Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền quả sơn xã bồi sơn, huyện đô lương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
**************

 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN VĂN HểA
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Đề tài:
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội
đền quả sơnx bồi sơn, huyện đô lơng,
tỉnh nghệ an

Ging viờn hng dn : ThS. Trần Thục Quyên
Sinh viên thực hiện

: Cao Thị Kim Long

Lớp

: QLVH 8C. Khóa học 2007-2011
 
 

HÀ NỘI – 2011


Lời cảm ơn
Để hồn thành bài khố luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc


tới giảng viên Th.S Trần Thục Quyên đã hưỡng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em
trong suốt quá trình viết bài. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô giáo
Trường Đại học văn hoá Hà Nội đã tâm huyết cung cấp cho em những kiến
thức cơ ban trong quá trình học tập tại trường . Em cũng chân thành cảm ơn
Ban quản lý di tích Đền Quả Sơn, đặc biệt là bác Hỷ, bác Cường đã cung cấp
cho em những tư liệu quý báu về lễ hội Đền Quả Sơn. Và xin được gửi lời
cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ em để hoàn thành bài
khố luận này. Thời gian có hạn cộng với kiến thức và kinh nghiệm thực tế
chưa sâu, do vậy mà bài viết khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để bài khố luận được
hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2011
Tác giả khoá luận

Cao Thị Kim Long


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 6
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỄ HỘI ĐỀN QUẢ SƠN XÃ BỒI SƠN
HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN ........................................................ 7
1.1. Khái quát vùng đất Đô Lương và Bạch Ngọc .............................................. 7
1.1.1. Đặc điểm địa lý – lịch sử, văn hóa – xã hội huyện Đô Lương ................. 7

1.1.2. Đặc điểm địa lý - lịch sử, văn hóa - xã hội vùng Bạch Ngọc- xã Bồi Sơn ..... 8
1.2. Khái quát lễ hội đền Quả Sơn xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ
An ................................................................................................................... 5
1.2.1. Lịch sử lễ hội đền Quả Sơn xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An ..................................................................................................... 10
1.2.2. Các lễ thờ tự của đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đơ Lương, tỉnh
Nghệ An ..................................................................................................... 14
1.2.3.Diễn trình lễ hội Đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An….................................................................................................. 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
LỄ HỘI ĐỀN QUẢ SƠN XÃ BỒI SƠN HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH
NGHỆ AN ........................................................................................................ 28
2.1.Quan điểm của Đảng với nhà nước đối với công tác tổ chức và quản lý lễ
hội..... ................................................................................................................. 28
2.2. Quan điểm của Đảng bộ huyện Đô Lương và uỷ ban nhân dân xã Bồi Sơn
về chiến lược phát triển văn hoá ....................................................................... 32
2.3. ý nghĩa và tầm vóc của lễ hội đền Quả Sơn trong tín ngưỡng tâm linh của
nhân dân xứ Nghệ và nhân dân cả nước ........................................................... 33
2.3.1. Ý nghĩa của lễ hội Đền Quả trong tín ngưỡng tâm linh của nhân
dân xứ Nghệ và nhân dân cả nước ............................................................. 33
2.3.2. Tầm vóc của đền Quả Sơn trong tín ngưỡng tâm linh của nhân dân
xứ Nghệ và nhân dân cả nước .................................................................... 35


2.4.Thực trạng Công tác tổ chức và quản lý lễ hội Đền Quả Sơn .................... 38
2.4.1.Công tác triển khai chỉ đạo .............................................................. 38
2.4.2.Công tác tổ chức lễ hội..................................................................... 40
2.4.3. Công tác quản lý lễ hội ................................................................... 43
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN QUẢ SƠNXÃ BỒI SƠN

HUYỆN ĐÔ LƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN ..................................................... 48
3.1. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lê hội đền Quả Sơn, xã
Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An ........................................................ 48
3.1.1.Những mặt thuận lợi và ưu điểm ...................................................... 48
3.1.2. Những mặt khó khăn và hạn chế ..................................................... 50
3.2. Những định hướng về công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Quả Sơn, xã
Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong những năm tới ...................... 52
3.3. Một số đề xuất nhằm phát huy tốt hơn các giá trị của lễ hội Đền Quả Sơn,
xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.................................................... 54
3.3.1. Tuyên truyền, quảng bá về nội dung và giá trị của lễ hội Đền Quả ....... 55
3.3.2.Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ công tác tổ chức và
quản lý lễ hội ............................................................................................. 56
3.3.3. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho lễ hội .......... 57
3.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong
lễ hội .......................................................................................................... 57
3.3.5. Phân cấp tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ, quy củ ............... 59
3.3.6. Khôi phục một số trị chơi dân gian trong lễ hội ............................ 59
3.3.7. Tơn tạo và bảo vệ di tích Đền Quả và các cơng trình phụ trợ........ 59
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 62
PHỤ LỤC .................................................................................................... .....59


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ An mảnh đất của những lễ hội cổ truyền như: lễ hội đền Cuông,
lễ hội làng Vạn Lộc, lễ hội Làng Sen, lễ hội Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lê
hội Vua Mai, lễ hội Đền Cờn, đền Bạch Mã, đền Quả Sơn, đền Đức Hoàng,
đền Cựa Rào...
Lễ hội đền Quả Sơn là một trong những lễ hội lớn vào loại bậc nhất ở

Nghệ An. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày 19, 20 và 21 tháng giêng âm lịch
hàng năm để tưởng nhớ tới công đức của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang –
vị danh tướng, danh thần của vương triều Lý đã có cơng lớn trong việc bảo
quốc an dân, củng cố nền độc lập, thông nhất đất nước ở thế ký XI (1039 –
1055). Đây là lễ hội dân gian đặc sắc, hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa nhân
văn, thể hiện tinh thần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, làm sống
động tinh thần thượng võ cùng những thuần phong mỹ tục của nền văn hoá
dân gian. Lễ hội nhìn chung được tổ chức chu đáo, phát huy các giá trị truyền
thống đồng thời với việc tiếp thu và vận dụng những giá trị mới của thời đại,
lễ hội đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân
và nhiều du khách thập phương. Tuy nhiên, do chưa được nghiên cưú kỹ càng
và nghiêm túc nội dung và diễn trình lễ hội cổ truyền nên trong q trình phục
dựng vẫn cịn nhiều sai sót, các đặc điểm của lễ hội chưa được khai thác và
thể hiện.
Nhằm bảo vệ các giá trị đa dạng về lịch sử, văn hoá của lễ hội góp phần
bảo tồn di sản văn hố dân tộc trong xu thế tồn cầu hố ngày càng sâu sắc và
tồn diện hiện nay. Là sinh viên khoa Quản lý Văn hoá - Nghệ thuật và cũng
là một cán bộ quản lý văn hoá trong tương lai, em đã chọn đề tài “ Công tác
tổ chức và quản lý lễ hội đền Quả Sơn ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An” làm đề tài khố luận của mình. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên
cứu và khảo sát thực tế về Đền Quả và Lễ hội Đền Quả để tỏ lòng tri ân,


ngưỡng vọng với công lao to lớn của Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang. Đi
sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý lễ hội Đền Quả để tích luỹ
kinh nghiệm cho cơng tác sau này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Quả Sơn
– Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Quả Sơn
ở xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An từ năm 2007 - 2010.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Công tác tổ chức và quản lý lễ
hội Đền Quả Sơn xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An” trước hết là
tôn vinh và tri ân đối với vị thánh Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị tri
châu xứ Nghệ. Qua cơng trình này để những ai quan tâm về lễ hội Đền Quả
thấy được tầm vóc to lớn và sự linh thiêng cũng những giá trị tâm linh của lễ
hội. Việc đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức và quản lý lễ hội để tích luỹ
kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này đã sử dụng một số phương pháp nghên cứu sau:
- Điền dã, thực tế
- So sánh đồng đại, lịch đại
- Phân tích, tổng hợp.
5. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận khố luận gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát về lễ hội đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Quả
Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý Lễ hội
đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT LỄ HỘI ĐỀN QUẢ SƠN XÃ BỒI SƠN
HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN

1.1. Khái quát vùng đất Đô Lương và Bạch Ngọc
1.1.1. Đặc điểm địa lý – lịch sử, văn hóa – xã hội huyện Đơ Lương
Huyện Đơ Lương với diện tích 35.433 ha, dân số 193.890 người. Thời

nhà Hậu Lê, năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông,
Anh Sơn thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Thời nhà
Nguyễn, từ năm 1831, Đô Lương thuộc huyện Lương Sơn, phủ Anh Đơ, tỉnh
Nghệ An.
- Đơn vị hành chính: Đơ Lương có quốc lộ 7A, 15A đi qua. Đơ Lương
được chia thành 1 thị trấn Đô Lương và 32 xã: Lạc Sơn, Đại Sơn, Trù Sơn,
Thái Sơn, Hiến Sơn, Trung Sơn, Đà Sơn, Thuận Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn,
Bồi Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh
Sơn, Bài Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn, Xuân
Sơn, Tràng Sơn, Hồng Sơn, Hòa Sơn, Lưu Sơn, Mỹ Sơn, Giang Sơn Đông,
Giang Sơn Tây
- Ngành nghề truyền thống: Đô Lương thường được nhắc đến như nơi
có nghề làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn, với phương pháp làm đơn giản
nhưng sản phẩm phong phú và đa dạng như: cơm rang mỏi, bánh canh huế,
niêu cơm, chõ xôi. Ở Đà Sơn Lưu Sơn, Tràng Sơn nghề đóng góp nhiều thu
nhập cho nhân dân là nghề làm bánh đa (tiếng địa phương gọi là "bánh khô")
hay làm kẹo lạc, kẹo cu đơ. Ở xã Đà Sơn cịn có nghề làm gạch ngói tại làng
Phượng Kỷ (Xóm.1,2,3), nổi tiếng với bao đời nay. Nghề đan lát ở xóm Giáo


Đà Lam (xóm 10). Hầu như khắp nơi trên đất Đơ Lương đều có người làm
mộc, từ những dụng cụ trong nhà cho đến những đồ thủ công mỹ nghệ.
- Di tích lịch sử - văn hóa: Huyện Đơ Lương có một số di tích lịch sử
nổi tiếng như; Đền Đức Hồng thờ vua Lê Trang Tơng tại xã n Sơn. Đền
thờ Thái phó Tấn quốc cơng Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn. Đền thờ
Thái phó, Chân quận cơng Thái Bá Du tại xã Yên Sơn (bên Quốc lộ 7). Đền
Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái
Tổ. Đây là ngôi đền lớn có lịch sử hàng trăm năm. Dân gian lưu truyền câu:
"Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". Nhà thờ Nguyễn
Nguyên Thành. Đình Phú Nhuận. Đình Lương Sơn bên bờ sơng Lam. Khu di

tích lịch sử Trng Bồn. Ngồi ra, nơi đây có Ba ra Đơ lương - một cơng
trình thủy lợi do Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20, có cơng của hồng thân
Xuphanuvơng, sau này là chủ tịch nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.1.2. Đặc điểm địa lý - lịch sử, văn hóa - xã hội vùng Bạch Ngọc- xã Bồi Sơn
- Về địa lý, địa hình: Bồi Sơn ngày nay với tên gọi thời xưa là Bạch
Đường. Địa danh này xuất hiện từ rất lâu, mãi về sau vào cuối thế kỷ thứ
XIX, để tránh kỵ húy tên vua Đồng Khánh (Nguyễn Phúc Ưng Đường, một
ơng vua triều Nguyễn, trị vì khỏang 1886 đến 1888), Triều đình Huế mới cải
đổi thành Bạch Ngọc. Hàng loạt địa danh khác cũng phải cải đổi như: huyện
Nam Đường đổi thành huyện Nam Đàn, thôn Miếu Đường (có tên nơm là
làng Mượu) đổi thành thơn Tập Phúc.
Bạch Ngọc nằm về phía Tây tả ngạn sơng Lam, từ đầu đến cuối xã dài
khỏang trên 4 km theo đường liên hương chạy dọc bờ sông. Tại thôn Miếu
Đường xi dịng về chợ Lường (nay là thị trấn Đơ Lương) chỉ cách 4 km.
Tính theo đường chim bay thì phủ lỵ Bạch Ngọc cách biển Đơng khỏang 35
km và cách Tp.Vinh khỏang 60 km.
Bạch Ngọc thời xa xưa gồm 5 thơn (tức làng): Phúc n, Nhân Trung,
Phúc Tồn (sau đổi thành Phúc Hậu), Nhân Bồi và Miếu Đường (sau đổi


thành Tập Phúc) cùng với Vạn Cương Thổ (sau đổi thành Vạn Thanh Xuân)
và Vạn Trung Lữ (về sau làng Vạn này lên bộ, chiếm một phần đất Nhân
Trung hình thành thôn Trạc Thanh). Hiện nay Bạch Ngọc được chia thành ba
xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn.
Bồi Sơn có diện tích tự nhiên là 89200,2 m2, phía bắc giáp với xã Hồng
Sơn và Giang Sơn. Phía tây giáp với xã Lam Sơn. Phía đơng giáp với xã
Tràng Sơn, Phía Nam giáp với xã Bắc Sơn.
- Về lịch sử, văn hóa – xã hội: Trải qua các thời kỳ giữ nước và dựng
nước sôi động, xã Bạch Đường ngày trước và xã Bạch Ngọc sau này vẫn phát
huy thế mạnh về vị trí và lịng dân đối với tỉnh nhà và cả vùng Liên khu IV.

Thời Trần cũng như thời Lam Sơn khởi nghĩa, Bạch Đường vẫn là địa
bàn đứng chân để tiến công hay cố thủ. Thời phong trào Cần Vương sôi sục
khắp hai tỉnh Nghệ – Tĩnh vào cuối thế kỷ XIX, Bạch Ngọc thường là nơi lui
tới của nghĩa quân Tác Khai, Tác Bẩy và cụ lớn Hường (tiến sĩ, Hường Lô –
Nguyễn Nguyên Thành). Trong phong trào Xô Viết (1930 – 1931), tiếng
trống kêu sưu Tập Phúc, Bạch Ngọc mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ
Thực dân ở phủ Anh Sơn. Vùng đại ngàn điệp trùng của Bạch Ngọc đã từng
bảo vệ tốt cơ quan của Phủ ủy Anh Sơn và Tỉnh ủy Nghệ An.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lại một lần nữa Bạch
Ngọc trở thành căn cứ địa của miền Bắc Trung Bộ. Một thời, bệnh viện lớn
của tỉnh dời về Bạch Ngọc. Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc
Kháng, sau đổi thành trường Phổ thông cấp III là “cái nôi” đào tạo nhiều nhân
tài cho liên khu IV và cả nước đóng tại Bạch Ngọc cho đến khi kết thúc chiến
tranh (1954).
Ngày nay, Bạch Ngọc đã có một diện mạo mới với nền kinh tế phát
triển, chính trị ổn định, đời sông nhân dân ngày càng được nâng cao. Và đó
cũng là điều kiện cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện hồn thành tốt mọi
chủ trương chính sách cuả Đảng và Nhà Nước giao phó.


1.2. Khái quát lễ hội đền Quả Sơn xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An
1.2.1. Lịch sử lễ hội đền Quả Sơn xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An
Với cái thứ tự nhất, nhì:“Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu
Trưng” là để cho suôn vần, không có ý cái nào giá trị hơn cái nào. Đền Cờn ở
huyện Quỳnh Lưu, thờ các vị Thánh Nương, Đền Bạch Mã ở huyện Thanh
Chương, thờ Phan Đà - một danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn, Đền Chiêu
Trưng ở huyện Thạch Hà, thờ Lê Khôi, cháu ruột Lê Lợi, nguời có nhiều võ
cơng hiển hách. Và Đền Quả Sơn ở huyện Đô Lương, thờ Uy Minh Vương Lý

Nhật Quang - một vị thánh của vùng đất Nghệ.
Đền Quả Sơn trước đây thuộc địa phận xã Bạch Đường, tổng Bạch
Ngọc, huyện Nam Đường (sau này đổi thành Nam Đàn), trấn Nghệ An. Nay
thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đền Quả Sơn không chỉ
nổi tiếng bởi giá trị nghệ thuật kiến trúc, quy mô to lớn và linh thiêng, mà còn
bởi nơi đây là nơi thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang – vị tri châu Nghệ An,
người có nhiều cơng lao xây dựng q hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ
bờ cõi cho quốc gia Đại Việt dưới triều nhà Lý (thế kỷ XI). Theo thần phả đền
Quả Sơn cho biết: “Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của Đức Thái Tổ Lý
Công Uẩn, hiệu là Bát lang hoàng tử, tước Uy Minh Vương. Mẹ là Trinh Linh
hồng hậu Lê Thị. Ơng đã tỏ ra có chí hơn người: Lên 8 tuổi đã biết làm thơ,
10 tuổi đã thông hiểu kinh sử và quan tâm tìm hiểu thời thế. Ơng được Vua
cha và hồng tộc rèn cặp chu đáo nên đã sớm trở thành rường cột của nước
nhà. Với tư chất thông minh và mưu lược, Ơng thường góp được nhiều kế
hay, ý tốt cho Vua cha trong việc trị quốc an dân nên rất được nhà vua tin yêu
và triều thần nể trọng. Năm 1039, Lý Nhật Quang được giao nhiệm vụ trông
coi tô thuế ở Nghệ An. Với sự mẫn cán và cơng minh của Ơng, các kho trạm
lúc nào cũng được đầy thóc sau mỗi mùa thu hoạch. Tháng 11/1041, Ơng


được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An. Lúc này, Nghệ An là một vùng biên
viễn của Đại Việt, việc quản lý còn lỏng lẻo. Nhiều cuộc nổi dậy ở địa
phương có tính chất phản loạn, gây sự phiền nhiễu cho nhân dân, triều đình
phải nhiều phen dẹp loạn. Nhưng sau khi Lý Nhật Quang được cử làm Tri
châu, tình hình xã hội ở Nghệ An dần dần ổn định, kỷ cương phép nước được
lập lại. Để việc quản lý được chặt chẽ, Ông đã cho làm sổ sách thống kê hộ
khẩu, nhân đinh. Theo sử gia Phan Huy Chú: "Đời Lý, việc kiểm soát hộ tịch
rất là nghiêm ngặt. Dân đinh nào đến 18 tuổi thì biên vào sổ bìa vàng, gọi là
Hồng nam, đến 20 tuổi gọi là Đại Hoàng nam". Những biện pháp quản lý xã
hội của Lý Nhật Quang cùng với sự độ lượng và tư tưởng thân dân của Ơng

dần dần đã cảm hố và quy phục được tất cả mọi tầng lớp nhân dân, làm cho
vùng đất vốn phức tạp đã trở nên thuần hậu và thống nhất. Ơng cịn cho mở
mang nhiều đồn trại, quân binh (lớn nhất là trại Bà Hoà- vùng giáp giới giữa
Nghệ An và Thanh Hố), tích luỹ được nhiều lương thực, vũ khí, làm hậu
thuẫn vững chắc cho cuộc nam chinh của vua Lý Thái Tông trong lần tiến
đánh Chiêm Thành năm 1044. Đó chính là cơng lao và vai trò quan trọng đầu
tiên của Lý Nhật Quang, với tư cách là người đứng đầu bộ máy hành chính ở
địa phương. Song song với việc ổn định xã hội, Lý Nhật Quang hết sức coi
trọng việc phát triển kinh tế, khuyến khích, hướng dẫn nhân dân mở mang
nghề nghiệp, khai thác mọi tiềm năng của vùng đất xứ Nghệ. Cùng với việc
chiêu dân, khai hoang, lập ấp, Ông cịn dạy cho dân chúng trồng dâu, ni
tằm, dệt lụa, dệt vải.... Ông trở thành tổ sư của nhiều ngành nghề thủ cơng
nghiệp ở Nghệ An. Với cái nhìn có tính chiến lược, dưới con mắt của một
danh tướng tinh thông binh pháp, uyên thâm phật pháp, Lý Nhật Quang đã
chọn vùng Bạch Đường (nay gồm 3 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn- huyện
Đơ Lương) - là nơi có vị trí trung tâm của cả châu, cơng, thủ đều thuận lợi để xây dựng lỵ sở. Từ đây, Ông đã ban hành và cho thực hiện nhiều chính
sách tiến bộ và táo bạo để mở mang phát triển sản xuất. Ông chủ trương kinh


doanh khai thác một cách tồn diện và quy mơ đất Nghệ An. Các vùng Khe
Bố, Cự Đồn (Con Cuông), Nam Hoa (Nam Đàn), Hồng Mai (Quỳnh Lưu),
Cơng Trung (n Thành), thành phố Vinh, Nghi Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...
là do Ông chiêu dân lập ấp và sử dụng tù binh để khai khẩn đất hoang. Ông đã
cho mở 2 con đường thượng đạo: 1 từ Đô Lương ra Thanh Hố rồi ra Thăng
Long, 1 từ Đơ Lương lên Kỳ Sơn. Ơng cho đào và nạo vét các đoạn sơng Đa
Cái ở Hưng Nguyên, kênh Sắt ở Nghi Lộc; kênh Son, kênh Dâu ở Quỳnh
Lưu. Ơng cịn khởi xướng việc đắp đê sông Lam (tiền thân của đê 42 sau này)
để ngăn nước lũ. Không những quan tâm đến đời sống vật chất cho dân, Ơng
cịn rất quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, cho xây dựng
nhiều chùa thờ Phật để nhân dân đến sinh hoạt văn hố tâm linh. Có thể nói,

những việc làm có tính chất mở đầu ở một vùng biên viễn của Lý Nhật Quang
đã đạt đến tầm cỡ của một nhà chiến lược, vừa an dân, vừa tạo dựng tiềm
năng, thế mạnh để giữ gìn bờ cõi. Nhận thức rõ mối quan hệ giữa xây dựng
kinh tế và củng cố quốc phòng (thực túc, binh cường), Lý Nhật Quang đã có
chủ ý trong việc xây dựng và bảo vệ vùng phên dậu của đất nước - Nghệ An.
Việc xây dựng, tu bổ, sửa chữa các đường giao thông thuỷ, bộ khơng chỉ
nhằm mục đích giao lưu kinh tế mà cịn nhằm phục vụ nhu cầu quốc phòng
như việc cơ động lực lượng, vận tải tiếp tế. khi có chiến sự xảy ra. Cùng với
đội quân thường trực ở châu (tỉnh), Ông còn tổ chức các đội dân binh (hương
binh) tinh nhuệ, có kỷ luật nghiêm minh làm lực lượng sẵn sàng chiến đấu tại
chỗ ở mỗi thơn, xóm. Mặt khác, đối với các bộ tộc láng giềng, Ơng dùng
chính sách ngoại giao vừa cương quyết, cứng rắn, dứt khoát, vừa khơn khéo,
mềm dẻo, lấy ân tín để thuyết phục, phủ dụ, nên đã thu phục được nhân tâm.
Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã góp phần giải quyết ổn thoả sự xung đột
trong nội bộ Chiêm Thành, đồng thời tạo dựng mối quan hệ hoà hiếu giữa
Chiêm Thành với Đai Việt. Trong khoảng 25 năm (từ 1044 đến 1069), quan
hệ giữa hai quốc gia trở nên tốt đẹp hơn. Ông cịn cho thực hiện chính sách


khuyến thiện, trừ ác, có lợi và phù hợp cho dân, khiến cho cả châu an cư lạc
nghiệp. Thần tích đền Quả Sơn đã ghi rõ: "Ngài ở châu 19 năm, trừng trị kẻ
gian, khen thưởng người lành, khai khẩn đất hoang, chiêu mộ lưu dân, bọn vô
lại phải im hơi, người dân về với Ngài được yên nghiệp. Ngài thường qua lại
vùng này, vùng khác, dạy nghề làm ruộng, trồng cây cối, ni gia súc, có
nhiều chính sách lợi cho dân, làm cho nhân dân đoàn kết. Người dân đến kiện
tụng thì lấy liêm, sỹ, lễ, nghĩa giảng dạy làm cho tự giác ngộ, ai nấy đều cảm
hố, khơng bàn đến chuyện kiện cáo nữa. Mọi người đều gọi Ngài là Triệu
Cơng". Là người có vị trí và uy quyền cao nhất trong châu, nhưng Ông sống
rất gần gũi với dân, luôn quan tâm chú ý chăm lo cho dân, lấy việc dân được
no ấm, yên vui hạnh phúc làm gốc của việc cai trị. Vì thế khơng chỉ nhân dân

trong châu kính trọng, tin yêu, mà các bộ tộc ở phía Nam, phía Tây cũng phải
kiêng nể, mến phục. Ông mất ngày 17/8/1057 năm Đinh Dậu trong trận đánh
dẹp giặc Lão Qua (Ai Lao) để giữ yên bờ cõi. Mộ Ơng được táng ở thơn
Thượng Thọ, xã Bạch Đường (nay là xã Bồi Sơn) dưới chân núi Quả Sơn.
Đây là một trong những ngôi đền và lễ hội cổ kính vào bậc nhất, nhì xứ Nghệ.
Trong suốt q trình lịch sử, đền Quả Sơn ln ln được Nhà nước quan
tâm, việc tổ chức lễ hội hàng năm vào các ngày 19, 20, 21 tháng giêng ở đây
đã thể hiện sinh động truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhằm tơn vinh
những người có cơng với dân, với nước. Năm 1998, đền Quả Sơn đã được Bộ
văn hố thơng tin ra quyết định cơng nhận là di tích lịch sử - văn hố cấp quốc
gia. Lý Nhật Quang cịn được thờ ở nhiều nơi trong nước, chỉ tính riêng Nghệ
An đã có 36 làng lập đền thờ Ơng làm thành hoàng. Gần 1000 năm qua,
nhưng uy danh về cuộc đời và sự nghiệp của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang
vẫn mãi mãi tồn tại trong tâm thức của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân
Nghệ An nói riêng như một huyền thoại.
Có một đơi câu đối ca ngợi ơng “Hiển hách thần linh, hương khói miếu
đền lưu vạn đại” (lưng danh tông tộc, núi sông ghi nhớ đến ngàn năm). Trải


qua những thăng trầm của lịch sử, những biến cố của thời gian, sau nhiều lần
trùng tu tôn tạo Đền Quả Sơn trở thành một toà Đền linh thiêng soi bóng trên
bờ sơng Lam và được xếp vào hàng danh thắng của tỉnh Nghệ An, là di tích
lịch sử văn hố cấp quốc gia. Và lễ hội cổ kính vào bậc nhất nhì xứ Nghệ
hàng năm của đền trở thành nơi chiêm bái, ghi ơn noi theo những người có
cơng với đất nước của nhân dân trong vùng và du khách thập phương.
1.2.2. Các lễ thờ tự của đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An
Đền Quả Sơn với bề dày lịch sử hàng trăm năm, cùng với tín ngưỡng
tâm linh đã đi vào tâm thức nhân dân xứ Nghệ nói riêng và nhân dân cả nước
nói chung. Đền có rất nhiều lễ thờ tự trong một năm. Cụ thể gồm các lễ thờ tự

như sau:
- Hàng ngày, nhân dân trong xã, các vùng lân cận cũng như khách thập
phương hành hương tại đền Quả Sơn, đốt hương, dâng lễ cầu yên. Những
ngày thường thì hầu như người ta chỉ dâng lên Đức thánh lễ náo (cau, trầu,
rượu, hoa quả) mà thơi.
- Lễ sóc vọng, tức là ngày 30 (tháng thiếu là ngày 29) và ngày rằm hàng
tháng, quan viên chức sắc trong xã sở tại tề tựu tại đền để dâng lễ náo, thường
là trầu, rượu. Cũng trong hai ngày này, số người hành hương đông hơn ngày
thường. Trong các ngày lễ sóc và vọng này, thường dâng cúng Đức thánh Lý
Nhật Quang bởi lễ thục như xôi, thịt và trứng là chủ yếu.
- Những ngày lễ tết trong năm như Tết Nguyên đán, Tết Thượng
nguyên (ngày rằm tháng Giêng), Tết Đoan ngọ (mồng năm tháng Năm), Tết
Trung nguyên (ngày rằm tháng Bảy), Lễ thường tân (ăn cơm mới vào rằm
tháng mười), Tết Hạ nguyên (rằm tháng chạp)… Ngồi cau, trầu rượu, hương
hoa, cịn dâng lên Đức thánh bởi lễ thục (xôi, thịt, trứng). Hành lễ được tổ
chức trọng thể, thường có phường hát chầu văn do xã thuê về hành lễ.


- Lễ Chạp đền – giỗ Đức thánh – chính kỵ vào ngày 17 tháng Chạp
hàng năm. Đây là lễ lớn thứ hai của đền Quả Sơn, sau lễ hội rước thần – tạ ơn
Bà Bụt được tổ chức vào ngày 20 và 21 tháng Giêng, luân phiên ba năm hai
kỳ. Trong ngày giỗ Đức thánh, ban điển lễ thường dâng cúng lễ náo, lễ thục,
lễ tam sinh (dê, lợn, bò). Trong ngày giỗ Đức thánh Quả Sơn, nhiều gia đình
cũng trần thiết bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa: người đã khuất và người đang sống
đều về dự Chạp đền để nhớ ơn Uy Minh vương Lý Nhật Quang.
- Lễ rước thần (hay còn gọi là lễ tạ ơn Bà bụt) được tổ chức trong hai
ngày: 20 và 21 tháng Giêng luân phiên ba năm hai kỳ. Đây là lễ hội có quy
mơ lớn nhất của Đền, đồng thời cũng là lễ hội lớn thứ nhì so với các lễ hội
trong vùng của tỉnh Nghệ An. Trong hai ngày lễ trọng thể này, nhân dân dâng
cúng lên Đức thánh Lý Nhật Quang đầy đủ các lễ như: lễ náo, lễ thục, lễ tam

sinh.
Và ở phạm vi đề tài khoá luận này chỉ tìm hiểu Lễ rước thần, tổ chức
trong hai ngày 20, 21 tháng giêng.
1.2.3.Diễn trình lễ hội Đền Quả Sơn, xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An
Vào dịp trung tuần tháng giêng, nhân dân địa phương và du khách thập
phương lại háo hức bước vào công tác chuẩn bị và tổ chức lế hội Đền Quả
Sơn. Lúc đầu lễ hội được tổ chức hàng năm, về sau dân xã cần phải chuẩn bị
chu đáo để tăng phần trọng thể nên đã tổ chức đều kỳ: ba năm hai lần.
Vào năm mở hội thì sau khi khai hạ (tức hạ cây nêu vào ngày tết vào
mồng 7 tháng giêng ÂL) cả xã bắt tay vào công việc chuẩn bị. Bảy làng trong
xã phân công nhau và chịu trách nhiệm từng phần việc để tiến hành lễ hội.
Cụ thể như sau: bảy làng trong xã phân công nhau và chịu trách nhiệm
từng phần việc để tiến hành lễ hội. Hai làng Thanh Xuân và Trạc Thanh
chuyên lo việc hành quân đường thủy, làng Thanh Xuân đặc trách hai chiếc
thuyền bơi, làng Trạc Thanh bốn chiếc thuyền chèo có tên Giáp, Ất, Bính,


Đinh. Thuyền bơi lưu giữ tại đền Quả Sơn, thuyền chèo tại chùa Bà Bụt.
Trước tiên trưởng thôn hai làng phải kiểm tra lại các thuyền, cho sơn và vẽ lại
đầu rồng ở mũi và đuôi rồng ở lái. Sau đó họ lên danh sách và duyệt danh
sách thủy thủ.
Năm làng trên bộ là Tập Phúc, Nhân Bồi, Phúc Hậu, Nhân Trung và
Phúc Yên chịu trách nhiệm rước kiệu và xa giá hành quân đường bộ. Ban
chức trách các làng này trước hết phải sửa sang đường liên hương thật phong
quang và đẹp để đón khách xa về dự lễ hội. Riêng các làng có đám rước đi
qua, từ đền Quả Sơn đến chùa Bà Bụt phải gia công san nền đường cho phẳng
và mịn (ngày nay thì đã được rải bê tông), cây cối hai bên đường không được
để cành lẫn đường, vườn tược cạnh đường phải làm hàng rào cọc tre to đều và
cao khỏang 1,8 m, không để sót gai phịng khi vướng vào phải cờ (ngày nay

thì nhiều gia đình đã xây tường rào). Gần ngày lễ hội, quan viên chức sắc xã
mở đợt khám đường, có trao giải thưởng cho làng nào hồn thành nhiệm vụ
xuất sắc. Cơng việc này phải hồn thành trước ngày 14 tháng Giêng. Việc lớn
và quan trọng của năm làng này là lên danh sách rồi tuyển chọn hai đội tượng
trưng cho “chính binh” và “dân binh”. Chính binh có tập luyện thử, chia làm
tả quân và hữu quân, có hai người đứng đầu chỉ huy hai đội tiến hành lộn
quân, tức duyệt binh. Dân binh thì gọi là phù giá, đặc trách cầm cờ, quạt, tàn,
lọng, kéo xe,… hộ tống đám rước. Tất cả mọi thành viên từ thủy thủ chính
binh, dân binh đến cai đội đều khơng có tang trở (tức là gia đình khơng có
tang để được sạch sẽ trong ngày rước Đức thánh), khoẻ mạnh, phải trai tráng
kể từ ngày vào lễ hội.
Sáng ngày 17, đưa trang bị xuống thuyền và kiểm tra đội quân thủy.
Đội chiến thuyền gồm 6 chiếc (2 chiếc thuyền bơi, 4 chiếc thuyền chèo). Các
viên cai mặc võ phục xưa, đầu đội mũ trụ, chân đi giày, tay cầm cờ lệnh. Các
thủy thủ mặc áo nẹp, đầu quấn khăn xanh, quần nịt xà cạp. Trên 4 chiếc
thuyền chèo còn đặt giá chiêng và giá trống ở mũi và lái. Sau khi tề tựu trên


mặt sông Lam trước cửa Đền, đội chiến thuyền chuẩn bị vào cuộc bơi thử có
giải thưởng. Quan viên chức sắc xã đặt giải. Đây là lần tập dượt cuối cùng,
thuyền nào lướt nhanh, bơi đẹp, về đích sớm nhất sẽ giật được giải.
Sáng ngày 18, đến lượt đoàn quân bộ tề tựu tại sân đền để nhận sự phân
công cụ thể: kẻ cầm cờ, người khiêng võng hay kéo xe, rung đạc ngựa hay
đánh trống chiêng hai đội “chính binh” nhận đủ trang bị như quần áo vũ khí
và tập dượt “lộn quân” lần cuối.
Ngày 19/01 ÂL là ngày trồng kiệu, rước tượng thánh vào kiệu và đem
vào an vị tại lầu ca vũ để chuẩn bị sáng hôm sau xuất phát. Đêm 19, phường
hát chầu văn và nhiều phường bát âm thay nhau túc trực tại lầu ca vũ. lời ca,
tiếng hát, cung đàn nhịp phách xen tiếng tiếu cổ, tiếng trống chầu vang vọng
tận nửa đêm.

Cũng giống như một số lễ hội khác, lễ hội đền Quả có hai phần: phần lễ
và phần hội. Cụ thể như sau:

Phần lễ:
* Lễ thủy thần hà bá
Ngày 17 tháng Giêng: làm lễ thủy thần hà bá (cúng tạ ơn thần sông
ban cho đội thủy binh luyện tập và duyệt binh an tồn). Sau khi làm xong lễ tế
này thì đội quân thủy mới luyện tập. Cùng ngày 17 ở trên bộ, các đội hành lễ
cũng bắt đầu luyện tập (gồm có: khẩu lệnh, đội hình…).
* lễ cáo yết và lễ mộc dục
Chiều ngày 19 tháng Giêng, tập trung đầy đủ nhân lực và vật lực. Đêm
19, ban hành lễ tiến hành như sau: 10 giờ đêm làm lễ cáo yết (báo với Đức
thánh để tiến hành các phần lễ khác), sau đó làm lễ mộc dục (tắm rửa tượng
các Đức thánh bằng nước ngũ vị hương để chuẩn bị lên tạ ơn Đức Phật Bà).
Tiếp tục rước (tượng) các Đức thánh (gồm: Uy Minh vương, Đông Chinh
vương, Dực Thánh vương) vào kiệu khi lễ mộc dục đã tiến hành xong.


* Lễ xuất thần
Đến 12 giờ đêm của ngày 19 thì làm lễ xuất thần (lễ xin rước linh
thần), sau đó tiến hành đội quân trên bộ. Tất cả các kiệu Đức thánh tả, hữu
(tức kiệu Đức thánh Lý Nhật Quang đi ở giữa, cịn kiệu Đơng Chinh vương và
kiệu Dực Thánh vương đi hai bên tả hữu), mỗi hương án có bày lễ vật, hương
án lễ vật có 4 người gánh, 2 người dự bị đi trước, mỗi hương án đi trước mỗi
kiệu. Kiệu Đức thánh có 16 người khênh và 16 người dự bị, các kiệu khác
(kiệu tả hữu – Đơng Chinh và Dực Thánh) mỗi kiệu có 8 người khênh và 8
người dự bị. Có trống đi trước để điều khiển kiệu. Sau mỗi hương án (3 hương
án tương đương với 3 kiệu) có 3 người đi để chỉ huy những người khênh kiệu.
Sau kiệu có nhóm người đội lễ vật và đội nhạc đi hộ tống (kèn, nao, bạt, xập
xẽng, trống nhỏ, trống to…), có 2 ngựa xe (gồm ngựa bạch và ngựa tía), mỗi

ngựa có 4 người chuyên trách, 2 người kéo, 1 người đẩy, 1 người rung
chng. Tổng 2 ngựa xe có tới 8 người. Tương tự như ngựa xe, con hạc cũng
được bố trí nhân lực như thế; ngựa và hạc được mặc áo xiêm, đeo nhạc, đạc,
có người rung. Hạt lúa thần (tưởng nhớ công lao của Uy Minh vương Lý Nhật
Quang trong việc phát triển nông nghiệp ở châu Nghệ An) có 4 người gánh, 2
người dự bị. Đồng tiền cổ mang tên gọi Càn phù Nguyên bảo và Minh đạo
Thông bảo (được đúc vào năm 1042, ngày nay hai loại tiền này được thờ tại
Đền Quả nhằm tưởng nhớ công ơn Lý Nhật Quang trong việc mở rộng buôn
bán, thương mại) cũng có 4 người gánh và 2 người dự bị. Ngựa và hạc được
sắp xếp gần cung điện hướng ra bờ sông. Hai đội quân sĩ lập đứng ngoảnh mặt
vào đền, được trang phục bằng gươm, đao, giáo mũ, cờ hội, tổng có tới 180
người, mỗi bên 90 người (có khi chỉ 120 người, mỗi bên 60 người). Dưới sơng
có 6 thuyền, lính chuẩn bị đứng trước bến và hướng mặt vào đền, mỗi thuyền
cách nhau 6 km. Tất cả đã sẵn sàng tư thế để chuẩn bị cho lễ rước Đức Thánh
đi tạ ơn Bà Bụt tại chùa Tiên Tích Tự.


Ngày 20 tháng Giêng, đúng giờ chính Tý, ba hồi chín tiếng trống và
chiêng đại vọng cất lên báo hiệu đám rước sắp bắt đầu. Mọi người ai vào việc
nấy. Hai đội thủy và bộ về hội tại nơi tập kết đã định để chấn chỉnh đội ngũ,
thống nhất hiệu lệnh, đợi lúc trời rạng sáng. Đội dân binh phù giá rất đông
đảo, trong trang phục chỉnh tề đã được quy định lần lượt dàn lên mặt đường từ
cửa đền đền Động Ngự. Sáu chiếc thuyền rồng xếp hàng ngang trước bến, mũi
quay vào chính điện.
Hai đội chính binh tượng trưng cho hai cánh quân bộ triển khai hình
thành hàng dài bên lầu ca vũ, mặt hướng vào chính điện chờ lệnh. Đứng đầu
mỗi đội là viên suất đội, mình mặc võ phục, đầu đội mũ võ quan xưa, lưng
đeo kiếm bạc, chân đi hia, giữa cổ đeo một cái tù và bằng sừng sơn dương
nạm bạc, tay cầm chiếc trống tiểu cổ (trống lệnh). Sau viên suất đội là chính
thị vệ mặc áo lính bằng nỉ đỏ, cạp xanh, lưng thắt khăn trắng, cầm gươm tay

co. Khỏang hơn năm chục đội viên khác đều mặc áo dài đen, đầu bịt khăn
xanh, lưng thắt khăn đỏ, quần trắng cuốn xà cạp, chia nhau vác giáo, mác,
gươm đao, phạng, dùi đồng, cơn, bạt xà mâu và nhiều thứ binh khí cổ khác.
Mỗi đội cịn có một người mang ống loa đồng lớn.
Vào giờ dần, từ trong lầu ca vũ, nơi đặt kiệu long đình, lá cờ “mao tiết”
và bốn lá cờ “nghiêm túc” tiến ra giữa sân chỉa lên phía trước ra lệnh duyệt
binh. Người chỉ huy đứng ở bục cao phát lệnh hơ “Bớ ba qn, binh khí sẵn
sàng, cuộc lộn quân bắt đầu!”. Tức thì, hiệu trống lệnh từ hai cánh quân dõng
dạc nổi lên. Cánh tả tiến sang phía hữu thành một vịng ngồi, khép kín từ cửa
chính diện đến tam quan. Cùng lúc, cánh hữu tiến sang phía tả. Khởi đầu hai
cánh đều tiến từ từ, sau nhanh dần vòng quanh chu vi tòa đền. Giáo, mác,
gươm, phạng, dùi đồng,… nhấp nhô trên vai, tiếng bước chân rầm rập, tiếng
trống lệnh nhặt khoan, tiếng tung hô vang dội, từ hàng quân cùng với tiếng hò
vang dậy đất của hàng ngàn dân tham dự, náo động cả một góc trời như làm
sống dậy khí thế hùng tráng xuất quân thuở nào của Lý tướng quân. Khi đã


lộn đủ ba vịng thuận thì cánh tả quay ngoắt 1800 đi vào vòng trong, cánh hữu
cũng quay ngoắt vượt ra vịng ngồi tiếp tục lộn ba vịng nghịch mới kết thúc.
Sau đó, cánh quân tả tiến ra cửa tả quan, cánh quân hữu tiến ra cửa hữu quan,
làm thành hai hàng dọc xen vào đội dân binh đang dàn nghi trượng dọc đường
gồm: cờ, lọng, gươm, đao dài khỏang 3000 m.
* Lễ bái hạ
Kết thúc duyệt bộ binh, kiệu Đức thánh theo cửa chính ra sân ngồi,
dừng lại chốc lát để quan viên chức sắc cùng nhân dân làng Tập Phúc (tên gọi
ngày xưa của xã Bồi Sơn), làm lễ bái hạ (lạy mừng kiệu Đông Chinh vương,
Dực Thánh vương và kiệu Uy Minh vương Lý Nhật Quang khi đi qua các làng
từ Đền Quả đến chùa Bà Bụt). Tiếp đến, đám rước trên bộ nhất loạt lên đường
hành tiến. Dẫn đầu là hai chục lá cờ rồng dàn thành hàng đôi, cán dài, màu cờ
ngũ sắc tươi mới phất phới trong gió xuân. Tiếp đến là cây cờ đại, lá cờ hình

vng, mỗi cạnh độ 3,5 m, xung quanh có các đường diềm vàng, trắng, đỏ,
ngồi có rìa xanh, chính giữa thêu bốn chữ “Thượng thượng, đẳng thần” rất
lớn. Cột cờ bằng gỗ cao chót vót cắm giữa một cỗ xe bánh lăn, có 6 người kéo
và đẩy. Sau cây cờ đại là đôi hạc gỗ, mang bành thêu bằng kim tuyến, cổ đeo
lục lạc bằng đồng. Hạc đứng trên lưng rùa đặt trên cỗ xe có 4 bánh lăn, có 1
người kéo, 1 người đẩy, 1 người che lọng xanh, 1 người lắc lục lạc, tổng có 4
người. Tiếp đến là chiếc chiêng đồng lớn treo trên giá có bánh xe lăn, 4 người
thay nhau kéo và đẩy, 1 người cầm dùi điểm nhịp. Tiếp theo là đơi ngựa chiến
(con Bạch và con Tía), trên lưng có yên cương, dưới cổ đeo đạc đồng cũng đặt
trên bánh xe lăn, có 4 người kéo và đẩy, 1 người cầm dùi điểm nhịp chân ngựa
chiến. Đôi hạc đồng lớn cũng được trang bị như hạc gỗ, có lọng che tiến trước
chiếc hương án lớn chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng, phía trên đặt thất sự,
ngũ sự, hai bên che bằng lọng vàng. Tiếp sau hương án là một lá cờ đại, có cột
cao đặt trên xe có bánh lăn, lá cờ bằng chỉ đỏ dày, viền chỉ vàng, hai mặt nổi
lên hai câu “Bảo quốc hộ dân” và “Tham thiên tỏa hóa”. Chiếc sập ngự có


hậu bành, trên đặt đài trản và các đồ ngũ sự, thất sự do 8 người khiêng và 4
người luân phiên nhau cầm 2 cây tàn che sập ngự tiến sát kiệu là lá cờ “mao
tiết” kèm theo hai bên có 2 lá cờ “khâm sai”. Cây tàn chính ngự lộng lẫy xuất
hiện trước kiệu rồng. Người cầm cây tàn phải cường tráng, dùng một vải đỏ
quàng vào cổ, dưới có treo một cái ống có một đầu bịt kín, cán tàn cắm vào
đó, hai tay đỡ lấy cán cho tàn thẳng đứng. Kiệu long đình cao lồ lộ chạm trổ
rồng phượng, sơn son thiếp vàng. Di tượng Đức thánh mặc áo bào đặt trong
kiệu ở tư thế ngồi. Đội thị vệ gồm có 15 người thay nhau khiêng kiệu. Xung
quanh kiệu là tàn vàng, quạt tía vây kín. Sau kiệu là 2 chiếc cánh võng điều,
đòn chạm rồng phủ mui, trên mỗi cáng đặt 1 chiếc tráp (hộp) sơn son có họa
tiết tinh vi.
Trên đây là hàng chính giữa của đám rước thần, còn hai bên: kể từ đầu
đến cuối là 2 binh đội đã tham gia “lộn quân” (duyệt binh) dàn thành 2 hàng

với đầy đủ khí giới trong tay, hộ vệ đám rước. Xen giữa 2 hàng quân là một
rừng cờ: cờ kéo, cờ vuông, cờ đuôi nheo… đủ màu sắc rực rỡ phất phất suốt
chiều dài đám rước.
Đường hành lễ từ đền Quả Sơn đến chùa Bà Bụt dài khỏang 3 km. Khi
đi qua các đình làng Thanh Xuân, Nhân Bồi, Phúc Hậu, Nhân Trung, Trạc
Thanh, kiệu Đức thánh đều dừng lại chốc lát để quan viên chức sắc và dân các
làng đó làm lễ bái tạ. Vì ở xa, làng Phúc Yên thiết lễ ngay tại đoạn đường rẽ
vào chùa (các làng này đều nằm trên trục đường chính của đám rước tính từ
đền Quả Sơn cho đến chùa Bà Bụt, còn những làng khác trong xã không nằm
trên trục đường mà đám rước đi qua thì chỉ thờ vọng Đức thánh và Phật Bà ở
từng nhà). Lần kiệu dừng lại lâu nhất là tại Động Đỏ (cịn gọi là động Ngự, vì
xưa Ngài ngự tại đây để duyệt binh nên mới có tên gọi này).
Lại nói về đội thủy quân đang dàn quân chờ ở cửa sông trước bến Đền
Quả. Sau khi đội bộ binh đã duyệt xong, cờ mao tiết, cờ khâm sai, võng điều
dàn ra hai bên, kiệu long đình ngoảnh mặt ra sông lúc ánh nắng ban mai


nhuỗm màu hồng dịu đã toả khắp dòng Lam biếc. Đội thủy binh cũng bắt đầu
duyệt binh, 6 chiếc thuyền rồng (2 thuyền bơi, 4 thuyền chèo) rẽ sóng xếp
hàng một hướng lên kiệu. Tiếng loa vang, chiêng trống lớn nhỏ, trên bờ dưới
sông hối thúc giục giã. Người chỉ huy dưới thủy cũng đồng thời phát lệnh:
“Bớ ba quân, binh khí sẵn sàng, cuộc lộn quân bắt đầu!”. Thế là thuyền tách
ra hai đội hình đi vịng bán kính lịng sơng khỏang 400 m, dàn quanh đền. Đội
thuyền chiến triển khai theo kế hoạch đã định quay vòng trên qng sơng rộng
3 vịng thuận, 3 vịng nghịch ngược chiều nhau. Sơng Lam dậy sóng. Sáu
chiếc thuyền đua nhau lướt trên mặt nước từ chậm đến nhanh.
* Lễ tạ ơn
Khỏang đầu giờ Ngọ thì hai đồn thủy bộ đều cùng một lúc đến chùa
Bà Bụt. Đội thuyền rồng quay mũi vào Bến Chùa. Đội quân bộ dàn xung
quanh chu vi chùa đền. Kiệu long đình vào hẳn trong sân, quay mặt vào chùa.

Chiêng, trống, nao, bạt, các nhạc khí của phường bát âm đồng nhịp ngân vang
trong giờ phút thiêng liêng của Lễ tạ ơn (tạ ơn Phật Bà (Bà Bụt) đã chỉ đất
huyết thực cho Đức Thánh Nhật Quang ở địa phận Bạch Đường, là vị trí của
đền Quả Sơn hiện nay) rất nghiêm túc, trang trọng.
Sau lễ tạ ơn Bà Bụt, kiệu Đức Thánh về nghỉ qua đêm tại hành cung
được chong đèn kết hoa lộng lẫy. Cờ xí, ngựa xe, tàn quạt hoặc cắm xung
quanh hành cung, hoặc đưa về nơi cất đặt đã định trước. Cả buổi chiều của
ngày 20, trên sân, dưới Bến Chùa hội tụ hàng vạn người dự lễ hội và diễn ra
các cuộc thi biểu diễn những trò chơi dân gian đầy hấp dẫn như: đánh đu, đấu
vật, đánh cờ người, đua bơi chải, thi nấu ăn, đánh lễu, chọi gụ, chơi đu… có
đặt giải thưởng.
Đêm đến, trong chùa thì tụng kinh niệm Phật, trong cung thì hát chầu
văn, hát ca trù, các phường bát âm thi nhau trổ tài những ngón đàn, nhịp
phách và giọng hát điêu luyện. Ngoài sân, các phường chèo và tuồng cổ biểu


diễn những vở chèo cổ như: Quan Âm Thị Kính, Trưng Trắc, Trưng Nhị…
Cuộc vui kéo dài tận đêm khuya.
* Lễ khai quang và Lễ yên vị
Rạng sáng ngày 21, trên bộ dưới thuyền lại gấp rút chuẩn bị cho đợt lui
quân cũng khẩn trương, dồn dập như ngày ra quân. Chiêng trống, thanh la, tù
và lại nhất tề vang lên điểm nhịp, hai đội quân thủy và bộ sẵn sàng lộn quân
kết thúc nghi trượng hành quân đã sắp đặt sẵn, kiệu Đức thánh rời cung trở về
Đền Quả.
Khỏang gần trưa, kiệu vào chính điện. Khi đội hình đã sắp xếp chỉnh tề.
Ban hành lễ làm lễ khai quang (tẩy uế), rước kiệu Đức thánh vào lại chỗ cũ
rồi làm lễ yên vị (rước các kiệu và di tượng các Đức thánh về vị trí cũ yên ổn).
Sau lễ yên vị coi như kết thúc. Các đoàn thể họp lại và rút kinh nghiệm.
Như vậy, lễ hội đền Quả Sơn có tới 8 lễ chính. Đó là: lễ thủy thần hà
bá (lễ cúng tạ ơn thần sông ban cho đội thủy binh được luyện tập và duyệt

binh an toàn), lễ cáo yết (báo với Đức thánh để tiến hành các phần khác), lễ
mộc dục (tắm rửa tượng bằng nước ngũ vị hương để chuẩn bị lên tạ ơn Đức
Phật Bà), lễ xuất thần (lễ xin rước linh thần), lễ bái hạ (lạy mừng), lễ tạ ơn
Bà Bụt (tạ ơn Phật Bà), lễ khai quang (tẩy uế) và cuối cùng là lễ yên vị (rước
các kiệu và di tượng Đức thánh về vị trí cũ yên ổn).

Phần hội:
Nếu phần lễ tổ chức trang trọng, uy nghiêm bao nhiêu thì phần hội được
tổ chức linh đình, vui tươi thoải mái bấy nhiêu. Ngày xưa, hội đền Quả Sơn là
nơi hội tụ của các trò chơi dân gian như: đánh cờ, hát ví, chọi gà, cờ thẻ, cờ
người, đấu vật, múa võ, đặc sắc nhất là đua thuyền bơi chải xuôi ngược dịng
Lam, hát chầu văn, ca trù, diễn các tích chèo, tuồng cổ, đánh cờ, hát ví,…
Một số trị chơi dân gian mà khoá luận sưu tầm được:
* Thi làm bánh (điển hình ở đây là bánh dày)


Ngày xưa trò chơi thi làm bánh dày rất được chú trọng trong tổ chức lễ
hội, bởi nó vừa là cuộc thi giữa các làng với nhau, vừa là vật phẩm dâng cúng
Đức thánh. Dụng cụ làm bánh dày gồm có: 1 cái trành (giống cái cối nhưng
nó rộng và nông hơn) làm từ một khối gỗ rộng khoảng 1m2, dày khoảng 5cm
được bọc bằng một tấm liếp đan bằng tre và 5 - 10 cái chày dài khoảng 1,2m
và hai đầu chày cũng được bọc bằng một tấm liếp đan băng tre.
Trước ngày lễ Đức Thánh 1 ngày các làng cử người tham gia cuộc thi
làm báng dày. Đêm trước ngày diễn ra cuộc thi, các làng đồng loạt cho gạo
nếp rồng đã chuẩn bị sẵn vào đồ xôi. Sau khi xơi đã chín thì cho xơi ra Trành
và các thanh niên trai tráng của làng dùng chày giã xơi cho nhuyễn, rồi gói
bánh và bày lên mâm thau. Những sản vật này được ban giám khảo chấm và
lựa chọn những chiếc bánh đẹp và thơm ngon nhất để dâng cúng đức Thánh
nhằm tỏ lịng biết ơn với cơng lao trời biển của ngài.
* Vật cù

Trò vật cù, trên một sân đất rộng khoảng 1 sào (1 sào của trung bộ rộng
500m2), thường có khoảng 12 - 14 người thanh niên trai tráng chia làm 2 đội,
hai bên cởi trần đóng khố tìm cách lừa nhau để ơm cho được quả bóng bằng
gốc cây chuối hột được gọt nhẵn chạy về bỏ vào chuồng (là một lỗ nhỏ bằng
hình vng, hoặc hình trịn, hoặc cái sọt đan bằng tre, gần như vừa khít với
quả cù) đối phương thì thắng cuộc. Kết thúc cuộc chơi đội nào có số lần đưa
cù vào sọt hoặc hố của đối phương nhiều lần hơn là đội thắng. Trị chơi này có
ý nghĩa quan trọng trong việc giúp mọi người rèn luyện sức khoẻ và thể hiện
được tinh thần thượng võ của dân tộc.
* Cờ người
Trò chơi cờ người la tên gọi của cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như
cỗ bài tam cúc) mỗi bên 16 quân cờ (trong mỗi phe có một tướng, tướng nam
gọi là tướng ông trang phục đen hoặc xanh; Tướng nữ gọi là tướng ban, trang
phục màu đỏ)


Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng
hay bằng ngà tiện tròn, đương kính 2 cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn là
luật lệ của cờ tướng, nhưng quân cờ là người thật và bàn cờ là sân đất rộng, đủ
đường đi nước bước cho 32 người.
Ỏ trong lễ hội Đền Quả, bàn cờ là sân chùa hay bãi sông lam khô phẳng
gần nơi chùa bà bụt. Cuộc đấu cờ được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Đầu
tiên là việc tuyển chọn ngưòi, những người được chọn làm quân cờ phải là
những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đình có nề nếp, được dân làng
q trọng. Với số lượng là 16 nam, 16 nữ và chọn ra 2 tướng (tướng ông,
tướng bà). Phải cử ra một trọng tài theo dõi cuộc đấu. Những người được lựa
chọn làm trọng tài và 2 tướng phải thuộc gia đình khá giả.
Mỗi “quân cờ” đều có ghế đẩu ngồi, được đội nón trong truờng hợp
nắng to. Trước ngực mỗi quân cờ treo biển tên quân cờ bằng chữ hán. Tướng
mặc trang phục có lọng che.

Trị chơi này mang khơng khí sơi động, hào hứng và cái độc đáo là sự
tinh thông, sự đấu trí có giá trị lớn về tinh thần.
* Chọi gụ
Trò chơi chọi gụ hầu như chỉ phổ biến ở vùng Nghệ An và một số vùng
phụ cận. Nó chủ yếu chỉ dành cho lứa tuổi thanh niên và thiếu niên vui chơi
vào những dịp lễ hội. Con trai thì chơi chọi gụ kép và gụ vịng, con gái thì
chơi gụ búng.
Con gụ được làm từ những miếng gỗ nhỏ, được đẽo gọt công phu tỉ mỉ.
Gỗ được chọn làm gụ có nhiều loai như: Lim, Sến, Táu, Mít ...Hình dạng con
gụ kép hoặc gụ vịng thì nó trịn, chiều dài của gụ khoảng 6cm và cái đinh sắt
đóng vào phía dưới con gụ khoảng 2,5cm (gọi là chân gụ). Dây gụ được làm
bằng dây chuối hột, mềm và rất bền. Dây gụ cuốn vào thân gụ từ dưới đinh sắt
lên hết thân gụ, sau đó người chơi giữ chặt một đầu dây và vung tay vụt con
gụ xuống đất cho nó xoay. Con gụ sẽ xoay theo quán tính như hình một viên


×