Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tìm hiểu nét đẹp trong lễ hội làng vạc – xã nghĩa hòa – thị xã thái hòa – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 78 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
-----------------------------------------

HỒ THỊ THANH TÂM

TÌM HIỂU NÉT ĐẸP VĂN HĨA
TRONG LỄ HỘI LÀNG VẠC – XÃ NGHĨA HỊA
THỊ XÃ THÁI HÒA – NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý hoạt động Âm nhạc
Mã số
: ……………………..

KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học : TH.S. TRẦN THỤC QUYÊN

Hà Nội - 2014


3
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Khóa luận “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa trong lễ hội làng Vạc – xã
Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hòa – Nghệ An” là cơng trình nghiên cứu của riêng em.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này là trung thực và chưa
từng được công bố tại bất kỳ cơng trình nào. Nếu có gì sai phạm, em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, năm 2014
Người cam đoan



Hồ Thị Thanh Tâm


4

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng
dẫn Ths. Trần Thục Quyên và các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật
thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội; Thư viện tỉnh Nghệ An đã truyền đạt và cung cấp cho em
những kiến thức, kinh nghiệm cũng như tài liệu quý báu trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cán bộ và nhân dân làng Vạc, xã Nghĩa Hịa,
thị trấn Thái Hịa, tỉnh Nghệ An, đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu, điền dã.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ, động
viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Khóa luận chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận hồn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, năm 2014
Tác giả khóa luận

Hồ Thị Thanh Tâm


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT VÀ CHỮ VIẾT TẮT


CB

Chủ biên

CP

Chính phủ

CT

Chủ tịch

ĐH

Đại học

GS

Giáo sư

HCM

Hồ Chí Minh

KHXH

Khoa học xã hội

L


Lệnh



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TG

Tác giả

TK

Thế kỷ

TP

Thành phố

TS

Tiến sĩ


VHH

Văn hóa học

VHDG

Văn hóa dân gian

VHDT

Văn hóa dân tộc

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VHTT

Văn hóa thơng tin


6

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 8
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 9
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10

5. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 10
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 11
Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG VẠC VÀ LỄ HỘI
LÀNG VẠC XÃ NGHĨA HÒA – THỊ XÃ THÁI HÒA- NGHỆ AN ....... 12
1.1. Vị trí địa lý và dân cư làng Vạc ............................................................... 12
1.1.2. Dân cư và kinh tế .................................................................................. 15
1.2. Nguồn gốc ra đời của lễ hội làng Vạc ...................................................... 16
1.3. Một vài giả thuyết về Di tích làng Vạc đang được các nhà khoa học lưu
tâm ................................................................................................................... 21
Chương 2: NÉT ĐẸP VĂN HĨA CỦA LỄ HỘI LÀNG VẠC XÃ NGHĨA
HỊA – THỊ XÃ THÁI HÒA – NGHỆ AN ................................................. 23
2.1. Diễn trình lễ hội ....................................................................................... 23
2.1.1. Phần lễ .................................................................................................. 23
2.1.2. Phần hội ................................................................................................. 25
2.2. Một số nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc ............................................ 30
2.2.1. Thể hiện bản sắc văn hóa của con người địa phương ........................... 30
2.2.2. Tơn vinh các di sản văn hóa .................................................................. 32
2.2.3. Nét đẹp tín ngưỡng trong lễ hội ............................................................ 38
2.3. Vai trị của lễ hội làng Vạc trong đời sống cộng đồng ............................ 39
2.4. Những biến đổi của lễ hội làng Vạc trong giai đoạn hiện nay................ 43


7

2.4.1. Biến đổi về khơng gian và hình thức tổ chức lễ hội ............................. 43
2.4.2. Biến đổi của các nghi lễ và các trò chơi................................................ 44
2.4.3. Những biến đổi trong nhận thức của con người ................................... 46
Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA LỄ
HỘI LÀNG VẠC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY ................................. 48
3.1. Quan điểm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo tồn những giá trị

truyền thống lễ hội .......................................................................................... 48
3.2. Bối cảnh mới trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp của lễ hội làng Vạc
......................................................................................................................... 53
3.3. Những giải pháp bảo tồn và phát huy nét đẹp của lễ hội làng Vạc ......... 55
3.3.1. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lễ hội làng Vạc ......... 56
3.3.2. Đào tạo cán bộ quản lý văn hóa các cấp ............................................... 58
3.3.3. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nhân dân hiểu rõ các giá trị văn
hóa, lịch sử của lễ hội ...................................................................................... 60
3.3.4. Xây dựng chương trình bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn
hóa của lễ hội làng Vạc ................................................................................... 62
3.3.5. Các nhóm giải pháp kinh tế để bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong
lễ hội làng Vạc................................................................................................. 64
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu
biểu phản ánh đời sống văn hóa của mỗi dân tộc. Đối với cư dân Việt Nam, lễ
hội là dịp bày tỏ sự tôn vinh, tưởng niệm những người đã được cộng đồng suy
tôn, bao gồm các vị nhân thần, thiên thần và cả những hiện tượng tự nhiên xã hội khác.
Lễ hội chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết
tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,
văn hố nghệ thuật... Các giá trị ấy có tác động sâu sắc đến việc hình thành
cốt cách, tình cảm, diện mạo văn hoá của cộng đồng, là những thành tố quan
trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhiều năm qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam đã trải qua những bước
thăng trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức do
những nguyên nhân như chiến tranh, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn
hoặc do nhận thức và cách thức quản lý của các nhà quản lý văn hóa - xã hội.
Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống khơng được vận hành theo đúng qui
luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai
một dần.
Trong những năm gần đây, tình hình dường như có xu hướng ngược lại,
lễ hội phát triển ồ ạt, khơng được định hướng một cách có tổ chức, khoa học
và nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện trong lễ hội. Cùng với đó, xu hướng
“thương mại hóa” đang diễn ra là mờ dần những giá trị vốn có trong các lễ
hội truyền thống. Mặc dù, các nhà quản lý văn hóa khơng đưa ra những quyết


9

định cấm như thời kỳ trước đây, nhưng cũng chưa thể đưa ra những quyết
định khác có thể định hướng, điều chỉnh tình trạng của lễ hội hiện nay.
Nghệ An là một tỉnh có nhiều lễ hội đặc sắc với những nghi lễ, trò diễn
mang đậm dấu ấn của văn hóa nơng nghiệp, văn hóa biển, văn hóa tộc người.
Trong kho tàng lễ hội đó, lễ hội làng Vạc mang nét tiêu biểu cho lễ hội nông
nghiệp. Lễ hội làng Vạc được truyền từ đời này sang đời khác, kết tinh nhiều
giá trị văn hóa, thẩm mỹ, giáo dục, lịch sử. Nghiên cứu lễ hội làng Vạc như
một điểm cụ thể sẽ góp phần làm rõ diện mạo của lễ hội truyền thống ở Nghệ
An. Bên cạnh đó, khóa luận còn cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các
cấp chính quyền địa phương nhận rõ những giá trị đích thực của nó để có
hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hoá
truyền thống nhằm phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá cấp cơ sở.
Từ những lý do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu nét đẹp trong
lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái Hịa – Nghệ An” làm đề tài

khóa luận của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
+ Làm rõ vai trị của lễ hội trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
+ Tìm hiểu nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc - xã Nghĩa Hòa – thị xã
Thái Hòa – Nghệ An.
+ Đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần phát huy, bảo tồn các giá
trị của lễ hội làng Vạc trong giai đoạn hiện nay
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Nét đẹp văn hóa lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa – thị xã Thái hòa –
Nghệ An.


10

- Phạm vi nghiên cứu :
Lễ hội làng Vạc - xã Nghĩa Hòa - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Tổng hợp, phân tích
- Thực tế, thực địa
- Điều tra, phỏng vấn
5. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về lễ hội của người Việt đã được quan tâm từ lâu. Nhiều
cơng trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và đề cao các
giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống.
Đến khi đổi mới, đời sống ngày càng khấm khá, kinh tế phát triển, đời
sống văn hóa được cải thiện, nhu cầu văn hóa tăng lên. Cùng với việc xây
dựng các đình, chùa, miếu là việc khơi phục lại các lễ hội làng vốn bao lâu
nay bị quên lãng. Lễ hội làng được tổ chức để xác định lại vị trí của di tích trở

lại hình bóng xưa của văn hóa làng. Lễ hội đã làm hồi sinh ý thức trở lại cội
nguồn, nhiều giá trị văn hóa tộc người được tìm kiếm, chắp nhật cho con cháu
trong bối cảnh kinh tế thị trường. Lễ hội cũng tạo ra nguồn lợi kinh tế to lớn
đối với cộng đồng làng, tạo việc làm cho dân làng. Tuy nhiên, những mặt trái
của kinh tế thị trường cũng được biểu hiện rõ nét trong lễ hội hiện nay.
Cho đến nay, các nghiên cứu về lễ hội làng Vạc chưa có nhiều và phần
lớn chỉ là các phần viết sơ lược trong các cơng trình chun khảo về văn hố
và lễ hội ở Nghệ An.
Như vậy, trong các cơng trình sưu tầm, nghiên cứu đã nêu ở trên, cho
đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về lễ hội làng Vạc, xã


11

Nghĩa Hịa, thị xã Thái Hịa một cách có hệ thống và hoàn chỉnh mà chỉ phác
họa hoặc đề cập ở một bình diện hay góc độ nào đó của vấn đề. Vì vậy,
nghiên cứu lễ hội này đầy đủ có hệ thống và tồn diện sẽ góp phần bổ sung tư
liệu cũng như những căn cứ khoa học về lễ hội làng Vạc để từ đó có những
biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về làng Vạc và lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa
– Thị xã Thái Hòa – Nghệ An.
Chương 2: Nét đẹp văn hóa của lễ hội làng Vạc – xã Nghĩa Hòa –
Thị xã Thái Hòa – Nghệ An.
Chương 3 : Đề xuất giải pháp bảo tồn những nét đẹp văn hóa của lễ
hội làng Vạc – Thị xã Thái Hòa – Nghệ An.



12

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG VẠC VÀ LỄ HỘI LÀNG VẠC
XÃ NGHĨA HÒA – THỊ XÃ THÁI HÒA- NGHỆ AN

1.1. Vị trí địa lý và dân cư làng Vạc
1.1.1 Vị trí địa lý và tự nhiên làng Vạc
Thái Hịa là vùng đất nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách
thành phố Vinh 80km.
Thị xã Thái Hòa được thành lập theo nghị định 164/2007/NĐ - CP ngày
15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách thị trấn Thái
Hòa và 7 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn, với diện tích khoảng 135 km², dân số
khoảng 66.000 người.
Thị xã Thái Hòa gồm 4 phường: Hòa Hiếu, Quang Tiến, Quang Phong,
Long Sơn và 6 xã: Nghĩa Hòa, Tây Hiếu, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận, Đông
Hiếu, Nghĩa Tiến
Thị xã Thái Hịa nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 48, có
23km đường sắt và 50km đường sơng đi qua địa bàn, là cầu nối giao thương
giữa các huyện đồng bằng ven biển với các huyện miền núi tây bắc của tỉnh.
Đây cũng là vùng giàu tiềm năng đất đai, tài ngun khống sản đáp ứng cho
cơng nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, có nhiều nơng sản hàng hóa
như: cao su, cà phê, cam, mía…làm ngun liệu phục vụ cho cơng nghiệp chế
biến nơng sản. Ngồi ra nơi đây cịn có di chỉ khảo cổ học Làng Vạc, là địa
bàn cư trú từ ngàn xưa của người Việt cổ, có thể kết hợp với điều kiện địa lý
hiện tại để tôn tạo và phát triển khu du lịch tâm linh với du lịch sinh thái khá
lý tưởng của vùng trung du miền núi.


13


Thị trấn Thái Hòa trước thời điểm trở thành thị xã là đơn vị hành chính
thuộc huyện Nghĩa Đàn. Đây là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của
huyện, đồng thời cũng là trung tâm giao thương của cả vùng Phủ Quỳ trù phú
đã in dấu trong tâm thức của mỗi người dân xứ Nghệ.
Thái Hòa là đơ thị có lịch sử phát triển lâu đời. Trước 1945 đây là thủ
phủ của vùng Phủ Quỳ, nơi đặt bộ máy cai trị của thực dân phong kiến. Ngay
từ những năm cuối thế kỷ 19 - đầu 20, thực dân Pháp đã nhận thấy tiềm năng
to lớn của Phủ Quỳ nên đã lập ra một vùng đồn điền rộng lớn với hàng chục
ngàn ha cà phê, cao su và một số loại cây công nghiệp khác. Tuyến đường
quốc lộ 48 ngày nay cũng được xây dựng vào thời kỳ đó để phục vụ khai thác
tài ngun, khống sản tại Phủ Quỳ và bình định quân sự vùng Tây Bắc Nghệ
An. Dưới tác động của việc đầu tư khai thác, vùng đất Phủ Quỳ trở thành một
khu đô thị sầm uất. Vào gia đoạn 1937 - 1940 thực dân Pháp đã cho quy
hoạch lại các làng: Cự Hiếu, Bắc Hiếu và đặt tên cho vùng này là wille-de
Phủ Quỳ. Đây cũng là lần quy hoạch đầu tiên của đô thị Thái Hịa.
Với vị trí và vai trị của huyện Nghĩa Đàn nói chung và thị trấn Thái
Hịa nói riêng, việc hình thành và xây dựng thị xã Thái Hịa là nhằm đáp ứng
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của cả khu vực tây
bắc Nghệ An.
Thị xã Thái Hòa được thành lập thể hiện nét khởi sắc trong sự phát
triển kinh tế - xã hội,là điểm nhấn quan trọng trong lộ trình xây dựng và phát
triển của miền tây bắc Nghệ An nói riêng, tỉnh Nghệ an nói chung.
Khu Di tích làng Vạc nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hoà - thị xã Thái Hòa
- tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh 90km về phía Tây Bắc.
Thị xã Thái Hịa nằm trên tọa độ : Từ 19013’ – 19033’ vĩ độ Bắc và
105018’ – 105035' kinh độ Đông


14


+ Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn
+ Phía Đơng giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn
Làng Vạc thuộc địa bàn xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa của tỉnh Nghệ
An, một khu di chỉ khảo cổ học cấp Quốc gia được xác định cách đây
2.000 - 2.500 năm.
Nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 90 km, làng
Vạc là một xóm nhỏ có thế đất thiêng với ba mặt giáp lưng vào núi hiểm, một
mặt hướng ra sông Hiếu. Nếu từ ngã ba Yên Lý, theo đường quốc lộ 48, đến
thị xã Thái Hịa, rẽ về phía Tây Bắc khoảng 4km là tới địa phận làng Vạc.
Làng Vạc xưa kia là vùng thung sâu rừng thẳm, cây côi xanh tươi, bốn
bề là núi đồi bao bọc, nhiều khe rạch, sông suối. Địa hình nơi đây khơng
bằng phẳng với đồi núi thoải chiếm phần lớn còn lại là đồng bằng thung lũng
chiếm và đồi núi cao.
Làng Vạc là một làng miền núi Tây Bắc Nghệ An nên chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới trung bình hàng năm khoảng 23 độ đến 25 độ và có sự
chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm khá lớn giữa các mùa, đặc biệt là mùa hè
và mùa đông. Vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, vùng này chịu ảnh
hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khơ nóng và hạn hán, ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Về thủy văn, chủ yếu là nguồn mặt nước - hệ thống sơng suối cịn mặt
nước ngầm khơng đáng kể. Trong các sơng chảy qua làng Vạc có sơng Hiếu.
Tương truyền, xưa kia vùng đất này có ba con suối chảy qua gặp nhau ở chân
núi Đại Vạn (ngay thuộc xã Nghĩa Hòa). Bỗng một năm, mưa lớn chưa từng
thấy làm ngập lụt toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn, ba con suối cũng đổi dịng
nhập thành con sơng lớn. Sơng sâu nhưng nước chảy hiền hịa, nhiều cá, tôm,
rùa. Hàng ngày, nhân dân làng Vạc ra sông đánh bắt tôm cá để mưu sinh.


15


Được thần sông phù hộ, nhân dân bắt được rất nhiều tôm, cá, đời sống được
cải thiện. Để bày tỏ lịng biết ơn đến thần sơng, nhân dân làng Vạc đã làm lễ
và xin được đặt tên sông là sông Hiếu.
Nhìn chung, làng Vạc mang đầy đủ các điều kiện tự nhiên, địa lý của
một làng miền núi Tây Bắc Nghệ An. Tuy địa danh hành chính làng Vạc
khơng cịn nhưng những dấu ấn của vùng đất vẫn luôn hiện hữu và trở thành
một di chỉ văn hóa, khảo cổ quan trọng để nhân diện văn hóa, lịch sử, tộc
người.
1.1.2. Dân cư và kinh tế
Làng Vạc là một trong những làng cổ ở tỉnh Nghệ An, vùng đất này đã
được cơng nhận là di tích khu di chỉ khảo cổ học cấp Quốc gia được xác
định cách đây 2.000 - 2.500 năm. Không những thế Làng Vạc đã trở thành
tên gọi của một trung tâm văn hố Đơng Sơn lớn trên lưu vực Sông Cả.
Cho đến nay Làng Vạc là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của
nền văn hố Đơng Sơn trên đất nước ta. Như vậy, có thể thấy cư dân đã
xuất hiện rất sớm tại vùng đất này, đó là những cư dân Việt cổ với nghề
trồng lúa nước, nuôi tằm dệt vải và đan lát. Ngồi các mộ táng, giáo, dao,
lao… thì ở làng Vạc các nhà khảo cổ học cịn tìm thấy cả trống đồng
Đơng Sơn. Điều đó đã phần nào khẳng định, đây chính là một trong
những trung tâm của văn hóa Đơng Sơn và chủ nhân của nền văn hóa đó
là người Việt với nhà nước Văn Lang - Âu Lạc của các vua Hùng.
Theo các cao niên xã Nghĩa Hòa kể lại thì thưở xa xưa, vùng đất này
có một đạo quân của vua Hùng do một Lạc tướng trông coi. Ngồi việc gìn
giữ bờ cõi đất Việt, những chiến binh này còn dạy cư dân làng Vạc canh tác
lúa nước, dạy nghề thủ công đan lát, đúc đồng với những kỹ thuật cao biểu
hiện nền văn minh thời Âu Lạc. Thưở ấy, làng Vạc cực thịnh. Mối quan hệ


16


giữa cư dân với quan binh đồn trú hết sức mật thiết. Khi thanh bình binh lính
cùng cư dân cùng nhau cấy hái trên đồng ruộng, lúc có giặc dân làng và
những người lính chiến lại cùng sát cánh bên nhau. Sau những trận chiến
thắng lợi, hay vào dịp hội mùa lễ tết… dân làng lại góp gạo thóc lợn gà để
chung vui. Để đun nấu thức ăn cho cả làng và quan binh, người ta phải dùng
đến chiếc Vạc khổng lồ, tiếp đó là 18 ngày đêm nhộn nhịp âm vang tiếng trầm
hùng trống đồng xen tiếng chiêng đồng…
Ngày nay, địa danh hành chính làng Vạc khơng cịn mà đổi thành xóm 2
và xóm 3, xã Nghĩa Hồ (thị xã Thái Hoà). Cư dân chủ yếu là người Kinh,
ngoài ra cịn có một số đồng bào dân tộc thiểu số, việc ăn ở, đi lại của những
đồng bào nơi đây như người Kinh bởi sự giao thoa và lối sống cận cư với
người Việt chiếm số đông nên ảnh hưởng sâu sắc văn hóa và tín ngưỡng của
người Việt. Ở đây có bộ cồng chiêng của dân tộc Thổ vẫn còn được lưu giữ
và ngân vang nhờ bàn tay của các nghệ nhân mỗi khi có ngày hội của làng
hoặc lễ tết . Và cư dân làng Vạc nơi đây làm lúa nước, trồng trọt, chăn nuôi là
nền kinh tế chính.
1.2. Nguồn gốc ra đời của lễ hội làng Vạc
Nguồn gốc của lễ hội làng Vạc, theo các vị cao niên của xã Nghĩa Hịa
kể thì: Thủa ấy khi cả Phủ Quỳ còn là vùng đất hoang sơ, bản làng thưa thớt,
duy chỉ có bản Vạc là dân cư đông đúc, người dân nơi đây biết đúc đồng làm
công cụ săn bắn, trồng trọt. Đứng đầu bản là vị già làng Xiềng Lằm.
Xiềng Lằm có một người con gái xinh đẹp tên là Y La. Nụ cười của
nàng như hoa buổi sáng, giọng nói như chng ngân, thân thể nàng tỏa mùi
thơm như mật ong. Các chàng trai trong bản luôn muốn lấy nàng làm vợ nên
ra sức luyện tập, học võ, săn bắn, làm rẫy để nàng Y La để ý và già làng chọn
làm rể.


17


Bỗng một hơm kẻ thù từ đâu theo dịng sơng ập đến, chúng đông và
nhiều như cây rừng. Già làng Xiềng Lằm vội vàng tập hợp trai làng chống trả
nhưng sức yếu nên nhanh chóng thất bại. Trước thế giặc mạnh, nàng Y La
đến quỳ trước mặt cha thưa rằng: “Con là phận gái mà chẳng có tài mọn gì,
cơng cha sinh thành lại chưa đền đáp được nhưng thấy dân bản bị kẻ thù sát
hại, cha cho con được lấy thân mình ra để che chở cho dân bản”.
Nàng lạy cha hai lạy rồi đứng lên nói nhỏ vào tai cha, cha nàng đứng im
khơng nói gì mà nước mắt tn như suối. Nàng lẳng lặng đi về phía kẻ thù.
Đám trai làng nhìn theo nàng mà đơi mắt đỏ hoe thương xót. Tướng giặc vừa
thấy Y La liền say mê nhan sắc nàng. Hắn đồng ý lời thỉnh cầu của nàng cho
lưu quan để nàng theo làm vợ hắn. Đoàn thuyền bỏ neo ở vực Giồng để ăn
mừng. Trong tiệc mừng, tướng giặc nhìn nàng Y La hau háu rồi kéo nàng vào
thuyền riêng của mình. Lợi dụng lúc tướng giặc sơ hở, nàng đã rút con dao
đồng sáng loáng đâm thẳng vào tim giặc. Tên tướng giặc chỉ kịp rú lên một
tiếng rồi chết, bọn lính nghe thấy tiếng rú bèn ập đến chém đứt hai chân nàng
Y La, buộc tay nàng kéo đi về phía bản. Máu của nàng chảy đỏ cả một vùng.
Cha nàng cùng trai tráng trong bản thấy vậy, vùng lên đánh giặc. Lũ giặc mất
tướng, hoảng loạn cắm đầu bỏ chạy. Dân bản giành thắng lợi, sau đó đem thi
thể người con gái kiên trung về mai táng tại đầu bản. Đêm hơm đó, nàng Y La
hiển linh báo mộng cho cha, hãy lấy gươm giáo của giặc đúc thành vạc nấu
cơm cho dân làng mừng ngày chiến thắng. Nghe lời báo mộng của con, già
làng Xiềng Lằm cho trai trong bản lấy một số gươm giáo của giặc đục thành
vạc.
Từ ngày có vạc lớn, dân làng thường xuyên tổ chức lễ hội, quên công
việc săn bắn, lên nương trồng lúa. Một hôm, khi cả bản đang vui bên ánh lửa
cạnh vạc cơm tỏa hương nghi ngút thì tiếng nàng Y La bỗng cất lên: “Hỡi
những người con của dân làng, để có cuộc vui mà chúng ta phải đổ máu.



18

Khơng thể vì cuộc vui mà bỏ qn săn bắn, cuốc nương làm rẫy. Bản làng
phải giàu mới có đủ sức mạnh để chống lại mọi kẻ thù. Từ nay, chúng ta phải
cất vạc này đi”.
Sáng hôm sau, khi cả làng thức dậy, phía đầu làng đã biến thành một
hồ nước lớn, chiếc vạc cũng khơng cịn nữa nhưng nhớ ơn người con gái đã
có cơng đánh giặc cứu bản, nhân dân đã lập đền thờ nàng và tổ chức lễ hội để
tỏ lịng thành kính.
Ngồi truyền thuyết trên thì trong dân gian của vùng đất Vạc cịn có
một truyền thuyết khác về nguồn gốc lễ hội làng Vạc. Theo đó, ngày xưa vùng
đất Thái Hịa là một thung sâu nước thẳm, xanh tươi màu mỡ, bốn bề rừng núi,
mặt đất uốn lượn thành các khe, lạch hợp thành ba con suối lớn. Có ba con suối
cùng hướng về một dòng tại chân núi Đại Vạn. Bỗng một năm, mưa lớn ba con
suối đổi dịng hợp thành con sơng lớn. Sơng có nhiều cá, tơm, rùa đem lại cuộc
sống ấm no cho người dân nơi đây. Dân làng biết ơn dịng sơng cả nên đã làm
lễ xin thần sơng phù hộ và đặt tên con sông là sông Hiếu. Các già làng họp lại
để bàn việc làm lễ tạ ơn thần sông và các vị thần đã phù trợ cho cả làng làm ăn
khấm khá. Bỗng một đêm nó, thần linh báo mộng cho trưởng làng tập hợp dân
làng ra trước đầm làng, ngài sẽ trao báu vật của trời đất để tổ chức lễ hội. Sáng
ra, khi dân làng đã tập hợp đông đủ, bỗng thấy giữa đầm nổi lên một chiếc vạc
bằng đồng to như gian nhà, trong vạc lớn có 10 vạc con và nhiều bát, đũa,
âu…, dân làng vui mừng mở hội ba ngày ba đêm. Cả làng đẹp như một rừng
hoa muôn sắc. Sau ba ngày mở hội, dân làng làm lễ trả lại vạc cho thần linh.
Con trai, con gái rước vạc ra đầm làng, rồi quỳ xuống lạy, vạc động từ từ trôi
ra giữ đàm rồi chìm mất. Từ đấy, để tạ ơn thần linh, làng đặt tên đâm là đầm
Vạc, và cứ đến ngày đã định dân làng lại ra đâm Vạc khẩn cầu thần linh cho
mượn vạc đồng để tổ chức lễ hội tỏ lịng thần kính thần núi, thần sơng đa phù
hộ đồ trì cho người dân làng Vạc ấm no, bình an.



19

Một giả thuyết khác, theo một số nhà nghiên cứu lịch sử nước Âu Lạc,
thì khoảng cách từ kinh đơ Cổ Loa đến nơi An Dương Vương tuẫn tiết là
294km, cách trở nhiều sông suối. Trong lịch sử, người ta dùng ngựa làm
phương tiện vận chuyện là chính, cứ mỗi trạm khoảng 20 km họ lại thay ngựa
một lần, nếu khơng ngựa sẽ đứt ruột mà chết. Vậy thì có con tuấn mã nào
kham nổi trên lưng nó một sức nặng hơn 100 kg chở An Dương Vương và
công chúa Mỵ Châu phóng nước đại bởi sau lưng quân giặc đang truy sát và
chạy một quãng đường dài đến vậy khơng? Trên dặm đường chạy giặc gần
300 km ấy có hai con sông lớn sâu và rộng là sông Hồng và sông Mã, chưa kể
hàng trăm sông rạch chằng chịt, trong khi giao thơng, cầu bè thời đó vơ cùng
khó khăn, liệu có thể chạy được đến nơi xa như vậy? Đến khi Trọng Thủy tìm
được xác Mỵ Châu trên bãi biển núi Dạ Sơn, Diễn An, Trọng Thủy đã ôm vợ
lên ngựa đưa về Cổ Loa. Dưới ánh nắng gắt của mặt trời nhiệt đới, cái xác
Mỵ Châu sẽ phân hủy rất nhanh, liệu còn để dựng tượng thờ và ôm ấp lâu như
trong sử sách đề cập? Tương truyền nơi hai cha con nhà vua tử nạn thuở ấy
rừng rú hoang sơ sát biển, chiều chiều trong bóng hồng hơn chập choạng,
chim cơng rực rỡ xống áo từng đoàn ra múa may hoan lạc trong thế giới riêng
của nó, thành thử mới có tên chữ là núi Mộ Dạ và tên Nôm là Cuông (“công”
đọc trại ra). Nhân dân Âu Lạc thuở đó đã lặng lẽ dựng nên ngôi đền thiêng
thờ phụng người anh hùng bại trận, hương khói nghi ngút trải mấy ngàn năm
bi tráng.
Theo như cuốn Đại Việt sử ký tồn thư ghi lại thì “An Dương Vương
đóng đơ ở đất Việt Thường”. Việt Thường là tên cổ của đất Hoan Châu mà
Hoan Châu là chỉ vùng đất Nghệ An ngày nay. Và nơi đây chỉ tồn tại duy nhất
Di chỉ làng Vạc chứ chẳng có cái thứ hai nào trên đất Hoan Châu. Theo hành
trình chạy trốn của An Dương Vương và công chúa vượt qua Tuần xuôi về
Yên Thành đổ xuống Cầu Bùng tới nơi tử nạn thì làng Vạc cách Mộ Dạ 38



20

cây số, không hề vướng bận một con sông rạch nào cả. Điều này hợp lý về
mọi phương diện, từ khoảng cách, địa hình, di vật, địa danh trong chính sử,
với cả cái làng Nho Lâm (nay là Diễn Thọ), là cố hương của tướng quân Cao
Lỗ bị An Dương Vương bãi chức bởi những lời can gián nghịch tai. Bị đuổi
về làng, do nắm vững kỹ thuật chế tác binh khí, ơng mở lị đúc rèn nơng cụ
truyền nghề cho dân làng, truyền mãi đến tận nay. Cao Lỗ chính là ơng tổ
nghề rèn lâu đời ở xứ có một cái mỏ sắt khơng nhỏ và ơng cịn là vị thủy tổ
của danh gia vọng tộc họ Cao với những tên tuổi lừng lẫy: quan tứ trụ triều
Nguyễn, nhà sử học Cao Xuân Dục, giáo sư triết học uyên bác Cao Xuân
Huy, nhà ngôn ngữ học hàng đầu Cao Xuân Hạo, kể cả Đại tướng Tổng tham
mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hoà Cao Văn Viên sinh tận bên Lào…
đều là hậu duệ xa đời của tướng quân Cao Lỗ. Hiện Cao Lỗ có nhà thờ khá
khang trang thờ ông ở làng Nho Lâm cách hồ Xuân Dương nước xanh trong
mơ mộng quanh năm ở giữa, đi một quãng nữa là tới đền Công.
Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng, là sau khi ép con trai
làm kế phản gián ăn cắp được bí mật quân sự của đối phương, Triệu Đà diệt
được Âu Lạc của An Dương Vương. Triệu Đà cho san phẳng Cổ Loa thành ở
làng Vạc, kéo quân về thành Cổ Loa Đông Anh đóng kinh đơ, lập ra nhà
Triệu. Như vậy, phải chăng Cổ Loa Đông Anh là kinh đô nhà Triệu chứ
không phải là kinh đô nước Âu Lạc.
Thêm nữa là vào mùa Xuân năm 1966, một số người trong đơn vị đội 65
TNXP đến xem nơi phát tích của làng Vạc, đã vô cùng sửng sốt mà ghi lại
rằng: “giữa thung sâu, bốn bề đại ngàn im lìm ngủ chìm trong hàng chục thế
kỷ có một tịa thành hình xoắn ốc đắp bằng đất lắp xắp hình hài mờ tỏ trơ gan
cùng tuế nguyệt giãi dầu, cấu trúc và diện tích bằng cái ở Cổ Loa thành Đơng
Anh. Phải rồi, Nghệ An xưa nay được xem là đất phên dậu, nó là địa bàn



21

trọng yếu của quốc phòng qua các thời đại. Chọn nơi này xây lũy đắp thành
phịng thủ giữ nước thì sáng suốt vơ cùng.”
Từ những giả thiết đó, tơi mạo muội đề cập đến vấn đề phải chăng nơi
đây mới chính là kinh đơ nước Âu Lạc trong lịch sử nước nhà. Có thể đây
cũng chỉ là một vấn đề mang tính tham khảo, cịn sự thực đến đâu cịn cần
nhờ đến nhiều nghiên cứu khoa học khác và thời gian để chứng minh tính
đúng đắn của vấn đề.
1.3. Một vài giả thuyết về Di tích làng Vạc đang được các nhà khoa
học lưu tâm
Yếu tố văn minh đồng cỏ đến làng Vạc khơng phải chỉ đến từ văn hố
Điền Vân Nam. Cuộc khai quật năm 1990 ở làng Vạc, lần đầu tiên phát hiện
được một lưỡi búa chim bằng đồng, có lỗ tra cán ngang ở giữa thân lưỡi ở cả
hai đầu. Về kiểu dáng lưỡi búa này gợi lên mối liên hệ xa xưa với cư dân
vùng Bắc và Tây Bắc á, song những mơ típ hoa văn trang trí hình xoắn ốc trên
thân búa lại rất Đơng Sơn. Điều này cho thấy lưỡi búa này là sản phẩm của cư
dân Đông Sơn làm ra dưới ảnh hưởng của nền văn minh đồng cỏ để phục vụ
cho cuộc sống của mình.
Những chiếc dao găm có cán tượng thú vật, những hiện vật bằng đồng
có hình tượng thú vật hay lưỡi búa chim trang trí hoa văn xoắn ốc trong bộ
sưu tập đồ đồng văn hố Đơng Sơn ở làng Vạc khơng chỉ là những vũ khí,
những cơng cụ lao động có giá trị mỹ thuật cao, mà cịn là minh chứng hùng
hồn có sức thuyết phục cho mối giao lưu của cư dân làng Vạc với nền văn
minh đồng cỏ của cư dân Điền quốc và cư dân vùng Bắc và Tây Bắc á. Và
trong một ý nghĩa nào đó, nó cho thấy cái phong phú, cái đa dạng của di tích
văn hố Đơng Sơn làng Vạc.



22

Việc phát hiện Di tích làng Vạc góp phần quan trọng cho việc tìm hiểu
thời đại Hùng Vương dựng nước. Với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Qn
thì có thể làng Vạc là một điểm đến của một trong số 50 người con lên rừng
chăng?. Nếu vậy thì trong cõi tâm linh ta đến với làng Vạc là đến với tổ tiên
nòi giống Lạc Hồng. Và lễ hội làng Vạc có thể được coi là lễ tế hàng năm của
đồng bào các dân tộc.


23

Chương 2
NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LÀNG VẠC
XÃ NGHĨA HÒA – THỊ XÃ THÁI HÒA – NGHỆ AN

2.1. Diễn trình lễ hội
Trong kho tàng lễ hội Nghệ An, lễ hội làng Vạc là một trong những lễ
hội đặc sắc nhất mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hóa các dân tộc. Trong
lễ hội làng Vạc các nghi lễ và trò diễn, trò chơi dân gian của các dân tộc được
diễn ra với mục đích cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hịa, bình
an và để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.
2.1.1. Phần lễ
Xưa kia, hầu hết các lễ hội dân gian đều tổ chức vào “xuân thu nhị kỳ”,
trong đó chủ yếu vào mùa xuân, khi mùa vụ đã xong, người nông dân nhàn; lễ
hội làng Vạc cũng được diễn ra vào mùa xuân để tưởng nhớ công lao của nữ
thần Y La có cơng đánh giặc cứu làng và các vị thần núi, thần sông phù hộ
cho dân làng âm no, bình an. Lễ hội làng Vạc gắn liền với các nghi lễ rước
Vạc đồng, trống đồng và các trị chơi dân gian ln là thời điểm mạnh trong

đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân vùng đất Nghĩa Hòa, Thái Hòa.
Lễ hội làng Vạc diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng 2 âm lịch hàng năm tại
di tích đền Vạc. Từ sang mồng 7 bắt đầu tổ chức tế lễ. Trước kia, làng tế tam
sinh là trâu, lợn, dê. Ngày nay, lễ vật thay bằng lợn, gà. Ngồi ra cịn có tế nữ
quan và nam quan và các trị chơi, trị diễn vơ cùng đặc sắc của các dân tộc
anh em trên mảnh đất Nghĩa Hịa, Thái Hịa.
Cơng việc chuẩn bị cho lễ hội diễn ra trước đó một tuần, ban tế lễ làm
lễ mộc dục, dùng nước ngũ vị hương lau chùi tượng pháp, đồ thờ, tu sửa lại


24

các vật dụng, nhân dân trong làng đóng góp cơng sức, tiền bạc chuẩn bị lễ vật
dâng thánh trong đền Vạc. Đó là một ngơi đền có thiết kế 3 gian lợp ngói âm
dương có diện tích sử dụng 154 m2 cùng với toàn bộ trang bị nội thất dành
cho những nghi lễ thờ cúng theo tập quán, sân đền, cổng Tam quan trong
khn viên 1000 m2 tại vị trí phát hiện chiếc trống đồng làng Vạc đầu tiên vào
tháng 4 năm 1972. Gian giữa của đền là án thư thờ các vua Hùng với hoành
phi sơn son thiếp vàng nổi bốn chữ đại tự Vạn cổ anh linh, hai bên là các
khám thờ các bậc tiền nhân có cơng khai phá và bảo vệ làng Vạc, bên cạnh là
đôi câu đối:
Ức viên công đức tùng sơn án
Vạn cổ luận cao tiệp linh từ
Ngày 7 tháng 2, ông chủ tế làm lễ Khải tường môn, kéo cờ hội thông
báo khai hội. Cũng trong ngày này các trò chơi, thi tài, căm trại và văn nghệ
được diễn ra trong sự nô nức của công chúng hội.
Vào hồi 7h sáng ngày mồng 7 tháng 2 của chính hội là lễ rước vạc đồng,
trống đồng cổ linh thiêng và náo nhiệt xung quanh xã Nghĩa Hòa. Thành phần
tham gia trong đội rước vạc đồng, trống đồng gồm có ơng chánh tế, các bậc
cao niên, đội thanh niên lễ, ban nhạc lễ, các chân cờ, chân kiệu và các đại biểu

ban ngành. Kiệu rước là kiệu long đình, kiệu hoa sơn son thiếp vàng, trang trí
lộng lẫy. Hơm đó, người nào dự rước xách đều phải trai khiết, mặc đồ lễ
phục. Đi đầu lễ rước là nghi trượng, đôi cờ tuyết mao, 4 - 5 cờ vuông hoặc cờ
đuôi nheo với màu sắc xanh, đỏ, vàng, đen, trắng gọi là cờ ngũ hành hay cờ tứ
phương. Theo sau nghi trượng, cờ ngũ hành là trống cái, chiêng, vừa đi vừa
đánh. Kế đến là phường đồng văn đánh trống, thanh la hịa quyện, có trống
đại và trống con hịa nhịp. Trống đại đánh thì 5 -7 trống con họa lại. Tiếp đó
là kiệu long đình đặt Vạc đồng lớn. Kiệu long đình được tám thanh niên khỏe


25

mạnh khiêng, theo sau có tàn, quạt, cờ, lọng và vải che kín tơn nghiêm, mỗi
đoạn có kiệu long đình thì lại có một đoạn nghi trượng. Sau kiệu rước vạc
đồng là kiệu hoa rước trống đồng cũng do nam khiêng. Kiệu rước vạc đồng,
trống đồng theo thứ tự lần lượt rước xung quanh làng xã trong khơng khí náo
nhiệt, đầy màu sắc, trống dong cờ mở, bát âm tấu nhạc, kiệu nghiêng thánh
về, khiến cho cả một vùng quê bừng lên sức sống cộng cảm.
Sau khi rước vạc đồng, trống đồng từ sân tổ chức lễ hội đi xung quanh
làng về đền Vạc thì dừng lại, tiếp đến các vị trong ban tế lễ tiến hành lễ tế
dâng hương tại điện thờ, tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng và
công ơn giữ nước của nữ thần Y La, cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng
bội thu. Làm lễ xong xi, từng đồn người cờ, trống lại lũ lượt kéo nhau về
nơi tổ chức lễ hội cách đền khoảng chừng 200m.
2.1.2. Phần hội
Vào 8h30, sau phần lễ trang nghiêm thành kính, lễ khai mạc diễn ra
trong khơng khí tưng bừng phấn khởi. Các phường, xã trên địa bàn thị xã Thái
Hịa mỗi đơn vị có một bảng tên cắm ở đó để mọi người có thể tập trung lại
đúng nơi quy định. Tất cả đều hướng ánh mắt về phía sân khấu ngồi trời,
MC xuất hiện đọc thành phần đại biểu tham dự. Tiếp đó là các tiết mục văn

nghệ đã được chuẩn bị chu đáo trước một thời gian dài. Mở đầu chương trình
văn nghệ là Phịng văn hóa – Thơng tin thị xã Thái Hòa với các bài hát âm
vang trống đồng làng Vạc; Thái Hòa yêu thương. Những tiết mục hát múa của
các đơn vị cũng lần lượt diễn ra. Cuối cùng là dàn trống hội vang lên kết thúc
buổi lễ khai mạc lễ hội. Người dân cũng tản ra chơi các trò chơi dân gian.
Lễ hội làng Vạc gắn bó với một số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian
truyền thống như là vui chơi, giải trí, thi tài, đẩy gậy, chọi gà, kéo co, chơi cờ
thẻ, đấu vật, phóng phi tiêu, giải bóng chuyền, ném cịn, đánh cồng chiêng….


26

Các phong tục truyền thống đã làm nên diện mạo Hội trong lễ hội làng Vạc ở
nơi đây. Chúng tôi xin trình bày một số sinh hoạt văn hóa tiêu biểu trong lễ
hội:
+ Kéo co: Là trò chơi dân gian quen thuộc và gần gũi với cư dân Việt.
Trong lễ hội làng Vạc, trò chơi này diễn ra ngay tại khoảng đất rộng nơ tổ
chức hội với hai đội chơi. Thành phần tham gia chủ yếu là các chàng trai khỏe
mạnh, có tài khéo léo của các làng trong xã Nghĩa Hòa. Bước vào cuộc thi,
mỗi bên giữ một đầu dây, chờ khi có hiệu lệnh phất cờ của trọng tài, cả hai
bên đều chỗi chân, gị lưng gắng sức kéo. Bên nào kéo được đối phương qua
khỏi ranh giới về phía mình thì phần thắng thuộc về bên đó. Kết thúc cuộc thi
họ cùng hưởng phần thưởng bé nhỏ trong sự hân hoan của ngày hội.
+ Đấu vật: Đấu vật là trò thi được người dân xem hội chờ đợi nhất.
Ngày hội, hàng chục đô vật từ khắp nơi của thị xã Thái Hòa và các huyện lân
cận tỉnh Nghệ An về thi vật. Xã Nghĩa Hòa cũng cử một vị có kinh nghiệm,
uy tín đứng ra làm trọng tài, lấy trống làm hiệu lệnh. Lệnh tập trung được
đánh bằng 3 hồi 9 tiếng trống, tiếp đó đánh tiếng một liên tục để gọi các đô
vật vào sân đấu. Tiếng trống lôi cuốn báo hiệu hội vật bắt đầu, nhân dân khắp
nơi nơ nức xếp vịng trịn để xem hội vật. Các đô vật cởi trần, mặc quần đùi

ngồi xếp thành hàng nghe trọng tài phổ biến luật thi đấu. Theo đó, đơ vật nào
bị nhấc khỏi mặt đất là thua; đô vật nào bị lấm lưng trắng bụng ( tức là bị đối
phương vật ngửa nằm phơi bụng, bị vỗ vào bụng ) là thua. Để giữ tinh thần
thượng võ và tránh thương vong thì các đơ vật khơng được nắm tóc, cấm đệm
ghé mơng vào cạnh sườn đối phương và hất ngửa ra, cấm kéo tay đối phương
giật ngã sấp người xuống đất, cấm bóc hàm, bóc nách. Các đô vật phải nghe
hiệu lệnh của trọng tài, gõ trống “cắc, cắc” là dừng đấu, đánh một hồi trống là
hết một keo. Ai vi phạm sẽ bị xử thua. Sau khi phổ biến luật thi đấu, trọng tài
sẽ cho các đô vật bốc thăm chia cặp.


×