Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khai thác giá trị hò quảng bình trong hoạt động du lịch hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 104 trang )

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
-----------------------------------------

HỒNG THỊ THỦY MAI

KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỊ QUẢNG BÌNH
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý Âm nhạc
Mã số:…………

KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN CẦN

Hà Nội - 2014


3

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật cùng tất cả
các thầy giáo, cơ giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong học tập cũng
như nghiên cứu suốt thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên PGS.TS Nguyễn Văn
Cần người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.


Và em cũng rất cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ và chuyên viên tại Sở Văn
hóa - Thể thao và Du lịch đã dành thời gian quý báu để trả lời, tìm kiếm và
cung cấp tư liệu, tư vấn, giúp đỡ em hồn thiện khóa luận này. Tuy có nhiều
thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của khoa, thầy giao cùng tất cả các
bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Hoàng Thị Thủy Mai


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 10
6. Bố cục .............................................................................................................. 8
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỊ QUẢNG BÌNH HIỆN NAY ................... 9
1.1. Thiên Nhiên - Lịch sử - Văn hóa tỉnh Quảng Bình ................................. 9
1.1.1. Điều kiện thiên nhiên ................................................................................ 9
1.1.2. Lịch sử - Văn hóa ................................................................................... 12
1.2. Các làn điệu hị Quảng Bình ................................................................... 18
1.2.1. Sự hình thành và phát triển .................................................................... 18
1.2.2. Đặc trưng về chất liệu và ca từ................................................................ 20
1.2.3. Các giá trị của hị Quảng Bình ................................................................ 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỊ QUẢNG BÌNH
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ............................................................... 44
2.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Quảng Bình..................... 46
2.1.1. Tiềm năng ................................................................................................ 46
2.1.2. Thực trạng phát triển ............................................................................... 51
2.2. Tổ chức khai thác giá trị hị Quảng Bình trong hoạt động du lịch ..... 58
2.2.1. Hoạt động hội diễn về hị Quảng Bình.................................................... 61


5

2.2.2. Hoạt động câu lạc bộ hị Quảng Bình ..................................................... 67
CHƯƠNG 3 NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỊ
QUẢNG BÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ..................................... 70
3.1. Nhận xét .................................................................................................... 70
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác giá trị hị Quảng Bình trong
hoạt động du lịch ............................................................................................. 71
3.2.1. Phương hướng ......................................................................................... 71
3.2.2. Giải pháp ................................................................................................. 77
3.2.2.1. Sưu tầm, khai thác và bảo tồn hị Quảng Bình .................................... 75
3.2.2.2. Dàn dựng tổ chức biểu diễn các làn điệu hò. ....................................... 79
3.2.2.3. Tăng cường quảng bá giá trị của hị Quảng Bình trong hoạt động du
lịch ..................................................................................................................... 81
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 90


6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLB

Câu lạc bộ

DVTN

Đoàn viên thanh niên

QHCT

Quy hoạch cơng trình

THCS

Trung học cơ sở

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XDTH

Xây dựng tổng hợp



7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nền nghệ thuật dân tộc phong phú về nội
dung phản ánh tâm hồn, tình cảm, cốt cách con người; đa dạng về loại hình
như âm nhạc, sân khấu, nhất là các thể loại dân ca. Đó là thứ tài nguyên quý
tiềm tàng trong nhân dân, được trao truyền thừ thế hệ này sang thế hệ khác
làm nên bản sắc dân tộc của nền nghệ thuật Việt Nam, trong đó có một số loại
hình nghệ thuật đã được thế giới vinh danh là Di sản văn hóa của nhân loại
cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển như: Quan họ Bắc Ninh, hát Ca Trù
người Việt, hát Xoan - Phú Thọ...rồi đây là một số loại hình khác như hát
Xẩm người Việt, Ví dặm - Nghệ Tĩnh...sẽ nữa tiếp tục được vinh danh.
Quảng Bình, một tỉnh miền Trung của Việt Nam, có vị trí địa lý - chính
trị đặc thù, là một vùng đất mang đậm dấu ấn giao thoa, tiếp biến văn hóa. Đó
là sự giao thoa, tiếp biến giữa Văn hóa Đại Việt với Văn hóa Chăm Pa ( sau
thế kỷ X); giữa văn hóa Đàng Ngồi với Văn hóa Đàng Trong, giữa văn hóa
Thăng Long với văn hóa Phú Xuân. Bên cạnh sự tồn tại lâu đời của văn hóa
bản địa (văn hóa Bàu Tró) trong lịch sử là sự đan xen, giao thoa và hỗn dung
văn hóa đó đã làm cho văn hóa Quảng Bình trở nên phong phú với các giá trị
văn hóa, văn nghệ truyền thống được giữ gìn, trao truyền, phát triển từ lâu đời
cho đến hôm nay như các điệu hò, điệu lý, dân ca của cộng đồng người kinh,
người Bru - Vân Kiều và người Chứt. Trong các loại hình nghệ thuật truyền
thống của Quảng Bình, khơng thể khơng nói đến các làn điệu hị và trong đó
đặc sắc nhất là hò Khoan Lệ Thủy.
Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của văn hóa người
Quảng Bình, được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay và là đặc



8

trưng nghệ thuật riêng có của người miền Trung. Đặc biệt hị đã thu hút rất
đơng đảo du khách du lịch trong và ngoài nước thưởng thức.
Là sinh viên đang học chuyên ngành âm nhạc, khoa Quản lý Văn hóa Nghệ thuật, được sinh ra trên mảnh đất Quảng Bình với mong muốn bản thân
củng cố được những kiến thức đã học và đồng thời muốn giới thiệu những giá
trị độc đáo đặc trưng của làn điệu hò đến với mọi người và đặc biệt là tới các
du khách tham quan du lịch. Và đây cũng là lý do em chọn đề tài “ Khai thác
giá trị hị Quảng Bình trong hoạt động du lịch hiện nay”. Đặc biệt hơn nữa
là sau khi nghe qua Quảng Bình, nghe qua làn điệu hị Quảng Bình mong
muốn thầy cơ, cùng bạn bè và tất cả mọi người hiểu hơn về thiên nhiên - văn
hóa - con người Quảng Bình và nếu có dịp mọi người hãy đến thăm Quảng
Bình với nhiều địa điểm hấp dẫn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm rõ giá trị độc đáo trong hị Quảng Bình và tổ chức khai
thác giá trị hị phục vụ phát triển du lịch. Để đạt được mục đích trên cần thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát toàn diện mạo về tỉnh Quảng Bình: điều kiện tự nhiên, văn
hóa con người, tiềm năng vốn có...
- Nêu lên được thực trạng và hình thức khai thác giá trị hị trong hoạt
động du lịch
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác giá trị hị
Quảng Bình trong hoạt động du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là: giá trị hị Quảng Bình, và phương pháp
khai thác giá trị hị Quảng Bình trong hoạt động du lịch Quảng Bình.


9


Phạm vi khơng gian: địa phương Quảng Bình
Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong thời gian gần đây, nhất là từ năm
2008 đến nay.
Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, cần khu biệt rõ các khái niệm liên
quan đến đề tài như: hò, hoạt động du lịch...
Hò là một loại hình dân ca, được diễn xướng trong cuộc sống lao động
thể hiện tâm tư, tình cảm của con người. Vì vậy mà nhiều điệu hị mang tên
chính ngay cơng việc.
Hoạt động du lịch: được hiểu là sự di chuyên và lưu trú qua đêm tạm
thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể nhằm mục đích phục hồi
sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận đã vận dụng một số phương pháp như: phương pháp
luận, liên ngành, điều tra điền dã, chụp ảnh thu thập tài liệu....Trong đó:
Phương pháp luận: dựa vào những quan điểm, triết học biện chứng lịch
sử để nghiên cứu các hiện tượng, văn hóa nghệ thuật trong cái động để khai
thác giá trị của hị, từ đó tổ chức việc khai thác nhằm bảo tồn và phát huy hị
Quảng Bình.
Liên ngành: địa lý học, văn hóa học, văn hóa dân gian, lịch sử học, toán
học, nghệ thuật học, thống kê...
Điều tra điền dã: quan sát, phỏng vấn các nghệ nhân, cán bộ văn
hóa...tại địa phương.
Chụp ảnh thu thập tài liệu: ảnh nghệ nhân, số liệu thống kê qua các
năm...


10

5. Đóng góp của đề tài
Lần đầu tiên có tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống các giá trị hị Quảng

Bình và khai thác giá trị đó trong hoạt động du lịch.
6. Bố cục
Ngoài mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hò tỉnh Quảng Bình hiện nay
Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị hị Quảng Bình trong hoạt
động du lịch.
Chương 3: Nhận xét và nâng cao hiệu quả khai thác giá trị hò
Quảng Bình trong hoạt động du lịch.


11

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỊ QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

1.1 Thiên Nhiên - Lịch sử - Văn hóa tỉnh Quảng Bình
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam,
có vị thế hẹp nhưng chiếm trọn một phần chiều dài đất nước. Lưng tựa vào
dãy Trường Sơn với biên giới Việt Lào, mặt hướng ra biển Đông, hai đầu án
ngữ con đường thông thương Nam Bắc. Từ lâu, đây là vùng có vị trí chiến
lược hết sức quan trọng trong q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Nằm ở vĩ độ từ 16055’12” đến 18005’12” Bắc và kinh độ 105036’55”
đến 106059’37” Đơng, là nơi hẹp nhất của Tổ quốc. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà
Tĩnh; phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Đơng giáp với bờ biển dài
116,04 km và có diện tích 20.000km2 thềm lục địa; phía Tây giáp Lào với
201km2 đường biên giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2, dân số
847,96 ngàn người.
Với địa hình hẹp và dốc từ phái Tây sang phía Đơng, đại bộ phận lãnh

thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp,
đất lúa ít, đất nông lâm xen kẽ và bị chia cắt bởi nhiều sơng suối có độ dóc
cao. Địa hình của tỉnh có sự khác biệt giữa các tiểu vùng; vùng núi cao nằm ở
dọc sườn Đơng Trường Sơn, vùng gị đồi và trung du tập trung chủ yếu ở các
huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, một phần của huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy và
thành phố Đồng Hới, vùng đồng bằng ven biển và vùng ven biển ở các huyện
Quảng Trạch, Bố Trạch. Sự phong phú và đa dạng địa hình của tỉnh Quảng
Bình là điều kiện để phát triển nền kinh tế theo hướng kết hợp giữa biển và


12

đất liền, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp như: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng có động Phong Nha được coi là “đệ nhất động”, Đá Nhảy...điều kiện để
phát triển các loại hình du lịch; khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, Bảo Ninh,
Hịn La có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và thiết lập cảng nước sâu.
Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và ln bị tác động chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng
của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa đơng tương đối lạnh ở
miền Bắc. Khí hậu Quảng Bình chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khơ và mùa
mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, chiếm 80% tổng
lượng mưa của cả năm nên thường gây ra lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa
trung bình hằng năm từ 2.000- 2.300mm/ năm. Thời gian mưa tập trung vào
các tháng 9,10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với mùa khô hanh nắng
gắt với gió Tây Nam khơ nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn
hán. Nhiệt độ trung bình tồn tỉnh là 24 - 250C tăng dần từ Bắc vào Nam,
giảm dần từ Đông sang Tây, tổng nhiệt độ hằng năm khoảng 8.600-8.7000C,
số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700-1.800 giờ/ năm. Nhìn chung
khí hậu Quảng Bình khơng q khắc nghiệt.
Quảng Bình có hệ thống sơng suối khá lớn với mật độ 0,8-1,1km/ km2.

Trên địa bàn tỉnh có 5 con sơng chính đổ ra biển Đơng đó là: sơng Rịon, sơng
Danh, sơng Lý Hịa, sơng Dinh và sông Nhật Lệ với tổng lưu vực 7.977km2,
chiều dài 343 km, lượng dòng chảy khá phong phú và thuộc vào lớn nhất ở
Việt Nam. Tuy nhiên, địa hình dốc, dịng chảy ngắn nên thường xảy ra lũ lụt
đột ngột, gây ngập úng nặng ở nhiều vùng. Tồn tỉnh có khoảng 160 hồ tự
nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Ngồi ra khu vực ven
biển cịn có trên 2.500 ha mặt nước ngọt, mặn, lợ có khả năng nuôi trồng thủy
sản với qui mô lớn. Nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tuy nhiên
phân bố không đều, độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng


13

mưa trong mùa. Thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông
và dồi dào. Đối với vùng trung du nước ngầm sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa
khơ. Chất lượng nước ở các vùng nhìn chung khá tốt, thích hợp cho dân cư và
sản xuất. Riêng đối với vùng đồng bằng ven biển thường bị nhiễm mặn do
thủy triều, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Tỉnh có bờ biển dài 116, 04 km ở phía đơng với 5 cửa sơng, trong đó có
hai cửa sơng lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hịn La, Vịnh Hịn La
có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo
che chắn: Hịn La, Hịn Cọ, Hịn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào
cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha)
thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.
Quảng Bình có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 2 vạn km2.
Ngồi khơi lại có các đảo Hịn La, Hịn Gió, Hịn Nồm, Hịn Cỏ, Hịn Chùa
nên đã hình thành các ngư trường với trữ lượng 10 vạn tấn hải sản các loại.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện
tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng có
khoảng 10 vạn tấn và phong phú về lồi (1650 lồi), trong đó có những loại

quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hơ. Phía bắc Quảng
Bình có bãi san hơ trắng với diện tích hàng chục ha. Đó là nguồn nguyên liệu
quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hơ. Điều
đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng biển.
Bên cạnh đó, Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc
Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều gen
quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học đó là vùng phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có 493 lồi, 67 lồi thú, 48 lồi bị sát, 297 lồi chim, 61 lồi
cá...có nhiều lồi q hiếm như : Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn,
Gà Lôi Lam đuôi trắng, Gà Lôi Lam mào đen, Trĩ...Về thực vật: với diện tích


14

rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851 ha, có
17.397 ha rừng thơng, diện tích khơng có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng
Bình đa dạng về giống lồi có 138 họ, 401 chi, 640 lồi khác nhau. Rừng có
nhiều loại gỗ q như: lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre và
lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao
trong tồn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 3 triệu m3.
Ngồi ra Quảng Bình cũng rất đa dạng về một số loại khoáng sản như:
vàng, sắt, titan, perit, chì, kẽm...và một số khống sản phi kim như cao lanh,
cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá agranit...Trong đó, đá vơi với cao lanh có
trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây
dựng với quy mô lớn. Và đặc biệt là có suối nước khống nóng 1050C.
1.1.2 Lịch sử - Văn hóa
Cũng như các giá trị khác, truyền thống văn hóa Quảng Bình được hình
thành dựa trên các yếu tố địa - văn hóa, xã hội của vùng đất như điều kiện địa
lý và môi trường tự nhiên, tác động của quá trình lao động sản xuất và kết cấu
kinh tế - xã hội.

Vùng đất Quảng Bình hơm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi cương
vực và tên gọi. Thời kỳ Hùng Vương, vùng đất Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường (một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc). Đầu thời Bắc thuộc,
Quảng Bình khi thuộc quận Cửu Chân, khi thuộc quận Nhật Nam. Thời
Chiêm Thành, Quảng Bình thuộc các Châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh. Thời
kỳ Lý Trần (TK XI- XV) Quảng Bình được gọi là Bố Chánh. Sau khi đoạt
ngơi, nhà Trần, nhà Hồ sáp nhập Quảng Trị vào Bố Chánh gọi là Tân Bình.
Đến thời lê Thánh Tơng, Tân Bình thuộc châu Thuận Hóa. Năm 1605,
Nguyễn Hồng đổi Bố Chánh thành phủ Quảng Bình. Năm 1786, sau khi
thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ đặt tên mới là Châu Thuận Lý. Năm 1831,


15

Minh Mạng đổi Châu Thuận Lý thành tỉnh Quảng Bình. Trước cách mạng
tháng Tám (1945), Quảng Bình có 2 phủ, 7 huyện; Phủ Quảng Ninh có 3
huyện là Phong Lộc, Phong Phú và Lệ Thủy; Phủ Bố Trạch và Tuyên Hóa.
Tỉnh lỵ đặt tại Đồng Hới. Đến cách mạng tháng Tám (1945), Quảng Bình có
2 phủ: Quảng Trạch, Quảng Ninh và 3 huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa.
Ba huyện này trực tiếp thuộc tỉnh chứ không nằm trong phủ như trước nữa.
Hiện nay Quảng Bình có 6 huyện và một thành phố, tỉnh lỵ đặt tại thành phố
Đồng Hới.
Từng là phiến diện của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, mảnh đất Quảng
Bình chứng kiến quá trình khai hoang lập làng mở nước về phương Nam của
nước Đại Việt, là ranh giới giao tranh thời Trịnh - Nguyễn, tuyến đầu của hậu
phương lớn của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam. Trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình thực sự là vùng đất chịu nhiều gian
khổ. Chính trong q trình chống giặc ngoại xâm, nhân dân Quảng Bình đã
đồn kết một lịng vượt qua bao thăng trầm dâu bể, với tinh thần vượt khó đã
hun đúc nên truyền thống yêu nước, yêu quê hương, không sợ hy sinh gian
khổ, kiên quyết đấu tranh để xây đắp cuộc sống của mình.

Quảng Bình cũng là vùng đất có truyền thống khoa bảng, hiếu học. Chỉ
tính từ triều Nguyễn trờ đi, trong 39 khoa thi Hội, cả nước lấy đỗ 271 tiến sỹ
thì Quảng Bình đã có 47 người đỗ đại khoa có 27 vị tiến sỹ, 19 phó bảng, 1
trạng nguyên. So với dân số thời bấy giờ thì có 509 dân tình, Quảng Bình có
một vị tiến sỹ. Đó là một tỉ lệ khoa bảng cao nhất nước thời bấy giờ. Từ
truyền thống học hành, khoa bảng ấy đã góp phần làm nên “Bát danh hương”tám làng q văn vật ở Quảng Bình, đó là: Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ,
Kim. Chỉ là một làng La Hà - Quảng Trạch, dưới triều Nguyễn đã có 7 người
đỗ đại khoa (6 tiến sỹ, 1 phó bảng), trong đó có người làm quan đến thượng
thư như Trần Văn Chuẩn, có người làm thái sư dạy vua như tiến sỹ Tạ Hàm;


16

chỉ một gia đình nhưng có đến 3 người làm quan có nhiều đóng góp cho đất
nước như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Thảo, Nguyễn Hữu Cảnh, dòng họ
Nguyễn Du (Lý Hịa) 5 đời khoa bảng. Ngồi ra cịn có những anh hùng hào
kiệt Dương Văn An, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Hàm Ninh, Trương Xán và đại
tướng Võ Nguyên Giáp...
Trước khi là một bộ phận máu thịt của Đại Việt, Quảng Bình đã có một
nền văn hóa cổ đại phát triển sớm. Đó là nền văn hóa bản địa Việt Thường có
sắc diện Á Nam tồn tại độc lập với các khu vực khác trong một giai đoạn dài
(trên dưới 2 vạn năm), đủ điều kiện để hình thành, ổn định sắc thái văn hóa
bản địa của mình trong điều kiện giao lưu, giao thoa về sau. Muộn hơn giai
đoạn này với những phát hiện của khoa học lịch sử, khu vực Bình Trị Thiên,
Nghệ Tĩnh nói chung và đất Quảng Bình nói riêng, khảo cổ học đã chứng
minh (bằng phương pháp so sánh, đối chiếu) các ảnh hưởng qua lại của các
hiện tượng văn hóa trong q trình giao lưu của người Việt cổ trên đất Quảng
Bình. Những hiện vật khảo cổ được tìm thấy ở các di chỉ Yên Lạc, Kim Bảng,
Đức Thị, khe Ve, khe Trăn, khe Toong, xóm Thẩm, hang Khái...gồm một số
hiện vật như hịn ghè, chày nghiền, những rìu, bơn cùng những mảnh gốm

trang trí với hoa văn màu đỏ...nét đặc trưng của nền văn hóa Hịa Bình. Điều
đó chứng tỏ những cộng đồng dân cư bản địa cổ ở Quảng Bình đã có sự giao
lưu. Và muộn hơn, tại di khảo cổ học Bàu Tró - Đồng Hới cũng đã phát hiện
nhiều rìu, bôn, dao bằng đá (đã được mài nhẵn); đồ gốm được chế tác với bàn
xoay với nhiều loại hình phong phú, như đồ gốm đáy nhọn, vặn thường, tơ thổ
hồng, chì bóng khắc, vạch sóng nước, bàn nghiền hạt, nồi niêu đất, bình
bát...Điều này đã góp phần khẳng định ở Quảng Bình, ngồi việc giao thoa,
tồn tại nền văn hóa biển (nước) thuộc giai đoạn đồ đá mới (khoảng 5-6 nghìn
năm). Từ văn hóa Hịa Bình đến văn hóa Bàu Tró, Quảng Bình đã hiện diện
các nền văn hóa trong khu vực. Đó là nguồn cội tạo nên bản sắc văn hóa


17

truyền thống của cộng đồng cư dân Quảng Bình trong tiến trình lịch sử. Vùng
đất Quảng Bình từ xa xưa đã giao thoa và gặp gỡ của nhiều nền văn hóa như
Việt Mường và Mơn khơme, Đại Việt và Chăm Pa, Nho giáo và Phật giáo,
Đàng Trong và Đàng Ngoài. Quảng Bình nằm giữa 2 Trung tâm văn hóa lớn
của 2 quốc gia cổ đại cùng tồn tại, song hành trong một trường kỳ lịch sử
(Văn Lang - Đại Việt với Lâm Ấp - Chiêm Thành) thì việc ảnh hưởng của
giao thoa, hỗn dung của bản sắc 2 nền văn hóa Việt - Chăm là điều tất yếu.
Khảo cổ học đã chứng minh điều này với việc tìm thấy trong lịng đất Quảng
Bình nhiều di vật q thuộc thời đại đồ đồng của nền văn hóa Đơng Sơn
(trống đồng Đơng Sơn) như rìu đồng, dao găm ở Cổ Giang, kiếm đồng ở
Khương Hà, thổ động ở Hương Hóa (Tuyên Hóa), kiếm sắt ở Xuân Sơn (Bố
Trạch) và đặc biệt là trống đồng ở Phù Lưu (Quảng Trạch). Đặc trưng là nền
văn hóa Sa Huỳnh cũng được tìm thấy trên đất Quảng Bình như mộ táng
trong quan tài chum ở Cổ Giang, Khương Hà; mộ có thi hài hỏa táng ở Văn
Tập, Quảng Lưu (Quảng Trạch). Ở giai đoạn sau, Quảng Bình dung hợp, giao
thoa nhiều sắc diện văn hóa khác nhau: Văn hóa Đàng Ngồi, Đàng Trong;

Văn hóa Thăng Long, Phú Xuân. Tính chất giao thoa, dung hợp được thể hiện
trong phong tục, ngôn ngữ trang phục, nhà cửa và nhất là trong văn nghệ dân
gian. Không chỉ giao thao với các vùng miền trong lãnh thổ Việt Nam, vùng
đất Quảng Bình cịn ít nhiều giao thoa với một số nền văn hóa khu vực điển
hình là sự giao lưu trong điều kiện cộng cư của nhiều sắc thái tại 3 châu Bố
Chính, Địa Lý và Ma Linh (thuộc Chăm Pa). Với nhóm ngơn ngữ Mơn Khơme, với nhóm Malayo - polinesien (Chăm, Việt) giao lưu với các bộ tộc
trong nhóm Việt - Mường. Bên cạnh đó, việc du nhập văn hóa Ấn và văn hóa
Trung Hoa đối với vùng đất Quảng Bình tuy khơng mãnh liệt nhưng cho thấy
cũng có sự giao thoa góp phần tạo nên một số truyền thống văn hóa như: Hiếu
học, tơn sư trọng đạo, tín ngưỡng thờ cúng...


18

Trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, Quảng Bình có thể
được xem là “vùng trung chuyển”các giá trị văn hóa truyền thống từ Bắc vào
Nam và ngược lại. Nó vừa mang tính sàng lọc lại đồng thời chấp nhận một số
yếu tố văn hóa chưa được kiểm định. Đây là nơi mà phong tục tập quán, tín
ngưỡng sinh hoạt văn hóa có những nét đặc sắc tạo nên những giá trị truyền
thống riêng biệt. Được kế thừa, tiếp biến và bản địa hóa các giá trị tốt đẹp và
cả một số tiêu cực, rơi rớt của các nền văn hóa, truyền thống văn hóa Quảng
Bình trong hiện tại có những nét đặc thù, văn hóa dân gian phong phú, đa
dạng trữ tình, nhân văn thấm đẫm hương đồng gió nội bên cạnh những nét đặc
trưng văn hóa bác học phát triển với nhiều tác phẩm văn học, sử học của
nhiều khoa bảng nổi tiếng và danh nhân khả kính cịn sống mãi với thời gian,
làm cho Quảng Bình xứng đáng là đất địa linh, nhân kiệt.
Bên cạnh đó, hàng năm trên địa bàn tỉnh có hàng trăm lễ hội, lễ và hội
lớn nhỏ góp phần làm phong phú đời sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần của
người dân Quảng Bình.
1.2 Các làn điệu hị Quảng Bình

1.2.1 Sự hình thành và phát triển
Tất cả mọi người chúng ta, ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ, khi còn được
bồng bế trên đôi tay dịu hiền hay là trong những giấc ngủ yên ấm trên nôi,
chúng ta đã được nghe những tiếng hát êm dịu, nhẹ nhàng, trìu mến của bà ru
cháu, mẹ ru con, chị ru em...Khi lớn lên ra khỏi cổng làng, chúng ta lại được
nghe những tiếng hát tình tứ, duyên dáng, yêu đời của những thanh niên nam
nữ vừa lao động vừa hát hò đối đáp với nhau. Nếu trong chúng ta có ai ở vùng
ven sơng thì lại cịn được nghe những người chèo đị hát những điệu hị trên
sơng nước...Tất cả những điệu hát đó đã tạo nên một thể loại gọi là dân ca.


19

Ngày xưa, khi tổ tiên chúng ta mới biết lao động và tổ chức lực lượng
lao động để sản xuất, để chống với tai họa thiên nhiên, bảo vệ cuộc lao động.
Trong sản xuất đã nảy ra những tiếng hò, điệu hát do một người hoặc một
nhóm người sáng tác nên, những người khác thấy hay thì bắt chước và cùng
hò hát theo. Trong khi lao động, nhất là vào những lúc làm việc đơng người
thì chính những tiết tấu và âm thanh của những câu hị, điệu hát đó có tác
dụng như những hiệu lạnh chỉ huy để phối hợp động tác tập thể được nhịp
nhàng, chặt chẽ. Do đó, kết quả lao động được nâng cao mà những người
tham gia làm việc cũng đỡ phần mệt nhọc. Ví dụ như các điệu: Hò hụi, hò kéo
lưới, hò đẩy thuyền, hò giã gạo, hò tát nước, hò thuốc lá...
Nhân dân ta từ xưa đến nay khơng chỉ có làm việc hết ngày này qua
ngày khác, mà cịn có khi vui chơi, cịn có những phong tục tập qn, những
ngày hội, ngày lễ của địa phương, của dân tộc. Chính những phong tục tập
quán của từng vùng, từng dân tộc, chính trong những ngày hội hè đình đám,
trong những cuộc thi hát (như thi hị khoan đối đáp, hát ví, hát đúm xa hơn
nữa là hát trống quân, hát quan họ...), nhân dân ta đã phát huy tài nghệ của
mình bằng cách sáng tác ra những lời ca mới hoặc dựa theo phong cách

những làn điệu cũ để sáng tác ra những làn điệu mới.
Bắt nguồn từ thực tế lao động, từ những phong tục tập quán, từ tình
cảm và tiếng nói của dân tộc, từ phong cảnh thiên nhiên của từng vùng, miền
khác nhau đó mà có nhừng bài dân ca - những làn điệu hò mang những màu
sắc dân tộc khác nhau.
Hị là một loại hình dân ca, được diễn xướng dân gian trong cuộc sống
lao động hàng ngày. Vì vậy mà nhiều điệu hị mang tên chính ngay cơng việc.
Cùng trên dải đất Bình Trị Thiên, Quảng Bình có mối quan hệ gắn bó
với Quảng Trị và Thừa Thiên Huế không những về nếp sống, phong tục mà


20

cịn cả về văn hóa, văn nghệ dân gian. Dân ca nói chung, đặc biệt là các điệu
hị nói riêng ở các tỉnh khu vực Bình - Trị - Thiên có âm hưởng như nhau,
nhất là các quãng đặc trưng. Với tính chất địa hình và văn hóa như vậy, hị
Quảng Bình được hình thành và phát triển như ngày nay.
1.2.2. Đặc trưng về chất liệu và ca từ
Về các điệu hị ở Quảng Bình, có thể kể đến các điệu như: Hò khoan 6
mái (hò chèo cạn) phổ biến ở các làng biển Đồng Hới; hò biển và hò chèo cạn
ở Bố Trạch; hò hi gia (hi la), hò khoan, hò hụi ( trong hò chèo cạn) và hò
bồng bồng (tức hát ru em) Cảnh Dương; hò khơi Ngư Thủy - Lệ Thủy; hị
đâm vơi và hị chằm nón ở Quảng Trạch; hị lĩa gỗ các xã có nghệ sơn tràng
khai thác gỗ ở Quảng Ninh và Đồng Hới, hị đẩy thuyền các vùng sơng nước;
hị ví Tun Hóa; hị thuốc cá (hơi lên) Minh Hóa,...Nhưng đặc biệt và phát
triển nhất trong các điệu hị ở Quảng Bình là hò khoan Lệ Thủy, hò 6 mái (hò
chèo cạn) Bảo Ninh và hị thuốc cá Minh Hóa.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số về các làn điệu hị tiêu biểu nhất:
 Hị khoan Lệ Thủy
Khơng gian của vùng Lệ Thủy là không gian làng xã, lấy nông nghiệp

làm nguồn sống chủ yếu. Đồng đất mênh mông, vừa phì nhiêu nhưng cũng
vừa gian khổ (hạn hán, lũ lụt...). Lao động ở vùng đất này, xa xưa là lao động
tập thể, chỉ tập thể mới khắc phục được thiên tai. Chính vì thế, vùng đất này
mới xuất phát cụm từ “trai bạn”, “bạn cày”, “bạn cấy”,...khơng có bạn thì
khơng làm ăn gì được. Trong lao động sản xuất tập thể, người dân xứ Lệ đã
gửi gắm tâm tư, tình cảm vào điệu hò khoan. Lao động sản xuất (cấy hái, đập,
xay giã, dần sàng...) là nguồn cảm hứng cho ca từ trong hò khoan. Bạn cày,
bạn cấy hò khoan đối đápvới nhau để quên đi mệt nhọc. Đêm thanh trăng
sáng, bên cối gạo vơi đầy, nam thanh nữ tú hò nhân ngãi trao duyên; trai làng


21

Đông với gái làng Tây, nam thôn dưới với nữ thơn trên hị nói lái trêu ghẹo,
thử tài nhau...hị khoan giúp họ khuây khỏa lấp được nổi buồn, hò khoan giúp
con người thêm yêu đời và dần hò khoan trở thành một nếp sống văn hóa dân
gian.
Hị khoan Lệ Thủy có 5 làn điệu cơ bản, nhiều người gọi là “mái”- Mái
là cách gọi mang tính dân gian. Mỗi làn điệu (mái) có cấu trúc âm nhạc riêng,
đó là: mái xắp, mái nện, mái chè, mái ruồi, mái ba.
Mỗi làn điệu có tiết tấu âm nhạc, cách ngắt câu, lớp xố khác nhau.
Những tiết tấu và những quy ước diễn xướng đó có căn nguyên từ trong nhịp
điệu, tiết tấu của lao động. Lúc dồn dập, khi khoan thai, lúc nhẹ nhàng, khi
nặng nhọc. Nhiều khi, những tiết tấu đó nằm để tập trung động lực của đám
đông mà ở mỗi người đơn lẻ không thể làm được, như khi đẩy thuyền qua chỗ
cạn, khi chống chèo ghe lớn qua chỗ nước xiết, gió ngược, khi cất nhà (dựng
nhà gỗ).
Mái ruổi (cịn gọi là mái rải, mái dài), thuộc nhóm những mái hị sơng
nước chậm rãi, khoan thai. Cấu trúc của nó phân thành ba câu, cứ sau một câu
là có một vế xố. Nó rất gần với hị mái nhì ở Huế. Người ta thưởng thức mái

ruổi ở chất nghệ thuật của giọng hò, giai điệu trầm bổng và ý tứ sâu xa của lời
hị. Mái ruổi khơng cần phải đi theo lớp lang như chào, mời, hò gần, giã
từ...mà đi vào hị gần ln. Lời hị khơng bị khuôn phép trong phạm vi của lục
bát hoặc song thất lục bát mà có thể dài ngắn tùy ý, vơ chừng. Qui ước về
cách đế, xố của hò con cũng có khác với các làn điệu khác. Đoạn lời xố của
mái ruổi chỉ có ba từ “ơi dơ hị”. Nó như lớp sóng tiếp theo để đẩy cho lời hị
của hò cái lên cao hơn, vang vọng thêm ra. Cảm nhận của người nghe rất
mênh mông.


22

Cái hò: Chờ cho trọn nghĩa, ơ hơ hờ, nghĩa ơ hờ tình
Con xố: Ơi dơ hị
Cái hị: Thiếp nguyện cùng chàng sơng sâu đị nặng
Chàng nguyện cùng thiếp biển vắng chùa linh
Chứ thiếp đây cũng có nơi cung phụng ghé mình
Lịng vẫn ơm dun mà đợi, hơ hơ hờ, cho trọn nghĩa tình
Con xố: Ơi dơ hị
Cái hị: Ơ mà nghĩa tình ngày xưa
Con xố: Ơi dơ hị
Câu hị đầu của hò cái thường là song thất lục bát, hoặc song thất lục
bát biến thể (do có những từ láy, từ đệm). Đơi khi chuyện hị kể lễ nên câu hò
dài thêm. Câu hò thứ hai là vế thứ hai của câu tám sau cùng để cho hò con xố,
sau đó là bắt vào câu mới.
Mái ba, cũng là một làn điệu gắn với sơng nước, là mái hị tiêu biểu về
tính linh hoạt trong ứng tác. Cách bố cục, phân câu, ngắt nhịp rõ ràng. Hò mái
ba chủ yếu là thể lục bát hoặc biến thể của lục bát. Câu hò đầu là hai vế của
hai câu năm, hai câu sáu hoặc hai câu bảy. Hai câu hò sau là hai vế của câu
tám. Hò mái ba thường dùng khi thuyền nặng, đi qua những quảng sông chảy

xiết, ngược nước, ở nơi đầm phá gió to. Lúc này, ngồi chèo ra cịn có chân
sào mạnh tay chống đẩy, nên tiết tấu loại hò này nhanh khỏe hơn, quãng ngân
hơi ngắn hơn. Lời hị, tình ý cũng thắm thiết song rõ ràng hơn. Để xố của hò
con cũng gọn gàng dứt khoát hơn. Mặt khác, mái ba cũng thường được vận
dụng trong hò đối đáp, giao duyên trong những gặp gỡ đơng người, nên có
những giai điệu gần hị mái xắp, vui tươi, rộn ràng. Cách đế xố của hò con lặp


23

đi lặp lại trong vế “hị là hơ là khoan”. Nó như là chỉ để cầm chịch, giữ nhịp
cho hành động lao động của đám đơng, ít có giá trị về âm nhạc.
Cái hị: Hơ khoan, dù ai xun tạc lá lay, ta vẫn chung thủy, ơi hò
Con xố: Hò ơ thủy, ơi hò,
Cái hò: Chung ơ thủy, ơi hò
Con xố: Hị là hơ là khoan
Cái hị: Chớ đổi thay mà tội trời, ơi hị
Con xố: Hị là hơ là khoan
Đặc trưng của bài hò mái ba là thường chỉ có ba câu và khơng lệ thuộc
vào niêm luật của lời thơ. Vì vậy hị cái rộng đường hơn, dễ phá cách hơn
trong ứng tác. Để giữ nhịp cho hò con xố, hò cái thường dùng cụm từ đệm “ơi
hò” ở cuối mỗi câu hò.
Mái xắp là điệu hay dùng trong khi giã gạo. Vì vậy, ngồi tên gọi của
nó nhiều người vẫn quen gọi là hò giã gạo. Thực ra hị mái xắp khơng chỉ
diễn xướng trong mơi trường giã gạo mà nó có thể dùng trong lúc cấy lúa, nện
đất, đưa linh nhất là trong các buổi gặp mặt đơng người. Hị mái xắp có qui
ước khá chặt chẽ, kết cấu của một bài hị mái xắp có bốn vế theo thể song
thất, lục bát. Câu hò đầu của mái xắp là hai vế song thất. Kế đó là một vế xố
dài “hơ khoan ơi là hố khoan ơi hị khoan”. Tiếp đó là hai câu hị với hai vế
xố ngắn “ơi là hố”. Câu hò cho vế xố ngắn thứ nhất được ngắt ở vế đầu cảu

câu tám. Câu hò sau cùng là vế thứ hai của câu tám. Đơi khi để luyến láy phơ
diễn giọng hị người ta lặp lại vế đầu của đệm để hò cái phô diễn tài năng ứng
tác, thúc đẩy sự sáng tạo. Nhịp điệu vui tươi của mái xắp rất phù hợp với bối
cảnh giao duyên nên thường được tổ chức thành các cuộc hị tập thể. Một
cuộc hị thường có lớp lang hẳn hoi, đi từ hò gần, hò giữa rồi hò xa cách. Cái


24

đoạn sinh động nhất là hị giữa, ở đó bạn hò thi thố tài năng qua các lối hò đố,
đâm bắt, xấc leo, hò ghễnh...tha hồ mà ứng tác. Quy ước về hò cái và hò con
ở loại này cũng khá chặt chẽ. Tiết tấu nhanh, khỏe, vui tươi, rộn ràng.
Cái hị mở: Hơ khoan, xin mời các bạn xố con.
Con xố: Ơi là hố
Cái hò: Thiếp chờ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt,
Chàng chờ thiếp khi đắng nước, nghẹn cơm.
Con xố: Hô khoan ơi là hố khoan ơi hị khoan
Cái hị: Ba trăng ơi là mấy mươi hơm, mai nam vắng trước
Con xố: Ơi là hố
Cái hò: Mai nam vắng trước chứ chiều nồm quạnh sau.
Con xố: Ơi là hố
Má chè, được cấu trúc một đoạn ba câu với ba vế xố. Thường là thể thơ
lục bát, trong đó câu tám được bẻ làm đơi cho hai vế xố. Cách hị mái chè đơn
giản và ít khi phải thêm từ đệm lót. Tiết tấu của mái chè hơi nhanh, đều đặn.
Thường thì mái chè được sử dụng khi làm những công việc nhẹ nhàng, không
gian lao động nhỏ hẹp. Người ta chỉ lên bổng, xuống trầm theo một tiết tấu
đều, nhẹ nhàng, hơi lưu luyến như lời chia tay, giã từ. Người hị có thể vừa
làm việc vừa hị mà khơng ảnh hưởng gì đến cơng việc. Vì vậy, hò mái chè
thường được diễn xướng khi đạp xe nước, đập đất trồng hoa màu trên đồng,
nện nền nhà, nện sân. Tính cân đối khi hị và xố của hò cái và hò con làm cho

người ta cảm thấy có đi có lại, giao duyên với nhau mà quên cả mệt nhọc.
Cách xố của hò con là sự lặp lại của hai cụm từ “là hố là khoan” và “là bơ hị
khoan”. Trong đó vế xố “là bơ hị khoan” ở giữa.


25

Cái hị: Mình về ta cũng theo về.
Con xố: Là hố là khoan
Cái hò: Sum vầy phu phụ,
Con xố: Là bơ hị khoan
Cái hị: Giàu nghèo ta có nhau
Con xố: Là hố là khoan
Thơng thường trong một cuộc hị, để kết thúc, chia tay người ta thường
dùng mái chè. Cái giai điệu có phần thỏa mãn, có phần luyến tiếc như buông
một dấu chấm hết, hẹn gặp lại.
Mái nện, thường được hò khi chèo thuyền, khi cày ruộng, khi đưa linh.
Bởi vậy, giai điệu hò chậm rãi, thong thả. Khác với mái chè, đều đều, cân đối,
qua lại, mái nện có sự biến tấu trong diễn xướng. Lời hị thể song thất lục bát,
chia làm hai câu không đều với hai lần xố. Câu một lời hò dài, lối diễn xướng
như nói, như kể lể với vế xố dài “Là bơ hò khoan”. Câu hai ngân lên như hát,
lời ngắn với lời xố đơn “hố” nên gây được hiệu quả biến đổi thú vị, không
nhàm chán như mái chè. Vào đầu mái nện, bao giờ cũng có câu hị mở có tính
tự tình. Câu hị cái và lời xố của hị con cũng rất dứt khốt, mạnh mẽ, có tính
đồng tình để mọi người đồng lịng, hiệp sức cho cơng việc.
Cái hò:
Là hỡi chàng ơi
Thiếp chờ chàng ba năm ni chặn (chẵn).
Bữa thì nguyệt lặn, bữa sao mờ.
Bây chừ mới hiểu rõ tri cơ

Chứ chàng yêu thương ai mà có chốn, ơi hò
Con xố: Là bơ hò khoan


26

Rõ ràng, cách ngắt câu của hò cái cho bạn xố chỉ diễn ra ở câu tám sau
cùng. Cách thức thêm vào những từ đệm, từ láy, nhấn nhá ở đây chủ yếu là để
phô chất giọng, tạo hiệu ứng âm thanh. Vì vậy, mái nện ln được thể hiện
trong những câu hị tình tứ, thiết tha. Thường hát đối giao duyên nam nữ
trong các lễ hội, trong các buổi ca nhạc truyền thống.
 Hò thuốc cá
Hò thuốc cá là một điệu hò của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện
Minh Hóa ngày xưa sống ở vùng rừng núi, ven khe suối. Có thể coi hị thuốc
cá là hịn ngọc tuyệt mỹ đã một thời gian dài sáng lung linh trong mỗi bản
làng, mỗi gia đình và sáng trong tâm hồn mỗi người dân Minh Hóa. Độc đáo,
là khi lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa được tổ chức hằng năm ta lại được nghe
những tiếng hát thân thương mà gần gũi của điệu hò thuốc cá.
Điệu hò thuốc cá được bắt nguồn từ việc đi thuốc cá tập thể của đồng
bào dân tộc thiểu số. Người dân đi từng đoàn lên đầu nguồn các con suối, con
khe, nơi có những tảng đá lớn làm bệ, rồi lấy đá xếp lại thành cái cối và dùng
gốc cây, vạt hai đầu làm chày, đâm vào cối đựng một loại rễ cây có độc tố họ
tìm chặt trong rừng về (thường là rễ cây tèng, có nhiều ở rừng Minh Hóa).
Cơng việc đâm tèng phải làm đông người cùng một lúc, để nước có độ
độc tố từ rễ cây tèng tn chảy ra khe suối nhiều, đủ làm cho cá ở các khu vực
nước sâu như Rục Mòn khe Dinh, vực Lụy khe Sạt, vực An khe Dòn...bị say,
nổi lên. Người dân bắt cá về, chia nhau vui vẻ, phấn khởi, mang nét sinh hoạt
cộng đồng cao.
Trong quá trình lao động nặng nhọc, đâm rễ cây tèng tập thể đó, họ đã
hát theo nhịp đâm chày tập thể nhiều người vào một cái cối đựng rễ cây tèng,

để động viên nhau, quên mệt nhọc và thời gian. Từ đó, dần dần xuất hiện điệu
hò thuốc cá và đã được lưu truyền cho đến ngày nay.


×