Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tìm hiểu lễ hội linh tinh tình phộc xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HỐ - NGHỆ THUẬT
-------------------------

TÌM HIỂU LỄ HỘI LINH TINH TÌNH PHỘC
XÃ TỨ XÃ, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Giảng viên hướng dẫn

: TS. LÊ THỊ HIỀN

Sinh viên thực hiện

: PHẠM MINH HIỀN

Lớp

: QLVH 6A

Khoá học

: 2005 - 2009

HÀ NỘI – 2009

1


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHƠNG GIAN VĂN HỐ XÃ TỨ XÃ,
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ..................................................... 5
1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ ......................................................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm địa lý ...................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế .................................................................... 6
1.2. Đặc điểm lịch sử, văn hoá xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ ......................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. LỄ HỘI “LINH TINH TÌNH PHỘC” XÃ TỨ XÃ, HUYỆN
LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ .................................................................. 19
2.1. Cơ sở của công tác tổ chức và quản lý xã hội .............................. 19
2.1.1. Cơ sở pháp lý........................................................................ 19
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................... 28
2.2. Diễn trình lễ hội “linh tinh tình phộc” xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ ........................................................................................ 32
2.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển của lễ hội .................................. 32
2.2.2. Diễn trình lễ hội “linh tinh tình phộc” ................................ 36
2.2.2.1. Công tác chuẩn bị ......................................................... 36
2.2.2.2. Nghi thức lễ và hội ....................................................... 39
2.2.2.3. Ý nghĩa của lễ hội “linh tinh tình phộc” ...................... 55
2.2.2.4. Liên hệ với một vài lễ hội phồn thực khác trong và
ngoài nước ................................................................................. 65
CHƯƠNG 3. Ý KIẾN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA
LỄ HỘI ........................................................................................................ 69
3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội “linh tinh tình phộc” .......................... 69
3.1.1. Tích cực ................................................................................ 69
3.1.2. Hạn chế ................................................................................ 70
3.2. Ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội...................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 77
PHỤ LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, văn hố đang trở thành ngày càng có ý nghĩa trong đời
sống và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội cả ở quy
mơ tồn cầu cũng như từng quốc gia, từng dân tộc. Trong xu thế đó, Việt
Nam ln nhận thức được vai trị của văn hoá và nâng văn hoá lên đúng giá
trị đích thực của nó.
Như trong Nghị Quyết lần thứ tư của Ban chấp hành Trung Ương
Đảng khoá VII đã khẳng định :“văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,
thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là sự
kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với
xã hội, với thiên nhiên”.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 đã
khẳng định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010 là : “làm
cho văn hoá thấm sâu vào từng dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn
thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền
thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của lồi người, tăng cường
sức để kháng chống văn hoá đồ trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hố trong
mọi hoạt động chính trị, kinh tế xã hội, và sinh hoạt nhân dân”.
Trong nền văn hoá Việt Nam, lễ hội là một trong những hình thức
sinh hoạt văn hố tổng hợp, là dịp để người dân tụ họp đông vui nhất, để
gặp gỡ, vui chơi và ăn uống…Quan trọng hơn cả là tiến hành các hoạt động
tín ngưỡng, phong tục…Mọi mong muốn, ước vọng của con người được ấp
ủ lâu nay, được bùng lên, được thể hiện trong lễ hội. Mặt khác, thông qua

ngày hội, thì sợi dây cố kết giữa cộng đồng và cá nhân được thắt chặt hơn.

3


Trên khắp mọi miền Việt Nam, từ Lũng Cú - Hà Giang tới đất Mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có những lễ hội thể hiện phong tục tập quán của
từng vùng miền khác nhau.
Và Phú Thọ là một vùng đất văn vật với một lịch sử hào hùng của dân
tộc Việt. Mảnh đất này đã trở thành đất thiêng, là niềm tự hào và là một vùng
đất của hội hè đình đám. Trên vùng đất Tổ này có rất nhiều lễ hội nổi tiếng như
lễ hội Đền Hùng. Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác nữa như hội cầu tháng Giêng,
hội Phết Hiền Quan, hội hát Xoan, hát Ghẹo, hát trống qn, hát ví... cùng
nhiều trị chơi tổ chức trong lễ hội như đánh trống đồng, đâm đuống, múa mời,
múa cồng, vật, bơi chải, kéo co, đánh thó, đánh phết, bắn nỏ...
Nhưng có lẽ ít ai cịn nhớ tới một lễ hội vơ cùng đặc sắc và đã có
thời kỳ tưởng chừng bị mất đi. Đó chính là lễ hội “linh tinh tình phộc” hay
người dân địa phương cịn gọi là lễ hội Trò Trám của bà con nhân dân xã
Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, lễ hội “linh tinh tình phộc”
đã biến đổi ít nhiều, nhưng giá trị về văn hố của lễ hội này vẫn cịn được
khẳng định.
Là một sinh viên của khoa Quản lý văn hoá - Đại học Văn hố Hà
Nội, tơi mong muốn tìm hiểu về lễ hội “linh tinh tình phộc”, để góp phần
khơi phục lại lễ hội này, khẳng định những giá trị văn hoá và quảng bá rộng
hơn nữa về một trong những lễ hội vô cùng đặc sắc và rất riêng của vùng
đất Tổ Phú Thọ.
Và quan trọng hơn nữa là giúp cho nhiều bạn trẻ biết tới một trong
những nét văn hoá của dân tộc. Nhất là thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay luôn
khao khát hướng về cội nguồn, để tìm lại q khứ dân tộc thơng qua lễ hội
và những dấu ấn văn hố được chứ đựng trong nó, bởi họ hiểu rằng hiện tại

và tương lai là bắt nguồn từ quá khứ truyền thống.

4


Với những lý do trên, để tôi lựa chọn đề tài “ tìm hiểu về lễ hội Linh
tinh tình phộc của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Đối tượng nghiên cứu :
Lễ hội “ linh tinh tình phộc” của xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ. Tuy
nhiên, không thể nghiên cứu lễ hội này nếu tách rời nó khỏi khơng gian văn
hố, mơi trường địa lý kinh tế của vùng đất Lâm Thao-Phú Thọ.

3. Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài này thực hiện với những mục đích sau:
 Tìm hiểu khơng gian văn hố xã Tứ Xã,huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.
 Khảo tả lễ hội “linh tinh tình phộc”.
 Khẳng định giá trị lễ hội và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy
giá trị của lễ hội.

4. Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng những phương
pháp sau :
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp điền dã kết hợp phỏng vấn.
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp so sánh
 Phương pháp phân tích tổng hợp


5. Đóng góp của đề tài:
 Bổ sung cho nguồn tài liệu về lễ hội nói chung và của lễ hội “linh
tinh tình phộc” nói riêng.
 Đề xuất các giải pháp bảo tồn lễ hội này, và có thể ứng dụng vào
thực tiễn góp phần kế thừa và phát huy giá trị lễ hội.

5


6. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận
gồm 3 chương :
Chương 1.Khái qt về khơng gian văn hố xã Tứ Xã, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ.
Chương 2.Thực trạng lễ hội “linh tinh tình phộc” xã Tứ Xã,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3.Ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

6


Chương 1
KHÁI QT VỀ KHƠNG GIAN VĂN HỐ XÃ TỨ
XÃ, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ.
1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ.
1.1.1.Đặc điểm địa lý
Lâm Thao là một huyện của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc và Đơng Bắc
giáp huyện Phù Ninh, Tây Bắc giáp thị xã Phú Thọ.
Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ,

huyện Lâm Thao sát nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu.
Nhưng tới năm 1999, lại tách ra thành hai huyện như cũ.
Diện tích tự nhiên: 120.61 km2. Gồm 14 đơn vị hành chính trực
thuộc, bao gồm 12 xã Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải,
Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá
và thị trấn Lâm Thao, Hùng Sơn.
Xã Tứ Xã ở về phía Tây Nam Đền Hùng Vương, phía Nam huyện
Lâm Thao và là một trong bốn huyện của Lâm Thao. Nằm tiếp giáp với các
xã là Kinh Kệ, Bản Nguyên, Sơn Dương, Sơn Vi...
Xa xưa, làng thuộc về phủ Tam Đới rồi trấn Sơn Tây, có thời thuộc
trong huyện Sơn Vi.
Sang thời Nguyễn, Tứ Xã mới thuộc địa dư của tỉnh Hưng Hoá và
sau này là tỉnh Phú Thọ.
Vào thời Vua Hùng, địa hình Tứ Xã bị chia cắt bởi các con suối, đầm
lầy xen kẽ giữa các gò. Tứ Xã nối liền với vùng đầm gò thấp của Vĩnh
7


Phúc và Sơn tây. Do sự bồi đắp của dòng Nậm Tao, phù sa đã lấp đầy các
khe rộc phủ kín của triền gị, tạo nên cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay.
Đây là lý do mà Tứ Xã xưa ln nằm trong địa dư hành chính của Sơn Tây,
Tam Đới, Xứ Đoài - một vùng hợp lưu của 3 con sơng lớn, lại có núi Tam
Đảo, Nghĩa Lĩnh, Ba Vì chầu về tạo thành vùng tụ thuỷ, tụ sơn, tụ nhân để
rồi tạo nên một không gian tâm linh thiêng liêng của người Việt cổ và là cái
nôi của Văn minh sơng Hồng, văn hố Việt Nam.
Nơi đây, trước kia là một vùng đồng bằng chiêm trũng, nên khi nước
lên tạo thành một biển hồ rộng lớn. Ngày nay, vẫn còn khá nhiều đầm bãi.
Và xã Tứ Xã nay có trên 815 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 612 ha
đất nơng nghiệp.
Vị trí địa lý của xã Tứ Xã vô cùng thuận tiện cho phát triển giao

thông buôn bán với các xã và huyện khác. Có ưu thế lớn về địa lý và giao
thơng với một mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm cả đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ. Vô cùng thuận tiện cho việc đi lại trong tỉnh với các
huyện khác và các tỉnh phía Bắc cũng như Thủ đơ Hà Nội.
1.1.2.Đặc điểm kinh tế.
Với địa hình thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp nên từ xưa nhân
dân nơi đây chủ yếu là làm nghề trồng lúa nước. Những con sông lớn cung
cấp nhiều phù sa màu mỡ cho trồng lúa. Xã Tứ Xã nằm bên ven bờ tả ngạn
con sông Thao, trước đây khi chưa có con đê thì nơi này là một vùng đồng
trũng ngập nước, thỉnh thoảng nổi lên những đồi gò (chỗ ở của người cổ),
lúa chỉ làm một vụ. Cịn ngồi ra, những con sơng sau khi nước lên tạo
thành những biển hồ, những đầm lầy, bãi...với vô vàn cá, tôm nên người
dân nơi đây cũng biết phát triển nghề đánh bắt tơm cá. Họ cịn biết chăn
ni gia cầm, gia súc và hái lượm.

8


Bên cạnh đó, Tứ Xã ngày nay vẫn cịn được nhắc tới những nghề
thủ công nổi tiếng. Và không thể không nhắc tới như nghề làm mộc. Nghề
mộc Tứ Xã vốn nổi tiếng trong vùng, với các sản phẩm như làm nhà, làm
đình chùa hay làm những đồ dùng trong nhà. Những sản phẩm này được
trạm trổ rất khéo léo, thể hiện sự sáng tạo của người dân nơi đây.
Tiếp theo là nghề dệt vải, nhân dân biết tận dụng những đồi gò,
ruộng đất nhiều nên dân làng thường trồng bơng kéo sợi dệt vải. Nhà nào
cũng có xe cán bông, khung cửi dệt vải được phụ nữ sử dụng khi nơng
nhàn.
Bên cạnh đó cịn các nghề rèn và đan lát...Tất cả những nghề này
không chỉ tạo thêm nhiều sản phẩm tiêu dùng trong vùng mà còn tạo cho
kinh tế vùng này phát triển thêm.

Ngày đó, dân Tứ Xã khơng coi trọng nghề bn bán, họ cho rằng
những nghề đó khơng tốt, nhưng khơng vì thế mà việc trao đổi hàng hoá ở
đây kém đi tý nào. Ở Tứ Xã, vẫn còn nổi tiếng với cái tên như Chợ Tứ, chợ
Gáp, là những phiên chợ chính họp vào mùng 3 và mùng 7 âm lịch, phiên
xép họp vào ngày 2 và mùng 8. Chợ họp cả ngày. Còn phiên chợ nhộn nhịp
nhất của cả vùng là phiên chợ 27 Tết. Những phiên chợ này đã đi vào ký ức
của người dân làng. Ngày nay thì nơi đây vẫn có chợ trung tâm của cả vùng.
Buôn bán vô cùng nhộn nhịp.
Tuy nhiên, cho tới nay thì kinh tế của xã vẫn chủ yếu là nông nghiệp
thô sơ nên thu nhập của người dân nhìn chung là chưa cao. Những năm gần
đây, Tứ Xã đã biết tận dụng lợi thế của mình hơn mà luôn đi đầu với sự
phát triển về nông nghiệp. Với lợi thế là một xã thuần nông, sẵn có kinh
nghiệm trồng lúa nước và ngày càng biết áp dụng Khoa học Kỹ thuật vào
sản xuất, nên nông nghiệp của xã ngày càng được nâng cao về sản lượng,
năng suất và diện tích.
9


Theo như các cán bộ chủ chốt của xã Tứ Xã thì với lợi thế là có diện
tích đất nơng nghiệp khá rộng nên Tứ Xã sẽ luôn bám sát nhiệm vụ trọng
tâm là sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất Tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ thương mại. Ngoài ra, trong những năm sắp tới, sẽ tập trung kích
thích điều tiết của cơ chế thị trường từng bước xây dựng cơ cấu hợp lý theo
hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành Tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.
Trong năm 2008, tổng giá trị sản xuất, tăng 26.7% so với năm 2007
(trong đó giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng 16%).
Giá trị sản xuất Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vận tải tăng 37.8%, dịch
vụ thương mại tăng 36.3%, bình quân lương thực đạt 550kg/người/năm, giá trị
thu nhập đạt gần 11 triệu đồng/người/năm. Số hộ giàu ngày càng tăng, xã

khơng cịn hộ đói, số hộ nghèo giảm xuống cịn 4.88%, đời sống của nhân
dân từng bước được cải thiện, 100% số hộ trong xã có nhà kiên cố và có
các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.
Hướng đi mới cho kinh tế của xã là : Hiện nay xã đã hoàn thành việc dồn
đổi ruộng đất trong nông nghiệp, quy hoạch, khoanh vùng sản xuất, đồng thời
tiến hành cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng để đảm bảo nước tưới tiêu
cho trên 90% tổng diện tích gieo trồng hàng năm, tích cực đưa các giống mới
có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, mở rộng diện tích cây trồng vụ
đơng, nên năng suất, sản lượng lương thực của xã năm sau luôn cao hơn năm
trước. Song song với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Tứ Xã luôn chú trọng đến
vấn đề phát triển đàn gia súc, gia cầm, thủy cầm, nuôi trồng thủy sản theo
hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Hiện nay tồn xã có trên 45.000 con gà,
20.000 con vịt, 5.650 con lợn, trên 250 hộ nuôi rắn, với 29.000 con, trong đó
rắn thương phẩm là 20.000 con, 715 con trâu bị, 26,3ha diện tích ni trồng
thủy sản, với sản lượng cá thịt đạt 155 tấn/năm.
10


Nhờ áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên hàng năm
chăn nuôi ở Tứ Xã tăng nhanh cả về số lượng và sản lượng, tạo nguồn thu
nhập đáng kể trong nhân dân, đưa tổng giá trị trong trồng trọt, chăn nuôi
chiếm 44,2% tỷ trọng cơ cấu kinh tế.
Sản xuất TTCN, dịch vụ thương mại cũng được phát triển như các
nghề: Cơ khí, mộc, xây dựng, vận tải…với trên 500 hộ, giải quyết công ăn
việc làm cho 650 lao động, doanh thu từ các ngành nghề, dịch vụ thương
mại năm 2008 đạt 1.7 tỷ đồng
Đời sống của nhân dân ngày càng phát triển, Tứ Xã tập trung nhiều
các vấn đề xây dựng cơ bản, đặc biệt là đầu tư vào xây dựng các cơng trình
phúc lợi như: Xây dựng trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, hệ thống
nước sạch nơng thơn… với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Cơng tác

chăm sóc sức khỏe của nhân dân và các chế độ chính sách xã hội ln được
quan tâm.
Theo đà phát triển kinh tế này, thì bộ mặt của xã Tứ Xã đang ngày
càng “thay da đổi thịt”.
Khi kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để văn hoá tinh thần của nhân
dân được chú trọng hơn nữa.
1.2.Đặc điểm lịch sử, văn hoá xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ.
Nhiều nhà nghiên cứu về văn hoá cũng như khảo cổ học đã cho
rằng : Tứ Xã là một trong những làng cổ nhất không chỉ của Phú Thọ mà
của cả nước ta. Vì ở nơi này, họ đã tìm được rất nhiều di chỉ khảo cổ chứng
minh Tứ Xã từng là địa bàn cư trú liên tục của người Việt cổ từ hơn 4000
năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu đã khai quật được di chỉ Gị Mun có
nhiều hiện vật q giá như đồ đá thô sơ, đồ trang sức bằng đá, đồ gốm đơn

11


sơ tới các loại hoa văn phức tạp, rồi cả tượng đồng hình người...tất cả đều
có niên đại trên dưới 3000 năm. Và cịn tìm được các di chỉ khảo cổ thuộc
văn hoá Phùng Nguyên 4000 năm ở Mã Nguộn, xóm Kiếu. Di chỉ Gị Đồng
Đậu II thì thuộc văn hố Đồng Đậu niên đại trên dưới 3500 năm. Cịn vơ số
di chỉ khác có niên đại khoảng 2500 năm.
Và lịch sử của Tứ Xã hay còn gọi là làng Kẻ Gáp cũng rất rõ ràng.
Tương truyền rằng vào thời Hùng Vương làng có tên là Kolang, và có vị
lạc hầu tên là Ngơ Quang Điện. Ơng đã hiệu triệu dân lập ấp thành xóm
làng. Minh chứng cho điều này là ở đôi câu đối bằng chữ Hán thờ ông tại
chùa Vân Cáp xã Tứ Xã là một chứng tích rõ rệt :
“Thời A Hồng Bàng thiên dân, hóa dân thành thịnh ấp
Công thùy Tứ Xã đông thổ, tây thổ lẫm anh thanh”

Nghĩa là thời Vua Hùng, ông Ngô Quang Điện quy tụ dân lại thành
xóm làng thịnh vượng, cơng lao tiếng tăm ông rất to lớn.
Rồi trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cũng như các làng Việt cổ
khác cũng có những người dân tới ở rồi chuyển đi, nhưng Tứ Xã thì hầu hết
là nơi mà mọi người đã tới ở thì thành dân định cư ln.
Bảo tồn được những giá trị văn hoá cội nguồn như ngày hơm nay thì
nhờ một yếu tố rất lớn đó chính là ý thức của cả cộng đồng nơi đây. Vì thế
mà nghiên cứu tổ chức xã hội ở làng Tứ Xã sẽ cho ta những bài học về
cách tổ chức kết cố cộng đồng truyền thống của một làng Việt để kể thừa
xây dựng nông thôn mới tiến lên cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Một trong những yếu tố đã giúp Tứ Xã có được một cộng đồng bền
vững như thế là nhờ các dòng họ lớn. Như ở Tứ Xã có rất nhiều họ tộc lớn
mà cho tới nay vẫn rất phát triển như họ Nguyễn, họ Văn, họ Chử...

12


Họ tộc là tổ chức cộng đồng quan trọng nhất của làng xã, những họ tộc
lớn sẽ có tiếng nói là sức ảnh hưởng lớn trong những quyết định việc chung.
Tứ Xã cũng như những nơi khác, mỗi tộc đều có ơng trưởng họ - là
người trơng coi nhà thờ tổ, nhà từ đường, họ nắm trong tay một số quyền
hành như cử ai trong họ đi lính, đóng thuế...Trong những điều kiện lịch sử,
vì danh dự của dịng họ mà mỗi dịng họ nêu cao tinh thần đồn kết với
nhau. Nhưng khơng vì thế mà mất đi sự đồn kết trong làng xã.
Ngày nay, tổ chức dòng họ ở Tứ Xã đang được củng cố khôi phục lại
nhiều căn bản. Như các họ đều tôn tạo nhà từ đường và sửa sang mồ mả,
nhất là mả tổ. Đó là những dấu hiệu tốt đẹp bảo tồn vốn văn hóa cổ truyền
ở nơi đây.
Về Tứ Xã ta có thể bắt gặp khá nhiều tổ chức tự quản trong bộ máy
làng xã như Giáp, phe, phường, hộ... Tất cả các tổ chức tự quản này đều có

những tác dụng trong việc cố kết cộng đồng làng xã. Ví như Giáp thì hoạt
động mua bán vị trí cao trong dịng họ hay canh tác ruộng cơng sẽ tạo ra
nguồn kinh phí để dành cho những việc cơng ích như sửa Chùa, Đình, mua
sắm đồ tế tự, xây cống, đắp đường, mở trường.
Còn phe, phường thì là tổ chức về nghề. Tứ Xã nổi tiếng với nhiều
nghề thủ công khác nhau. Như phường mộc thì chia làm 7 phe. Mọi người ở
trong phe sẽ giúp nhau về nghề nghiệp. Đơi khi cịn được hỗ trợ nếu có gia
đình trong phường bị khó khăn. Ngồi ra, cịn có phường trâu, phường bè.
Ở các làng Việt đều có những phường là tổ chức của những người
làm cùng một nghề để cưu mang phát triển nghề phụ. Vì thế dân ta mới có
câu “bn có bạn, bán có phường”. Nếu đơn giản xóm Trám là một địa bàn
cư trú ở trong làng như hai ba chục xóm, nhưng nếu gọi là phường Trám thì
khơng chỉ là nơi cư trú đơn thuần, mà nó có ý nghĩa xã hội lớn hơn nhiều.

13


Phường Trám được chia làm hai mảnh : mảnh trên và mảnh dưới,
chia mảnh để phân công nhau trông coi thu hoạch hồ các, cấy cầy ruộng
công, lo thu hoa lợi và đăng cai tổ chức lễ hội. Ai không đi vào phường
khơng có quyền lợi như khơng được dự trị, ma chay phải tự lo. Trong
phường cũng có sự mua bán ngơi trưởng thứ...đây là hình thức đóng góp
xây dựng quỹ phường.
Và cộng đồng ấy được tạo thành bởi những tế bào nhỏ nhất đó chính
là gia đình. Người Tứ Xã xưa và nay đều coi trọng những gia đình lớn, như
“tứ đại đồng cư” hay “ngũ đại đồng đường”. Gia đình lớn, giúp cho việc
bảo tồn văn hố truyền thống được tốt hơn.
Đất Tứ Xã có thể nói chính là đất ươm trồng và gìn giữ rất nhiều
giá trị văn hoá cổ truyền của cả một dân tộc. Đến đây, người ta có thể tìm
ra những lời giải đáp của quá khứ về văn hóa dân tộc đi từ cội nguồn, có

thể xới lên nhiều tầng văn hóa chồng phủ lên nhau, trong đó có cả tầng nền
móng để đi từ văn hóa Văn Lang tới văn hóa Đại Việt.
Nơi đây, có những giá trị văn hố vật thể và cả phi vật thể như các
Gò, Miếu, phong tục, tín ngưỡng...Ở huyện Lâm Thao nơi tìm thấy trống
đồng Hy Cương có thuyền khắc hoa. Ngồi ra khơng thể không kể đến như
tục đi câu vợ hay những cuộc thi bắt cá, đua thuyền...Việc nghiên cứu văn
hoá cổ truyền nơi đây sẽ giúp cho ta hình dung bức tranh xã hội nguyên
thuỷ mà tổ tiên ta từ đó làm nên nền văn minh sơng Hồng và văn hố Việt
Nam rực rỡ, đặc biệt là thông qua lễ hội.
Một trong những giá trị văn hoá dân gian đặc sắc nơi này không thể
không kể tới như hát thơ. Nghĩa là có thơ có hát. Trong đó các yếu tố như
thanh điệu, và bố cục của câu thơ giữ vai trò chính. Theo như các nhà
nghiên cứu thì trong mỗi câu thơ của xóm Trám đều cị quy tắc về thanh,
chữ...Người nghệ nhân nơi đây nắm rất vững những quy tắc này nên họ
14


diễn xướng rất tốt. Nói cách khác, những nguyên tắc diễn xướng trong dân
ca Trò Trám đã ăn sâu vào tiềm thức, nên cứ có câu thơ lục bát là có thể hát
ngay được ngay. Ngồi ra, trong khi trình diễn, nghệ nhân cịn phải ứng tác
tức thì, những câu thơ phù hợp cho cuộc đối đáp theo từng hoàn cảnh xảy
ra. Mỗi thế hệ đều nổi lên những người có giọng hát đẹp và tài ứng tác thơi
hay, được địa phương truyền tụng.
Nội dung của những câu thơ mà nhất là thơ do các vai diễn thể hiện
trong Trò Trám đều có nghĩa bóng xung quanh Nõ và Nường nhưng không
hề tục tĩu, mà rất thanh. Lời lẽ thơ mượt mà, tình tứ. Kết hợp với tài diễn
khá “chuyên nghiệp” của nhân dân nơi đây thì tạo thành một màn hài kịch.
Chính vì thế mà tài diễn xướng nơi đây và nhất là những câu thơ trong lễ
hội trò Trám đã làm cho nó nổi tiếng khắp nơi “dù ai quần lĩnh, áo the,
cũng phải xem cò ke phường Trám”.

Bên cạnh đó, Tứ Xã nổi lên với nhiều lễ hội. Khơng phải ở địa
phương nào cũng có nhiều lễ hội cổ truyền điển hình và đặc sắc như ở Tứ
Xã. Nào là lễ tế phiên ở các điếm, cẩu tế vị thần, danh tướng đời Trần ở
đền Xa Lộc, tế Khổng Tử ở văn chỉ sở sắc, tế thành hồng ở năm đình làng,
cịn có tế 3 dị ở sở Tranh với hình thức phong phú hiếm thấy ở các địa
phương khác. Ngồi lễ hội nơng nghiệp theo chu kỳ mùa vụ ở các nơi, thì
Tứ Xã cịn có Hội đánh quân Mương - Giáp vào mùng 3 - 3 âm lịch; lễ hội
ngày 25 – 7 và 15 - 8 âm lịch là hội đánh đấm, ngày 11 tháng 12 là hội
đánh cá Láng Thờ; lễ tế Tổ sư nghề mộc tại đền Tranh ngày 15 tháng giêng.
Đặc biệt là Trị Trám là lễ hội điển hình, đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của
làng Việt ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nó là tổng hợp về phong
tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo, văn hoá nghệ thuật, sân khấu, dân tộc
học, sử học...

15


Nhân dân nơi đây hoàn toàn ý thức đuợc những giá trị văn hoá mà họ
đang nắm trong tay .
Một điều nữa mà bây giờ vẫn còn thấy ở người dân nơi đây là họ vẫn
gìn giữ được giọng nói rất đặc thù. Có nhiều âm cổ, phát âm lẫn lộn giữa
thanh sắc, hỏi và ngã, đôi khi chưa rơi hết phụ âm đầu.
Về phần giáo dục, thì từ xưa nơi đây đã nổi tiếng với nhiều người đỗ
đạt cao như : Nguyễn Quang Thành đỗ Tiến sĩ lúc 24 tuổi (1680 đời Vua
Lê Hy Tông) làm quan tới chức Thiên đô ngự sử hoặc quan võ Chử Đức
Cương trấn ải biên thuỳ, được phong tước quận cơng và cịn nhiều ông Cử,
ông Cống khác như Nhất nguyên Nguyễn Tất An người soạn bài văn tế
Miếu Trị...ngồi ra cịn có Chánh Tổng Nguyễn Quang Hoà ( cháu ba đời
của quan Nghè Nguyễn Quang Thành) biệt danh “Tổng Cóc” một văn nhân
hào hoa giàu có, trong chuyện tình sử với nữ sĩ Hồ Xuân Hương, con gái cụ

Đồ Nghệ theo cha ra dạy học ở vùng đó. Và ngày nay, nhiều người vẫn cho
rằng nhờ có những ngơn ngữ văn nghệ của nơi đây, mà nữ sĩ Hồ Xuân
Hương có thể đưa ra cho đời những kiệt tác văn chương hay như thế.
Nếu như ai đó đã từng tới Tứ Xã có lẽ sẽ khơng thể qn được
những hình ảnh đẹp đẽ của người dân nơi đây. Vô cùng hiền hậu, giản dị
nhưng khơng bao giờ thiếu tình người.
Dù đời sống của nhân dân nơi đây chưa cao, nhưng về đời sống tinh
thần của họ có lẽ chưa bao giờ “nghèo” cả.
Với đặc điểm như bao làng quê khác của Việt Nam, những người
dân trong làng xã đều sống rất cộng đồng. Họ cùng nhau canh tác, sản xuất,
cùng nhau chống lại những dịch bệnh…và họ trở thành một cộng đồng vô
cùng vững chắc. Ở đây, nhân dân vẫn tương truyền một câu nói là :

16


“Chết chơn đất nhà Gia
Sống làm nhà xóm Trám”
Tứ Xã có một bề dày lịch sử và rất nổi danh với các di tích lịch sử
văn hố đã được nhà nước xếp hạng như Đền Xa Lộc và cầu Xa Lộc.
Tin chắc rằng, ai tới đây cũng sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ với tài
năng văn nghệ của bà con nhân dân, từ già trẻ, gái trai hay từ người nông
dân hay thợ thủ công, dù đang nhàn rỗi hay đang cấy cầy thì họ cũng có thể
tặng một người khách không quen biết một vài câu ca dao tục ngữ…
Đây là những dịp để cho tất cả người dân trong làng gặp gỡ, vui
chơi và cùng gắn kết với nhau hơn nữa. Một minh chứng đơn giản cho việc
gắn kết cộng đồng của nơi đây, đó chính là để phục vụ cho nhu cầu tinh
thần của chính nhân dân trong xã thì mọi người đã hồn tồn chủ động
trong việc tự đóng góp kinh phí hoạt động. Chứ khơng hề trơng chờ vào
nguồn tài trợ của cấp trên.

Nhìn chung văn hố tinh thần nơi đây thật giàu có, và đáng để gìn
giữ truyền đời.
Ngày nay, thì đời sống văn hố của nhân dân Tứ Xã đã có nhiều thay
đổi. Vật chất được nâng lên Nhân dân trong vùng cũng đã có nhiều hình
thức văn hố để hưởng thụ hơn nhưng những giá trị văn hoá cổ truyền vẫn
được người dân nhận thức rõ là cần giữ gìn như thế nào.
Điều dễ dàng nhận ra nhất là ở kiến trúc của đình, miếu, chùa và nhà
cửa nơi đây vẫn giữ được như ngày nào. Kinh tế đi lên, cũng có thêm điều
kiện để xây dựng cơ sở vật chất cao đẹp hơn. Tuy nhiên, người dân Tứ Xã
vẫn xây nhà theo kiểu kiến trúc cũ là nhà năm gian, sân vườn rộng thống.
Đường xá làng xóm sạch sẽ, nhà nhà gần gũi, gắn bó với nhau.

17


Ở Tứ Xã, Chính quyền mà đứng đầu là phịng văn hoá xã đang thực
hiện theo Nghị quyết Trung Ương 5 khố 8 của Đảng với nội dung chính
quyết tâm xây dựng phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
Phong trào đã góp một phần khơng nhỏ trong việc giữ ổn định chính trị,
phát triển kinh tế xã hội ở nơi đây. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng
cao chất lượng việc xây dựng Gia đình văn hố, khu dân cư văn hố, quyết
tâm xây dựng các cơ quan, đơn vị, trạm xã, trường học ở cơ sở, trở thành
đơn vị văn hố nịng cốt góp phần thúc đẩy việc xây dựng văn hố cho cả
cộng đồng.
Được sự quan tâm của Mặt trận tổ quốc, Uỷ ban dân số gia đình và
trẻ em huyện, xã, Đoàn Thanh Niên...đã quan tâm và thống nhất trong chỉ
đạo điều hành và lồng ghép nội dung phong trào với các hoạt động chuyên
môn, chỉ đạo từng ngành, nhằm duy trì phong trào phát triển tồn diện,
đồng bộ.
Một thành cơng của chính quyền nơi đây trong việc xây dựng đời

sống văn hố cho nhân nhân đó chính là họ đã biết tận dụng chính nhân lực
là quần chúng nhân dân. Cộng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp cho tới
nay đại bộ phận nhân dân trong xã đã được nâng lên một bậc cả về vật chất
và tinh thần. Nhiều gia đình tới đăng ký thi đua danh hiệu Gia đình văn hố,
nhiều gương người tốt việc tốt. Hội nghề cũng được thành lập nhằm giúp
đỡ nhau trong làm ăn cũng như trong cuộc sống. Nhiều hội thi văn hố văn
nghệ của Đồn thanh niên, người cao tuổi thu hút được sự tham gia nhiệt
tình của quần chúng. Tất cả những điều này đã thay thế được những hiện
tượng không lành mạnh trước đây như những hủ tục lạc hậu, đám cưới,
đám ma gây mất thời gian, tiền bạc. Không sử dụng bia, rượu trong các dịp
lễ được người dân tự nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Chính vì thế mà các
sinh hoạt văn hố cảu nhân dân trên địa bàn xã diễn ra trong trật tự, lành
18


mạnh và có chiều sâu. Điều đáng khen gợi là việc lập những đội như an
ninh thơn xóm là khơng cần thiết ở nơi đây, vì nhân dân nơi đây không bao
giờ sợ mất trộm.
Một điều rất đáng ghi nhận ở Tứ Xã nữa là những thiết chế văn hoá
đang được ngày càng chú trọng hơn. Nhà văn hoá, và thư viện đang trở
thành những thiết chế văn hoá gắn chặt với đời sống của nhân dân nơi đây.
Mỗi một khu có một nhà văn hố, chỉ cịn khoảng ba bốn khu là đang chờ
xây dựng. Nhà văn hoá ở nơi đây phát huy được vai trò trong đời sống tinh
thần của nhân dân nơi đây. Hệ thống Nhà văn hoá nơi đây đã và đang phát
huy tác dụng tốt, giữ vai trò như một nhà hoạt động đa năng, tạo nơi sinh
hoạt, hội họp, sinh hoạt Thể dục thể thao, Văn hoá văn nghệ cho nhân dân
như : họp chi bộ Đảng, họp thơn, họp các đồn thể, tổ chức đám cưới, biểu
dương khen thưởng các tập thể, các cá nhân có thành tích trong cộng đồng
dân cư...Thơng qua các cuộc họp tại nhà văn hoá tại các khu, nhân dân
được nghe các đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước,được tham gia bàn bạc những vấn đề của xã, khu, được học tập, áp
dụng Khoa học Kỹ thuật trong lao động sản xuất. Nhiều cấp uỷ, chính
quyền đã biết phát huy vị trí, chức năng của Nhà văn hoá để giáo dục quần
chúng thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân, ngăn chặn đẩy lùi các tệ
nạ xã hội; giữ gìn trật tự an ninh thơn xóm. Bên cạnh những buổi sinh hoạt
chính trị xã hội, Nhà văn hố cịn là địa chỉ hấp dẫn của mọi tầng lớp nhân
dân, trở thành nơi hội tụ của khá nhiều các loại hình như câu lạc bộ, hội....
Khi tới Tứ Xã, ai cũng có thể thấy đời sống tinh thần cũng nhân dân
nơi đây rất tốt. Sáng sớm thì các cụ già cao niên tập dưỡng sinh, thể dục tại
những nơi như Miếu Trám, sân nhà văn hoá. Quang cảnh hàng ngày các cụ
dạy cho nhau những động tác vừa học được nhằm nâng cao sức khoẻ mà
tinh thần lại thoải mái. Còn chiều tối Miếu Trám là nơi các cháu nhỏ tập
19


võ...Thật hiếm nơi nào lại xây dựng được một đời sống văn hoá trong nhân
dân tốt như nơi này.
Bên cạnh đó, một điều đáng ghi nhận ở nơi đây đó chính là phong
trào khuyến học. Khơng chỉ dừng lại ở các dịng họ mà là của tồn xã.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục nên Chính quyền ở đây
ln ưu tiên kinh phí đầu tư cho trường học. Và rồi các nhà Mẫu giáo,
trường Tiểu học khang trang sạch đẹp đã thay hết nhưng trường lớp tranh
tre nứa lá..Thế hệ trẻ ở đây được đầu tư cho việc học một cách tốt nhất.
Minh chứng cho hiệu quả của việc đầu tư này đó chính là tồn bộ Tứ Xã đã
có hệ thống trường học các cấp đều là nhà cao tầng. Đội ngũ giáo viên luôn
được bồi dưỡng phương pháp dạy tốt nhất và kết quả đó chính là thành tích
của các em học sinh. Hiếm có vùng nào thuần nơng như Tứ Xã lại có nhiều
học sinh đỗ các trường Cao đẳng, Đại học như thế. Và trong một tương lại
khơng xa hứa hẹn sẽ có khá nhiều nhân tài đóng góp tài năng trí tuệ cho nơi
này. Một trong những nguyên nhân chính là nhờ sự thăng hoa của các giá

trị văn hoá cổ truyền.

20


Chương 2
LỄ HỘI “LINH TINH TÌNH PHỘC” XÃ TỨ XÃ
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
2.1.Cơ sở của công tác tổ chức và quản lý lễ hội.
2.1.1.Cơ sở pháp lý.
Lễ hội dân gian truyền thống là sự thể hiện dưới một góc độ tập
trung và đặc biệt của đời sống xã hội cũng như cách nhận thức thế giới của
dân chúng. Như vậy có thể thấy rằng lễ hội dân gian mang ý nghĩa xã hội
một cách sâu sắc.
Từ những năm 40 tới những năm 70 của thể kỷ này, tức là trong suốt
thời gian của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phần lớn các
lễ hội dân gian truyền thống không thể tổ chức. Đến cuối những năm 80 trở
lại đây, cùng với chính sách đổi mới đặc biệt là việc ban hành các quy chế tổ
chức lễ hội, đã tạo nên điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các lễ hội dân
gian truyền thống. Và trên thực tế, sự bột phát trở lại của lễ hội dân gian
truyền thống đã diễn ra ở khắp mọi miền của nước ta. Theo như một số nhà
nghiên cứu thì các lễ hộ gian dan truyền thống vẫn còn cần thiết để đáp ứng
như cầu của dân chúng. Chẳng hạn, vì nhịp sống cơng nghiệp đã gây nên sự
căng thẳng, ức chế tinh thần...cho nên việc tổ chức các lễ hội dân gian truyền
thống có thể coi đó là giải pháp để giải toả những căng thẳng đem lại đời
sống tinh thần ổn định hơn hoặc sự thăng bằng xã hội tốt hơn.
Theo thống kê hiện nay, nước ta có khoảng 8000 lễ hội khác nhau,
và con số này vẫn cịn tăng lên vì có nhiều lễ hội đang đuợc khôi phục lại
đồng thời nảy sinh các lễ hội và các loại hình lễ hội mới.


21


Nhìn chung, lễ hội là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng khá nhạy cảm
với các nhà quản lý văn hoá. Làm thế nào để vừa bảo tồn được giá trị của
nó trong thời kỳ hội nhập văn hố, vừa phát huy và quảng bá rộng hơn thì
cịn là bài tốn nan giải cho các nhà quản lý. Vẫn phải đảm bảo cho bà con
nhân dân được thoả mãn tinh thần, nhưng phải vô cùng lành mạnh và theo
đúng chủ trương. Tránh được sự len lỏi hay lách luật của các mê tín dị đoan
vào là điều rất khó.
Cịn một vài tình trạng như là tổ chức lễ hội khơng theo chuẩn mực
nào cả, gây lãng phí tiền của và thời gian cho nhân dân.
Đứng trước tình hình vơ cùng phức tạp đó, Đảng và Nhà nước ln
chú trọng quan tâm sao cho có những quy định tạo thành những hành lang
an toàn cho hoạt động lễ hội được diễn ra đúng với ý nghĩa và mong muốn
nguyện vọng của nhân dân.
Việc quản lý lễ hội là vô cùng cần thiết. Vậy quản lý lễ hội là gì?
Thơng thường người ta hiểu rằng quản lý lễ hội và quản lý các hoạt động lễ
hội là sự giám sát hay can thiệp của các cơ quan chức năng Nhà nước bằng
chính sách đối với các hoạt động lễ hội.
Đó là việc nghiên cứu xây dựng, củng cố và hồn thiện hệ thống
chính sách và luật pháp có liên quan và các can thiệp bằng hệ thống công
cụ cơ bản này của cơ quan hữu trách nhằm các mục tiêu phù hợp với đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như hệ thống pháp luật hiện
hành, đặc biệt lợi ích văn hố của cơng dân, cộng đồng và quốc gia dân tộc.
Đối với Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng vô cùng rõ
ràng về việc tổ chức lễ hôị như qua :
Luật Di Sản do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày
26/09/2001. Luật Di sản nhằm nâng cao việc bảo vệ và phát huy các giá trị


22


văn hoá. Văn bản pháp luật này một lần nữa đã tạo cơ sở cho hoạt động
phát huy các di sản văn hố trong đó có lễ hội - một loại hình di sản văn
hố phi vật thể. Cụ thể ở trong Điều 25 Chương 3 Bảo vệ và phát huy các
giá trị văn hoá phi vật thế đã nêu rõ :“nhà nước tạo điều kiện và phát huy
giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ hủ tục và chống các biểu
hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và các hoạt động lễ hội. Việc
tổ chức các lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật”.
Nghị quyết Trung Ương 5 khoá VIII đã khẳng định rõ một trong bốn
nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hố đó là bảo tồn
và phát huy các di sản văn hoá : “Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn hết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những
giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy
những giá trị văn hoá truyền thống cả bác học và dân gian, văn hoá cách
mạng, bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Nghiên cứu và giáo
dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ra các chỉ thị rất rõ ràng trong
việc quản lý lễ hội như :
 Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995; Nghị định 88/CP ngày
14/12/1995 của Chính phủ và chỉ thị 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong
các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn
nghiêm trọng.
 Chỉ thị 27/CT – TW ngày 12/1/1998 của Bộ chính trị Ban Chấp
hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
 Chỉ thị 14/1998/CT – Ttg ngày 28/03/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

23


 Ban Tư tưởng Văn hố Trung Ương đã có công văn số 936/CP –
TTVH ngày 18/02/2002 chỉ đạo các cấp lãnh đạo Đảng tăng cường công
tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các địa phương.
Sau đó, thì Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đưa ra thêm hai quyết định
nhằm hoàn thiện hơn nữa về các quy định tổ chức trong lễ hội như sau:
 Quyết định số 308/2005/QĐ – TTg ngày 25/11/2005 của Thủ
tướng chính phủ về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Trong Quyết định này, có một vài điểm cần chú ý như tại Khoản 1
Điều 2 quy định rõ: việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo “không trái với thuần
phong mỹ tục của dân tộc, không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan
như xem bói, xem thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác”.
Điều này là hồn tồn cần thiết và vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên, các
lễ hội hiện nay vẫn để tình trạng như xem bói, gieo quẻ bói, bùa ngải...diễn
ra khá phổ biến. Bán tràn lan những sản phẩm mê tín dị đoan như sách xem
bói, xem tuổi. Thêm cả dịch vụ như viết bài cúng thuê, khấn hộ..
Bên cạnh đó, có Điều 13 quy định: Chính quyền địa phương, cơ quan,
đơn vị, tổ chức phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp
thời những hành vi, vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh, lừa đảo, trộm
cắp, lừa đảo, trộm cắp của du khách, thương mại hoá và các hoạt động mua
bán trong lễ hội theo phạm vi và thẩm quyền của mình khi tổ chức lễ hội.
Điều này thì Các cấp chính quyền ở xã Tứ Xã đã làm rất tốt và thực
hiện đúng theo quy định. Được sự quan tâm sát sao của Chính quyền địa
phương nên lễ hội luôn được đảm bảo về mọi mặt từ an ninh trật tự tới
những hoạt động tín ngưỡng. Khơng hề có những vi phạm trong suốt quá
trình lễ hội. Tạo được lòng tin cho nhân dân trong vùng và khách thập
phương tới dự hội.


24


 Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 về Quy chế quản lý
các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hố cơng cộng trong đó
có lễ hội
 Ngày 06/6/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2006/NĐ/CP
về việc xử phạt hành chính trong hoạt động văn hố thơng tin. .
Với góc độ là cơ quan tham mưu và quản lý, Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch của các tỉnh đã luôn nắm bắt được diễn biến phức tạp và tình
hình thực tế của các lễ hội để tham mưu, đề xuất cho chính quyền các cấp
có định hướng chỉ đạo tới Ban tổ chức các lễ hội. Về phía Trung Ương, Bộ
Văn hố, Thể thao, Du lịch đã liên tục xây dựng, tham mưu với Chính phủ
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như:
 Quyết định số 54/VHQC ngày 4/10/1989 của Bộ trưởng Văn hố
Thơng tin về việc ban hành Quy chế mở hội truyền thống.

 Quyết định số 636/QĐ-QC ngày 21/05/1994 của Bộ trưởng Văn
hoá – Thông tin về việc ban hành Quy chế lễ hội.
Quyết định này gồm 13 điều. Có một vài điều, khoản đáng chú ý
như : Tại điều 8 quyết định này nêu rõ :“không được bán vé vào cửa tất cả
các lễ hội. Trong khu vực lễ hội nếu tổ chức các trò diễn, trò chơi, biểu
diễn ca múa nhạc...hoặc viếng thăm di tích, trưng bày thì được bán vé, giá
do ngành Tài chính quy định”.
Tuy nhiên, trong thực tế điều này là khơng được thực hiện vì hầu
như một số lễ hội vẫn còn hiện tượng bán vé vào cửa. Thậm chí có lễ hội,
khơng chỉ bán vé vào cửa một cổng chính và rất nhiều cổng nhỏ trong
phạm vi diễn ra lễ hội đó. Điều này gây mất mỹ quan cũng như tạo cho tâm
lý người đi xem hội khó chịu. Giá vé thì khơng có sự thống nhất và không
theo quy định của cơ quan chức năng nào cả.


25


×