Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

bai so 2 lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.94 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 9. TIẾT 33 34. BÀI VIẾT SỐ 2 Ma trận đề: Mức độ Nhận biết Lvực ND. TN C1, C2. Văn bản Tiếng Việt. Từ vựng. TLV Tổng số câu. Thông hiểu TN C3, C4, C5, C6, C7, C8,. Vận dụng Thấp Cao TL TN TL II. 1. C9, C10,. 2. C11, C12 10. 1. II.2 1. Tổng Câu 9. Điểm 4. 2. 0.5. 3 14. 5,5 10. I.Trắc nghiệm (3 điểm_mỗi câu đúng được 0,25 điểm):Chọn câu trả lời đúng rồi viết vào giấy làm bài (Ví dụ:Câu 1. A) Câu 1: Nhà văn sáng tác truyện ngắn Lão Hạc là: A. Ngô Tất Tố C. Thanh Tịnh B. Nguyên Hồng D. Nam Cao Câu 2: Truyện Lão Hạc thuộc thể loại: A. Truyện dài C. Truyện vừa B. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 3: Trong truyện Lão Hạc, nhân vật lão Hạc đã được khắc hoạ qua điểm nào nổi bật nhất? A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quí B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc C. Là người lao động có thái độ sống vô cùng tích cực D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ Câu 4: Nhận định nào đúng nhất về nội dung truyện Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen? A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm vào đêm giao thừa . B. Gián tiếp nói lên bộ mặt xã hội nơi cô bé sống, đó là một cõi đời thiếu tình người C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ D. Cả ba nội dung trên Câu 5: Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An-đéc-xen ở truyện Cô bé bán diêm là gì? A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng nhau B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng C. Sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng Câu 6: Sự việc nào không phải là sự việc chính được Xéc-van-tét nói đến trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió? A. Việc nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió của đôn ki-hô-tê và xan-chô pan-xa B. Thái độ và hành động của mỗi người trướng những chiếc cối xay gió C. Đôn Ki-hô-tê băn khoăn và hỏi ý kiến Xan-chô Pan-xa xem có nên đánh những chiếc cối xay gió hay không D. Quan niệm và cách xử sự của mỗi người xung quanh chuyện ăn,chuyện ngủ Câu 7: Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô Pan-xa ở vào tình trạng như thế nào? A. Hoàn toàn tỉnh táo C. Mê muội đến mức mù quáng B. Không tỉnh táo lắm D. Đang say rượu Câu 8: Các nhân vật chính trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri làm nghề gì? A. Nhạc sĩ C. Bác sĩ B. Nhà văn D. Hoạ sĩ Câu 9: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hoàn chỉnh? A. Vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới B. Thất thểu, lò dò, chổm hổm, chập chững, rón rén C. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách D.Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích Câu 10: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. Vi vu C. Trắng xoá B. Lạnh buốt D. Vắng teo Câu 11: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể? A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn C. Làm cho sự việc được đầy đủ hơn B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn D. Giúp sự việc được kể sinh động và hiên lên như thật Câu 12: Cho đoạn văn dưới đây: “Chiều, chiều rồi.Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối. muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” (Hai đứa trẻ_Thạch Lam).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hãy cho biết đoạn văn trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả và nghị luận C. Tự sự, miêu tả và biểu cảm B. Tự sự và nghị luận D. Biểu cảm và nghị luận II. Tự luận (7 điểm): Câu 1(2 điểm): Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O Hen-ri Câu 2(5 điểm): Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ kể lại diễn biến đó như thế nào? ĐÁP ÁN:. I. 1 D. 2 B. 3 A. 4 D. 5 D. 6 C. 7 A. 8 D. 9 D. 10 A. 11 D. 12 C. II. 1. Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo. Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch... Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian. Sau trận mưa to gió lớn chiếc lá thường xuân cuối cũng vẫn còn trên cây khiến Xiu vô cùng ngạc nhiên.òn Giôn-xi thì lấy lại tinh thần chịu ăn cháo và uống thuốc.Nhờ Giôn-xi chăm sóc bệnh phổi của Xiu đã giảm hẳn.Trong khi đó bác Bô-men đã bị lao phổi chết và để lại một kiệt tác là "chiếc lá cuối cùng" đã vẽ vào đêm mưa bão ...... 2. kể sáng tạo truyện Lão Hạc + Thể loại: tự sự + miêu tả + biểu cảm + Nội dung: câu chuyện của lão Hạc với ông giáo bán con chó vàng - Dàn ý: I/ Mở bài: Ngôi kể thứ I( tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo) Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. II/ Thân bài: - Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: + Lão Hạc báo tin bán chó + Lão Hạc kể lại chuyện bán chó Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. - Lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó. - Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc - Biểu cảm: + Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện + Nêu những suy nghĩ của bản thân về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) III/ Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×