Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đường hồng huyện bắc mê tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

HỒNG THỊ ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐƯỜNG HỒNG, HUYỆN BẮC MÊ,
TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

HỒNG THỊ ANH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐƯỜNG HỒNG, HUYỆN BẮC MÊ,
TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K47 - QLDD - N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lợi

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Quyết định theo học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là sự lựa
chọn mà em cảm thấy là đúng đắn nhất, trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện đạo đức tại trường, em đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các
thầy cơ giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong
trường Đại học Nông lâm Thái nguyên.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” là nội dung em chọn để nghiên
cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau bốn năm theo học chuyên ngành quản lý
đất đai tại trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, lời đầu
tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô T.S Nguyễn Thị Lợi thuộc
Khoa Quản lý tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.Cô đã
trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn
thiện luận văn này.
Ngoài ra em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy
cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong
suốt khóa học vừa qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, chị, cô
chú lãnh đạo tại các xã trên địa bàn huyện đã nhiệt tình giúp đỡ em, tạo điều
kiện cho em hồn thành tốt cơng việc.

Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo khơng tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cơ
cùng tồn thể các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Hoàng Thị Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2017 ... 16
Bảng 4.1. Tốc độ phát triển của các ngành kinh tế xã Đường Hồng .............. 31
Bảng 4.2. Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã Đường Hồng ............................ 35
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Đường Hồng......................................... 38
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Đường Hồng.................... 39
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản luợng một số cây trồng năm 2018 .......... 41
Bảng 4.6. Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2018 ......................... 42
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã ...................... 45
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp . 46
Bảng 4.9. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp ............ 47
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của LUT cây lâu năm ........................................ 48
Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất .................................... 50
Bảng 4.12. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ............................ 52
Bảng 4.13. Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng và khuyến cáo ...... 54


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Ruộng bậc thang ở thơn Tiến Minh ................................................ 51
Hình 4.2. Nương ngơ và sắn ở thôn Nà Nưa II ............................................... 51


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BVTV:

Bảo vệ thực vật

LX :

Lúa xuân

LM:

Lúa mùa

VL:

Very Low (rất thấp)

L:


Low (thấp)

M:

Medium (trung bình)

H:

High (cao)

VH:

Very high (rất cao)

LUT:

Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

STT:

Số thứ tự

FAO:

Food and Agricuture Organnization Tổ chức nơng lương Liên hiệp quốc

CPSX:

Chi phí sản xuất


GTSX:

Giá trị sản xuất


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ........................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu .................................................... 4
2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp ................................................................. 4
2.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất ................................... 5
2.1.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 7
2.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất .............................................. 9
2.1.5. Xu hướng sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng hàng hố ................... 11
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .................................. 12
2.2.1. Trên Thế giới ......................................................................................... 12
2.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 15

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22


vi

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Đường Hồng,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ......................................................................... 22
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đường Hồng,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang ......................................................................... 22
3.3.3. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn loại sử dụng đất thích hợp trên địa bàn
xã Đường Hồng ............................................................................................... 23
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp ................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 23
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất .......................... 24
3.4.3. Phương pháp tính tốn phân tích số liệu ............................................... 25
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đường Hồng ................................. 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
4.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ......................... 34
4.1.4. Điều kiện văn hóa - xã hội .................................................................... 35
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, Xã Đường
Hồng, Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang............................................................ 36
4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Đường Hồng, huyện Bắc

Mê, tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 37
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 37
4.2.2. Loại hình sử dụng đất của xã Đường Hồng .......................................... 41
4.3. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .............. 44
4.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 44


vii

4.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 49
4.3.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 52
4.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội
- môi trường..................................................................................................... 54
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho
xã Đường Hồng ............................................................................................... 57
4.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 57
4.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 59
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng vật tự nhiên dành cho con người
và loài người. Từ hàng triệu năm qua, đất đai đã được coi là tài nguyên đặc

biệt. Đất đai là “giang sơn gấm vóc” của mỗi quốc gia, là điều kiện để tồn tại,
phát triển của con người và các loài vật khác trên trái đất. Trải qua nhiều thế
hệ, “đất đai nhuốm máu cha ông” và mỗi “tấc đất” trở thành “tấc vàng”, vô
cùng quý giá, thiêng liêng, khó lấy thước đo nào định giá được.
Đất đai tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy vậy, đối
với từng ngành cụ thể thì đất đai có những vai trị cụ thể khác nhau. Riêng với
sản xuất nơng nghiệp thì đất đai có vai trị đặc biệt quan trọng. Nơng nghiệp
là q trình sản xuất dựa vào nhiều yếu tố tự nhiên, do những quy luật vận
động của tự nhiên tạo nên. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của lao
động, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát
triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Do đó, đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nơng nghiệp mà khơng gì có thể
thay thế. Khơng có đất đai, khơng thể tiến hành sản xuất kinh doanh nơng
nghiệp vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Sự thay đổi vị trí của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế đang đặt ra
nhiều thách thức cho các nhà quản lý. Cùng với sự phát triển của nên kinh tế,
nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng cao dẫn tới việc đất nông nghiệp
đang dần bị thu hẹp để thay vào đó là các khu cơng nghiệp, các chung cư,…
gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng
đất nơng nghiệp đang bị uy hiếp bởi các hiện tượng xói mịn do mất rừng đầu
nguồn, ngập mặn do nước biển dâng cao, ô nhiễm đất,…


2

Đường Hồng là một xã miền núi thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Xã có diện tích 41,34 km², Với địa hình chủ yếu là đồi núi cao, dân cư thưa
thớt. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng hàng hóa của xã khơng
ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải
thiện. Song trong nền nơng nghiệp của xã cịn tồn tại nhiều hạn chế đang làm

giảm sút chất lượng do quá trình khai thác sử dụng khơng hợp lý; trình độ
khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu
sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh
cây lúa của xã không phát huy được tiềm năng đất đai mà cịn có xu thế làm
cho nguồn tài ngun đất có xu hướng bị thối hóa. Nghiên cứu đánh giá các
loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử
dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền
vững làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã Đường
Hồng là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên , được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lợi, Ban
chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
* Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Đường
Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Nhằm thấy được những thuận lợi, khó
khăn trong vấn đề sản xuất nông nghiệp của xã Đường Hồng nói riêng và của
huyện Bắc Mê nói chúng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp cho vấn đề sản
xuất nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới được tốt hơn.


3

* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được tình hình cơ bản của xã Đường Hồng;
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Đường Hồng;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Đường Hồng;
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp.

1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu để đưa ra hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối
ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tận dụng phát huy
tiềm năng của đất, nâng cao sản xuất cây trồng, góp phần cải thiện đời sống
của nhân dân đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái trên diện tích đất
của xã. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của xã Đường Hồng trong việc quy
hoạch sử dụng sản xuất đất nơng nghiệp. Các khuyến cáo về loại hình sử dụng
đất phù hợp, cung cấp cho nông dân lựa chọn hợp lý để chuyển đổi cơ cấu sản
xuất đạt hiệu quả cao, bền vững.
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình
thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên
theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Quá trình áp dụng các kiến thức học được
trong nhà trường vào thực tế công việc giúp sinh viên nhận biết được điểm
mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì
để đáp ứng nhu cầu cơng việc.Thực tập tốt nghiệp là bài học quý giá giúp cho
sinh viên hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cũng như kinh nghiệm và áp dụng
những kiến thức được học ở trường lớp vào công việc thực tế. Đây là bài học
kinh nghiệm quý giá khơng chỉ đối với bản thân em mà cịn quý giá với tất cả
những sinh viên cuối khóa học.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp

* Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nơng
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nơng nghiệp.
* Đặc điểm đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Đặc điểm cơ bản của đất nông nghiệp là:
- Một là, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu.
- Hai là, đất nông nghiệp có vị trí cố định và khơng thể di chuyển được
và có khả năng tái tạo được.
- Ba là, đất nơng nghiệp bị giới hạn về mặt diện tích, nhưng sản xuất
của nó lại là khơng giới hạn.
- Bốn là, đất nông nghiệp vừa là sản phảm tự nhiên, vừa là sản phẩm
cuẩ lao động.
- Năm là, đất nông nghiệp có chất lượng khơng đồng đều.
Đất nơng nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự
nhiên của cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ đảm bảo cho nguồn lương thực,
thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Vậy để sử dụng đất nông nghiệp cần có biện pháp nhằm nâng cao và sử
dụng đất đai hiệu quả nhất.


5

2.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất
2.1.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
*. Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là các tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong
muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại

hình trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai, cụ thể:
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng,…
- Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp: chăn nuôi, chế biến,…
- Sử dụng cho mục đích bảo vệ: chống suy thối đất, bảo tồn đa dạng
hóa lồi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mịn, nhiễm mặn,…
- Sử dụng đất theo chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên, xây
dựng,…
*. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch
sử ln tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do vậy, quá trình sử dụng đất bao
gồm phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng,.. luôn luôn chịu sự
chi phối bởi các điệu kiện và quy luậ sinh thái tự nhiên cũng như chịu sự ảnh
hưởng của các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật.
Những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất bao gồm:
- Nhân tố điều kiện tự nhiên
Khi sử dụng đất đai, ngồi bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích
ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố
bao quanh mặt đất như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, khơng khí…
và các khống sản dưới lịng đất. Trong nhóm nhân tố này thì điều kiện khí
hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất, sau đó là điều kiện đất
đai mà chủ yếu là điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.


6

+ Điều kiện khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định số
vụ trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu
phù hợp với nó. Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh
được những thiệt hại do khí hậu gây ra. Đồng thời, giảm được tính thời vụ
trong sản xuất nơng nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó nâng cao hiệu

quả sử dụng đất.
+ Loài cây trồng và hệ thống cây trồng:
Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với
điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng là vô cùng quan trọng, nó khơng
những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao mà còn thể hiện
được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó.
+ Yếu tố địa hình: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với
mực nước biển, độ dốc, hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác
nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nơng nghiệp, lâm
nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông
nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng,
thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
+ Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa
học riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những u cầu
sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả
sản xuất nông nghiệp. Độ phì nhiêu của đất là tiêu chí quan trọng về sản
lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự
sinh trưởng của cây trồng.
+ Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn dược đặc trưng bởi sự phân bố của
hệ thống sơng ngịi, ao hồ… với các ché độ thủy văn cụ thể như lưu lượng
nước, tốc độ dòng chảy, chế độ thủy triều… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả
năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.


7

- Yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thơng tin
và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ
sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự

phát triển của khoa học kỹ thuật cơng nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao
động… Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai.Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai.
*. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất
Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp
và là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nơng - lâm nghiệp.
Nó là thành phần các giống là loại cây được bố trí trong khơng gian và thời
gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng
hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên - kinh tế - xã hội.
Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì
sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện
bất lợi. Để xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử
dụng đất thì ta phải căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gian và
thời gian nhất định.
2.1.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất
- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân
dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,
năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông....


8

+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương.
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất
lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.

+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao.
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống,
kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
2.1.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất. “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai
vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện
để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất” [4].
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và
tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,
tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chun mơn hóa và đa dạng
hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nơng hộ, nơng
trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức
bản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh
quốc phòng.


9

2.1.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật
chất xã hội, thị trường… đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của Nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng
với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất:Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng;
Tính chất đất hiện tại; Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật ni và
các loại hình sử dụng đất; Dựa trên các mơ hình sử dụng đất phù hợp với yêu
cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa
chọn loại hình sử dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo
hoặc lâu dài.
Việc nghiên cứu để đưa ra hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa
phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao
năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân,
đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền
vững đang là rất cần thiết.
2.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp gồm:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.


10


+ Nhu cầu của địa phương về hướng phát triển hoặc thay đổi loại hình
sử dụng đất nơng nghiệp.
+ Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các tiến bộ kỹ
thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất.
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp:
+ Đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh
tế của nền kinh tế quốc dân.
+ Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống - tức là có cả chỉ tiêu tổng quát
và chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu và chỉ tiêu phụ.
+ Đảm bảo tính đơn giản và khả thi
+ Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nước ta, đồng
thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng xuất khẩu.
Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi
đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn
nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó
tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm
nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực
hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một
khối lượng nông - lâm sản nhất định.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chi tiêu sau (Nguyễn Đình Hợi
1993) [19]:
+ Đảm bảo an tồn lương thực, gia tăng lợi ích của nơng dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;


11


+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải (Đỗ Nguyên Hải 1999) [14], chỉ tiêu đánh giá
chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông
nghiệp được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất
và bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích nghi của mơi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
2.1.5. Xu hướng sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng hàng hố
* Sản xuất hàng hố
Hàng hố là sản phẩm được sản xuất ra khơng phải để cho người sản
xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán. Hàng hoá bán ra thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm do lao động của con người tạo ra để trao đổi.
Sản xuất ra các sản phẩm để bán trao đổi với tiêu dùng. Xét về phương diện
lao động đó là hoạt động trao đổi cho nhau. Cơ sở của sự trao đổi là sự phân
công và hợp tác lao động. Phân công và trao đổi phát triển dựa trên cơ sở
phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là cơng cụ lao động, phản ánh
trình độ xã hội hoá sản xuất trên cả 3 mặt: kinh tế- xã hội, kinh tế - kỹ thuật,
kinh tế - tổ chức.
Sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản và
mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển.


12


Như vậy, sản xuất nơng nghiệp hàng hố là một xu hướng có tính quy
luật, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta hiện nay, nó
đang là bước đi, là lộ trình trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp nơng thơn nước ta.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Trên Thế giới
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học
và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trị quan trọng đối với
cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay
đổi bộ mặt trái đất và mức sống hàng ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối
đa cục bộ, khơng có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu
quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thối hóa đất … Hàng năm gần 12
triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở châu Mỹ La Tinh và châu Á. Cân bằng
sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hóa. Sự thối hóa đất
đai tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Theo kết quả điều tra của
UNDP và Trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC), thế giới có
khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có khoảng 2 tỷ ha đất bị hoang hóa ở các mức độ
khác nhau trong đó Châu Á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích
bị thối hóa.
Hiện nay các nước trên thế giới đều có hướng phát triển nơng nghiệp
khác nhau nhưng có thể chia thành 02 xu hướng chính sau:
* Nơng nghiệp sinh thái: khái niệm nông nghiệp sinh thái được đưa ra
nhằm khắc phục những nhược điểm của nơng nghiệp cơng nghiệp hóa. Nơng
nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh
học trong nông nghiệp.
* Nông nghiệp công nghiệp hóa: sử dụng nhiều thành tựu và kết quả
của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc



13

sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất
cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng gần 10% lao động xã
hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và
xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp cơng nghiệp hóa gây nên nhiều hậu quả
sinh thái nghiêm trọng, gây ơ nhiễm mơi trường làm giảm tính đa dạng sinh
học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên.
Đánh giá đất đai của Docutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu
quả cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên
của đất là yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu thập từ đất.
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo
năng suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả
sự hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ
được sử dụng để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh
thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp
lý. Vì vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về
mặt địa lý, là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối
ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của mơi trường
xung quanh nó như khơng khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật,
thực vật, những tác động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng
mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất
đó trong hiện tại và trong tương lai”.
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên
phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều
kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất
đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là



14

cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trị tác động trực tiếp và
có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu.
*. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới
Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng
các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề chung sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong
nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và q trình
phát triển nơng nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động
chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động, quản
lý và tổ chức;
- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nơng
nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
*Nơng nghiệp cơng nghiệp hố:
Huớng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật,
hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp.
Sử dụng các thành tựu của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp. sử
dụng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật
chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và lao động
cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nhược điểm nông nghiệp công
nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, làm ơ nhiễm mơi
trường, giảm tính đa dạng sinh học và hao hụt nguồn gen thiên nhiên.
* Nông nghiệp sinh thái:
Hướng này nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên làm nổi
bật lên đối tượng sản xuất trong nơng nghiệp là các lồi sinh vật, đồng thời có



15

chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Nhằm khắc phục
những nhược điểm của nông nghiệp cơng nghiệp hố, mục tiêu của nơng
nghiệp sinh thái là:
+ Giảm thiểu những tác hại do sử dụng hoá chất nông nghiệp và
phương pháp công nghiệp gây ra cho môi trường và chất lượng nông sản;
+ Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;
+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ,
tăng chất mùn trong đất.
+ Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường với đất, môi trường thức ăn.
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững,
đó là một dạng của nơng nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nơng nghiệp
đi đơi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nơng nghiệp
phát triển bền vững lâu dài.
2.2.2. Tại Việt Nam
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, tổng diện đất tích tự nhiên của cả
nước là 33.123.568 ha, tăng so với số liệu kiểm kê đất đai năm 2017 là 508
ha. Mặc dù diện tích đất tự nhiên tăng so với các năm nhưng diện tích đất
nơng nghiệp lại giảm, ngày càng bị thu hẹp.
Diện tích đất bình qn đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế
giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đơ thị hóa diện tích đất đai
nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nơng nghiệp. Vì vậy, vấn đề
đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nơng nghiệp ngày
càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.


16


Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2017
STT

Loại đất

Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

Tổng diện tích tự nhiên

33.123.586

100,0

1

Đất nơng nghiệp

27.268.589

82,32

1.1


Đất sản xuất nơng nghiệp

11.508,010

34,74

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

6.696.303

20,21

1.1.1.1

Đất trồng lúa

4.126.430

12,45

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

2.842.873

8,58


1.2

Đất lâm nghiệp

14.910.513

45,01

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

796.053

2,40

1.4

Đất làm muối

17.155

0,05

1.5

Đất nông nghiệp khác

36.858


0,11

2

Đất phi nông nghiệp

3.749.674

11,32

3

Đất chưa sử dụng

2.105.305

6,35

(Nguồn: Tổng cục thống kê, số:3873/QĐ-BTNMT)
Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Trước kia khi nhận
thức con người còn hạn chế, nên ngƣời ta thường quan niệm kết quả và hiệu
quả chỉ là một. Sau này khi nhận thức của con người phát triển cao hơn người
ta đã thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Theo trung tâm từ điển
ngơn ngữ, hiệu quả chính là kết quả nhờ yêu cầu của việc làm mang lại. Hiệu
quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng
tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận.
Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng
số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian



×