Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.25 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2020 Sinh hoạt dưới cờ CHỦ ĐIỂM: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU Ca hát mừng năm học mới I. MỤC TIÊU - Thể hiện được sự thân thiện với thầy cô, bạn bè. - HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề: Chào mừng năm học mới, ca ngợi thầy cô giáo, bạn bè và mái trường yêu dấu. - Giáo dục các em lòng biết ơn đối với công lao to lớn của thầy cô giáo; tự hài về truyền thống vẻ vang của mái trường mà mình đang học tập. II. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM: Lớp học III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa,... với chủ đề ca ngợi thầy cô và mái trường. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Phần 1: Nghi lễ (10p) - Lễ chào cờ - Phát động, phổ biến kế hoạch trong tuần. Phần 2. Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề - Tập thể hát bài Em yêu trường em. - Các tổ thi nhau hát các bài hát về mái trường, thầy cô, bạn bè. - Gv cùng cả lớp vỗ tay sau mỗi tiết mục. * Tổng kết, đánh giá - Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất. - GV tổng kết đánh giá buổi liên hoan. ___________________________ Chủ điểm: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn) 2. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu xóa bỏ áp bức bất công..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK) GDKNS: Thể hiện sự cảm thông và tự nhận thức về bản thân. HSHN đọc đúng văn bản II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa trong SGK; tranh ảnh Dế Mèn, Nhà Trò - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1. Giới thiệu bài GV giới thiệu về SGK TV lớp 4 và chủ điểm đầu tiên: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ chủ điểm thể hiện những con người yêu thương, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Sau đó giới thiệu truyện Dế Mèn phiêu lưu kí để kích thích HS tìm đọc truyện. HĐ2: Luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2,3 lượt) Đoạn 1: Hai dòng đầu (vào câu chuyện). Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo (hình dáng Nhà Trò). Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo (lời Nhà Trò). Đoạn 4: Phần còn lại (hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn). - Cho HS nhận xét cách đọc. - Giúp HS hiểu nghĩa của từ: + Ngắn chùn chùn: Ngắn một cách quá đáng, khó coi. + Thui thủi: Cô đơn, một mình lặng lẽ. - HS luyện đọc theo nhóm 4. Tổ chức đọc giữa các nhóm. - Một, hai em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. HĐ3. Tìm hiểu bài - Gv tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK rồi chia sẻ trước lớp: H: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? (Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội). * Ý1: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. - HS đọc thầm đoạn đoạn 2 và trả lời câu hỏi: H: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì quá yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Ý2: Nhà Trò rất yếu ớt. - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp và đe doạ như thế nào? (Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt). * Ý3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp. - HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? (+ Lời của Dế Mèn: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm. + Cử chỉ và hành động của Dế Mèn: phản ứng mạnh mẽ xòe cả hai càng ra; hành động bảo vệ, che chở: dắt Nhà trò đi) * Ý4: Dế Mèn thể hiện tấm lòng nghĩa hiệp của mình. ? Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? ( Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự những phấn..) HĐ4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV hướng dẫn cách đọc: + Đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng đọc thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò. + Đọc lời kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương. + Đọc lời nói của Dế Mèn với giọng mạnh mẽ, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết của nhân vật. - GV đọc diễn cảm . - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. + GV đọc diễn cảm đoạn văn làm mẫu. + HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. + Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp, GV theo dõi, uốn nắn. HĐ5. Củng cố, dặn dò H: Em học được những gì ở nhân vật Dế Mèn? - HS nối tiếp trả lời - GV nhận xét giờ học và dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. ______________________________.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. MỤC TIÊU - Giúp HS ôn tập về : + Đọc, viết các số đến 100 000. + Biết phân tích cấu tạo số - HSHN đọc, viết được số có 2 chữ số. - HS làm được bài 1,2, 3(a,b). KK HS làm hết BT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Ôn lại cách đọc số viết số và các hàng - GV viết số 8321, yêu cầu HS đọc rõ chữ này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào? - HS đọc số : 83001; 80201; 80001 - GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề - HS nêu: Các số tròn chục, tròn trăm, số tròn nghìn. HĐ2. Thực hành Bài 1: a) GV cho HS nhận xét tìm ra quy luật viết các số trong dãy này; cho biết số cần viết theo 10 000 là số nào? và sau nữa là số nào ? Cả lớp tự làm bài tập còn lại b) Tìm ra quy luật viết số Bài 1: GV cho HS tự phân tích mẫu sau đó tự làm bài này Bài 3: GV cho HS nêu mẫu: 8723 = 8000 + 7000 + 20 + 3 Các bài khác tự làm. Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. Bài 4: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài - GV chú ý em Hải, kèm thêm cho em đọc, viết số. HĐ3. Củng cố, dặn dò - Gv cho HS nhắc lại bài học - Gv nhận xét tiết học. _____________________________ Chính tả DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC TIÊU - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ BT2- a ; 3a . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Học sinh nghe – viết a) Trao đổi về nội dung đoạn trích: - 1 HS đọc toàn bài chính tả trong sách + Đoạn trích trên cho em biết điều gì? (Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò...) b) Hướng dẫn viết từ khó: - HS nêu các từ khó trong bài .Yêu cầu viềt các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả: - GV lưu ý HS tư thế ngồi đúng, viết cẩn thận, đúng chính tả. - Lưu ý em Hải - GV đọc từng câu cho học sinh viết - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. HS soát lại bài d) GV chữa bài. Nhận xét bài viết HS. HĐ3. Luyện tập Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc lại & làm bài vào vở bài tập - GV dán 1 tờ phiếu đã viết nội dung, mời 1 học sinh lên bảng làm đúng. - Cả lớp và GV nhận xét Giải: lẫn - nở nang - béo lẳn, chắc nịch, lông mày - lòa xòa, làm cho Bài 3: - HS làm bài tập 3a . - Yêu cầu hs tự giải câu đố. - Gọi 2 em đọc câu đố và lời giải: Cái la bàn & hoa ban. HĐ4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học . - Khuyến khích em nào sai 3 lỗi chính tả trở lên viết lại bài. ______________________________ Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020 Thể dục GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH: TỔ CHỨC LỚP, ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI: CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC I. MỤC TIÊU - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4 - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn - Ôn đội hình, đội ngũ - Trò chơi: Chuyển bóng tiếp sức.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. ĐỒ DÙNG: chuẩn bị 1 còi, 3 quả bóng III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Phầ n. Định lượng. Nội dung - Tập hợp lớp, phổ biến yêu cầu tiết học - Đứng vỗ tay và hát. Mở đầu. 6-10 p. Phương pháp chức Đội hình nhận lớp.   . . Cơ bản. Kết thúc. - Giới thiệu chương trình TD lớp 4 - Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện - Biên chế tổ tập luyện 18-22p - Chọn cán sự lớp - Ôn đội hình đội ngũ *Trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức. - Cách 1: Xoay người qua trái hoặc qua phải ra sau rồi chuyển bóng cho nhau. - Cách 2: Chuyển bóng qua đầu cho nhau.. Đội hình tập luyện. - Hệ thống nội dung bài học - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Gv nhận xét giờ học.   . 4-6 p.     .  _____________________________ Toán ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp) I. MỤC TIÊU. tổ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giúp HS ôn tập về: + Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số, nhân chia các số đến 5 chữ số với số có một chữ số. + Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số) các số đến 100 000. HSHN biết so sánh các số có 4 chữ số. HS làm được bài 1,2,3,4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Luyện tính nhẩm - GV cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản. - HS tính nhẩm trong đầu và ghi kết quả vào vở. Cứ như vậy khoảng 4-5 phép tính nhẩm. - Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính, HS tự đánh giá. - GV nhận xét chung. HĐ2. Thực hành Bài 1: Cho HS đứng tại chỗ nêu kết quả nối tiếp – GV ghi nhanh kết quả lên bảng. Bài 2: GV gọi HS nhắc lại cách đặt tính và tính của các phép tính cộng, trừ, nhân chia. - Gọi 4 HS lên bảng thực hiện cột a; GV cùng HS nhận xét bài làm của 4 bạn. - GV kèm thêm Xuân Hoàng, Đăng Bài 3: GV gọi HS nhắc lại cách so sánh các số có 4 ( hoặc 5) chữ số với nhau; sau đó GV làm mẫu 1 biểu thức. - HS tự làm bài vào vở - GV theo dõi, chữa bài. Bài 4: GV nhắc lại cho HS việc sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc ngược lại là đi so sánh các số trong dãy số đó. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS nhận xét bài làm của bạn. - GV theo dõi và giúp đỡ HS chưa hoàn thành HĐ3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung ôn tập - Nhận xét tiết học. _____________________________ Luyện từ và câu CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng( âm đầu, vần, thanh) 2. Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu. HSHN hiểu được bài và làm được bài 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1. Giới thiệu bài. HĐ2. Phần nhận xét - Yêu cầu HS: Đọc câu tục ngữ. Đếm số tiếng trong câu tục ngữ. - Đánh vần tiếng bầu, ghi lại cách đánh tiếng bầu đó - Phân tích cấu tạo tiếng bầu và các tiếng còn lại - HS rút ra nhận xét GV yêu cầu trả lời: tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? + Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng" bầu " ? + Tiếng nào không đủ bộ phận như tiếng "bầu" ? GV rút ra kết luận HĐ3. Phần ghi nhớ - HS đọc thầm phần ghi nhớ. - HS nêu ví dụ HĐ4. Phần luyện tập Bài 1: HS đọc yêu cầu: Phân tích bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Nhiễu Nh iêu ngã - Làm VBT & cử đại diện lên phát biểu. - HS củng cố lại tiếng đầy đủ gồm có âm đầu, vần thanh hoặc tiếng khuyết âm đầu. Bài 2: HS đọc yêu cầu Cả lớp suy nghĩ, giải câu đố theo nghĩa của từng dòng. HS làm VBT Đáp án: sa ; ao HĐ5. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Khuyến khích HS ôn bài học ở nhà. _____________________________ Thứ tư, ngày 16 tháng 9 năm 2020 Thể dục.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, ĐỨNG NGHIÊM NGHỈ. TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP SỨC I. MỤC TIÊU - Biết cách tập hợp hàng dọc, biết cách dóng thẳng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Trò chơi: Chạy tiếp sức: Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi theo yêu cầu của GV. II. ĐỒ DÙNG: chuẩn bị 1 còi III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Phần Nội dung TG Phương pháp lên lớp Mở đầu. - TËp hîp líp, phæ biÕn yªu cÇu 6-10p tiÕt häc - §øng vç tay vµ h¸t.   .  - Giíi thiÖu ch¬ng tr×nhTD líp 4 Đội hình tập luyện - Phæ biÕn néi quy, yªu cÇu tËp   luyÖn. - Biªn chÕ tæ tËp luyÖn.  - Chän c¸n sù líp 18-22p Tổ 1 . . Cơ bản.  - Ôn đội hình đội ngũ theo tổ.   . * Trß ch¬i : Chạy tiếp sức GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, làm mẫu. Cho HS chơi thử rồi chơi chính thức. Kết thúc. - Hệ thống nội dung bài học - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Gv nhận xét giờ học.  Tổ 2. 4-6 p.   .  __________________________ Tập đọc. . Tổ 3.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> MẸ ỐM I. MỤC TIÊU - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất một khổ thơ trong bài) HSHN đọc đúng văn bản II. ĐỒ DÙNG: Tranh ở SGK phóng to. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: Đọc đoạn 1 bài “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu” và nêu nội dung chính của bài? B. Bài mới HĐ1. Hướng dẫn luyện đọc. - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau 7 khổ thơ - GV lắng nghe, sữa lỗi và phát âm cách đọc cho HS. - Giải nghĩa một số từ: Cơi trầu, y sĩ, Truyện Kiều - Nhắc HS ngắt nhịp đúng; Sáng nay/ trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín /ngọt ngào bay hương . - HS luyện đọc theo cặp. Thi đọc giữa các nhóm – Nhận xét - Hai HS đọc cả bài; - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Chuyển giọng linh hoạt: từ trầm, buồn khi đọc khổ thơ 1,2 (mẹ ốm); đến lo lắng ở khổ 3 (mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm); vui hơn khi mẹ đã khỏe, em diễn trò cho mẹ xem (khổ 4,5); thiết tha ở khổ 6,7 (lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ) HĐ3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm, đọc lướt và suy nghĩ, trả lời các câu hỏi theo nhóm 4 để tìm nội dung bài học. - Các nhóm chia sẻ trước lớp: H: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? (Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được) - Một HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: H: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? (Cô bác hàng xóm đến thăm, người cho trứng người cho cam- Anh y sĩ đã mang thuốc vào).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> H: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình thương yêu sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? (+ Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Cả đời đi gió đi sương/ Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi. Vì con mẹ khổ đủ điều/ Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. + Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe: Con mong mẹ khỏe dần dần... + Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có quản gì/ Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca ... + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con.) H: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. HĐ4. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. - GV cho 3 hs nối tiếp nhau đọc bài thơ (Mỗi em đọc 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc ba khổ thơ cuối) - GV hướng dẫn hs đọc 1-2 khổ thơ tiêu biểu . Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín/ ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió/ đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi. Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo. + GV đọc mẫu. + HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp. + Vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp - GV theo dõi và uốn nắn. - HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ. HĐ5. Củng cố, dặn dò H: Nêu ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS học thuộc lòng bài thơ. _____________________________ Toán.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp) I. MỤC TIÊU - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. HSHN làm được bài 1 - HS làm được bài 1, 2(b), 3(b). KK HS làm hết BT. II. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC HĐ1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập các số đến 100000. HĐ2. HD HS luyện tập. Bài 1: GV cho hs tính nhẩm (nêu kết quả và thống nhất cả lớp). Bài 2. GV gọi HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính. - Gọi 4 HS lên bảng làm cột a ; lớp nhận xét bài làm của các bạn. - Gv nhận xét, chốt đáp án. - Gv lưu ý Hải, Hoàng, Đăng Bài 3: - Gọi HS nhắc lại thứ tự thực hiện việc tính giá trị của biểu thức chứa dấu ngoặc đơn và không chứa dấu ngoặc đơn. HS tự tính và sau đó 4 em lên chữa bài. - HS nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức. Bài 4: Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. ? Nêu tên gọi thành phần của biểu thức? - GV gọi HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của phép cộng, số bị trừ chưa biết của phép trừ, thừa số chưa biết của phép nhân, số bị chia chưa biết của phép chia. - Gọi 4 HS lên bảng chữa bài. Bài 5. HS đọc yêu cầu bài toán - Bài toán trên thuộc dạng toán nào? (Bài toán liên quan rút về đơn vị dạng 1). HS tự làm và sau đó 1 em lên bảng trình bày lời giải, cả lớp nhận xét và bổ sung. Bài giải: Số ti vi nhà máy sản xuất được trong một ngày là: 680 : 4 = 170 (chiếc) Số ti vi nhà máy sản xuất được trong 7 ngày là: 170 x 7 = 1190 (chiếc) Đáp số : 1190 chiếc ti vi HĐ3. Củng cố, dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - HS nêu lại nội dung ôn tập - Gv nhận xét tiết học. _____________________________ Thứ năm, ngày 12 tháng 9 năm 2019 Tập làm văn THẾ NÀO LÀ VĂN KỂ CHUYỆN ? I. MỤC TIÊU - Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (Nội dung ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III). HSHN làm được bài 1 II. ĐỒ DÙNG: bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: GV nêu yêu cầu và cách học TLV để củng cố nền nếp học tập cho HS. B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu bài: Lên lớp 4, các em sẽ học các bài tập làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú. Cô sẽ giúp các em viết các đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư, dạy cách trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, điền vào tờ giấy in sẵn. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết thế nào là kể chuyện. HĐ2. Nhận xét: - 1 em đọc nội dung BT1, 1 em kể chuyện, HS khác làm theo nhóm 4 sau đó chia sẻ trước lớp Bài 1: a) Các nhân vật: bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội. b) Các sự việc xẩy ra và kết quả: - Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho. - Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ xin ăn và ngủ trong nhà. - Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn. - Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi. - Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền, cứu người. * Ý nghĩa của truyện: Ca ngợi những người có tấm lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ, cứu giúp đồng loại; khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Bài 2. 1 em đọc toàn văn yêu cầu của bài hồ Ba Bể. - Cả lớp đọc thầm thảo luận nhóm 2. ? Bài văn có nhân vật không? (không).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ? Bài văn có kể các sự việc xẩy ra đối với nhân vật không? (Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca...) ? So sánh bài hồ Ba Bể với bài sự tích hồ Ba Bể. Bài 3: Theo em, thế nào là kể chuyện? - HS nối tiếp nêu ý kiến HĐ3. Ghi nhớ - Vài em đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ: Chim sơn ca và bông cúc trắng, ông Mạnh thắng Thần Gió (Lớp 2). Người mẹ, đôi bạn (Lớp 3), Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Lớp 4). HĐ4. Phần luyện tập BT1: 1 em đọc yêu cầu của bài, GV nhắc HS trước khi làm. + Trước khi kể, cần xác định nhân vật của câu chuyện là em và người phụ nữ có con nhỏ. + Truyện cần nói được sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng rất thiết thực của em đối với người phụ nữ. + Em cần kể chuyện ở ngôi thứ nhất (xưng em hoặc tôi) vì mỗi em vừa trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vừa kể lại chuyện. - Từng cặp HS tập kể. - Một số HS thi kể trước lớp, cả lớp và GV nhận xét, góp ý. BT2: HS đọc yêu cầu, tiếp nối nhau phát biểu. (Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp). HĐ5. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. _____________________________ Toán BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: + Bước đầu nhận biết được biểu thức có chứa một chữ. + Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - HS làm được bài 1, 2(a), 3(b). KK HS làm hết BT. - HSHN làm được bài 1, 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động - 1 HS lên bảng làm BT 4 tiết trước. - Gv cùng lớp nhận xét. B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ a) Biểu thức có chứa một chữ - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. - Hỏi : Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? Nếu mẹ cho thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV viết ở bảng: 3 + 1 - GV làm tương tự như với các trường hợp thêm 2, 3, 4 ... quyển vở. - Hỏi: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho thêm a quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? - GV viết ở bảng: 3+ a ; Giới thiệu: 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ b) Giá trị biểu thức có chứa một chữ . - Hỏi: Nếu a = 1 thì 3 + a = ? - Giới thiệu : 4 gọi là giá trị biểu thức 3 + a. - GV làm tương tự như với các trường hợp a = 2, 3, 4.... - GV hỏi: + Khi biết một giá trị cụ thể của a , muốn tính giá trị biểu thức 3 + a ta làm như thế nào ? + Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì ? HĐ2. Thực hành Bài 1. - GV đọc bài toán. HS tính nhẩm ghi kết quả tính giá trị biểu thức 6 + b - GV đọc: HS tính nhẩm ghi kết quả - GV nhận xét chung. GV kèm thêm Hoàng, Hải, Đăng, Thái Bài 2: - GV cho HS làm từng bài tính giá trị của biểu thức & nêu kết quả . - Gọi HS lên bảng làm bài - Cả lớp thống nhất kết quả Bài 3: Chú ý: Khi đọc kết quả theo bảng thì đọc như sau: Giá trị của biểu thức 250 + m với m = 10 là 250 + 10 = 260. b) HS tự làm. Với n = 10 thì 873 - n = 873 - 10 = 863 - Gv nhận xét, tư vấn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> HĐ3. Củng cố, dặn dò - Chữa bài theo cặp - GV nhận xét chung. _____________________________ Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2019 Tập làm văn NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện. - Nhân vật trong chuyện là người hay con vật được nhân hóa.Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua lời nói suy nghĩ, hành động của nhân vật. HSHN nắm được nội dung bài học và làm được bài 1 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động H: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là văn kể chuyện những điểm nào? (Đó là bài văn kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa). - GV nhận xét. B. Bài mới HĐ1. Giới thiệu bài - Trong tiết TLV trước, các em đã biết những đặc điểm cơ bản của một bài văn kể chuyện, bước đầu tập xây dựng một bài văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay giúp em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện. HĐ2. Phần nhận xét: - HS thảo luận nhóm 4 và làm bài tập 1, 2. - GV dán sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng và đại diện 3 em ở 3 nhóm lên làm. Cả lớp nhận xét và bổ sung. GV lưu ý: Mẹ con bà nông dân, Dế Mèn là những nhân vật chính vì họ xuất hiện từ đầu đến cuối truyện, thể hiện rõ ý nghĩa của truyện. - Gv nhận xét, chốt ý đúng. 3. HĐ3: Rút ra ghi nhớ (3 học sinh đọc nối tiếp) - Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,...được nhân hóa..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Hành động, lời nói, suy nghĩ,...của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy. HĐ4. Luyện tập BT1: Một hs đọc nội dung bài tập1. - Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ. - Gv tổ chức cho Hs làm việc nhóm 4 và chia sẻ trước lớp: + Nhân vật trong truyện là ba anh em Ni- ki- ta, Gô - sa, Chi -ôm - ca và bà ngoại. + Nhận xét của bà về tính cách của từng cháu: Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô- sa láu lỉnh. Chi- ôm- ca nhân hậu, chăm chỉ. + Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu: Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. Gô - sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn. Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn. - HS suy nghĩ, thi kể chuyện . - GV nhận xét cách kể của từng em. BT2: HS thảo luận theo nhóm đôi. - Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc... - Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa..., mặc em bé khóc. VD: Bạn Hải lớp em đang nô đùa, chạy nhảy với bạn bè trong sân trường, vô tình chạy xô vào bé Mai lớp 1. Mai loạng choạng, ngã úp mặt vào sân cỏ, bật khóc. Hải hốt hoảng chạy lại, đỡ Mai đứng dậy, dỗ em nín khóc. Sau đó, Hải lấy ra một cái kẹo và bảo: A " nh đền em cái kẹo này để xin lỗi em nhé!” HĐ5. Củng cố, dặn dò: - Trong tiết học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về nội dung gì? - Chúng ta cần ghi nhớ 2 điểm cơ bản nào? - GV nhận xét giờ học. Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. - HSHN làm được bài 1,2. - HS làm được bài 1,2,4. KK HS làm hết BT..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1. Giới thiệu bài Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. HĐ2. Thực hành. Bài 1: HS làm bài và nêu cách làm, kết quả, . GV cho HS rút ra nhận xét: Cứ mỗi giá trị của a thì biểu thức có một giá trị tương ứng. a 6xa 5 6 x 5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 Bài 2: HS làm bài, gọi 4 HS lên bảng làm sau đó cả lớp thống nhất kết quả: d) với y = 9 thì 37 x (18 : y) = 37 x (18 : 9) = 37 x 2 = 74 Bài 3: GV cho HS nêu cách làm rồi lên bảng viết kết quả vào ô trống. c 5 7 6 0. BiÓu thøc 8xc 7+3xc ( 92 – c) + 81 66 x c + 32. Gi¸ trÞ cña biÓu thøc 40 28 167 32. Bài 4: HS tự làm - GV chữa bài, nhận xét. - GV gọi HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông. - Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu ? HĐ3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS nêu lại nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học. Địa lí LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh cần biết: - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỷ lệ nhất định. - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. * GD ANQP: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra: Một hs lên trình bày và xác định bản đồ hành chính CN, vị trí tĩnh, TP mà em đang sống ? B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài dạy. * Bản đồ: HĐ2. Làm việc cả lớp - GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ ( TG, Châu lục, VN…) - HS đọc tên các bản đồ . - HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ . - HS trả lời câu hỏi trước lớp: ? Bản đồ là gì ? - GV bổ sung câu trả lời và kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định . GD ANQP: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. HĐ3: Làm việc cá nhân . - HS quan sát H 1 và H 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn trên từng hình . - Một hs sinh đọc sgk và trả lời câu hỏi: H: Ngày nay muốn vẽ bản đồ , chúng ta thường phải làm như thế nào ? H: Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong H 3 (sgk ) lại nhỏ hơn bản đồ địa lí VN treo tường ? - Đại diện nhóm trả lời . - GV nhận xét và bổ sung . * Một số yếu tố của bản đồ: HĐ4. Làm việc theo nhóm . - GV yêu cầu các nhóm đọc sgk , quan sát bản đồ treo bảng và thảo luận: H: Trên bản đồ cho ta biết điều gì ? H: Trên bản đồ người ta quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? - HS chỉ các hướng B , N , Đ , T trên bản đồ tự nhiên VN (H 3) H: Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? H: Đọc tỉ lệ bản đồ ở H 2 và cho biết 1 xăng-ti-mét trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế ? H: Bảng chú giải ở H 3 có những kí hiệu nào? kí hiệu đó dùng để làm gì ? - Đại diện nhóm trả lời ..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Các nhóm khác bổ sung . - GV cho hs trả lời câu hỏi chung: Nêu một số yếu tố của bản đồ ? Sau đó rút ra kết luận trong sgk. HĐ5. Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ. - HS vẽ một số kí hiệu bản đồ trog VBT - Gv theo dõi. HĐ6. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV dặn chuẩn bị bài sau. _____________________________ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU - Sơ kết tuần học đầu tiên; phổ biến kế hoạch tuần 2 - Thể hiện được sự chia sẻ và hỗ trợ bạn trong học tập. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. - HS làm vệ sinh lớp học. HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP Phần 1. Sơ kết tuần 1, triển khai kế hoạch tuần 2 a. Sơ kết tuần 1 * GV thay mặt lớp nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần: - Tiến hành học chương trình tuần 1. - Ổn định tổ chức, bầu ban cán sự lớp. - HS đi học chuyên cần, đúng giờ. - Cả lớp đã mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Trực nhật về sinh lớp học khá sạch sẽ. - Lớp tổ chức trung thu vui vẻ, ý nghĩa, mâm cỗ trung thu đạt giải nhì. *) Tồn tại: + Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học. + Một số em chữ viết còn xấu, chưa có ý thức trình bày vở để đảm bảo yêu cầu về giữ vở sạch, viết chữ đẹp: + Một số em ý thức học tập chưa cao, chưa thuộc bảng nhân, chia, chưa biết ước lượng chia: b. Triển khai kế hoạch tuần 2 - Thực hiện đúng chương trình, thời khoá biểu. - Ổn định nề nếp học tập. - Tăng cường kiểm tra nề nếp học tập; ý thức trau dồi chữ viết, trình bày vở. - Trực nhật vệ sinh sạch sẽ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Trang phục đúng quy định. - Phụ đạo thêm cho các HS biết ước lượng chia: Trang, Thư, Minh, Viêng - Lưu ý HS chữ viết, luyện viết cho HS. Phần 2. Sinh hoạt theo chủ đề - GV nêu yêu cầu vệ sinh chung + Cả lớp sắp xếp ngăn nắp góc học tập của mình. + Tổ 1 sắp xếp lại Góc thư viện, đánh cốc chén, + Tổ 2 lau bảng, lau cửa kính + Tổ 3 quét khu vực quanh lớp. + Tổ 4 chăm sóc cây cảnh - Các tổ thực hiện nhiệm vụ của mình. - Gv cùng lớp trưởng, cán sự lao động kiểm tra, theo dõi. - Gv nhận xét, tuyên dương các tổ làm tốt nhiệm vụ của mình..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×