Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi hoc sinh giỏi môn Địa lớp 11 năm 2020 THPT thị xã Quảng Trị có đáp án | Lớp 11, Địa lý - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.69 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ. KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 11 Khóa thi ngày 11 tháng 06 năm 2020 Môn thi: ĐỊA LÝ. ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. (Đề có 1 trang). Câu 1. (3,0 điểm) a) Một bức điện được đánh từ Hà Nội đến Pari (múi giờ 0) lúc 4h sáng ngày 01/03/2020. Hai giờ sau trao cho người nhận. Hỏi lúc đó ở Pari mấy giờ, ngày nào? b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Câu 2.(2,0 điểm) Tại sao các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Câu 3.(2,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, em hãy nêu ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí nước ta. Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. Câu 4. (3,0 điểm) Chứng minh rằng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây thể hiện rõ nét ở vùng đồi núi Bắc bộ nước ta. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây có ý nghĩa như thế nào dối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta? Câu 5. (3,0điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, hãy nhận xét và giải thích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt của nước ta. Câu 6. (3,5 điểm) a) Dựa vào bảng số liệu sau, phân tích tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. Sự thay đổi tỉ suất sinh thô có tác động như thế nào đến cơ cấu dân số theo tuổi? TỈ SUẤT SINH THÔ, TỈ SUẤT CHẾT THÔ CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: ‰) Năm. Tỉ suất sinh thô. Tỉ suất chết thô. 2010 2012. 17,1 16,9. 6,8 7,0. 2015 2017. 16,2 14,9. 6,8 6,8. (Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê, 2019) b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế. Câu 7. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, em hãy nhận xét và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta. -----------------HẾT--------------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của nhà xuất bản GD Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………….Số báo danh:………………. Chữ ký của giám thị:……………………………………..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 11 Câu Câu 1. Câu 2. Câu 3. Ý Nội dung Điểm a) a) Một bức điện được đánh từ Hà Nội đến Pari (múi giờ 0) lúc 4h sáng 1,5 ngày 01/03/2020. Hai giờ sau trao cho người nhận. Hỏi lúc đó ở Pari mấy giờ, ngày nào? - Pari và Hà Nội chênh lệch nhau 7 múi giờ. 0,5 - Khi Hà Nội là 04h ngày 01/03/ 2020 thì Pari sẽ là 21h ngày 29/02/2020. 0,5 - Hai giờ sau bức điện đến tay người nhận thì lúc đó ở Pari là : 0,5 - 21 giờ + 2 giờ = 23 giờ ngày 29/02/2020. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của 1,5 sinh vật. - Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ 0,5 yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. (dẫn chứng) - Đất: (dẫn chứng). - Địa hình: (dẫn chứng). 0,25 - Sinh vật: (dẫn chứng). 0,25 - Con người: (dẫn chứng) 0,25 ( Nếu HS chỉ nêu các nhân tố mà không dẫn chứng thì chỉ cho 50% số điểm) 0,25 Tại sao các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì: - Dân cư và lao động: Vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. - Các quan hệ sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. - Tiến bộ KHKT trong nông nghiệp: + Các biện pháp cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Quyết định quá trình sản xuất. + Việc thực hiện các cuộc “Cách mạng xanh” ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nông nghiệp. + Áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học tạo ra các giống mới. - Thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước): Vừa kích thích vừa điều tiết quá trình sản xuất nông nghiệp. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, em hãy nêu ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí nước ta. Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. - Kinh tế: + Nằm trên ngã tư đường hàng không và hàng hải quốc tế cùng với các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và thế giới. + Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa hội nhập. - Văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.. 2,0. 0,25 0,25. 0,5. 0,25 0,25 0,5 2,5. 0,5. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 4. Câu 5. - Quốc phòng: + Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. + Biển Đông đối với nước ta là một chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. * Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. - Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực. - Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân. - Giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Chứng minh rằng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông – Tây thể hiện rõ nét ở vùng đồi núi Bắc bộ nước ta. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây có ý nghĩa như thế nào dối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta? * Chứng minh: - Do bức chắn Hoàng Liên Sơn kết hợp với gió mùa Đông Băc vì thế đã tạo nên sự phân hóa thiên nhiên thể hiện rõ nét ở Đông Bắc và Tây Bắc. - Đông Bắc: Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta (có 5 tháng nhiệt độ dưới 200C). - Tây Bắc: Vung núi thấp có cảnh quan thiên nhiên nhiệt dới ẩm gió mùa, vung núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như ôn đới. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa, nhưng có đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi. * Ý nghĩa: + Vùng biển và thềm lục địa thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Vùng đồng bằng ven biển thuạn lợi trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản…. + Vùng núi có nhiều thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả của vùng cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc, trồng rừng Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, hãy nhận xét và giải thích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt của nước ta. * Đặc điểm của gió mùa mùa đông: - Xuất phát từ áp cao xibia, hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hoạt động theo từng đợt. - Phạm vi chủ yếu ở miền bắc (từ vĩ tuyến trở ra); Nữa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn…. * Ảnh hưởng: - Gió mùa mùa đông làm cho nền nhiệt độ của nước ta bị hạ thấp trong mùa đông (dẫn chứng: nhiệt độ tháng 1 thấp hơn nhiệt độ TB tháng 7…) - Gió mùa mùa đông khiến cho nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc: Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng). - Biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng tăng dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng). - Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian. + Phân hóa Bắc – Nam (dẫn chứng). + Phân hóa Đông – Tây (dẫn chứng). * Giải thích: - Do lãnh thố kéo dài nên càng vào Nam gió mùa đông bắc càng suy yếu. - Địa hình (hướng và độ cao) đã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa xuống phía Nam và sang phía Tây. Nếu học sinh nêu được các ý nhưng không dẫn chứng thì cho 50% số điểm. 0,5. 0,5. 3,0. 0,5. 0,5. 0,5 0,5. 0,5 0,5 3,0 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 6. a) Dựa vào bảng số liệu, phân tích tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta. Sự thay đổi tỉ suất sinh thô có tác động như thế nào đến cơ cấu dân số theo tuổi?. 2,0. - Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên: (Đơn vị: %) Năm. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên. 2010 2012. 1,03 0,99. 2015 2017. 0,94 0,81. - Phân tích: + Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm từ năm 2010 đến 2017, nhưng khác nhau qua các giai đoạn, do sự biến động của tỉ suất sinh thô và tỉ suất chết thô. + Từ 2012 - 2015: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm chậm nhất, chủ yếu do tỉ suất sinh thô giảm nhanh; tỉ suất chết thô giảm không đáng kể. + Từ 2015 - 2017: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm nhanh, chủ yếu do tỉ suất sinh thô giảm nhanh; tỉ suất chết thô không giảm.. - Tỉ suất sinh thô giảm làm cho độ tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm, góp phần làm cho dân số chuyển sang cơ cấu già. b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế. - Nhận xét: + Chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Giảm tỉ trọng của nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. (dẫn chứng) + Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm. - Giải thích: + Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Nền kinh tế có điểm xuất phát thấp và còn một số khó khăn nhất định. Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của mình, em hãy nhận xét và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta - Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta cao, phân hóa theo thời gian và không gian (dẫn chứng). => Giải thích: Do vị trí địa lý, ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển. - Lượng mưa có sự phân hóa theo mùa: + Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau được coi là mùa khô của cả nước, lượng mưa phổ biến ở mức 200 – 400mm (Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ), riêng duyên hải miền Trung có lượng mưa khá lớn từ 800 – 1200mm. => Giải thích: Đây là thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở phía Bắc và Tín phong ở phía Nam. Duyên hải miền trung có mưa nhiều do tác động của các nhân tố địa hình, dải hội tụ nhiệt đới, bão. + Từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa phổ biến ở nước ta từ 1200 – 1600mm, nhiều nơi đạt trên 2000mm. => Giải thích: Do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ. - Lượng mưa phân hóa theo không gian: + Tại các vùng núi cao và sườn đón gió lượng mưa cao đạt trên 2000mm, đặc biệt có nơi lên đến 2800mm (Bạch Mã).. 1,0. 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5. 0,75 0,25. 0,25 0,25 3,0 0,5 0,25 0,5. 0,25. 0,25 0,25 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Các khu vực khuất gió hoặc địa hình song song với hướng gió thịnh hành (cực Nam Trung Bộ) có lượng mưa thấp dưới 800mm/năm. Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm ----------------- HẾT -----------------. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×