Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Văn hóa ẩm thực của người thái ở huyện quan sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 99 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
------------------------------

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI THÁI
Ở HUYÊN QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ ANH QUYÊN
Sinh viên thực hiện

: HÀ THỊ TRANG

Lớp

: QLVH 12C

Khóa học

: 2011 - 2015

HÀ NỘI – 2015


2

LỜI CẢM ƠN


Em xin cảm ơn tất cả các thầy cơ giáo trong Khoa Quản lý Văn
hóa – Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình giảng dạy
trong quá trình học tập và tạo điều kiện cho em được thực hiện khóa
luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Anh
Quyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để em hồn
thành khóa luận. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Huyện ủy, UBND và
Phòng VHTT huyện Quan Sơn cùng với nhân dân người Thái huyện
Quan Sơn đã giúp đỡ cung cấp tư liệu và có những nhận xét bổ ích trong
q trình thu thập tư liệu và hồn thành bản thảo.
Do thời gian và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên
đề tài nghiên cứu của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cơ để bài
khóa luận của em được đầy đủ và chi tiết hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 26/05/2015
Sinh viên thực hiện

Hà Thị Trang


3

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Anh
Quyên.
Những trích dẫn đều được ghi rõ nguồn và những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được cơng bố dưới bất
kì hình thức nào.
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên

Hà Thị Trang


4

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................10
3.1. Mục đích ...........................................................................................................10
3.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................11
4.1. Đối tượng..........................................................................................................11
4.2. Phạm vi .............................................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................11
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................12
7. Bố cục khóa luận ................................................................................................13
Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN QUAN SƠN VÀ DÂN TỘC THÁI
Ở HUYỆN QUAN SƠN ...............................................................................14
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Quan Sơn ...........................14
1.2. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................15
1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................15
1.2.2. Địa hình .........................................................................................................16
1.2.3. Khí hậu ..........................................................................................................16
1.2.4. Tài ngun thiên nhiên ................................................................................16

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................18
1.3.1. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................18
1.3.2. Văn hóa – xã hội...........................................................................................19


5

1.4. Dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn ...................................................................20
1.4.1. Dân cư............................................................................................................20
1.4.2. Đặc điểm kinh tế ..........................................................................................20
1.4.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội ..........................................................................22
Tiểu kết..........................................................................................................29
Chương 2 SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI
THÁI HUYỆN QUAN SƠN ........................................................................31
2.1. Văn hóa ẩm thực của người Thái huyện Quan Sơn giai đoạn 1990 – 2005
...................................................................................................................................31

2.1.1. Quan niệm về ăn uống .................................................................................31
2.1.2. Nguyên liệu chế biến món ăn .....................................................................32
2.1.3. Các đồ ăn, đồ uống.......................................................................................36
2.1.4. Cách ứng xử trong ăn uống .........................................................................44
2.1.5. Giá trị của văn hóa ẩm thực của người Thái ở Quan Sơn giai đoạn 1990
– 2005 .......................................................................................................................48
2.1.6. Kỹ thuật chế biến một số món ăn đặc trưng của người Thái huyện Quan
Sơn giai đoạn 1990 – 2005 ....................................................................................50
2.2. Văn hóa ẩm thực của người Thái huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ
năm 2005 đến nay ...................................................................................................58
2.2.1. Quan niệm về ăn uống .................................................................................58
2.2.2. Nguyên liệu chế biến món ăn .....................................................................59
2.2.3. Các đồ ăn, đồ uống.......................................................................................62

2.2.4. Cách ứng xử trong ăn uống .........................................................................66
2.2.5. Giá trị của văn hóa ẩm thực của người Thái ở Quan Sơn từ 2005 đến
nay .............................................................................................................................66
2.2.6. Sự biến đổi trong cách chế biến của một số món ăn đặc trưng của người
Thái huyện Quan Sơn từ 2005 đến nay ................................................................69


6

Tiểu kết..........................................................................................................72
Chương 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA HUYỆN QUAN SƠN ....................74
3.1. Nguyên nhân biến đổi các giá trị văn hóa ẩm thực của người Thái Quan
Sơn ............................................................................................................................74
3.1.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................74
3.1.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................77
3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực của
người Thái huyện Quan Sơn ..................................................................................78
3.2.1. Hồn thiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa của địa phương ..............79
3.2.2. Sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê ....................................................................80
3.2.3. Tăng cương thông tin, quảng bá .................................................................81
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong các trường học ..........82
3.2.5. Nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng ..........................................83
3.2.6. Xây dựng nguồn lực về tài chính ...............................................................85
Tiểu kết..........................................................................................................86
KẾT LUẬN ...................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................89
PHỤ LỤC ......................................................................................................91



7

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống,
trải qua nhiều thăng trầm khác nhau nhưng vẫn là anh em một nhà, đều là
“con Lạc cháu Rồng”, thống nhất trong đa dạng. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có
những đặc trưng riêng đã được đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này sang thế
khác. Từ ăn, mặc, ở,… cho đến tiếng nói, chữ viết và đến cả những câu ca
dao, tục ngữ, thành ngữ,… đều là tinh hoa của mỗi dân tộc. Từ xưa đến nay ở
tất cả mọi nơi trên thế giới nói chung và 54 dân tộc ở nước ta nói riêng, mỗi
một quốc gia, một dân tộc tuy rất khác nhau về địa lý, về phong cách sống
nhưng có một cái chung duy nhất là dân tộc nào hay dù là ai đi chăng nữa
cũng cần phải ăn uống. Bởi vậy, ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người
trong cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống cũng không
ngừng biến đổi, con người từ “ăn sống nuốt tươi” cho đến bây giờ là “ăn ngon
mặc đẹp” nhưng khơng dừng ở đó, con người ln quan tâm đến cách ăn
uống như thế nào. Qua cách ăn uống và cách ứng xử trong ăn uống của mỗi
dân tộc, chúng ta có thể đánh giá con người và biết đến văn hóa ứng xử của
tộc người đó được thể hiện giữa con người với con người, con người với môi
trường tự nhiên và biết thêm được phần nào về phong tục, tập quán, đời sống
vật chất cũng như đời sống tinh thần của một dân tộc.
Hiện nay, với xu hướng tồn cầu hóa, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập,
giao lưu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở các vùng trong cả nước và cả nước
với nước ngồi và sự giao lưu văn hóa cũng đang diễn ra hết sức phức tạp với
những luồng văn hóa đang ồ ạt tràn vào nước ta; không chỉ ở các đơ thị, các
thành phố lớn mà nó cịn xuống tận các làng bản miền núi, biên giới xa xôi;

không chỉ có những luồng văn hóa tốt đẹp mà cịn có cả những luồng văn hóa

Comment [i1]: Căn lề bằng hai bên


8

xấu, lai căng ảnh hưởng không nhỏ đến các phong tục, tập quán, lối sống
cũng như các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở nước ta và làm cho chúng đang
có nguy cơ bị mất và mai một.
Quan Sơn là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Thanh Hóa, có cửa khẩu
Na Mèo. Nơi đây hoạt động bn bán diễn ra tấp nập, thông qua cửa khẩu
người dân hai nước Việt – Lào có thể giao lưu với nhau một cách dễ dàng tạo
điều kiện thuận lợi cho các nguồn văn hóa bên ngồi càng dễ xâm nhập vào.
Cùng với đó, q trình cộng cư với các dân tộc khác từ nhiều mặt làm cho các
giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần nói chung và văn hóa ẩm thực nói
riêng ở nơi đây có rất nhiều biến đổi. Là sinh viên khoa Quản lý Văn hóa
Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tương lai trở thành cán bộ quản
lý văn hóa với mong muốn góp phần vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và văn
hóa ẩm thực của người Thái ở huyện Quan Sơn nói riêng nên tơi quyết định
chọn đề tài: “Văn hóa ẩm thực của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ẩm thực là một thuật ngữ Hán Việt có nghĩa là “ăn” và “uống”. Nói đến văn
hóa ẩm thực chính là nói đến tập quán ăn uống. , Từ lâu nay đã là đề tài thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới cũng như

Việt Nam.
Ở nước ta hiện nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về ẩm thực. Trước hết
phải kể đến tác giả Phan Văn Hoàn với tác phẩm “Bước đầu tìm hiểu về văn
hóa ẩm thực Việt Nam” (2006). Trong tác phẩm này, tác giả đã khái quát
được khá đầy đủ về khái niệm ăn uống, tập quán ăn uống, sự giao lưu trong
ăn uống của người Việt Nam với các nước khác như: Trung Quốc, Pháp một
cách toàn diện có hệ thống và phác thảo một bức tranh tồn cảnh về ăn uống

Comment [i2]: Đề nghị đánh số trang


9

của người Việt Nam nói chung. Tác giả Vương Xuân Tình với tác phẩm “Tập
quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc” (2004). Trong tác phẩm này,
tác giả đề cập khá tồn diện về các món ăn, đồ uống của người Việt vùng
Kinh Bắc. Cơng trình đã có nhiều đóng góp lớn trong việc nhiên cứu và là
nguồn tài liệu tham khảo rất bổ ích cho những đề tài nghiên cứu về ẩm thực.
Nhưng phần lớn các tác phẩm chỉ đề cập đến cách ăn uống của người Kinh
(Việt).
Ngoài ra, cịn phải kể đến tác phẩm nói về văn hóa ẩm thực chuyên sâu của
đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng như: “Văn hóa ẩm thực của người
Thái đen ở thị xã Sơn La” của Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), (luận văn thạc sĩ
Văn hóa học); “Văn hóa ẩm thực Mường” của Hồng Anh Nhân (2002), “Văn
hóa ẩm thực” của Trương Sỹ Hùng (1999), “Truyền thống ăn uống của các
dân tộc Tày - Thái” của Ngô Đức Thịnh (1998),
Đã có nhiều tài liệu viết về người Thái, phong tục ăn uống của người Thái
trong cả nước như: “Văn hóa vật chất của người Thái Thanh Hóa và Nghệ
An” của tác giả Vi Văn Biên (2006); “Về người Thái đen ở Việt Nam” của
Hoàng Lương (2001); “Văn hóa trong ăn uống” của Đinh Gia Khánh

(1998)… Trong các tác phẩm này, các tác giả đã trình bày một cách có hệ
thống và khá đầy đủ về các món ăn truyền thống, các phong tục tập quán
trong ăn uống của người Thái ở trong cả nước nói chung. Nhưng cũng cùng là
một dân tộc nhưng sống ở các vùng miền khác nhau, các điều kiện tự nhiên,
văn hóa – xã hội khác nhau nên mỗi nơi lại có một phong tục tập quán về sinh
hoạt ăn uống khác nhau.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy, tuy đã có nhiều tác phẩm viết
về phong tục tập quán hay cách thức tổ chức ăn uống của người Thái nói
riêng và của các dân tộc khác nói chung nhưng chưa có tác phẩm nào nghiên
cứu về người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa và những khía cạnh về


10

văn hóa của họ. Đồng thời, chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu
những giá trị tốt đẹp về văn hóa trong ăn uống trước sự phát triển kinh tế văn hóa – xã hội như hiện nay của họ. Những nghiên cứu đó chỉ đi bao quát
chung về văn hóa ẩm thực của người Thái, của các dân tộc khác và các vùng
trong cả nước nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở mơ tả, phân tích về văn hóa ẩm thực truyền thống như các món ăn,
đồ uống trong bữa ăn hàng ngày, trong ngày lễ, ngày tết và những nét ứng xử
của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá thực trạng,
những nguyên nhân biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, nghiên cứu và tìm hiểu những nét chung và nét riêng về phong tục
tập quán trong ăn uống của họ so với người Thái ở vùng khác trong cả nước
nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong văn hóa
ẩm thực truyền thống của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ
Mơ tả, phân tích về văn hóa ẩm thực trong truyền thống nhằm sưu tầm các
món ăn, đồ uống, cách ứng xử trong ăn uống và giá trị của văn hóa ẩm thực
truyền thống và hiện đại của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
để bổ sung vào tư liệu về văn hố ăn uống của người Thái, góp phần bảo lưu
và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc của người Thái ở huyện Quan Sơn,
tỉnh Thanh Hóa nói riêng và dân tộc Thái nói chung. Đồng thời đánh giá thực


11

trạng biến đổi văn hóa ẩm thực của họ trong giai đoạn hiện nay và đề xuất
một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp ở trong đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là văn hóa ẩm thực của người Thái ở
huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đó là tri thức về các món ăn truyền thống,
cách chế biến, nguyên liệu chế biến món ăn, đặc biệt chú trọng đi sâu nghiên
cứu văn hóa ẩm thực truyền thống và hiện nay để thấy rõ được những thay đổi
về ẩm thực của người Thái ở huyện Quan Sơn qua từng giai đoạn.
4.2. Phạm vi
Khóa luận tập trung nghiên cứu những yếu tố về văn hóa ẩm thực trong giai
đoạn hiện nay. Phạm vi thời gian là từ năm 1990 cho đến nay. Địa bàn khảo
sát gồm 13 xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng những phương pháp nghiên: nghiên cứu tài liệu,
nghiên cứu, điền dã tại thực địa, điều tra, phỏng vấn.
Phương pháp thu thập tư liệu tại các thư viện, viện nghiên cứu chuyên
nghành: ở các thư viện Dân tộc học, thư viện huyện Quan Sơn, thư viện tỉnh
Thanh Hóa, thư viện của trường Đại học Văn hóa Hà Nội,… Tại đây tôi đã

tiếp xúc với nhiều tài liệu nghiên cứu về người Thái nói chung và văn hóa ẩm
thực nói riêng của những người đi trước, học hỏi được ở đó nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học rất bổ ích để tiến hành các bước tiếp theo đi thu
thập tài liệu ở thực địa.

Comment [i3]: Viết lại các dòng đầu của
nhiệm vụ nghiên cứu.


12

Phương pháp điền dã dân tộc học: trong qua trình học tập, sinh sống nhiều
năm bản thân tôi đã được đi khảo sát thực tế, trực tiếp tìm hiểu được nhiều
vấn đề trong ăn uống như: được tiếp xúc với nguồn lương thực, thực phẩm
của vùng và được tham gia trực tiếp vào các ngày lễ, ngày tết, vào trong các
đám cưới, đám tang của địa phương. Để thu thập tài liệu cho khóa luận, tơi đã
đi xuống các xã qua đó tiến hành điều tra nghiên cứu. Do đặc điểm người dân
vùng núi sống rải rác, xen kẽ với người Kinh, Mơng và Mường rất khó điều
tra nên ở mỗi xã tiến hành điều tra 1 đến 2 bản có số lượng người Thái tập
trung đơng làm điểm nghiên cứu chính.
Phương pháp phỏng vấn, nói chuyện cùng những người cao tuổi, các cô, các
bác, các chị em người Thái,… về cách tổ chức bữa ăn, cách chế biến món ăn
và học hỏi một số kinh nghiệm, cách làm một số đồ ăn uống của đồng bào.
Bản thân cũng được tham gia quan sát, làm trực tiếp trong quá trình chế biến
thức ăn, tham gia ăn uống cùng với các gia đình và được “kiểm định” lại nững
gì thu thập được bằng thính giác, thị giác, vị giác,…
Cuối cùng, là các phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng để xử lý tài
liệu và viết khố luận. Để có sự nhất quán nên các từ ngữ tiếng Thái trong
khoá luận được phiên âm theo từ điển Thái – Việt, bên cạnh đó vẫn chú thích
có phiên âm riêng của người dân trong vùng.

6. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các tác giả đi trước, tác giả khoá luận
cố gắng đi sâu vào một số nét chính nổi bật nhằm mục đích đóng góp thêm
cho vấn đề này như:
Cung cấp thêm tư liệu về văn hóa ẩm thực của người Thái ở huyện Quan Sơn,
tỉnh Thanh Hóa, giúp người đọc hiểu thêm một số đặc điểm khái quát về đặc


13

điểm kinh tế, văn hóa và những giá trị văn hóa của họ, nhất là những nét đặc
trưng riêng biệt trong văn hóa ẩm thực của họ với đồng bào Thái ở các vùng
khác.
Giúp cho các dân tộc khác hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái
cũng như vốn văn hóa nói chung của họ và thấy được những nét biến đổi
trong tập quán ăn uống của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
7.

Bố cục khóa luận

Ngồi các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về huyện Quan Sơn và dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn.
Chương 2: Văn hóa ẩm thực truyền thống và hiện nay của người Thái ở huyện
Quan Sơn.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống của
người Thái ở huyện Quan Sơn.


14


Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN QUAN SƠN VÀ DÂN TỘC THÁI
Ở HUYỆN QUAN SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Quan Sơn
Quan Sơn là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây tỉnh
Thanh Hóa, giáp với Lào, ra đời trên cơ sở 9 xã được tách ra từ huyện
Quan Hóa theo Nghị Định số 72/NĐ – CP ngày 18/11/1996 của Chính
phủ. Quan Hóa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, trước khi chưa
chia tách thành 3 huyện ( Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát) là một
huyện miền núi vùng cao, địa bàn rộng lớn (lớn hơn 1/5 diện tích tự
nhiên tồn tỉnh), đường giao thơng thủy – bộ cịn nhiều hạn chế, trình
độ dân trí còn thấp, sự chênh lệch về kinh tế - văn hóa so với các huyện
vùng đồng bằng – ven biển trong tỉnh khoảng cách cịn khá lớn… điều
đó tạo ra khó khăn, hạn chế trong việc quản lý phát riển kinh tế - xã
hội. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng u cầu tiến hành sự nghiệp
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện theo đề nghị của UBND
thỉnh Thanh Hóa, ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định 72/CP điều chỉnh địa giới huyện
Quan Hóa ra thành 3 huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Khi mới thành lập, huyện Quan Sơn chỉ gồm 9 xã (Trung Xuân,
Trung Thượng, Trung Hạ, Sơn Hà, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy,
Sơn Lư, Sơn Điện). Trải qua quá trình phát triển huyện Quan Sơn đã
thành lập thêm một thị trấn, gọi là thị trấn Quan Sơn nằm ở lịng xã Sơn
Lư. Ngồi ra, huyện cịn lập thêm các xã: Mường Mìn, Na Mèo. “Năm

Comment [i4]: Yêu cầu về trình bày cần
thống nhất như sau:
-Viết hoa tên chương
-Sau các chữ số của đề mục phải có dấu .

-Các đề mục có 2 chữ số: font chữ thường,
đậm
-Các đề mục có 3 chữ số: font chữ thường,
đậm, nghiêng.
-Các đề mục có 4 chữ số: font chữ thường,
nghiêng


15

2009, xã Trung Tiến được thành lập từ một phần được chia tách từ xã
Trung Thượng cũ. Hiện nay Quan Sơn đã có 13 đơn vị hành chính bao
gồm 1 thị trấn và 12 xã. Đó là thị trấn Quan Sơn và các xã: Trung
Thượng, Trung Hạ, Trung Tiến, Trung Xuân, Sơn Thủy, Sơn Điện, Sơn
Lư, Tam Lư, Tam Thanh, Mường Mìn, Na Mèo” [3, tr. 28]. Quan Sơn
gồm có 4 dân tộc Thái, Mường, Kinh, Mông cùng sinh sống.
Từ ngày thành lập cho đến nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
huyện Quan Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng, phát huy các yếu
tố thuận lợi, khắc phục những hạn chế khó khăn, tạo sự biến đổi sâu
sắc, toàn diện trong điều kiện tự nhiên, xã hội vốn có của mình.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
Quan Sơn là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây của
tỉnh Thanh Hóa, liền kề với biên giới Việt – Lào. Phía Đơng Nam và
phía Đơng của huyện Quan Sơn giáp huyện Lang Chánh; phía Đơng
Bắc giáp huyện Bá Thước; phía Bắc giáp huyện Quan Hóa, các huyện
giáp đều thuộc tỉnh Thanh Hóa. Về phía Tây Bắc, phía Tây và phía Tây
Nam huyện Quan Sơn là biên giới Việt – Lào. Giáp với các huyện
Viêng Xay, Sầm Tớ (tỉnh Hùa Phăn, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân
Dân Lào).Trên địa bàn huyện có sơng Luồng là nhánh đầu nguồn của

sông Mã, chảy theo hướng Tây – Đông. Ngồi sơng Luồng, cịn có
sơng Lị cũng là một nhánh nhỏ của sông Mã. Cả 2 con sông này đều
bắt nguồn từ Lào và kết thúc ở sông Mã.
Quan Sơn có diện tích tự nhiên là 943,45 km2, có đường biên
giới dài khoảng 64km2, có một cửa khẩu Na Mèo tại xã Na Mèo. Đây là


16

nơi giao lưu về cả văn hóa lẫn kinh tế của nhân dân Việt – Lào ở vùng
biên giới.
1.2.2. Địa hình
Huyện Quan Sơn là huyện miền núi nằm dọc theo hai con sơng là sơng
Luồng và sơng Lị, hai bên sơng là đồi núi cao bao quanh. Địa hình
Quan Sơn có độ nghiêng thoải dần từ Tây sang Đơng, phần lớn diện
tích là núi rừng điệp trùng hiểm trở. Núi đồi huyện Quan Sơn thuộc
dạng đồi núi cao, nằm ở phía Tây Thanh Hóa (có chiều rộng từ sơng
Mã ở phía Bắc đến hết lưu vực sơng Chu và kéo dài 130km từ Lào đến
Bắc Nghệ An). Đây là bộ phận của hệ thống núi có tên là “cánh cung
sơng Mã”.
Dạng địa hình phổ biến là loại đồi núi cao và núi đá vôi phân bố
ở hầu hết các xã của huyện Quan Sơn.
1.2.3. Khí hậu
Quan Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng lạnh buốt; lượng mưa bình qn hàng
năm là 2.262,2mm; lượng nắng bình quân hàng năm là 1.404 giờ, nhiệt
độ trung bình là 23 độ C (cao nhất là 36 độ C, thấp nhất là 10 độ C), độ
ẩm tương đối lớn (chiếm 85%) [ 1, tr. 12 ]. Quan Sơn phải gánh chịu
nhiều thiên tai như: luc lụt, hạn hán, sạt lở đất, mưa đá,...
1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất
Huyện Quan Sơn ngay từ khi mới chia tách có diện tích tự nhiên
86.534,85 ha. Hiện nay diện tích đất tự nhiên được mở rộng thêm với


17

tổng diện tích là 92.858,06 ha nhưng chỉ có 730 ha cấy lúa nước, còn
lại là đất rừng, đất lâm nghiệp và đất khác.
- Tài nguyên nước
Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Quan Sơn tương đối dày
đặc, nhưng chủ yếu chỉ có sơng Luồng và sơng Lị là đem lại lợi ích
cao. Sơng Lị bắt nguồn từ mường Pao (huyện Sầm Tớ, tỉnh Hùa Phăn,
Lào), chảy vào huyện Quan Sơn qua các xã: Tam Thanh, Tam Lư, Sơn
Lư, Thị Trấn, Trung Thượng, Trung Hạ, Trung Xuân và đổ ra sông Mã.
Sông Luồng từ cửa khẩu Na Mèo chảy vào huyện Quan Sơn qua các
xã: Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Mìn, Sơn Điện và một số xã thuộc
huyện Quan Hóa chảy vào sơng Mã. Hai con sơng này khơng chỉ cung
cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp mà cịn là nguồn
thủy sản, là đường giao thơng quan trọng.
- Tài nguyên rừng
Do khí hậu ẩm mát, địa hình hiểm trở nên rừng ở Quan Sơn phát
triển xanh tốt, phủ kín núi đồi. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết:
“Núi Lư Sơn ở Trịnh Điền và Sơn Thủy cách châu lỵ Quan Hóa 97 dặm
về phía Tây, đá núi trắng tốt, sắc cây xanh rờn, bên núi có sơng nhỏ,
trong núi có động, trong động có hai con tê ngưu đen và trắng sừng
sang như đuốc, lại có một đàn linh dương ra vào động: vì núi thiêng
nên không ai dám săn bắn” [2, tr. 10].
Với địa núi đồi trùng điệp, Quan Sơn có nguồn tài ngun rừng
vơ cùng phong phú, với diện tích đất rừng cịn khá rộng, chiếm hơn

70% diện tích đất tự nhiên, độ che phủ của rừng là 72 % [2, tr. 10]. Vì
vậy ở đây có nhiều loại gỗ quý như: sến, táu, trò chỉ, lát, dỗi, vàng


18

tâm,…và một số loại lâm sản khác như: luồng, nứa, vầu,… Đồng thời
cũng có nhiều loại động vật quý hiếm như: gấu, hươu, nai, hoẵng, lợn
lịi, khỉ, rắn, nhím,các loại chim,… Do khí hậu tương đối đa dạng nên
động thực vật ở trong rừng có sự phong phú về cả số lượng cũng như
chủng loại. Tuy các loại đông thực vật rất đa dạng nhưng hiện nay do
nạn phá rừng và săn bắt thú rừng nhiều nên nhiều là đã khơng cịn nữa
và một số lồi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện cũng tương đối phong
phú và có nhiều loại khống sản q như: vàng, bạc. Ngồi ra, cịn có
các loại khống sản khác như: than, đất sét, đất đỏ, sắt, đá vơi, sỏi, cát,
núi đá,… có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.Nguồn tài nguyên
khoáng sản tuy đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung có trữ lượng
không lớn và phân bố không tập trung nên rất khó trong việc khai thác
và phát triển cơng nghiệp khai khoáng. Hiện nay, đa số nguồn tài
nguyên đang bị thất thốt do kiểm sốt khơng chặt chẽ.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Cơ sở hạ tầng
 Về giao thơng:
Trước đây giao thơng đi lại rất khó khăn, hầu hết đường đi vào
các thôn xã đều là đường đất, mùa mưa bị sạt lở và lầy lội. Đến nay,
mạng lưới giao thông trong huyện đang dần được đầu tư và nâng cấp,
khắc phục những khó khăn trong đi lại. Quan Sơn được thụ hưởng đầy
đủ các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước, của Chính phủ như

nguồn vốn: 134, 135, 30A, 159, 174, VWB, 20,… mạng lưới giao


19

thông trong huyện từ trung tâm cho đến các xã tương đối tương đối
thuận lợi. Ngoài ra, hiện nay Nhà nước đang tu bổ, nâng cấp đường
quốc lộ 217 liên tỉnh góp phần thúc đẩy giao thơng trao đổi bn bán
với các vùng khác, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, đảm
bảo tốt an ninh quốc phòng.
 Về thủy lợi:
Hiện nay, huyện Quan Sơn đang tập trung xây dựng và nâng cấp
một số cơng trình thủy lợi hiện có, các đập, kênh, mương đang được kiên
cố hóa. Các cơng trình thủy lợi trong tồn huyện đã đáp ứng được phần
lớn diện tích trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra,
các dự án điện, nước sinh hoạt và một số cơng trình quan trọng khác như
bưu chính viễn thơng cũng được quan tâm đầu tư.
1.3.2. Văn hóa – xã hội
 Về giáo dục – đào tạo:

Trên địa bàn tồn huyện hiện nay có 40 đơn vị trường học. Toàn
huyện hiện nay đã phổ cập xong giáo dục tiểu học và trung học cơ sở,
xây dựng trường cao tầng và kiên cố hóa hệ thống trường phổ thông.
Chất lượng dạy và học đang được đầu tư, nâng cấp, các cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cũng đang dần được hoàn
thiện, đáp ứng cho nhu cầu dạy và học, đạt được nhiều thành tích cao
trong những năm gần đây.
 Về y tế:
Mạng lưới y tế trong huyện cũng đang dần được nâng cấp và hoàn
thiện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Với một



20

bệnh viện đa khoa huyện và 12/13 xã, thị trấn có trạm y tế riêng cùng với
đội ngũ y bác sĩ, y tá ngày càng được bổ sung, nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ xuống tận các xã chăm sóc sức khỏe cho bà con.
Cho đến nay hệ thống bệnh viện, trạm xá đang được kiên cố hóa.
Đặc biệt, bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật
chất cũng như được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám
và điều trị của nhân dân.
1.4. Dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn
1.4.1. Dân cư
“Theo số liệu điều tra hiện nay, dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn có
khoảng 29.350 nhân khẩu, chiếm 83,71% dân số toàn huyện. Người Thái
phân bố đồng đều ở các xã, thị trấn với mật độ dân số khoảng 35,0
người/km2” [2, tr. 15]. Người Thái Quan Sơn chủ yếu là người Thái đen,
họ có tiếng nói, chữ viết và phong tục tập quán riêng. Hiện nay tỉ lệ
người mù chữ và trẻ em bỏ học ngày càng giảm, tỉ lệ người có trình độ
vă hóa tăng, trình độ dân trí của người dân được cải thiện rõ rệt.
1.4.2. Đặc điểm kinh tế
Người Thái đến miền Tây Thanh Hóa vào thế kỷ thứ XII, sinh
sống bằng nghề cấy lúa nước, làm nương rẫy, săn bắn, làm các nghề thủ
công như: đan lát, rèn, đúc, đục đá, làm gạch ngói, nghề mộc, thêu ren,
dệt thổ cẩm. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm là nghề thủ công truyền thống,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong thời kỳ đổi mới, mọi thành phần kinh tế bung ra sản xuất
kinh doanh chính vì thế kinh tế của người Thái nơi đây cũng dần phát



21

triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên nền
kinh tế vẫn cịn mang tính tự cấp tự túc, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu
hạ tầng kinh tế còn nghèo nàn.
Từ trước tới nay người Thái huyện Quan Sơn vẫn giữ tập quán sản
xuất nông nghiệp với hai hình thức canh tác chính là canh tác lúa nước
và canh tác trên nương rẫy. Dọc theo sơng Luồng và sơng Lị, các con
suối và thung lũng, họ khai phá đất đai, làm ruộng cấy lúa cùng với sự
thuận lợi của tự nhiên họ trồng cả lúa nương, ngơ, khoai, sắn,…và một
số loại cây cơng nghiệp. Ngồi ra, đồng bào Thái cịn chăn ni các loại
gia súc, gia cầm và phát triển một số nghành nghề thủ công.
 Về trồng trọt:
Cũng giống như các dân tộc khác, trồng trọt là nghành chính và
cung cấp thức ăn chủ yếu trong đời sống hàng ngày cho đồng bào. Các
loại cây trồng gồm có nhiều loại khác nhau như: cây lương thực, cây
thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp,…
Cây lương thực gồm có các cây như: cây lúa nước, cây ngô, cây
lúa nương, cây sắn,… Trước đây đồng bào chỉ làm một vụ một năm
nhưng hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì hầu hết các
ruộng đều trồng được 2 vụ một năm. Nguồn nước tưới tiêu chủ yếu là lấy
từ sơng, suối. Ngồi ra, họ còn đắp đập để ngăn nước tưới tiêu và làm
các kênh mương để dẫn nước từ các khe suối về các cánh đồng. Ngồi
các cây lương thực, họ cịn trồng thêm các cây thực phẩm, cây ăn quả và
một số loại cây công nghiệp.
Về chăn nuôi:


22


Nghề chăn nuôi của người Thái tuy không phát triển nhưng trên
thực tế lại là nghành đem lại nguồn thu nhập cao, đặc biệt là chăn nuôi
các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bị, lợn, dê. Chăn ni khơng chỉ tận
dụng thức ăn thừa từ các sản phẩm nông nghiệp mà đồng thời đó cịn là
phương tiện để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: cày, kéo và làm
nguồn thực phẩm cho con người.
Các nghành nghề thủ công như: đan lát, dệt vải, làm mộc,… chủ
yếu chỉ để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh các hoạt động trồng trọt và chăn ni thì hoạt động săn
bắt hái lượm cũng có ý nghĩa thiết thực góp phần cải thiện bữa ăn hàng
ngày. Như vậy, các hoạt động kinh tế của người Thái ở huyện Quan Sơn
phần lớn là tự cung tự cấp để phục vụ đời sống hàng ngày.
1.4.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội
 Văn hóa vật chất:
Làng bản: từ rất lâu đời, người Thái huyện Quan Sơn sống tách
biệt với các dân tộc khác. Người Thái thường tập trung sống thành các
làng bản dưới các chân đồi, các cánh đồng có dịng suối chảy qua hay
những nơi có vị trí thơng thống thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại và sản
xuất nông nghiệp như dọc theo hai con sơng Luồng, sơng Lị, các con
suối,... Các làng bản thường có 30 đến 40 nhà. Tổ chức làng bản rất
chặt chẽ, họ liên kết với nhau trong việc sở hữu đất đai, trong các công
việc như: đám cưới, đám ma, trong lao động sản xuất họ thường kết
thành nhóm, phường hội để giúp đỡ nhau khi các gia đình có việc.
Những cơng việc nhỏ sẽ có người đứng đầu nhóm, phường hội chỉ đạo;
cịn những việc lớn trong bản sẽ do Trưởng bản lãnh đạo.


23

Nhà cửa: ngôi nhà truyền thống của đồng bào Thái là ngôi nhà

sàn. Trước kia, họ làm nhà sàn với mục đích tránh thú dữ, cịn ngày nay
họ ở nhà sàn bởi nhà sàn rất mát và thơng thống. Họ tận dụng các
nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: tre, luồng, gỗ, nứa, lá,… để làm
nhà. Việc lựa chọn gỗ làm nhà chủ yếu dựa vào hoàn cảnh kinh tế của
từng gia đình, nhưng thường là các loại gỗ tốt như: trò, lim, nghiến,
táu,…được sử dụng làm khung nhà như: cột, kèo, rầm, xà,… “Nhà cửa
của người Thái vừa trang nhã vừa chắc chắn. Nhà sàn được trang trí
nhiều hoa văn họa tiết rất tinh xảo, nhà có 4 mái, được trang trí theo
kiểu hình mai rùa, có “khau cút” (khau cút là hai tấm ván đóng chéo
nhau hình chữ X trên địn nóc để chắn gió)” [4, tr. 46].
Kỹ thuật làm nhà chủ yếu là kỹ thuật thủ công, công việc này do
một đội thợ và người trong bản giúp đỡ nhau dựng nhà. Việc xây dựng
ngôi nhà địi hởi rất nhiều thời gian và cơng sức. Ngơi nhà sàn của
người Thái là một ngôi nhà tổng hợp được bố trí chặt chẽ, hợp lí và tận
dụng một cách tối đa để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Nhà sàn thường cao từ 8m đến 10m, ngôi nhà thường được chia thành
các tầng sử dụng khác nhau: gầm nhà là nơi dùng để chứa dụng cụ sản
xuất như: cày, bừa, cuốc, xẻng,… và là nơi nhốt gia cầm; trên mặt sàn
là nơi dành cho người ở, nơi đặt bàn thờ, bếp, nơi bảo quản lương thực,
thực phẩm và các đồ dùng sinh hoạt khác,… Nhìn vào ngơi nhà sàn có
thể thấy rõ được phong tục, tập quán, nề nếp, trật tự của từng gia đình
người Thái nơi đây. Trong nhà được chia thành nhiều gian khác nhau,
trình tự sắp xếp các gian cũng được quy định rất chặt chẽ, nơi đặt bàn
thờ, gian ngủ dành cho ông bà, cha mẹ và con cái,…


24

Ngày nay, do đời sống kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi , các
nguyên liệu tự nhiên như: gỗ, tre, nứa,lá cọ,… ngày càng cạn kiệt, cùng

với sự xuất hiện của nhiều vật liệu xây dựng mới như: gạch, xi măng,
cát, tôn,… cùng với xu thế phát triển chung, hiện nay có một số người
Thái ở huyện Quan Sơn đã chuyển sang làm nhà xây nhưng số lượng
đó cũng chưa nhiều.
Trang phục: huyện Quan Sơn chủ yếu là người Thái đen, trang
phục được phân biệt rất rõ trong từng quan hệ như: trang phục hàng
ngày, trang phục trong lao động, trong sinh hoạt, trong lễ hội. Trang
phục người Thái đen ở huyện Quan Sơn khác với người Thái đen ở các
tỉnh phía Bắc. Trang phục thường nhật của phụ nữ Thái đen là áo khóm
(xửa cong) mầu tối cổ trịn, chui đầu, cài cúc phía vai, khác với áo phụ
nữ Thái trắng cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong. Riêng cách búi tóc
của người phụ nữ Thái trắng, Thái đen giống nhau, chưa chồng thì búi
sau gáy, có chồng thì búi trên đỉnh đầu.
Trước đây, ngun liệu làm trang phục là sợi lấy từ cây bông,
thuốc nhuộm lấy từ nhiều lại lá cây khác nhau. Ngày nay, nguyên liệu
dệt có thể mua sẵn, những khi cần thiết họ mới tự dệt cho mình những
bộ trang phục truyền thống; những ngày bình thường họ khơng cịn mặc
trang phục truyền thống nữa mà thay vào đó họ mặc quẩn áo như người
Kinh.
Trang phục gồm có: quần, áo (đối với nam giới); váy, áo, khăn
piêu, dây thắt lưng và đồ trang sức (đối với nữ giới). Tùy vào từng đối
tượng và chức năng sử dụng mà có nhiều kiểu khác nhau như: quần áo
phụ nữ, nam giới, trẻ em, quần áo cưới, quần áo tang,… Đối với phụ nữ
họ thường để tóc dài, đội khăn piêu. Áo của người phụ nữ là kiểu áo


25

khóm thân ngắn đến lưng, tay dài, cổ chui, có dây thắt ở cổ; váy thường
có màu đen, chân váy và đầu váy được thêu dệt thành các hình thù của

các con thú như: con voi, con ngựa, con nai,… Kết hợp với bộ váy áo sẽ
là chiếc thắt lưng xanh và chiếc dây bạc đeo ở bên cạnh sườn làm tơn
thêm vẻ nữ tính, dun dáng, thanh lịch của các cơ gái Thái. Quần áo
nam giới thì đơn giản hơn, quần ống rộng, màu tối, áo tương tự áo của
người Kinh, họ cắt tóc ngắn. Trong các đám tang, cả nam giới và nữ giới
đều mặc đồ màu trắng, thiết kế đơn giản, khơng trang trí hoa văn, màu
sắc. Còn trong các ngày lễ họ mặc những bộ trang phục mới, trang trí
lộng lẫy và nhiều màu sắc sặc sỡ. Đồ trang sức như: vòng bạc, hoa tai,
vòng tay, nhẫn,… bằng bạc phụ nữ và trẻ em hay đeo.
Ẩm thực: từ bao đời nay, người Thái ở huyện Quan Sơn sống gắn
bó với nghề sản xuất nơng nghiệp. Do vậy, lương thực thực phẩm chính
của họ đều là các sản phẩm từ hoạt động sản suất, chăn nuôi, săn bắt hái
lượm được. Các món ăn thức uống được chế biến phong phú, đa dạng.
 Văn hóa tinh thần:
Quan hệ gia đình – dịng họ: các gia đình người Thái ở Quan
Sơn chủ yếu là các gia đình nhỏ, phụ hệ gồm có: bố mẹ, con cái. Ngồi
ra, cịn nhiều gia đình ơng bà vẫn ở chung với con cái. Ông bà thường ở
chung với con trai, là con trai cả trong gia đình. Trong gia đình, người
đàn ơng, nhất là người con trai cả có vai trị rất quan trọng, là trụ cột
trong gia đình, có vai trị quyết định các vấn đề của gia đình như: sản
xuất, cưới xin, tang ma,…và có quyền thừa kế tài sản. Tuy nhiên, trong
thời buổi xã hội phát triển như ngày nay thì những quyết định của
người đàn ơng cũng phải có sự bàn bạc và thống nhất của người phụ
nữ; con gái trong nhà đi lấy chồng cũng được chia một phần tài sản


×