Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá mức độ nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong thức ăn đường phố thu thập được tại thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THÚY QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH VẬT
TRONG THỨC ĂN ĐƢỜNG PHỐ THU THẬP ĐƢỢC TẠI THỊ
XÃ QUẢNG YÊN,TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Cơng nghệ thực phẩm

Lớp

: K45 - CNTP - N01

Khoa

: CNSH- CNTP

Khóa học

: 2013-2017


Thái Nguyên, năm 2017


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THÚY QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH VẬT
TRONG THỨC ĂN ĐƢỜNG PHỐ THU THẬP ĐƢỢC TẠI THỊ
XÃ QUẢNG YÊN,TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Cơng nghệ thực phẩm

Lớp

: K45 - CNTP - N01

Khoa

: CNSH- CNTP


Khóa học

: 2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn: 1. BS. Nguyễn Văn Quý
2. ThS. Nguyễn Thị Đoàn

Thái Nguyên, năm 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn mọi sự giúp đỡ đều đã
được cảm ơn và trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày tháng 6năm 2017

Sinh viên

Trần Thúy Quỳnh


iii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em vào học tại trường.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô

khoa Công Nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm đã giảng dạy và truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt bốn năm vừa qua để em có thể hồn thành tốt đồ án tốt
nghiệp này.
Để có được kết quảcủa khóa luận tốt nghiệp này em xin đặc biệt gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến BS. Nguyễn Văn Quý cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng
y tế thị xã Quảng Yên-Ban vệ sinh an tồn thực phẩmđã hết lịng quan tâm, chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình để em có thể thành khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua.
Xin cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Đồn, giảng viên khoa CNSH-CNTP trường ĐH
Nơng Lâm Thái Nguyên đã chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuật lợi
nhất cho em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè lớp Cơng nghệ thực phẩm
k45 đã hết lòng quan tâm hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực
hiện tốt khóa luận này.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và kiến thức cịn hạn
chế nên khóa luận tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận đươc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của q Thầy Cơ cùng tồn thể các
bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ cho công việc thực tế
sau khi tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày … tháng… năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trần Thúy Quỳnh


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Độc lực của các chủng E. coli ....................................................................9
Bảng 2.2: Giới hạn cho phép các VSV có trong thực phẩm theo quyết định số
46/2007/QĐ-BYT ...................................................................................16

Bảng 2.3: Thống kê các vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước từ ...............................21
năm 2010 – 2016 .......................................................................................................21
Bảng 3.1: Các dụng cụ được sử dụng trong nghiên cứu ...........................................22
Bảng 3.2: Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ......................................................22
Bảng 4.1: Phân bố theo độ tuổi của những người chế biến – kinh doanh thức ăn
đường phố ................................................................................................38
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của người chế biến – kinh doanh thức ăn đường phố ..39
Bảng 4.3: Trình độ học vấn theo độ tuổi của người phục vụ thức ăn đường phố.....40
Bảng 4.4: Sự tiếp cận các nguồn thơng tin về an tồn vệ sinh thực phẩm của người
phục vụ thức ăn đường phố .....................................................................40
Bảng 4.5: Kiến thức của người phục vụ thức ăn đường phố ....................................41
Bảng 4.6: Thực hành về hình thức kinh doanh thức ăn của người phục vụ thức ăn
đường phố ................................................................................................42
Bảng 4.7: Thực hành về quy trình chế biến thức ăn đường phố ...............................43
Bảng 4.8: Vị trí chế biến và bày bán thức ăn đường phố ..........................................44
Bảng 4.9: Hình thức chế biến thức ăn đường phố ....................................................44
Bảng 4.10: Điều kiện cơ sở thức ăn đường phố ........................................................45
Bảng 4.11: Thực hành về chế biến và bảo quản thực phẩm người phục vụ thức ăn
đường phố ................................................................................................46
Bảng 4.12: Kế t quả thu thâ ̣p các mẫu thức ăn đường phố ........................................47
Bảng 4.13: Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu tinhbột chín ...48
Bảng 4.14: Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu thịt chín .........49
Bảng 4.15: Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu cá và các sản
phẩm từ cá chiń ........................................................................................50
Bảng 4.16: Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu trứng ..............50
Bảng 4.17: Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu rau sống .........51


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Vi khuẩn Coliforms qua kính hiển vi điện tử ..............................................6
Hình 2.2: Vi khuẩn E.coli (ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử) ..................................8
Hình 2.3: Vi khuẩn Staphylococcusaureus ...............................................................11
Hình 2.4: Vi khuẩn Cl.perfringens chụp qua kính hiển vi điện tử ............................12
Hình 2.5: Vi khuẩn Salmonella qua kính hiển vi điện tử ..........................................14
Hình 2.6: Sơ đồ con đường vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm ..............................19
Hình 3.1: Cấy Samonella ..........................................................................................37
Hình 4.1: Biểu đồ trình độ học vấn của người chế biến – kinh doanh thức ăn đường
phố ...........................................................................................................39
Hình 4.2: biểu đồ hình thức kinh doanh thức ăn đường phố ....................................43
Hình 4.3: biểu đồ thể hiện quy trình chế biến thức ăn đường phố ............................44
Hình 4.4: biểu đồ điều kiện cơ sở thức ăn đường phố ..............................................46


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

1

BGBL

Brillian Green Bile Lactose

2


Cl. perfringens

Clostridium perfringens

3

DCA

Deoxycholate Citrate Agar

4

E. coli

Escherichia coli

5

KIA

Kligller Iron Agar

6

MIU

Metility Indol Urea

7


MNP

Most Probable Number

8

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

9

PCA

Plate Count Agar

10

S. aureus

Staphylococcus aureus

11

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

12


THCS

Trung học cơ sở

13

THPT

Trung học phổ thông

14

TLS

Trytose Lauryl Sulfat

15

TSC

Tryptose Sulfide Cycloserin

16

TSI

Triple Sugar Iron Agar

17


TSVKHK

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

18

STT

Số thứ tự

19

VSV

Vi sinh vật

20

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y
tế thế giới)

21

XLD

Xylose Lysine Deoxycholate



vii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
PHẦN I.MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...........................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................2
PHẦN II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
2.1.1.Một số khái niệm cơ bản.................................................................................3
2.1.2. Thức ăn đường phố ........................................................................................3
2.1.3. Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng vi sinh vật thực phẩm ........................5
2.1.4. Một số chỉ tiêu vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm .......................................6
2.1.5. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật có trong thực phẩm .......................16
2.1.6. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và con đường lây nhiễm vi sinh vật
vào thực phẩm ........................................................................................................17
2.2. Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm thức ăn đường phố trong và ngoài nước........19
2.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra trên Thế giới ..............19
2.2.2. Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong thức ăn đường phố tại Việt Nam ....20



viii
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................22
3.1.1. Nguyên vật liệu ...........................................................................................22
3.1.2. Dụng cụ, thiết bị và hoá chất .......................................................................22
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..........................................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................24
3.4.2. Phương pháp điều tra ...................................................................................24
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu thực phẩm................25
3.4.5. Phương pháp phân tích ................................................................................25
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................37
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................38
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chế biến - kinh doanh thức
ăn đường phố tại Thị xã Quảng Yên. ........................................................................38
4.1.1. Thông tin chung ...........................................................................................38
4.1.2. Thực trạng kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm .......................41
4.2. Điề u tra thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong thức ăn đường phố
thu thâ ̣p đươ ̣c ta ̣i Thi ̣xã Quảng Yên .........................................................................47
4.2.1. Kế t quả thu thâ ̣p các mẫu thức ăn đường phố ta ̣i thi ̣xã Quảng Yên ...........47
4.2.2. Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu tinh bột chín........47
4.2.3. Thực trạng ơ nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu thịt chin
́ ...............48
4.2.4. Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu cá ........................49
4.2.5. Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu trứng ...................50
4.2.6. Thực trạng ô nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật của mẫu rau sống ..............51
PHẦN V.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................53

5.1. Kết luận ..............................................................................................................53
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Hiện nay, tình hình an tồn vệ sinh thực phẩm đang là một vấn đềlớn trong xã
hội, nó khơng chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát triển, mà còn
xảy ra ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Ở Việt
Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra
gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 1.386 người bị ngộ độc, trong
đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 4/2016 đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực
phẩm, làm 375 người bị ngộ độc. Nguyên nhân của thực trạng này là dosử dụng
thực phẩm không bảo đảm chất lượng vệ sinh như: thực phẩm bị ô nhiễm visinh vật,
lạm dụng phụ gia thực phẩm, thực phẩm bị ô nhiễm hoá chất bảo vệthực vật, thực
phẩm chứa sẵn chất độc. Tuy nhiên,hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải
thức ăn bị nhiễm vi sinh vật do thời tiết nóng bức gây ra.Một vấn đề đang được mọi
người quan tâm chính là thức ăn đường phố.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
“Thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu
nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công
cộng”.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, 80% là đồi
núi,có khí hậu nhiệt đới ẩm,thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.Trong 9 tháng đầu
năm 2016, toàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm làm 19 người ngộ độc;
khơng có tử vong do ngộ độc thực phẩm, giảm 2 vụ so với cùng kỳ năm 2015 [56].
Các vụ ngộ độc này chủ yếu do thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.Tuy
nhiên, công tác kiểm tra lại gặp nhiều khó khăn,theng Nguyễn Minh Chung, Chi

cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết: “Việc quản lý các hàng
quán vỉa hè là một việc rất khó thực hiện vì các hàng qn này chỉ kinh doanh vào
một vài thời điểm trong ngày, thậm chí có hàng qn chỉ bán vài ngày lại nghỉ” [57].
Là một thị xã phát triển của tỉnh Quảng Ninh, cơng tác kiểm tra vệ sinh an tồn thực
phẩm ở Thị xã Quảng Yên luôn được Bộ Y tế quan tâm.


2
Để có cách nhìn tồn diện hơn vềsự ơ nhiễm vi sinh vậtthức ăn đường phố trên
địa bàn thị xã Quảng Yên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong quản lý và triển
khai các hoạt động này một cách có hiệu quả, em tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá mức độ nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong thức ăn đường phố thu
thập được tại Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đươ ̣c mức độ nhiễm một số chỉ tiêu vi sinh vật trong thức ăn đường
phố thu thập được tại Thị xã Quảng Yên,tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến ơ nhiễm thức ăn đường phố.
-Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành của người tham gia dịch vụ.
-Đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật trongthức ăn đường phố tại Thị xã Quảng
Yên.
- Tìm ra biện pháp giải quyết.
1.3. Ý nghĩacủa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu
khoa học.
- Biết được các phương pháp nghiên cứu một số vấn đề khoa học, xử lý và
phân tích sốliệu, cách trình bày một bài báo khoa học.
-Xác định được mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong các thức ăn đường phốtại

Thị xã Quảng Yên.
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
-Xác định các nguyên nhân làm cho thức ăn đường phố bị ô nhiễm vi sinh vật,
trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp khắc phục.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học, để khuyến cáo cho người
chế biếncũng như người tiêu dùng, về mức độ an toàn khi sử dụng, nâng cao ý thức
an toàn vệ sinh thực phẩm.


3
PHẦN 2
TỔNG QUANTÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Một số khái niệm cơ bản
- Vi sinh vật là tên gọi chung của những sinh vật có kích thước nhỏ bé mà mắt
thường khơng nhìn thấy được, chỉ có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi. Vi sinh
vật gồm rất nhiều nhóm khác nhau: virus, vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo... [39].
- Thực phẩm là sản phẩm của con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và
các chất sử dụng như dược phẩm [7].
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm khơng gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người [46].
- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực
phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên
liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm[46].
- Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm [46].
- Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm
hoặc có chứa chất độc [46].

- Ơ nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại
đến sức khỏe, tính mạng con người [46].
- Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập
vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh[46].
2.1.2. Thức ăn đường phố
2.1.2.1. Khái niệm thức ăn đường phố
Thức ăn đường phố là thức ăn, đồ uống đã làm sẵn hoặc chế biến nấu nướng
tại chỗ, có thể ăn ngay, được bầy bán trên đường phố và những nơi công cộng [34].


4
2.1.2.2. Nguyên nhân làm thức ăn đường phố có nguy cơ ô nhiễm cao
- Đa số những người bán thức ăn đường phố là người nghèo, văn hóa thấp và
thiếu kiến thức tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khơng kiểm sốt được các đối tượng bán thức ăn đường phố.
- Thiếu điều kiện vệ sinh môi trường (nước sạch, điều kiện bảo quản).
- Môi trường đường phố bị ô nhiễm do bụi.
- Đa số thức ăn đường phố không được che đậy, bảo quản cẩn thận hoặc bảo
quản không đúng quy định.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu như nước sạch, hệ thống
cấp thoát nước.
- Cộng đồng chưa nhận thức được đầy đủ các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong
thức ăn đường phố.
- Ô nhiễm chéo sau khi xử lý vật liệu tươi sống của người chế biến và bán
thực phẩm [34].
2.1.2.3. Mười tiêu chuẩn vệ sinh đối với thức ăn đường phố
- Đảm bảo đủ nước sạch.
- Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín, khơng để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống.
- Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (Cống, rãnh, rác
thải, cơng trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc gia cầm,...).

- Người trực tiếp làm dịch vụ chế biến, kinh doanh thức ăn phải được tập huấn
kiến thức và khám sức khỏe định kỳ.
- Nhân viên phải có tạp dề, khẩu trang, mũ khi bán hàng.
- Sử dụng nguyên liêu chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc đáng tin cậy;
Không sử dụng các chất phụ gia, phẩm màu không được phép sử dụng trong chế
biến thực phẩm.
- Thức ăn phải được bày bán trên giá cao > 60cm.
- Thức ăn chín phải được bày bán trong tủ kính.
- Thức ăn phải được bao gói hợp vệ sinh.


5
- Có dụng cụ chứa đựng chất thải tại nơi kinh doanh dịch vụ thức ăn đường
phố [34].
2.1.3.Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng vi sinh vật thực phẩm
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong phòng xét nghiệm
được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
- TCVN 4884: 2005 (ISO 4833:2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi - Phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch - Kỹ thuật đếm
khuẩn lạc ở 30°C.
- TCVN 4882:2007 (ISO 4831:2006) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi- Phương pháp phát hiện và định lượng Coliform - kỹ thuật đếm số có xắc
suất lớn nhất.
- TCVN 6846:2007 (ISO 7251:2005) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi. Phương pháp phát hiện và định lượng Escherichia coli giả định - kỹ
thuật đếm số có xắc suất lớn nhất.
- TCVN 4884:2005 (ISO 4833:2003) Định lượng tổng số vi sinh vật hiếu khí
trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
- TCVN 4829: (ISO 6579: 2002) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn
nuôi - Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.

- TCVN 4830-3:2005 (ISO 6888-3: 2003) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức
ăn chăn ni - Phương pháp định lượng Staphylococci có phản ứng dương tính với
coagulase (Staphylococcus aureus và các lồi khác) trên đĩa thạch, Phần 3: Phát
hiện và dùng kỹ thuật đếm số có xác xuất lớn nhất (MPN) để đếm số lượng nhỏ
Kết quả được so sánh với giới hạn cho phép theo quyết định số 46/2007/ QĐBYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc quyết định giới hạn tối đa ơ
nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.


6
2.1.4.Một số chỉ tiêu vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm
2.1.4.1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí
Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc
trong điều kiện có sự hiện diện của ơxi phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diện
trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm [41].
Thực phẩm thực sự bị phân hủy khi trong 1 gam chứa 106 đến 108 tế bào VSV
hiếu khí [39].
Một nghiên cứu về sản xuất trứng đông lạnh thương phẩm cho thấy, trứng bị
nhiễm Salmonella, Coliforms cho dù có tiêu chuẩn vi khuẩn hiếu khí an tồn. Hơn
thế nữa, các thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh về chỉ tiêu này có thể nhiễm các vi
khuẩn gây bệnh khác. Dođó, chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí được sử dụng để
đánh giá chất lượng vệ sinh hơn là độ an toàn của thực phẩm [2].
Chỉ tiêu tổng vi khuẩn hiếu khí được dùng để đánh giá chất lượng của mẫu về
sự ô nhiễm VSV, nguy cơ hư hỏng, thời hạn bảo quản của sản phẩm, mức độ vệ
sinh trong quá trình chế biến, vận chuyển và bảo quản TP [41].
2.1.4.2. Coliforms

Hình 2.1: Vi khuẩn Coliforms qua kính hiển vi điện tử
(Nguồn:)
Nhóm tổng số Coliforms gồm những VSV hiếu khí và kỵ khí tùy ý, Gram(-),
khơng sinh bào tử, hình que, lên men đường lactose và sinh hơi trong môi trường

ni cấy lỏng. Dựa vào nhiệt độ tăng trưởng, nhóm này lại được chia thành hai


7
nhóm là Coliforms và Fecal coliforms(coliforms phân) có nguồn gốc từ phân của
các lồiđộng vật [41].
Vi khuẩn này có khả năng phát triển trên môi trường muối mật, hoặc các chất
hoạt tính bề mặt khác có tính ức chế tương tự, có thể lên men lactose (với b galactosidase) cho việc sản xuất acid và sinh hơi khi ủ ở 35- 37°C trong vòng 2448 giờ ở 36 ± 2°C [1].
Coliforms gồm có 4 chi trong họ Enterrobacteriaceae: Escherichia coli,
Klebsiella, Citrobacter và Enterobacter (Metcalf và eddy, 1991). Chúng thường
cómặt trong đường ruột của động vật có vú. (ví dụ: Escherichia coli phổ biến
trongđất, trên cơ thể người,…).
Chúng bao gồm vi khuẩn lên mem lactose như Escherichia cloacae,
Citrobacter freundii có thểtìm thấytrong phân và ngồi mơi trường (nước giàu chất
dinh dưỡng, đất và thực vật) cũng như nước uống có nồng độ có các chất dinh
dưỡng tương đối cao [11].
Vi khuẩn Coliforms hiện diện ở khắp nơi, kể cả trong đất, da, nước sơng, nước
ao, rau cải,…Sự có mặt của chúng trong rau củ được xem là một chỉ số về sự tinh
khiếtcủa của nước hay rau.Tuy nhiên, chỉ số này cũng khơng đáng tin cậy, vì vi
khuẩn coliforms vẫn có khả năng sống sót trong nước ẩm, sự hiện diện của
Coliforms trong nước không hẳn là bị nhiễm phân.Coliforms chịu nhiệt xuất hiện
từnơi có nguồn nước giàu chất hữu cơnhưnước thải công nghiệp từ xác thực vật thối
rữa hoặc đất [11],[41].
Coliforms được xem là nhóm VSVchỉthị: Sốlượng hiện diện của chúng trong
thựcphẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng làm chỉ thị khả năng gây
bệnh của VSV gây bệnh khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi số Coliforms của thực
phẩm cao thì khả năng hiện diện của các VSV gây bệnh khác cũng cao [24].
Nhiễm Coliforms với số lượng lớn sẽ bị ngộ độc.Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 20
giờ, bình thường là 4-7 giờ.Bệnh phát đột ngột, ít nơn mửa, đi phân lỏng, thân nhiệt
bình thường hoặc sốt nhẹ, có trường hợp sốt cao, chân co quắp.Bình thường sau 2-3

ngày sẽ khỏi, bị nặng sẽ kéo dài hơn [24].


8
2.1.4.3. Escherichia coli
Escherichia coli (thườngđược viết tắt là E. coli) là một dạng Coliforms ưa
nhiệt.Năm 1885, nhà khoa học người Đức là Theodor Escherich đã phân lập được
loài này từ phân trẻ em bị bệnh. Sau này, vi khuẩn này được mang tên ơng, tên “coli”
có nguồn gốc tiếng Hilap “kơlon” nghĩa là ruột thường có trong ruột người và động
vật, Năm 1971, người ta xếp chúng vào nhóm các VSV gây bệnh trong thực phẩm,
và hiện nay với hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều dùng chỉ tiêu này để đánh giá
mức độ an toàn thực phẩm [31].
E.coli là trực khuẩn hình que thẳng, kích thước dài ngắn khác nhau, trung
bìnhkhoảng 2 - 3 µm, rộng 0,5µm, đơi khi trong mơi trường ni cấy trực khuẩn dài
6-8 µm. Trực khuẩn có thể có vỏ, có lơng, di động (một số chủng không di động), là
trực khuẩn Gram âm, khơng sinh bào tử [28].

Hình 2.2: Vi khuẩn E.coli (ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử)
(Nguồn: www.khoahoc.com)
E.coli phát triển dễdàng trên mơi trường ni cấy thơng thường, có thểsinhtrưởng
và phát triển được từ 5-45° C, pH từ 5,5-8, thích hợp ở 37° C, pH 7,2-7,4 [17].
Ngộ độc thực phẩm do E. coli là một bệnh rất phổ biến trên toàn cầu. Tuy
nhiên điều kiện gây ra NĐTP do các serotype E. coli lại phụ thuộc nhiều vào mức
độ đời sống kinh tế, xã hội, tập quán sinh hoạt, thói quen ăn uống của con người, do
đó hiện nay tỷ lệ mắc bệnh do E. coli cao ở các nước chậm hoặc đang phát triển, nơi
đời sống kinh tế, xã hội của dân cư còn thấp kém chiếm tỷ lệ cao [47].


9
Có 4 chủng E. coli thường gây bệnh cho người và động vật đó là:

- Enteropathogenic Escherichia coli(EPEC)
- Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC)
- Enteroinvasive Escherichia coli (EIEC)
- Enterohemorrhagic Escherichia coli (EHEC) [41].
E.coli là vi khuẩn chỉthịvềvệsinh thực phẩm rõ ràng nhất. Nếu phát hiệnE.coli
cho phép ta xácđịnhđược thực phẩm bịnhiễm bẩn tươngđối do phân [32].
Bảng 2.1: Độc lực của các chủng E. coli
Dẫn theo Dương Thùy Dung, 2010 [13])
Tên chủng E.coli
ETEC
ETEC
ETEC

Vật chủ
Tác nhân gây tiêu chảy (ngoại trừ sốt) ở người, lợn, cừu,
chó, ngựa và bị
Tác nhân gây tiêu chảy ở người, thỏ, mèo, chó, ngựa
Chỉ tìm thấy ở người

ETEC

Tìm thấy ở người, bị và dê

ETEC

Chỉ tìm thấy ở người

Để phịng ngộ độc thực phẩm do E. coli: Nấu nướng kỹ và làm lạnh nhanh
thực phẩm, cũng như giữ vệ sinh cho con người. Khơng nên qn rằng vi khuẩn này
có thể sinh sản ở nhiệt độ lạnh, bởi vậy cần tránh để thực phẩm lâu và luôn phải nấu

kỹ lại trước khi ăn. Chú ý tới sự lây nhiễm tăng dần giữa thực phẩm tươi sống và đã
nấu chín. Vệ sinh của con người: ba trong 4 kiểu của E. coli gây bệnh được truyền
tới người là do sự lây nhiễm từ phân của người mang bệnh hoặc ốm vào thực phẩm.
Cần tránh việc tiêu thụ các thực phẩm có thể có nhiều sự tiếp xúc với người khi mà
họ đã đi thăm quan các nước đang phát triển [32].
E. coli tồn tại rất lâu trong môi trường nhưng nhạy cảm với việc thanh trùng.
Vì vậy, con người nếu vệ sinh tốt, đun nấu kỹ, bảo quản đảm bảo nhiệt độ lạnh thì
ngăn ngừa được phần lớn sự lây nhiễm,nhất là ở nhà, quán ăn, trong các nhà máy
sản xuất [32].


10
2.1.4.4. Staphylococcus aureus
Năm 1984, J.Denis là người đầu tiên nghiên cứu vi khuẩn này và các độc tố của
chúng trong thực phẩm. Năm 1914, Barber và sau đó 1930 GM. Dack tìm thấy
Staphylococcus trong sữa. Hiện nay, người ta đã tìm thấy 31 lồi Staphylococcus [31].
Tên “Staphylococcus” bắt nguồn từ tiếng Hylap có nghĩa là “hình cầu tụ lại
thành hình chùm nho”. Tên “aureus” có nghĩa là màu vàng dựa trên màu của khuẩn
lạc loạivi khuẩn này [31].
Đặc điểm hình thái của S. aureuslà hình trịn, đường kính 0,5 - 1µm, khơng di
động, khơng sinh nha bào, khơng có vỏ capsule (giáp mơ), khơng có lơng, bắt màu
Gram dương [50].
Staphylococcus aureus là loại cầu khuẩn, gram (+), các tế bào thường liên kết
với nhau thành hình chùm nho, thuộc loại VSV yếm khí tùy tiện, ít hoặc khơng
cạnh tranh với các loại vi khuẩn khác, có PH phát triển khá rộng, trong khoảng 4 –
9,8, PH tối ưu là 6 – 7, bị kìm hãm ở PH nhỏ hơn 4,8 [31].
Hiện nay ngộ độc do độc tố của tụ cầu khuẩn hay gặp hơn cả. Tụ cầu khuẩn
Staphylococcus phổbiến rộng rãi trong thiên nhiên: trong khơng khí,đất, nước,trong
dịch mũi, trong khoang miệng, họng của người và động vật, trên da ở các mụn lở và
đặt biệt trên vú của bò sữa bị viêm Staphylococcus có hình cầu kết thành chùm hoặc

thành từngđám, khôngtạo thành bào tử và chịu được khô hạn, sinh sắc tố trên môi
trường nuôi cấy. Nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển là 37oC, trên 4oC là chúng
có thể tạo thành độc tố.Tụ cầu khuẩn chịu được nhiệt độ đến 70oC, ở nhiệt độ 7580oC chúng bị chết sau 20 phút. Chúng là vi sinh vật hiếu khí tuỳ tiện, mơi trường
thích hợp là ẩm và pH trung tính, axit hay kiềm nhẹ. pH dưới 4 chúng ngừng phát
triển, chịu nồng độ muối đến 12% và đường đến 50%, vì vậy chúng có thể tồn tại
trong bánh ngọt, phomat mặn [39].


11

Hình 2.3: Vi khuẩn Staphylococcusaureus
(Nguồn: />Tụ cầu mủ vàng Staphylococcus aureus sinh ra một loại độc tố gây ngộ độc
khác nhau: gây viêm họng, viêm da mưng mủ. Tụ cầu khuẩn phát triển trên thực
phẩm sinh ra ngoại độc tố ruột.Độc tố này bền với nhiệt, chịu được môi trường axit
có pH là 5 [39].
Con người rất nhạy cảm với độc tố của tụ cầu khuẩn vàng, có đến 90% người
khi ăn phải độc tố này bị ngộ độc. Thời gian phát bệnh từ 1-6 giờ tuỳ thuộc vào
lượng độc tố trong thức ăn. Người bệnh lợm giọng, quặn bụng, nơn mửa, ỉa chảy,
co giật, nhức đầu, tốt mồ hơi…[39].
Soomro A. H. và cs. (2003) [51] cho biết: nhiễm khuẩn S. aureus nhẹ có triệu
chứng nhiễm trùng da nhẹ như nổi mụn, nhọt, hội chứng sốc độc, chốc lở và áp-xe.
Nhiễm khuẩn S. aureus nặng có thể đe dọa đến tính mạng do viêm phổi, viêm màng
não, viêm màng trong tim và nhiễm trùng huyết.
Biện pháp phòng ngừa sự lan nhiễm của tụ cầu vào thực phẩm:
+ Công nhân người có bệnh về mũi họng khơng được tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm, nhất là thức ăn đã được nấu chín.
+ kiểm tra sức khỏe định kỳ, phịng ngừa bệnh viêm da có mủ, bệnh viêm
đường hơ hấp và răng miệng [34].



12
2.1.4.5. Clostridium perfringens

Hình 2.4: Vi khuẩn Cl.perfringens chụp qua kính hiển vi điện tử [14]
“Clostridium”theo tiếng Latinh có nghĩa là “hình thoi”. Clostridium
perfringensđược tìm thấy từ năm 1892 do nhà khoa học người Mỹ tên là Welch [31].
Vi khuẩn Clostridium perfringens là trực khuẩn gram (+), sống kỵ khí, có nha
bào, tồn tại trong đất, nước, đường tiêu hoá của người, động vật. Nha bào của
Cl.perfringens dễ đề kháng với nhiệt độ. Cl.perfringens sinh ra 6 týp độc tố: A, B, C, D,
E, F; Trong đó độc tố týp A là độc tố chủ yếu gây ra NĐTP, sau đó đến týp F [37].
Bào tử của Cl. perfringens rất bền nhiệt. Nhiều bào tử lại được hoạt hóa bởi
nhiệt, chúng có thể nảy mầm và sinh trưởng nếu q trình làm lạnh thực phẩm
xuống dưới 50C. Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân đích thực của nhiễm
độc tố Cl. perfringens là sự lạm dụng nhiệt độ trong chế biến thực phẩm. Mặc dù
chỉ một số lượng nhỏ vi khuẩn cịn hiện diện sau chế biến, nhưng nó lại nhân lên
đến mức gây nhiễm độc thực phẩm trong quá trình giảm nhiệt và q trình bảo quản.
Bào tử có thể nảy mầm trong suốt quá trình gia nhiệt. Kết quả dẫn đến là tế bào có
thể nhân lên ở mức cao nếu thực phẩm chứa tế bào làm nóng kéo dài ở nhiệt độ
không đủ, hay thực phẩm làm lạnh và thực phẩm bảo quản không đúng cách. Nhiễm
độc tố của Cl. perfringens là một trong số các bệnh thường được thông báo nhất ở
Mỹ cũng như ở nhiều nước khác. ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, Cl. perfringens là
vi khuẩn đứng thứ ba về nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm bệnh thực phẩm
[18],[19].


13
Khi bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn Cl. perfringens (10 5 – 10 6 tế bào) mới
mắc bệnh. Đối với người già và trẻ em, con số này lớn hơn.Thời gian ủ bệnh là 8 –
24 giờ, trung bình là 12 giờ.Khi bị ngộ độc người bệnh đau bụng, tiêu chảy, giải
phóng nhiều khí, sốt và buồn nơn. Khi vi khuẩn hình thành bào tử, chúng tạo ra độc

tố ruột và gây ngộ độc cho người [34].
Các thực phẩm dễ nhiễm Cl. perfringenslà thịt gia cầm tươi (động vật máu
nóng), thịt cá đóng hộp, gia vị và các sản phẩm khô. Nguy cơ mắc bệnh cao khi
thực phẩm bảo quản ở chế độ làm lạnh không tốt hay hâm nóng khơng kỹ, những
bào tử đã sống sót saukhi đun nóng sẽ nảy mầm trong khối thực phẩm có mơi
trường yếm khí tạo nên những tế bào mới có khả năng phát triến nhanh, trong
điều kiện lý tưởng các tế bào có thể nhân đơi trong 8,5 phút nên nguy cơ gây bệnh
cao [31].
Biện pháp phịng ngừa:
- Nấu chín và hâm nóng hồn tồn đồ ăn, nhất là đồ ăn được chế biến với số
lượng lớn.
- Làm lạnh nhanh thực phẩm: Các loại vi khuẩn này sinh sản cực nhanh ở 41
o

C. Do đó với một khối lượng lớn thực phẩm cần thiết phải phân thành những phần

nhỏ để đễ dàng làm lạnh tới trung tâm thực phẩm [31].
2.1.4.6. Salmonella
Năm 1885, Slamon và Smith (Mỹ) tìm được Salmonella từ lợn mắc dịch bệnh
tả gọi tên là Bacilus cholerasuis, hiện nay gọi là Salmonella. Nhưng sau đó
Schweinittz và Dorset 1903 đã chứng minh bệnh dịch tả là do một loại virus gây
nên và đã xác định S. choleraesuis là một vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn. Năm
1889, Klein phân lập được S. gallinarum và Rettger cũng phân lập được S.pullorum
năm 1909, Trước đây người ta cho rằng đây là hai loại vi khuẩn gây ra hai loại bệnh
khác nhau nên đã gọi chung là bệnh phó thương hàn gà ( Typhusavium) và căn bệnh
có tên chung là S. gallinarum-pullorum [11].


14


Hình 2.5: Vi khuẩn Salmonella qua kính hiển vi điện tử
(Nguồn: />_8/c148a869-ba47-4e87-8e08-a6c1eb8f3faa.JPG)
Salmonella cịn gọi là vi trùng thương hàn, đã tìm thấy hơn 2000 chủng
Salmonella. Nhóm Salmonella gây bệnh cho người bao gồm S. tiphi, S. paratyphi, S.
paratyphic.Nhóm này gây bệnh thương hàn và bệnh đau đầu, bệnh đau đầu đòi hỏi
thời gian ủ bệnh nhiều nhất, người bệnh tăng nhiệt thân thể cao và nhanh.Chúng
phát triển chủ yếu ở đường tiêu hóa của người, động vật và cơn trùng [31].
Samonella là trực khuẩn gram âm, kích thước trung bình từ2-3×0,5-1mm,di
chuyển bằng tiêu mao trừ S. gallimarum và S. pllorum, không tạo bào tử, chúng
phát triển tốt ở nhiệt độ 6°C - 42°C, thích hợp nhất ở nhiệt độ 35°C-37°C, pH từ 6 9 và thích hợp nhất ở pH = 7,2. Ở nhiệt độ từ 18°C-40°C vi khuẩn có thể sốngđến
15 ngày [5].
Salmonella là loại vi khuẩn kỵkhí tùy nghi, phất triểnđược trên môi
trườngnuôi cấy thông thường, trên môi trường thích hợp, vi khuẩn sẽ phát triển sau
24h. Có thể mọc trên môi trường chọn lọc như DCA (deoxycholate citrate agar) và
XLD (xylose lyysysine deoxycholate), trong đó XLD thường dùng trong phân
lậpSalmonella. Khuẩn lạcđặc trưng của Salmonella trên môi trường này là trịn,
lồi,trong suốt, có tâm đen, đơi khi tâm đen lớn bao trùm khuẩn lạc, môi trường xung
quanh chuyển sang màu đỏ[5],[40],[41].


15
Vi khuẩn Salmonella có thể chia ra làm hai loại độc tố: nội độc tố và ngoạiđộc
tố.
- Nội độc tố của Salmonella rất mạnh gồm hai loại: gây xung huyết và mụn
loétđộc tố ở ruột gây độc thần kinh, hôn mê, co giật.
- Ngoại độc tố chỉ phát hiện khi lấy độc tố có độc tính cao cho túi colodion rồi
đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy từ 5
đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc có khả năng gây bệnh cho động vật
thínghiệm. Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điệu kiện invivo và ni cấy kỵ khí.
Ngoại độc tố tácđộng vào thần kinh và ruột [11],[40].

Các lồi Salmonella có thể sống và tồn tại trong thịt ướp muối dưới 29% trong
nhiệt độ từ 6 - 12oC và phần lớn chúng sinh ra nội độc tố. Nội độc tố của chúng có
hai loại: nội độc tố gây xung huyết, mụn loét trên ruột và nội độc tố gây rối loạn
thần kinh. Thời kỳ ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.Triệu chứng đầu tiên là buồn nôn,
nhức đầu, nhiệt độ cao từ 38 - 30oC sau đó nơn mửa, đi ngồi phân lỏng. Thường
sau 2 đến 3 ngày là khỏi, tỷ lệ chết tuỳ thuộc vào khu vực: Đông Nam Á khoảng 1%,
châu Âu cao hơn. Trúng độc Salmonella thường do các nguồn thực phẩm từ thịt cá
đem lại (70-90%) như thịt gà, thịt lợn, cá, sữa, trứng. Các loại thực phẩm gây ngộ
độc thường có nhiệt độ cao, trong thời kỳ Salmonella phát triển có mùi chua [39].
Khả năng ngộ độc Samonella cần có 2 điều kiện:
- Thức ăn phải bị nhiễm một lượng vi khuẩn lớn vì khả năng gây ngộ độc của
Salmonella yếu.
- Vi khuẩn vào cơ thể phải phóng ra một lượng độc tố lớn [34].
Biện pháp chính để phịng chống ngộ độc do Samonella là:
- Đun sôi thức ăn trước khi ăn là biện pháp phịng bệnh tích cực và hiêu
quả nhất.
- Thực hiện quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khâu chế biến, sản
xuất vận chuyển, bảo quản, dự trữ thực phẩm...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân trực tiếp chế biến thực phẩm [34].


16
2.1.5. Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật có trong thực phẩm
Bảng 2.2: Giới hạn cho phép các VSV có trong thực phẩm theo quyết định số
46/2007/QĐ-BYT [8]
Giới ha ̣n cho phép các VSV trong thƣc̣ phẩ m
(Trong 1 gram hay 1ml thƣ ̣c phẩ m)
TSVKHK Coliforms
Tinh bô ̣t chín


E. coli

S.

Cl.

Salmonella

aureus

perfrigens

*

104

10

3

10

10

0

105

50


Khơng

102

102

0

10

0

các loại.
Thịt và các
sản phẩm từ



thịt đã chế

(hoă ̣c

biế n chiń , ăn

nhỏ

liề n.

hơn
3MPN)


Thủy sản



105

10

3

10

103

10

0

3

GAP

10

GAP

GAP

các sản phẩm

từ thủy sản đã
chế biế n chín ,
ăn liề n.
Trứng và các

0

sản phẩm từ
trứng đã chế
biế n chiń , ăn
liề n.
Rau số ng.

* Tính trên 25g hoă ̣c 25ml đớ i với Salmonella

GAP

0


×