơn tạo di
tích, Tổ chức hướng dẫn khách tham quan du lịch; Tổ chức các hoạt động
văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội. Văn
Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng của nền văn hiến
Việt Nam, tinh hoa của văn hóa dân tộc, niềm tự hào của chúng ta hôm nay
và mai sau, là tài sản quý giá của quốc gia, được Nhà nước công nhận để
lưu giữ, tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.Trung tâm đã đặc biệt coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn cho đội ngũ cán bộ.
Trung tâm là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cấp hai, chịu sự
quản lý và chỉ đạo của Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hà Nội. Giám đốc
Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Tiến
sỹ Đặng Kim Ngọc



16

Sơ đồ tổ chức Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học VĂN MIẾU –
QUỐC TỬ GIÁM
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

PHÓ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH HÀNH
CHÍNH

PHỊNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

TỔ BẢO
VỆ

KHỐI
VĂN
PHỊNG

KHỐI
KẾ TỐN

PHĨ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH NGHIỆP VỤ

PHĨ GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH DUY TU

PHỊNG THUYẾT MINH NGHIỆP VỤ


PHỊNG DUY TU – MƠI TRƯỜNG


17

Phịng Thuyết minh – Nghiệp vụ chỉ có 10 cán bộ vừa đảm trách
công tác thuyết minh vừ làm nghiên cứu khoa học. Họ đều có trình độ văn
hố, du lịch, lễ tân ngoại giao. Phòng đã nhiều lần được nhận Bằng khen,
Giấy khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Văn hoá thể thao và
du lịch Hà Nội, Văn phịng Chính phủ, Văn phịng Quốc hội, Bộ Ngoại
giao và lời khen ngợi của du khách trong, ngồi nước. Hàng năm, di tích
đón tiếp trên một triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham
quan, học tậptrong đó có hang nghìn đồn khách đăng ký được nghe thuyết
minh, hàng trăm đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước, trên dưới 200 trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, học viện…Khách
đến tham quan rất đa dạng từ những em bé chập chững đến trường cho đến
các cụ già cao niên, từ những bác nơng dân quanh năm đồng áng đến
những chính khách là các Nguyên thủ quốc gia…Tất cả đều được các
hướng dẫn viên của Trung tâm tận tình, vui vẻ đưa đi tham quan và giới
thiệu về di tích. Những nét đẹp trong văn hoá Việt, những hiểu biết về Nho
giáo, về các danh nhân được thờ tự tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cách
học cách thi của người xưa, truyên thống hiếu học, tôn trọng hiền tài của
dân tộc… lần lượt hiện ra hào hứng sống động qua những lời thuyết minh
truyền cảm, giúp bà con người Việt thêm u q, tự hào về đất nước mình
và các lữ khách quốc tế được hiểu biết thêm về một dân tộc phương Đông
anh hùng. Công tác thuyết minh đạt nhiều thành tích đáng kể nhưng cơng
tác Nghiên cứu vẫn còn khiêm tốn . Việc tự đứng ra tổ chức Hội thảo hay
tự tay cầm bút viết sách, viết bài tham luận tham dự Hội thảo khoa học còn
là việc khá mới mẻ đối với cán bộ Phòng Thuyết minh – nghiệp vụ. Từ

năm 2006 đến nay với hướng chuyển mình mới, quyết tâm đẩy mạnh cơng
tác Nghiên cứu khoa học, Lãnh đạo Trung tâm đã lập kế hoạch áp dụng
nhiều giải pháp tích cực, vừa dạy vừa hướng dẫn, vừa giúp đỡ, vừa làm
cùng cán bộ. Kết quả đã “khai quật” được nhiều tiềm năng tiềm ẩn cho
chính đội ngũ cán bộ của mình, đẩy tính chất hoạt động Nghiệp vụ của


18

Trung tâm sang một trang mới. Các hoạt động điền dã, sưu tầm tài liệu
được đẩy mạnh. Cán bộ Phòng tham gia trực tiếp vao các hoạt động Hội
thảo khoa học, Xuất bản sách, Giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị
hữu quan khác.
Hằng năm, công tác tu bổ, duy trì mơi trường sinh thái ln được
chú trọng lên kế hoạch cụ thể. Trung tâm đã lập phòng Duy tu – mơi trường
chun làm cơng tác chăm sóc cây, vệ sinh khu di tích. Việc chăm sóc
thảm cỏ luôn tươi xanh, cắt xén kịp thời, tạo ra các nấm hoa, các nấm cây
cảnh phong phú về chủng loại cũng như màu sắcđược duy trì đều đặn theo
đúng quy trình khoa học. Cán bộ Phịng định kỳ phun thuốc xử lý mối, mọt
cho tồn bộ khn viên di tích, cân chỉnh cắt tỉa,đảo đấtcho các bồn hoa,
thảm cỏ, bổ sung các giống thực vật mới phù hợp với thời tiết, khí hậu từng
mùa. Kết hợp với các nghệ nhân lành nghề ở Nam Điền ( Nam Định ) chăm
sóc cây cảnh, cây thế, trên chậu luôn đảm bảo dáng , thế cây mang đậm nét
dân tộc, các nấm hoa luôn được thay đổi theo mùa tạo nét mới cho cảnh
quan di tích, đá ứng kế hoạch trang trí, phục vụ đặc biệt trong các dịp lễ,
tết… Một trong những việc giúp cho môi trường luôn trong sạch là Trung
tâm đã bố trí những thùng rác cơng cộng ở những chỗ vừa hợp mỹ quan,
vừa thuận tiện cho du khách, những biển báo khoa học giúp cho khách dễ
dàng tham quan và giải quyết nhữn sinh hoạt tâm linh và cá nhân… đặt
biển cấm hút thuốc, cấm đốt hương, vưa bảo vệ được di tích vừa để giữ moi

trường trong sạch. Nâng cao giá trị văn hố của di tích, Trung tâm luôn đổi
mới cảnh quan, diện mạo nhưng vẫn phù hợp tính chất của di tích.
Phịng hành chính – tổng hợp có trách nhiệm quản lý, giám sát và tổ
chức các hoạt động ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tổ bảo vệ phụ trách việc
trông coi quần thể di tích, kiểm sốt vé, trơng xe… Khối văn phịng và
phịng kế tốn như bao Đơn vị văn hố khác. Ngân sách hoạt động của
Trung tâm do Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hà Nội cấp.


19

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
VĂN HĨA – GIÁO DỤC Ở QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

2.1. Quần thể di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển quần thể di tích lịch sử Văn
Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai
đời Lý Thánh Tơng (Đại Việt sử ký tồn thư. Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội 1111,Tl, tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng,
Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa
cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Như vậy Văn miếu ngoài chức năng
thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, cịn mang chức năng của một
trường học Hồng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai
vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm
1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.
Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh
Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu,

trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi
tên là Quốc Tử). (Việt sử thông giám cương mục. Nxb. Văn sử địa. 1957)
chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc
Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào
đó". Năm 1156, Lý Anh Tơng cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử
Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà


20

thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi
bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6
lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72
người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến
Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm Ứng
Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom
công việc học tập tại Quốc Tử Giám.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám
Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hồng tử. Năm 1370 ơng
mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh
Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442
trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi
khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được
12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ
ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong
đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, khơng hư
hỏng, khơng mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm
1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13).

Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù
khơng cịn giữ được đủ bia, nhà cơng trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch
sử quý báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở
đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia
Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn
Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào
đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn


21

là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Cịn
Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hồi Đức và sau đó tại
khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ
còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học
được xây dựng với diện tích 1530m2 trên tổng diện tích 6150m2 gồm các
cơng trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà
chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất
xưa của Quốc Tử Giám.
2.1.2. Cơ cấu và kiến trúc quần thể
Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối
từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm
phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội), quay mặt về hướng Nam với
tổng diện tích 55.027m2 gồm Hồ Văn, vườn Giám và Nội tự . Hồ Văn nằm
ở phía trước Văn Miếu, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gị Kim
Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngồi cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia "Hạ Mã", xung
quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam

quan, trên có 3 chữ "Văn Miếu Mơn" kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn Miếu ( Nội tự ) chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực
đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau :


Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng

Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mơn và Đạt Tài Môn.


Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền

Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê
Văn Các là công trình kiến trúc tuy khơng đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp
mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác


22

phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình trịn, hàng
lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói
chồng hai lớp tạo thành cơng trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là
một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ trịn hình mặt trời toả
tia sáng. Hình tượng Kh Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời
toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vng của
giếng Thiên Quang. Cơng trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng
tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng
thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn
Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ.



Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh

mặt trời), có hình vng. Hai bên hồ là 2 khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia
được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám
hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm
bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779(có tài liệu cho rằng
1484-1780), chia đều cho hai khu tả và hữu. Trong đó, 12 bia đầu tiên (cho
các khoa thi những năm 1442-1514) được dựng vào thời Lê sơ, 2 bia (cho
các khoa 1518, 1529) được dựng vào triều nhà Mạc, còn 68 bia cuối cùng
(các khoa thi những năm 1554-1779) được dựng vào thời Lê trung hưng.
Mỗi khu nhà bia gồm có 1 Bi đình nằm ở chính giữa và 4 nhà bia (mỗi nhà
10 bia) xếp thành hai hàng, nằm hai bên Bi đình. Bi đình khu bên trái Thiên
Quang Tỉnh chứa bia tiến sĩ năm 1442, cịn Bi đình khu bên phải chứa bia
tiến sĩ năm 1448.
 Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu,
gồm hai cơng trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là
Bái đường, toà trong là Thượng cung. Thờ Khổng tử và bài vị của 72 vị học
trò xuất sắc của Khổng Tử và thờ Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám


23

 Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là
khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà
Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng
Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng
rùa. Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo
ở Việt Nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa,

miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất,
giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và
thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa
tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con
vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng
rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng
nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được
hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương
trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Các cơng trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch
đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của các triều đại Lê,
Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam, cơng
trình Thái Học được xây dựng vào năm 2000 trên nền của QTG xưa (Thái
Học đường) với diện tích mặt bằng hơn 6000m2
Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu
Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng n Hạ,
huyện Hồng Long, tỉnh Hà Đơng. Nay thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt
đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố
Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tơn Đức Thắng, phía Đơng là phố Văn


24

Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: hồ
Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là
Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường học cao cấp đầu
tiên của Việt Nam.
Nhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo
được, vì các tư liệu lịch sử khơng thấy ghi lại. Thời thuộc Minh, nhiều di

tích lịch sử văn hố bị đốt hoặc đưa về Yên Kinh, (Bắc Kinh), nhưng Văn
Miếu vẫn được người Minh tôn trọng. Năm Giáp Ngọ (1414) Hoàng Phúc
xin với vua nhà Minh cho lập Văn Miếu ở các châu, huyện trong cả nước.
Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông,
đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư
như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học ...Đằng trước nhà Thái
học dựng Văn Miếu. Khu vũ của Văn Miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên
Thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh
Phục để làm nơi túc yết, Một kho để chứa đồ tế khí và một phịng để làm
nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân.
Giảng đường phía đơng và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy
các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên
đơng bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba
dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 11 niên hiệu Hồng
Thuận năm thứ 3 (1511) vua Lê Tương Dực: Sai Nguyễn Văn Lang sửa lại
điện Sùng Nho ở Quốc Tử Giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh Luân, phòng bếp,
phòng kho, cùng làm mới 2 nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu đều
để 1 tấm bia.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả
trong Kiến văn tiểu lục (sách viết năm 1777) thì: Văn Miếu; Cửa Đại


25

Thành Nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đơng Vũ và Tây
Vũ 2 dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2
chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có
tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều
12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh

đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian
2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng
dạy ở phía đơng và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phịng học của
học sinh tam xá ở phía đơng và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi
gian 2 người.
Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà
Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ
(đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê)
Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia
làm ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn
Miếu - Quốc Tử Giám đây là khu chủ thể, bố cục đăng đối từng khu, từng
lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ
Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên,
quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền
thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).
Người xưa đã xây dựng cơng trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuận
theo lẽ âm - dương - trời - đất và tự khẳng định chính là nơi hội tụ nhân tài,
là một quần thể kiến trúc độc đáo nơi địa linh nhân kiệt. Khởi nguồn từ địa
thế: (đứng trên cao) mở rộng tầm nhìn ra 4 phương 8 hướng, từ cõi hư vô
suy xét khai thác ánh sáng vẻ đẹp của trời đất mà phục vụ cho sự học của
con người - học làm người, tinh luyện văn hóa vật chất mà gây dựng văn


×