Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BIA GA SINH 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.86 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT CẦN ĐƯỚC TRƯỜNG THCS LONG TRẠCH ***    **. HỌC KÌ II. GV: NGUYỄN THỊ THANH Năm học: 2012 - 2013.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phòng GD – ĐT Cần Đước Trường THCS Long Trạch. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. - -- . KẾ HOẠCH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ 9 Năm học 2012-2013 Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Có nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, vitamin, chất khoáng …, cung cấp quả để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.. Việc trang bị cho HS những kiến thức kỹ năng cơ bản về một ngành nghề nhất định là rất cần thiết để các em có một số hiểu biết về lĩnh vực sản xuất quan trọng của nước ta. Cũng như bước đầu chuẩn bị hành trang cho các em tiếp tục học lên trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở đây các em sẽ được học những kiến thức phổ thông, cơ bản, những nguyên lí kỹ thuật và những quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi....Với những điều được học các em sẽ có cơ sở để học lên một cách vững chắc, đồng thời cũng có thể áp dụng trong sản xuất và đời sống. I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM BỘ MÔN: 1. Điểm mạnh: - Sách giáo khoa có những thông tin, kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi, bài tập rõ ràng phù hợp với học sinh - Công tác chuyên môn được đặc lên hàng đầu - Môn công nghệ 9 các em được học: + Các bài lý thuyết. + Các bài thực hành. + Lý thuyết tích hợp với thực hành. => Đây là một chương trình học rất gần gủi với đời sống của các em, trong quá trình học tập đòi hỏi các em phải chủ động tìm hiểu và thực hành để nắm vững kiến thức với sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất trong cuộc sống. 2. Điểm hạn chế: - Một số học sinh chưa có thái độ tốt trong học tập như: học qua loa, chiếu lệ, học một cách máy móc, thậm chí một số học sinh không chịu học bài…..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trang thiết bị ĐDDH còn hạn chế, chưa có vườn trường thực hành. Do đó đòi hỏi học sinh chỉ cần nắm vững phần lý thuyết, còn về thực hành học sinh chỉ thực hiện được ở một số bài: giâm cành, chiết, ghép 3. Thời cơ: - Đây là một môn học rất gần gũi với học sinh , nên trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể liên hệ với thực tế được ngay vì các em đã nhìn thấy được ở mỗi gia đình của các em, từ đó các em rất say mê hứng thú trong học tập. - Qua đổi mới phương pháp dạy học: “ Lấy học sinh làm trung tâm” và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp học sinh yêu thích học môn công nghệ, qua đó giảng dạy môn công nghệ đạt chất lượng cao trong mỗi năm học, tỉ lệ học sinh giỏi cũng khá cao, hàng năm điều có học sinh giỏi. 4.Thách thức: - Chất lượng ngày càng cao đòi hỏi người giao viên phải chuẩn bị :tìm hiểu-nghiên cứu, tham khảo, quan sát thực tế một cách khoa học và chuẩn bị phương tiện dạy học-khoa học cụ thể bằng các phương tiện CNTT, đồ dùng dạy học…. qua các bài học trên lớp. - Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải sử dụng nó trong việc giảng dạy, mà cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học, học sinh không cần phải đọc chép mà sẽ tham khảo nghiên cứu trước nội dung bài học ở nhà sau đó giáo viên chỉ cần giảng (giải quyết vấn đề) là học sinh sẽ nắm bài ngay, môn công nghệ đòi hỏi em liên hệ thực tế và học bài là được ngay. - Để đạt chất lượng cao đòi hỏi mỗi giáo viên trong từng bộ môn phải có cách truyền tải thông tin hay trọng tâm của bài đến với học sinh một cách nhẹ nhàng khoa học, hướng dẫn các em tự học là chính, hoạt động của trò phải nhiều hơn hoạt động của thầy, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải phát huy tính tích cực của học sinh. - Trong việc tiếp thu bài học, học sinh phải làm việc một cách nhiệt tình và nghiêm túc, để nắm được những nội dung chính của bài, thông qua đó phải thể hiện sự quan tâm, gần gủi các em, lắng nghe ý kiến của từng học sinh và sẵn sàng giải quyết những thắc mắc của các em. II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ: 1. Tầm nhìn: - Để nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phái thật sự kiên trì và có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách niệm trong công tác, tự học tự rèn, giảng dạy theo hướng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học. - Xác định mục tiêu giảng dạy từng bài, cụ thể hóa bài học theo hướng tích hợp có hiệu quả giữa lý thuyết với thực hành ….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Học sinh học bộ môn vươn lên đạt chất lượng trong các học kỳ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Sứ mệnh: - Tạo tinh thần học cho học sinh làm sao phát triển tư duy và tính sáng tạo để học sinh đạt chất lượng cao. - Phát hiện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi, chú ý giúp đỡ học sinh chậm tiến, những học sinh khó khăn 3. Gíá trị: - Phải có tinh thần trách nhiệm, tận tâm dạy dỗ học sinh - Tính sáng tạo. - Sự hợp tác. - Khát vọng vươn lên. III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU: 1. Mục tiêu: Giáo viên nắm vững những kiến thức cần đạt, giáo dục, rèn luyện kỹ năng, thái độ, gắn với thực tế cuộc sống. Đối với tôi được phân công phụ trách môn công nghệ 9, cần nghiên cứu kĩ toàn bộ chương trình về Mô đun : Trồng cây ăn quả về: . Kiến thức cần đạt: - Nêu được vai trò của nghề trò trồng cây ăn quả - Nắm một số vấn đề chung về cây ăn quả: giá trị, yêu cầu ngoại cảnh, một số đặc điểm thực vật có liên quan đấn các biện pháp kĩ thuật trồng và chăm sóc… - Nắm các phương pháp thực hành nhân giống cây ăn quả - Nắm giá trị dinh dưỡng và các yêu cầu ngoại cảnh, kĩ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh một số loại cây ăn quả - Biết cách trồng và bón phân cho cây - Biết cách chế biến một số loại si rô quả….. . Kĩ năng: - Kĩ năng thực hành, quan sát - Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống trong việc trồng cây ăn quả ở gia đình, giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống về chăm sóc cây - Có kĩ năng tự học: sử dụng sách giáo khoa, đọc tài liệu tham khảo để mở rộng kiến thức… . Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng và bảo vệ môi trường sống của thực vật và con người - Xây dựng ý thức tự giác, thói quen bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống của thực vật…. - Hình thành và phát triển tình yêu đối với nghề trồng cây ăn quả….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> . Gắn với thực tế cuộc sống: Qua kiến thức về trồng cây ăn quả giúp học sinh áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong trồng cây, nhân giống cây ở gia đình 2. Chỉ tiêu: Chất lượng đạt 95% trong năm học 2012 - 2013 3. Gỉải pháp: Nhằm thực hiện mục tiêu mục tiêu đào tạo người giáo viên cần: - Cải tiến phương pháp dạy học: “ lấy học sinh làm trung tâm” - Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng - Giảng dạy đúng phân phối chương trình, dạy đúng theo chuẩn kiến thức của bộ môn - Lên lớp đúng giờ, đảm bảo ngày giờ công - Công bằng khách quan trong đánh giá cho điểm học sinh - Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả 4. Cơ sở vật chất: Trang thiết bị phục vụ dạy và học, phòng bộ môn. 5. Phương chăm hành động: “Chất lượng bộ môn là danh dự của giáo viên”. IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG: 1. Nâng cao chất lượng hiệu quả, công tác giáo dục học sinh: - Học sinh bao giờ cũng là trọng tâm vì vậy mà người giáo viên đòi hỏi phải làm công tác giáo dục các em một cách nghiêm túc và khoa học. Để có một học sinh giỏi về văn hóa, tốt về hạnh kiểm là điều không phải dễ, nhưng để giúp một học sinh chậm tiến về các mặt để trở thành một học sinh bình thường lại càng khó hơn, để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo dục thì đòi hỏi người giáo viên đó phải gương mẫu trong mọi hoạt động, nhất là khi sinh hoạt, giáo dục của các em, để các em xem đó là một tấm gương, người giáo viên phải tận tâm, gần gũi, nhiệt tình, lắng nghe và giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. 2. Xây dựng và phát triển bộ môn: - Môn công nghệ là một môn học đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, nghiên cứu thực tế, để giúp giáo viên dẫn dắt vào bài học một cách dễ dàng và nội dung bài giảng dễ hiểu, học sinh khắc sâu được kiến thức ( hay trọng tâm của bài) một cách khoa học, đồng thời giúp học sinh vận dụng lý thuyết vào đời sống hàng ngày). 3. Cơ sở và trang thiết bị: Là một công cụ không thể thiếu được ở cả hai phía, của Thầy và của Trò, vì nó sẽ giúp học sinh nắm và hiểu bài một cách nhanh hơn, nhớ lâu hơn trong bài học của mình. Một giáo viên giảng dạy không thể thiếu trang thiết bị cho bài giảng của mình. Giáo viên phải biết cách sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng đó, đồng thời để giúp các em hiểu và nắm nội dung bài nhanh hơn thì người giáo viên phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo thêm một số trang thiết bị cần thiết cho bài giảng của mình..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Công nghệ thông tin: Là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, vì nó sẽ giúp giáo viên truyền tải thông tin đến học sinh một cách khoa học và đầy đủ nhất. Bên cạnh đó học sinh có hứng thú học tập nhiều hơn vì hình ảnh rất sinh động, nội dung bài dễ hiểu. 5. Để có được tiết dạy tốt đạt hiệu quả: Thì sự đầu tư của giáo viên không đơn giản chút nào, vì vậy đồ dùng dạy học là không thể thiếu, để làm được thì cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các phòng ban ( BGH ) về tài chính. V. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: 1. Kế hoạch thực hiện từ 20/08/2012 22/05/2013. Cả năm 37 tuần- 37 tiết + HKI: 19 tuần x 1 tiết / tuần = 19 tiết + HKII: 18 tuần x 1 tiết/ tuần = 18 tiết 2. Tổ chức thực hiện theo phân phối chương trình: HỌC KÌ I Tuần Tiết Bài Nội dung 1 1 1 Nghề trồng cây ăn quả 2 2 2 Một số vấn đề chung về cây ăn quả 3 3 2 Một số vấn đề chung về cây ăn quả 4 4 2 Một số vấn đề chung về cây ăn quả 5 5 3 Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 6 6 3 Các phương pháp nhân giống cây ăn quả 7 7 4 Thực hành: Giâm cành – Kiểm tra 15 phút 8 8 4 Thực hành: Giâm cành 9 9 5 Thực hành: Chiết cành 10 10 5 Thực hành: Chiết cành 11 11 6 Thực hành: Ghép cành 12 12 6 Thực hành: Ghépcành 13 13 Kiểm tra thực hành 14 14 7 Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi 15 15 7 Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi 16 16 8 Kĩ thuật trồng cây nhãn 17 17 9 Kĩ thuật trồng cây vải 18 18 Ôn tập học kì I 19 19 Kiểm tra học kì I ( lý thuyết và thực hành).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HỌC KÌ II Tuần Tiết Bài Nội dung 20 20 10 Kĩ thuật trồng cây xoài 21 21 11 Kĩ thuật trồng cây chôm chôm 22 22 12 Thực hành: nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả 23 23 12 Thực hành: nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả 24 24 12 Thực hành: nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây ăn quả 25 25 13 Thực hành: Trồng cây ăn quả - Kiểm tra 15 phút 26 26 13 Thực hành: Trồng cây ăn quả 27 27 13 Thực hành: Trồng cây ăn quả 28 28 14 Thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả 29 29 14 Thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả 30 30 14 Thực hành: Bón phân thúc cho cây ăn quả 31 31 Kiểm tra thực hành 32 32 15 Thực hành: Làm si rô quả 33 33 15 Thực hành: Làm si rô quả 34 34 Ôn tập lý thuyết và thực hành 35 35 36 36 Kiểm tra cuối năm học ( lí thuyết và thực hành) 37 37 3. Đánh giá chất lượng trong quá trình kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Số cột thực hiện trong năm học môn công nghệ 9. HS 1 HS 2 HS 3 M 15’ TH 1T HK TS HKI 1 1 1 1 1 5 HKII 1 1 1 1 1 + Kiểm tra thường xuyên: Miệng: 1 lần / 1HS HKI: 15”: 1 cột ( Tuần 07), 1 cột kiểm tra thực hành dưới 45 phút HKII: 15’: 1 cột ( tuần 25), 1 cột kiểm tra thực hành dưới 45 phút + Kiểm tra định kỳ: KT 1tiết, thi HKI. HKI: KT 1 tiết : 1 cột ( Tuần 13, tiết 13 ), KT HKI ( tuần 19, tiết 19 ) HKII: KT 1 tiết : 1 cột ( Tuần 31, tiết 31), KT HKI ( tuần 36, 37; tiết 36,37).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> . Chất lượng học kì I: Lớp Sỉ số 9/1 9/2 9/3 9/4 9/5 9/6 T. cộng. Giỏi. . Chất lượng học kì II: Lớp Sỉ số Giỏi 9/1 9/2 9/3 9/4 9/5 9/6 T. cộng . Chất lượng cả năm: Lớp Sỉ số 9/1 9/2 9/3 9/4 9/5 9/6 T. cộng. Giỏi. khá. T.bình. Yếu. Kém. khá. T.bình. Yếu. Kém. khá. T.bình. Yếu. Kém. Long Trạch, ngày 6 tháng 10 năm 2012 Người viết. Nguyễn Thị Thanh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×