Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Hình tượng người phụ nữ việt nam trong các tác phẩm của nhạc sĩ nguyễn văn tý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.2 KB, 91 trang )

1

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật
-------------------------

NGÔ THị THU HƯờNG

HìNH ảNH NGƯờI phụ nữ việt nam
Trong các tác phẩm của nhạc sĩ nguyễn văn tý
Chuyên ngành: Quản lý hoạt động Âm nhạc
MÃ số:

Khoá luận đại học ngnh QUảN Lý VĂN HóA

Ngời hớng dẫn khoa học: ths. Trần thục quyên

H Nội - 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận này tôi xin phép được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới giảng viên Trần Thục Quyên, giảng viên khoa Quản lý
văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã là người trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện bài khóa luận này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn
thể các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Quản lý văn hóa đã dìu dắt, dạy dỗ tôi
trong suốt 4 năm theo học tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ của Thư viện


quốc gia Hà Nội đã cung cấp những tài liệu quý báu, hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành bài khóa luận này.
Với cương vị là một sinh viên, do trình độ, kinh nghiệm và thời gian có
hạn nên chắc chắn bài khóa luận của tơi cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được sự chỉ bảo của các thầy, các cơ và sự góp ý của các bạn để bài khóa luận
được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện khóa luận
Sinh viên

Ngơ Thị Thu Hường


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC LĨNH VỰC
NGHỆ THUẬT NÓI CHUNG VÀ ÂM NHẠC NĨI RIÊNG ...............................7
1.1. Hình tượng người phụ nữ trong các lĩnh vực nghệ thuật ...........................7
1.2. Hình tượng người phụ nữ trong âm nhạc ..................................................12
Chương 2: MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ
VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM ........................................................................... 20
2.1. Thân thế sự nghiệp và các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.............20
2.1.1. Thân thế sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý .....................................20
2.1.2. Sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ......................................................22
2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết về người phụ
nữ Việt Nam .........................................................................................................24
2.2.1. Hình tượng người mẹ ...............................................................................25

2.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong tình yêu và chiến đấu............................35
2.2.3. Hình tượng người phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng đất nước ...............46
Chương 3: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT THƠNG QUA HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TÁC PHẨM CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ ..... 59
3.1. Giá trị nghệ thuật thơng qua hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm
của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ................................................................................59
3.1.1. Cấu trúc ....................................................................................................59
3.1.2. Chất liệu âm nhạc ....................................................................................60
3.1.3. Ca từ .........................................................................................................65
3.1.4. Nội dung âm nhạc ....................................................................................67
3.2. Vai trò của âm nhạc Nguyễn Văn Tý đối với công chúng yêu nhạc ............69
3.3. Đề xuất nâng cao thẩm mỹ âm nhạc của công chúng ...............................73
3.3.1. Thực trạng đời sống âm nhạc của công chúng hiện nay..........................73
3.3.2. Một số đề xuất nâng cao thẩm mỹ âm nhạc của công chúng ..................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC .................................................................................................................86


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng căn bản, nguồn nhân tố quan trọng
đóng góp vào sự phát triển tồn diện xã hội Việt Nam. Trải qua hàng nghìn
năm xây dựng vì tồn vẹn lãnh thổ, đấu tranh chống thiên tai, duy trì nịi
giống, phụ nữ Việt Nam ln kiến tạo nên những đức tính quý báu mang đậm
bản sắc truyền thống.
Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển đất nước phụ nữ ln có
quyền đóng góp nhất định vào mọi thay đổi xã hội vì nền hịa bình, thống nhất
và văn minh nhân loại. Các thành tựu phần lớn đạt được đang làm thay đổi

cách nhìn nhận từ các tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ. Được khẳng định
phẩm chất và năng lực đối với các lĩnh vực hoạt động, những lĩnh vực phi
truyền thống nhất.
Người phụ nữ ở vào những hoàn ảnh xã hội nhất định đã đem đến
những hiệu quả tinh thần, thông qua những hoạt động lao động nghệ thuật,
bao gồm: Thể thao, điện ảnh , ca múa nhạc, thời trang, điêu khắc, hội họa, ẩm
thực, tiêu dùng, đối nhân xử thế,…
Hình tượng người phụ nữ không chỉ được các nhà văn, nhà thơ thể hiện
trong văn học, điện ảnh, thơ ca mà phải kể đến lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc –
là một trong những lĩnh vực thể hiện và truyền tải đến người nghe vẻ đẹp
người phụ nữ một cách dễ dàng và phong phú nhất. Trong các nhạc sĩ của âm
nhạc Việt Nam, nhiều nhạc sĩ đã thành công với đề tài này như nhạc sĩ Trịnh
Cơng Sơn, Thanh Tùng,… trong đó Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc
sỹ thành công với chất liệu dân ca. Những sáng tác của ông được chắt chiu và
nghiền ngẫm qua những chuyến đi thực tế trong thời gian dài. Trong đó đề tài
quen thuộc trong nhiều sáng tác của ông là đề tài người phụ nữ với những ca


5
khúc như Bài ca phụ nữ Việt Nam, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm
xưa, Cô đi nuôi dạy trẻ, Dáng đứng Bến Tre,... Mỗi ca khúc như một câu
chuyện kể, như khúc tâm tình của nhạc sỹ gửi đến những hình tượng người
phụ nữ khác nhau, từ những thời đại và mọi vùng miền trên tổ quốc Việt
Nam. Đồng thời là những trải nghiệm, cảm xúc và dư âm mà nhạc sỹ dành
cho người phụ nữ thơng qua các ca khúc của mình. Mỗi lần nghe là một lần
tơi được mở rộng cái nhìn về người phụ nữ Việt Nam, về những hình ảnh
dung dị, đẹp thuần khiết, là hậu phương vững chắc không những cho người
con ra trận mà cịn là tình u bao la dành cho tổ quốc; hơn thế nữa là tinh
thần phụ nữ ba đảm đang, chung thủy. Không hổ danh khi ông được đồng
nghiệp phong cho danh hiệu nhạc sĩ “Chuyên trị phụ nữ”.

Với niềm yêu thích và mong muốn được tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn
Văn Tý cũng như các sáng tác của ông về người phụ nữ Việt Nam, đồng thời
là sinh viên chuyên ngành Quản lý hoạt động âm nhạc, khoa Quản lý văn hóa
nghệ thuật. Tơi đã chọn đề tài: “Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong
các tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý” cho bài khóa luận của mình.
Qua đó phân tích những thủ pháp sáng tác để hiểu sâu hơn về hình tượng
người phụ nữ Việt Nam, khơi dậy lòng đam mê âm nhạc cũng như nhận thức
giá trị âm nhạc của công chúng u nhạc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm của
nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, qua đó đánh giá giá trị nghệ thuật trong các tác
phẩm, định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong một số tác
phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý


6
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Tý về hình tượng người phụ nữ Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tài liệu
- Phân tích
- So sánh
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích, đồng thời có thể được ứng
dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiểu biết của bạn đọc về hình tượng
người phụ nữ Việt Nam cũng như giá trị nghệ thuật mà những tác phẩm viết
về hình ảnh người phụ nữ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý mang lại. Bên cạnh đó

cịn đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và phân tích một cách cụ thể hơn về một số tác
phẩm của những người mến mộ tài năng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục ảnh, bài
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Hình tượng người phụ nữ trong các lĩnh vực nghệ thuật
nói chung và âm nhạc nói riêng
Chương 2: Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
viết về người phụ nữ Việt Nam
Chương 3: Đánh giá giá trị nghệ thuật thơng qua hình tượng người
phụ nữ trong tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý


7
Chương 1
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC LĨNH VỰC
NGHỆ THUẬT NĨI CHUNG VÀ ÂM NHẠC NĨI RIÊNG
1.1. Hình tượng người phụ nữ trong các lĩnh vực nghệ thuật
Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng
đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ
Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến
đấu dũng cảm. Trải qua bốn nghìn năm, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã
được xây dựng và lưu truyền trong nền văn học dân gian: bà Âu Cơ đưa các
con đi mở nước và dạy dân dựng làng, bà mẹ Gióng kiên trì ni đứa con
“Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế Hoa, cơ gái
dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân... Nguồn tư liệu khảo cổ học
cũng bảo tồn những hình tượng thật của người phụ nữ “uy nghi chống nẹ trên
chuôi kiếm” hoặc “nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”, Hai Bà
Trưng, bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô,
Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê. Tây Sơn như Thái hậu Vương Vân Nga, Nguyên Phi Ỷ

Lan, đô đốc Bùi Thị Xuân... đã được ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc.
Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn
tư liệu đã cho thấy, vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh
vực khác nhau, phụ nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng.
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam in đậm dấu ấn trong tất cả các loại
hình nghệ thuật điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, văn chương, sân khấu và
cả điện ảnh… và mãi bất tử với thời gian. Họ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của
văn hố dân tộc.
Phụ nữ luôn là đề tài vô tận của nghệ thuật, những nghệ sỹ điêu khắc
tài hoa đã sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị. Trên thế giới nổi tiếng nhất


8
có Tượng thần Vệ nữ thành Milo, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người
Hy Lạp.
Tại Việt Nam trong điêu khắc trang trí trên kiến trúc đình làng giai
đoạn từ thế kỷ XVII đến nay, hình tượng con người nổi lên như một hình ảnh
trung tâm, một điểm nhấn độc đáo mà nhất là người phụ nữ. Điêu khắc trang
trí đình làng Việt thế kỷ XVII cịn thể hiện tính đấu tranh sâu sắc. Dưới chế
độ phụ quyền Nho giáo, người phụ nữ bị khinh miệt, coi rẻ “nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô”, “phụ nhân nan hố”.... Vì vậy, người phụ nữ khơng
được tới đình làng. Vậy nhưng điêu khắc đình làng lại dày đặc hình ảnh người
phụ nữ. Họ tự do thể hiện tình yêu với chồng, với con, với bạn bè; tự do lao
động, vui đùa, ca hát... Có thể nói, khơng ở một cơng trình kiến trúc dân gian
nào thể hiện khát vọng người phụ nữ lại được bộc lộ mạnh mẽ như ở đình
làng Việt .
Phụ nữ ln là nguồn cảm hứng bất tận của các họa sĩ. Với người nghệ
sỹ, đó khơng chỉ là vẻ đẹp của hình sắc mà cịn là cái đẹp trong quan niệm.
Đó là hình ảnh bất biến nhưng không bất định mà uyển chuyển, biến tấu kỳ
diệu trong từng cây cọ, lúc mờ khi tỏ trong vơ vàn sắc diệu.

Với hội họa truyền thống, hình tượng người phụ nữ với vẻ đẹp của đôi
mắt lá dăm, đơi mày lá liễu, tóc bỏ đi gà…cùng những đường cong gợi cảm
ẩn trong mảnh yếm thắm, tà áo tứ thân đã khiến các họa sĩ của các dòng tranh
dân gian mê đắm, tạo ra nhiều tác phẩm như “Hứng dừa”, “Đánh ghen”, “Bà
Triệu”, “Bà Trưng”…(Đông Hồ) và “Tố nữ”, “Thúy Kiều”, “Hội chùa”,
“Đi chợ” (Hàng Trống)
Khi mỹ thuật hiện đại ra đời năm 1925 các họa sĩ của Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương được tiếp thu những kiến thức tạo hình hàn lâm, hiện
đại, họ nhìn nhận và nghiên cứu hình thể phụ nữ rất kỹ bằng những bài hình


9
họa nghiêm túc và đã đưa vẻ đẹp vĩnh hằng với những đường cong tuyệt mỹ
vào những kiệt tác mà cho tới mai sau vẫn là báu vật văn hóa nước nhà. Có
thể kể đến “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Bên hoa phù dung” của Tô Ngọc Vân.
“Em Thúy”, “Gội đầu” của Trần Văn Cẩn, “Mẹ con” của Lê Thị Lựu,
“Thiếu nữ Bắc, Trung, Nam” của Nguyễn Gia Trí…Trong hội họa, các họa sĩ
dành nhiều xúc cảm thẩm mỹ và chất liệu quý hiếm cho đề tài phụ nữ Việt
Nam, như Lê Nam với tranh sơn dầu “Dừng lại”, Huỳnh Văn Gấm với tranh
sơn mài “Trái tim và nòng súng” hoặc Nguyễn Đức Nùng với tranh sơn mài
“Kết nạp Đảng trong tù”… Và còn nhiều tác phẩm khác phản ánh rất chuẩn
xác, hùng hồn sức mạnh diệu kỳ của đội quân tóc dài anh hùng, bất khuất.
Lão họa sĩ Nguyễn Phan Chánh được đánh giá là họa sĩ bậc thầy về vẽ phụ nữ
trên lụa. Các nhân vật nữ của cụ suốt từ “Chơi ô ăn quan” (1931) đến “Trăng
tỏ, Trăng lu”, “Kỳ lưng”, “Sau giờ trực chiến” (1979) đều tốt lên vẻ đẹp
tuyệt vời của phụ nữ Việt Nam.
Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Và quả thật, họ
đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi
không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn
thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau.

Ở thời kỳ phong kiến cả nước Việt Nam chìm trong những ràng buộc,
lễ giáo khắc nghiệt tối tăm. Và vơ hình chung, số phận của người phụ nữ cũng
không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội. Trong thơ ca, họ
hiện lên là những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Người phụ nữ càng đẹp,
càng tài, càng lắm bất hạnh, khổ đau. Giai đoạn đầu thế kỷ XX, hình ảnh
người phụ nữ trong văn học dưới ngòi bút của các nhà thơ có cách nhìn nhận
khác. Khơng cịn thấy những tiếng than thân trách phận; những lời thở than
đau buồn…, người phụ nữ Việt Nam trong văn học hiện đại Việt Nam 1930 1945 trở về với nét đẹp giản dị đời thường và với những công việc thường


10
nhật. Thời kỳ kháng chiến 1945 – 1975, Trong không khí của cuộc cách mạng
sục sơi và dưới ánh sáng của lý tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người
phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới - vẻ đẹp của những con người đã được giải
phóng, được tháo ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến của thời,
để hịa mình vào cơng cuộc chung của đất nước. Đó là những cơ thanh niên
xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn “Em đứng bên đường như quê
hương/ Vai áo bạc quàng súng trường” (Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi ) hoặc có
thể là những cơ gái Nam Bộ “dịu dàng như những nàng tiên”, là những “cơ
du kích, giao liên” của chốn quê hương gian khổ mà anh dũng trong (Trở
về quê nội - Lê Anh Xuân)… Tất cả đều hiện lên đẹp đẽ bởi mang trong
mình hồn thiêng của sông nước.
Văn học sau đổi mới, vẫn không ngừng khám phá, thể hiện hình tượng
người phụ nữ. Nhưng sau cuộc chiến tranh, đất nước hịa bình trở lại, họ đã
khác nhiều về tâm tư, tình cảm và cả những khát vọng yêu thương. Nếu coi
“thơ ca là tiếng nói của tâm hồn” thì hơn bao giờ hết thời đại tự do đã cho
phép người phụ nữ nói rõ những cung bậc của lịng mình. Họ hiện lên trong
thơ như con người giữa đời thường tâm sự với ta về cuộc đời, tình yêu về sự
sống (điển hình là thơ Xuân Quỳnh). Và đặc biệt, chưa bao giờ ta thấy nhu
cầu hạnh phúc, nhu cầu tự do đến tột độ như tình yêu lại hiện lên rõ nét như

trong thời kỳ này khi đến với thơ của Phan Huyền Thư hay Vi Thùy Linh...
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam còn nổi bật trong các tác phẩm điện
ảnh, được thể hiện đặc sắc theo suốt 3 thời kỳ:
Thời kỳ 1959 - 1975, tuy điện ảnh Việt Nam ra đời trong chiến tranh
nhưng đã phát triển được nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Chung một dịng
sơng", "Vợ chồng A Phủ", "Con chim vành khuyên", "Đường về quê mẹ",
"Nổi gió"... Và là thời kỳ đầu của cả phim truyện, phim tài liệu và phim


11
hoạt hình của Việt Nam, với nhiều tác phẩm giành giải thưởng tại liên hoan
phim quốc tế.
Thời kỳ 1976 - 1986, có nhiều biến động về kinh tế, xã hội, xuất hiện
những mâu thuẫn vì tồn đọng cái cũ trong cái mới. Những tác phẩm điện ảnh ra
đời nhưng đã có sự biến đổi mạnh mẽ về phong cách tiếp cận và khai thác đề
tài về người phụ nữ. Được thể hiện khá rõ nét qua những bộ phim "Mùa gió
chướng", "Chom và Sa", "Hịn đất", "Đứng trước biển", "Chuyến xe bão táp"...
Thời kỳ từ 1987 đến nay là thời kỳ xóa bỏ bao cấp và hội nhập quốc tế,
điện ảnh đã và đang phản ánh thực tế cuộc sống người phụ nữ Việt Nam trong
xã hội hiện tại. Một phần quay về với những số phận con người trong và sau
chiến tranh như "Anh chỉ có mình em", "Bơng hoa rừng Sác", "Hà Nội 12
ngày đêm"... Phần khác là những người đàn bà trăn trở, vật lộn với cuộc sống
mưu sinh trong phim "Giải hạn", "Hải Nguyệt"; sự sao nhãng cuộc sống bản
thân, gia đình và xã hội để lao vào một kiếp đời phù du của những cô gái nhảy
đáng thương trong phim "Gái nhảy"; là nhân vật Dần, một điển hình cho
người phụ nữ chịu thương, chịu khó, đức hạnh và dịu dàng trong phim "Áo
lụa Hà Đơng"...
Bên cạnh ngành điện ảnh, phụ nữ Việt Nam cịn là lực lượng diễn viên
chủ lực trên các sàn diễn kịch trường, hát dân ca, hát chèo, hát bội (hát tuồng)
và hát cải lương.

Sân khấu ca kịch truyền thống Việt Nam vốn có một đặc điểm là
thường lấy các nhận vật nữ làm trung tâm, đặc biệt là những thân phận bị chế
độ cũ vùi dập, phải trải qua nhiều đau đớn, mất mát, nhưng vẫn giữ được
những phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Sân khấu dân tộc đã xây dựng
được nhiều hình tượng nhân vật nữ mang tính điển hình như Thị Kính trong
Quan Âm Thị Kính, Xúy Vân trong Kim Nham, nàng Ba Châu Long trong


12
Lưu Bình Dương Lễ, Thoại Khanh trong Thoại Khanh, Châu Tuấn và cịn
nhiều vai nữa. Trong đó, một nhân vật tài sắc với cuộc đời đầy sóng gió là
nàng Kiều, lẽ dĩ nhiên, là một nguyên mẫu hấp dẫn cho nghệ thuật sân khấu.
1.2. Hình tượng người phụ nữ trong âm nhạc
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, hình ảnh
đẹp đẽ, rực rỡ của người phụ nữ Việt Nam là biểu tượng của niềm tin, tình
u và sự thủy chung, là tượng đài vơ song, vĩnh cửu trong lòng mỗi người
dân đất Việt. Ở thế kỷ XX, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn lao cho
hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Cùng với các loại hình nghệ
thuật khác, âm nhạc cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc tôn vinh
những giá trị, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ thường được nhắc đến với đức
tính: chung thủy, nhân hậu, kính mẹ, thương cha, thương chồng yêu con, thì ở
chế độ mới, trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, họ lại gánh trên vai một
trọng trách nữa, đó là góp sức chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Có thể bắt gặp họ
với những cơng việc lao động sản xuất nơi hậu phương thông qua các ca
khúc: Ngày mùa (Văn Cao), Lên ngàn (Hoàng Việt), Đường cày đảm đang
(An Chung), Đóng nhanh lúa tốt (Lê Lơi – Huyền Tâm), Những cơ gái quan
họ (Phó Đức Phương), Người Châu Yên em bắn máy bay (Trọng Loan)…
Nhiều chị em cịn trực tiếp đóng góp sức mình trên tuyến lửa, việc làm đó
được thể hiện trong: Cơ gái Sài Gịn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ), Chào em cô gái

Lam Hồng (Ánh Dương), Cô gái mở đường (Xuân Giao), Đường Trường Sơn
xe anh qua (Văn Dung), Những cánh chim Hồng Gấm (Nguyễn Đức Tồn)…
Dù là người bình thường hay khi trở thành người anh hùng thì phẩm chất vốn
có của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn bộc lộ trong cuộc sống gia đình với
chức năng làm mẹ, làm vợ. Có thể bắt gặp hình ảnh ấy trong ca khúc Mẹ yêu


13
con (Nguyễn Văn Tý), Lời ru trên nương (Trần Hoàn – Nguyễn Khoa Điềm),
Áo mùa đông (Đỗ Nhuận), Khâu áo gửi người chiến sỹ (Nguyễn Đức Toàn)…
Trong ca khúc viết về người phụ nữ, mỗi nhạc sỹ đều có những tìm tịi,
sáng tạo riêng để xây dựng hình tượng âm nhạc sao cho phù hợp với nội dung
cần phản ánh. Tuy mỗi ca khúc khai thác một khía cạnh, nhưng tất cả đều
chung một mục đích là làm nổi bật lên phẩm chất cao quý của người phụ nữ
Việt Nam trong thời đại mới: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Nhìn
chung, có thể nhận thấy các nhạc sỹ đã xây dựng được hình tượng người phụ
nữ ở hai mảng chủ yếu: trong chiến đấu, lao động sản xuất và người mẹ,
người vợ, người yêu nơi hậu phương.
Ca khúc viết về người phụ nữ trong chiến đấu và lao động được khắc
họa một cách chân thực, xúc động. Trong số hàng vạn tên tuổi đã hy sinh cho
đất nước, Võ Thị Sáu được xem như tấm gương điển hình cho tinh thần dũng
cảm, sự hy sinh bất khuất, gan dạ phi thường của người phụ nữ Việt Nam.
Với lòng kính trọng về tấm gương hy sinh cao đẹp đó, bằng cảm xúc chân
thành và sự rung động sâu sắc, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã hoàn thiện ca
khúc Biết ơn Võ Thị Sáu vào năm 1958. Ông đã chọn hình ảnh hoa lê ki ma
để khắc họa chân dung người chiến sĩ cách mạng. Hình ảnh đó tốt lên cái
thần thái vừa gần gũi, thanh tao vừa ung dung tự tin, hiên ngang bất khuất của
người nữ anh hùng.
Người phụ nữ trong chiến đấu được khắc họa vào ca khúc không phải
lúc nào cũng là người thật, việc thật, bởi trong chiến tranh có nhiều tấm

gương anh hùng đã xả thân vì đất nước mà chúng ta khơng biết mặt, biết tên.
Họ là những người mẹ miền Nam, tay không bắt giặc (Thuận Yến). Người mẹ
ấy chỉ mong một cuộc sống yên lành, bình dị: “Gieo lúa trồng khoai, ngày qua
ngày gặt hái nuôi con, nhưng chẳng được ăn, thù giặc Mỹ, bát cơm ăn còn


14
thắm máu đào, cả miền Nam lịng đau dạ xót”. Trước sự áp bức, kìm kẹp, mẹ
đã “khơng thể ngồi yên, nhìn quân thù tàn phá quê hương, mẹ đã đứng lên
giành lấy chính quyền, vũ khí mang theo là khối căm hờn, với tình yêu quê
hương đất nước”. Và với ý chí kiên cường, lịng căm thù giặc sâu sắc, tinh
thần quật khởi, người mẹ miền Nam chỉ có tay không đã chiến thắng kẻ thù.
Gương người phụ nữ anh dũng chiến đấu còn bắt gặp ở ca khúc Người
con gái sơng La (Dỗn Nho – Phương Thúy). Người nữ dân quân đang ngày
đêm bám sát trận địa để “đếm hàng loạt bom rơi, mặc cho bom nổ bên tai, em
vẫn đứng giữa trời”, để khơi thông cho những tuyến đường giao thơng huyết
mạch. Có thể nơi đây là một ca khúc thành công trong việc khắc họa về hình
tượng của người phụ nữ Việt Nam. Những âm hưởng của chất liệu ví dặm
Nghệ Tĩnh, đường nét giai điệu mượt mà đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn
và hình dáng của “người con gái sơng La, đơi mắt trong tựa ngọc, đôi giọt
nước sông La, trong như trời quê ta”, nhưng rất đỗi gan dạ, kiên cường.
Người con gái đó chính là biểu tượng sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất,
lòng quả cảm cho sự trường tồn vĩnh cửu và tương lai rạng ngời của đất nước.
Trong ca khúc Cơ gái Sài gịn đi tải đạn, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã khắc
họa chân dung những cô gái thanh niên xung phong vừa vui tươi hồn nhiên,
vừa gần gũi, bình dị. Mở đầu bài hát là nét giai điệu sinh động, rộn ràng tươi
vui mang âm hưởng của điệu thức 5 âm trong âm nhạc dân gian, miêu tả được
khung cảnh thiên nhiên thơ mộng: “chim kêu ven rừng suối gọi, hoa mai vàng
chen lá ngụy trang”. Cùng với đó là hình ảnh của người con gái Sài Gịn đi tải
đạn, một cơng việc hết sức nặng nề, vất vả khó nhọc đối với những cơ gái

mảnh mai: “ta lên đường nặng trĩu hai vai” và mặc dù “sương đêm ướt đầm
nón vải”, chị em vẫn “lên đường theo giải phóng quân”. Thiên nhiên và con
người hịa quyện để từ đó tốt lên sự hồn nhiên, yêu đời và tinh thần lạc quan
không sợ gian khổ, khó khăn. Trên suốt chặng đường vận chuyển, dù “đường


15
dài sức nặng càng tăng”, nhưng chị em vẫn hồn nhiên, yêu đời, vẫn coi quả
pháo như đứa trẻ, để suốt đêm dài bế trên vai. Dù bom rơi, dù bao bốt đồn, chị
em vẫn có một niềm tin bất diệt vào “chiến thắng đang chờ ta”.
Trong khí thế sục sôi của cách mạng, hàng triệu phụ nữ Việt Nam đã
hịa mình vào cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ Bắc chí Nam, từ
miền xi lên miền ngược, từ đồng bằng đến miền núi, đâu đâu cũng rộ lên
phong trào đánh Mỹ cứu nước. Trong giai đoạn này, mảng đề tài phản ánh về
cuộc sống chiến đấu của người phụ nữ Tây Nguyên còn khá mới mẻ trong ca
khúc Việt Nam. Cơ gái vót chơng (Hồng Hiệp – Môlôyclavi) là một trong số
các bài hát tiêu biểu về đề tài này. Với âm hưởng của âm nhạc dân gian Tây
Nguyên, nhạc sĩ đã khắc họa một hình tượng âm nhạc vui tươi, rộn rã, miêu tả
các cô gái Tây Nguyên với tâm hồn lạc quan, yêu đời và tinh thần sục sơi,
cháy bỏng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng: “như bao cô gái ở trên non, cô gái
sông La đầu búi tóc thon, tay vót chơng miệng hát không nghỉ”, hay sự tự tin,
yêu đời: “ai nhanh tay vót bằng tay em, chim hót khơng hay bằng tiếng hát
em”. Hình tượng âm nhạc và lời ca đã tạo cho người nghe cảm nhận được
thêm hình ảnh về tương lai của đất nước hịa bình trong khơng gian bừng
sáng: “mai đây giặc chạy rồi, tre làng ta làm nhà, làm chòi cao”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, hưởng ứng phong trào thanh niên ba sẵn
sàng, phụ nữ ba đảm đang, ngồi việc tham gia trực tiếp chiến đấu, phụ nữ
cịn đảm đương những công việc lao động nặng nhọc nơi hậu phương. Đường
cày đảm đang (An Chung) là ca khúc tiêu biểu và khá thành công trong mảng
đề tài này. Bằng những cảm nhận tinh tế, nhạc sĩ đã khắc họa hình ảnh người

con gái của vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ dung dị, hồn nhiên, chất phác
nhưng ẩn chứa trong đó là vẻ đẹp của một tâm hồn cao quý, nồng ấm tình
người. Để âm nhạc phù hợp với việc miêu tả người phụ nữ, nhạc sĩ đã khai
thác âm hưởng và âm hình tiết tấu của làn điệu chèo, kết hợp với các âm


16
luyến láy…tạo nên tính chất âm nhạc vừa vui tươi, rộn rang, vừa sinh động,
nhẹ nhàng, tha thiết. Nội dung lời ca giản dị như lời tâm sự của người phụ nữ
hậu phương gửi tới người chồng, người yêu nơi tiền tuyến: “từ ngày anh đi
việc đồng em giỏi giang, ruộng cấy chăng dây, cấy lúa thẳng hàng, đào đắp
mương dẫn nước quanh làng”. Công việc đồng áng vất vả nặng nhọc là thế,
nhưng ấp ủ trong lòng các chị là niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi ngày
mai: “giặc tan anh về, đón anh thăm đường cày”.
Cùng tuyến đề tài này, năm 1966 nhạc sĩ Phó Đức Phương viết Những
cô gái quan họ. Ca khúc cho người nghe thấy được hình ảnh người con gái
vùng Kinh Bắc vừa dịu dàng, dun dáng như cơ Tấm trong cổ tích, vừa xinh
đẹp đảm đang việc nước, việc nhà. Cuộc sống của họ trong chiến tranh càng
bận rộn hơn, năng động hơn với bao lo toan vất vả, với bao nắng mưa nhọc
nhằn, nhưng nét tươi duyên của người con gái không hề phôi phai. Cuối cùng
phẩm chất cao quý nhất của người con gái Kinh Bắc một lần nữa được khẳng
định “giặc đến giặc không đường về, lúa xanh mùa về vẫn tươi xanh”.
Bên cạnh những ca khúc ngợi ca người phụ nữ trong chiến đấu và trong
lao động sản xuất, nhiều tác phẩm còn miêu tả về người mẹ, người vợ, người
yêu nơi hậu phương, làm hoàn thiện và rạng rỡ hơn hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam. Mảng đề tài này phải kể đến những ca khúc về người mẹ Việt Nam
vừa chu toàn việc nước, vừa đảm đang việc nhà, là chỗ dựa tinh thần cho
những người con thân yêu yên tâm ra mặt trận.
Tấm lòng bao dung nhân hậu ấy còn bắt gặp ở những bà mẹ tuy không
trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng cũng bám sát trận địa để thức thâu đêm

vá áo cho những chiến sĩ. Với tính chất âm nhạc nhẹ nhàng tha thiết, ca khúc
Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa (Nguyễn Văn Tý) đã tốt lên hình ảnh một
tấm áo từng theo người chiến sĩ trên khắp các nẻo đường chiến trận. Tấm áo


17
ấy là một vật vô giá, được người chiến sĩ nâng niu, trân trọng “bấy lâu nay
con thường vẫn mặc”. Tấm áo chứa chất bao tình cảm thân thương về người
mẹ, đó là sợi dây nối tình cảm người mẹ với người chiến sĩ ngày một gắn bó
keo sơn. Hình ảnh của các mẹ thức thâu đêm vá áo chân thực và gây xúc động
mạnh đến mức “chúng con ra đi đã mấy chiến trường” vẫn “mang theo cả tình
thương của mẹ”. Tình thương ấy đã tiếp thêm sức mạnh, nâng bước chân
những chiến sĩ trên đường ra mặt trận, tình thương yêu ấy đã trở nên thắm
thiết để sẻ chia trong những lúc khó khăn và chung vui trong niềm hy vọng
vào ngày mai tươi sáng của đất nước: “mọi gian lao mẹ con ta san sẻ, nhắm
chân trời rạng rỡ ánh dương”.
Cùng tuyến đề tài về tình mẫu tử cịn có các ca khúc như Địu con đi
nhà trẻ (Đào Ngọc Dung), Lời ru trên nương (Trần Hoàn – Nguyễn Khoa
Điềm), Từ trên đỉnh núi (Nguyên Nhung)…
Trong đời sống người phụ nữ, ngồi tình mẫu tử, ta cịn thấy một tình
cảm cao đẹp, tự nhiên và đáng trân trọng, đó là tình u lứa đơi. Trong hồn
cảnh đất nước có chiến tranh, tình u của người phụ nữ càng thêm thắm thiết
và cao đẹp lạ thường.
Đề tài về tình u đơi lứa trong âm nhạc Việt Nam chiếm số lượng khá
phong phú, có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu: Tình em (Huy Du – Ngọc
Sơn), Sợi nhớ sợi thương (Phan Huỳnh Điểu - Thúy Bắc), Em ở nơi đâu
(Phan Nhân), Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Hồng Hiệp – Phạm Tiến
Duật), Tình ca (Hồng Việt), Nhớ (Lê Yên – Thanh Hải)…
Một trong những ca khúc viết về đề tài này đã để lại dấu ấn tốt đẹp
trong người nghe và trở thành bài ca đi cùng năm tháng, đó là Tình em. Vào

đầu bài hát, hình tượng âm nhạc kết hợp với lời ca bằng lối so sánh ví von đã
tốt lên hình ảnh về một mối tình lãng mạn, xúc động, tràn đầy tinh thần lạc


18
quan: “khi chiếc lá xa cành, lá khơng cịn màu xanh, mà sao em xa anh, đời
vẫn xanh rời rợi”. Nét giai điệu uyển chuyển, trữ tình, mềm mại kết hợp với
lời ca trong sáng như lối kể chuyện, đồng thời cũng như một câu hỏi; tiếp đó
là câu trả lời mộc mạc nhưng triết lý: “có gì đâu em ơi, tình yêu là sự sống”.
Cái triết lý tưởng như đơn giản ấy lại hàm chứa một niềm tin lạc quan, tin
tưởng “nên nắng hửng trong lòng, nhịp đời căng máu nóng”. Cịn có mối tình
nào đẹp hơn khi mà “anh đi xa bao núi, tình em như khe suối, lưu luyến và
nhớ thương, chảy theo anh khắp rừng”. Tình yêu ấy càng đằm thắm hơn, nồng
cháy hơn “anh đi xa càng xa, tình em như cỏ hoa, lưu luyến và thiết tha”, để
rồi dù anh có đi bao tháng ngày, thì em vẫn như sơng dài.
Một ca khúc khác cũng rất xúc động, chân thực khi nói về tình yêu,
nhưng không phải của riêng cá nhân ai, của một con người cụ thể nào. Sợi
nhớ sợi thương miêu tả về cảnh của Trường Sơn, nơi cuộc chiến đấu ác liệt
đang xảy ra cùng với thời tiết khắc nghiệt của nắng lửa, mưa rừng “Trường
Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bên nắng đốt, bên mưa qy”. Chính trong hồn
cảnh đó đã nảy sinh một tình yêu mãnh liệt. Tình yêu ấy khao khát và nồng
cháy đến mức “em dang tay, em xịe tay chẳng thể nào mà che anh được”.
Tình u ngày càng cháy bỏng hơn như được rút ra từ “sợi nhớ, sợi thương”
của chính tấm lịng mình để “nghiêng sườn Đơng mà che mưa anh, nghiêng
sườn Tây xịe bóng mát”. Cuối cùng tình yêu đã được dồn nén để rồi “rợp trời
thương ấy mấy màu xanh suốt, mà em nghiêng hết ấy mấy về bên anh”.
Cũng viết về đề tài tình u trên núi rừng Trường Sơn, Trường sơn
Đơng, Trường Sơn Tây miêu tả về một tình yêu đậm chất thơ. Họ cùng nhau
sống chiến đấu trên dãy Trường Sơn nhưng “hai đứa ở hai đầu xa thẳm”. Tình
yêu ấy cũng thật lãng mạn với những nỗi nhớ dâng đầy trong lịng nhưng vì

vận mệnh chung của đất nước, của dân tộc nên hai người tạm gạt bỏ nỗi niềm
riêng tư để vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống. Chính tình u


19
ấy chắp cánh, nâng bước, hun đúc thêm tinh thần yêu nước và ngọn lửa nhiệt
tình cách mạng cho tuổi trẻ.
Qua các ca khúc viết về người phụ nữ, ta thấy mỗi nhạc sĩ đều có
những bút pháp sáng tác, ngơn ngữ âm nhạc riêng, nhưng đều hướng tới mục
đích duy nhất đó là tơ đẹp thêm cho phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt
Nam. Bằng nhiều phương pháp diễn đạt trong nội dung lời ca, kết hợp với sự
sáng tạo trong việc vận dụng các chất liệu âm nhạc khác nhau, đặc biệt là âm
hưởng của âm nhạc dân gian các vùng quê, các dân tộc, các nhạc sĩ đã tạo
dựng nên sự phong phú đa dạng về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong
nền âm nhạc Việt Nam.


20
Chương 2
MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NHẠC SĨ
NGUYỄN VĂN TÝ VIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
2.1. Thân thế sự nghiệp và các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
2.1.1. Thân thế sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê
gốc ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cịn q hiện giờ
ở Vĩnh Phúc. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông
là "trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thành thạo cả hát văn,
hát chèo và hát ả đào", sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở
Nghệ An. Thuở bé, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được
một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh

hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một
cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ở đó ơng
được học nhạc lý cơ bản và nhất là nâng cao trình độ hòa thanh, hát bè.
Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh
dạy chơi đàn guitar Hawaii.
Từ năm 1944, ơng đi hát trong phịng trà ở Vinh kiếm sống. Năm 1945,
Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn
kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Theo lời của Nguyễn
Văn Tý, ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là Trưởng phịng Thơng tin
tun truyền huyện Thanh Chương, nhưng ông coi tác phẩm đầu tay của mình
là bài Ai xây chiến lũy được viết 1949.
Năm 1948, Nguyễn Văn Tý ở đồn văn hóa tiền tuyến thuộc Qn huấn
cục. Sau đó, từ năm 1950, ơng nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đồn Văn cơng


21
của Sư đoàn 304 và làm trưởng đoàn. Bản Dư âm nổi tiếng được ông sáng tác
khoảng 1950 sau một lần về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, Dư
âm viết về cơ em gái của người bạn đó. Cũng vì bản nhạc này ơng bị đơn vị
đưa ra kiểm điểm vì đã sáng tác một bài hát quá ủy mị, khơng hợp với thời kỳ
đó. Tuy nhiên, bài hát Dư âm sau này lại rất nổi tiếng và được hát nhiều tại
miền Nam. Ngồi ra ơng cịn sáng tác bài Mùa hoa nở, Pha màu luống cày...
Đến 1951, Nguyễn Văn Tý giải ngũ và chuyển về công tác ở Chi hội
Văn nghệ Liên khu IV. Năm 1953, ông u rồi lập gia đình với một cơ gái rất
đẹp. Bà sống với ông một năm, sinh hạ một con gái thì qua đời. Bảy năm sau,
ơng kết hơn với bà Nguyễn Thị Bạch Lê, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn
Thương, cũng có với ơng một người con gái. Thời gian này ông sáng tác
những bài như Vượt trùng dương (1952), Tiếng hát Dôi-a (1953) và đặc biệt
là ca khúc nổi tiếng Mẹ yêu con (1956). Ba năm sau, cha ông mất.
Cuối năm 1957, Nguyễn Văn Tý cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ

Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc sĩ Việt
Nam. Sau đó, khi đang là ủy viên chấp hành khóa đầu tiên của hội thì báo
Nhân Văn ra đời, xảy ra vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, theo lời khuyên của Lưu
Hữu Phước, Nguyễn Văn Tý đi tránh và nghiên cứu dân ca. Đầu 1961, ông
được biệt phái về Hưng Yên. Thời gian này, Nguyễn Văn Tý đã viết một số
ca khúc như Chim hót trên đồng đay (1963), Dịng nước q hương
(1963), Tiễn anh lên đường (1964), Múa hát mừng chiến công (1966)...
Năm 1967, ông quay về công tác tại Hội nhạc sĩ Việt Nam và tiếp tục
viết nhiều bài hát được phổ biến rộng rãi. Sau năm 1975, ông chuyển về Viện
nghiên cứu âm nhạc, Bộ Văn hóa, cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
khoảng thập niên 1990 ông vẫn sáng tác đều, khoảng hơn 20 bài, nhưng
không có ca khúc nào nổi tiếng. Đầu năm 2006, một đêm diễn mang tên Dư


22
âm thuộc chương trình Con đường âm nhạc được tổ chức để vinh danh
Nguyễn Văn Tý.
Năm 2006, ông viết trường ca “Mười bông hoa trinh liệt giữa Ngã ba
Đồng Lộc” thơ Bùi Mạnh Hảo. Phóng sự CA TPHCM, trường ca này đã được
ban VH-VN báo SGGP bình chọn là 1 trong 10 sự kiện ấn tượng nhất năm
2006 trên SGGP Xuân Đinh Hợi.
Năm 2009, mừng thượng thọ 86 tuổi, ông đã có nhã ý tặng người hâm
mộ gần xa clip Nguyễn Văn Tý sự nghiệp và âm nhạc
Đến nay nhạc sĩ đã 91 tuổi, hiện đang sống tại nhà riêng trong một con
ngõ nhỏ trên đường Trần Khắc Chân, phường Tân Định, quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh.
2.1.2. Sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Nguyễn Văn Tý sáng tác được khá nhiều bài hát, những sáng tác của
ông lại được đông đảo công chúng mến mộ như Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng
đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng,

Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh,
Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cơ ni dạy trẻ...
Dư âm có thể coi là ca khúc tiền chiến duy nhất của ông. Ca khúc tuy
không được phổ biến ở miền Bắc trong những năm chiến tranh nhưng lại
được biểu diễn nhiều ở miền Nam trước năm 1975. Về sau ca khúc được lưu
hành rộng rãi, trở thành một trong những bản tình ca được nhiều cơng chúng
u thích. Sau này ơng có viết thêm bài "Dư âm 2" mang tên Một ánh sao
trời (1988).
Nguyễn Văn Tý là một trong những nhạc sĩ nhạc đỏ thành công với chất
liệu dân ca. Những sáng tác của ông được chắt chiu và nghiền ngẫm qua
những chuyến đi thực tế trong thời gian dài, nhiều sáng tác đã sử dụng khéo


23
léo chất liệu dân ca của nhiều vùng miền (Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh,
Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con...). Một đề tài quen thuộc trong nhiều sáng
tác của ông là phụ nữ với những ca khúc như Bài ca phụ nữ Việt Nam, Mẹ yêu
con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa... Nguyễn Văn Tý cũng là một nhạc sĩ có
nhiều sáng tác "ngành ca": Em đi làm tín dụng, Anh đi tìm tơm trên biển cả,
Chim hót trên cánh đồng đay, Cơ đi ni dạy trẻ, Bài ca năm tấn.
Ngồi ra ơng cịn viết một số ca khúc thiếu nhi như Tôi là gà trống, Gà
mái mơ, Út cưng... Ơng cịn viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số
vở chèo: Đảo nổi, Sơng Hồng (1967), Nguyễn Viết Xn (1968).
Ơng đã xuất bản các tác phẩm: Những dư âm còn lại, video,
(VAFACO, 1993), Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Văn Tý, NXB Âm nhạc, Hội
nhạc sĩ Việt Nam 1995; Băng chân dung và tác phẩm của Đài truyền hình TP.
Hồ Chí Minh.
Giải thưởng
Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật cho các tác phẩm: Mẹ yêu con, Vượt trùng dương, Bài ca năm tấn, Tấm

áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng
đứng Bến Tre. Trong cuộc đời hoạt động của mình, ơng cịn giành được một
số giải thưởng như:
 Giải

nhì (khơng có giải nhất) của Hội văn nghệ Việt Nam cho bài Vượt

trùng dương
 Giải

nhất Cuộc thi vận động sáng tác về đề tài phụ nữ với bài Tiễn anh

lên đường (1964)
 Giải

tấn (1967)

nhất sáng tác về đề tài nông nghiệp với ca khúc Bài ca năm


24
 Giải

Ngân hàng với bài Em đi làm tín dụng.

Tác phẩm chính
1949

Ai xây chiến lũy


1970

Bài ca phụ nữ Việt Nam

1950

Dư âm

1971

Em đi làm tín dụng

1952

Vượt trùng dương

1973

Tấm áo chiến sĩ mẹ vá
năm xưa

1956

Mẹ u con

1974

Một khúc tâm tình
người Hà Tĩnh


1963

Dịng nước quê hương

1976

Người đi xây hồ Kẻ Gỗ

1963

Chim hót trên đồng đay

1980

Cô đi nuôi dạy trẻ

1964

Tiễn anh lên đường

1980

Dáng đứng Bến Tre

1966

Mừng hát chiến công

1999


Ru người trăm năm

1967

Bài ca năm tấn

2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết về
người phụ nữ Việt Nam
Hình tượng của người phụ nữ luôn luôn thăng trầm theo điều kiện lịch
sử của xã hội. Khi ở thời kỳ tiền chiến thì hình ảnh của họ ln thơ mộng,
lãng mạn quyến rũ, khi bắt đầu thời kỳ kháng chiến thì họ trở thành những
biểu tượng của người phụ nữ với tám chữ vàng: “Anh hùng - bất khuất - trung
hậu - đảm đang” như Bác Hồ đã tặng. Đến giai đoạn giải phóng, người phụ nữ
Việt Nam vẫn ln là biểu tượng trong xây dựng, trong nông nghiệp, lao động
sản xuất và các đề tài lao động khác nhau thì ln ln có hình ảnh của người
phụ nữ Việt Nam. Vậy nên hình tượng người phụ nữ Việt Nam khơng bao giờ
tách khỏi sự phát triển thăng trầm của đất nước cũng như sự phát triển âm


25
nhạc của Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam gần như được tơn vinh một cách
hồn hảo, và các nhạc sĩ Việt Nam đã rất tài ba trong việc đưa hình ảnh của
người phụ nữ Việt Nam làm biểu tượng bằng chất liệu dân gian của vùng
miền để phác họa lên hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với tình yêu
thương con người trong cuộc sống, tình yêu gia đình, tình u q hương đất
nước và đơi khi là tình u lứa đơi. Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam
luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà sáng tác trong thi ca nhạc họa và
nhất là trong âm nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý chia sẻ rằng, với ông phụ nữ bao giờ cũng là
những người đẹp. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác rất nhiều ca khúc về phụ

nữ, điển hình như: Tiễn anh lên đường (1964), Bài ca năm tấn (1967), Cô
nuôi dạy trẻ (1980), Bài ca phụ nữ Việt Nam (1970), Tấm áo chiến sĩ mẹ vá
năm xưa (1973), Dáng đứng Bến tre (1981), v.v… Vì thế khơng hổ danh ơng
được đồng nghiệp phong cho danh hiệu Nhạc sĩ “chuyên trị phụ nữ”.
Nhạc sĩ đã có những khám phá và tìm tịi mới cũng như cách tiếp cận mới
và điều này thể hiện rõ qua một số ca khúc của ông viết về đề tài người phụ nữ.
2.2.1. Hình tượng người mẹ
2.2.1.1. Ca khúc “Mẹ u con”
Hình ảnh người mẹ ln là nguồn cảm hứng sáng tác của bao thế hệ
nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ... Bằng ngôn ngữ riêng của từng loại hình nghệ thuật,
hình ảnh người mẹ được khắc họa, ngợi ca dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong âm nhạc, hình ảnh người mẹ khơng chỉ được thể hiện qua giai điệu
ngọt ngào, thiết tha, êm đềm, sâu lắng, trữ tình mà cịn được khắc họa qua ca
từ đã được các tác giả gọt giũa, chắt lọc.
Năm 1956, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được đi học lớp kế tốn tài
vụ xa nhà ngót nửa năm. Ơng ở nhà, chuyển sang công tác ở Ban Nhạc vũ –


×