Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu về lế hội trò trám xã tứ xã, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.02 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
------------------------

TRẦN QUANG ĐỨC

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI TRỊ TRÁM
XÃ TỨ XÃ – HUYỆN LÂM THAO –
TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S Nguyễn Văn Vinh

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo
Ths Nguyễn Văn Vinh - ngƣời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá
trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử đã cung cấp kiến thức cho tơi
trong q trình học tập tại trƣờng. Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn
Ủy ban nhân dân xã Tứ Xã, Phịng văn hóa thơng tin huyện Lâm Thao và
các cơ quan đồn thể có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tơi
hồn thành cơng trình nghiên cứu này. Cuối cùng cho phép tơi đƣợc gửi lời
cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi.
Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên của tơi và do cịn nhiều hạn chế
về mặt tài liệu nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các
thầy, cơ giáo cùng các bạn sinh viên đóng góp kiến để đề tài của tơi đƣợc


hồn thiện hơn.
Hà Nội ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Quang Đức


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu về lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã - huyện
Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ” đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của
Thầy giáo Ths Nguyễn Văn Vinh.
Tơi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng Tôi,
không trùng với bất kỳ kết quả nào của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Quang Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3
3. Nhiệm vụ, mục đích, phạm vi nghiên cứu ................................................. 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ................................................. 6
5. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 7
NỘI DUNG ..................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .................................................... 8
1.1. Khái quát về Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ ....................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 8

1.1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 8
1.1.3. Lịch sử .......................................................................................... 9
1.2. Khái quát về về lễ hội Trò Trám........................................................ 11
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................ 11
1.2.2. Địa điểm diễn ra lễ hội................................................................ 13
1.2.3. Nguồn gốc của lễ hội .................................................................. 16
Tiểu kết ......................................................................................................... 18
CHƢƠNG 2: LỄ HỘI TRÒ TRÁM Ở TỨ XÃ – LÂM THAO – PHÚ THỌ
....................................................................................................................... 20
2.1. Cách thức tiến hành lễ hội ................................................................. 20
2.1.1. Phần lễ......................................................................................... 20
2.1.2. Phần Hội ..................................................................................... 32
2.2. Mối liên hệ tín ngƣỡng của lễ hội Trị Trám trong tín ngƣỡng phồn
thực Việt Nam ........................................................................................... 44
2.2.1 Tín ngƣỡng phồn thực Việt Nam ................................................. 44
2.2.2. Nét tƣơng đông và độc đáo của lễ hội Trò Trám ........................ 47
Tiểu kết ......................................................................................................... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều dân tộc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, từ xa xƣa ngƣời ta đã
biết đến và tơn thờ tín ngƣỡng phồn thực. Phồn thực là sự sinh sôi một cách
thịnh vƣợng giúp giống nịi đƣợc duy trì, cây cối sinh sơi, mùa màng lúa
gạo, cây cỏ. chim mng, dã thú… do đó các cộng đồng cần nhiều nam,
nhiều nữ để tồn tại và phát triển.
Các làng quê trƣớc đây, vào hội, là có tục rƣớc sinh thực khí nam và
nữ một cách náo nhiệt và háo hức. Lễ hội phồn thực làm tƣơi tốt, làm thanh

xuân lại các bản làng, biểu thị cho sự sống dân tộc, con ngƣời dần già còm
cõi, già nua đi nhƣng giống nịi ln tồn tại mãi mãi thanh xn.
Trong dịng chảy của văn hóa dân gian truyền thống, lễ hội Trò Trám
diễn ra vào đêm ngày 11 và rạng sáng ngày 12 tháng giêng hàng năm hình
thành và phát triển rực rỡ trên vùng đất tổ thu hút đông đảo ngƣời dân trong
vùng cũng nhƣ cả nƣớc tới tham dự.
Lễ hội Trò Trám là một di sản văn hóa mang bản sắc riêng biệt của
một làng quê vùng đất Tổ. Hội Trò Trám của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ có từ rất lâu đời với mục đích nhớ ơn tới ngƣời có cơng với
làng xóm, cầu mong mùa màng tốt tƣơi cây cối, vạn vật sinh sôi nảy nở, đời
sống con ngƣời ấm no hạnh phúc. Mang lại niềm vui, tiếng cƣời cho ngƣời
dân Tứ Xã trong những dịp đầu xuân năm mới, để họ hăng say hơn trong lao
động, bình yên trong cuộc đời.
Bà ẵm cháu, mẹ bồng con
Khơng đi Trị Trám là buồn cả năm.
Hay:
1


Cơ nào mà chẳng được xem
Thì oan, thì ức, thì buồn cả năm.
Lễ hội với ý nghĩa nhân sinh và quan điểm thống đãng chống lại
những gị bó với các hủ tục phong kiến ngăn cấm tình yêu nam nữ xƣa kia.
Lễ hội trò Trám ra đời thỏa mãn đƣợc những mong muốn khát vọng theo
quy luật vạn vật sinh sơi nảy nở của tự nhiên.
Lễ hội Trị Trám hay cịn gọi là lễ hội Linh tinh tình phộc ở làng
Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ từ khi hình thành cũng
khơng ít những lời bàn tán về tính dung tục của nó, nó vƣợt q những giá
trị Nho Giáo hàng ngàn năm ảnh hƣởng tới Việt Nam. Một phần do chiến
tranh gián đoạn lễ hội chìm vào có nguy cơ quên lãng và mai một. Cho tới

xuân Canh Dần năm 2010, lễ hội Trò Trám của ngƣời dân Tứ Xã chính thức
đƣợc hồi sinh sau vừa đúng một thập niên ngủ quên. Ủy ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ, Sở văn hóa Thơng tin và Truyền thơng đã kí quyết định cơng nhận
Miếu Trị, khơng gian văn hóa của Lễ hội là di sản Lịch sử - Văn hóa cấp
Tỉnh. Ngày nay, lễ hội Trị Trám và các trị diễn “Bách Nghệ Khơi Hài” đã
đƣợc đƣa vào biểu diễn hàng năm tại lễ hội đền Hùng để nhân dân gần xa
trên cả nƣớc biết đến.
Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh trong một bài khảo cứu miền Bắc của
nƣớc ta đã liệt kê 17 điểm có dịng lễ hội mang hình dáng tín ngƣỡng phồn
thực và khẳng định lễ hội Trò Trám là một lễ hội đặc sắc nhất, tuy nhiên
ngày nay nó đã biến dạng và khơng cịn tồn tại ngun gốc và đầy đủ nhƣ
xƣa. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu về lễ hội trị trám xƣa và nay đã thành
chủ đề giá trị cho các nhà văn hóa.

2


Phƣờng Trám đƣợc khơng ít các học giả, các nhà văn hóa, sinh viên,
học sinh… quan tâm tới lễ hội, tín ngƣỡng phồn thực trong lễ hội đƣợc tin
tƣởng và lựa chọn là bảo tàng sống về văn hóa phồn thực của Việt Nam,
cũng nhƣ của Đông Nam Á.
Lễ hội Trị Trám là một lễ hội vơ cùng đặc sắc của ngƣời dân Tứ Xã.
Nó mang đậm tín ngƣỡng phồn thực – nét đặc trƣng của nền văn minh lúa
nƣớc. Đặc biệt đƣợc thể hiện trong lễ mật, mang một màu sắc linh thiêng với
tâm nguyện của nhà nông cầu mong sự an bình, sự sinh sơi nảy nở cho con
ngƣời, cây trồng vật nuôi và cầu cho mùa màng tƣơi tốt bội thu.
Tất cả những lý do trên từ phƣơng diện lý luận và thực tiễn khiến tôi
hƣớng đến “ Tìm hiểu về lễ hội Trị Trám xã Tứ Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh
Phú Thọ”. Hy vọng rằng khóa luận này sẽ cung cấp thêm thơng tin về lễ hội
Trị Trám và vị trí của nó trong lịng ngƣời dân xã Tứ Xã nói riêng và tỉnh

Phú Thọ nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trị Trám là lễ hội văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm linh
của ngƣời dân Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ, đặc biệt với giá trị phồn thực
của lễ hội cịn có ý nghĩa tới gái trị văn hóa của Việt Nam. Vì vậy đã có rất
nhiều tác giả có những cơng trình nghiên cứu về lễ hội Trò Trám. Những tác
phẩm này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho chúng ta
những tƣ liệu quý báu mà đề tài kế thừa và phát triển.
Bài nghiên cứu Tiếp cận hội Trò Trám trong mối quan hệ với các tầng
văn hóa mà nó bắt nguồn . Tác giả Phan Đăng Nhật đã chứng minh đƣợc lễ
hội Trò Trám với những nghi thức và ý niệm của nó, là một vết tích cịn
đƣợc bảo lƣu tƣơng đối nguyên vẹn của tầng văn hóa nguyên thủy trong đời
sống tinh thần của cƣ dân nông nghiệp truyền thống.
3


Cuốn Văn hóa phồn thực Việt Nam của tác giả Lý khắc Cung xuất bản
năm 2010 đề cập và nghiên cứu lễ hội Trị Trám thơng qua yếu tố phồn thực
của một trong những lễ hội văn hóa độc đáo của Việt Nam cùng với quá các
lễ hội khác trên cả nƣớc.
Tài liệu Trò Trám viết vào năm 1972. Đây là bản đánh máy của cụ
Dƣơng Văn Thâm, một trong những ngƣời dân bản địa trực tiếp tham gia
vào công việc tổ chức lễ hội thƣờng niên cũng nhƣ bảo tồn và giữ gìn Lễ hội
truyền thống. Bản đánh máy có trình bày đầy đủ các nghi thức của lễ hội Trò
Trám, cùng ý nghĩa của các mục lễ hội. Các phần và thứ tự của các nghi
thức đã diễn ra trong quá khứ nhƣ thế nào và đến ngày nay nó cịn đƣợc bảo
tồn ra sao? Tuy nhiên cịn chƣa đi sâu phân tích và so sánh yếu tố Phồn thực
trong Hội Trám với các địa phƣơng khác cũng nhƣ với các quốc gia thờ tín
ngƣỡng Phồn thực khác trên thế giới.

Cuốn Văn hóa Nõ Nường của tác giả Dƣơng Đình Minh Sơn với sự đề
cập tới khá chi tiết nghiên cứu lễ hội Trị Trám thơng qua nghiên cứu về
những nét tiêu biểu của tín ngƣỡng phồn thực trong các lễ hội văn hóa Việt
Nam.
Cuốn Trị diễn trong lễ hội dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc
Bộ của tác giả Đặng Hoài Thu đƣợc xuất bản năm 2010. Trong cuốn sách
này tác giả có đề cập tới một số lễ hội có trị diễn tƣơng đối độc đáo ở vùng
châu thổ Bắc Bộ, lễ hội Trò Trám cũng là lễ hội tƣơng đối độc đáo đƣợc đề
cập tới.
Các tài liệu nêu trên sẽ là nguồn tƣ liệu tham khảo vô cùng quan
trọng, là các dã chứng giúp tơi khai thác và hồn thành bài nghiên cứu của
mình.

4


3. Nhiệm vụ, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu lễ hội truyền thống từ xƣa đến nay.
Không gian: Phƣờng Trám thuộc xã Tứ xã – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú
Thọ.
3.2. Mục đích
Với đề tài nghiên cứu này, tôi muốn đề cập tới :
Nguồn gốc – thời gian ra đời của lễ hội Trị Trám.
Tìm hiểu từng phần, giai đoạn diễn ra trong lễ hội nhƣ Lễ mật, lễ rƣớc
lúa thần và phần trình làng Bách nghệ khơi hài (hay cịn gọi là Tứ dân chi
nghiệp).
3.3. Nhiệm vụ
Đề tài nghiên cứu về địa điểm diễn ra lễ hội Trị Trám, tìm ra những
giá trị riêng của khu vực ảnh hƣởng tới sự khác biệt của lễ hội Trò Trám so

với các lễ hội, Trò diễn trong cả nƣớc.
Đề tài tập trung nghiên cứu tới lễ hội Trị Trám và những hình thức lễ
nghi, các trị diễn độc gắn liền với tín ngƣỡng phồn thực độc đáo.
Nghiên cứu điểm tƣơng đồng giữa lễ hội Trò Trám với những lễ hội
Phồn thực diễn ra trong cả nƣớc, ngoài khu vực để rút ra một điểm chung
nhất và ảnh hƣởng với đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiên cứu chi tiết về lễ hội từ đó nêu bật nét độc đáo của Lễ hội Trò
Trám với những giá trị nổi bật về nét văn hóa tín ngƣỡng phồn thực đƣợc thể
hiện trong lễ hội. Trong quá trình nghiên cứu tôi sẽ làm rõ và nổi bật những

5


nét tƣơng đồng và khác biệt của lễ hội Trò Trám với các địa phƣơng khác
trong tỉnh hay khu vực trên cả nƣớc.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý tƣ liệu để có đƣợc một lƣợng thơng
tin đầy đủ về mọi mặt: lịch sử, văn hóa, Văn bia, câu đối cịn lƣu lại trên
miếu Trám, sách vở, tạp chí, bài viết trên báo, tài liệu đƣợc cung cấp bởi
những ngƣời có vai trị bảo lƣu và duy trì hội Trám tại địa phƣơng, các hoạt
động du lịch liên quan đến việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn,
cần phải tiến hành thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí và các nguồn tƣ
liệu khác. Sau đó xử lý, chọn lọc các tƣ liệu đó đƣa vào bài viết một cách
phù hợp nhất.
- Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh từ các nguồn tƣ liệu thu
thập đƣợc và qua khảo sát thực tế, tơi phân tích, so sánh và đƣa ra những
nhận định, đánh giá để làm nổi bật về các biểu hiện và giá trị của tín ngƣỡng
phồn thực còn đƣợc bảo lƣu trong lễ hội Trò Trám – Lâm Thao – Phú Thọ
so với những địa phƣơng trong nƣớc cũng nhƣ với các quốc gia khác trên

thế giới.
- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn những ngƣời quản lý
di tích miếu, những bậc cao niên trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức,
gìn giữ và bảo lƣu những giá trị cổ truyền của lễ hội địa phƣơng.
Phƣơng pháp quan sát: Trực tiếp quan sát các địa điểm cách thức tiến
hành thơng qua q trình tham dự vào lễ hội.

5. Đóng góp của đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện sẽ có những đóng góp sau:

6


Đây là cơng trình nghiên cứu một cách chun sâu về lễ hội Trò Trám
trong mối quan hệ với đời sống kinh tế và tín ngƣỡng của ngƣời dân xã Tứ
Xã - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ.
Chỉ ra đƣợc sự ảnh hƣởng của lễ hội Trò Trám trong đời sống của
ngƣời dân Tứ Xã và vị trí của lễ hội trong lòng ngƣời dân.
Bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu về văn hóa lễ hội Việt Nam, những
lễ hội dân gian truyền thống có nguồn gốc từ lâu đời cịn duy trì tới ngày nay
ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Bổ sung nguồn kiến thức cho kho tàng tín ngƣỡng phồn thực thơng
qua các lễ nghi văn hóa trong các lễ hội, so sánh những điểm giống và khác
nhau giữa lễ hội Trò Trám với các lễ hội khác trong cả nƣớc.

6. Bố cục của đề tài
Đề tài bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo thì
phần nội dung đi vào nghiên cứu hai nội dung chính tập trung ở hai chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan
Chƣơng 2: Lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ


7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỨ XÃ – LÂM THAO – PHÚ THỌ

1.1.1. Vị trí địa lý
Làng Tứ Xã (Tục gọi là Kẻ Gáp) ở phía tây nam núi Nghĩa Lĩnh,
thuộc phía nam huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cách đền Hùng khoảng 4,5
km về phía Đơng Bắc. Cách sơng Hồng khoảng 3km về phía tây. Tiếp giáp
với các xã nhƣ Sơn Vi, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Dƣơng.
Làng Tứ Xã xƣa bao gồm 32 xóm, tiêu biểu nhƣ xóm Cổ Lãm, Cầu
Vân, Đầu Nội, xóm Cầu, Đồng Dọc, Xóm Trám… Ngày nay, Tứ Xã phân
chia thành 24 khu hành chính, lấy tên từ khu 1 đến khu 24 theo chủ trƣơng
của Nhà nƣớc nhƣng ngƣời dân Tứ Xã vẫn dùng các tên xóm cổ để phân biệt
xóm này với xóm khác.
Kẻ Gáp là nơi hợp lƣu của ba con sông lớn, sông (Hồng – Lô – Đà),
là nơi gặp gỡ của ngƣời phƣơng Nam với ngƣời phƣơng Bắc, là nơi giao lƣu
của hai nền văn hóa Lạc Việt và văn hóa Tiền Hoa Hạ bởi thế nơi đây đƣợc
xem là nằm trong cái nôi của nền văn minh sông Hồng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Xã Tứ Xã chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết của huyện nhƣ sau.
Nhiệt độ bình quân cả năm 23 C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
là 29 C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14 C.

8



- Lƣợng mƣa bình quân hằng năm 1.720 mm nhƣng phân bố không
đồng đều. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lƣợng mƣa
chiếm khoảng 85% tổng lƣợng mƣa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng
7, 8, 9 nên thƣờng gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11
đến tháng 4 lƣợng mƣa ít, chiếm 15% lƣợng mƣa cả năm.
- Độ ẩm khơng khí bình qn cả năm khoảng 85%, tuy nhiên trong
mùa khơ, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ cịn khoảng 77%.
- Gió: Hƣớng gió chủ đạo mùa hè là hƣớng Đông và hƣớng Đông
Nam, mùa đông là hƣớng Đơng Bắc; tốc độ gió trung bình là 1,6m/s.
- Lốc xốy có 2 - 3 cơn trong một năm và thƣờng đi kèm các cơn mƣa
lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Đất đai Tứ Xã chịu sự bồi đắp chính của hệ thống sơng Hồng hằng
năm nên rất màu mỡ, thích hợp với trồng hoa màu và trồng lúa nƣớc, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Cây cối quanh năm xanh
tốt, lại có hệ thống sơng ngịi góp phần phát triển nền kinh tê ni trồng
đánh bắt thủy sản.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có
pha cận nhiệt đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều
cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của thị
trƣờng.
1.1.3. Lịch sử
Làng Tứ Xã xƣa gọi là Kẻ Gáp, thời xa xƣa thuộc về phủ Tam Đới,
Xứ Đồi, trấn Sơn Tây, có thời gian nằm ở huyện Sơn Vi. Sang thời Nguyễn
làng đƣợc chia thuộc địa dƣ của tỉnh Hƣng Hóa và sau này là tỉnh Phú Thọ.
9


Dấu tích làng cổ đƣợc tìm thấy ở hai quả đồi Gò Mun và Gò Chiền. Hiện vật

thu đƣợc chiếm 50% cơng cụ sản xuất là rìu, giáo, mũi tên, lƣỡi câu đã có
ngạnh rất sắc. Nghề nơng đã tìm thấy lƣỡi hái gặt lúa đầu tiên trên nƣớc ta
bằng đồng.
“Vào Thời Hùng Vương, làng nói chung có tên gọi là Ko Lang (về sau
mới đổi tên thành kẻ, chạ, động…) Khi tiếng Việt chưa có thanh điệu thì đọc
Lang, Láng, Làng đều chỉ nơi gần nước. Sau này, làng Tứ Xã vẫn có nhiều
láng, đó là những đầm hồ Láng Cả, Láng Vịi, Láng Thờ, láng Thủn… Địa
hình bị chia cắt bởi các sông suối đầm lầy, xen kẽ với các chiền gò, vùng đồi
gò thấp của Phú Thọ.” [6 ; tr.225]
Tứ Xã thuộc vùng chiếm diện tích trồng lúa nƣớc là nghề sinh sống
chủ yếu. Bên cạnh đó, ngồi làm ruộng, dân làng cịn có nghề đánh bắt cá
tơm bằng nhiều cách, cất vó, đánh lờ, đánh rậm, úp nơm… Dân làng cịn có
nghề mộc tinh xảo, đàn ông thƣờng gánh gồng đi làm ở nơi xa với tay nghề
điêu luyện.
Tứ Xã lâu nay tồn tại một số dịng họ lớn nhƣ các họ Nguyễn, Văn,
Bùi, Ngơ, Chử… Những họ lớn thƣờng nắm giữ các ngôi vị chủ chốt trong
làng thời phong kiến.
Làng Tứ Xã là một trong những làng cổ nhất tỉnh Phú Thọ. Trong
làng có rất nhiều đình chùa, miếu mạo cổ nhƣ đình Đài, đình Chấn, đình
Đơng, chùa Tổng… “Các nhà sử học, nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai
quật tại đây nhiều di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên có di chỉ ở Mã
Nguộm xóm Kiều; thuộc văn hóa Đồng Đậu ở di chỉ gò Đồng Đậu II. Nhưng
biểu hiện rõ nhất là văn hóa Gị Mun”.[6; tr.226]

10


Bên cạnh những di vật cổ thời đại Hùng Vƣơng đƣợc tìm thấy ở khu
di tích Gị Mun vào những năm 60 ngƣời Tứ Xã còn tự hào về nhiều tập tục
cổ, các lễ hội đa dạng phong phú khác thƣờng. Trong làng tổ chức nhiều

phƣờng hội nhƣ phƣờng Chèo, phƣờng Chặng, phƣờng Trâu, phƣờng Bè…
hội Tƣ Văn, hội Đồng Môn, hội Bản Binh… với nhiều lễ hội nhƣ lễ hội Cầu
tế ở đền Xa Lộc, lễ hội Tín ngƣỡng thờ ông tổ nghề mộc, lễ hội Đánh quan
Giáp Mƣơng và đặc sắc nhất với lễ hội Trò Trám.
Xã Tứ Xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tứ Xã xƣa kia là
một vùng quê nghèo có truyền thống hiếu học, có ngƣời đỗ đạt cao nhƣ
Nguyễn Quang Thành đỗ tiến sĩ năm 24 tuổi (1680 dƣới thời vua Lê Hy
Tông) làm quan đến chức Ngự sử , hoặc quan võ Chử Đức Cƣơng trấn ải
biên thùy đƣơc phong tới chức quận cơng và có nhiều ơng Cử, ơng Cống
khác nhƣ Nhất nguyên Nguyễn Tất An ngƣời đã soạn nên bào văn tế Miếu
Trị cịn đến ngày nay… Ngồi ra cịn có cháu chắt Quan nghè Nguyễn
Quang Thành là Nguyễn Quang Hịa biệt danh “Tổng Cóc” một văn nhân
hào hoa giàu có trong chuyện tình với thi sĩ Hồ Xn Hƣơng.
Có thể nói xã Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ là một vùng đất địa linh
nhân kiệt với khơng ít các danh nhân, sự ảnh hƣởng của lễ hội Trị Trám
đóng góp phần khơng nhỏ tới tƣ tƣởng phóng khống, tinh thần lạc quan u
đời, tinh thần hiếu học vƣơn lên của một làng quê nghèo vùng đất tổ.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI TRÒ TRÁM
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
“Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự
việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó” [ 7 , tr.540 ]. Các nghi thức của lễ nhằm
biểu hiện lịng tơn kính của con ngƣời đối với thần linh, phản ánh những ƣớc

11


mơ chính đáng của con ngƣời trƣớc cuộc sống mà bản thân họ chƣa có khả
năng thực hiện.
“Hội là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người tham dự, theo phong tục
hoặc nhân dịp đặc biệt” [ 7; tr.443 ]. Hội là nét sinh hoạt văn hóa tơn giáo

nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng,sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng dòng
họ, từng gia đình. Sự sinh sơi nảy nở của gia súc, sự bội thu của những mùa
màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ƣớc chung với bốn chữ "Nhân
- Khang - Vật - Thịnh".
Mối quan hệ “Lễ” và “Hội”: Qua các lễ hội truyền thống ở Việt Nam ta
có thể rút ra đƣợc mối quan hệ khăng khít giữa “Lễ” và Hội”.
Trong thực tế “Lễ” và “Hội” khó tách rời nhau, chúng ln hồ quyện
với nhau. Hội là từ chỉ thành phần ngồi lễ hay hội có thể coi là hình thức
của lễ. Vì vậy cuộc lễ nào mà khơng có hội kèm theo thì khơng gọi là lễ và
ngƣợc lại khơng có hội nào khơng kèm theo lễ. Nếu chỉ có hội mà khơng có
lễ thì mất vẻ trang nghiêm, có lễ mà khơng có hội thì khơng cịn vui nữa.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một thế lực siêu nhiên thần
bí mà con người chưa thể giải thích được, thần thánh hóa các sự vật đó.
Phồn thực: Phồn = nhiều, thực = nảy nở và ''Phồn thực'' là sinh sản để
duy trì và phát triển giống nịi.
Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu
nhất của con ngƣời. Đối với văn hố nơng nghiệp, việc này lại càng hệ
trọng. Để duy trì cuộc sống, con ngƣời cần phải lao động, sản xuất và để duy
trì giống nịi thì con ngƣời phải sinh nở. Hai hình thức: Sản xuất lúa gạo (Để
duy trì cuộc sống) và sản xuất con ngƣời (để kế tục giống nòi) này có bản
chất giống nhau.

12


Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha).
Theo PGS. Phan Đăng Nhật đó là tín ngƣỡng cổ xƣa ngun thủy, ngƣời xƣa
cho rằng các bộ phận sinh dục có một sức mạnh thiêng liêng làm đất đai
màu mỡ tƣơi tốt, cây cối sinh sôi mạnh mẽ, từ ý niệm ấy cƣ dân xƣa tơn

sùng sinh thực khí và đồng thời tồn tại với tƣ cách một tín ngƣỡng mang cái
tên tín ngƣỡng phồn thực hoặc phồn sinh, nó là biểu hiện điển hình của cƣ
dân nơng nghiệp
Có thể nhận thấy một điều, tín ngƣỡng phồn thực, thờ sinh thực khí ,
cũng nhƣ hành vi giao phối đã chiếm một vị trí quan trong trong đời sống
của nhân dân, đặc biệt là các cƣ dân nông nghiệp, với những ý niệm tốt đẹp
đáng trân trọng và thiêng liêng về sự phát triển, sinh sôi, điều mà bất cứ ai
và bất cứ thời đại nào cũng mong muốn.
Trò diễn : “Theo Folklore Việt Nam khơng có kịch, nhưng có nhiều
trị. Nhiều màn biểu diễn xưa kia trong các hội hè, múa hát phục vụ vẫn
được gọi là trò. Từ những hoạt cảnh, đã xó những vở diễn theo một tích, một
chuyện nào đó, nhưng cũng chưa thành một tác phẩm sân khấu hẳn hoi,
song đã có tên riêng, để cảm tưởng là một vở diễn độc lập. Trị Ngơ, trong
Bách nghệ khơi hài là trò vui, trò nhại” [ 16, tr.64].
1.2.2. Địa điểm diễn ra lễ hội
Địa điểm chính diễn ra lễ hội đó chính là Miếu Trị và Điếm Trám:
Dựa theo lời kể của các vị cao niên trong làng : miếu Trò đƣợc khởi
dựng từ thời Hùng Vƣơng thứ 18, thờ nữ thần và bộ phận sinh dục nam và
nữ, dân địa phƣơng gọi là " Vật linh ". Đây là ngôi miếu duy nhất trên mảnh
đất cổ Tứ Xã thờ vật linh nõ nƣờng gắn liền với các tín ngƣỡng cổ xƣa.
Vật liệu làm miếu lúc đầu chỉ là tre, gỗ, mái lợp cỏ tranh, trải qua bao
thời gian mƣa nắng, miếu đã bị hỏng và trùng tu, tu sửa nhiều lần. Đến năm

13


1945, miếu bị bom của thực dân Pháp phá hỏng. Trong giai đoạn 1945 –
1990, miếu Trò chỉ là phế tích, nhƣng trong tâm thức của ngƣời dân vẫn nhớ
nét văn hóa và cơng ơn tiên tổ của làng mình. Vào ngày sóc, vọng của tháng
dân làng thƣờng xuyên tới thắp hƣơng trên nền miếu cũ.

Miếu Trị là một ngơi miếu cổ đƣợc dựng trên một quả gò đất cao nằm
trong rừng trám của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, trƣớc miếu
có cổng xây bề thế, trên cột cổng có đơi Nghê Chầu biểu thị đực – cái, bốn
mái miếu lợp ngói vảy rồng, đao mái miếu uốn cong bay bổng. Hàng năm,
vào đầu xuân diễn ra hội Trị nên có tên là miếu Trị. Miếu Trị nằm ngay
cạnh phƣờng Trám một phía giáp làng, ba phía giáp đồng nƣớc phong cảnh
đẹp có thể nói là sơn thủy hữu tình.
Trải qua năm tháng miếu Trị xƣa cũ nát năm 1993 những ngƣời con
của quê hƣơng Tứ Xã, đặc biệt là những ngƣời con quê hƣơng xóm Trám đã
ủng hộ tiến hành phục dựng, tu sửa. Ngôi miếu mới nay đƣợc giữ nguyên
trạng, trƣớc miếu thờ có câu đối bằng chữ hán phiên âm nhƣ sau:
Miếu mạo ức nên trường tại
Anh linh vạn cổ như tân
Tạm dịch là:
Ngôi miếu này trải qua ngàn năm vẫn trƣờng tồn
Khí chất linh thiêng muôn đời vẫn tƣơi mới.
Hai bên cột miếu có câu đối:
Hách quyết thanh, trác quyết linh, hãm tai ngữ hoạn
Cảm tất thông, cầu tất ứng, bảo vật hộ dân
Tạm dịch là:
14


Công danh hiển hách lẫy lừng, linh thiêng danh tiếng, ngăn tai
trừ họa
Cảm ắt thông, cầu ắt đƣợc, che chở cho dân
Bốn vế đối này đƣợc trích trong “ Cổ Lãm viên tế văn” Tức là bài văn
tế của phƣờng Cổ Lãm. Cụ thể bài văn tế nhƣ sau:
“Tác giả Nguyễn Tất An.
Băng xương cốt cách


Kính trần phi lễ

Kim ngọc tinh thần

Cựu lệ tái trần

Nhược thủy danh châu quí khách

Nguyên thủy giám cách

Bồng lai hải đảo tiên nhân

Tiết dĩ hòa thuần

Hách quyết thanh

Vi sĩ vi nông

Trác quyết linh

Vi công vi thương

Hãn tai ngữ họa

Hề nghiệp hàm toại

Cảm tất thông

Viết phú viết quí


Cầu tất ứng

Viết thọ viết minh

Bảo vật hộ dân

Hề phúc vinh thân

Miếu mạo ức niên trường tại

Thực nại âm phù

Anh lịnh vạn cổ như tân

Chi đại đức giã

Linh niên đơng q

Phục vi hưởng
Tiết yếu mạnh xn

[ 3, tr.133-134 ]”

15


Lƣợc nghĩa của bài văn tế nhƣ sau:
“Băng xƣơng”, hình ảnh của một vùng đất lạ, đầy sƣơng tuyết chƣa
có đƣờng đi, phải băng qua đó. Ý nói ngƣời kiên quyết, từng trải, dạn dày

gió sƣơng, tìm tịi khám phá cái mới, dám đến nhƣng nơi chƣa có dấu chân
ngƣời. Đó là cốt cách. Cịn tinh thần thì nhƣ kim ngọc: trong sáng, lung linh
hào quang lan tỏa. Bài văn tế có cách đây hơn 300 năm, cho chúng ta thấy
đang nói về hai bậc tổ phụ và tổ mẫu: Quý khách tiên nhân ở chốn bồng lai
hải đảo. Đồng thời đó cịn là Bảo vật, hộ dân, “cảm sẽ thơng” và “cầu sẽ
ứng”… cả bài văn tế tốt lên tinh thần ca ngợi con ngƣời - Bậc tiên cổ của
ngƣời Lạc Việt đƣợc hóa thành hai vật linh là Nõ và Nƣờng.
Bên trong miếu Trị, có trạm khắc hoa văn tinh sảo do chính đơi tay
khéo léo của những ngƣời thợ Tứ Xã, sinh ra từ cái nôi của ông tổ nghề mộc
là Lỗ Bang Tiên Thánh. Bức hoành phi với hang đại tự “Tối Linh Từ” có
nghĩa là miếu thờ thần rất là linh thiêng.
Điếm Trám nằm trung tâm của phƣờng Trám cách miếu Trị 100m về
phía đơng, điếm là nơi diễn ra các lễ nghi trong nghi thức rƣớc lúa thần và
cũng là nơi mà thƣờng ngày ngƣời dân phƣờng Trám tụ họp và sinh hoạt tập
thể. Cả miếu Trò và điếm Trám đều thờ chung một vị nữ thần là bà “ Đụ Đị”
Xóm Trám hay Phƣờng Trám nằm cách đền Hùng 5km về phía Đơng
Nam và nằm bên tả ngạn sông Thao, trƣớc đây chƣa có đê ngăn lũ thì đây là
vũng trũng nƣớc mỗi năm chỉ trồng đƣợc một vụ lúa, quanh năm sinh sống
bằng nghề đánh bắt cá.
1.2.3. Nguồn gốc của lễ hội

Theo truyền thuyết: vào thời Hồng Bàng, Ko Lang chỉ là một vùng đất
trũng, bị chia cắt bởi các con suối, đầm lầy xen kẽ với những triền gò. Do

16


vậy mà cƣ dân ở đây thƣa thớt. Vào một ngày, có một vị quan võ tên Ngơ
Quang Điện trong một lần đi qua vùng đất này, ông nhận thấy đây là vùng
đất tốt, thế đẹp mà ông gọi là đất " Ngƣu Miên " (con trâu ngủ), nơi đây

thuận lợi cho vạn vật sinh trƣởng,cây cối tốt tƣơi, ngƣời dân sẽ đƣợc ấm no,
hạnh phúc.
Sau đó, ơng đã kêu gọi ngƣời dân ở đây cho ông xin một vạt áo đất.
Khi ấy mọi ngƣời khơng hiểu ơng có thể làm gì chỉ với một vạt áo đất ấy?
Tuy thế, ngƣời dân đã đồng ý cho ông, nhƣng lạ thay khi ơng giơ vạt áo của
mình ra thì nó lại kéo ra rất dài (chiếm hơn 1/2 diện tích đất xã Tứ Xã ngày
nay). Ở dải đất đó, ơng đã chiêu dân lập ấp, dựng lên nhà cửa để sinh sống.
Tại chùa Vân Cáp vẫn cịn một đơi câu đối thờ ơng:
Thời A Hồng Bàng thiên dân, hóa dân thành thịnh ấp
Công Thùy Tứ Xã đông thổ, tây thổ lẫm anh thanh.
Tạm dịch:
Thời vua Hùng, ơng qui dân thành xóm làng thịnh vƣợng
Công lao của ông ở Tứ Xã to lớn, vang lừng khắp chốn đơng tây.
Tƣơng truyền, ơng có hai ngƣời con gái xinh đẹp và tài giỏi là: Ngô
Thị Thanh và Ngô Thị Tịnh. Sau này khi lớn lên, bà Ngơ Thị Thanh vì
thƣơng dân nghèo khổ nên đã không đi lấy chồng mà ở lại khai hoang, dạy
dân cấy lúa, quay tơ, dệt vải,… Hàng năm, bà cùng với cha của mình tổ
chức hội Trị để khuyến khích nhân dân lao động và vận động thu hút ngƣời
về ở xóm.
Bà Ngơ Thị Thanh là ngƣời đã có công lao to lớn trong việc dạy dân
làm ăn và ổn định cuộc sống. Và để tƣởng nhớ công ơn đó, ngƣời dân trong
xóm đã mở hội hàng năm vào dịp đầu xuân. Lễ hội ấy, không chỉ để tƣởng
17


nhớ cơng ơn của bà, mà cịn đồng thời tái hiện lại đời sống sinh hoạt điển
hình của cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc, sau những vụ mùa lao động mệt nhọc
họ tìm đến lễ hội để thƣ giãn, nghỉ ngơi nhƣng quan trọng hơn họ tổ chức lễ
hội để cầu mong sự an bình, sự sinh sơi nảy nở cho con ngƣời, cây trồng, vật
nuôi và cầu cho mùa màng tƣơi tốt bội thu.

Lễ hội Trò Trám là sự tiếp nối giữa văn hóa xƣa và nay, giữa cái cũ và
cái mới, là niềm tin vào cuộc sống, lòng biết ơn tƣởng nhớ tới ngƣời có cơng
lập làng, lập ấp, dạy dân làm ăn, sinh sống của ngƣời dân Tứ Xã nói riêng và
đúng nhƣ đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của
ngƣời dân Việt Nam nói chung.

Tiểu kết
Lễ hội cổ truyền của dân tộc ta đã có từ bao đời nay, nó cũng đã
chứng kiến nƣớc ta phải trải qua bao nỗi khó khăn vất vả mới đƣợc nhƣ
ngày hơm nay. Các lễ hội văn hóa dân gian ở các vùng miền khác nhau thì
mang những hình thức đặc trƣng riêng của vùng đó tạo nên sự đa dạng
phong phú trong tổng thể văn hóa dân tộc Việt Nam. Lễ hội mang ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với tinh thần ngƣời dân nơng nghiệp, nó gạt đi những
nỗi lo toan, muộn phiền, bộn bề của cuộc sống mƣu sinh vất vả, chống chọi
với thiên nhiên khắc nghiệt để tiếp tục sống và duy trì nịi giống..
Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ một trong những xã có đặc
trƣng tiêu biểu của vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ với nền kinh tế nơng
nghiệp trồng lúa nƣớc. Có lịch sử lâu đời từ nền văn hóa Gị Mun cách đây
hàng ngàn năm từ thủa bình minh của lồi ngƣời trên lãnh thổ Việt Nam.
Với điều kiện tự nhiên thiên nhiên thuận lợi đất đai phì nhiêu, màu mỡ phù
hợp với nền kinh tế lúa nƣớc nên ngƣời dân đã định cƣ tại nơi đây hình
thành nên một làng có truyền thống văn hóa lâu đời.
18


Ngƣời công lao quan trọng thuộc về ông Ngô Quang Điện và con gái
ông là bà Ngô Thị Thanh, ngƣời có cơng dựng làng lập ấp, dạy dân trồng lúa
nƣớc, chăn nuôi và công của bà Ngô Thị Thanh con gái của ông đã tiếp tục
dạy dân làm ăn và dạy dân tổ chức lễ hội Trị. Đó cũng chính là nguồn gốc
ra đời và duy trì một lễ hội có từ rất lâu đời cho đến ngày nay mặc dù đã có

một thời gian gián đoạn do chiến tranh vệ quốc.
Miếu Trò và Điếm Trám, là hai địa điểm chính diễn ra các hình thức
lễ nghi trong hội Trị Trám, đƣợc xây dựng cách đây khá lâu và phục dựng
lại vào năm 1993 với sự đóng góp của ngƣời dân Xóm Trám. Năm 2010 Lễ
hội Trị Trám đƣợc cơng nhận là di sản văn hóa cấp tỉnh và Miếu Trị, Điếm
Trám cũng đƣợc cơng nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Chính những điều
kiện thuận lợi ấy đã góp phần làm nên lễ hội ngày nay.

19


CHƢƠNG 2:
LỄ HỘI TRÒ TRÁM Ở TỨ XÃ – LÂM THAO – PHÚ THỌ
2.1. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH LỄ HỘI
2.1.1. Phần lễ
2.1.1.1. Lễ Mật
Miếu Trò thờ vật linh - sinh thực khí tên tục là bà “Đụ Đị”, tên nơm
Nõ Nƣờng, tên chữ là Ngô Thị Thanh, biệt danh là bà chúa Trò gọi với biệt
danh nhƣ vậy bởi tƣơng truyền, Bà là ngƣời dạy cho ngƣời xóm Trám biết
làm nhà ở, khai khẩn đất hoang để cấy lúa và Bà cịn dạy cho ngƣời xóm
Trám biết làm Trị để mua vui trong những ngày xuân nông nhàn, rảnh rỗi,
khuyến khích lao động và thu hút thêm ngƣời về xóm Trám. Đó là những
huyền thoại về ngƣời Việt Cổ từ những giai đoạn đầu tiên thời văn hóa tiền
cổ Gị Mun và q trình thành lập nên Xóm Trám ngày nay. Trong bài khấn,
văn tế đọc của lễ Mật tại Miếu Trị cũng đã nói lên đơi chút về sự tích này.:
Bà Đụ Đị là vật hèm trừ tà đuổi ma, tiêu diệt hiểm họa, cầu yên cầu phúc,
cầu lộc, cầu tài.
Lễ Mật là lễ lấy giờ đƣợc làm vào nửa đêm ngày 11 và rạng sáng ngày
12 tháng giêng. Đây là phần lễ quan trọng thể hiện sự thiêng liêng. Nhằm
mục đích mời thần về dự lễ hội, hƣởng lễ vật cầu cho mùa màng bội thu, cây

cối vạn vật sinh sơi nảy nở, nhằm thể hiện lịng biết ơn với thần, cầu thần
bảo hộ cho con cháu an khang, thịnh vƣợng:
Năm nào cũng vậy, vào đêm 11 tháng giêng, cánh cửa miếu mở ra hai
"Nõ - Nƣờng" đƣợc ngƣời ta đƣa lên sập thờ, có ván xơi, con gà, hoa quả,
hƣơng khói... Ơng Từ cầu khấn cho mùa màng tốt tƣơi, mƣa thuận gió hịa,
con ngƣời khỏe mạnh, sinh lực dồi dào, đất nƣớc phát triển, dân giàu nƣớc
20


mạnh, nịi giống cƣờng thịnh, làng xóm đơng vui sầm uất, gia đình hạnh
phúc, con đàn cháu đống. Buổi lễ diễn ra trƣớc sự chứng kiến của hàng trăm
ngƣời dân, già có, trẻ có trong những bộ lễ phục.
Theo quan niệm của dân gian, chung trong việc thờ cúng sinh thực khí
của tín ngƣỡng phồn thực thì chỉ thơng qua các nghi lễ trò diễn, thần linh
mới giáng hạ để đến với con ngƣời, hay nói cách khác, con ngƣời dùng nghi
lễ tơn giáo tín ngƣỡng để thơng quan với thần linh chính vì lẽ đó hình thức lễ
nghĩ trong lễ Mật cũng có ý nghĩa nhƣ một hình thức ma thuật nhằm cầu
mong cho sự sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tƣơi của ngƣời dân phƣờng
Trám.
Nửa đêm Mười một tháng Giêng
Mật giao một lễ thiêng liêng mở đầu
Trƣớc đây (năm 1945), một ngƣời cao tuổi có uy tín trong làng đứng
ra cử một cụ ông từ 60 tuổi trở lên, khỏe mạnh, nhà khơng có tang, gia đình
phú quý, có con trai và trong năm đó tuổi ứng vào cung sao Thái Dƣơng hay
Mộc Đức (không lấy tuổi 64 – cung Thái Âm). Nay ông Từ của miếu đảm
nhận phần lễ.
Chủ tế xƣa là ngƣời đức độ, có phẩm hàm, chức tƣớc và có uy tín
trong làng, giúp việc cho chủ tế là Bồi tế, Nội Tán và Chấp Sự, hai bên có
Đơng Sƣớng và Tây Sƣớng đứng đối nhau bên cạnh hƣơng áng mặc áo vàng
sƣớng lên nghi thức buổi tế. Lễ tế Thần không thể thiếu phƣờng bát âm đàn

nhị trống, phách cùng tấu lên nhạc lễ. Lễ tế thần đƣợc diễn ra tại miếu Trò,
sau khi hành lễ, các đồ lễ đƣợc hạ xuống để tất cả mọi ngƣời tham gia lễ hội
cùng thƣởng thức, bánh trái đề là vật phẩm do ngƣời dân trong làng làm ra
nên có có ý nghĩa quan trọng thể hiện tình đồn kết gắn bó thêm sâu đậm.

21


×