Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

GT Duoc ly hoc Chapter 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 95 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>2. Chương 2. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH. 2.1. THUỐC ỨC CHẾ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG 2.1.1. Thuốc mê (GENERAL ANESTHETICS) Trước năm 1845, điều trị bằng phương pháp giải phẫu chưa được phổ biến do bởi thiếu phương pháp thỏa đáng để tạo ra trạng thái mê. Vào năm 1845 - 1846, hiệu quả gây mê của nitrous oxide và đặc tính gây mê của cả chloroform và diethyl ether đã được công nhận. Những thông tin này đã nhanh chóng trở thành thuốc gây mê cho ngành dược thời bấy giờ đồng thời chúng cũng là các chất đầu tiên của nhóm thuốc mê bay hơi. Năm 1929, cyclopropan được giới thiệu như một thuốc mê bay hơi thứ 4. Trong 4 thuốc này, chỉ có nitrous oxid còn được sử dụng trên lâm sàng cho đến ngày nay. Ether và cyclopropan thì dễ gây cháy nổ còn chloroform gây độc cho gan. Các nghiên cứu tiếp theo về thuốc mê bay hơi mà chúng có đặc tính không gây cháy nổ cũng như không có độc tính cao không ngừng phát triển, vào năm 1956 đã tìm thấy Halothan (FLUOTHAN). Gần đây hơn, hai chất ether halogen hoá được giới thiệu là enflurane (ETHRANCE) và isoflurane (FORANE). Mặc dù độc tính của các loại thuốc mê bay hơi đã được làm giảm đi rất nhiều tuy nhiên thuốc mê dùng qua đường tiêm chích vẫn được sử dụng rộng rãi hơn. 2.1.1.1. Định nghĩa Thuốc mê là chất khi cấp vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương sinh ra trạng thái ngủ, đầu tiên là sự mất ý thức và cảm giác, kế đến là sự giãn nghỉ hoàn toàn của cơ vân, nhưng không làm xáo trộn các hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp. 2.1.1.2. Cơ chế tác động của thuốc mê Có nhiều thuyết như: Thuyết sinh lý thần kinh - Thuốc mê ức chế cấu trúc lưới. - Thuốc mê gắn vào lipid của màng tế bào gây cản trở trao đổi Na+ qua màng, do đó ngăn cản sự khử cực của màng tế bào nên ức chế sự dẫn truyền của luồng thần kinh. Thuyết dược lý thần kinh Các nơron nhạy cảm phân biệt với thuốc mê - Tế bào sừng lưng tủy sống rất nhạy cảm với thuốc mê. Sự giảm hoạt tính của nơron ở vùng này làm giảm dẫn truyền cảm giác theo đường tủy - đồi thị kể cả cảm giác đau (giai đoạn 1). - Giai đoạn ức chế là do sự kích thích các nơron ức chế cùng với sự làm dễ dàng các nơron kích thích.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thuốc mê làm suy nhược cấu trúc lưới truyền lên đưa đến ức chế phản xạ tủy gây giãn cơ (giai đoạn 3). - Các nơron của trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tủy tương đối ít nhạy cảm với thuốc mê (giai đoạn 4). 2.1.1.3. Dược động học - Thuốc mê là chất khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi trước tiên vào phổi, sang máu rồi đến não để gây tác động. - Sự thâm nhập vào phổi phụ thuộc nồng độ thuốc mê trong khí hít vào và sự thông khí phổi. Sự thấm nhập từ phổi vào máu phụ thuộc nồng độ thuốc mê trong máu, tính thấm của thành phế nang và đặc biệt tính hòa tan của thuốc mê trong máu/khí, chỉ số này càng cao thuốc mê càng tan nhiều trong máu nên đạt lực căng trong động mạch chậm, đạt cân bằng trong não chậm vì vậy gây cảm ứng chậm. Thuốc mê nào ít tan trong máu gây cảm ứng nhanh. - Thuốc mê là chất khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi được đào thải qua phổi, một phần có thể tích tụ trong các mô mỡ, sau đó cũng đào thải qua thận hoặc qua phổi. Thuốc mê đường tĩnh mạch đào thải qua đường tiểu dạng mất hoạt tính. Halothan là thuốc mê bay hơi duy nhất còn sử dụng, khoảng 30% halothan được bị chuyển hóa thành gốc tự do (chlorotrifluoroethyl) gây độc cho gan. Methoxyfluran là ether halothan hóa hiện nay ít được dùng vì đến 50% thuốc bị chuyển hóa thành fluor và oxalate gây độc gan. Enfluran cũng tạo fluor nhưng với số lượng rất ít, còn N2O ít bị chuyển hóa. Tiềm lực của thuốc mê dùng đường hô hấp được biểu thị bằng nồng độ phế nang tối thiểu (MAC - minimum Alverolar Concentration), là nồng độ thuốc ở một atmosphere cần có tại phế nang để 50% bệnh nhân không đáp ứng với một kích thích đau đã được tiêu chuẩn hóa. Mỗi thuốc mê có một MAC xác định nhưng MAC, nhưng MAC có thể thay đổi với các bệnh nhân tùy theo tuổi, tình trạng tim mạch, các thuốc được sử dụng phối hợp. Khi sử dụng cùng lúc nhiều thuốc mê thì giá trị MAC của chúng cộng lực với nhau. Ví dụ Methoxyfluran có MAC 0.16% nghĩa là có 0.16% phân tử khí hít vào là methoxyfluran, - Thuốc mê dùng đường tĩnh mạch đào thải qua đường tiểu sau khi bị chuyển hóa thành dạng mất hoạt tính. N2O có MAC > 100 là thuốc mê yếu nhất. 2.1.1.4. Dược lực học Tác động trên tim mạch: halothan, enfluran và isoenfluran đều làm giảm huyết áp tỉ lệ với nồng độ trong phế nang của chúng. Tác động trên hô hấp: tất cả thuốc mê dùng đường hô hấp đều làm suy nhược hô hấp; nhiều nhất là isofluran và enfluran, ít nhất là diethyl ether. Tác động trên não: thuốc mê làm giảm chuyển hóa ở não nhưng làm tăng lưu lượng não do giảm sức căng mạch não.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tác động trên thận: thuốc mê làm giảm tốc độ của cầu thận và lưu lượng thận do giảm sức cản mạch thận. Tác động trên gan: thuốc mê dùng đường hô hấp làm giảm lưu lượng gan từ 15 - 45% so với trước khi gây mê. 2.1.1.5. Ý nghĩa của việc dùng thuốc mê Dùng trong phẫu thuật Dùng chống shock, co giật Dùng trong gây ngủ, giảm đau 2.1.1.6. Các giai đoạn của thuốc mê . Giai đoạn 1: Giảm đau Thú còn tỉnh nhưng buồn ngủ, đáp ứng với kích thích đau giảm. Mức độ giảm đau thay đổi. lớn giữa các thuốc, rõ nhất với eter và nitrous oxid nhưng kém với halothan. . Giai đoạn 2: Kích thích Từ khi thú mất ý thức đến khi bắt đầu hô hấp có nhịp điệu. Thú mất ý thức, không còn đáp. ứng với kích thích ngoại trừ kích thích đau. Lúc này thuốc mê ức chế vỏ não làm mất sự khống chế của vỏ não đối với các trung tâm vận động dưới vỏ khiến thú ở trạng thái kích động, giảy giụa, phát tiếng kêu trong họng, bốn chân cử động kiểu ngựa phi, hô hấp sâu và chậm, mí mắt mở rộng, đồng tử giản, chó thể ói mửa, các chất nôn có thể lọt qua khí quản gây viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. . Giai đoạn 3: Phẩu thuật Thuốc mê ức chế vùng dưới vỏ và tuỷ sống gây mất ý thức, mất phản xạ, giãn cơ vân. Giai. đoạn này có thể nhận biết khi sự hô hấp đều, tiếp theo là phản xạ đóng mí mắt khi kích thích giác mạc, ngừng cử động mắt, hô hấp trở nên chậm và đều đặn, nhịp tim và huyết áp bình thường. Mê sâu Ít được dùng trong thú y. Sự dùng quá liều thuốc mê sẽ dẫn tới mê sâu. Hô hấp đều nhưng chậm Cơ hoàn toàn giãn, thú mềm nhũn Phân và nước tiểu bài thải ra ngoài Mất phản xạ mí mắt Nhiệt độ cơ thể giảm, thú run và co mạch . Giai đoạn 4: Tê liệt hành tủy Thuốc mê ức chế trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tuỷ gây liệt hô hấp hoàn toàn dẫn. đến ngừng hô hấp và ngừng tim, thú có thể chết sau đó 3 – 4 phút. Vì vậy không nên vượt quá giai. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đoạn 3. Khi ngừng sử dụng thuốc mê, hoạt động của trung khu thần kinh hồi phục theo thứ tự ngược lại (hoạt động của trung khu nào mất sau thì hồi phục trước). 2.1.1.7. Những tai biến lúc gây mê và cách đề phòng . Chảy nước bọt, nôn mửa Cho thú nhịn đói tối thiểu 12 giờ trước phẫu thuật Tiêm Atropin để làm giảm tiết nước bọt. . Shock Đặc điểm: tụt huyết áp, thú giãy giụa do tủy sống bị ức chế. Can thiệp: tăng huyết áp bằng cách truyền máu, truyền dịch, dùng các loại thuốc kích. thích thần kinh như: Nikethamide, Amphetamin, Cafein, Camphorate . Hạ thân nhiệt Cần giữ ấm thú lúc gây mê (dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm).. 2.1.1.8. Tiêu chuẩn của thuốc mê - Khởi phát nhanh và êm dịu, hồi phục nhanh. - Khoảng cách an toàn rộng. - Giãn cơ hoàn toàn, mất ý thức, giảm đau, ức chế phản xạ nội tạng. - Ít ảnh hưởng chức năng sống (tim mạch, hô hấp) bảo vệ phản xạ. - Không bị chuyển hoá thành chất độc và đào thải nhanh. Hiện nay không có thuốc mê nào đạt tất cả các tiêu chuẩn trên chính vì vậy phải phối hợp để lợi dụng các ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của từng thuốc. 2.1.1.9. Sự lựa chọn thuốc mê cho các loài gia súc Trâu bò: Ketamine Chó mèo: Zoletil, Ketamine, Barbital sodium Heo: Pentobarbital, Thiopental sodium Ngựa: Ketamine . Thuốc mê dùng đường tĩnh mạch 1. Tính chất - Khởi phát mê nhanh vì 2 lý do: Rất tan trong lipid nên qua hàng rào máu não rất nhanh. Phân phối nhanh đến các mô có lưu lượng máu cao (não, tim, gan, thận) - Tác dụng ngắn hạn (20 - 30phút) dù chuyển hóa rất chậm do tái phân phối đến các mô có. lưu lượng máu thấp (mô mỡ, cơ vân nên nồng độ trong não giảm nhanh, tác dụng gây mê chấm dứt. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nhanh). - Sự giảm lưu lượng tim (suy tim sung huyết) thì tỉ lệ máu đến não tăng (vì cơ thể luôn ưu tiên tưới máu cho não) vì vậy phải giảm liều thuốc để tránh suy thần kinh trung ương nặng, trái lại nếu tăng lưu lượng tim (lo lắng thái quá, nhiễm độc tuyến giáp) thì tăng liều thuốc mê. Với bệnh nhân cao tuổi nên dùng liều thuốc mê thấp vì có lưu lượng tim thấp, khối thịt cơ thể giảm và giảm độ thanh thải thuốc. Nhìn chung thời gian bán hủy của thuốc mê dùng đường tĩnh mạch đều dài, vì vậy nếu tiêm tĩnh mạch lặp lại nhiều lần có thể gây tích tụ thuốc trong cơ vân và mô mỡ nên bệnh nhân tỉnh chậm. Vì vậy nên duy trì mê bằng các thuốc có thời gian bán hủy ngắn (1-4 giờ) như ketamin, methohexital, midazolam, droperidol, etomidate, propofol. 2. Chỉ định - Cảm ứng mê: hầu hết thuốc mê đường tĩnh mạch được dùng cảm ứng mê trước khi dùng thuốc mê đường hô hấp. Thiopental là thuốc cảm ứng mê thông dụng nhất, etopidate và propofol là chất thay thế. Tất cả đều duy trì tác dụng 20 - 30 phút nếu tiêm tĩnh mạch. - Gây mê duy trì trong các phẫu thuật ngắn, không cần thêm thuốc mê đường hô hấp: propofol, ketamin, midazolam. - Phối hợp để duy trì mê khi cần tác dụng giảm đau và gây ngủ: thuốc mê loại narcotic (tiêm tĩnh mạch). - Bổ sung cho thuốc mê đường hô hấp. 2.1.1.10. Các loại thuốc mê dùng trong thú y A. Thuốc mê không bay hơi (1) BARBITURATES . Cấu trúc hóa học. Là chất chuyển hóa của acid Barbituric. Acid barbituric là acid mạnh, rất dễ phân ly nên không thấm vào thần kinh trung ương vì vậy không có tác dụng gây ngủ. Barbiturat là acid yếu ít phân ly, phân không phân ly tan được trong lipid và thấm qua được hàng rào máu não, nhau thai. Bao gồm nhiều loại thuốc có tác dụng gây mê dài hoặc ngắn. Barbiturate ức chế giải phóng acetylcholin, norepinephrin và glutamate. Nó cũng có hiệu quả trên GABA và pentobarbital tạo thành GABA – mimetic. Mức độ giảm đau được tạo ra tùy. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thuộc vào liều, đường cấp, dược động học của thuốc và loài điều trị. Ngoài ra, hiệu quả của thuốc có thể thay đổi bởi tuổi và điều kiện vật lý của bệnh nhân hoặc bởi sự hiện diện của thuốc khác. Những thuốc nhóm barbiturat suy yếu cảm giác ở vùng vỏ não, làm giảm hoạt động của dây thần kinh vận động và tạo ra sự giảm đau ở những liều thấp. Một vài barbiturat như phenobarbital được sử dụng như thuốc chống co giật bởi vì chúng có khuynh hướng giảm hoạt động của dây thần kinh vận động nhưng giảm đau không đáng kể. Ở người, nó được xem như là những barbiturat làm giảm sự chuyển động linh hoạt của mắt (REM-rapid eye movement) gây ra trạng thái ngủ. Hầu hết các loài, barbiturat có thể là nguyên nhân gây suy giảm chức năng hô hấp nhưng ở một số loài thì có thể kích thích nhẹ. Những liều an thần hoặc gây ngủ, sự giảm nhịp hô hấp tương tự như trong sinh lý giấc ngủ bình thường. Khi tăng liều, sự suy yếu trung tâm hô hấp ở hành tủy tăng lên kết quả là giảm nhịp thở, hôn mê sâu và VOLUME. Sự ngừng hô hấp khoảng 4 giờ thấp hơn những liều mà nó là nguyên nhân gây ngừng tim. Thuốc được sử dụng chú ý trên mèo, chúng đặc biệt nhạy cảm với ảnh hưởng làm suy giảm chức năng hô hấp của barbiturat. Trên chó, barbiturate gây chứng tim đập nhanh, cơ tim co lại và đối kháng với tổng số ở ngoại biên (total peripheral). Barbiturat là nguyên nhân làm độ rắn và nhu động của hệ thống cơ trơn ở ruột. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thì không xuất hiện nhiều dấu hiệu lâm sàng. Barbiturate làm giảm nhạy cảm của đĩa cuối cùng (end-plate) dây thần kinh vận động với acetylcholin, do đó làm thư giãn nhẹ cơ xương. Do bởi hệ thống bắp cơ không thư giãn hoàn toàn, sự giãn nghỉ những cơ xương khác có lẽ cần thiết cho thủ tục giải phẫu. Chưa có ảnh hưởng chính xác trên thận của barbiturate, nhưng một vài sự hư hại về thận có thể xảy ra tiếp theo chứng thiếu máu khi sử dụng quá liều. Chức năng gan thì cũng chưa có ảnh hưởng chính xác khi được sử dụng cấp tính nhưng khi dùng barbiturat kéo dài gây nhạy cảm với enzyme ở hệ thống microsomal của gan thì đã được chứng minh (đặc biệt là phenobarbital). Mặc dù barbiturat làm giảm tiêu thụ oxy ở tất cả các mô, không làm thay đổi mức chuyển hóa thì đã được đo lường khi dùng liều an thần. Mức chuyển hóa cơ bản có thể giảm dẫn đến kết quả là giảm nhiệt độ cơ thể khi barbiturat được dùng ở những liều gây mê. Phenobarbital sodium ................................................ dài Barbital sodium ....................................................... dài Amobarbital sodium ................................................. trung bình Pentobarbital sodium................................................ ngắn Secobarbital sodium ................................................. ngắn Thiopental sodium ................................................... rất ngắn Thiamalyl sodium .................................................... rất ngắn Thialbarbitone sodium ............................................. rất ngắn. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> . Chuyển hóa Barbiturate bị chuyển hóa bởi enzyme microsom gan ở nhóm thế C5, các chất chuyển hóa. liên hợp với acid glucuronic rồi bị đào thải qua nước tiểu. Kiềm hóa nước tiểu làm tăng sự đào thải này. Barbiturate gây cảm ứng enzyme microsome gan nên làm tăng tốc độ chuyển hóa của chính nó và các chất nội sinh và ngoại sinh cũng chuyển hóa qua microsom gan. . Chỉ định An thần, gây ngủ: phối hợp vơi các thuốc khác để trị các rối loạn chức năng về tiêu hóa,. sưng viêm niệu đạo, bệnh đường hô hấp. Làm giãn cơ, chống co giật: thường dùng phenobarbital có thời gian tác động dài. Gây mê: dùng barbiturat có tác động cực ngắn như thiopental. . Tương tác thuốc Rượu ethylic và các chất ức chế thần kinh trung ương khác làm tăng độc tính của. barbiturate. Barbiturate thường phối hợp với griseofulvin, hormon steroid, diphenylhydantoin, các dẫn xuất coumarin, vitaminD… . Độc tính của barbiturates Tiêm quá nhanh, hoặc quá liều Trụy hô hấp, phải cấp cứu bằng thở oxy Ứ huyết não, màng não Suy gan trên các thú bị bệnh gan khi dùng nhóm barbiturates tác động ngắn Không dùng cho thú sơ sinh do khoảng an toàn hẹp và thời gian tác động kéo dài. 1. Pentobarbital sodium - Cấu trúc hoá học. - Tính chất hóa học: không mùi, có màu trắng, dạng bột tinh thể hoặc dạng hạt. Dễ hòa tan trong nước và alcohol, pKa = 7.85. Alcohol hoặc propylene glycol được kết hợp vào dung dịch tiêm để tăng tính ổn định, không nên pha vào dung dịch có tính acid. Những dung dịch hoặc những thuốc được biết là có tính tương hợp với pentobarbital sodium: dung dịch dextrose (IV), dung dịch tiêm Ringer’s, Ringer’s lactate, Saline, phức hợp. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> dextrose- salin, phức hợp dextrose Ringer’s, phức hợp dextrose Ringer’s lactate, amikacin sulfate, aminophyllin, atropin sulphat, calcium chlorid, cephapirin sodium, chloramphenicol sodium succinate, hyaluronidase, hydromorphone HCl, lidocain HCl, neotigmin methylsulphate, scopalamin HBr, sodium bicarbonate, sodium iodine, thiopental sodium và verapamin HCl. Những dung dịch hoặc những thuốc được biết là không tương hợp với pentobarbital sodium: benzquinamid HCl, butorphanol tartrate, chloromazin HCl, cimetidin HCl, chlorpheniramin maleate, codein photphate, diphenhyramin HCl, droperidol, phentanyl citrate, properidol, phentanyl citrate, glycopyrrolate, hydrocortisol sodium succinate, hydroxyzine HCl, insulin, meperidin HCl, nalbuphine HCl, norepinephrine bitartrate, oxytetracyclin HCl, penicilline G potassium… - Chỉ định: gây mê ở thú nhỏ, gây mê thí nghiệm trên loài gặm nhấm, giảm đau và co giật cho mèo và chó. Không dùng điều trị co giật do bởi ngộ độc lidocaine. Pentobarbital được sử dụng như thuốc giảm đau và gây tê cho ngựa, bò, heo, dê, cừu. Thường dùng sau khi đã tiêm thuốc tiền mê để giảm liều pentobarbital và tránh tác dụng phụ. Pentobarbital là thành phần hoạt động chính trong những dung dịch mà giúp cho bệnh nhân mắc bệnh nan y chết không đau đớn. - Dược động học: Pentobarpital được hấp thu nhanh chóng qua đường ruột sau khi uống hoặc cấp qua đường trực tràng. Thuốc bắt đầu có tác dụng từ 10 – 15 phút sau khi uống, khoảng 1 phút sau khi tiêm. Giống như những thuốc khác trong nhóm barbiturat, pentobarbital phân phối nhanh chóng đến hầu hết các mô của cơ thể nhưng tập trung cao nhất ở gan và não. 35-45% thuốc liên kết với protein huyết tương, thuốc qua được nhau thai và sữa. Pentobarbital được chuyển hóa ở gan, bài thải qua nước tiểu. Thú nhai lại, đặc biệt dê và cừu, chuyển hóa pentobarbital rất nhanh. - Chống chỉ định: sử dụng chú ý cho bệnh nhân bị giảm oxy huyết, thiếu máu, bệnh tim hoặc bệnh ở hệ thống hô hấp. Không dùng liều cao cho bệnh nhân bị viêm thận cấp hoặc suy giảm chức năng hô hấp, bệnh gan. Khi tiêm tĩnh mạch phải tiêm thật chậm. Thuốc có thể làm giảm chức năng hô hấp khi gây mê. Mèo có khuynh hướng đặc biệt nhạy cảm với hiệu quả làm giảm đau hệ thống hô hấp của barbiturat vì vậy cần chú ý khi sử dụng cho loài này. Mèo đực nhạy cảm với ảnh hưởng của barbiturate hơn mèo cái. - Bất lợi/cảnh báo: pentobarbital có thể gây kích thích trên chó trong thời gian hồi phục khi dùng liều gây mê. Barbiturate có thể gây kích ứng khi tiêm dưới da, mạch máu ngoại biên, không dùng đường tiêm động mạch. - Tương tác thuốc: những thuốc làm tăng hiệu quả của pentobabital gồm có narcotic,. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> phenothiazine, antihistamin, valproic acid và chloramphenicol. Những thuốc làm giảm hiệu quả của pentobabital. gồm. có. corticosteroid,. propranolon,. quinidin,. theophyllin,. metronidazole.. Pentobarbital phối hợp với furosemide có thể gây ra hoặc tăng tình trạng giảm huyết áp. Barbiturate có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa phenytoin, việc kiểm tra máu cần được thực hiện. - Liều dùng: An thần cho chó, mèo: 2-4mg/kg , tiêm tĩnh mạch (Kirk, 1986) Gây mê cho chó: 10-30mg /kg, tiêm tĩnh mạch (Morgan, 1988) Chống co giật, làm êm dịu trên đại gia súc: 0,6 – 1,2 g/con, tiêm tĩnh mạch Làm êm dịu trên heo: 20 mg / kg thể trọng Tiểu giải phẫu trên heo: 2 – 4 mg / kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch, sau đó gây tê vùng giải phẫu. 2. Thiopental sodium - Cấu trúc hoá học. - Tính chất hóa học: là một thiobarbiturat, có vị đắng, màu trắng, dạng bột tinh thể hoặc dạng hút ẩm màu trắng vàng. Hòa tan trong nước (1g/1.5ml) và cồn. Thiopental có pKa=7.6 và là một acid hữu cơ yếu. Là loại barbiturate tác động rất ngắn, là thuốc mê có tác động mạnh, nhanh và ngắn hạn. Những thuốc có tính tương hợp khi phối hợp với thiopental sodium: aminophyllin, chloramphenicol sodium succinate, hyagluronidase, hydrocortisol sodium succinate, neotigmin methylsulphate, oxitoxin, pentobarbital sodium, phenobarbital sodium, potasaium chloride, scopalamin HBr, sodium iodine, và tubocurarine chloride. Những thuốc không tương hợp khi phối hợp thiopental sodium: Ringer’s, Ringer’s lactate, amikacin sulphate, atropin sulphate, benziquinamide, cephapirin sodium, chlopromazin, codeinphotphat, dimenhyrinate, epherin sulphate, glycopyrrolate, hydromorphone, insulin, levorphanol bitartrate, meperidin, metaraminol, morphine sulphate, norepinephrine bitartrate, penicilline G potasium…. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Chỉ định: do tính hoạt động nhanh và thời gian tác động ngắn vì vậy thiopental sodium được xem là chất tối ưu dùng cho gây mê so với các chất gây mê khác và là chất gây mê duy nhất cho tác động rất ngắn. - Dược động học: Sau khi tiêm tĩnh mạch ở liều điều trị khoảng 1 phút sẽ xảy ra trạng thái ngủ và mê. Thuốc nhanh chóng đi vào não sau đó phân phối lại mô cơ và mô mỡ của cơ thể. Do bởi thời gian hoạt động ngắn vì vậy thuốc bị chuyển hóa ít hơn việc phân phối lại vào mô cơ và mô mỡ khi ra khỏi mô não. Thuốc bị chuyển hóa bởi hệ thống microsomal của gan, thuốc được bài thải qua nước tiểu, khoảng 0.3-0.4% thuốc còn hoạt tính trong nước tiểu. Thiopental có thể qua được nhau thai. - Chống chỉ định: bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, thiếu tĩnh mạch thích hợp cho tiêm tĩnh mạch, có lịch sử nhạy cảm với phản ứng của barbiturate. - Bất lợi/cảnh báo: mèo có thể gặp tình trạng khó thở sau khi tiêm thuốc và cũng có thể tăng nhẹ áp suất động mạch. Tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây dãn mạch và hypoglycemia. - Liều dùng: liều gây mê cho tiểu gia súc: 20 – 35 mg / kg, tiêm tĩnh mạch liều gây mê cho đại gia súc: 10 – 15 mg / kg, tiêm tĩnh mạch - Độc tính: suy hô hấp, suy tim, loạn nhịp, giảm huyết áp. 3. Thiabarbitone sodium Liều gây mê chó, mèo: 72 – 88 mg / kg, tiêm tĩnh mạch Liều gây mê cho ngựa: 22 – 33 mg / kg, tiêm tĩnh mạch. Nếu chưa mê sâu có thể tăng đến 44 mg / kg, nhưng phải tiêm thật chậm. (2) KETAMIN . Cấu trúc hoá học. . Tính chất Ketamin có màu trắng, dạng bột tinh thể, có mùi đặc trưng, nhiệt độ tan chảy 258-261oC.. Hòa tan trong nước (1g/5ml nước) và alcohol (1g/14ml). Không trộn ketamin với barbiturat hoặc diazepam trong cùng một ống tiêm hoặc túi tiêm tĩnh mạch (IV bag) vì có thể gây kết tủa.. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> . Dược lực học Ketamin là loại thuốc mê hoạt động nhanh. Ketamin ức chế GABA và cũng cản trở. serotonin, norepinephrine, và dopamin ở não, nó tạo ra trạng thái mê ở giai đoạn 1 và 2, không có giai đoạn 3. Trên mèo, sau khi dùng Ketamin có thể gây giảm thân nhiệt trung bình 1,6oC. Sau khi tiêm tĩnh mạch khoảng 30-60 giây, tiêm bắp từ 3-8 phút ketamin bắt đầu hoạt động. Sự hồi sức sẽ kéo dài nếu ketamin được sử dụng phối hợp với barbiturat, benzodiazepines, hoặc narcotics. Ketamin là loại thuốc gây mê và gây mất cảm giác có tác động mạnh. Ở liều có tác động gây mê và gây mất cảm giác (1mg/kg) sẽ làm cho bệnh nhân xuất hiện hành vi “tách biệt” với môi trường xung quanh, bệnh nhân xuất hiện trạng thái không ngủ, mắt mở, nhưng cử động tự do vô ý thức. Thuốc cũng có thể gây ảo giác ảnh hưởng đến tâm thần ở những trường hợp dùng quá liều. . Cơ chế tác động: ức chế chất dẫn truyền Tác dụng: gây mê ngắn, giảm đau do can thiệp vào hiệu ứng màng tế bào, khi chịu chất dẫn. truyền thần kinh – acid glutamic. Ketamin là chất gây mê qua đường tĩnh mạch duy nhất có kích thích tim mạch: nhịp tim, huyết áp động mạch và cung lượng tim đều tăng rõ rệt. Ketamin làm tăng luồng máu, tăng tiêu thụ oxy ở não… Tác dụng phụ:. Tăng tiết nước bọt do đó cần dùng Atropin làm chất tiền mê (1 mg/10 kg thể trọng). Rối loạn tâm thần (phòng ngừa bằng Diazepam) Tăng nhẹ nhịp tim và tăng huyết áp. Ketamin là chất gây mê qua đường tĩnh mạch duy nhất có kích thích tim mạch: nhịp tim, huyết áp động mạch và cung lượng tim đều tăng rõ rệt. Ketamin làm tăng luồng máu, tăng tiêu thụ oxy ở não… Ketamin không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở liều thông thường nhưng dùng liều cao sẽ làm giảm chức năng hô hấp. . Dược động học Ketamin phân phối đến hầu hêùt trong cơ thể nhưng tập trung cao nhất ở não, gan, phổi và. mô mỡ. Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 50% ở ngựa, 53% ở chó, 37-53% ở mèo. Ketamin được chuyển hóa ở gan và bài thải ở dạng còn hoạt tính trong nước tiểu. . Chống chỉ định Ketamin chống chỉ định với những bệnh nhân nhạy cảm với nó, có thể tăng áp lực của hệ. thần kinh trung ương. Trên những con vật có dấu hiệu mất máu đòi hỏi cần giảm liều ketamin. Những bệnh nhân cường giáp có thể tăng huyết huyết áp và nhịp tim nếu dùng ketamin. Những dấu hiệu trong thú y thì chưa được biết.. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mắt mèo vẫn mở sau khi dùng ketamin vì vậy nên kết hợp với chất bôi trơn giác mạc để bảo vệ mắt tránh các chấn thương, ngăn ngừa sự khô giác mạc. Bởi vì ketamin có thể làm tăng áp suất máu, cẩn thận vì nguy cơ gây xuất huyết sau khi giải phẫu là rất cao. Không cần thiết phải chú ý đến loại thức ăn cho ăn và nước uống cung cấp cho thú trước khi giải phẫu nhưng đã có những đề nghị là nên ngưng thức ăn khoảng 6 giờ trước khi giải phẫu. Khoảng 20% số mèo dùng ketamin gặp tình trạng co giật sau khi dùng liều điều trị. Có thể gây đau ở vị trí tiêm. Để giảm bớt những ảnh hưởng do bởi quá nhạy cảm với thuốc hoặc những dấu hiệu khác của hệ thần kinh tự trị, atropine hoặc glycopyrrolate thường được tiêm kết hợp. . Quá liều Ketamin được xem như là có chỉ số cao trong trị liệu (khoảng 5 giờ hoặc hơn khi so sánh. với pentobarbital). Khi dùng thuốc với liều quá mức hoặc tiêm nhanh sẽ xảy ra dấu hiệu suy giảm hô hấp có thể điều trị bằng cách sử dụng các thuốc trợ sức. Yohimbine với 4-aminopyridine được đề xuất để sử dụng như một chất đối vận chủ yếu. . Tương tác thuốc Narcotic,barbiturates, hoặc diazepam nếu được phối hợp có thể kéo dài thỡi gian gây mê của. ketamin. Khi sử dụng với halothane, tác dụng gây mê của Ketamin có thể kéo dài và ảnh hưởng kích thích tim của ketamin có thể bị ức chế. Tương tự, chloramphenicol (ngoại tiêu hóa) có thể kéo dài hiệu quả gây mê của ketamin. Thyroid hormones khi dùng đồng thời với ketamin có thể gây tăng huyết áp và tim đập nhanh ở người và propranolol có thể có lợi trong điều trị những ảnh hưởng này. Succinyl choline và tubocurarine gây ảnh hưởng hoặc kéo dài sự suy giảm hô hấp. . Liều dùng Chó: + Diazepam 0.5 mg/kg IV diazepam, sau đó dùng ketamin 10mg/kg IV (Booth, 1988). + Midazolam 0.066 - 0.22mg/kg IM hoặc IV, sau đó dùng ketamin 6.6-11mg/kg IM. (Mansager, 1988). + Xylazine 2.2mg/kg IM, sau đó 10 phút tiêm ketamin 11mg/kg IM. Chó có trọng lượng >22.7 kg thì giảm liều của cả hai thuốc khoảng 25% (Booth, 1988). + Atropin 0.044 mg/kg IM, sau 15 phút tiếp tục cho xylazin 1.1mg/kg, IM, 5 phút sau đó dùng ketamin 22mg/kg, IM (Booth, 1988). Mèo: Trên lâm sàng, tiêm kết hợp Atropin hoặc glycopyrrolate trước khi tiêm ketamin để giảm bớt sự nhạy cảm của dược phẩm, 2-4mg/kg IV hoặc 11-33mg/kg IM (David, 1985) Bò: Tiêm Atropin hoặc xylazin, sau đó tiêm ketamin 2mg/kg, IV (Thurmon và Benson. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1986). Heo: + Tiêm Atropin, sau đó tiêm ketamin 11mg/ kg IM. Để kéo dài thời gian giảm đau và tăng thời gian gây mê nên tiêm thêm ketamin 2-4mg/kg, IV. + Ketamin 22mg/kg kết hợp với acepromazin 1.1mg/kg , IM (Swindle, 1985). tiêm tĩnh mạch 2 – 5 mg/ kg thể trọng liều đầu Liều duy trì bằng ½ liều đầu, cách nhau 8 – 10 phút. Thuốc dùng cho các loài gia súc. (3) ZOLETIL Thuốc mê dùng cho tiểu gia súc (Chó mèo) Tiền mê bằng Atropin liều 1 mg / 10 kg thể trọng Sau 10 phút chích Zoletil . Liều dùng - Chó: 7–25 mg/kg thể trọng (tiêm bắp), 5–10 mg/kg thể trọng (tiêm tĩnh mạch) - Mèo: 10–15 mg/kg thể trọng (tiêm bắp); 7,5 mg/kg thể trọng (tiêm tĩnh mạch). (4) FENTANYL CITRATE/ DROPERIDOL . Cấu trúc hoá học. Droperidol . Tính chất hóa học Fentanyl citrate có màu trắng, dạng bột tinh thể, tan yếu trong nước và alcohol, không mùi. vị, pKa = 8.3 và nhiệt độ tan chảy 147-152oC. Fentanyl citrate, là một butyrephenone an thần, có màu trắng đến vàng sáng, không có hình dạng nhất định hoặc có dạng hạt kết tinh lớn. Hòa tan nước (1g/10 L) và alcohol (1g/600ml), không mùi vị, pKa =7.6, nhiệt độ tan chảy 144-148oC. Những sản phẩm thương mại Innovar® và Innovar® - Vet pH khoảng 3-3.5. . Bảo quản/ tính bền vững/ tính cạnh tranh Ống thuốc tiêm hay lọ thủy tinh thì được bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh ánh sáng. Innovar® có thể tương hợp với các chất sau: W, lactated Ringer’s, D5 trong lactate Ringer’s, potassium chloride, và sodium bicarbonate.. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> . Dược lực học Nhóm butyrephenones (ví dụ như Droperidol) được xem như là một lớp thuốc an thần và. giảm đau (hiệu quả giảm đau thấp hơn phenothiazines), hoạt động như một chất chống nôn, giảm hoạt động của dây thần kinh vận động và ức chế catecholamin của hệ thần kinh trung ương (dopamin, norepinephrine). Trên chó, Innovar® làm tăng mức độ (tone) của thần kinh mê tẩu và làm giảm huyết áp động mạch. Trên mèo, gây tăng nhịp tim Innovar® gây tăng nhịp tim. . Sử dụng/chỉ định Fentanyl trong thú y chỉ được cho phép dùng trên chó. Nó thì được sử dụng một mình để. gây mê/an thần cho tiểu phẫu, nha khoa, phẫu thuật chỉnh hình, các thao tác phẫu thuật trong thời gian ngắn. Nó góp phần ngăn chặn tính kích động trên chó. Fentanyl/ Droperidol được sử dụng như thuốc an thần/ gây mê trên mèo. . Dược động học Hoạt động của thuốc sẽ xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch trong vòng vài phút và dài hơn không. đáng kể so với tiêm bắp. Trên mèo, sau khi tiêm SQ hiệu quả tác động xảy ra sau 20 – 30 phút. Toàn bộ thuốc được chuyển hóa ở gan và bài thải qua nước tiểu. Hiệu lực của thuốc kéo dài 30-40 phút sau khi tiêm tĩnh mạch, hầu hết thú sẽ được an thần khoảng vài giờ sau khi tiêm sau khi ngưng gây mê. Cần khoảng 1.5 giờ để chó hồi phục hoàn toàn sau khi gây mê thuốc bằng đường tĩnh mạch. . Chống chỉ định/chú ý Không được bổ sung thuốc vào thức ăn để cấp cho thú. Sử dụng chú ý với các thuốc các. thuốc làm êm dịu hệ thần kinh trung ương, cần giảm liều dùng các thuốc mê khác khi dùng kết hợp Innovar®. Liều dùng của pentobarbital cần được giảm khoảng 4 giờ sau khi dùng Innovar®, tiêm mạch ngoại vi có thể gây kích ứng các mô xung quanh, cần tránh sự thoát mạch. Chó săn ở Úc có thể đề kháng hiệu quả gây mê của Innovar® ở liều thông thường nhưng chúng cũng gây rùng mình, tiết nhiều nước bọt, tiêu chảy. . Bất lợi/cảnh báo Bất lợi của Innovar® trên chó bao gồm đi tiêu, đầy hơi, suy giảm hô hấp, gây đau, giật nhãn. cầu. Tim đập chậm và tiết nhiều nước bọt có thể thấy nếu thú không được điều trị với atropin hoặc các thuốc đối giao cảm khác. Hội chứng được gọi là “woody chest” có thể xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh. Hệ thống bắp thịt ở vùng ngực trở nên rắn chắc và làm cản trở sự thở bình thường nhưng có thể điều trị với naloxon, các thuốc dãn cơ. Kích thích thần kinh trung ương, thất điều vận động, hoạt động bất thường có thể thấy ở heo sau khi tiêm bắp. . Quá liều. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Quá liều làm ảnh hưởng nhiều nhất đến hệ thống hô hấp và/hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương. Thú mới sinh nhạy cảm với ảnh hưởng của thuốc hơn thú trưởng thành. Các tính độc khác bao gồm suy yếu tim mạch, rùng mình, co cứng cổ và co giật. Naloxon là thuốc được chọn để điều trị suy giảm hô hấp. Nếu quá liều nghiêm trọng, cần dùng naloxon thêm liều lặp lại, nên kiểm tra chặt chẻ để giảm bớt các ảnh hưởng của naloxon trước khi fentanyl đạt tới các mức dưới độc tố (sub-toxic). Nên sử dụng các thiết bị trợ hô hấp trong trường hợp suy giảm chức năng hô hấp. 4 aminopyrimidin đã được chứng minh là hoạt động như chất đối kháng với droperidol trên chó ở liều 0.5mg/kg, tiêm tĩnh mạch. Pentobarbital (6.6mg/kg) dùng trong điều trị các ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (co giật), duỗi thẳng hoặc co cứng cơ cổ. . Tương tác thuốc Các thuốc làm êm dịu thần kinh khác (thuốc kháng histamin, phenothiazines, barbiturates,. thuốc an thần, alcohol,…) có thể làm suy nhược hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp khi được sử dụng với fentanyl (opiate). Thuốc mê loại opiate thì chống chỉ định đối với bệnh nhân đang dùng các chất ức chế monoamin oxidase (MOA) (ít khi được dùng trong thú y) ít nhất 14 ngày sau khi dùng các chất này. Đối với droperidol (butyrephenones), các chất làm êm dịu thần kinh trung ương như (barbiturates, narcotic,…) có thể gây suy nhược hệ thần kinh trung ương nếu được sử dụng với (butyrephenones). . Liều dùng. Chó: Cần ngăn ngừa tình trạng tim đập chậm và tiết nhiều nước bọt, atropin (0.045 mg/kg, SQ) hoặc glycopyrrolate nên được tiêm khoảng 15phút trước khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm đồng thời với tiêm bắp. a) Giảm đau, an thần: 1ml/6.8-9.1kg (0.11-0.15 ml/kg), tiêm bắp hoặc 1ml/11.35-27kg (0.037- 0.088 ml/kg), tiêm tĩnh mạch. b) Gây mê:1ml/18.2kg, tiêm bắp hoặc 1ml/11.35-27.3kg, tiêm tĩnh mạch. Cần tiêm thêm các loại thuốc mê như barbiturates, halothane… khoảng 10 phút sau khi tiêm tiêm bắp và 1 phút sau khi tiêm tĩnh mạch. c) an thần: 0.3-0.5ml/55kg, tiêm tĩnh mạch. Tiền mê: 1ml/20kg, tiêm bắp. Gây mê để làm dãn dạ dày: 1ml/10-30kg, pha loãng trong dung dịch có chứa muối, tiêm chậm tĩnh mạch (Morgan, 1988). Mèo: 1ml/9kg thể trọng, SQ, hiệu quả cao nhất xảy ra giữa 30-60phút sau khi tiêm (Grandy và. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Heath, 1987). (5) MIDAZOLAM HCL . Cấu trúc hoá học. Midazolam . Tính chất hóa học Là một imidazobenzodiazepin, midazolam có màu trắng đến vàng sáng, dạng bột tinh thể. với pKa =6.15. Tính hòa tan trong chất lỏng của midazolam HCl tuỳ thuộc vào pH. Ở nhiệt độ 25oC và pH=3.4, 01.3 mg midazolam HCl hòa tan trong 1ml nước. . Bảo quản/ tính ổn định/ tính tương hợp Bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-30oC), tránh ánh sáng. Midazolam có tính tương hợp với chất sau: D5W, lactated Ringer’s, atropin sulphate,. fentanyl citrate, glycopyrrolate, hydoxyzine HCl, promethazine HCl, sufatanyl citrate, ketamin HCl, meperidine HCl, morphine sulphate, nalbuphine HCl, scopolamin HBr. . Dược lực học Midazolam thể hiện hoạt tính dược lực tương tự benzodiazepin.. . Sử dụng/chỉ định Khi kết hợp với các thuốc mê có hiệu lực mạnh (ketamin hoặc fentanyl) tạo hiệu quả an thần. cao. Ở người, midazolam làm giảm ảnh hưởng của “dreamlike”, tăng áp suất mạch máu và nhịp tim do ketamin gây ra. Khi so sánh với các thuốc dùng gây mê cảm ứng nhóm thiobarbiturate (thiamylal, thiobental), midazolam có hiệu quả làm giảm đau trên tim phổi thấp hơn, là một chất có thể hòa tan trong nước, có thể trộn lẫn với một vài chất khác, và không có khuynh hướng tích lũy trong cơ thể sau khi dùng liều lặp lại. Midazolam rất có hiệu quả khi dùng một mình như chất gây cảm ứng mê. Việc ứng dụng thuốc trên lâm sàng trong thú y cũng như việc phối hợp với các loại thuốc khác nên có sự chỉ dẫn. . Dược động học Sau khi tiêm bắp, midazolam hấp thu rất nhanh và gần như hoàn toàn (khoảng 91%). Mặc. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> dù các chế phẩm midazolam bán trên thị trường không dùng qua đường uống nhưng midazolam được hấp thu rất tốt sau khi uống. Tỉ lệ thuốc liên kết với protein rất cao (94-97%) và qua hàng ráo máu não một cách nhanh chóng. Thuốc được chuyển hóa ở gan. Chất chuyển hóa còn hoạt tính được hình thành (?– hydroxymidazolam) nhưng bởi vì thời gian bán hủy của nó rất ngắn và hoạt động dược lực học chậm hơn nên hiệu quả lâm sàng không đáng kể. Ở người, thời gian bán hủy và thời gian hoạt động của thuốc trong huyết thanh được xem như ngắn hơn diazepam. Thời gian bán hủy của diazepam ở người khoảng 2 giờ trong khi midazolam khoảng 30 giờ. . Chống chỉ định/chú ý Bệnh nhân nhạy cảm với benzodiazepines, tăng nhãn áp cấp tính vì vậy cần tránh tiêm động. mạch vành, bệnh nhân bị bệnh gan thận, sung huyết tim có thể làm bài thải thuốc chậm. Cần chú ý trên bệnh nhân bị hôn mê, shock, suy giảm hô hấp đối với thuốc, phân phối của midazolam vào sữa thì chưa được biết nhưng benzodiazepin khác và các chất chuyển hóa của chúng thì phân phối vào sữa và có thể gây ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương. . Bất lợi/cảnh báo Thuốc gây ảnh hưởng đến nhịp hô hấp, nhịp tim, huyết áp. Suy giảm hô hấp thường thấy. trên bệnh nhân nhận thuốc nhóm narcotic hoặc COPD. Bất lợi thường thấy khoảng 1% nhưng >5% trên bệnh nhân nhận midazolam: gây đau chổ tiêm, dị ứng cục bộ, đau đầu, buồn nôn, ói mửa và nấc. . Tương tác thuốc Sử dụng barbiturates hoặc các thuốc làm êm dịu thần kinh trung ương khác có thể gây tăng. suy giảm hô hấp đến mức nguy hiểm. Narcotic (bao gồm Innovar®) có thể gây tăng ảnh hưởng gây ngủ của midazolam và gây gây giảm thân nhiệt khi dùng chung với meperidine. Midazolam có thể gây giảm liều quy định của các thuốc mê bay hơi hay thiopental. . Liều dùng Chó, mèo: 0.066 – 022mg/kg IM hoặc IV. Ngựa: 0.011-0.044 mg/kg IV (Mandsager, 1988).. (6) PROPOFOL . Cấu trúc hoá học. C12 H18 O. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> . Tính chất Là một dẫn xuất alkylphenol (2,6 – diisopropylphenol). Dung dịch tiêm dạng nhũ tương có. chứa 100mg/ml dầu đậu nành, 22.5mg/ml glycerol, 12mg/ml lecithin trứng. Propofol còn được biết như là disoprofol. . Bảo quản/ tính ổn định/ tính tương hợp Dung dịch tiêm propofol cần bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 22oC nhưng không dưới 4oC.. Tránh để tự do, tránh ánh sáng. Propofol thường cạnh tranh với các chất thường sử dụng tiêm tĩnh mạch (LSR, D5W) . . Dược lực học Propofol là chất có tác động gây ngủ ngắn so với các thuốc gây mê khác. Cơ chế hoạt động. của nó thì chưa được biết. Propofol là chất gây mê cảm ứng khi tiêm chậm tĩnh mạch. Ở liều dưới gây mê (sub-enesthetic), propofol gây an thần, kiềm chế hành vi, mất ý thức với môi trường xung quanh. Ảnh hưởng trên tim mạch của propofol bao gồm tăng huyết áp động mạch, tim đập chậm (đặc biệt khi kết hợp với thuốc nhóm opiate). Thuốc gây dấu hiệu suy giảm hô hấp đặc biệt khi tiêm thuốc nhanh hoặc dùng liều cao. Propofol làm tăng tính thèm ăn, chống nôn, không làm gia tăng thân nhiệt và không có hoặc rất ít tính chất làm giảm đau. . Sử dụng/ chỉ định Propofol được sử dụng như chất cảm ứng (đặc biệt là trước khi luồn ống vào trong khí quản. hoặc gây mê bay hơi). . Dược động học Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc nhanh chóng đi vào hàng rào máu não và tác động mạnh nhất. sau 1 phút. Thời gian tác động từ 2-5 phút, 95-99% thuốc liên kết với protein huyết tương, qua nhau thai, hòa tan cao trong lipid vì vậy thuốc thể vào trong sữa. Thời gian tác động của propofol rất ngắn bởi vì sự phân phối lại của chúng rất nhanh từ não và các mô khác, chúng được chuyển hóa ở gan thành các chất không còn hoạt tính và được bài thải chủ yếu qua thận. Chuyển hóa thuốc trên mèo xảy ra không tốt bằng ở người và chó. Thể tích phân phối >3L/kg, thời gian bán hủy thuốc khoảng 1.5giờ. . Chống chỉ định/chú ý/an toàn cho sinh sản Propofol chống chỉ định với bệnh nhân nhạy cảm với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của. thuốc. Không nên sử dụng cho bệnh nhân mà có nơi gây mê hoặc an thần đã được chống chỉ định. Sử dụng chú ý trên bệnh nhân dễ bị shock, stress, cũng như ảnh hưởng trên tim mạch và làm suy. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> giảm hô hấp của propofol. Do bởi propofol cũng liên kết rất cao với protein huyết tương vì vậy nếu những bệnh nhân có hàm lượng protein này thấp thì hiệu lực thuốc sẽ không phát huy đầy đủ. Trong trường hợp này các thuốc gây mê khác sẽ an toàn hơn cho bệnh nhân. Rủi ro thường thấy trên bệnh nhân bao gồm: tăng hàm lượng lipid trong máu, động kinh, tính quá mẫn. Ở mèo bệnh gan thì nhạy cảm với thuốc kéo dài hơn. Propofol có thể qua nhau thai và tính an toàn khi sử dụng thuốc trong thời gian mang thai thì chưa được biết. Liều cao (gấp 6 lần liều đề nghị) trên động vật thí nghiệm cho thấy làm tăng nguy cơ chết thú mẹ và giảm tỉ lệ thú con sống sót sau khi sinh. . Bất lợi/cảnh báo Bởi vì thuốc có thể gây khó thở nghiêm trọng kết quả gây chứng xanh tím (cyanosis) nếu. propofol được cấp vào cơ thể với tốc độ quá nhanh, nên cấp thuốc chậm (25% liều đã được tính sau mỗi 30 giây cho đến khi có hiệu quả mong muốn). Một số tài liệu cho rằng, propofol có thể gây giải phóng histamin ở một số bệnh nhân và gây phản ứng quá mẫn ở người (hiếm). Propofol làm suy yếu cơ tim vì vậy làm giảm huyết áp động mạch. Đôi khi, chó có thể biểu lộ hội chứng giống như động kinh (bơi chèo, uốn cong người, co giật) trong thời gian cảm ứng mê, nếu như vẫn kéo dài thì điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam. Tuy nhiên, với một số biểu hiện lâm sàng thì có thể tin rằng propofol được sử dụng trên bệnh nhân bị động kinh hoặc nguy cơ động kinh hơn là thiopental. Khi được sử dụng lặp lại trên mèo, propofol làm tăng tạo ra “Heinz body”, hồi phục chậm, biếng ăn, gây chết, khó chịu, tiêu chảy. Sự tạo thành “Heinz body” do bởi sự oxi hóa vết thương tạo thành RBC’s và trong trường hợp này nên thay thế bằng các phenolic tổng hợp khác. Gây đau phía trên vị trí tiêm thường thấy ở người. Không kích ứng tại chổ tiêm cũng như không làm tróc da. . Tương tác thuốc Propofol được kết hợp với các thuốc tiền mê (acepromazin, opiates) có thể làm tăng giãn. mạch. Propofol có thể gây tim đập chậm ở mức trầm trọng ở thú nhận opiates premedicants, đặc biệt là khi các thuốc đối giao cảm không được dùng đồng thời (atropin). Tăng ảnh hưởng làm suy yếu hệ thần kinh trung ương và thời gian bình phục trên bệnh nhân dùng các dược phẩm làm êm dịu thần kinh trung ương khác với propofol. Các thuốc làm ức chế hệ thống enzyme P-450 ở gan (chloramphenicol, cimetidine) hoặc fentanyl, halothane có thể kéo dài thời gian bình phục nếu dùng kết hợp với propofol. . Liều dùng Chó và mèo a) 4-8mg/kg, IV (Hubbell, 1994) b) an thần: 0.1 mg/kg/phút. c) tiểu phẫu: 0.6 mg/kg/phút hoặc 1ml (10mg)/phút/12-25kg thể trọng (Robinson,. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Sanderson và cộng sự, 1993). d) 6 mg/kg, IV; trên thú khỏe khoảng 25% liều đã được tính được cấp sau mỗi 30 giây cho đến cho đến khi có thể luồn ống vào khí quản. Sau khi cảm ứng, khoảng thời gian gây mê chỉ khoảng 2.5-9.4 phút. Gây mê duy trì nên sử dụng thuốc mê bay hơi hoặc tiếp tục cấp propofol 0.4mg/kg/phút. (7) ETOMIDATE . Cấu trúc hoá học. C12H12N2O2 Etomidate (Amidate) là một thuốc cảm ứng mê có một số tính chất hóa học khác với nhóm barbiturate và benzodiazepin. Khi tiêm tĩnh mạch, tình trạng mất ý thức sẽ xảy ra sau 1 phút và trước 5 phút, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo sau 7-14 phút. Thuốc được chuyển hóa nhanh ở gan và huyết tương. Mặc dù thời gian bán hủy của thuốc khoảng 4 giờ tuy nhiên hiệu quả của thuốc trên lâm sàng rất thấp sau 1-1.5 giờ. Etomidate thiếu tác dụng làm giảm đau và các đặc tính làm giãn cơ, gây máy cơ (myoclonus) khi tiêm. Vì vậy, sử dụng đồng thời các thuốc ức chế thần kinh cơ như succinyl cholin, đặc biệt là trong trường hợp luồn ống vào bên trong khí quản sẽ đi theo sau đó. Không giống như barbiturate, etomidate chỉ gây suy giảm nhẹ cấu trúc của vùng dưới đồi vì suy giảm hô hấp và tim mạch cũng không đáng kể. Do bởi tính ít ảnh hưởng đến tim mạch và thời gian tác động ngắn, etomidate được sử dụng để cảm ứng mê trên bệnh nhân có nguy cơ rủi ro cao hoặc không muốn kéo dài tác động của benzodiazepin. Gây máy cơ, gây đau ở vị trí tiêm là tác dụng phụ thường thấy của etomidate. Thuốc có khả năng ức chế đáp ứng của vỏ thượng thận, đây là giới hạn chủ yếu của chúng về lợi ích lâm sàng của chúng. Bệnh nhân sẽ tỉnh lại nhanh chóng và rời khỏi trạng thái mê. Nếu họ phải trải đau đớn trong khi giải phẫu hoặc thao tác, trong trường hợp này bệnh nhân cần được giảm đau, tiêm tĩnh mạch narcotics thường có hiệu quả. Có 3 loại narcotics thường được dùng để làm giảm đau. Fentanyl (SUBLIMAZE) là chất đầu tiên. Dẫn xuất thứ 2 của nó là alfentanyl (ALFENTA) và sulfentanyl (SUFENTA). Tất cả 3 loại narcotics tổng hợp này đều có tính chất dược lý giống như morphine. Những thuốc này thường được sử dụng để làm mất cảm giác đau do thời gian tác động tương đối ngắn và giúp ổn định thần kinh tự trị bằng cách ức chế thần kinh giao cảm kích thích cảm. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> giác đau vì vậy có tác dụng giảm rất mạnh cho giải phẫu. Tất cả 3 loại thuốc trên đều có hiệu lực giảm đau mạnh hơn morphine. Nhưng ở liều tương đương thì chúng gây suy giảm hô hấp ở mức độ giống nhau. Ở liều gây mê, các thuốc này gây tình trạng sress-free một cách tương đối do bởi mức độ thay đổi tim mạch rất thấp và giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Khi cấp thuốc trước giải phẫu, bất cứ thuốc nào dễ gây stress về mặt sinh lý bị lạm dụng trong trường hợp soi thanh quản, luồn ống vào khí quản và rạch da. Các thuốc này còn được sử dụng cho bệnh nhân bị yếu sức không có khả năng dung nạp tốt với hầu hết các loại thuốc mê bay hơi. (8) ALFENTANYL Alfentanyl (ALFENTA) chỉ bằng ¼ hiệu lực của fentanyl, thỡi gian tác động chỉ bằng 1/3 hoặc ½ (5-15 phút) vì vậy alfentanyl được xem là narcotic tác động ngắn. Alfentanyl thường được cấp qua đường tĩnh mạch liên tục để duy trì trạng thái mê. Mặc dù alfentanyl có thời gian tác động ngắn nhưng hiệu quả trên lâm sàng sẽ kéo dài do sự chậm phân phối lại thuốc từ não đến mô cơ và mô mỡ. Liều lặp lại có thể áp dụng để kéo dài hơn hiệu quả của thuốc để những nơi dự trữ thuốc trong cơ thể trở nên bão hòa với thuốc và nồng độ thuốc trong máu sẽ tăng lên. Khi gây mê bằng alfentanyl, cần chú ý đến các dấu hiệu suy giảm hô hấp của thú và cần chuẩn bị phương pháp điều trị thích hợp. B. Thuốc mê bay hơi Isoflurane, enflurane và halothane là ba chất gây mê bay hơi được ứng dụng trong gây mê thực tiễn. Chúng là các chất lỏng dễ bay hơi. Nitrous oxid, là một chất khí với các tính chất gây mê, nó thường được kết hợp với một chất lỏng dễ bay hơi khác để giảm bớt hiệu lực gây mê sau khi giải phẫu. Đơn vị liều dùng cho thuốc mê bay hơi nitrous oxide không được tính bằng miligrams hay milliliters, liều của chúng được tính bằng phần trăm thuốc mê bay hơi trong có mặt hỗn hợp khí mà bệnh nhân hít vào. So sánh giữa các thuốc thì được làm bởi so sánh phần trăm bốc hơi của mỗi hợp chất cần để tạo ra trạng thái mê. (1) HALOTHAN . Tính chất hóa học Là thuốc mê dạng xông hơi, halothan không màu, khó cháy, có mùi đặc trưng kết hợp giữa. chloroform và đường (sweet), vị nóng. Halothan tan yếu trong nước và tạo thành hỗn hợp với alcohol. Trọng lực riêng của halothan là 1.872 và áp suất bốc hơi là 243 mm Hg. MAC của halothan trong oxy là 0.78%. . Bảo quản/ tính ổn định/ tính cạnh tranh. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Halothan được bảo quản ở nhiệt độ dưới 40oC trong vật chứa kín. Tính ổn định của halothan chủ yếu được kết hợp với thymol và ammonia. Thymol không làm bốc hơi vì vậy nó có thể làm cho chất bay hơi biến thành màu vàng. Không được sử dụng các chất đã biến màu. Những chất biến màu có thể được làm sạch bởi diethyl ether. Nếu có hơi ẩm, halothan bốc hơi có thể phản ứng với vật bằng nhôm, đồng thau, chì. Cao su và các chất dẻo khác trong hỗn hợp với halothan có thể làm giảm nhanh tác dụng của chúng. . Dược lực học Cơ chế tác động của hầu hết thuốc mê bay hơi thì không được biết rõ, chúng có thể quấy. nhiễu chức năng của tế bào thần kinh ở não bởi hoạt động của lớp lipid ở màng. Một vài ảnh hưởng dược lực học của halothan bao gồm: suy nhược thần kinh trung ương, suy giảm trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng lưu lượng máu đến não, giảm hô hấp, giảm thân nhiệt, co mạch và làm suy yếu cơ tim. MAC (minimal alveolar concentration; %) trong khí O2 của halothan rất khác nhau: chó = 0.76; mèo =0.82; ngựa= 0.88; người = 0.76. Một vài yếu tố làm biến đổi MAC (nhiệt độ, các thuốc làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương, tuổi, đang có bệnh cấp tính…) . Sử dụng/chỉ định Halothan được dùng làm thuốc mê trong thú y do bởi tính an toàn, hiệu lực cao, có thể kiểm. soát trong khi dùng, không cháy, giá tương đối thấp. . Dược lực học Halothan được hấp thu nhanh chóng qua phổi. Khoảng 12% thuốc hấp thu được chuyển hóa. bởi gan tạo thành trifluoroacetic acid (số lượng thấp), chlorine và gốc bromide, tất cả chúng được bài thải qua nước tiểu. Phần lớn thuốc hấp thu sẽ được bài thải lại qua phổi và cuối cùng là thải qua hơi thở. Halothan còn được phân phối vào sữa. . Chống chỉ định/ chú ý/ an toàn cho thú sinh sản Halothan chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử dễ gia tăng thân nhiệt hoặc ngộ độc gan. khi dùng halothan, suy giảm chức năng gan, tăng nhịp tim, chấn thương đầu. Trên động vật, halothan có thể gây quái thai vì vậy chỉ dùng khi cần thiết. . Bất lợi/cảnh báo Có thể làm giảm thân nhiệt và điều này có liên quan đến liều. Hội chứng giảm thân nhiệt-. stress (hyperthemia –stress) thường thấy trên heo, ngựa, chó, và mèo. Halothan có thể gây suy tim, giảm nhịp tim. Tác dụng làm giảm thân nhiệt của Halothan có thể điều trị bằng dobutamin. Lidocaine được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa sự giảm nhịp tim do halothan. Ở người, vàng da (jaundice) và hoại tử gan sau khi gây mê đã được biết rất rõ.. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ảnh hưởng này trong thú y thì chưa được biết tuy nhiên halothan sẽ chống chỉ định trong tương lai nếu triệu chứng sốt do halothan chưa được giải thích, vàng da và những dấu hiệu khác do ngộ độc gan xảy ra. . Tương tác thuốc Acetaminophen không được dùng như thuốc làm giảm đau trên thú sau khi đã được gây mê. bằng halothan. Bởi vì halothane làm cho cơ tim nhạy cảm với ảnh hưởng của chất kích thích thần kinh giao cảm, đặc biệt các catecholamin, bao gồm dopamin, epinephrine, norepinephrine, epherine, metaraminol. Nếu cần dùng các thuốc này nên sử dụng chú ý và cần giảm liều nếu các triệu chứng bất lợi xảy ra. Các thuốc ức chế thần kinh cơ loại không khử cực (non- depolarizing), aminoglycosides, lincomycine cần chú ý khi kết hợp với thuốc mê halothan vì có thể làm phong bế thần kinh cơ. Một cách gián tiếp, d- tubocurarine có dấu hiệu gây giảm huyết áp khi dùng kết hợp với halothan. Kết hợp đồng thời succinylcholine với các loại thuốc mê bay hơi (halothan, cyclopropan, nitrous oxid, diethyl ether) làm gia tăng ảnh hưởng trên tim (tim đập chậm, loạn nhịp tim, khó thở) và trên bệnh nhân nhạy cảm gây gia tăng nhiệt độ đến mức nguy hiểm. . Liều dùng Chó/mèo: a) 3% (liều đầu); 0.5-1.5 % (liều duy trì) (Papich, 1992). b) 0.5-3.5% (Hubbell), 1994) Ngựa: 2-3 % (Greiser, 1992). (2) ENFLURANE . Cấu trúc hoá học. Là một trong hai thuốc mê ether halogen hóa (enflurane và isoflurane) được sử dụng trên lâm sàng. Enflurane có hiệu lực bằng khoảng một của halothane, MAC của nó là 1.68%. Mặc dù enflurane giống với halothan ở nhiều khía cạnh tuy nhiên vẫn có điểm khác nhau với các so sánh sau đây: Tính hòa tan của enflurane trong máu và mô mỡ thì ở mức trung gian giữa halothan và isoflurane. Vì vậy, tính gây mê nhanh hơn halothan và chậm hơn isoflurane. Khoảng 95-98% liều bài thải không qua đường phổi.. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Enflurane, cũng giống như halothane, làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, enflurane chủ yếu gây dãn nở mạch ngoại vi nhưng làm suy giảm co thắt tim. Từ kết quả làm giảm huyết áp, enflurane gây giảm lưu lượng máu đến thận do đó giảm lượng nước tiểu. Tuy nhiên, qua đường uống enflurane làm giảm lưu lượng máu đến tim gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng không mong muốn trên bệnh nhân mắc bệnh tim, không làm thay đổi nhịp tim. Enflurane ít ảnh hưởng đến tim hơn halothan. Enflurane gây suy giảm chức năng hô hấp phụ thuộc liều cũng như làm suy giảm đáp ứng của trung tâm hô hấp do đó làm giảm lượng oxigen và tăng lượng carbon dioxide trong máu, cần đáp ứng lọc máu bằng oxy như một phản xạ bảo vệ. Enflurane làm dãn cơ tử cung tương tự halothan vì vậy cần lưu ý khi sử dụng trên thú mang thai. Enflurane gây dãn hệ cơ xương tốt hơn halothane nhưng hiệu quả này không có ý nghĩa trong việc giải phẫu các xoang chính bên trong cơ thể vì vậy việc thêm các chất ức chế thần kinh cơ thì rất quan trọng trong nhiều trường hợp. Ảnh hưởng duy nhất của thuốc mê enfluran là tạo ra mô hình điện não đồ tương tự những bệnh nhân mắc chứng động kinh. Enflurane có phải là thuốc gây co giật hay không thì vẫn còn đang tranh luận, nhưng nhiều kinh nghiệm trên lâm sàng về loại thuốc mê này cho thấy có thể sử dụng an toàn cho hầu hết các bệnh nhân, không gây co giật ngoại trừ dùng liều rất cao. Giống như halothane, enflurane làm tăng sự trao đổi chất và mức tiêu thụ oxi ở não, dãn mạch máu não, tăng lượng máu đến não và ICP. Một vài báo cáo xét nghiệm cho thấy có sự hư hại gan trên do enflurane nhưng hoại tử gan do enflurane thì chưa được biết, ngay cả khi thuốc được cấp cho bệnh nhân bị giảm oxi huyết nghiêm trọng. (3) ISOFLURANE . Cấu trúc hoá học. . Tính chất hóa học Là một loại thuốc mê bay hơi, isoflurane thì không màu, không dễ cháy, chất lỏng ổn định,. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> có mùi hăng nhẹ - mùi ether. Ở 20oC, trọng lực riêng của enflurane là 1.496 và áp suất bay hơi là 238 mmHg. . Bảo quản/tính ổn định/ tính cạnh tranh Isoflurane được bảo quản ở nhiệt độ phòng, nó không bị tác động bởi ánh sáng nhưng giữ. trong vật chứa kín, chống ánh sáng. Isoflurane không làm hư hại vật dụng bằng nhôm, đồng thau, thiếc, sắt… . Dược lực học Tương tự halothane, MAC của enflurane trong khí O2 thì khác nhau theo loài: chó=1.5,. ngựa=1.31, người= 1.2. . Sử dụng/chỉ định Isoflurane là một thuốc mê bay hơi mà nó có một số những thuận lợi nhất định hơn so với. halothane hay methoxiflurane do bởi nó làm giảm bớt hiệu quả của thuốc giảm đau trên cơ tim và khả năng nhạy cảm với catecholamin để sử dụng nó một cách an toàn trên bệnh nhân bị bệnh gan, thận. Giá thành của isoflurane cao hơn methoxyflurane và halothane là điểm bất lợi. . Dược động học Isoflurane được hấp thu nhanh chóng từ phế nang. Nó được phân phối nhanh vào não và đi. qua nhau thai. Phần lớn thuốc được bài thải qua phổi, chỉ khoảng 0.17% thuốc được chuyển hóa ở gan và chỉ một lượng nhỏ fluoride được tạo thành. . Bất lợi/cảnh báo Chứng giảm huyết áp có thể xảy ra và liên quan đến liều. Suy giảm chức năng hô hấp cũng. phụ thuộc liều, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (buồn nôn, ói mửa, tắc ruột) được biết rất rõ. Suy tim, tim đập chậm cũng có thể xảy ra. . Tương tác thuốc Tác động trên cơ tim của isofluran giống như hiệu quả của các thuốc kích thích thần kinh. giao cảm (dopamine, epinephrine, epherine, metaraminol,…) chú ý và cần kiểm tra cẩn thận. Thuốc phong bế thần kinh cơ không khử cực, aminoglycosides, lincomycines cần được chú ý khi kết hợp với các thuốc mê halogen hóa vì có thể gây ngăn chặn thần kinh cơ. Kết hợp đồng thời succinylcholine với các loại thuốc mê bay hơi (halothan, cyclopropan, nitrous oxid, diethyl ether) làm gia tăng ảnh hưởng trên tim (tim đập chậm, loạn nhịp tim, khó thở) và trên bệnh nhân nhạy cảm gây gia tăng nhiệt độ đến mức nguy hiểm. . Liều: tương tự halothane.. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> (4) NITROUS OXIDE . Tính chất hóa học Nitrous oxide không màu, không mùi vị, dạng khí. Nó được sử dụng rất rộng rãi trong ứng. dụng lâm sàng mặc dù thực tế khi được sử dụng một mình thì nó không thể tạo ra trạng thái mê như mong muốn. Nói cách khác, với tính gây mê nhẹ và tính làm giảm đau thì Nitrous oxide được kết hợp với các thuốc gây mê khác có hiệu lực mạnh hơn. . Sử dụng Nitrous oxide không hòa tan một cách tương đối trong máu và não. Vì vậy, máu và não. được bão hòa một cách nhanh chóng: bệnh nhân mất ý thức rất nhanh khi bắt đầu cấp thuốc, Nitrous oxide được bài thải qua phổi không bị biến đổi. Sự tập trung (concentration) của Nitrous oxide thường vào khoảng 65-70%, nếu chỉ kết hợp với khoảng 30-35% O2 có thể không làm mất ý thức ở đa số bệnh nhân. Tuy nhiên, sự dãn cơ, ổn định thần kinh, chứng quên (amnesia) sẽ xảy ra không đầy đủ trừ khi kết hợp với thuốc mê narcotics hoặc các loại thuốc mê bay hơi khác. Vì vậy, thường dùng các loại hỗn hợp thuốc mê bay hơi có chứa 65-70% Nitrous oxide, 30-53% khí oxi, 0.5-2% halothane, enflurane, hoặc isoflurane (số lượng tùy thuộc vào MAC của chất lỏng bay hơi, tuổi và tình trạng vật lý của bệnh nhân). Các chất phong bế thần kinh cơ cũng trở thành nhu cầu nếu sự dãn nghỉ cơ xương là cần thiết. Nitrous oxide cũng gây ảnh hưởng trên tim mạch. Nó làm giảm nhẹ nhịp tim, co thắt tim, công suất hoạt động của tim, có khuynh hướng hạ thấp áp suất huyết nhưng ảnh hưởng này cũng ít khi xảy ra do bởi thuốc tác động rất yếu trên thần kinh giao cảm. Nitrous oxide làm tăng lưu lượng máu đến não kể cả tăng ICP nhưng mức độ tăng vừa phải và cũng có thể giảm nếu bệnh nhân được dùng benzodiazepine hoặc barbiturate. Những thuốc gây mê hoặc kỹ thuật gây mê có thể được sử dụng khi Nitrous oxide được dùng cho bệnh nhân trải qua giải phẫu trong sọ (intracranial). Mặc khác, nitrous oxide cũng có một số lợi điểm sau: không ảnh hưởng đến tử cung do đó có thể sử dụng an toàn trong sản khoa không gây các dấu hiệu, triệu chứng cấp tính trên hệ thống hô hấp, thận, gan. . Độc tính Nitrous oxide có thể gây đột biến gen, ung thư hoặc dị tật bẩm sinh (kết quả của đột biến tế. bào, ung thư, quái thai). Cũng có nhiều dữ liệu đối lập cho rằng nitrous oxide không gây đột biến và ung thư, còn tác hại gây quái thai được chưa được biết rõ. 2.1.1. Thuốc an thần – Thuốc ngủ và chống co giật Dùng liều cao sẽ gây ngủ, cao hơn nữa chống co giật. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> (1) BARBITURATES . Cấu trúc hoá học. Có tác dụng trấn an thần kinh và gây ngủ nếu dùng liều thấp. Thuốc thường dùng là Phenobarbitone: chó lớn 90 mg/ lần, ngày 3 lần; chó nhỏ: 30 mg / lần, ngày 3 lần. (2) BROMIDES . Tính chất hóa học Bromide có màu trắng, không mùi, dạng tinh thể hình lập phương hay dạng bột tinh thể.. Hòa tan trong nước (1g potassium bromide /1.5ml, 1g sodium bromide/1.2ml). Potassium bromide chứa 67.2% bromide. Sodium bromide chứa 77.7% bromide. Trộn bromide với những tác nhân oxi hóa mạnh thì bromide sẽ bị phá hủy. Các muối kim loại sẽ làm kết tủa dung dịch có chứa bromide. . Dược lực học Tác động chống co giật của bromide là kết quả của hiệu quả làm giảm đau trên nơron cảm. ứng và hoạt động. Những ion bromide cạnh tranh với chloride để di chuyển vào màng tế bào làm tăng nhiệt độ của màng tế bào do đó đã hạn chế được chứng động kinh. . Chỉ định Bromide được sử dụng kết hợp trong điều trị cơn co giật ở chó do bởi nếu chỉ dùng một. mình phenolbarbital (hay primidon) thì không cho kết quả điều trị tối ưu. Những bệnh nhân bị chứng ngộ độc gan khi dùng phenobarbital thì có thể dùng một mình bromide. Nếu điều trị sớm khoảng 50% chó đã cải thiện được chứng co giật sau khi dùng bromide. . Dược động học Bromide được hấp thu đầu tiên ở ruột non sau khi uống. Nó được phân phối ở dịch ngoại. bào, bromide không liên kết với protein huyết tương và dễ dàng đi vào não và sữa mẹ. . Chống chỉ định Thú già và thú bị bệnh có thể sẽ không dung nạp thuốc. An toàn cho thú sinh sản thì chưa. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> được chứng minh. Sử dụng thuốc cho thú mẹ hoặc thú non đều ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của thú. . Cảnh báo/bất lợi Giảm đau trong thời gian ngắn thường thấy trên chó khi dùng bromide kết hợp. phenobarbital. Ngộ độc sẽ xảy ra nếu giảm đau kéo dài với các triệu chứng ngơ ngẩn, thất điều vận động, rùng mình và những biểu hiện khác của thần kinh trung ương. Viêm lách có thể xảy ra trên chó nếu trong điều trị kết hợp bromide với primidon hay phenobarbital, có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, táo bón, phát ban (ở người). Nếu dùng đường uống potassium bromide liều cao và nhanh sẽ xảy ra rối loạn cấp tính hệ tiêu hóa. . Quá liều/ ngộ độc cấp tính Ngộ độc thường thấy hơn ở những liều mãn tính, nhưng ngộ độc cấp tính cũng tiềm ẩn với. các dấu hiệu như đau cơ, đồng tử không đều và phản xạ kém. Kết hợp dùng đường uống hoặc đường ngoại tiêu hóa sodium chloride, ngoại tiêu hóa glucose và thuốc lợi tiểu (như furosemic) thì sẽ làm giảm bớt tác hại do ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Do thuốc bài thải chậm, dễ bị ngộ độc khi dùng lâu dài, buồn ngủ, rối loạn phối hợp động tác. . Tương tác thuốc Ngộ độc bromide có thể xảy ra nếu ion chloride trong đường tiêu hóa bị giảm thấp vì vậy sẽ. nguy hiểm cho bệnh nhân dùng khẩu phần có hàm lượng muối thấp. Ngược lại, bổ sung sodium chloride vào khẩu phần có thể làm giảm mức bromide trong huyết thanh giúp hạn chế co giật. Do bởi bromide có tác dụng an thần do dó có thể kết hợp với các thuốc an thần khác (CNS sedating drugs). Thuốc lợi tiểu (diuretics) có thể ảnh hưởng bài thải bromide do đó sẽ ảnh hưởng đến liều nhu cầu (dosage requirement). . Liều dùng Dùng cho chó với mục đích trấn an thần kinh, chống co giật ở chó, liều dùng: 0,3 – 1 g / lần. (uống). (3) CHLORPROMAZINE . Cấu trúc hoá học. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> C20H24ClN S . Tính chất hóa học Chlorpromazine là dẫn xuất của propylamino phenothyazine, chlorpromazine là prototypic. phenothiazine, có màu trắng đến trắng kem, không mùi, có vị đắng, dạng bột tinh thể. Hòa tan trong nước (1g/1ml) và alcohol (1g/1,5ml). Hòa tan trong nước vô trùng để tạo thành dung dịch tiêm có pH 3-5. Những chế phẩm được biết là có tính tương hợp khi phối hợp tiêm với Chlorpromazine HCl: tất cả các chất lỏng có thể tiêm tĩnh mạch, acid ascorbic, atropin sulphate, butorphanol tatrate, diphenhydramine, droperidol, fentanyl citrate, glycopyrrolate, heparin sodium, hydromorphone HCl, hydroxyzine HCl, lidocaine HCl, meperidine, metocloperamide, metaraminol bitatrate, morphine sulphate, pentazoxine lactate, promazine HCl, promethazine, scopalamine HCl và tetracycline HCl. Những chế phẩm được biết là không tương hợp với chlorpromazine HCl: aminophyline, amphotericin B, chloramphenicol sodium succinate, chlorothiazide sodium, dimenhydrinate, methicilline sodium, methohexital sodium, nafcillin sodium, penicilline G potassium, pentobarbital sodium, phenobarbital sodium và thiopental sodium. Tính tương hợp phụ thuộc vào các yếu tố như pH, nhiệt độ và chất pha loãng được sử dụng. . Chỉ định Trên lâm sàng, chlorpromazine dùng làm thuốc an thần, chống nôn mửa ở thú nhỏ, ngăn tiết. apomorphine gây ói trên chó nhưng không có tác dụng trên mèo. Ngăn ói mửa do morphin trên chó nhưng không ngăn được ói mửa do sulphate đồng hoặc digitalis glycoside. . Dược động học Chlorpromazine được hấp thu nhanh sau khi uống, chuyển hóa ở gan. Thuốc cũng được hấp. thu nhanh qua tiêm bắp nhưng tác dụng chậm hơn so với tiêm tĩnh mạch. Chlorpromazine phân phối khắp cơ thể và tập trung ở não cao hơn trong huyết tương. 95% chlorpromazine trong huyết tương liên kết với protein huyết tương (phần lớn với albumin). Thuốc được chuyển hóa ở gan và thận nhưng bài thải thuốc chưa được biết rõ, đặc biệt trên chó và mèo.. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> . Chống chỉ định/ chú ý Nên dùng đường tiêm tĩnh mạch vì thuốc có thể gây sưng và xót cơ nếu tiêm bắp tốc độ. nhanh. . Bất lợi/ cảnh báo Chloromazine có thể gây hội chứng extrapyrimidal ở mèo khi dùng liều cao. Những dấu. hiệu bao gồm rùng mình (tremor), run rẩy, không linh động và không được thư giãn đúng mức. Gây chết (lethagry), tiêu chảy, mất khả năng co thắt cơ vòng hậu môn. Gây mất điều hòa ở ngựa do vậy ngựa dễ bị kích thích và trở nên hung dữ chính vì vậy ngày nay chloromazine rất ít được sử dụng trên ngựa. . Tương tác thuốc Ngộ độc Physotigmin có thể bị ảnh hưởng bởi chloromazine. Ngộ độc bởi thuốc diệt cỏ. paraquat bị tăng lên bởi chloromazine. Barbiturates, narcotics có thể tăng hiệu quả khi phối hợp phenothiazines. Quinidine phối hợp với phenothiazine làm giảm đau trên tim. Các thuốc chống tiêu chảy (Kaolin/ pectin, bismush subsalicilate) và các chất kháng acid (antacids) giảm hấp thu được dùng qua đường uống. Propranolon kết hợp với phenothiazine có thể tăng nồng độ của cả hai chất này trong máu. Phenothiazine ngăn chặn thụ thể ?- adrenegic nếu dùng epinephrine sau đó. Chuyển hóa phenytoin bị giảm nếu dùng đồng thời với phenothiazine. Hoạt động của Procain có thể bị ảnh hưởng bởi phenothiazine. Dipyron kết hợp với phenothiazine làm giảm thân nhiệt nghiêm trọng. . Liều dùng Chó, mèo Chống nôn: 0.5mg/kgP, tiêm bắp (De Novo, 1986). Giảm đau: 3mg/kg P, đường uống. Tiền mê: dưới 1.1mg/kg, IM 1-1.5 giờ trước khi giải phẫu (Booth, 1988). Chống nôn: 0.05mg/kg, IV hoặc 0.5mg/kg, SQ. Giãn cơ do co giật tetanus: 2mg/kg, IM (Morgan, 1988) Bò: 0.22-1 mg/kg, IV; 1.0 – 4.4 mg/ kg, IM (Howard, 1986) Liều uống: 1 – 2 mg / kg thể trọng, 2 – 4 lần / ngày Tiêm bắp: 0,5 – 1 mg / kg thể trọng, 2 – 4 lần / ngày Tiêm tĩnh mạch: 0,5 mg / kg thể trọng, 2 – 4 lần / ngày Bệnh Colic ở ngựa: 1,5 mg / kg thể trọng, tiêm bắp. (4) DIAZEPAM. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> . Cấu trúc hoá học. C16 H13ClN2 O . Tính chất hóa học Là benzodiazepin, diazepam có màu trắng đến màu vàng, dạng bột tinh thể, không mùi,. nhiệt độ tan chảy 131-135oC, pKa =3.4. Diazepam không đắng lúc đầu nhưng rất đắng sau khi nếm lâu. Hòa tan trong nước (1g/333ml), cồn (1g/25ml), tan kém trong propylenglycol. Kết hợp với benzoic acid hoặc sodium benzoate để tạo thành dung dịch tiêm có pH =6.2-6.9. . Dược lực học Diazepam cũng như những benzodiazepin khác làm suy nhược vùng đồi và vùng dưới đồi. của não vì vậy nó có tác dụng an thần , giãn cơ và chống co giật. Cơ chế hoạt động chưa được biết rõ nhưng nguyên lý cơ bản bao gồm: đối kháng với serotonin, tăng giải phóng hoặc tạo điều kiện cho gamma – aminobutyric acid hoạt động, giảm giải phóng acetyl ở não. Những receptor đặc biệt của benzodiazepin được định vị ở não, thận, gan, phổi và tim của động vật hữu nhũ, những loài khác thì chưa được biết. . Chỉ định An thần, giãn cơ, tăng tín h thèm ăn, chống co giật.. . Dược động học Diazepam hấp thu nhanh qua đường uống, mức cao nhất trong huyết tương khoảng 30 phút. đến 2 giờ sau khi uống. Thuốc hòa tan mạnh trong lipid và phân phối khắp cơ thể, có thể vào sữa; nó qua được hàng rào máu não và liên kết rất mạnh với protein huyết tương. Diazepam được chuyển hóa ở gan tạo thành chuyển hóa chất bao gồm: desmethyldiazepam (nordiazepam), temazepam và oxazepam; những chất này liên kết với glucuronic và bài thải qua nước tiểu. . Chống chỉ định/ chú ý Tiêm chậm khi tiêm tĩnh mạch trên thú nhỏ, có thể gây nghẽn mạch, shock, không dùng cho. thú mang thai và nuôi con. Sử dụng chú ý đối với bệnh nhân bị bệnh gan, thận, suy nhược hoặc già yếu. Thuốc có thể giảm khả năng của thú làm việc. Thú con được sinh ra từ thú mẹ đã nhận. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> benzodiazepines tác động ngắn với liều quá cao trước khi sinh sẽ bị chứng khó thở, suy yếu đáp ứng chuyển hóa với stress lạnh. . Bất lợi/ cảnh báo Thay đổi hoạt động ở mèo (dị ứng, suy nhược, hành vi khác thường) sau khi dùng diazepam,. ngoài ra những thông tin gần đây cho biết diazepam còn ảnh hưởng đến gan khi dùng qua đường uống. . Tương tác thuốc Chuyển hóa của diazepam có thể giảm và an thần quá mức có thể xảy ra nếu dùng chung với. các thuốc sau: cimetidin, erythromycine, isoniazid, ketoconazole, propranolol và valproic acid. Antacids ảnh hưởng đến hấp thu thuốc vì vậy cần cấp thuốc cách nhau 2 giờ để tránh khả năng tương tác này. Tác động dược lực của digoxin có thể gia tăng, kiểm tra các mức digoxin trong huyết thanh hoặc các triệu chứng ngộ độc. Rifampin ảnh hưởng đến các enzyme của hệ thống microsomal gan và làm giảm hoạt tính dược lực của benzodiazepines. . Liều lượng Chó An thần: 0.2-0.6mg/kg, IV; 0.25mg/kg, PO (Morgan, 1988) Động kinh: 0,5-1mg/kg, IV Co giật: 1-4mg/kg Mèo Kích thích tính thèm ăn: 0.05-0.15mg/kg, IV. Động kinh:0.5-1mg/kg, IV Thuốc tiêm: 2 ml = 10 mg Liều dùng tiêm bắp: 0,2 mg / kg thể trọng. (5) ACEPROMAZINE . Cấu trúc hoá học. C19 H22 N2 O S. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> . Tính chất hóa học Là dẫn xuất của phenothiazin có màu vàng, không mùi, vị đắng, dạng bột. Hòa tan trong. nước (1g/27ml), alcohol ( 1g/13ml), chloroform (1g/3ml). . Dược lực học Acepromazin là một phenothiazine có tác dụng an thần, ngăn chặn receptor của dopamin. phía sau synapse ở hệ thần kinh trung ương vì vậy ngăn giải phóng dopamin do đó ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, mức chuyển hóa cơ bản, động kinh, áp suất mạch máu, cân bằng hormon và sự tỉnh táo. . Chỉ định Dùng cho chó, mèo trong trường hợp dị ứng da, chóng ói và gây mê. Trên ngựa, dùng gây tê. cục bộ. Được sử dụng như là thuốc an thần trên heo, bò, thỏ, cừu và dê. Acepromazine còn được dùng để giảm ảnh hưởng tăng thân nhiệt do halothane trên những heo nhạy cảm. Ngoài ra, phenothiazine còn kháng tác động kiểu cholin (anticholinergic), kháng histamin, chống co thắt, ngăn chặn thụ thể ? –adrenergic. Trong thú y, acepromazin dùng chủ yếu với mục đích gây mê. Tác động dược lực của acepromazin bao gồm: chống nôn, chống co thắt và tác động giảm thân nhiệt. Một vài nghiên cứu cho biết, acepromazin có tác động chống co giật nhưng về mặt thú y cho thấy không nên dùng phenothiazine cho thú bị động kinh hoặc những tổn thương có thể dẫn đến co giật. Acepromazine có thể làm giảm nhịp hô hấp nhưng rất ít hoặc không liên quan đến chất khí trong máu (blood gas), độ bão hòa pH hoặc oxyhaemoglobin. Liều phụ thuộc vào sự giảm hematocrit thường thấy khoảng 30 phút sau khi dùng trên ngựa và chó. Chỉ số hematocrit ở ngựa giảm 50% so với trước khi dùng. Ngoài ra, làm suy yếu áp suất máu trong động mạch trên chó, gây tăng áp suất tĩnh mạch trung tâm. . Dược động học Dược động học của đã được nghiên cứu trên ngựa (Ballard và cộng sự, 1982). Thuốc được. phân phối với thể tích lớn và hơn 99% liên kết với protein huyết tương. Tác động chậm, khoảng 15phút sau khi tiêm tĩnh mạch. Hiệu quả cao nhất từ 30-60 phút sau tiêm. Acepromazine chuyển hóa ở gan và bài thải qua nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa liên kết hoặc không liên kết. Chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu ngựa khoảng 96 giờ sau khi dùng thuốc. . Chống chỉ định Chú ý trong sử dụng hoặc dùng liều thấp đối với thú bị suy giảm chức năng gan, bệnh tim và. suy nhược cơ thể. Do ảnh hưởng làm giảm huyết áp, acepromazine chống chỉ định đối với những. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> bệnh nhân bị giảm oxi huyết và shock. Tiêm chậm tĩnh mạch. Acepromazine không có hiệu quả làm giảm đau. Chó nhạy cảm với thuốc hơn các loài khác như giảm huyết áp, suy giảm chức năng tim mạch. . Liều lượng. Chó: Tiền mê:0.03- 0.05mg/kg, IM. An thần: 0.025-0.2mg/kg, IV. Gây mê: 0.1-0.2 mg/kg, IV. Mèo: An thần: 0.05-0.1 mg/kg, IV. Thỏ: An thần: 1mg/kg, IM. Bò: An thần: 0.01-0.02 mg/kg, IM. Dạng uống: dùng cho chó, mèo Liều dùng: 1 – 3 mg / kg thể trọng Dạng chích: Komisirastress Liều dùng: 0,05 – 0,1 mg / kg thể trọng (6) FLUMAZENIL . Cấu trúc hoá học. . Tính chất hóa học Là chất đối vận benzodiazepin, flumazenil là dẫn xuất 1,4-imidazobenzodiazepin. Benzodiazepin tương hợp với các chất sau: lactated Ringer’s, D5W hoặc nước muối bình. thường. . Dược lực học Flumazenil là chất ức chế cạnh tranh của benzodiazepines tại receptor benzodiazepine ở hệ. thần kinh trung ương. Nó gây trung hòa tác dụng an thần của benzodiazepin.. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> . Sử dụng/chỉ định Flumazenil được sử dụng để phá hủy tác dụng của sau khi benzodiazepin được dùng liều. điều trị hoặc dùng quá liều. Flumazenil rất hữu hiệu trong điều trị bệnh ở não đặc biệt là bệnh mãn tính, khó chữa. . Dược động học Flumazenil thường dùng đường tiêm tĩnh mạch. Nó được phân phối nhanh và cũng được. chuyển hóa nhanh ở gan. Ở người, thời gian bán hủy của thuốc trung bình khoảng 1 giờ. . Chống chỉ định/chú ý/an toàn cho thú sinh sản Flumazenil chống chỉ định cho bệnh nhân nhạy cảm với nó hoặc những benzodiazepin khác.. Flumazenil cũng không được dùng cho bệnh quá liều nghiêm trọng thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Ở liều cao, Flumazenil đã gây quái thai ở một vài thú thí nghiệm. Trong thời gian mang thai chỉ được dùng thuốc khi cần thiết. . Bất lợi/cảnh báo Ở người, Flumazenil động kinh ở một vài bệnh nhân. Ngoài ra, flumazenil còn gây phản. ứng tại chổ tiêm, ói mửa, giãn mạch ở da, mất thăng bằng, thất điều vận động, ảo giác. . Tương tác thuốc Flumazenil không làm thay đổi dược động học của benzodiazepin. Hiệu quả của những. benzodiazepin tác động kéo dài sẽ được tăng lên sau khi tác dụng của flumazenil giảm xuống. . Liều lượng. Chó, mèo: Chất đối vận của benzodiazepines: 2-5mg/kg, IV (Bednarski, 1992), 0.1mg/kg, IV (Ilkiw, 1992). 2.1.3. Thuốc giảm đau Thuốc giảm đau là thuốc làm giảm hoặc mất cảm giác đau và không tác động lên nguyên nhân gây đau. Khác với thuốc mê, thuốc giảm đau không làm mất các cảm giác khác. Có hai loại thuốc giảm đau: - Thuốc giảm đau gây ngủ hay gây nghiện: morphine và các thuốc giảm đau loại opioid. Các thuốc này làm giảm các cơn đau nội tạng. - Thuốc giảm đau hạ sốt hay giảm đau không gây nghiện: aspirin và dẫn xuất salicylat, các thuốc này có tác dụng làm giảm đau nguồn gốc ngoại biên, làm hạ sốt và kháng viêm. 2.1.3.1. Sinh lý về cảm giác đau Có hai loại cảm giác đau:. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Cảm giác đau nguồn gốc ngoại biên: thường là sự đau có xác định vị trí do sự dẫn truyền cảm giác từ những đầu tận cùng cảm giác ở da đi đến vỏ não như đau răng, đau cơ… - Cảm giác đau phân tán sâu: là sự đau không xác định vị trí, các cảm giác bắt nguồn từ các cơ quan nội tạng sâu như dạ dày, tim, phổi. Đường cảm giác đau có 3 nơron: - Nơron 1: nơron lưỡng cực (nơron T) tận cùng ở da, nội tạng đi đến sừng sau tủy sống. - Nơron 2: đi từ tủy sống lên đồi thị. - Nơron 3: từ đồi thị lên vỏ não. Đồi thị là nơi chọn lọc những cảm giác để đưa lên vỏ não và xác định những phản ứng thực vật có tính bảo vệ như mở rộng con ngươi, tăng nhịp tim và hô hấp, co mạch hoặc giãn mạch, bài tiết dịch… Tất cả tạo thành dấu hiệu của sự đau. Vỏ não phân tích cảm giác đau và xác định phản ứng đối phó. Tế bào T của sừng tủy sống giữ vai trò quan trọng trong dẫn truyền cảm giác đau. Cảm giác đau chỉ khởi phát khi tần số những xung lực rời khỏi tế bào này trên ngưỡng. Khi có kích thích mạnh tế bào tiết các chất như prostaglandin làm nhạy cảm receptor gây đau tạo xung lực theo đường cảm giác đau về trung ương. Các thuốc làm giảm đau ức chế tổng hợp prostaglandin nên ngăn cản phát sinh các xung lực gây đau. 2.1.3.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau a) Nên điều trị sớm trước khi cơn đau xảy ra , ngăn đau cấp trở thành đau mãn tính khó chữa. b) Thuốc là cách cơ bản nhưng điều trị bằng tâm lý, vật lý (xoa bóp, nhiệt lạnh) cũng làm tăng tác dụng của thuốc giảm đau. c) Lựa chọn thuốc thích hợp nhất: Theo WHO (1986) điều trị đau mãn tính theo kiểu bậc thang (nếu cơn đau kéo dài hoặc gia tăng). Giai đoạn 1: không opioid (như NSAIDs) Giai đoạn 2: không opioid + thuốc phối hợp Giai đoạn 3: opioid yếu + không opioid + thuốc phối hợp Giai đoạn 4: opioid mạnh + không opioid và thuốc phối hợp d) Tối ưu hóa đường sử dụng: Đường uống thông dụng nhất nhưng không đủ hiệu lực với loại đau nặng (ung thư tiến triển …) và phải dùng thường xuyên (morphine 2-3 giờ uống 1 lần) vì vậy phải thay bằng morphine và phóng thích chậm hoặc dùng chất có t1/2 dài như methadon. Đường tiêm truyền tĩnh mạch có nhiều ưu điểm hơn đường uống và IM (IM hấp thu thay đổi và khởi phát chậm). Bất lợi của tiêm truyền tĩnh mạch là phải đâm kim vào tĩnh mạch, tiêm truyền dưới da tránh được nhược điểm đó. Đường. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> cho thuốc qua da được sử dụng thành công với fentanyl- loại opioid tan trong lipid. Điều tiện lợi của đường thấm thuốc qua da là đơn giản, không gây tổn thương mô nhưng không chuẩn độ được nồng độ trong máu trong thời gian ngắn để đạt được tốc độ giảm đau tối ưu cho tất cả bệnh nhân. Đường tiêm ngoài màng cứng và tiêm trong vỏ nhằm đưa một lượng thuốc nhỏ đến gần vị trí tác động nên hiệu lực giảm đau rất tốt với rất ít hiệu lực toàn thân. Các thuốc ít tan trong lipid (morphine) khởi phát tác động chậm nhưng thời gian giảm đau kéo dài, ngược lại các thuốc tan nhiều trong lipid (như methadone, meperidine, fentanyl, sulfentanyl) khởi phát tác động nhanh nhưng thời gian giảm đau ngắn (do thuốc khuếch tán nhanh và rời não nhanh. e) Cá thể hóa liều dùng: một điểm chung của opioid giảm đau là khác biệt lớn về liều giảm đau tối ưu giữa các bệnh nhân. Khắc phục điều đó bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch được chuẩn độ. f) Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau để trị đau do ung thư - Chọn thuốc giảm đau thích hợp - Xác định liều dùng dựa trên nhu cầu bệnh nhân - Chế độ liều chia đều trong ngày, tránh dùng khi cần. - Dùng chặn trước cơn đau, tránh cơn đau xảy ra mới dùng thuốc - Giảm đến mức thấp nhất tác dụng an thần và các tác dụng phụ khác - Nên sử dụng đường uống bất cứ khi nào có thể - Điều trị sớm buồn nôn và táo bón - Sử dụng thuốc phối hợp bất cứ khi nào cần - Dung nạp và lệ thuộc thuốc không phải là vấn đề đáng quan tâm (1) ANALGIN. Analgin là một loại thuốc ức chế thần kinh trung ương. Analgin 20% . Tính chất Analgin có bản chất hóa học là natri methylaminophenyl dimethylpyralon-methan-sulfonat. Analgin 20% chứa các thành phần với hàm lượng sau: Analgin......................................................................... 20g. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Dung môi và chất bảo quản VĐ .............................. 100ml Chế phẩm là một dung dịch trong suốt, không màu, có pH trong phạm vi 5,0 - 7,0, đóng trong ống 2mL. Bảo quản tránh ánh sáng. . Tác dụng Analgin tương tự như Pyramidon, có tác dụng nổi bật làm giảm đau, cắt nhanh cơn đau và. lập lại chức năng sinh lý bình thường của hoạt động thần kinh. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống thấp khớp và có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt trong chừng mực nhất định. . Chỉ định. Trong thú y học, Analgin được dùng trong: - Điều trị các chứng đau dạ dày - ruột cấp tính gây đau dữ dội như hội chứng đau bụng ngựa, chướng bụng đầy hơi cấp tính ở loài nhai lại, nhờ có khả năng khôi phục hoạt động tiêu hóa và bình thường hóa nhu động ruột. - Điều trị bệnh giãn dạ dày cấp tính kèm theo đau bụng (nên phối hợp với các loại thuốc chống lên men). - Điều trị viêm, phong thấp cơ, thấp khớp, đau dây thần kinh. . Liều lượng - Tiêm thuốc vào bắp thịt, dưới da hay tĩnh mạch với liều: Trâu, bò, ngựa:. 10 - 20ml. Lợn, dê cừu:. 5 - 15ml. Chó:. 2 - 5ml. (2) CODEIN PHOSPHATE . Tính chất hóa học Codein ít tan trong nước nhưng dễ tan trong cồn. Codein có màu trắng, mịn, dạng bột tinh. thể. . Dược lực học Codein được dùng để làm giảm ho, giảm cơn đau nhẹ rất tốt.. . Chỉ định Dùng đường uống đối với thú nhỏ để làm giảm đau trong trường hợp salicilate không có. hiệu quả hoặc những thuốc giảm đau dùng đường ngoại tiêu hóa khác không đảm bảo. Nó cũng được sử dụng như một chất chống ho hoặc chống tiêu chảy. . Dược động học Sau khi uống, những muối codein hấp thu rất nhanh, dùng thuốc qua đường uống có hiệu. quả hấp thu bằng 2/3 đường ngoại tiêu hóa, tác động sau 30 phút, hiệu quả giảm đau có thể kéo dài. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 4-6 giờ; thuốc được chuyển hóa ở gan và bài thải qua nước tiểu, thuốc có thể qua nhau thai, qua sữa. . Chống chỉ định Tất cả các thuốc giảm đau nên sử dụng chú ý đối với các thú bị nhược năng tuyến giáp, bệnh. thận, không dùng cho thú nhạy cảm với thuốc giảm đau gây ngủ (narcotic) thú già yếu, bệnh tật; tiêu chảy do ngộ độc thức ăn cho đến khi thức ăn bài thải hết ra ngoài hoặc dùng lặp lại trong các trường hợp viêm ruột. Không dùng codein trong các trường hợp chấn thương ở vùng đầu, tăng áp suất máu ở não hoặc các căn bệnh cấp tính ở xoang bụng (đau bụng ngựa). Lưu ý trên bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp hoặc suy giảm chức năng hô hấp cấp tính. Không dùng kết hợp với sản phẩm có chứa acetaminophene cho mèo. Tác dụng giảm đau yếu hơn Morphin, nhưng mạnh hơn các thuốc giảm đau hạ sốt khác. . Bất lợi/cảnh báo Codein có khả năng dung nạp tốt tuy nhiên bất lợi cũng có thể xảy ra đặc biệt ở liều cao hoặc. liều lặp lại. Thường thấy tác dụng gây ngủ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến dạ dày-ruột bao gồm biếng ăn, ói mửa, táo bón, tắc ruột, co thắt ống tụy và ống mật. Trên mèo, thuốc có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương như dễ bị kích động, rùng mình, co giật. . Quá liều/ ngộ độc cấp tính Quá liều dẫn đến suy giảm hô hấp và thần kinh trung ương ở hầu hết các loài. Ảnh hưởng. khác bao gồm suy tim mạch, giảm thân nhiệt, nhược trương cơ xương. Naloxon được dùng để điều trị suy giảm hô hấp. Khi quá liều nghiêm trọng, nên dùng liều lặp lại naloxon và cần tuân thủ chặt chẻ để tác hại của naloxon có thể giảm bớt trước khi các mức dưới độc tố (subtoxic) của codein có thể đạt được. . Tương tác thuốc Các loại thuốc mê, thuốc kháng histamin, phenothiazin, barbiturate, thuốc an thần,. alcohol…làm tăng suy giảm hô hấp và thần kinh trung ương khi phối hợp với meperidine. Các thuốc kháng cholinergic kết hợp với codein làm tăng tình trạng táo bón. Ở người, meperidin (phức hợp liên kết với codein) được chống chỉ định ít nhất 15 ngày sau khi nhận MOA (monoamine oxidase inhibitots) (ít được dùng trong thú y). Tác dụng phụ: Gây táo bón, ức chế hô hấp. Dùng lâu có thể gây nghiện Không dùng cho trường hợp ho có nhiều đờm vì gây tích đờm ở phế quản. Biếng ăn, ói, táo bón, tắc ruột, co thắt ống dẫn mật và tụy.. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> . Liều dùng Chó: Chống ho: 0.1-0.3mg/kg, PO. Giảm đau: 0.5-1mg/kg , PO. Chống tiêu chảy: 0.25-0.5mg/ kg PO, (cho uống) 0.3 -0.6 mg /kg thể trọng, ngày 3 lần.. (3) MORPHIN . Cấu trúc hoá học. C17H19NO3. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> . Tính chất Morphin là Alcaliot chính, chiết xuất từ nhựa cây thuốc phiện (Papaver somniferum L.) với. tỷ lệ 9 – 10%. Thuốc độc Bảng A. Morphin có dạng kết tinh hình kim màu trắng, không mùi, vị rất đắng, khó tan trong nước. Các muối clohydrat và sulfat dễ hòa tan hơn trong nước, tan trong rượu và ff. Những thuốc tương hợp với morphine sulphate:Atropin sulphate, benzquinamid HCl, burorphanol tartrate, chlopromazin HCl, diphenhyhydramin HCl, dobutamin HCl, droperidol, fentanyl citrate, glycopyrrolate, hydroxyzine HCl, metoclobramide, pentazocine lactate, promazine HCl, scopolamin HBr và succinylcholine chloride. Những thuốc không tương hợp với morphine sulphate: aminophyllin, chlorothiazid sodium, heparin sodium, meperidin, pentobarbital sodium, phenobarbital sodium, phenytoin sodium, sodium bicarbonate và thiobental sodium. Muối dược dụng là clohydrat ngậm 3H2O. Trong cơ thể, Morphin liên kết với protein huyết tương. Chúng bị vô hoạt ở gan thành các dẫn chất glycurono hay sunfo – kết hợp, được bài tiết qua đường nước tiểu và đường mật (chu trình ruột – gan). . Tác dụng Morphin là thuốc an thần mạnh, có tác động lên tất cả các chứng đau. Nó cố định trên các. thụ thể Morphin. Sự cố định này gây nên sự hoạt hóa các nơron ức chế của tủy sống và trên tủy mà chúng phong bế thông tin đau đớn ở tủy và thần kinh trung ương. Tác dụng giảm đau của Morphin phụ thuộc vào liều lượng, đường cho thuốc và tính nhạy cảm của cá thể. Morphin là chất gây nghiện và gây trạng thái sảng khoái, đôi lúc kèm theo hoang tưởng, ảo giác.. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Gia súc phản ứng đối với thuốc rất khác nhau và phần lớn chúng (ngựa, lừa, trâu, bò, dê, lợn, mèo) biểu hiện bồn chồn. Morphin là chất kích thích ở ngựa khi tiêm dưới da, nhưng là chất làm êm dịu khi tiêm tĩnh mạch, nên được dùng điều trị chứng đau bụng ngựa. Thuốc gây giãn mạch, làm chậm nhịp tim nhẹ. Thuốc gây tác dụng thay đổi trên trung tâm gây nôn. Thuốc ức chế nhu động ruột, làm suy yếu bài tiết dịch tiêu hóa, tăng trương lực các cơ thắt (có chiều hướng gây táo bón, giữ nước tiểu). . Chỉ định - Các cơn đau dữ dội, cấp tính bên ngoài (da, niêm mạc) hay ở sâu (xương khớp, nội tạng). của các loài gia súc. - Làm dịu đau toàn thân, tiêm tĩnh mạch trong các chứng đau bụng ngựa (với liều 0,25 – 0,5g một hay hai lần tiêm). Cũng được dùng với liều thấp trong chứng đau dạ dày do hạ vị mở rộng. . Dược lực học Mèo, ngựa, cừu, dê, bò và heo rất có hiệu quả khi dùng Morphine trong khi chó, người và. loài linh trưởng khác không nhạy với Morphine. Cả chó và mèo đều ói khi dùng Morphine; ngựa, thú nhai lại và heo thì không. Giống như meperidin, morphine có thể gây phóng thích histamin từ tế bào mast. Morphine có hiệu quả chống ho trên chó tuy nhiên thuốc có thể làm giảm thân nhiệt trên chó và thỏ. Ngược lại thân nhiệt có thể gia tăng ở bò, dê, ngựa và mèo. Gây co đồng tử ở người, thỏ và chó. Trên người, morphine được sử dụng như chất làm giảm đau trong điều trị chứng nhồi máu cơ tim và sung huyết tim, là sự lựa chọn tối ưu trong điều trị hội chứng tim phổi ở chó. Morphine có thể gây giảm nhu động và giảm sự tiết dịch ở dạ dày ruột. Trên chó, morphine gây giảm nhu động ruột và dẫn đến táo bón. Sự tiết dịch dạ dày và dịch mật có thể giảm sau khi tiêm nhưng sau đó HCl của dịch dạ dày có thể tăng lại. Morphin có thể gây tiểu nhiều, nhưng liều cao (>2.4mg/ kgP, IV) sự tiết nước tiểu có thể giảm do giải phóng hormone ADH (antidiuretic hormon), là nguyên nhân gây tăng sức trương bàng quang vì vậy có thể gây khó khăn khi đi tiểu. . Dược động học Morphine được hấp thu khi tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, qua trực tràng. Tập trung nhiều nhất ở. thận, gan, phổi, thấp nhất ở não, qua nhau thai, những mức thấp hơn tìm thấy ở nhu mô và morphine dạng tự do tìm thấy ở cơ xương. Morphine gây đờ đẩn ở thú mới sinh nếu cấp thuốc cho thú trong thời gian mang thai, qua sữa mẹ dù ở liều nhỏ.. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài thải qua thận. Do mèo chuyển hóa không hoàn toàn qua đường này vì vậy thời gian bán hủy thuốc có thể kéo dài. Ở ngựa, thời gian bán hủy của thuốc trong huyết thanh được biết là khoảng 88 phút sau khi dùng liều 0.1mg/ kg P, IV. Những liều có thể phát hiện trong huyết thanh khoảng 48 giờ và 6 ngày trong nước tiểu. Thỡi gian bán hủy thuốc trên mèo khoảng 3 giờ. - Morphine được sử dụng trong điều trị các cơn đau cấp tính ở chó, bò, ngựa, heo, dê, cừu; dùng làm thuốc tiền mê ở chó và heo; chống ho, chống tiêu chảy và một số bất thường trên tim chó. . Chống chỉ định Lưu ý các trường hợp bệnh sau: bệnh thận, những bệnh cấp tính ở xoang bụng (colic), bệnh. đường niệu, thú già yếu… . Liều lượng Morphin clohydrat dùng để tiêm tĩnh mạch hay tiêm dưới da. Đôi lúc dùng dưới dạng xirô,. rượu thuốc, bột thuốc… 1. Dung dịch tiêm 1% (1mL chứa 1cg Morphin clohydrat). Xirô Morphin. 20g chứa 1cg. Morphin clohydrat (Bảng C). Bột Morphin. 10g chứa 1cg. -. Rượu thuốc Morphin. 1g chứa 1cg. Morphin clohydrat (Bảng C). Cao Morphin. 5cg – 1cg. -. Laudanum Sydenham. 1g – 1cg. -. Xirô thuốc phiện. 20g –1cg. -. 100g – 1cg. -. Khoảng 1g – 1cg. -. Xirô diacode Bột Dover. 2. Tiêm dung dịch 1% Morphin clohydrat cho gia súc với liều sau: Động vật. Liều điều trị. Liều độc. 25 – 75cg. 3 – 5g. Trâu, bò. 0,5 – 1g. 4 – 5g. Chó, lợn. 5mg – 5cg. 1g. Chó nhỏ. -. 0,10g. Mèo. -. -. Ngựa. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 3. Cho gia súc uống các chế phẩm thuốc phiện: Động vật. Bột thuốc phiện. Chiết xuất thuốc phiện. Rượu thuốc phiện. 6 –10g. Liều ít hơn ½. 50 –100g. Trâu bò. 10 – 15g. so với bột. 50 – 100g. Chó lớn. 0,1 – 0,5g. thuốc phiện. 1 – 5%. Chó nhỏ. 0,05 – 0,10g. -. -. 0,5 – 1g. Ngựa. Mèo. Xirô thuốc phiện. Xirô diacode Gấp 4-5 lần. Bằng thìa cà phê,. Chó. Liều xirô thuốc. 4 – 16 thìa / ngày 1-3 thìa cà phê/ ngày. Mèo. Phiện / ngày 4-12 thìa cà phê/ ngày. Xirô Morphin Cùng liều Với xirô Thuốc phiện. (4) MEPERIDINE HCl . Cấu trúc hoá học. . Tính chất hóa học Là thuốc giảm đau opiate tổng hợp, meperidine HCl có màu trắng, dạnh tinh thể hoặc dạng. bột, không mùi, rất hòa tan trong nước, tan yếu trong dung dịch ether và alcohol, pKa=7.7-8.15 và nhiệt độ tan chảy 186-189 oC. Meperidine còn được biết đến với tên khác nhau: Pethidine HCl, Dolantin, Dolantol, Eudolate hay Isonipecaine. Một số chất được biết là tương hợp với meperidine: sodium chloride 0.45 &0.9%, dung dịch tiêm Ringer’s, Ringer’s lactate, dextrose 2.5, 5, 10%, phức hợp muối-dextrose, atropin, benzquinamide,. butorphanol,. chlopromazine,. dimenhyhirinate,. diphenhyhidramine,. HCl,. dobutamine, droperidol, fentanyl citrate, glycopyrrolate, metochlopramide, pentazocine lactate, promazine HCl, succinyl choline và vepramyl HCl. Các chất không tương hợp với meperidine bao gồm: aminophylline, methyl prednisolone. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> succinate, amobarbital sodium, heparine sodium, hydrocortisol sodium succinate, methicilline, nitrofurantoin sodium, oxytetracyclin HCl, pentobarbital sodium, morphine sulphate, phenytoin sodium, sodium iodine, tetracyclin HCl, thiopentalsodium và thiamylal sodium. . Dược lực học Meperidine được sử dụng để giảm đau, dùng trước khi giải phẫu, và là thuốc gây mê bổ. sung. Tiềm lực của Meperidine cũng giống như morphine, thời gian tác động có phần ngắn hơn. Nó ít gây suy giảm hô hấp của bào thai hơn hầu hết các loại narcotic khác và vì vậy nó phù hợp hơn cho gây mê trong sản khoa. Meperidine gây phóng thích histamin giống như morphine. Ở liều thấp hơn liều giảm đau, meperidine không có tác dụng chống ho. Meperidine kết hợp có hiệu lực chủ yếu với thuốc an thần promethazine tạo thành sản phẩm độc quyền MEPERGAN; nó được sử dụng như thuốc an thần/giảm đau trước khi giải phẫu. Meperidine ít gây giữ lại nước tiểu, táo bón, chống ho so với morphine. Không giống như hầu hết thuốc giảm đau narcotic khác, liều điều trị của meperidine có thể gây giãn đồng tử vì vậy cần chú ý (hoặc tránh) sử dụng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp. Liều gây độc của meperidine không chỉ gây suy giảm hô hấp giống như morphine mà có có dấu hiệu kích thích ở vùng vỏ não: giật cơ, rùng mình, phản xạ quá mức, tăng đáp ứng với kích thích bên ngoài, ảo giác, động kinh. . Dược động học Sau khi tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, hiệu quả giảm đau cao nhất sẽ xảy ra sau 30 phút đến 1. giờ, tiêm bắp thuốc có tác động nhanh hơn. Thời gian tác động kéo dài 1-6 giờ ở hầu hết các loài. Ở chó và mèo, thời gian tác động trung bình 1-2 giờ ở những liều được sử dụng trên lâm sàng. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan và khoảng 5% thuốc được bài thải ở dạng còn hoạt tính trong nước tiểu. . Chỉ định/ sử dụng Thuốc được sử dụng như thuốc giảm đau ở một vài loài khác nhau. Nó được sử dụng để an. thần/giảm đau ở thú nhỏ để giảm đau sau khi giải phẫu. Trên ngựa, thuốc được dùng để điều trị chứng colic (đau bụng) và phần lớn ở các loài khác thuốc được dùng để giảm đau thông thường. . Chống chỉ định Meperidine chống chỉ định trên bệnh nhân bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn cho đến khi độc. tố được bài thải ra khỏi đường tiêu hóa. Meperidine nên sử dụng chú ý trên bệnh nhân bị chấn thương đầu, tăng áp suất trong sọ và tình trạng cấp tính ở bụng (colic) vì có thể gây không chính xác trong chẩn đoán hoặc trong xử lý lâm sàng. Bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp hoặc suy giảm hô hấp cấp tính (phù phổi thứ yếu do khối của thuốc mê bay hơi). Thuốc giảm đau opiate cũng. 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> chống chỉ định đối với bệnh nhân bị đốt bởi loài bọ cạp Centruroides sculpturatus Ewing và C.gertschi Stahnke bởi vì chúng làm cho nọc độc trở nên có độc lực. . Bất lợi/cảnh báo Meperidine có thể gây dị ứng khi tiêm dưới da và tiêm rất chậm vào tĩnh mạch hoặc có thể. làm giảm huyết áp. Ở liều thông thường, mối quan tâm đầu tiên là ảnh hưởng của opioids đến chức năng hô hấp. Ở liều tiêm tĩnh mạch, thuốc sẽ gây co phế quản ở chó. Hiệu quả làm êm dịu hệ thần kinh trung ương của thuốc sẽ làm cản trở khả năng làm việc của thú. Aûnh hưởng trên dạ dày ruột bao gồm: buồn nôn, ói mữa và giảm nhu động ruột. Trên chó, meperidine có thể gây giãn đồng tử (không giống morphine). Nếu cấp thuốc qua đường uống, thuốc có thể gây dị ứng niêm mạc miệng và gây tiết nhiều nước bọt, đặc biệt là ở mèo. Nếu dùng meperidine gây mê cho ngựa thì có thể làm tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi và thở nhanh. . Quá liều Có thể gây suy giảm hô hấp hoặc suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương ở hấu hết. các loài. Những ảnh hưởng khác bao gồm suy yếu tim mạch, hạh tân nhiệt, nhược trương cơ xương. Một vài loài (nhất là mèo) có biểu hiện kích thích ở hệ thần kinh trung ương (phản xạ quá mức, rùng mình) và các biểu hiện động kinh ở liều lớn hơn 20mg/kg. Naloxon là thuốc được chọn để điều trị suy giảm hô hấp. Quá liều nghiêm trọng, naloxon cần dùng thêm liều lặp lại. Pentobarbital thường được dùng để điều trị các kích thích ở hệ thần kinh trung ương và động kinh ở mèo. Kết hợp barbiturates với narcotic có thể tăng suy giảm hô hấp. . Tương tác thuốc Các loại thuốc mê, thuốc kháng histamin, phenothiazines, barbiturates, thuốc an thần,. alcohol…có thể làm gia tăng suy giảm hô hấp khi được phối hợp với meperidine. Meperidine chống chỉ định cho bệnh nhân nhận các chất ức chế monoamin oxidase (MOA inhibitors) (hiếm khi được dùng trong thú y) ít nhất 15 ngày sau dùng các chất này. Một vài bệnh nhân đã biểu lộ các dấu hiệu quá liều opiate khi meperidine được dùng ở liều điều trị đồng thời với các chất MOA. . Liều dùng Thuốc cân được tiêm chậm tĩnh mạch. Chó Giảm đau trong viêm thận cấp tính: 5-10mg/kg, IM (Morgan, 1988) Giảm đau khi bỏng: 3 -5 mg/kg, IM (Morgan, 1988) An thần: 5-10mg/kg, IM (. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Tiền mê: 2.5-6.5 mg/kg (Booth, 1988) Mèo Giảm đau: 2-10mg/kg, IM hoặc SC (Jenkins, 1987) An thần: 1-4mg/kg, IM (Morgan, 1988) Tiền mê: 2.2-4.4 mg/kg (Booth, 1988) Bò: giảm đau 3.3-4.4 mg/kg , IM hoặc SC Ngựa: giảm đau 2.2-4mg/kg, IM hoặc 0.2-0.4 mg/kg, IV. Ngựa có thể nhạy cảm với ảnh hưởng kích thích hệ thần kinh trung ương của thuốc vì vậy để hạn chế ảnh hưởng này có thể dùng acepromazine (0.02-0.04mg/kg, IV) hoặc xylazine (0.3-0.5 mg/kg, IV) để IM để giảm bớt sự thay đổi trong của hành vi của thú do thuốc gây ra. Heo: thuốc có tác dụng như chất kiềm chế. Meperidine được sử dụng liều 1-2mg/kg, IM kết hợp với promazine (2mg/kg, IM) hoặc atropin (0.07 -0.09mg/kg, IM) có tác dụng như chất tiền mê 45-60 phút trước khi dùng Barbiturates hoặc thuốc mê bay hơi. Tất cả các thuốc này nên tiêm ở các vị trí khác nhau. (5) PENTAZOCINE LACTATE. C19H27NO . Tính chất hóa học Pentazocine được tổng hợp từ 2 muối khác nhau. Muối hydrochloride, dạng thuốc uống, có. màu trắng, dạng bột tinh thể. Tan trong tự do trong nước và cồn. Dung dịch tiêm được chuẩn bị từ pentazocine không nguyên chất với chất phụ gia là acid lactic. Pentazocine là một base yếu với pKa = 9,0. Một số chất có tính tương hợp với pentazocine lactate:atropin sulphate, benzquinamide HCl, butorphanol tatrate, chlopromazine HCl, dimenhyhydrate HCl, droperidol, fentanyl citrate, hydromorphone, hydroxyzine HCl, meperidine HCl, metochlopramide, morphine sulphate, perphenazine, droxyzine HCl, … Một số chất có tính không tương hợp với pentazocine lactate: aminophylline, amobarbital sodium, flunixine meglumine, glycopyrrolate, pentobarbital sodium, phenobarbital sodium,. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> secobarbital sodium và sodium bicarbonate. . Dược lực học Pentazocine biểu lộ nhiều đặc điểm giống với nhóm chất chủ vận opiate thật sự. Nó có hiệu. lực làm giảm đau bằng một nửa morphine và gấp 5lần meperidine. Nó là chất đối vận (antagonist) rất yếu tại receptor opiate mu khi so sánh với naloxon. Ngoài đặc tính làm giảm đau, pentazocine có thể gây suy giảm hô hấp, giảm nhu động ruột, an thần, chống ho. Đặc tính giúp an thần của thuốc có thể thấp so với các opiates khác và do đó thuốc thường không được dùng để tiền mê trước khi giải phẫu. Trên chó, pentazocine được biết sẽ gây giảm áp suất huyết tam thời. . Dược động học Pentazocine hấp thu tốt sau khi uống, tiêm tĩnh mạch và tiêm dưới da. Do bởi hiệu quả. chuyển hóa ban đầu (first-pass) cao, chỉ khoảng 1/5 liều uống sẽ lưu thông vào cơ thể khi chức năng gan bình thường. Sau khi hấp thu, thuốc được phân phối rộng khắp các mô. Ở ngựa, khoảng 80% thuốc liên kết với protein huyết tương. Pentazocine qua nhau thai và lượng thuốc trong huyết thanh của bào thai chiếm khoảng 60-65% lượng phân phối trong cơ thể thú mẹ. Lượng thuốc đi vào trong sữa thì chưa được biết. Thuốc được chuyển hóa ở gan và bải thải qua thận. Ở ngựa, khoảng 30% thuốc được bài thải bởi glucuronide. Pentazocine và chất chuyển hóa của chúng được phát hiện trong nước tiểu ngựa khoảng dưới 5 ngày sau khi tiêm thuốc. Khoảng 15% thuốc được bài thải không bị biến đổi trong nước tiểu. Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương khác nhau ở các loài:Ngựa Pony =97phút, chó =22phút, mèo=84phút, Heo = 49 phút. Thể tích phân phối cao khoảng 0.59L/kg ở ngựa, 2.78 L/kg ở mèo. Ở ngựa, thuốc bắt đầu hoạt động từ 2-3 phút sau khi tiêm tĩnh mạch, hoạt động mạnh nhất sau 5-10 phút. . Sử dụng/chỉ định Dùng trong đau bụng ở ngựa (colic) hay giảm đau sau khi giải phẫu chổ gãy xương, vết. thương, rối loạn liên quan đến xương sống trên chó. Nó còn được dùng giảm đau cho mèo và heo. . Chống chỉ định/chú ý Tất cả opioates nên được sử dụng chú ý đối với bệnh nhân nhược năng tuyến giáp, bệnh ở. thận. Giống như các opiate khác, pentazocine sử dụng chú ý đối với bệnh nhân bị chấn thương đầu, suy giảm chức năng thần kinh trung ương. Không nên sử dụng pentazocide như thuốc chủ lực trong điều trị căn bệnh mà chỉ nên xen như là thuốc được kết hợp điều trị để làm giảm đau. . Bất lợi/cảnh báo Trên chó, bất lợi thường thấy sau khi dùng thuốc qua đường ngoài tiêu hóa là sự tiết nước. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> bọt. Những bất lợi khác thường thấy ở liều thông thường như rùng mình, ói mữa và sưng phồng ở chổ tiêm. Ở liều rất cao (6mg/kg) chó có thể phát triển chứng thất điều vận động, rùng mình, co giật, sưng chổ tiêm. Ngựa có thể bị thất điều vận động và các triệu chứng kích thích thần kinh trung ương, nhịp mạch và nhịp hô hấp có thể tăng cao. -Quá liều: không nên cho thú ăn trước khi cấp khi thuốc qua đường uống. Các triệu chứng quá liều có thể điều trị với (O2 , chất làm tăng áp lực máu, dịch truyền tĩnh mạch), suy giảm hô hấp có thể điều trị với naloxon. . Tương tác thuốc Thuốc mê, thuốc kháng histamin, phenothiazines, barbiturates, thuốc an thần, alcohol… có. thể tăng suy giảm hô hấp và hệ thần kinh trung ương vì vậy cần giảm liều. . Liều dùng: - Chó: giảm đau: liều đầu 1.65 mg/kg, sau đó 33.3mg/kg, IM. Hiệu lực kéo dài khoảng 3 giờ. Nếu dùng liều lặp lại, nên tiêm ở vị trí khác. - Mèo: giảm đau: 2.2-3.3 mg/kg, SQ, IM hoặc IV (Booth, 1988) - Ngựa: giảm đau: 0.33-0.66 mg/kg SQ, IM hoặc IV (Jenkins, 1987) - Heo: giảm đau: 2.0 mg/kg, IM (Jenkins, 1987).. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> (6) NALOXONE HCL. C19H21NO4 . Tính chất hóa học Là chất đối vận opioate, cấu trúc của naloxone HCl có liên quan đến oxomorphone, dạng bột. mà trắng, pKa=7.94. Naloxone hòa tan trong nước và ít tan trong cồn. Naloxone còn được biết đến với tên khác là N-allylnoroxymorphone. . Dược lực học Naloxone là được xem như chất đối vận opiate thuần túy. Cơ bản thì naloxone không có. hiệu quả giảm đau. Cơ chế tác động của nó thì chưa được biết, nhưng có thể tin rằng hoạt động của thuốc như một chất cạnh tranh đối vận bởi sự liên kết với các vị trí trên receptor opiate mu, kappa và sigma. Naloxone cũng có tác động dược lực ở liều cao bao gồm tăng lượng dopamine trong máu và đối vận GABA. . Dược động học Naloxone chỉ được hấp thu một phần qua đường uống vì thuốc nhanh chóng bị phá hủy khi. vào đường tiêu hóa do vậy cần dùng liều cao hơn rất nhiều khi cấp thuốc qua đường này. Khi thuốc được cấp qua đường tĩnh mạch, naloxone bắt đầu hoạt động rất nhanh từ 1 -2 phút, tiêm bắp khoảng 5 phút sau khi cấp thuốc. Thời gian tác động kéo dài 45-90 phút nhưng có có thể lên đến 3 giờ. Naloxone phân phối nhanh đến khắp cơ thể, mức cao nhất tìm thấy ở não, thận, lách, cơ xương, phổi và tim. Thuốc cũng dễ dàng qua nhau thai. Naloxone được chuyển hóa ở gan, bài thải qua nước tiểu. Ở người, thời gian bán hủy của thuốc là khoảng 60-100 phút. - Chú ý: naloxon gây hội chứng nghiện cấp tính khi dùng liều cao. Naloxone không gây quái thai ở động vật nhưng có thể tích tụ chứng nghiện cho bào thai ở người phụ thuộc opiate. . Tương tác thuốc Naloxone cũng có hiệu quả đối kháng với các chất chủ vận/ đối vận khác như: butorphanol,. pentazocine, nalbuphine.. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> . Liều dùng Chó & mèo: 0.002- 0.02 mg/kg IV hoặc IM. Ngựa: 0.01-0.022mg/kg.. (7) METHADONE. C21H27NO Methadone (DOLOPHINE), thuộc nhóm phenylheptylamin, là thuốc có hiệu lực giảm đau tương đương Morphine, có thời gian tác động dài nhất trong số các thuốc giảm đau loại narcotic. Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết tương ở liều đầu khoảng 24 giờ và có thể kéo dài hơn sau khi dùng liều lặp lại. Thuốc được dùng giảm đau trong các trường hợp đau dữ dội đặc biệt là đau mãn tính. Liệu pháp giảm đau thường bắt đầu với các narcotics tác động ngắn mà sau đó nó sẽ bị ngăn lại bởi hiệu quả của methadone. Methadone không có hiệu quả giảm đau trong giải phẫu đầu gối bởi vì nó có khả năng gây suy giảm hô hấp bào thai kéo dài. Methadone, thường được dùng qua đường uống, là liệu pháp quan trọng nhất để giải độc hoặc duy trì nhiệt độ trong điều trị chứng nghiện do narcotic. Hội chứng cai thuốc nhẹ hơn nhưng kéo dài hơn morphine do gắn nhiều vào protein huyết tương. (8) TRAMADOL. Là thuốc giảm đau trung ương đồng thời là chất chủ vận opioid yếu. Tramadol ức chế đau ở tủy sống thông qua hoạt hóa monoamin. Được dùng để giảm đau từ trung bình đến nặng. Liều dùng 50-100 mg, PO mỗi 4-6 giờ, liều tối đa 400mg/ngày. Lợi ích của tramadol là ít gây lạm dụng và ít gây suy hô hấp. Tác dụng phụ tương tự các chất opioid khác như an thần, chóng mặt, khô miệng,. 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> buồn nôn, táo bón. Có thể gây co giật nhưng hiếm gặp, thường xảy ra khi quá liều (<500mg/ngày), dùng đồng thời SSRI và các chất chủ vận opioid khác; đang dùng các thuốc làm giảm ngưỡng co giật như IMAO, bệnh nhân động kinh, chấn thương đầu; rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương. 2.2. THUỐC KÍCH THÍCH HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG 2.2.1. Nikethamide (Coramin) . Công thức cấu tạo. Thuốc tổng hợp, là diethylamid của acid nicotinic, công thức gần giống với vitamin PP. - Là thuốc kích thích hành tủy nhất là vùng trung tâm hô hấp. Kích thích trung tâm vận mạch yếu hơn, được dùng trong suy hô hấp và vận mạch có tính chất trung ương. . Tác dụng Trên hệ thần kinh:. - Kích thích trung khu hô hấp. - Kích thích trung khu vận mạch. Từ đó có tác dụng tăng huyết áp, cải thiện huyết áp khi tụt huyết áp. Thuốc được dùng trong những ca suy hô hấp. Do thần kinh trung ương bị ức chế quá độ. . Liều dùng Ngựa, trâu, bò:. 2.5-6 g / con. Chó:. 0.25-0.75 g / con. Mèo:. 0.25-0.5 g / con. Đường cấp thuốc: uống hoặc tiêm dưới da. 2.2.2. Amphetamine sulphate. C9H13N . Dược lực học. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Amphetamin là thuốc kích thích thần kinh trung ương được đưa vào cơ thể để kích thích thần kinh trung ương hoạt động mạnh. Amphetamin hoạt động chủ yếu bởi sự giải phóng norepinephrine, hiệu quả của chúng ở ngoại vi thần kinh tự trị rất giống với norepnephrine của chính nó. Chúng làm tăng áp suất máu; giảm hoặc tăng nhịp tim phụ thuộc vào mức phản ánh của nghiệm áp là bao nhiêu bởi thay đổi của áp suất máu; thông mũi; giãn đồng tử mắt; ảnh hưởng đến sự chuyển hóa glucose và mỡ. Quan trọng hơn, chúng vào thần kinh trung ương rất tốt, hiệu quả kích thích mạnh hơn những thuốc kích thích thần kinh giao cảm khác và đó là lý do chủ yếu dẫn đến lạm dụng thuốc. Thuốc tác động nhanh thường chỉ một hoặc hai liều. Thuốc dung nạp chủ yếu ở ngoại vi và thần kinh trung ương. Sự dung nạp thuốc một cách nhanh chóng để thuốc hoạt động thì được gọi là tachyphylaxis. Nguyên nhân chủ yếu của sự dung nhận thuốc có quan hệ với cơ chế hoạt động của chúng: chúng giải phóng norepiephrine từ não và nếu khoảng cách của một liều với liều kế ngắn, thời gian không đủ để cho thần kinh chứa những dẫn truyền được bổ sung và vì vậy cường độ đáp ứng bị giảm bớt. . Chỉ định lâm sàng Amphetamin không được tán thành để sử dụng như là chất kích thích ngoại vi thần kinh. ngoại vi thần kinh giao cảm. Điều trị chứng ngủ gật, loạn thần kinh chức năng, giảm đau, chứng béo phì, biếng ăn. . Chống chỉ định, tương tác thuốc, độc tính Hiệu quả cạnh tranh ở ngoại vi thần kinh tự trị có quan hệ với chống chỉ định thuốc, tương. tác thuốc, dấu hiệu và hội chứng ngộ độc. Những vấn đề tim mạch, đặc biệt chứng cao huyết áp là quan trọng nhất và nguy hiểm nhất liên quan đến hệ thần kinh ngoại vi. Thêm vào đó, kích thích quá mức thần kinh trung ương cũng cần phải lưu ý, những tai biến xảy ra chủ yếu do sự quá liều. . Tác dụng Tăng huyết áp Kích thích trung khu hô hấp làm thở nhanh, sâu Áp dụng lâm sàng: trụy hô hấp, tụt huyết áp.. . Liều dùng: (tiêm dưới da) Ngựa, bò:1000-3000 mg /con Tiểu gia súc: 1.1-4.4 mg /kg thể trọng. Lưu ý: dùng lâu gây nghiện, tăng huyết áp, loạn nhịp tim.. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 2.2.3. Cafein . Tính chất Là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, tác dụng mạnh trên trung khu vận động làm gia. tăng trương lực cơ, và các vùng nhận cảm tại vỏ não, trung khu hô hấp, trung khu vận mạch và thần kinh vagus. . Áp dụng lâm sàng Kích thích tăng cường độ và tần số tim, có thể phối hợp với digitalis, hoặc strychnin. Kích thích cơ trong trường hợp cơ yếu Làm hồi tỉnh hoạt động não Lợi tiểu trong bệnh phù thận, gan do suy tim. . Liều dùng: uống hoặc chích dưới da 1-2 lần/ngày Trâu, bò:. 1-4 g/con /lần.. Heo:. 0.3-1.5 g /con /lần.. Chó. 50-250 mg con /lần.. Ngựa 0.5 g /con /lần. . Chống chỉ định - Trong trường hợp cao huyết áp - Bệnh viêm thận cấp trong cao huyết áp - Cẩn thận khi dùng trên ngựa có mang. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 2.2.4. Strychnine . Cấu trúc hoá học. C21H22N2O2 Strychnos decussata . Tính chất Là alkaloid của hạt mã tiền (Strychnonox nux vomica), strychnin kích thích tất cả các phần. của hệ thần kinh trung ương. . Tác dụng Ưùc chế men acetylcholinesterase, ngăn phân giải acetylcholine - Gây nên sự tích tụ. acetylcholine trên bề mặt neuron làm tăng trương lực cơ trơn, cơ vân. -Vị đắng của strychnine: gia tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng trương lực dạ dày, kích thích nhu động ruột. - Strychnin, là độc tố gây chết do được hấp thu dễ dàng sau khi uống. Nó còn được dùng làm chất độc đối với chim và động vật gặm nhấm. Strychnin được xem như là một chất kích thích có tác động mạnh nhưng hiệu quả chủ yếu ngăn chặn liên hệ giữa não và tủy sống. Ức chế hô hấp, gây đau, co cứng toàn thân. . Áp dụng lâm sàng Ở liều điều trị, tăng cường phản xạ tủy dùng chửa các chứng tê liệt. Ở liều cao hơn, Strychnin cũng kích thích trung tâm hô hấp và tim mạch ở hành tủy gây tăng. huyết áp, giảm nhịp tim, kích thích vỏ não gây thức tỉnh. Strychnin làm tăng mức kích thích các nơron do nó ngăn chặn tác động ức chế thông qua glycin là một chất dẫn truyền ức chế quan trọng của các nơron vận động và nơron trung gian ở tủy sống. Strychnin tác động như một chất đối kháng cạnh tranh chọn lọc để ngăn chặn tác động ức chế của glycin tại tất cả receptor của glycin. Ở liều độc, strychnin là một chất gây co mạch dạng uốn ván: đầu ngã về sau, lưng uốn cong, tứ chi co cứng, hàm khít lại. Kiểu co giật này là biểu hiện kích thích tủy sống do ức chế tế bào trung gian làm suy nhược. - Trợ thần kinh, nhờ cải thiện các phản xạ và gia tăng những phản ứng thần kinh.. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Trợ sức, kích thích tiêu hóa, ngon miệng trong các trường hợp bệnh đang trong giai đoạn phục hồi. . Liều dùng Gia súc. Uống / con / lần. Bò. Tiêm dưới da/ngày.. 150 mg. 150 mg. Heo, dê cừu. 5 mg. 5 mg. Chó. 1 mg. 1 mg. Mèo. 0,5 mg. 0,5 mg. Ngựa. 100 mg. 100 mg. - Ngộ độc strychnine Co giật do phản xạ , có thời kỳ yên nghỉ, sự đụng chạm , tiếng động, sẽ gây co giật trở lại. Thú chết do ngạt thở vì co cơ ở phế quản. - Điều trị ngộ độc - Tiêm tĩnh mạch Barbiturate đối với thú nhỏ - Cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch Chloralhydrate 2.2.5. Camphor (long não) . Cấu trúc hoá học. C10H16O Lấy từ tinh dầu gỗ cây long não (Cinnamomum camphora). . Tác động dược lực Trên thần kinh trung ương: kích thích chủ yếu vào hành não, đặc biệt là trung khu hô hấp và. vận mạch nhất là khi trung tâm này bị suy nhược. Ở liều mạnh tác động vào vỏ não gây co giật. Trên tim: tác động phức tạp và không đều. Ở tim bị suy nhược bởi các liều độc của chloral, chloroform thì long não làm nhịp tim và biên độ trở về bình thường và làm chậm sự rung tim. Làm giãn mạch và giảm đau. . Tác dụng. 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Kích thích hệ thần kinh trung ương - Tăng hoạt động tim, tăng huyết áp - Tăng hoạt động hô hấp Sự tăng hoạt động tim, tăng huyết áp xảy ra nhờ tác dụng làm tăng tâm thu, phục hồi nhịp tim, do đó Camphor được dùng làm thuốc phục hồi hoạt động tim lúc tim bị nhiễm độc cấp, ngộ độc thức ăn … . Ứng dụng lâm sàng Kích thích toàn thân trong trường hợp hệ thần kinh trung ương bị ức chế làm giảm hô hấp,. rối loạn tuần hoàn do trúng độc hoặc nhiễm trùng. Tăng cường hoạt động tim khi tim bị suy yếu lúc mổ, đề phòng hạ huyết áp đột ngột Lưu ý: không dùng cho gia súc sắp mổ thịt, vì làm thịt có mùi long não . Liều dùng: (chích dưới da) Gia súc. Dầu long não 20%. Dung dịch long não 10%. Ngựa, trâu bò. 40 ml. 100 ml. Heo, dê cừu. 6 ml. 20 ml. Chó. 2 ml. 6 ml. 2.2.6. Dextroamphetamine . Dược động học Dextroamphetamin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, phân phối nhanh khắp cơ thể và dễ. dàng đi vào não. Hiệu quả ở thần kinh trung ương và ngoại vi xuất hiện sau30-60 phút. Thuốc bài thải qua nước tiểu không bị chuyển hóa. Khi tính acid của nước tiểu bị kiềm hóa, những phân tử dextroamphetamin không bị biến đổi và dễ dàng khuếch tán trở lại dòng máu. Thuốc bài tiết chậm ở thận và kéo dài thời gian bán hủy của thuốc trong huyết thanh, bình thường từ 4-6 giờ. Thay đổi bài tiết amphetamin từ thay đổi pH nước tiểu là bình thường và quan trọng về mặt lâm sàng. - Dược lực học: amphetamin có hiệu quả ở cả thần kinh trung ương và ngoại biên và nó có liên quan gián tiếp đến hoạt động kích thích thần kinh giao cảm: kích thích giải phóng norepinephrine. Tác động ở thần kinh trung ương: Dextroamphetamine kích thích vùng vỏ não, cuống não và cấu trúc lưới liên kết các đường liên kết cảm giác giữa tủy sống và vỏ não. Các đáp ứng bao gồm: mất ngủ, linh hoạt, hoạt động nhanh nhẹn, đề kháng với sự mệt mỏi, cải thiện tính khí, biếng ăn. Kích thích tủy sống làm tăng hô hấp. Hiệu quả dung nạp của dextroamphetamin và các thuốc có liên quan ở thần kinh trung ương và ngoại vi phát triển nhanh chóng, thường chỉ sau một hoặc hai liều. Dung nạp cần phải có ở liều cao hơn để duy trì đáp ứng cường độ nhất định. Dung nạp tăng lên cũng làm gia tăng ảnh hưởng. 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> gây chết của amphetamin. Một vài cá thể chỉ trải qua thay đổi nhẹ ở thần kinh trung ương và ngoại vi sau khi dùng liều gấp 100 lần điều trị. Ở liều tương tự như thế, amphetamine dễ dàng giết chết những cá thể không phát triển dung nạp amphetamine. Dung nạp sẽ không phát triển khi liều dùng của amphetamine có khả năng gây rối loạn tâm thần. Một nguyên nhân của sự dung nạp là giải phóng và sau cùng là sự suy yếu (depletion) của norepinephrine tại điểm cuối cùng của thần kinh. Chỉ sau một hoặc ít hơn hai liều, norepinephrine sẳn sàng giải phóng ở những liều tiếp theo và vì vậy cường độ tác động bị suy yếu. Nguyên nhân khác của sự dung nạp là sự bài thải gia tăng: biếng ăn, làm biến đổi toàn bộ chuyển hóa của cơ thể, đầu tiên là tích ketosis. Những thể ketone được bài tiết qua nước tiểu, chúng làm acid hóa nước tiểu và vì vậy thúc đẩy bài thải amphetamine và giảm lượng amphetamine trong máu. Tác động ở thần kinh ngoại biên: tác động kích thần kinh giao cảm ở ngoại biên gây giải phóng norepinephrine từ thần kinh giao cảm ở ngoại biên. Liều điều trị thường được dùng để tác động đến thần kinh trung ương thường gây giãn đồng tử, tăng nhẹ nhịp tim và huyết áp. . Chỉ định lâm sàng và đường cấp Amphetamin được sử dụng chủ yếu như chất kích thích thần kinh và để điều trị chứng béo. phì, điều trị sự thiếu hụt rối loạn hoạt động thái quá và chứng ngủ rũ. Dextroamphetamine được sử dụng khá phổ biến. Amphetamin được giới hạn sử dụng như chất chống trầm cảm ở bệnh nhân bị bệnh parkinson và như một thuốc kết hợp trong điều trị cho những người bị động kinh. Chúng cũng có giá trị trong điều trị để phục hồi tâm tính ở những bệnh nhân rối loạn bệnh tâm thần nhưng không mang lại hiệu quả thỏa đáng như mong đợi và nó bị ảnh hưởng do bởi sự lạm dụng thuốc. 2.2.7. Methylphenidate . Cấu trúc hoá học. C14H19NO2 . Dược động học Methylphenidate (RITALIN) được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và phân phối khắp cơ thể.. Hoạt động của thuốc xuất hiện khoảng 1giờ sau khi cấp thuốc qua đường này và kéo dài khoảng 6 giờ. Thuốc hoàn toàn được chuyển hóa ở gan thành dạng không còn hoạt tính và được chuyển hóa. 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> và bài thải qua nước tiểu. Methylphenidate gây kích thích não ở mức trung bình và kích thích thần kinh giao cảm, nhưng hiệu quả trên vỏ não rất mạnh (trí nhớ) hơn amphetamines. Với dextroamphetamin, dung nhận thuốc ở thần kinh trung ương và phát triển hiệu quả ở liều khi được sử dụng liên tục. Methylphenidate thường được chọn điều trị ADHD ở thú nhỏ và chứng ngủ rũ (narcolepsy) ở thú lớn. Những sản phẩm cho hiệu quả tức thời hoặc dạng viên phóng thích dần (RITALIN-SR) thường dùng trong các chỉ định. Hầu hết thú nhỏ bị ADHD đều đáp ứng với methylphenidate. Cải thiện các triệu chứng có thể thấy khoảng vài ngày đến vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Nếu không có dấu hiệu cải thiện sau 1 tháng, việc tiếp tục điều trị bằng methylphenidate cũng sẽ không mang lại kết quả khi đó không nên tiếp tục mà phải thay thế bằng một loại thuốc khác. Với dextroamphetamin, nếu bệnh nhân đáp ứng với thuốc thì nên quyết định tiếp tục điều trị ít nhất 6 tháng. Nếu bệnh nhân dùng thuốc dạng viên RITALIN-SR cho uống hoàn toàn, không nhai thuốc. . Tác dụng phụ, bất lợi, chống chỉ định Methylphenidate cũng giống như amphetamines. Trạng thái bồn chồn và chứng mất ngủ là. tác dụng phụ thường thấy, đặc biệt là ở trẻ em cũng dễ nhạy cảm với chứng biếng ăn, giảm cân, trì hoãn tạm thời sự tăng trưởng trong suốt thời gian điều trị. Methylphenidate gây thiếu máu ở một vài bệnh nhân. 2.2.8. Doxaprame HCl . Tính chất hóa học Doxaprame có màu trắng đến trắng ngà, không mùi, dạng bột tinh thể ổn định ngoài ánh. sáng và không khí, tan trong nước và tan yếu trong alcohol và tan hầu hết trong cồn. Benzyl alcohol hoặc chlorobutanol được kết hợp như một chất bảo quản dung dịch tiêm. . Dược lực học Doxaprame là thuốc kích thích thần kinh trung ương được dùng phổ biến. Tác động kích. thích hô hấp là kết quả kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy. Tăng nhẹ nhịp và thể tích hô hấp nhưng tăng oxi hóa động mạch không xảy ra sau đó. Do bởi doxaprame tác động trên hệ hô hấp kết quả làm tăng tiêu thụ O2 và sản sinh CO2 . . Dược động học Thuốc bắt đầu tác động sau khi tiêm tĩnh mạch khoảng 2 phút. Thuốc được phân phối tốt. vào các mô. Trên chó, doxaprame chuyển hóa nhanh và được bài thải qua nước tiểu khoảng 24-48 giờ sau khi tiêm. Một lượng nhỏ thuốc được bài thải sau khi dùng qua đường uống khoảng 120 giờ.. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> . Sử dụng/chỉ định: chế phẩm Dopram ® -V có chỉ định: Chó, mèo, ngựa: kích thích hô hấp trong và sau khi gây mê, nhanh chóng đánh thức và phản. ứng lại sau khi gây mê. Chó mèo mang thai: kích thích hô hấp trong kỹ thuật mổ lấy thai. Doxaprame cũng được dùng trong điều trị suy giảm hô hấp cho thú thương phẩm và thú nhỏ do dùng quá liều barbiturate. . Chống chỉ định Doxaprame không được sử dụng như một chất thay thế để trợ hô hấp trong các trường suy. hô hấp ngiêm trọng. Chống chỉ định trong các trường hợp động kinh, chấn thương đầu, tăng huyết áp nghiêm trọng, bệnh tim mạch, rối loạn thứ cấp do rối loạn thần kinh cơ, tắc mạch ở phổi, khó thở, bệnh suyễn cấp tính, phù não. Tránh tiêm cùng một vị trí trong thời gian dài. Chó, mèo mang thai nên tiêm thuốc dưới da. . Bất lợi/ cảnh báo Loạn nhịp tim, tăng huyết áp, động kinh dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp (alkalosis). Những bất. lợi này sẽ xảy ra khi dùng liều lặp lại hoặc liều cao. . Quá liều Các dấu hiệu bao gồm: tăng huyết áp, cơ xương hoạt động thái quá, tim đập nhanh, động. kinh. Thường dùng các loại barbiturate tác động ngắn tiêm tĩnh mạch để giảm hoạt động thái quá do kích thích quá mức thần kinh trung ương. . Tương tác thuốc Aùp lực của máu sẽ tăng lên khi doxaprame kết hợp với các thuốc kích thần kinh giao cảm.. Doxaprame có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc giãn cơ. Doxaprame làm tăng giải phóng epinephrine; do đó cần cấp thuốc trễ khoảng 10 phút sau khi ngưng cấp thuốc mê (halothane, enflurane…) để làm cho cơ tim nhạy cảm với catecholamines. . Liều dùng Chó, mèo: 1-5 mg/kg, IV. Kích thích hô hấp ở thú mới sinh: nhỏ 1-2 giọt dưới lưỡi hoặc. 0.1ml, tiêm tĩnh mạch rốn (lưu ý sử dụng sản phẩm có chứa benzyl alcohol để bảo quản). Bò, heo: 5-10 mg/kg, IV. Ngựa: 0.5-1mg/kg, IV, không dùng quá 2mg/kg cho ngựa con; làm cho ngựa con tĩnh lại: 0.02- 0.05 mg/kg/phút, IV. 2.2.9. Phenylpropranolamin HCl . Tính chất hóa học Là amin kích thích thần kinh giao cảm, phenylpropranolamin HCl có màu trắng, dạng bột. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> tinh thể, có mùi thơm nhẹ, nhiệt độ tan chảy 191-194oC, pKa= 9.4. Hòa tan trong nước (1g/1.1ml) và cồn (1g/7ml). Phenylpropranolamin HCl còn được biết đến với tên hóa học dl-Norepherine HCl. . Dược lực học Cơ chế tác động của HCl thì chưa xác định, song người ta tin rằng phenylpropranolamin. gián tiếp tác động đến cả hai receptor ? và ? –adrenergic bởi nó gây giải phóng norepinephrine. Nếu dùng thuốc kéo dài hoặc dùng quá liều thường xuyên, norepinephrine sẽ bị giải phóng hết ra khỏi nơi những dự trữ nó và gây tachyphylaxis sau đó. Tachyphylaxis không xuất hiện ở chó mèo. Tác động dược lý của phenylpropranolamin HCl bao gồm tăng co mạch, nhịp tim, lưu lượng máu ở mạch vành, huyết áp, kích thích nhẹ thần kinh trung ương, giảm xung huyết ở mũi và tính thèm ăn. Phenylpropranolamin HCl làm tăng sắc thái (tone) của cơ vòng bàng quang và gây đóng kín cổ tử cung; đây là những chỉ định quan trọng của phenylpropranolamin HCl trong thú y. . Sử dụng/ chỉ định Phenylpropranolamin dùng chủ yếu trong điều trị giảm trương lực cơ vòng bàng quang ở. chó, mèo. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong điều trị xung huyết mũi (nasal congestion) ở thú nhỏ. . Dược động học Chưa có thông tin về dược động học của thuốc trong thú y. Ở người, phenylpropranolamin. HCl được hấp thu nhanh chóng sau khi uống và bắt đầu tác động (chống xung huyết mũi) từ 15-30 phút sau khi dùng thuốc và hiệu quả tác động kéo dài khoảng 3 giờ (thuốc dạng bao nhộng hoặc dạng viên). Phenylpropranolamin HCl phân phối đến các mô và dịch khác nhau, bao gồm hệ thần kinh trung ương. Tác hại chưa được biết nếu thuốc qua nhau thai và vào sữa. Phần lớn thuốc được chuyển hóa thành các chất hoạt tính, nhưng khoảng 80-90% thuốc bài thải không biến đổi trong nước tiểu khoảng 24 giờ sau khi dùng thuốc. Thời gian bán hủy của thuốc trong huyết thanh khoảng 3-4 giờ. . Chống chỉ định/chú ý Chú ý khi sử dụng phenylpropranolamin HCl cho người bị tăng nhãn áp, nở rộng. (hypertrophy) tuyến tiền liệt, cường năng tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn tim mạch, và tăng huyết áp. . Bất lợi/cảnh báo Tác dụng phụ bao gồm: trạng thái hiếu động, dễ bị kích thích và tăng huyết áp, biếng ăn.. . Quá liều Quá liều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch (huyết áp, nhịp tim, suy tim mạch), ảnh. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> hưởng đến thần kinh trung ương (hôn mê). Nếu xảy ra quá liều, nên rửa sạch dạ dày và kết hợp dùng than hoạt tính hoặc chất tẩy nhẹ. . Tương tác thuốc Phenylpropranolamin HCl không nên kết hợp với các thuốc kích thích thần kinh giao cảm. (epherine) vì làm tăng độc tính. Không nên dùng Phenylpropranolamin HCl khoảng 2 tuần sau khi bệnh nhân đã dùng các chất ức chế monoamine oxidase. Nếu dùng đồng thời phenylpropranolamin HCl với indomethicine (hoặc các NSAIDs khác, bao gồm aspirin), reserpine, chất chống trầm cảm ba vòng, các chất ức chế hạch (ganglionic). Tăng nguy cơ loạn nhịp tim nếu cấp phenylpropranolamin HCl cho bệnh nhân đã dùng cyclopropane hoặc các thuốc mê halothane hóa hydrocarbon. Propranolol thường được dùng khi các tương tác trên xảy ra. . Liều lượng Chó, mèo: điều trị giảm trương lực cơ vòng bàng quang: 12.5 -50mg, PO (Labato, 1988). hoặc 1.1mg/kg, PO. 2.2.10. Pemoline . Cấu trúc hoá học. Pemoline (CYLERT) được sử dụng độc nhất cho điều trị ADHD. Được hấp thu tốt sau khi uống và thời gian tác động kéo dài khoảng 12 giờ. Khoảng phân nửa liều thuốc được hấp thu sẽ bài thải còn hoạt tính trong nươc tiểu. Pemoline được đưa vào sử dụng bởi tác động có lợi của nó là làm gia tăng dự trữ hoặc tổng hợp dopamine, một chất kích thích dẫn truyền thần kinh, một phần của thần kinh trung ương. Tác động trên các triệu chứng ADHD có thể sẽ không tiến triển khoảng 3-4 tuần vì vậy bệnh nhân nên thận trọng. Pemoline có thể gây giảm kích thích ở não hơn những thuốc khác dùng điều ADHD và hiệu quả kích thích thần kinh giao cảm ở ngoại biên là thấp nhất. Pemoline có thể gây tổn thương gan, rối loạn vận động. Hậu quả của sự lạm dụng pemoline thì nhẹ hơn so với hầu hết các amphetamine khác hoặc methylphenidate.. 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 2.3. THUỐC TÁC ĐỘNG TRÊN DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN (THUỐC TÊ - LOCAL ANESTHETICS) Năm 1860, Niemann phân lập được cocain và Koller dùng cocain gây tê nhãn khoa năm 1884. Năm 1905, Einhorn tổng hợp được procain. Năm 1943, Lofgren tổng hợp được lidocain. 2.3.1. Định nghĩa Thuốc tê là những dược phẩm có thể tạm thời làm giảm hoặc mất cảm giác ở nơi tiếp xúc. Đặc biệt là cảm giác đau do hủy bỏ tính cảm ứng và tính dẫn truyền của thần kinh hay các dây tận cùng của thần kinh. 2.3.2. Các phương pháp gây tê - Tê bề mặt: làm mất cảm giác do chùm tận cùng của dây thần kinh cảm giác bị tê liệt. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi khi gây tê màng nhày mắt, mũi, miệng, da bị trầy sướt. Không tác dụng trên da nguyên vẹn vì biểu bì sừng hóa, thuốc tê không thể thấm vào - Tê thấm: tiêm nhiều lần,các thể tích nhỏ vào mê. Thuốc khuyếch tán chung quanh nơi chích làm tê chùm tận cùng của dây thần kinh. - Gây tê màng cứng hoặc ngoài màng cứng tủy sống (Epidural – Etraduran anesthesia). Bơm thuốc vào trong khoảng trống màng cứng của phía sau tủy sống (giữa các xương cụt). Thuốc tác dụng lên dây thần kinh tủy sống phía sau, trước khi dây này ra khỏi cột tủy sống và phân chia khắp cơ thể. 2.3.3. Cơ chế tác động Sự truyền xung động thần kinh là do sự gia tăng đột ngột khả năng thẩm thấu của màng tế bào thần kinh với những ion K trong tế bào với ion Na ngoài tế bào. Sự khuyếch tán này gây nên sự thay đổi điện thế giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào, làm điện thế âm lan rộng nhanh chóng dọc theo dây thần kinh khi xung động lan truyền Thuốc tê khi vào mô có tính kiềm nhẹ, sẽ bị thủy giải chậm, phóng thích base alkaloid, tác dụng giảm khả năng thẩm thấu của màng tế bào thần kinh, sự thay đổi điện thế màng bị ngăn chận. 2.3.4. Dược động học 2.3.4.1. Hấp thu Thuốc tê hấp thu vào cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố: liều lượng, vùng tiêm chích, độ gắn kết, sự có mặt của thuốc co mạch trong thuốc tê, thành phần lý hóa, và tác động dược lý của thuốc tê… Ở vùng có nhiều mạch máu thuốc tê được hấp thu nhanh hơn. Khi dùng thuốc tê phong bế các khu vực thần kinh, nồng độ thuốc tê hấp thu trong máu cao. 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> nhất khi gây tê liên sườn và thấp nhất khi gây tê thần kinh tọa. Khi thuốc tê được sử dụng phối hợp với thuốc co mạch như adrenalin thì độ hấp thu giảm , hiệu ứng gây tê tại chổ kéo dài. Những loại thuốc tê tan trong lipid , thời gian duy trì gây tê kéo dài do phân tử thuốc có độ gắn kết cao với mô tiếp xúc như bupivacain, etidocain. Cocain là loại thuốc tê có tính chất giống giao cảm, co mạch, cho nên không phải pha thêm thuốc co mạch. 2.3.4.2. Phân bố Sau khi tiêm, nhất là các loại thuốc tê thuộc nhóm amid, được phân phối nhanh ở hầu hết các mô kể cả não, gan thận và tim, thuốc còn đến tận nơi dự trữ kể cả mô mỡ. Sự phân phối thuốc co mạch. 2.3.4.3. Chuyển hóa Thuốc tê được chuyển hóa ở gan để trở thành chuyển hóa chất tan trong nước và thải trừ qua thận. Thuốc tê dạng BH+ (không ion hóa) phân phối nhanh trong mỡ, rất ít hoặc không thải trừ qua đường nước tiểu. Khi nước tiểu toan hóa, thì base bậc III bị ion hóa trở thành dạng ion hóa, không tái hấp thu mà thải trừ nhanh qua thận. Thuốc tê thuộc nhóm ester thủy phân rất nhanh bởi men butyryl cholinesterase trong máu. Thuốc tê thuộc nhóm amid bị thủy phân bởi men microsomal enzym ở gan. Prilocain (nhanh nhất) > etidocain > lidocain > mepivacain > bupivacain (chậm nhất). 2.3.5. Độc tính - Trên thần kinh trung ương: gây buồn ngủ, rối loạn thị giác và thính giác, liều cao có thể gây rung nhãn cầu, co giật rồi chết do suy thần kinh trung ương. - Trên thần kinh ngoại biên: làm mất cảm giác và vận động sau khi gây tê tủy sống liều cao. - Trên tim mạch: thuốc tê tác động trực tiếp lên cơ tim và cơ trơn của màng, tác động gián tiếp lên hệ thần kinh tự chủ, giảm co bóp tim và dãn tiểu động mạch dẫn đến tụt huyết áp, trụy tim mạch. 2.3.6. Các loại thuốc tê (1) Cocain Hydrochloride . Cấu trúc hoá học. 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> C17H21NO4 . Tính chất Cocain là alkaloid chính được chiết xuất từ lá cây Erythroxylon coca và các loài. Erythroxylon khác. . Tác động dược lực Tác động gây tê: dùng trong gây tê bề mặt và dẫn truyền. - Trên thần kinh trung ương: gây hưng phấn các trung khu về tinh thần, cảm giác và vận. động. Liều thấp tạo cảm giác sảng khoái, mất sự mệt mỏi, gia tăng trí tưởng tượng, ảo giác. Liều cao gây run rẩy, co giật. - Trên hô hấp và tim mạch: kích thích trung tâm hô hấp và vận mạch của hành tủy, sau đó làm tê liệt trung khu này. Vì vậy, ngộ độc cocain sẽ chết vì suy hô hấp và trụy tim mạch. - Trên hệ thần kinh thực vật: Cocain được xem là chất cường giao cảm gián tiếp do cơ chế giải phóng nor-epinerphrine ở tận cùng giao cảm hậu hạch và ức chế sự thu hồi nor- epinephrine ở sợi trục. Do đó, cocain làm tăng huyết áp, giãn đồng tử, tăng nhịp tim. Nhỏ mắt ngựa, chó để chuẩn bị khám mắt hoặc giải phẫu. Dùng dung dịch 3 – 5 % nhỏ thẳng vào mắt, 2 – 5 giọt. Gây tê màng nhày mũi, thanh quản, khoang miệng ở thú lớn hoặc thú nhỏ bằng cách nhỏ mũi, bơm vào miệng. Không dùng gây tê thấm hoặc màng cứng tủy sống. . Độc tính Ở liều cao gây tái xanh, run rẩy, co giật, ngất xỉu do ức chế mạnh trung khu hô hấp và vận. mạch, dùng lâu gây nghiện. (2) Procain Hydrochloride . Cấu trúc hoá học. 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> . Tính chất hóa học Được sử dụng như là tác nhân chống chứng loạn nhịp tim. Procain HCl không mùi, màu. trắng đến vàng nâu, hút ẩm, dạng bột tinh thể, pKa = 9.23, nhiệt độ tan chảy 165-169oC, tan trong nước và alcohol. Một số chất được xem là tương hợp với procain hydrochloride để tạo thành dung dịch pha tiêm:sodium chloride 0,9%, nước (dùng pha tiêm), doputamin HCl, lidocain HCl và verapamin HCl. Tính tương hợp tùy thuộc pH, sự tập trung, nhiệt độ và chất pha loãng được sử dụng. . Dược lực học Là tác nhân chống chứng loạn nhịp tim lớp 1A, procain HCl có tác động trên tim tương tự. quinidin, kéo dài khả năng chịu đựng của cả tâm nhĩ và tâm thất, giảm kích thích cơ tim. Nó chống tác động kiểu cholin, tác động trên nhịp tim thì chưa được biết rõ nhưng thường tăng nhẹ hoặc không thay đổi. . Dược động học Thức ăn, đói, sự giảm pH dạ dày đều làm trì hoãn sự hấp thu thuốc. Phân phối thuốc cao. nhất não, gan, lách, thận, phổi, tim và cơ. Khoảng 15% thuốc liên kết với protein huyết tương (chó), thuốc qua được nhau thai và bài thải vào sữa. Ở người, procain chuyển hóa thành N-acetyl-procainamide (NAPA), một chất chuyển hóa còn hoạt tính. Tuy nhiên ở chó, việc procain chuyển hóa NAPA chưa được biết. Ở chó, khoảng 90% liều tiêm tĩnh mạch procainamide và các chất chuyển hóa được bài thải qua nước tiểu khoảng 24 giờ sau khi dùng thuốc. . Chống chỉ định: chú ý đối với bệnh nhân bị bệnh tim, gan, thận.. . Bất lợi/ cảnh báo Trên chó, thuốc gây ảnh hưởng đến dạ dày ruột bao gồm biếng ăn ói mửa, tiêu chảy. Ảnh. hưởng trên tim mạch bao gồm suy tim, giảm huyết áp, tắc nút AV, sốt, leukopenia. Giảm huyết áp xảy ra khi tiêm nhanh tĩnh mạch. Trên người có thể xảy ra hội chứng SLE nhưng ảnh hưởng này trên chó thì chưa được biết. Nên giảm liều trên bệnh nhân bị suy thận, sung huyết tim hoặc các bệnh nghiêm trọng khác. Liều 44 mg/ kg thể trọng gây chết mèo nếu tiêm nhanh (trường hợp tiêm chậm liều gây chết lên đến 440 mg / kg) do làm hạ huyết áp. . Quá liều Triệu chứng của sự quá liều bao gồm giảm huyết áp, gây chết, rối loạn, buồn nôn. Tiêm tĩnh. mạch với dopamin, phenylephrine, norepinephrine có hiệu quả điều trị chứng giảm huyết áp. Truyền tĩnh mạch 1/6 mol sodium lactate được sử dụng để làm giảm nhiễm độc trên tim do procainamide. Dùng thuốc lợi tiểu hay bất cứ các chất lỏng khác để kích thích sự tiểu có thể ảnh. 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> hưởng đến bài thải thuốc qua thận. . Tương tác thuốc Có thể trung hòa tác dụng của pyridostigmin, neostigmin hoặc các thuốc kháng. cholinesterases khác, sử dụng chú ý đối với bị ngộ độc do digitalis khi điều trị với kali, lidocain hoặc phenytoin không có hiệu quả. Cimetidine làm giảm bài thải thuốc qua thận, kết quả làm tăng lượng procainamide trong huyết thanh. Procainamide có thể kéo dài tác dụng ngăn cản hoạt động thần kinh cơ trong sự giãn cơ của succinyl choline và aminoglycosides. Được sử dụng rộng rãi do độc tính thấp, hiệu quả tức thì. Tuy nhiên thời gian gây tê ngắn do đó cần kết hợp với các thuốc co mạch, hoặc thuốc trì hoãn hấp thu để kéo dài thời gian gây tê như Adrenaline. . Áp dụng lâm sàng Gây tê thấm để giải phẫu ngoại biên, thiến thú đực… Nồng độ 2% dùng trên thú nhỏ Nồng độ 4% dùng trên thú lớn Ít dùng gây tê bề mặt do hiệu quả kém hơn cocaine, butacaine Dùng gây tê màng cứng tủy sống, dung dịch 2%.. (3) Lidocaine . Công thức cấu tạo. . Tính chất hóa học Là thuốc gây tê và chống chứng loạn nhịp tim có hiệu lực cao, lidocain HCl có màu trắng,. có vị đắng nhạt, dạng bột tinh thể với nhiệt độ tan chảy 74-79oC, pKa =7.86, rất dễ hòa tan trong nước và alcohol. Lidocain còn được biết đến với tên khác là lignocain HCl. Lidocaine có thể tương hợp với hầu hết các chất lỏng được sử dụng để truyền tĩnh mạch bao gồm: aminophyllin, bretylium tosylate, calcium chloride/gluceptate/gluconate, carbenicillin disodium, chloramphenicol sodium succinate, chlorothiazid sodium, cimetidin HCl, dexamethasone sodium photphat, digoxin, diphenhydramin HCl, dobutamin HCl, epherine sulphate, erythromycine lactobionate, glycopyrrolate, heparin sodium… Lidocaine không thể tương hợp với dopamin, epinephrine, isoproterenol hay norepinephrine,. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> ampicilline sodium, cephazolin sodium, methohexital sodium, phenytoin sodium. . Dược lực học Lidocain được xem là thuốc chống chứng loạn nhịp tim thuộc nhóm IB (membrane. stabilizing - ổn định màng). Hoạt động của lidocain bởi sự kết hợp chặt chẻ với kênh sodium khi không hoạt động để ức chế khôi phục sau khi tái khử cực. Ở liều điều trị, lidocain làm suy giảm giai đoạn 4 của sự khử cực, giảm tính tự động, và nói cách khác là nó làm giảm hoặc không thay đổi hiệu ứng và tính kích thích của màng tế bào. Những hiệu quả này có được ở các mức lidocaine trong huyết thanh mà ở các mức đó không làm ức chế tính tự động của nút SA và tác động nhẹ đến tính dẫn truyền của nút AV hoặc dẫn truyền His- Purkinje. . Dược động học Lidocain không có hiệu quả qua đường uống. Nếu dùng đường uống với liều rất cao sẽ xảy. ra những triệu chứng ngộ độc. Nếu tiêm tĩnh mạch ở liều điều trị, thuốc sẽ có tác động sau 2 phút và kéo dài 10-20 phút. Sau khi tiêm , thuốc nhanh chóng phân phối từ huyết tương đến các cơ quan như thận, gan, phổi, tim và phân phối rộng khắp đến các mô của cơ thể. Nó có ái lực cao với mô mỡ và những mô chứa mỡ, thuốc liên kết với protein huyết tương, đầu tiên là ?-acid glycoprotein. Trên chó, mức độ liên kết của Lidocain với protein này rất khác nhau, có thể cao hơn ở chó bị các chứng viêm, lidocain có thể được phân phối vào sữa. Lidocain được chuyển hóa ở gan tạo thành chất chuyển hóa hoạt động (MEGX và GX). Khoảng 10% liều mà đường cấp không phải là đường tiêu hóa thì bài thải ở dạng còn hoạt tính trong nước tiểu. . Chống chỉ định Mèo có khuynh hướng nhạy cảm với ảnh hưởng của thuốc trên thần kinh vì vậy cần lưu ý. khi sử dụng. Lidocain chống chỉ định cho thú nhạy cảm thuốc tê nhóm amid, thú mắc bệnh gan, sung huyết tim, shock, suy giảm hô hấp. . Sự quá liều Trên chó, nếu mức lidocaine trong huyết thanh >8?g/ml sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ. độc bao gồm: thất điều vận động, chứng giật cầu mắt, giảm huyết áp, liều cao làm suy giảm chức năng hệ tuần hoàn. Co giật hoặc bị kích thích có thể điều trị bằng diazepam hoặc barbiturate tác động ngắn. . Tương tác thuốc Sử dụng đồng thời lidocaine với cimetidine hoặc propranolol tăng hiệu quả hoặc tăng nồng. độ của lidocaine trong huyết thanh. Các thuốc chống chứng loạn nhịp tim khác như procainamide, quinidine, propranolol, phenytoin khi phối hợp với lidocaine có thể hổ trợ hoặc tương phản tác dụng trên tim và độc tính có thể gia. 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> tăng. Phenytoin khi dùng đường tiêm tĩnh mạch với lidocain làm tăng suy tim. Liều cao lidocaine có thể kéo dài succinylcholin gây khó thở. Tiêm quá nhiều mà không kết hợp với Adrenaline thuốc hấp thu quá nhanh làm suy yếu hệ thần kinh trung ương gây buồn ngủ, có thể gây co rút cơ, hạ huyết áp, ói mửa. . Liều dùng Chó: Liều đầu, tiêm tĩnh mạch 2-4 mg/kg sau đó tiêm liều duy trì 25-80 ?g/kg (Moses,. 1988) sau đó tiêm liều duy trì 50 ?g/kg. - 2-3 mg/kg tiêm chậm tĩnh mạch, dùng liều lặp lại sau 10-15 phút, liều lặp lại tối đa 8mg/kg khoảng 10 phút. Mèo: rất nhạy cảm với tác động hệ thần kinh trung ương của lidocaine, cần thận trọng và điều trị co giật với diazepam. - Liều đầu 1-1.5mg/kg , tiêm tĩnh mạch sau đó tiêm liều duy trì 10-40?g/kg , tiêm tĩnh mạch (Moses, 1988). - 0.5 mg/kg tiêm chậm tĩnh mạch (Miller, 1985). Ngựa: 1-1.5mg/kg, tiêm tĩnh mạch (Hilwig, 1987). Với cùng nồng độ thuốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn 2 lần so với Procaine. Gây tê tại chổ: dung dịch 0,5% ở thú nhỏ; 1% ở thú lớn. Gây tê màng cứng tủy sống: 1 – 2% ở thú nhỏ 2 – 3% ở thú lớn (Nên dùng chung với dung dịch Adrenaline 1/100.000 để kéo dài thời gian gây tê). (4) Tetracaine . Cấu trúc hoá học. Tác dụng gây tê mạnh hơn procaine gấp 16 lần khi tiêm tĩnh mạch nhưng cũng độc hơn gấp 10 lần, tác động kéo dài hơn procain. Cách dùng: Gây tê mắt: 0,5% thú nhỏ, 1% thú lớn Gây tê bề mặt màng nhày: 2% Gây tê thấm: 1% cho thú nhỏ, 2% thú lớn. 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> (5) Butacaine Chỉ dùng để gây tê bề mặt do độc tính cao Cách dùng: gây tê bề mặt niêm mạc mắt, mũi, miệng, cuống họng: dung dịch 2% cho thú nhỏ, 4 – 5% cho thú lớn. (6) Bupivacaine, Etidocaine, Mepivacaine và Prilocaine . Bupivacaine (MARCAINE). Bupivacaine có hiệu lực gấp 4 lần lidocaine và thời gian tác động kéo dài khoảng 12 giờ khi dung dịch tiêm của Bupivacaine có chứa epinephrine. Nó được sử dụng rất nhiều trong sản khoa, rất ít gây tác động bất lợi trên thú sơ sinh. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định trong kỹ thuật paracervical block techniques trong sản khoa. Dung dịch Bupivacaine mạnh nhất ở nồng độ 0.75%, dùng được ở tất cả các thuốc trong sản khoa. Thuốc có thể gây chết do làm ngừng tim. Tương tự, thuốc cũng gây nguy hiểm nếu tiêm tĩnh mạch để gây tê vùng. . Etidocaine (Duranest). Etidocaine thường được dùng để ức chế thần kinh, gây tê thắt lưng hoặc gây tê ở đuôi. Hiệu lực của Etidocaine có phần thấp hơn lidocaine nhưng thời gian tác động kéo dài hơn khoảng 50%. . Mepivacaine (Carbocaine). Mepivacaine thành phẩm có thành phần không chứa chất gây co mạch. Thuốc dùng gây tê. 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> thấm hoặc phong bế thần kinh. Hiệu lực của Mepivacaine gấp 2 lần lidocaine nhưng thời gian tác động ngang nhau. Công thức của Mepivacaine dùng trong nha khoa có chứa levonordefrin, chất gây co mạch kích thích thần kinh giao cảm. Nên chú ý khi sử dụng vì Mepivacaine có thể qua rất nhau thai với lượng lớn do đó có thể gây chứng tim đập chậm cho thai nhi. Cần giảm liều dùng đối với bệnh nhân suy thận. Prolicaine thường sử dụng rộng rãi trong nha khoa. (7) Benzocaine, Chloroprocaine, Propoxycaine . Benzocaine (Americaine). Benzocaine là thuốc gây tê cục bộ được tìm thấy chủ yếu ở OTC (over-the-counter) được dùng để làm giảm đau ở da và khó chịu ở màng nhày (rám nắng, côn trùng đốt, phát ban, đau thanh quản, đau răng…). Benzocaine là thuốc gây tê tương đối yếu so với procain. Thuốc có khả năng gây tác động bất lợi bởi vì thuốc dễ gây lạm dụng khi dùng trên vùng da rộng hoặc bị trầy xước gây dị ứng nhẹ như viêm da. Sản phẩm Benzocaine dạng nhũ dầu thường dùng gây tê màng nhày xoang mũi, hoặc dễ dàng bôi trơn vào các dụng cụ (ống thông tiểu, dụng cụ soi thanh quản). . Chloroprocaine (Nesacaine). Chloroprocaine là thuốc gây tê thấm và phong bế thần kinh. Nó được chuyển hóa nhanh hơn procaine và thời gian tác động cũng ngắn hơn. Vì lí do trên, Chloroprocaine thường được sử dụng trong sản khoa. Chloroprocaine bị mất hiệu lực khi kết hợp với chất gây co mạch. Sản phẩm Chloroprocaine có chứa chất bảo quản sẽ không được dùng trong gây tê ở đuôi hoặc gây tê ngoài màng cứng. 2.4. THUỐC TÁC DỤNG LÊN HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ 2.4.1. Tổng quan về hệ thần kinh tự chủ Hệ thần kinh tự chủ là loại hệ thần kinh hoạt động độc lập tương đối với vỏ não, nó chi phối hầu hết hoạt động của sự sống: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, chuyển hóa, niệu dục và một số hoạt động nội ngoại tiết của cơ thể. Phân loại: hệ thần kinh tự trị được chia làm 2 nhóm: Nhóm phó giao cảm. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Nhóm giao cảm Thần kinh phó giao cảm: xuất phát từ trung não, hành tủy, xương cùng cột sống. Dây thần kinh Vagus là dây phó giao cảm chính của cơ thể. Thần kinh giao cảm: xuất phát từ miền ngực, thắc lưng của cột sống Nhóm phó giao cảm và giao cảm sau khi xuất phát đều phân chia và đi đến tận các cơ quan, nhằm điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Hai nhóm này thường có tác dụng đối nghịch nhau nhằm giữ cho các cơ quan hoạt động ở trạng thái cân bằng. Thí dụ:kích thích hệ giao cảm: tim đập nhanh kích thích hệ phó giao cảm: tim đập chậm Chất trung gian hoá học Hệ giao cảm: Adrenaline và Noradrenaline, hệ cảm ứng với nó được gọi là Adrenergic. Hệ phó giao cảm: Acetylcholine, hệ cảm ứng gọi là cholinergic. 2.4.2. Thuốc kích thích dây thần kinh giao cảm (1) Adrenaline . Cấu trúc hoá học. C9H13NO3 . Tính chất hóa học Adrenalin (epinephrine) là catecholamin nội sinh, nơi tiết ra nhiều nhất là tủy thượng thận,. ngọn hậu hạch giao cảm, mô thần kinh trung ương. Adrenalin dùng làm thuốc có được từ 2 nguồn: chiết từ tủy thượng thận gia súc và tổng hợp, có màu trắng, dạng bột tinh thể. Khó tan trong nước. . Bảo quản epinephrine HCl nên được bảo quản trong vật chứa kín, tránh ánh sáng do bởi nó sẽ bị oxi. hóa khi gặp ánh sáng và không khí. Không dùng khi thuốc chuyển sang màu hồng, nâu hoặc kết tủa. Epinephrine sẽ bị phá hủy nhanh chóng bởi các chất kiềm và các chất có tính oxi hóa. Epinephrine HCl tương hợp với các chất sau: dextran 6% trong dextrose 5%, dextran 6% trong nước muối bình thường, phức hợp dextrose –Ringer’s, phức hợp dextrose lactate Ringer’s, phức hợp muối dextrose, dextrose 2.5%, dextrose 5%, dextrose 10%, sodium lactate 1/6 M, amikacine sulphate, cimetidine HCl, dobutamin HCl, metaraminol bitartratevà verapamil HCl.. 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Epinephrine HCl không tương hợp với Ionosol-D-CM, Ionosol- PSL, Ionosol- PSL, Ionosol Tw/dextrose 5%, sodium chloride 5%, sodium bicarbonate 5%, aminophyllin, cephapirin sodium, hyaluronidase, mephentermin sulphate, sodium bicarbonate, wafarin sodium. . Dược lực học Epinephrine là chất nội sinh kích thích thụ thể ?, ? của tuyến thượng thận hoạt động. Nó làm. giãn cơ trơn khí quản và mống mắt, đối kháng với histamin, tăng đường huyết. Nếu tiêm tĩnh mạch nó làm tăng nhịp tim và tăng áp suất máu ở kỳ tâm thu. . Chỉ định Dùng trong điều trị chứng quá mẫn và làm khôi phục hoạt động tim, còn dùng kết hợp trong. gây tê để kéo dài tác dụng. . Dược động học Thuốc được chuyển hóa nhanh qua dạ dày-ruột và gan nhưng không có hiệu quả ở những cơ. quan này, nó không qua được hàng rào máu não nhưng qua nhau thai và phân phối vào sữa. Thuốc được chuyển hóa ở gan và những mô khác bởi enzyme monoamin oxidase và catecho - O methyltransferase thành chất chuyển hóa không còn hoạt tính. . Chống chỉ định Không dùng gây tê ở tai, ngón chân vì có thể gây hoại tử và tróc da.. . Dược lực học Trong gây tê: kéo dài thời gian gây tê do tác dụng co mạch, thường phối hợp với thuốc tê. theo tỉ lệ 9 phần thuốc tê với 1 phần dung dịch adrenalin 1/10.000 trong trường hợp gây tê thấm. Cầm máu tại chổ: phun vào màng nhày mũi hoặc mô nồng độ 1/20.000 cho thú nhỏ, 1/10.000 cho thú lớn Chống shock trong phản ứng quá mẫn tức khắc Chích dưới da nồng độ 1/1.000: 0,5 ml/ heo con Chống ngừng tim: nồng độ 1/1.000 chích thẳng vào tim: từ 0,5- 1ml / thú. . Liều dùng Tiêm dưới da, tiêm bắp (dung dịch 1/10.000) Ngựa, bò: 20 – 80 ml Cừu, heo: 10 – 30 ml Chó, mèo: 1 – 5 ml Tiêm tĩnh mạch (dung dịch 1/10.000) Liều cấp từ 1/5 đến ½ liều chích bắp. 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> (2) Phenylephrine HCl . Cấu trúc hoá học. C9H13NO2 . Tính chất hóa học Là amin kích thích receptor ?-adrenergic của thần kinh giao cảm, Phenylephrine HCl có vị. đắng, không mùi, màu trắng, dạng tinh thể, nhiệt độ tan chảy 145-146oC, tan tự do trong nước và alcohol. . Bảo quản/ tính ổn định/ tính tương hợp Bảo quản tránh ánh sáng, không sử dụng dung dịch khi đã chuyển sang màu nâu hoặc kết. tủa. Phenylephrine HCl tương hợp với các dung dịch tiêm tĩnh mạch và các chất sau: chloramphenicol sodium succinate, dobutamin HCl, lidocaine HCl, potassium chloride và sodium bicarbonate. Phenylephrine HCl không tương hợp với các muối Fe, tác nhân oxi hóa và kim loại. . Dược lực học Ở liều điều trị, phần lớn Phenylephrine HCl tác động chủ yếu lên thụ thể ?- adrenergic phía. sau synapse, tác động không đáng kể trên ?-adrenergic. Chỉ khi dùng liều cao, ?-adrenergic mới được tác động. Tác động quan trọng nhất của Phenylephrine HCl khi tiêm tĩnh mạch bao gồm: co mạch ngoại biên làm tăng áp suất máu ở kỳ tâm trương và tâm thu, ít làm giảm công suất tim và tăng thời gian lưu thông. Hầu hết mạch đệm bị co lại (nội tạng ở gần thận, phổi, da) nhưng lưu lượng máu ở mạch vành tăng lên. Tác động Phenylephrine lên thụ thể ? gây co thắt tử cung và co mạch máu tử cung. . Sử dụng/chỉ định Phenylephrine HCl được dùng trong điều trị chứng giảm huyết áp và shock, thuốc cũng có. đặc tính kích thích tim tuy nhiên đặc tính này thường gây tác dụng không mong muốn trong khi bệnh nhân đang được gây mê (halothane) hoặc dùng các loại thuốc gây nhạy cảm cơ tim. Phenylephrine HCl dùng điều trị giảm huyết áp trong trường dùng các thuốc khác quá liều hoặc đặc tính gây giảm huyết áp của các thuốc phenothiazine, thuốc ức chế adrenergic, thuốc ức chế hạch. 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> (ganglionic). Phenylephrine HCl dùng điều trị giảm huyết áp do barbiturate hoặc thuốc làm êm dịu thần kinh trung ương còn đang tranh luận. Phenylephrine HCl còn có tác động kéo dài hiệu quả gây tê cột sống. Phenylephrine HCl còn được dùng trong nhãn khoa. . Dược động học Thuốc được chuyển hóa rất nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và tác động trên tim. mạch sẽ khi không đạt được khi dùng đường uống. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả làm tăng huyết áp xuất hiện ngay lập tức và kéo dài 20 phút. Hiệu quả làm tăng huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi tiêm bắp khoảng 10 phút và kéo dài 1 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan và hiệu quả của nó cũng bị giới hạn bởi sự hấp thu vào mô. . Chống chỉ định/chú y Chống chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp nghiêm trọng, tim đập nhanh. Chú ý khi dùng. thuốc trên thú già yếu, cường giáp. . Bất lợi/cảnh báo Loạn nhịp tim, nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để tránh cao huyết áp. Hoại tử và tróc da. xung quanh vùng tiêm, dùng dung dịch phentolamin 5-10 mg/110-15ml nước muối bình thường tiêm vào xung quanh vùng da bị hoại tử. . Quá liều Quá liều phenylephrine có thể gây tăng huyết áp, co giật, ói mửa, nhịp ngoại tâm thu, xuất. huyết não. Điều trị tăng huyết áp bằng cách tiêm phentolamin (chất ức chế thụ thể ?), điều trị loạn nhịp tim bằng propranolol (thuốc ức chế thụ thể ?). . Tương tác thuốc Phenylephrine có thể gây loạn nhịp tim nếu dùng đồng thời với thuốc gây mê bay hơi. halothane hoặc thuốc trợ tim (digitalized). Khi dùng chung với các thuốc giục đẻ, ảnh hưởng làm tăng huyết áp có thể gia tăng. Atropin ngăn chặn phản ứng tim đập chậm do phenylephrine gây ra. Các chất ức chế MAO (monoamin oxidase inhibitors) không nên sử dụng kết hợp với phenylephrine vì làm tăng huyết áp rất mạnh. - Liều lượng: chó mèo 0.15mg/kg, IV hoặc 1mg, IM; ngựa 5mg, IV. (3) Isoproterenol HCl . Cấu trúc hoá học. 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> C11H17NO3 . Tính chất hóa học Isoproterenol HCl còn được gọi là isoprenalin HCl, là chất tổng hợp ?-adrenergic, màu. trắng, dạng bột tinh thể, tan tự do trong nước, ít tan trong alcohol. . Bảo quản/tính ổn định/tính tương hợp Isoproterenol HCl cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, không khí , hơi. nóng. Dung dịch Isoproterenol HCl sẽ chuyển sang màu hồng hoặc màu nâu nếu trong dung dịch có lẫn chất kiềm, kim loại hoặc dung dịch không được đậy kín. Không nên sử dụng đã đổi màu hoặc kết tủa. Nếu Isoproterenol HCl được trộn lẫn trong các dung dịch hoặc các thuốc tạo thành hỗn hợp có pH >6 thì các hỗn hợp nên sử dụng ngay. Isoproterenol HCl tương hợp với các dung dịch tiêm tĩnh mạch (ngoại trừ sodium bicarbonate 5%) và các thuốc sau: calcium chloride/gluceptate, cephalothin sodium, cimetidine HCl, dobutamine HCl, heparine sodium, magiesium sulphate, multivitamine infusion, netilmycine sulphate, oxytetracycline HCl, potassium chloride, succinylcholine chloride, tetracycline HCl, verapamil HCl. Isoproterenol HCl không tương hợp với sodium bicarbonate và aminophylline. . Dược lực học Isoproterenol là chất chủ vận tổng hợp ?1 và ?2-adrenergic, tác động không đáng kể đến ? –. adrenergic ở liều điều trị. Hoạt động giải phóng adrenalin (adrenergic) của Isoproterenol là kết quả của việc kích thích sản xuất AMP-vòng. Tác động chủ yếu của Isoproterenol là làm giãn cơ trơn khí quản, giãn mạch ngoại biên, hệ cơ xương. Ngoài ra, Isoproterenol còn làm ngăn chặn giải phóng hisamin do các kháng nguyên trung gian (antigen-mediated) và làm chậm giải phóng các chất gây quá mẫn (SRS-A). Hiệu quả huyết động học bao gồm: giảm đề kháng tổng số ở ngoại biên (total peripheral), tăng công suất tim, tăng lượng máu từ tĩnh mạch trở về tim. . Dược động học Isoproterenol rất dễ bị mất hoạt tính khi vào đường tiêu hóa. Đặt thuốc dưới lưỡi không chắc. chắn thuốc được hấp thu, hiệu quả thường thấy sau 30 phút. Tiêm tĩnh mạch cho hiệu quả tức thời nhưng chỉ có kéo dài khoảng vài phút nếu không tiếp tục cấp thuốc. Thuốc được chuyển hóa ở gan và các mô khác do bởi enzyme catechol –O-methyltransferase tạo thành chất chuyển hóa hoạt tính. 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> thấp. . Sử dụng/chỉ định Isoproterenol được sử dụng chủ yếu trong điều trị co thắt phế quản cấp tính, loạn nhịp tim. (phong bế hoàn toàn nút AV), kết hợp chống shock. . Chống chỉ định/ chú y Isoproterenol chống chỉ định đối với bệnh nhân mắc chứng tim đập nhanh hoặc nút AV bị. phong bế do bởi trúng độc glycoside trên tim, loạn nhịp tâm thất, thiếu máu ở mạch vành, cường giáp, bệnh thận, tăng huyết áp, tiểu đường. . Bất lợi/ cảnh báo Isoproterenol có thể làm tim đập nhanh, khó chịu, rùng mình, dễ bị kích thích, đau đầu, cơ. thể suy yếu, ói mửa. Do bởi Isoproterenol có thời gian tác động ngắn vì vậy tác động bất lợi thường không nguy hiểm và không đòi hỏi phải ngưng điều trị nhưng cần giảm liều hoặc cần được pha loãng. Isoproterenol gây loạn nhịp tim nhiều hơn so với dopamine và dobutamine vì vậy hiếm khi được sử dụng trong điều trị các bệnh về tim. . Quá liều Triệu chứng đầu tiên của sự quá liều là tăng huyết áp, sau đó huyết áp giảm xuống, tiếp theo. nhịp tim tăng và các dấu hiệu loạn nhịp tim khác. Nếu tim đập nhanh kéo dài, điều trị bằng chất phong bế ?-adrenergic (nếu bệnh nhân không mắc chứng liệt phế quản). . Tương tác thuốc Không kết hợp Isoproterenol với các amin kích thích thần kinh giao cảm (epinephrine) vì. làm tăng hiệu quả tác động và gây độc. Propranolol (hoặc các chất phong bế ?-adrenergic khác) có thể đối vận hiệu quả Isoproterenol trên tim, giãn phế quản và giãn mạch do chúng ngăn chặn tác động của Isoproterenol trên ?- adrenergic. Các chất phong bế ?-adrenergic có thể được kết hợp để điều trị chứng tim đập nhanh. Nếu Isoproterenol sử dụng kết hợp với các thuốc gây nhạy cảm cơ tim (halothane, digoxin) nên theo dõi các dấu hiệu loạn nhịp. Tăng huyết áp nếu Isoproterenol được dùng kết hợp với các thuốc giục đẻ (oxitoxic agent). Isoproterenol kết hợp với thuốc lợi tiểu (furosemic) sẽ ảnh hưởng đến sự nhịp nhàng của nhịp tim vì vậy tăng nguy cơ loạn nhịp. Sử dụng đồng thời Isoproterenol và Theophylline sẽ tăng gây độc trên tim (cardiotoxic). . Liều lượng Chó a) ngăn ngừa tim đập chậm, phong bế hoàn toàn nút AV: 0.4mg trong 250ml D5W nhỏ giọt. tĩnh mạch cho đến khi có hiệu quả. 0.04-0.08?g/kg/phút, truyền tĩnh mạch. 0.1-0.2 mg, tiêm bắp. 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> hoặc 0.4mg trong 250ml D5W, tiêm chậm tĩnh mạch. b) co khí quản: 0.1-0.2 mg, tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da. Mèo a) ngăn ngừa tim đập chậm, phong bế hoàn toàn nút AV: liều dùng tương tự trên chó. b) suyễn: 0.2 mg trong 100ml D5W, tiêm tĩnh mạch hoặc 0.004-0.006mg, tiêm bắp. Ngựa: điều trị giãn phế quản trong thời gian ngắn: 0.2mg trong 50 ml dung dịch muối và truyền tĩnh mạch 0.4?g/kg. Cần có dụng cụ theo dõi nhịp tim liên tục và ngưng dùng thuốc nếu nhịp tim tăng gấp đôi bình thường. 2.4.3. Thuốc liệt giao cảm Là thuốc có tác dụng phong bế hiệu quả của dây thần kinh giao cảm, hay nói cách khác là phong bế tác động kiểu adrenaline. Tác dụng: dãn mạch - hạ huyết áp. Các loại thuốc liệt giao cảm ít được ứng dụng trong thú y. (1) Phentolamin . Dược động học Thuốc được hấp thu qua đường dạ dày ruột, bài thải rất nhanh qua thận. Khi dùng đường. uống, thuốc không đạt được nồng độ tối đa trong máu do vậy kết quả điều trị không cao. Do đó thuốc chỉ được dùng đường ngoại tiêu hóa. . Dược lực học Phentolamin phong bế receptor ?1 và ?2. Receptor ?1 tìm thấy ở phía sau synapse trên các. cơ quan đáp ứng kích thích, đáp ứng gián tiếp bao gồm co mạch và giãn đồng tử. Khi chúng bị phong bế, sẽ xảy ra tác dụng ngược lại. Receptor ?2 tìm thấy chủ yếu ở phía trước synapse tại điểm cuối cùng của dây thần kinh adrenergic. Sự kích thích receptor ?2 làm ức chế giải phóng norepinephrine từ thần kinh đã được hoạt hóa. Do bởi tính phong bế các receptor nên phentolamine tăng giải phóng norepinephrine. Tác động trên tim mạch: do phentolamin phong bế tác động của các receptor, kích thích giải phóng norepinephrine và epinephrine gây dãn các tiểu động mạch, huyết áp cũng như đề kháng tổng số ở ngoại biên giảm thấp. Mức độ suy giảm huyết áp nhiều hay ít tùy thuộc vào cường độ (tone) của dây thần kinh giao cảm khi cấp thuốc. Bình thường, ở tư thế nằm nghiêng (người), cường độ giao cảm thấp, huyết áp giảm rất ít. Khi cường độ giao cảm cao, ví dụ ở tư thế đứng, kết hợp dùng chất co mạch liều cao (kích thích receptor ?), huyết áp sẽ giảm rất nhiều. Khả năng làm giảm huyết áp của phentolamine rất có hiệu quả khi bệnh nhân ở tư thế đứng. Tư thế đứng làm cho bệnh nhân khởi động các phản ứng một cách nhanh chóng từ đó giúp hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch để ngăn máu từ khối chung (pooling) của cơ thể xuống chân.. 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Khi có mặt phentolamine, dây thần kinh giao cảm được hoạt hóa nhưng các mạch máu không thể co lại bởi vì các receptor ? của thần kinh giao cảm đã bị phong bế. Máu từ khối chung xuống chân, huyết áp giảm một cách nhanh chóng và làm giảm lưu lượng máu ở não. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân sẽ bị choáng và mê sảng (light-headed) và ngất xỉu. Điều này cũng giống như tác động làm giảm huyết áp khi cơ thể giữ tư thế đứng mà không di chuyển trong thời gian dài. Tác động gián tiếp trên tim: phentolamin không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến những mặt chính của chức năng tim; đó là vai trò của receptor ?1. Tuy nhiên, do bởi phentolamine làm cho huyết áp thấp hơn bình thường làm hoạt hóa phản ứng của cơ quan nhận cảm áp (baroreceptor) và dây thần kinh giao cảm hoạt động; gián tiếp làm tăng nhịp tim và co cơ tim. Phentolamine phong bế hoạt động của receptor ? phía trước (?2) ngăn cản sinh lý “ức chế phản hồi” (feedback inhibition) giải phóng norepinephrine. Khi số lượng norepinephrine tăng lên làm tăng kích thích cơ tim. Tác động khác: những tác động trực tiếp khác của phentolamine được tạo ra do bởi sự phong bế receptor ?,bao gồm hẹp đồng tử, tăng chảy nước mắt, tăng tiết acid dịch vị và tăng nhu động ruột. Tất cả những tác động trên cho thấy phentolamine cạnh tranh hoạt động đối giao cảm trên cơ quan đích. Phong bế receptor ? cũng làm giảm sự xuất tinh. . Chỉ định lâm sàng/đường cấp Phentolamine được dùng chủ yếu để tác động đến mạch máu; hạn chế tăng ở phần u lõi. thượng thận (pheochromocytoma), điều trị thoát mạch do bởi chất gây co mạch (norepinephrine). Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch là đường cấp thông dụng nhất, tiêm bắp gây đau. Phentolamine chỉ tiêm dưới da để ngăn ngừa sự thoát mạch do các chất gây co mạch. . Tác dụng phụ/bất lợi/ chống chỉ định Tác dụng phụ trên tim mạch: phentolamine cũng như các chất phong bế receptor ? đều gây. tác dụng phụ nghiêm trọng đến tim mạch. Gây giảm huyết áp ở tư thế đứng ngay cả ở liều thông thường. Liều cao gây giảm huyết áp và tăng nhịp tim. Thuốc phong bế receptor ? có khả năng giảm huyết áp nhiều hơn các nhóm thuốc khác. Giảm huyết áp có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh ở động mạch vành. Phentolamine chống chỉ định đối với bệnh nhân đã trải qua một lần đột quỵ. Có thể xảy ra tổn thương não do bởi tăng huyết áp tăng quá mức, tuy nhiên huyết áp giảm cũng gây nguy hiểm, giảm lưu lượng máu ở não va tăng nhồi máu não. . Tương tác thuốc Phentolamine kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác hoặc alcohol sẽ huyết áp giảm. thấp hơn hoặc làm tăng nhịp tim khi kết hợp với chất chủ vận kích thích thần kinh giao cảm tác động receptor ? (epinephrine và các chất gây dãn phế quản).. 79.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> . Quá liều/ độc tính Quá liều các thuốc phong bế receptor ? có thể gây giảm huyết áp nghiêm trọng và phản xạ. kích thích tim dẫn đến shock, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. Điều trị bằng cách dùng phenylephrin hoặc methoxamine, norepinephrine. (2) Phenoxybenzamine HCl . Cấu trúc hoá học. C18H22ClNO . Tính chất hóa học Là chất phong bế receptor ?, phenoxybenzamine có màu trắng, không mùi, dạng bột tinh. thể, nhiệt độ tan chảy là136-141oC, pKa = 4.4, hòa tan trong nước (40mg/ml) và alcohol (167mg/ml). . Dược lực học Phenoxybenzamine phong bế receptor ? không cạnh tranh tuần hoàn (circulating). epinephrine và norepinephrine. Tác động của phenoxybenzamine được mô tả như là “chất hóa học cắt dây thần kinh giao cảm” (chemical sympathectomy). Không tác động đến receptor ? hoặc thần kinh đối giao cảm. Phenoxybenzamine làm tăng lưu lượng máu đến da, lưu lượng máu ở não hệ xương chưa được biết. Phenoxybenzamine cũng làm ức chế dãn đồng tử, co mi mắt và co màng nháy (loài cầm). . Chỉ định/sử dụng Phenoxybenzamine được sử dụng trên chủ yếu trên thú nhỏ (chó, mèo) để điều trị chứng. tăng trương lực cơ vòng bàng quang, điều chỉnh trạng thái hoạt động của cơ vòng. Phenoxybenzamine được kết hợp để điều trị cao huyết áp trước khi giải phẫu u lõi thượng thận (pheochromocytoma) hoặc kết hợp điều trị nhiễm độc nội sinh. Ở ngựa, Phenoxybenzamine được dùng để điều trị viêm móng ở giai đoạn đầu và xử lý chế tiết tiêu chảy. . Dược động học Thông tin về dược động học của thuốc này trong thú y chưa được rõ. Ở người,. Phenoxybenzamine được hấp thu rất khác nhau từ đường tiêu hóa với giá trị sinh học từ 2030%.Khởi đầu tác động của Phenoxybenzamine rất chậm (vài giờ) và tăng dần ở vài ngày sau đó. Hiệu quả kéo dài 3-4 ngày mặc dù không tiếp tục cấp thuốc.. 80.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Phenoxybenzamine rất hòa tan trong lipid và có thể tích lũy trong mô mỡ của cơ thể. Phenoxybenzamine có qua nhau và sữa mẹ hay không thì chưa được biết. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 24 giờ. Thuốc được chuyển hóa và bài thải qua nước tiểu và qua mật. . Chống chỉ định Phenoxybenzamine chống chỉ định trên ngựa có dấu hiệu đau bụng (colic) và bệnh nhân có. dấu hiệu giảm huyết áp. Theo Labato (1988), không dùng Phenoxybenzamine cho chó bị tăng nhãn áp hoặc tiểu đường. Phenoxybenzamine được sử dụng chú ý đối với bệnh nhân bị suy tim hoặc các bệnh tim khác do bởi Phenoxybenzamine có thể làm tim đập nhanh; có thể gây hư hại thận hoặc xơ cứng động mạch vành/não. . Bất lợi/cảnh báo Phenoxybenzamine phong bế receptor ? gây ra các tác động bất lợi, bao gồm: giảm huyết. áp, tăng huyết áp, hẹp đồng tử, tăng áp lực bên trong mắt (intraocular), tim đập nhanh, ức chế sự xuất tinh, xung huyết xoang mũi, suy nhược, choáng váng và ảnh hưởng dạ dày ruột (buồn nôn, ói mửa) và có thể gây táo bón ở ngựa. . Quá liều Dấu hiệu quá liều bao gồm: choáng váng, ngất, tim đập nhanh, ói mửa, gây chết hoặc shock.. Rửa dạ dày là cách điều trị tốt nhất. Cần dùng thuốc để điều trị giảm huyết áp. Epinephrine được chống chỉ định và hầu hết các thuốc gây co mạch khác cũng không có hiệu quả để thay đổi hoàn toàn tác động phong bế receptor ?. Nếu các triệu chứng trên xảy ra ở mức độ nghiêm trọng có thể dùng norepinephrine (levarterenol) tiêm tĩnh mạch. . Tương tác thuốc Phenoxybenzamine đối vận hiệu quả của các thuốc kích thích thần kinh giao cảm (receptor. ?) (phenylephrine). Nếu kếp hợp với thuốc có tác động trên cả 2 receptor ?, ? (epinephrine) sẽ làm giảm huyết áp nghiêm trọng, dãn mạch, tim đập nhanh. . Liều dùng Chó Điều trị mất phản xạ: a) 5-15mg, PO 1lần/ngày b) liều đầu 10mg, PO 1lần/ngày; nếu chóù không đáp ứng với thuốc sau 4 ngày thì có thể tăng liều 10mg,PO mỗi liều cách nhau 12 giờ. Nếu sau 4 ngày nữa mà vẫn không đáp ứng với thuốc thì tăng liều lên 10mg, PO mỗi liều cách nhau 8 giờ. Điều trị tăng áp trước khi giải phẫu u lõi thượng thận: a) 0.2-1.5mg/kg, PO khoảng 14 ngày trước khi giải phẫu. Dùng liều thấp và tăng dần cho đến khi. 81.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> huyết áp giảm như mong muốn. Propranolol có thể được kết hợp để điều chỉnh loạn nhịp tim và tăng huyết áp (0.15-0.5mg/kg, PO). Chất phong bế receptor ? có thể được kết hợp với phenoxybenzamine trong trường huyết áp tăng nghiêm trọng. Mèo: điều trị mất phản xạ: 0.5mg/kg, PO 1lần/ngày. Ngựa: a) 0.66mg/kh trong 500 ml nước muối, IV. b) 1.2mg/kg, PO. c) 200-600mg, mỗi liều cách nhau 12 giờ để điều trị tiêu chảy nhiều nước. (3) Propranolol HCl . Cấu trúc hoá học. C16H21NO2 . Tính chất hóa học Là thuốc ức chế không đặc trưng receptor ?-adrenergic, Propranolol HCl có vị đắng, không. mùi, màu trắng, dạng bột, pKa = 9.45, nhiệt độ tan chảy khoảng 161oC, hòa tan trong nước và alcohol (1g/20ml). Ở pH 4-5, dung dịch propranolol sẽ phát huỳnh quang. . Bảo quản/ tính ổn định/tính tương hợp Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-30oC) và tránh ánh sáng. Dung dịch propranolol sẽ bị. phân hủy nhanh chóng ở pH kiềm. Dung dịch tiêm propranolol có thể tương hợp với D5W, 0.9% sodium chloride, lactated Ringer’s, dobutamin HCl, verapamil HCl và benzquinamide HCl. . Dược lực học Propranolol phong bế cả receptor ?1 và?2- adrenergic trên cơ tim, phế quản, cơ trơn mạch. máu. Propranolol không có bản chất hoạt động kích thích thần kinh giao cảm. Ngoài ra, Propranolol giữ được tính ổn định màng (giống như quinidine) ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động tim và dẫn đến suy tim. Tác dụng thứ yếu của Propranolol trên tim mạch bao gồm: giảm nhịp tim, giảm tính truyền của nút AV, giảm công suất hoạt động tim, giảm nhu cầu O2 của cơ tim, giảm lưu lượng máu đến thận và gan, giảm huyết áp, ức chế hiệu quả kích thích tim đập nhanh của isoproterenol. Ảnh hưởng điện sinh lý học (electrophysiologic) trên tim bao gồm: giảm tính tự động, không ảnh hưởng đến tốc độ dẫn truyền.. 82.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Ngoài ra, còn có hiệu quả làm tăng sức đề kháng đường hô hấp (đặc biệt là bệnh nhân bị thắt phế quản), ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, tăng hoạt động tử cung, giảm kết tập tiểu cầu, tăng tuần hoàn bạch cầu ưa acid. . Dược động học Propranolol rất hòa tan trong lipid và qua hàng rào máu não một cách nhanh chóng. Thể tích. phân phối 3.3-11L/kg ở chó. Propranolol qua được nhau thai và vào sữa nhưng với lượng nhỏ. Ở người, khoảng 90% Propranolol liên kết với protein huyết tương. Propranolol chuyển hóa phần lớn ở gan. Chất chuyển hóa hoạt động, 4-hyroxypropranolol, được đồng hóa sau khi dùng qua đường uống. Khoảng 1% liều được bài thải không bị biến đổi trong nước tiểu. Thời gian bán hủy của thuốc trên chó 0.77-2 giờ. . Sử dụng/chỉ định Trong thú y, Propranolol được dùng để chữa trị chứng loạn nhịp tim, Propranolol cải thiện. bệnh lý trên cơ tim (hypertrophic), điều trị chứng cao huyết áp, điều trị các dấu hiệu kết hợp giữa u lõi thượng thận và bệnh năng tuyến giáp (thyrotoxicosis). Propranolol được hấp thu tốt qua đường uống, chuyển hóa bước đầu ở gan làm giảm giá trị sinh học của thuốc khoảng 2-27% ở chó. . Chống chỉ định/chú ý Propranolol chống chỉ định đối với bệnh nhân nhạy cảm với nhóm thuốc này, phong bế tim. nhiều hơn 1 độ, bệnh tim, tim đập chậm, co khí quản. Propranolol cũng chống chỉ định đối với bệnh nhân giảm glucose huyết. Propranolol có thể gây tăng hoặc giảm glucose huyết, do đó nên chú ý khi sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Propranolol có thể che giấu các dấu hiệu của bệnh năng tuyến giáp nhưng trên lâm sàng propranolol được sử dụng để điều trị các dấu hiệu của bệnh này. Propranolol sử dụng chú ý với thuốc trợ tim hoặc những bệnh nhân bị nhiễm độc thuốc trợ tim gây tim đập chậm đến mức nguy hiểm. . Bất lợi/cảnh báo Bất lợi thường xảy ra ở bệnh nhân già yếu, bệnh mất bù (decompensating) tim cấp tính. Bất. lợi lâm sàng bao gồm: tim đập chậm, gây chết, suy nhược, giảm tính dẫn truyền của nút AV, giảm huyết áp, giảm đường huyết, co phế quản. Bất tỉnh và tiêu chảy thường thấy trên chó. Thuốc có thể gây nghiện nếu dùng lâu dài. . Quá liều Quá liều thường gây giảm huyết áp hoặc tim đập chậm. Những dấu hiệu khác bao gồm: co. giật, co thắt phế quản, giảm đường huyết, suy hô hấp, phù phổi, loạn nhịp khác ( đặc biệt phong bế. 83.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> nút AV) hoặc suy tim. Rữa dạ dày kết hợp dùng than hoạt tính để giải độc quá liều. Bổ sung chất điện giãi, glucose, máy theo dõi nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp (nếu có thể). Dùng các dịch truyền hoặc các thuốc làm tăng huyết áp để điều trị giảm huyết áp. Dùng atropin để điều trị tim đập chậm. Nếu atropin không có hiệu quả, thay thế bằng isoproterenol. Nên dùng máy điều hòa nhịp để kết hợp điều trị. Dùng thuốc trợ tim glycosides, thuốc lợi tiểu và cung cấp O2, nếu cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch aminophylline. Glucagon (5-10mg, IV) có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp; hạn chế ảnh hưởng gây suy tim của propranolol. Điều trị co giật có thể dùng diazepam, IV. . Tương tác thuốc Propranolol có thể phong bế hoạt động của các thuốc kích thích thần kinh giao cảm. (epinephrine, phenylpropranolamine). kết hợp với thuốc tê (anesthetic agents) gây suy tim (cơ tim). Phenothiazines phối hợp với Propranolol làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Thyroides hormone có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc phong bế receptor ?. Cần giảm liều Propranolol khi đã điều trị khởi đầu với methimazole hoặc propylthiouracil. Cimethidin làm giảm chuyển hóa proranolol do vậy làm tăng lượng proranolol trong máu. Furosemide và hydralazine làm tăng hiệu quả của proranolol. Tác dụng của tubocurarine và succinylcholine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của proranolol. Gây cảm ứng các enzyme ở gan bằng phenobarbital, rifambin hay phenytoin có thể tăng chuyển hóa proranolol. Proranolol có thể kéo dài tác dụng làm giảm đường huyết của insulin. Hiệu quả của theophylline (giãn phế quản) có thể ngăn chặn bởi Proranolol. Nên chú ý khi phối hợp các thuốc phong bế receptor ? với thuốc phong bế kênh Ca (calcium channel blockers). . Liều dùng Chó a) 0.02-0.06 mg/kg, IV, tiêm chậm. 0.2-1mg/kg, PO. b) Loạn nhịp tim: chó nhỏ 2.5-20mg, PO, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ. Chó trung bình, lớn: 10-40mg, PO. Chó lớn hơn:40-80mg, PO, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ. c) Giảm huyết áp: 2.5-10mg, PO. Mèo a) 0.04mg/kg, IV. b) Giảm huyết áp: 2.5-10mg, PO. c) Cường năng tuyến giáp: 2.5mg, PO. d) Loạn nhịp tim: 2.5 mg, PO, mỗi liều cách nhau 12-24 giờ. Ngựa a) 0.1-0.3 mg/kg, IV, 2 lần/ngày. b) Đường uống: ngày thứ 1&2:175mg; ngày 3&4: 275mg; ngày 5&6: 350mg. Tiêm tĩnh mạch ngày thứ 1&2: 25mg; ngày 3&4: 50mg; ngày 5&6: 75mg.. 84.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 85.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> (4) Atenolol . Cấu trúc hoá học. . Tính chất hóa học Là thuốc phong bế ?-adrenergic. Atenolol có màu trắng, dạng bột tinh thể. Ở 37oC, 26.5mg. Atenolol hòa tan trong 1 ml nước. . . Dược lực học Atenolol là thuốc đặc trưng phong bế tương đối receptor ?1. Ở liều cao, Atenolol sẽ mất. tính phong bế ?1 mà sẽ xảy ra phong bế ?2. Atenolol không có bản chất kích thích thần kinh giao cảm như pindolol và cũng không có hoạt tính ổn định màng giống như pindolol hay propranolol. Tác động thứ cấp của atenolol trên tim mạch bao gồm: giảm nhịp tim, dẫn truyền AV giảm, giảm nhu cầu oxy cho cơ tim, giảm huyết áp, hạn chế tăng nhịp tim do isoproterenol. . Sử dụng/chỉ định Do bởi tương đối an toàn để sử dụng cho thú bị liệt phế quản, altenolol thường được chọn. hơn propranolol. Có hiệu quả đối với loạn nhịp trên tâm thất, tâm thất co bóp sớm, tăng huyết áp và điều trị triển dưỡng (hypertrophic) trên cơ tim ở mèo. . Dược động học Ở người, chỉ khoảng 50-60% liều uống được hấp thu. Tuy nhiên thuốc hấp thu rất nhanh.. Điểm đặc trưng là thuốc liên kết rất thấp với protein huyết tương và phân phối tốt đến hầu hết các mô. Altenolol ít hòa tan trong lipid và không giống với propranolol, chỉ một lượng nhỏ atenolol được phân phối vào hệ thần kinh trung ương, Altenolol qua nhau thai và nồng độ thuốc trong sữa cao hơn các nơi khác tìm thấy trong huyết tương. Biến đổi sinh học của Altenolol ở gan rất thấp; khoảng 40-50% Altenolol bài thải còn hoạt tính trong nước tiểu và phần còn lại chủ yếu được bài thải qua phân (dạng còn hoạt tính, thuốc không được hấp thu). Thời gian bài thải của thuốc ở chó là 3.2 giờ. . Chống chỉ định/ chú ý/ an toàn cho thú sinh sản Thú bị suy tim, thú nhạy cảm với thuốc trong nhóm này, phong bế tim lớn hơn 1 độ, tim đập. chậm. các thuốc phong bế không đặc trưng receptor ? còn chống chỉ định cho bệnh nhân bị tác dụng phụ (loạn nhịp tim) khi dùng các thuốc này để điều trị suy tim. Chống chỉ định tương đối đối với. 86.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> bệnh nhân bị liệt phế quản phổi, bệnh thận, giảm chức năng của các nút dẫn truyền. Ở liều cao, Altenolol có thể che giấu các dấu hiệu liên kết với giảm đường huyết. Nó cũng có thể gây giảm đường huyết hoặc tăng đường huyết và do đó cần chú ý khi sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường. Altenolol có thể gây nhiễm độc tuyến giáp nhưng trên lâm sàng Altenolol thường được dùng để điều trị tình trạng này. . Bất lợi/cảnh báo Bất lợi thường xảy ra ở thú già yếu hoặc bệnh gây mất bù (decompensating) nhịp tim cấp. tính. Bất lợi thể hiện trên lâm sàng bao gồm: giảm nhịp tim, gây chết, suy nhược, suy yếu dẫn truyền AV, giảm huyết áp, giảm đường huyết, co phế quản (ít hơn các thuốc phong bế ?1 khác). Bất tỉnh và tiêu chảy thường thấy ở chó. Thuốc có thể gây nghiện khi dùng lâu dài. . Quá liều Dấu hiệu quá liều: giảm huyết áp, tim đập chậm, liệt phế quản, suy tim và giảm đường. huyết. Nếu uống quá liều, rửa dạ dày kết hợp với than hoạt tính để giải độc. Kiểm tra huyết áp, đường huyết. Điều trị các ảnh hưởng trên tim mạch. Sử dụng dịch truyền và các chất làm tăng huyết áp để điều trị giảm huyết áp. Dùng atropin để điều trị tim đập chậm. Nếu atropin không có hiệu quả, có thể dùng isoproterenol nhưng thận trọng. Suy tim có thể dùng thuốc trợ tim glycosides. Glucagon có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. . Tương tác thuốc Altenolol có thể phong bế tác dụng của các thuốc kích thích thần kinh giao cảm. (metaproterenol, terbutaline, epinephrine, phenylpropanolamine…) và ngược lại các thuốc này cũng làm giảm hiệu lực của altenolol. Phenothiazines kết hợp với Altenolol có thể làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Furosemic và hydralazine hoặc các thuốc gây giảm huyết áp có thể tăng ảnh hưởng làm giảm huyết áp của Altenolol. Altenolol có thể kéo dài hiệu quả điều trị giảm đường huyết của insulin. Sử dụng đồng thời các thuốc phong bế receptor ? với các thuốc phong bế kênh Ca nên chú ý đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh trên cơ tim hoặc suy tim. . Liều dùng Chó:. Loạn nhịp tim, giảm huyết áp, nhồi máu cơ tim: a) 12.5-50mg, 1 hoặc 2 lần/ngày. b) 0.25-1 mg/kg, PO. Mỗi liều cách nhau 12-24 giờ. c) 6.25-25 mg, mỗi liều cách nhau 12 giờ. e) Điều trị tăng huyết áp: 2mg/kg, 1lần/ngày.. 87.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Mèo: a) Điều trị cao huyết áp: 2mg/kg, 1lần/ngày. b) Loạn nhịp tim, giảm huyết áp, nhồi máu cơ tim: 6.25-12.5mg, PO, 1 lần/ngày. 2.4.4. Thuốc kích thích phó giao cảm (1) Pilocarpin Nitrate . Cấu trúc hóa học. C11H16N2O2 . Tác động dược lực Trên mắt: dùng tại chổ gây co đồng tử, co cơ điều tiết, tăng tạm thời nhãn áp sau đó giảm. nhãn áp kéo dài. Sự thu hẹp đồng tử kéo dài vài giờ đến một ngày, còn tác động trên sự điều tiết chấm dứt sau 2 giờ. Trên cơ trơn: co cơ khí quản gây hen suyễn, tăng trương lực và vận động của cơ trơn tiêu hóa, ống dẫn tiểu, bàng quang, túi mật và ống dẫn mật. Trên tuyến ngoại tiết: kích thích sự chảy nước bọt, nước mắt, dịch tụy, dịch vị và dịch nhày đường hô hấp. Trên tim mạch: tác động trên tim mạch chưa được giải thích thỏa đáng. 0.1mg/kg, IV làm giảm huyết áp ngăn ngủi. Nếu dùng trước một liều thích hợp chất ức chế nicotin thì pilocarbin gây tăng huyết áp rõ rệt. Tác dụng này bị ức chế bởi atropin. Trên thần kinh trung ương: tiêm tĩnh mạch liều nhỏ gây trạng thái thức tỉnh giống như khi tiêm acetylcholin hoặc kích thích cấu trúc lưới. . Tác dụng Kích thích bài tiết nước bọt, mồ hôi. Kích thích tăng trương lực dạ dày – ruột. Dùng trị bệnh chướng hơi, không tiêu, liệt dạ cỏ, tắt dạ lá sách.. . Liều dùng: tiêm dưới da Ngựa: 100 - 200 mg. 88.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Bò: 200 - 400 mg Kích thích nhai lại, ợ hơi: 50 - 60 mg Heo: 2 - 50 mg Chó: 5 - 20 mg Mèo: 1 - 3 mg . Độc tính Gây khó thở do co cơ khí quản Gây ngừng tim Tiêu chảy - đau bụng dữ dội Giải độc bằng thuốc đối kháng Atropin cho từng liều nhỏ.. (2) Acetylcholine (ACh) . Cấu trúc hoá học. . Dược động học Phân tử acetate và choline là thành phần cấu tạo nên phân tử Ach được nối với nhau bằng. một nối ester. Nối ester này dễ dàng bị phá hủy bởi quá trình thủy phân. Khi dùng qua đường uống, ACh bị thủy phân bởi acid dạ dày và hầu như thuốc không được hấp thu. Điều này xảy ra với tất cả các thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm ngoại trừ bethanechol. Khi dùng đường ngoại tiêu hóa, ACh bị thủy phân ngay lập tức bởi enzyme actylcholinesterase (AChE), enzyme này có rất nhiều trong máu. AchE không chuyển hóa tốt các ester khác giống như ACh, vì vậy nó còn được gọi là cholinesterase. Cần dùng liều rất cao để ACh vượt qua sự phân hủy của AChE. Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm khác được chuyển hóa bởi các enzyme khác trong huyết tương được gọi là nonspecific cholinesterase hay pseudocholinesterase. Nhìn chung, chúng bị bất hoạt chậm hơn và cho phép chúng tạo ra các tác động dược lực hữu ích. . Dược lực học ACh được giải phóng từ hậu hạch thần kinh phó giao cảm, đáp ứng kết quả tương tác hóa. học với receptor muscarinic. Tuy nhiên, loại đáp ứng xảy ra tùy thuộc vào vị trí của receptor. Một vài đáp ứng được mô tả như là liệu pháp kích thích hoặc kích thích. Chẳng hạn như, tuyến được. 89.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> kích thích để tiết nhiều hơn hoặc co cơ phế quản. Những đáp ứng trên các cơ quan được xem là sự ức chế bao gồm: chậm nhịp tim, giãn cơ trơn tiểu động mạch. Trong nhiều trường hợp, cả đáp ứng kích thích và ức chế có thể xảy ra ở những phần khác nhau của cùng một cơ quan. Ví dụ, đáp ứng của một loại thuốc kích thích thần kinh giao cảm, co một vài cơ ở bàng quang và ruột nhưng các cơ khác thì giãn ra. Tất cả những đáp ứng trên sẽ bị phong bế bởi atropin. Tác động trên mắt: ACh gây co cơ vòng móng mắt, đồng tử trở nên nhỏ hơn. Điều này gọi là tình trạng thu hẹp đồng tử. Hiệu quả của những liều cao thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm vượt qua ảnh hưởng của kích thích thần kinh giao cảm sẽ gây giãn đồng tử và có thể nhìn rõ hơn. ACh gây co cơ thể mi ở mắt và điều chỉnh hình dạng của thủy tinh thể. Co cơ thể mi làm cho đồng tử lớn hơn (fatter) do vậy mắt chỉ nhìn thấy những điểm ở gần. Tác động trên tim mạch: ACh tác động trực tiếp gây giãn cơ trơn tiểu động mạch, gây giãn mạch. Điều này chỉ xảy ra ở vị trí mà có sự khác biệt giữa tác động do kích thích phó giao cảm tự nhiên và kích thích phó giao cảm được tạo ra do thuốc. Các tiểu động mạch không bị kích thích bởi hệ thần kinh phó giao cảm và vì vậy nó sẽ mở rộng đáp ứng khi kích thích thần kinh. Huyết áp sẽ không giảm nhiều ở liều thông thường bởi vì phản ứng của cơ quan nhận cảm áp được giảm xuống, dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, bao gồm co mạch để chống giảm huyết áp. Nên dùng liều rất cao để huyết áp giảm xuống một cách đáng kể. Acetylcholine được giải phóng từ thần kinh phó giao cảm tác động trên tim, thần kinh phế vị, tác động trực tiếp làm giảm nhịp tim. Tuy nhiên, khi dùng liều thấp ACh hoặc các thuốc kích thích phó giao cảm khác thì có thể làm tăng nhẹ nhịp tim. Sự tăng nhịp tim chỉ có thể được trung hòa một cách gián tiếp bởi phản ứng của cơ quan nhận cảm áp và hoạt hóa thần kinh giao cảm. Liều cao ACh vượt qua phản ứng của cơ quan nhận cảm áp vì vậy nhịp tim luôn luôn thấp. ACh trực tiếp làm chậm dẫn truyền xung điện qua nút AV, chủ yếu là liên kết điện phối hợp co bóp tâm thất và tâm nhĩ. Liều cao, phong bế một phần hoặc hoàn toàn nút AV và có thể làm ngừng tim. . Sử dụng/chỉ định ACh thường được dùng để điều trị tăng nhãn áp và những rối loạn có liên quan đến mắt,. bệnh đường tiết niệu. . Tác dụng phụ/bất lợi/chống chỉ định Tác dụng phụ thường thấy ở mắt và tim mạch. Tác dụng phụ ở mắt bao gồm: tiết nước mắt. quá mức, cận thị do tác động của thuốc trên cơ thể mi, giảm tầm nhìn ở nơi có ánh sáng yếu là kết quả của tình trạng thu hẹp đồng tử. Có thể xảy ra đau đầu. ACh chống chỉ định cho bệnh nhân viêm mống mắt cấp tính, hoặc những phản ứng quá nhạy cảm khác ở mắt. Thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm có thể gây giảm huyết áp. Choáng váng và đau đầu. 90.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> nhẹ do lượng máu ở não thấp. Giãn động mạch não có thể gây đau đầu. Giảm huyết áp kết hợp tăng nhịp tim có thể làm giảm lưu lượng máu ở cơ tim, tăng nhu cầu oxy ở cơ tim. . Quá liều/ độc tính Dấu hiệu quá liều bao gồm: khó chịu ở xoang bụng, tiết nhiều nước bọt, đỏ da, đổ mồ hôi,. buồn nôn và ói mửa. Những thay đổi ở mắt bao gồm: thu hẹp đồng tử, chảy nước mắt. Thay đổi ở hệ thần kinh trung ương: tình trạng không yên, hỗn loạn, lo lắng, co giật. Điều trị: dùng atropin 0.6-0.8 mg, tiêm dưới da. Atropin tác động trên receptor muscarinic để phong bế hiệu quả của ACh hoặc các thuốc kích thích phó giao cảm khác. Nên chuẩn bị sẳn atropin khi dùng ACh, đặc biệt là dùng đường ngoại tiêu hóa. Nếu tim đập chậm, giảm huyết áp, liệt phế quản nghiêm trọng có thể điều trị bằng epinephrine. Có thể dùng máy trợ tim hoặc trợ hô hấp. Có thể dùng dịch truyền hoặc chất điện giải qua đường ngoại tiêu hóa. (3) Bethanechol Bethanechol (URECHOLIN) chỉ có hiệu quả kích thích phó giao cảm khi được cấp qua đường uống, có thể dùng dung dịch vô trùng tiêm dưới da, bethanochol tác động rất tốt đến bàng quang và đường tiêu hóa, tác động nhẹ trên tim mạch. Hầu như thuốc không có khả năng kích thích receptors nicotinic-receptors ACh được tìm thấy ở hạch thần kinh tự trị và tế bào cơ xương. Một lượng nhỏ bethanochol được thải vào sữa mẹ. . Chỉ định Bethanechol được chỉ định trong điều trị bí tiểu cấp tính (bí tiểu không do tắc nghẽn cơ học. làm nước tiểu không thoát ra được). Trạng thái này có thể xảy ra khi bàng quang trở nên kém hoạt động sau khi giải phẫu hoặc sơ sinh hoặc những rối loạn gây kích thích thần kinh không thỏa đáng ở bàng quang. Khi đáp ứng thỏa đáng làm tăng lượng nước tiểu, hoạt động của bàng quang trở lại trạng thái bình thường thì không nên tiếp tục dùng bethanechol (nhất là dùng đường tiêm). Bệnh nhân đang trong thời gian hồi phục sau giải phẫu đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa không nên dùng bethanechol hoặc các thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm thông thường khác. Nếu không các cấu trúc bị kích thích sẽ gây tổn thương vật lý. Bethanechol được sử dụng để hạn chế liệt ruột sau khi giải phẫu tắc ruột. Nên tiêm dưới da khoảng 1-2 giờ sau khi ăn để tránh gây buồn nôn, ói mửa, chứng chuột rút (cramping). Khôg tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Cần theo dõi bệnh nhân khoảng 10 phút sau khi tiêm để kiểm tra đáp ứng. Atropin được dùng để chống lại các tác dụng phụ. Không dùng bethanechol để kích thích đi tiểu nếu nghi ngờ bí tiểu do tắc nghẽn đường dẫn tiểu. Cần kiểm tra lượng nước uống vào và thải ra. Kiểm tra âm ruột và bắt mạch ruột định kỳ. Kiểm tra xem có máu trong phân và nước tiểu hay không. Nếu lượng nước tiểu thoát ra tăng lên. 91.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> khoảng 15-30 phút sau khi dùng bethanechol ở liều thông thường thì không nên tiếp tục dùng thuốc mà cần thông bàng quang. Nếu liều đầu tiên không làm tăng được lượng nước tiểu không nên tiếp tục dùng thuốc cho đến khi vật tắc nghẽn được loại bỏ. Nếu không lưu ý điều này có thể dẫn đến vỡ bàng quang, ống niệu. Kiểm tra huyết áp, nhịp tim, đo điện tâm đồ. (4) Carbachol Carbachol là thuốc kích thích phó giao cảm ít được sử dụng hơn các thuốc khác. Nó có hiệu quả kích thích receptor nicotinic. Giống như bethanachol, carbachol cũng tác động rất tốt đến hệ tiết niệu và tiêu hóa, nhưng trên lâm sàng thường dùng trong giải phẫu mống mắt (iris) và cơ thể mi. Dung dịch carbachol (ISOPTO CARBACHOL) chuyên trị bệnh ở mắt thường dùng để giảm áp lực bên trong mắt đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp. Trong trường hợp điều trị bằng pilocarpine hay các phương pháp điều khác không có hiệu quả thì mới dùng Carbachol trong thời gian dài để điều trị tăng nhãn áp. Đồng tử bị thu hẹp sau khi dùng thuốc 2phút và kéo dài 4-8 giờ. Carbachol được tiêm vào phía trước khoang mắt trong thời gian giải phẫu mắt. Carbachol có thể gây giật cơ mí mắt (khâu mắt-blepharospasm). Co giật cơ ở những nơi khác cũng có thể xảy ra nếu thuốc được hấp thu một cách hệ thống. Thuốc có thể gây kích thích hạch thần kinh tự động gây ra những thay đổi khác nhau trên tim mạch. Có thể gây đau đầu, đau mắt và xung huyết kết mạc, trong trường hợp này nên dùng thuốc giảm đau. Dùng liều và đường tiêm thích hợp giúp hạn chế các ảnh hưởng trên. (5) Methacholine Methacholine (PROVOCHOLINE) được sử dụng trong chẩn đoán đáp ứng quá mức của phế quản ở những bệnh nhân nghi bị suyễn, nhưng ở bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng thì việc dùng Methacholine cho kết quả chẩn đoán rõ hơn. Ứng dụng này được áp dụng trên thực tế nếu phế quản co lại (hen) do các tác nhân gây nhiễm độc muscarin (muscarinic agent). Thuốc có thể được dùng ở dạng xông. Vạch ranh giới (baseline) chức năng phổi được đo lường khi đáp ứng với dung dịch bay hơi có chứa muối và cần kiểm tra lặp lại nếu dùng liều cao liên tục. Nếu tác dụng phụ xảy ra bệnh nhân cần được tiêm atropin, các thuốc khẩn cấp khác, O2 và những phương pháp trợ hô hấp. 2.4.5. Thuốc liệt phó giao cảm Thuốc liệt phó giao cảm có tác dụng ngăn Acetylcholin phát sinh hiệu quả trên những cơ quan được dây hậu hạch phân bố đến. (1) Atropin sulphate . Tính chất hóa học Không màu hoặc màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, hòa tan trong nước (1g/ 0.5ml),. cồn (1g/5ml), glycerin (1g/2.5ml); dung dịch có tính acid nhẹ hoặc trung tính, bảo quản ở nhiệt độ. 92.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> phòng (15-30oC). Atropin sulphate dạng tiêm có thể tương hợp với các chất sau: benzquinamid HCl, butorphanol tatrate, chloromazine HCl, cimetidine HCl, dimenhydrinate, diphenhydramin HCl, dobutamin HCl, droperidol, fentanyl citrate, glycopyrrolate, hydromorphone HCl, hydroxyzine HCl, meperidine HCl, morphine sulphate, nalbuphine HCl, pentazocine lactate, pentobarbital sodium, perphenazin, prochloperazine edisylate, promazine HCl, promethazin HCl và scopalamin HCl. Atropin sulphate không tương hợp với các chất sau: norepinephrine bitatrate, metaraminol, bitartrate, methohexital sodium và sodium bicarbonate. . Dược lực học Atropin ức chế acetylcholin cũng như những chất kích thích giao cảm khác. Những liều cao. có thể ngăn chặn receptor nicotinic tại hạch thần kinh tự trị và thần kinh cơ gặp nhau, giảm nhu động dạ dày ruột và đường tiết niệu. Liều thấp sẽ hạn chế được tình trạng tiết nước bọt, tiết dịch ở cuống phổi và đổ mồ hôi (trừ ngựa). Liều trung bình, Atropin làm ức chế điều tiết, dãn đồng tử, tăng nhịp tim. Liều rất cao ngăn chặn tiết dịch dạ dày. . Sử dụng/ chỉ định Chỉ định chủ yếu của atropin trong thú y bao gồm: - Dùng làm thuốc tiền mê để ngăn ngừa hoặc giảm tiết dịch đường hô hấp. - Ngăn chặn không hoàn toàn nút AV - Giải độc quá liều các thuốc kích thích giao cảm ( physostigmine,…) - Giải độc photphat hữu cơ - Ngăn tiết nước bọt - Điều trị bệnh co phế quản (bronchoconstrictive). . Dược động học Atropin phân phối khắp cơ thể sau khi qua đường uống, tiêm bắp, xông, đặt trong khí quản,. sau khi tiêm tĩnh mạch hiệu quả cao nhất trên tim sau 3-4 phút. Atropin phân phối khắp cơ thể, vào não, qua nhau thai và một lượng nhỏ có thể vào sữa. Chuyển hóa ở gan và bài thải qua nước tiểu, khoảng 30% thuốc còn hoạt tính trong nước tiểu. . Dược lực học. Thay đổi theo liều dùng, liều nhỏ (0,5-1mg) ảnh hưởng đến tiết dịch đường hô hấp và nước bọt. Liều lớn hơn 2mg tác động lên mi mắt, tim. Liều lớn hơn nữa tác động lên bàng quang và tiêu hóa, sau cùng tác động đến bài tiết dịch vị. Trên hệ thần kinh: kích thích nhẹ hô hấp do tác động nhẹ lên hệ thần kinh trung ương. 93.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Trên tim mạch: Liều điều trị thông thường không ảnh hưởng đến tim mạch. Tuy nhiên trong trường hợp tim bị ức chế do dây thần kinh Vagus bị tác động bởi Ammoniac hoặc Chloroform, Nicotine… Atropin có tác dụng làm tăng nhịp tim do tác động làm ức chế dây thần kinh Vagus. Trên khí quản Hệ phó giao cảm có tác động làm tăng tiết chất nhày, co rút cơ phế quản. Atropin phong bế xung động thần kinh phó giao cảm, do đó làm dãn phế quản, giảm sự bài tiết chất nhày, do đó thường được sử dụng trong trường hợp shock do dùng thuốc (gây co thắt cơ phế quản) Trên dạ dày - ruột Atropin phong bế hiệu ứng làm co thắt cơ trơn của Acetylcholin, làm giảm nhu động ruột, chống co thắt ruột, do đó đôi khi được sử dụng trong trường hợp đau bụng do co thắt ruột, tiêu chảy quá nặng gây mất nước . Chống chỉ định Atropin chống chỉ định đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp, nhạy cảm với thuốc kháng. cholinergic, tim đập nhanh, thiếu máu cục bộ cơ tim, xuất huyết cấp tính, bệnh gây cản trở tiêu hóa, loét dạ dày. Sử dụng chú ý trên ngựa vì có thể làm giảm nhu động ruột và gây đau bụng trên động vật nhạy cảm. . Tác dụng Ngăn cản tương tác của acetylcholin và nơi tiếp thu trên tế bào hiệu ứng.. . Độc tính Triệu chứng ngộ độc: Khô miệng, khát nước Khó nuốt Táo bón Tim đập nhanh, thở nhanh - sâu Rối loạn vận động Run cơ Co giật Suy yếu hô hấp - chết Giải độc Atropin: Nếu ngộ độc qua đường uống: dùng thuốc gây ói mữa, kết hợp rửa dạ dày Nếu ngộ độc qua đường tiêm dưới da: dùng các loại thuốc tác động kiểu choline để giải độc như morphin chlohydrate tiêm dưới da để giải độc Atropin. . Áp dụng lâm sàng. 94.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Chữa phù phổi ở gia súc Giảm co thắt khí - phế quản trong shock hoặc do dị ứng Chống co thắt cơ trơn Ức chế bài tiết nước bọt và chất nhầy khí quản do đó thường được dùng như chất tiền gây mê Dùng chửa trị các trường hợp ngộ độc: - Pilocarpin - Arecoline - Dipterex - Morphine - Chloroform - Các loại thuốc trừ sâu, phospho hữu cơ . Liều dùng Tiền gây mê: 0,05 - 0,1mg / kg thể trọng, chích dưới da Ức chế bài tiết, chống co thắt cơ trơn và các mục đích khác (chích dưới da) Ngựa: 10 - 80 mg Trâu bò: 30 - 100 mg Heo: 10 - 30 mg Chó: 1 mg. 95.

<span class='text_page_counter'>(96)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×