Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.73 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT (BAN CƠ BẢN) Sinh viên thực hiện: Lê Mỹ Dung, K55TN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Đức ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồn lực con người Việt Nam phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở dân trí được nâng cao, có tính năng động, tự chủ, sáng tạo, tư duy độc lập... Để thực hiện được những yêu cầu của xã hội thì hệ thống giáo dục phổ thông phải tiến hành đổi mới, trong đó có đổi mới về phương pháp dạy học. Biểu đồ là một phương tiện dạy học có vai trò và chức năng quan trọng trong quá trình dạy và học Địa lí. Biểu đồ là hình thức trực quan sinh động của số liệu thống kê nên việc xây dựng và sử dụng biểu đồ để khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy địa lí cho học sinh là rất cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ còn làm tăng hứng thú cho học sinh trong hoạt động nhận thức và thực hành. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 12 THPT (Ban cơ bản) 1.1. Cơ sở lí luận Biểu đồ là một phương tiện trình bày và phân tích các tài liệu thống kê bằng cấu trúc đồ hoạ, nhằm mục đích hình tượng hoá sự phát triển của hiện tượng theo thời gian, kết cấu và sự biến động, kết quả của hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng. Ngoài ra biểu đồ còn trình bày các số liệu thống kê một cách khái quát, sinh động, có tính mĩ thuật giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ. Có nhiều cách phân loại biểu đồ dựa vào các tiêu chí khác nhau và mỗi loại biểu đồ lại thể hiện những đặc điểm nổi bật của sự vật và hiện tượng khác nhau. - Dựa vào hình dáng của biểu đồ có biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ miền ... - Dựa vào chức năng và tính chất của biểu đồ có biểu đồ động thái, biểu đồ cơ cấu, biểu đồ thể hiện động thái và cơ cấu, biểu đồ kết hợp, biểu đồ so sánh, các loại biểu đồ đặt trên bản đồ 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong Địa lí 12 THPT với nội dung chương trình về địa lí Việt Nam (bao gồm đặc điểm tự nhiên, dân cư, các ngành và các vùng kinh tế Việt Nam) thì biểu đồ vừa là nguồn tri thức để học sinh khai thác các kiến thức cơ bản, vừa là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng đọc, vẽ, phân tích biểu đồ.. 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Phương pháp xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 12 THPT (Ban cơ bản) 2.1. Đặc điểm, nội dung chương trình và SGK Địa lí 12 (Ban cơ bản) Chương trình môn Địa lí 12 cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức về Địa lí Tổ quốc. Về cấu trúc, chương trình bao gồm 5 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng và Địa lí địa phương. Mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về Địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Địa lí ở THCS. Về cấu trúc, SGK Địa lí 12 theo chương trình chuẩn gồm 45 bài, trong đó có 37 bài lí thuyết và 8 bài thực hành. Về nội dung và hình thức trình bày, SGK Địa lí 12 được thiết kế thành các bài học tương đối độc lập và ứng với mỗi bài là 1 tiết. 2.2. Phương pháp xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lí 12 (Ban cơ bản) - Việc xây dựng biểu đồ phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung kiến thức, trình độ nhận thức của học sinh và phải đảm bảo những nguyên tắc Tính chính xác; tính trực quan, tính thẩm mĩ. - Việc xây dựng mỗi loại biểu đồ có những quy trình khác nhau song về cơ bản chúng đều tuân thủ những bước nhất định như sau: + Xác định mục đích xây dựng biểu đồ + Đọc kĩ bảng số liệu và yêu cầu của đề bài, tiến hành xử lí số liệu để xây dựng những loại biểu đồ thích hợp về hình thức và chức năng. + Vẽ biểu đồ sao cho phù hợp nhất với số liệu đã có và đảm bảo đúng các đặc điểm, quy tắc của mỗi loại biểu đồ. + Hoàn thiện biểu đồ: sau khi vẽ xong cần điền đầy đủ các chi tiết như đơn vị, chú giải, tên biểu đồ 2.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 12 THPT - Việc sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 12 gồm có nhiều dạng + Sử dụng biểu đồ trong SGK: trong SGK Địa lí 12 có tất cả 14 biểu đồ đã được xây dựng sẵn để giáo viên và học sinh khai thác nhằm hình thành các kiến thức mới. + Sử dụng biểu đồ giáo khoa treo tường: Giáo viên có thể phóng to biểu đồ trong SGK hoặc tự xây dựng biểu đồ theo nội dung của bài để học sinh dễ theo dõi và sử dụng. + Sử dụng biểu đồ và các phương tiện thiết bị hiện đại: Giáo viên có thể xây dựng biểu đồ bằng các phần mềm máy tính sau đó trình chiếu cho học sinh. - Việc sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học Địa lí 12 được tiến hành thông qua nhiều khâu khác nhau, từ khâu thiết kế bài giảng đến khâu dạy học trên lớp và giao bài tập về nhà, đánh giá kết quả học tập của học sinh.. 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Sử dụng biểu đồ trong khâu thiết kế bài giảng: Để việc sử dụng biểu đồ được hợp lí, đảm bảo nội dung kiến thức và thời gian lên lớp thì trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên phải lựa chọn các loại biểu đồ cho phù hợp với nội dung của bài học và trình độ nhận thức của học sinh. + Sử dụng biểu đồ trong khâu giảng dạy trên lớp: Trong khâu giảng dạy trên lớp, phải tổ chức cho học sinh khai thác biểu đồ sao cho phù hợp với thời gian của tiết học và vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản như sử dụng biểu đồ để hình thành khái niệm cho học sinh; sử dụng biểu đồ để phân tích mối liên hệ của các hiện tượng kinh tế - xã hội; sử dụng biểu đồ để phân tích sự phân bố của các hiện tượng Địa lí kinh tế - xã hội + Sử dụng biểu đồ trong khâu ra bài tập và bài thực hành: nhằm mục đích củng cố kiến thức đã học và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng địa lí cần thiết để tự học, tự nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Để ra các bài tập, bài thực hành có sử dụng biểu đồ, giáo viên cần thực hiện qua các bước: • Xác định mục đích, ý nghĩa của việc khai thác biểu đồ • Nêu những kiến thức lí thuyết và thực tiễn có liên quan đến bài tập, bài thực hành. • Tìm mối liên hệ của các số liệu thống kê biểu hiện trực quan biểu đồ trên biểu đồ đó. • Nêu trình tự khai thác sử dụng biểu đồ và thực hiện mẫu cho học sinh hoặc cho học sinh tự làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nhắc lại cách làm và hoàn thiện vào vở. • Tiếp tục cho học sinh làm thêm một vài bài thực hành theo mẫu đã biết và trình tự đã được ghi. • Giáo viên thông qua kiểm tra để bổ sung, sửa chữa và đánh giá kết quả thực hiện của học sinh. + Sử dụng biểu đồ trong khâu kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức của học sinh: Để sử dụng biểu đồ trong khâu này, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi vấn đáp, những tình huống có vấn đề trong khai thác biểu đồ để kiểm tra học sinh. 2.4. Một số vấn đề lưu ý trong việc khai thác sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lí 12 THPT (Ban cơ bản) - Giáo viên phải căn cứ vào nội dung kiến thức, thời gian của tiết dạy, trình độ nhận thức của học sinh và nguồn số liệu thống kê để xây dựng và sử dụng các loại biểu đồ thích hợp. - Phải sử dụng biểu đồ theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. - Cần phối hợp giữa biểu đồ và các phương tiện dạy học khác như bản đồ, tranh ảnh ... để nâng cao chất lượng dạy và học. KẾT LUẬN Trong các phương tiện dạy học Địa lí thì biểu đồ có chức năng và vai trò rất quan trọng đối với chương trình Địa lí 12 nói riêng và môn Địa lí ở phổ thông nói chung. Biểu đồ vừa là phương tiện trực quan, vừa là phương tiện để học sinh khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng đồng thời làm tăng tính hứng thú học tập của học sinh. Chính vì thế việc xây dựng và sử dụng biểu đồ là hết sức cần thiết để việc dạy và học Địa lí 12 đạt hiệu quả cao nhất.. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004. Lý luận dạy học Địa lí, NXB ĐHSP Hà Nội. [2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB ĐHSP Hà Nội. [3] Nguyễn Trọng Phúc, 1997. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí kinh tế - xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội. [4] Nguyễn Minh Tuệ, 2008. Hướng dẫn giải các dạng bài tập Địa lí 12 theo chủ đề, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh. [5] Nguyễn Đức Vũ, 2006. Phương tiện dạy học Địa lí, NXB Giáo dục.. 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>