Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.96 KB, 98 trang )

Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh
tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu của con người cũng
trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển và trở
thành một nhu cầu có y nghĩa, tác động ngày càng tăng đối với con người.
Hàng năm, ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ.
Thực tế cho thấy rằng khi chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về
hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành mang tính chất chính trị, kinh tế,
văn hóa xã hội. Đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản ly
về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du
lịch.Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) : du lịch đã trở thành một
hiện tượng kinh tế - xã hội quan trọng nhất của đời sống hiện tại, thu hút hàng triệu
người, hiện là ngành kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao
trên Thế giới. Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt
được những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển
kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong
phú và sự an toàn của môi trường xã hội. Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng
trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích cực như tăng thu
ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm
và thu nhập cho lao động từ đó hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động
du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển…hệ
thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch. Bên
cạnh sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp không khói chúng ta đã và
đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội liên quan đến
du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức
trách, của mọi người dân trên Thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm
hướng đi mới cho mình.
Với lợi thế về thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh quan hấp dẫn, bãi biển đẹp


cùng các di sản văn hóa - lịch sử, giá trị nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
1
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vùng ven biển miền Trung đã được Chính phủ xác định là địa bàn động lực của cả
nước về phát triển du lịch. Thiên nhiên khéo kết hợp vẻ đẹp hùng vĩ của núi non với
không gian mênh mông của biển cả làm cảnh quan nơi đây trở nên kỳ thú, vừa tạo
nên một hệ sinh thái rất đa dạng. Những đặc điểm này là điểm tựa cho ngành du lịch
của vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) miền Trung khởi sắc. Tiềm lực phát triển du
lịch của VKTTĐ miền Trung còn bắt nguồn từ vô vàn di sản thâm trầm của quá khứ.
Không phải ngẫu nhiên mà dải đất chiếm chưa đầy 1/5 chiều dài đất nước trở thành
quê hương của bốn di sản và kiệt tác văn hóa của nước ta được UNESCO công nhận,
bao gồm quần thể di tích cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An và
thánh địa Mỹ Sơn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch vùng trọng điểm miền trung, trước
thực trạng này với những kiến thức đã được trang bị ở trường và thu thập thực tế
trong quá trình thực tập tại Viện chiến lược phát triển kinh tế - xã hôi _ Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, em mạnh dạn chọn đề tài : “Tăng cường liên kết trong hoạt động du
lịch của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận
gồm 3 chương :
- Chương 1 : Sự cần thiết tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động du lịch và liên kết hoạt động du lịch.
- Chương 3 : Giải pháp tăng cường liên kết trong hoạt động du lịch.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Góp phần vào lý luận nhằm phát triển kinh tế trong hoạt động du lịch của các
tỉnh, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .
3. Phạm vi nghiên cứu
Phát triển các hoạt động du lịch ngày càng có chất lượng giữa các tỉnh, địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .

4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát điều tra.
- Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đã có.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
2
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH
1.1.1 Các định nghĩa về du lịch
Theo Liên hiệp các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official
Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi
khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên
gia đưa ra định nghiã về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và
các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở,
lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
Theo I.I Pirôgionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hoá.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì:

khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn
sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một
nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
3
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt
động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác .
Theo phân loại của WTO, dịch vụ du lịch là một trong 12 nhóm ngành dịch vụ.
Dịch vụ du lịch có vị trí, vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu các ngành sản
xuất và dịch vụ, phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển các ngành kinh tế khác
cùng phát triển. Sự tăng trưởng của ngành là động lực cho sự phát triển kinh tế
chung. Giá trị dịch vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hoá và tỷ
lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự
xuất hiện các phương thức kinh doanh mới. Đối với du lịch, ngoài lợi nhuận thu được
về vật chất còn phải kể đến những lợi ích khác về văn hóa, chính trị và xã hội khác.
Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng
và địa phương.
1.1.2 Bản chất du lịch :
- Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách : Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự
phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ
trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người,
tăng thời gian nhàn rỗi do tiến bộ của khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông
và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch
của con người. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị
vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao .
- Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch : Dựa trên nền tảng của tài

nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng
từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng .
- Xét từ góc độ sản phẩm du lịch : Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các
chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di
tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như
cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển .
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
4
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xét từ góc độ thị trường du lịch : Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch
là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình
du lịch” .
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN DU LỊCH
1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên thiên nhiên
 Tác động tích cực
+ Du lịch tạo nên động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường, đặc
biệt là sự phát triển và mở rộng mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự
nhiên. Ngày nay trên thế giới hiện có hơn 5.000 khu bảo tồn thiên nhiên, riêng ở Việt
Nam có 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vường quốc gia ).
+ Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường. Ví
dụ công viên Disney ở Florida, tập đoàn khách sạn Sheraton and Intercontinental
đang nêu ra các vấn đề xử lý chất thải, tái chế và bảo vệ nguồn nước. Tổng cục du
lịch Thái Lan nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho du khách và cư dân địa
phương về “Sự hiểu biết và sự cần thiết phải bảo vệ các tài nguyên du lịch”.
 Tác động tiêu cực
+ Gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Gây ô nhiễm không khí do chất phát thải do các phương tiện giao thông và
thiết bị.

+ Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật không hợp lý cũng gây
tác hại đến cảnh quan của các điểm tham quan du lịch.
+ Việc xác định sức chứa của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
không hợp lý cũng gây tác hại quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh
thái.
1.2.2 Duy trì tính đa dạng của các loại hình du lịch
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết
sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công
nghiệp du lịch.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
5
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh, mang
lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá phụ
thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
+ Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát triển
kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng.
+ Có tính toán cho rằng trong vòng 50 năm tới, có khoảng 25% các loài động
vật sẽ bị hủy diệt. Ngày nay, ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô và
50% các khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đã bị mất đi.
+ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa
dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ
trước đa dạng.
+ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do
vậy, nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi nó
bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du khách.
Các biện pháp để duy trì tính đa dạng :
+ Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn.
+ Đảm bảo nhịp độ, qui mô và lọai hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của
văn hóa bản địa.

+ Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức
chứa của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tón sức chứa và nguyên tắc phòng
ngừa trước.
+ Giám sát tác động của du lịch đồi với hệ sinh thái, đặc biệt đối với các loài
động thực vật.
+ Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các
hoạt động của cộng đồng địa phương.
+ Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn
phục vụ du lịch.
+ Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực
đồng nhất.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
6
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng yêu mến
khách và sự hiểu biết lẫn nhau.
+ Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển.
1.2.3 Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp
quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả năng
tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau:
+ Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển
Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc
gia, nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi
ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia va địa phương (trong đó có ngành du
lịch).
+ Du lịch và đánh giá tác động môi trường
Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án qui hoạch du lịch, đánh giá tác động môi
trường là bắt buộc để xem qui mô hay loại hình phát triển du lịch đó có phù hợp hay
không và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự gì cho khu vực, cho vùng hay quốc

gia hay không?
Các biện pháp cụ thể :
+ Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du khách.
+ Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế môi trường xã hội và văn hóa địa phương vào
trong việc quy hoạch.
+ Tôn trọng chính sách địa phương, khu vực và quốc gia các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, nhà cửa đất đai, nhà cửa và phúc lợi.
+ Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hóa với cộng đồng địa
phương bằng cách thực hiện đánh giá tác đọng môi trường toàn diện có sự tham gia
cua cư dân địa phương và tất cả các cấp chính quyền có liên quan.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
7
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH
1.3.1 Liên kết kinh tế
Trong điều kiện kinh tế hiện nay khi nền kinh tế của các quốc gia có xu hướng
ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu phát triển vùng càng trở nên
bức thiết. Hội nhập kinh tế thế giới vừa mở ra nhiều cơ hội thuận lợi bao gồm :
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra thị trường thế giới.
- Cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài nhất là vốn đầu tư, tiến bộ khoa học
công nghệ.
- Mở rộng khả năng liên kết kinh tế giữa các quốc gia, khai thác hiệu quả hơn
các nguồn lực trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh trên các phương
diện như : quốc gia, ngành và sản phẩm.
- Tăng cường được vị thế và tiếng nói của quốc gia trên trường quốc tế, được
tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quốc tế nẩy sinh nhằm bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho quốc gia mình.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi đó, hội nhập kinh tế thế giới cũng làm nẩy sinh
những thách thức to lớn :

- Cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng quyết liệt hơn.
- Cơ chế chính sách trong nước còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hội nhập
thế giới.
- Nền kinh tế quốc gia sẽ chịu tác động mạnh bởi những biến động mạnh của
nền kinh tế thế giới.
Đặc trưng lớn nhất của hội nhập kinh tế thế giới là tính mở cửa của nền kinh tế
ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế của các nước thực sự tham gia tích cực vào phân
công lao động quốc tế, trở thành một bộ phận hữa cơ của nền kinh tế thế giới. Trong
mối quan hệ phân công lao động quốc tế đó, mỗi quốc gia đều có cơ hội phá huy đầy
đủ lợi thế so sánh của mình đồng thời phải biết chủ động đối phó với những khó khăn
nẩy sinh do những hạn chế và bất lợi của nền kinh tế dân tộc gây ra. Để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển trong sự phân công lao động đó, rõ ràng mỗi quốc gia cần phải
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
8
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tăng cường mối quan hệ liên kết với các quốc gia khác về nhiều mặt, trong đó quan
trọng nhất là mối liên kết kinh tế. Quan hệ liên kết kinh tế sẽ cho phép phát huy tốt
nhất những lợi thế của quốc gia, tạo khả năng huy động hiệu quả hơn các nguồn lực
của nền kinh tế, đồng thời có thể bổ sung những yếu kém của mình. Việc thực hiện
liên kết kinh tế giữa các quốc gia, đặt ra yêu cầu bắt buộc các vùng kinh tế trong
nước, các ngành và các chủ thể kinh tế cũng phải biết tận dụng các mối quan hệ liên
kết vì bản thân nền kinh tế quốc gia là một hệ thống kinh tế thống nhất. Không thể có
liên kết kinh tế giữa các quốc gia nếu các bộ phận cấu thành nền kinh tế không thực
hiện mối quan hệ liên kết và ngược lại, nếu quốc gia không thực hiện liên kết kinh tế
thì các bộ phận cấu thành của nó như các vùng kinh tế, các ngành, các chủ thể kinh tế
cũng không thể thực hiện tốt liên kết kinh tế, nhất là liên kết với nước ngoài. Điều đó
giải thích vì sao, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới cần tăng cường các mối
quan hệ liên kết giữa các vùng kinh tế trong nước.
1.3.1.1 Khái niệm
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác với nhau giữa các chủ thể kinh tế trong quá

trình hoạt động kinh tế. Hợp tác là hình thức đã có từ lâu đời và có thể nói là ra đời
ngay từ khi con người biết hoạt động săn bắn và hái lượm. Cùng với sự phát triển của
xã hội loài người, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao thì hợp tác
kinh tế cũng ngày càng phát triển cả về hình thức và nội dung của nó. Ngày nay,
trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, liên kết kinh tế càng trở nên
bức thiết và ngày càng thu hút sự quan tâm của các chủ thể kinh tể.
Hiểu một cách chung nhất, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác giữa hai hay
nhiều chủ thể quản lý kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi ích
nhiều hơn cho tất cả các bên tham gia. Mục tiêu của liên kết kinh tế là nhằm phát huy
các lợi thế, đồng thời bù đắp những hạn chế, thiếu hụt của các bên tham gia thông
qua việc phối hợp hoạt động giữa các đối tác.
Liên kết kinh tế diễn ra giữa các chủ thể quản lý kinh tế. Chủ thể quản lý ở đây
có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các quốc gia, các vùng kinh tế, các địa phương,
các ngành kinh tế hay các doanh nghiệp, không cần phân biệt chế độ chính trị, hình
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
9
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thức sở hữu hoặc quy mô lớn hay nhỏ. Có thể cho rằng, dù ở đâu và bất cứ lúc nào
nếu có sự khác biệt nhau về lợi thế so sánh giữa các đối tác thì ở đó xuất hiện nhu cầu
và khả năng của sự liên kết kinh tế.
Như vậy, liên kết giữa các vùng kinh tế hay giữa các địa phương là thiết lập các
mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các vùng (hay địa phương) với nhau trên nguyên tắc
các bên cùng tăng cường được lợi ích kinh tế của mình thông qua việc phối hợp hoạt
độnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
1.3.1.2 Các loại hình liên kết
Liên kết kinh tế bao gồm 2 loại :
- Liên kết ngoại vùng : Là thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa một vùng
với một hay nhiều vùng khác nhau trong nước hay nước ngoài. Liên kết
ngoại vùng đặc biệt phát huy được thế mạnh của mỗi vùng về nguồn lực, về
thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do các vùng khác biệt nhau

về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ.
- Liên kết nội vùng : Đó là liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp
trong mỗi vùng với nhau nhằm phát huy tốt nhất lợi thế riêng biệt của mỗi
vùng đồng thời các địa phương có thể bổ sung cho nhau những hạn chế nhất
định. Liên kết nội vùng đặc biệt quan trọng đối với vùng kinh tế tổng hợp
bởi vì các địa phương trong vùng có những lợi thế khác biệt nhau. Liên kết
nội vùng sẽ cho phép phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng trên cơ sở các
nguồn lực đã được khai thác và sử dụng hợp lý nhất. Trong mỗi vùng, liên
kết kinh tế giữa các địa phương cũng dễ dàng thực hiện hơn vì giữa các địa
phương có nhiều điểm tương đồng nhau về cơ sở hạ tầng, đặc điểm tự nhiên,
nguồn nhân lực, đặc điểm văn hóa và truyền thống, cơ chế quản lý vùng...
1.3.2 Liên kết kinh tế trong hoạt động du lịch
1.3.2.1 Khái niệm
Là hình thức liên kết kinh tế của các ngành, các địa phương, các doanh
nghiệp trong tất cả các lĩnh vực như: việc xây dựng, khai thác cơ sở vật chất,
hoạt động vận tải hành khách, hoạt động quản lý – marketing và đào tạo nguồn
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
10
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhân lực của hoạt động du lịch nhằm tạo nên sự thống nhất về mặt hiệu quả
trong việc phát triển du lịch.
1.3.2.2 Các loại hình liên kết
- Liên kết nội vùng : là sự liên kết giữa các tỉnh với nhau nhằm phát huy những
tiềm năng du lịch của từng vùng đồng thời khắc phục những hạn chế của nhau.
- Liên kết ngoại vùng : là sự liên kết, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các
vùng bên ngoài hoặc của các nước trên thế giới có điều kiện như nhau.
- Liên kết các loại hình đặc trưng của du lịch : là sự liên kết nhằm bổ sung cho
nhau, giúp đỡ nhau trong việc phát triển du lịch của cả vùng. Gây ra hiệu ứng tốt
trong quá trình quảng bá du lịch của từng tỉnh, thành phố cũng như của cả một vùng
trọng điểm. Nhằm tránh được những lãng phí về chi phí đào tạo nhân lực cũng như

tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch và tạo cho khách du lịch một sự hấp dẫn, tò
mò muốn khám phá du lịch của vùng đó.
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Có lẽ ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết phát triển, nhưng
những việc làm thực tế để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các địa phương của vùng KTTĐ
miền Trung vẫn còn rất hạn chế. Thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực: phát triển du lịch,
xúc tiến đầu tư, triển khai các dự án qui hoạch, phát triển cảng biển, sân bay, khu
công nghiệp, khu kinh tế... Nguyên nhân không chỉ từ phía các địa phương mà còn từ
phía các cơ quan Trung ương trong việc triển khai xây dựng các cơ chế chính sách
chung hoặc kết nối qui hoạch giao thông, kinh tế - xã hội.
Đứng trước thực trạng đó,Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 159/ 2007/
QĐ-TTg ngày 10/10/2007 về việc tăng cường phối hợp của các Bộ, ngành và các địa
phương trong các vùng KTTĐ (Bắc Bộ, Miền Trung, Phía Nam) trong tất cả các lĩnh
vực then chốt, trong đó hoạt động du lịch là một trong những lịch vực cần sự phối
hợp của các Bộ, ngành và địa phưong.
Vùng KTTĐ miền Trung được xem là đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan
trọng.Theo quy hoạch, vùng nằm ở vị trí trung độ của đất nước (vùng Trung Trung
bộ), là cầu nối của hai miền Nam, Bắc - giữ vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng,
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
11
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng Duyên hải miền Trung và vùng Tây
Nguyên. Đây là nơi tập trung đủ các loại hình giao thông (đường thủy, đường không,
đường bộ; đường sắt), nằm gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của các
nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Lào, Campuchia, Thái Lan và
Myanma) thông qua các tuyến QL9, QL1A, QL14B, QL24, QL19, có khả năng trở
thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trên thế giới và trong
khu vực. Vùng KTTĐMT có chiều dài hơn 600km đường bờ biển, đây là vùng có giá
trị quan trọng nhất về phát triển kinh tế biển như: Hình thành hệ thống cảng biển,
cảng nước sâu gắn với việc hình thành hành lang thương mại quốc tế; là nơi hội tụ

nhiều giá trị lịch sử - văn hoá, di sản thế giới, giá trị cảnh quan, danh thắng nổi bật
trong cả nước, có vị thế đặc biệt trong phát triển du lịch là cơ sở cho việc hình thành
những trung tâm du lịch biển mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Chính phủ đang có
chiến lược tập trung phát triển các tỉnh ven biển, nhưng bờ biển ở mỗi tỉnh vùng
KTTĐ miền Trung tương đối ngắn nên rất cần sự liên kết với nhau. Không thể mỗi
tỉnh một cảng lớn được mà phải có sự chọn lựa, chỉ cần có 1-2 cảng thật lớn để giải
quyết tất cả vấn đề quan trọng về vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa cho các tàu có
công suất lớn. Tương tự, mỗi tỉnh không thể có một sân bay mà phải làm sân bay lớn
cho cả vùng để thu hút nhiều hãng hàng không nước ngoài vào đầu tư.
1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở
TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Trong những năm qua, giữa Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc đã có sự hợp tác trên
một số lĩnh vực như mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm du lịch, trao đổi học
tập kinh nghiệm quản lý, phát triển du lịch. Những hoạt động này bước đầu tạo điều
kiện thúc đẩy sự phát triển của du lịch Hà Nội và các địa phương. Hà Nội trở thành
trung tâm phân phối, trung chuyển khách du lịch cho cả nước, trong đó có các tỉnh
miền núi phía Bắc và các tỉnh Tây Bắc. Hà Nội sẽ đảm nhận việc đào tạo cho đội ngũ
cán bộ, nhân viên làm việc trong ngành du lịch tại thành phố. Các tỉnh sẽ tiến hành rà
soát, đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch của mình, từ đó xây dựng chiến lược phát
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
12
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển nguồn nhân lực trên địa phương mình và phối hợp với Hà Nội tiến hành thực
hiện.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay, ngành du lịch
của vùng KTTĐ miền Trung không thể tiếp tục “ đóng cửa dạy nhau ” mà cần phải
mở cửa ra bên ngoài để tích cực học hỏi. Việc học các “ láng giềng gần ” như Thái
Lan, Malaysia...- đó là các quốc gia có điểm tương đồng với Việt Nam, là một cách
làm thông minh và tiết kiệm. Đây là gợi ý sát sườn và hoàn toàn khả thi, với việc mở
đường bay trực tiếp Bangkok – Đà Nẵng và khai thông tuyến hành lang kinh tế Đông

– Tây, hiện vùng KTTĐ miền Trung đang là điểm đến rất hấp dẫn không chỉ với du
khách Lào, Thái mà cả du khách Malaysia, nhất là đối tượng khách ưa thích mạo
hiểm theo các tour caravan. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm làm du lịch từ các
nước này càng trở nên thuận lợi hơn và đang từng bước được các địa phương vùng
KTTĐ miền Trung biến thành hiện thực. Điển hình như tỉnh Quảng Trị cùng
Savannakhet (Lào) và Mukdahan (Thái Lan) luân phiên hàng năm tổ chức hội nghị
hợp tác du lịch để bàn biện pháp phối hợp hành động, xử lý các vướng mắc, thúc đẩy
du lịch mỗi bên cùng phát triển. Theo giám đốc Tiếp thị và Phát triển kinh doanh của
Thái Lan tuy hình thức liên kết này không mới đối với đất nước Thái Lan song vẫn là
cảnh báo rất cần thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ miền
Trung nói riêng : “Khi ngành du lịch Thái Lan mới bắt đầu bùng nổ, lượng khách du
lịch từ các nơi dồn tới nhưng nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng nổi nên hàng
loạt nhân viên nhà hàng, khách sạn...phút chốc trở thành các nhà quản lý với kiến
thức rất thấp. Đến nay, khi đã trở thành một trong những nước có nền “công nghiệp
không khói” hàng đầu Đông Nam Á thì nguồn nhân vẫn đang là một trong những vấn
đề đặt ra đối với ngành du lịch Thái Lan” Hiện nay, Đà Nẵng có hàng loạt dự án du
lịch sẽ hoàn thành trong 2 – 3 năm nữa. Khi đó vấn đề về con người, vấn đề ngôn
ngữ sẽ rất quan trọng. Do vậy, ngay từ bây giờ cần phải chú trọng đến việc đào tạo
nguồn nhân lực nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Tuy nhiên đây không phải là nhiệm vụ
riêng của nhà chức trách mà phải là trách nhiệm chung của mọi doanh nghiệp du
lịch... Với kinh nghiệm học được từ các nước láng giềng có nền kinh tế du lịch phát
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
13
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
triển hơn, việc mở các tour kết nối giữa du lịch văn hóa, hoặc các tour nông – lâm
nghiệp...trọn gói và đặc sản hoàn toàn nằm trong tầm tay ngành du lịch các tỉnh thuộc
vùng KTTĐ miền Trung. Chẳng hạn, với Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn có một thứ đặc
sản cực kỳ nổi tiếng. Đó là tỏi, không chỉ làm gia vị mà còn có thể chế biến nhiều
loại thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Một tour du lịch ra thăm cảnh quan thiên nhiên, di
tích lịch sử của biển, đảo Lý Sơn và trở về với sản vật là những phương thuốc chữa

bệnh được chế biến từ tỏi hẳn sẽ đem lại cho khách nhiều trải nghiệm kỳ thú.
Thực tế trên đã chỉ ra, việc liên kết du lịch giữa các vùng miền sẽ cho phép phát
huy được tốt nhất lợi thế của mỗi vùng, tạo khả năng huy động các yếu tố nguồn lực
vào phát triển du lịch được hiệu quả hơn, tạo đà phát triển kinh tế, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động trong vùng và thu hút lao
động của vùng khác. Do đặc thù của ngành du lịch - một ngành dịch vụ nhưng mang
lại lợi nhuận ngang ngửa với ngành công nghiệp, nên được đầu tư thì càng mang lại
nhiều lợi ích. Điều này đã đặt ra yêu cầu về trình độ của cấp tổ chức quản lý, đòi hỏi
trình độ cao hơn ở lao động – lao động phổ thông đã qua đào tạo, nhu cầu về vốn đầu
tư để nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh... Để đạt được những
yếu tố đó, việc liên kết du lịch giữa các vùng miền được xem là giải pháp tối ưu.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
14
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh : Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Tổng diện tích tự nhiên là 27.879,5
km chiếm khoảng 29,1% diện tích tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam
Trung Bộ và chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước.
Dân số trung bình năm 2005 là 6,2 triệu người bằng 7,5% dân số cả nước. Dân số đô
thị chiếm 29% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 27%)

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam
giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh KonTum và nước CHDCND Lào và phía giáp
biển Đông. Các tỉnh trong vùng có vị trí giao lưu thuận lợi với các địa phương khác

trong cả nước và quốc tế. Khoảng cách từ vùng KTTĐ miền Trung đến các trung tâm
kinh tế lớn của đất nước chỉ khoảng 1 giờ bay (đường hàng không) và 12 giờ đồng hồ
đi bộ hoặc đường sắt nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa tới các vùng khác trong cả
nước rất thuận lợi. Hệ thống giao thông trong vùng rất đa dạng và thuận tiện, có
tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, cùng với các hệ thống quốc lộ như QL 1A, QL
24, QL 19, có cảng hàng không trong nước và quốc tế như sân bay Huế, Đà Nẵng,
Chu Lai, Phù Cát, có cảng biển Chân Mây, Kỳ Hà, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn.
Với các điều kiện về giao thông như vậy tạo những ưu thế trong giao lưu kinh tế với
các vùng lớn như Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ và Tp Hồ Chí Minh, địa bàn
trọng điểm phía Nam, tây Nguyên và cũng như giao lưu quốc tế.
Với vị trí như vậy, vùng KTTĐ miền Trung còn có nhiều lợi thế giao lưu kinh tế
với các nước láng giềng bằng hệ thống đường bộ với các vùng Tây Nguyên, Lào,
Đông Bắc Campuchia, qua các hành lang Đông – Tây và tương lai không xa là cho cả
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
15
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vùng Đông Bắc Thái Lan và Myamar. Khi tuyến đường xuyên á ra biển nối với
đường hàng hải quốc tế được hình thành, nơi đây sẽ trở thành đầu mối giao lưu kinh
tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình đa dạng bao gồm cả khu vực núi đồi, đồng bằng, biển và đảo... trong
đó 4/5 diện tích tự nhiên lãnh thổ là đồi núi và các cồn cát. Địa hình bị chia cắt mạnh,
độ dốc lớn, hướng chung thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây là sườn Đông của dãy
Trường Sơn Nam. Địa hình đồng bằng là nơi phân bổ các khu vực kinh tế chủ yếu
của tỉnh, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp. Dải ven biển bao gồm nhiều bãi cát và
cồn cát lớn ven biển, các khu vực sinh lầy, bãi bồi và các đầm phá, ở đây có nhiều
tiềm năng về du lịch có thể khai thác để phát triển kinh tế - xã hội. Chính sự đa dạng
này của địa hình khu vực là tiền đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch.
2.1.1.3 Khí hậu
Nét nổi bật của khí hậu vùng là tính chất ẩm, mưa nhiều. Đây là vùng có nhiều

lượng mưa lớn nhất toàn quốc (trung bình năm 2500 – 3000mm). Độ ẩm trung bình
năm đạt 85 – 88%. Là vùng chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các hiệ tượng thời tiết
đặc biệt như gió Tây Nam khô nóng thường hoạt động khá mạnh vào nửa đầu mùa hạ
và chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của bão thường đổ bộ vào khu vực này nhiều
nhất vào hai tháng 9 – 10 kéo theo lũ lụt và úng ngập trầm trọng không thuận lợi cho
hoạt động du lịch. Nhìn chung, khí hậu vùng KTTĐ miền Trung thuận lợi cho việc
sản xuất nông – lâm nghiệp, tuy nhiên cần bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho
phù hợp với từng kiểu vùng sinh thái cụ thể nhằm hạn chế thiên tai và khai thác triệt
để những thuận lợi của chế độ khí hậu, đặc biệt là chế độ nhiệt và mưa.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
16
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1.1.4 Thủy văn
Hệ thống sông ngòi khá phong phú, nước mặt dồi dào, đa số các dòng sông
ngắn, dốc, được bắt nguồn từ Trường Sơn Đông và đổ ra biển, khả năng tập trung
nước nhanh về mùa mưa và khô cạn vào mùa khô, trong khi nguồn nước ngầm
thường không ổn định, khó khai thác. Do vậy, nếu được đầu tư thích đáng về thủy lợi
(xây dựng các đập, hồ chứa) thì sẽ tránh được tình trạng thiếu nước vào mùa khô,
nhất là đối với các xã miền núi, cũng như giảm được tác hại của lũ lụt vào mùa mưa,
góp phần cung cấp nước ổn định phục vụ sản xuất cà sinh hoạt của người dân. Song
song với biện pháp xây dựng các công trình thủy lợi, cần tích cực bảo vệ rừng đầu
nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc toàn vùng, nhằm giữ nước, điều tiết
các dòng chảy của các dòng sông.
2.1.1.5 Tài nguyên du lịch nhân văn
Các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc : Các di sản thế giới
như : Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn, các di
tích văn hóa lịch sử như : tháp Chàm, tháp Dương Long, tháp Đôi của văn hóa Chăm,
thành Đồ Bàn và quần thể di tích lịch sử Tây Sơn – Quang Trung, các di tích lịch sử
cách mạng như đường mòn Hồ Chí Minh, di tích núi Thành, Sơn Mỹ, Vạn Tường, Ba
Tơ...thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế và có giá trị đặc biệt trong

hoạt động du lịch gắn với giáo dục truyền thống dân tộc.
Lễ hội và văn hóa dân gian : Các lễ hội văn hóa dân gian như lễ hội Cầu ngư,
hội thả diều, lễ hội Tây Sơn... nền văn hóa, nghệ thuật dân gian đặc sắc vẫn được bảo
tồn của các địa phương như hát tuồng, múa hát cung đình, hát bội, hát chòi, một số
món ăn dân gian và đặc sản địa phương nổi tiếng như bún bò Huế, cá bống sông Trà,
bánh gương Quảng Ngãi, gà Quảng Nam... luôn hấp dẫn du khách.
Nghề thủ công truyền thống : Các làng nghề truyền thống nổi tiếng như chạm
khắc đá Quan Khái – Hòa Khê khu vực Ngũ Hành Sơn, đúc đồng ở phường Đúc
(Huế), Phước Kiều (Quảng Nam), làng gốm Thanh Hà (Hội An), làng mộc Kim Bồng
(Quảng Nam), nghề làm nón nổi tiếng ở Huế...
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
17
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật : Bảo tàng cổ vật cung đình Huế ,
bảo tàng Chăm, bảo tàng di tích chiến tranh chống Mỹ ở Đà Nẵng, bảo tàng chứng
tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi, bảo tàng Quang Trung ở Bình Định.
Yếu tố con nguời và bản săc văn hóa dân tộc : Vùng KTTĐ miền Trung có
nhiều nền văn hóa khác nhau mang đậm bản sắc dân gian như văn hóa cung đình
Huế, văn hóa Chăm, văn hóa dân tộc ít người.
2.1.1.6 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch biển : Vùng KTTĐ miền Trung có một thế mạnh, có chiều
dài bờ biển lớn, đây là điều kiện thuận lợi của vùng trong việc phát triển kinh tế của
mỗi địa phương trong vùng nói riêng và toàn vùng nói chung (với hàng trăm nghìn ha
mặt nước để nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản). Ngoài điều kiện thuận lợi
về nguồn hải sản, vùng KTTĐ miền Trung có bờ biển dài với nhiều vùng vịnh, các
bãi tắm thoai thoải, nước ấm đã tạo ra những bãi tắm đẹp. Do vậy, hàng năm thu hút
hàng triệu du khách cả trong nước và nước ngoài đến du lịch, tham quan và nghỉ
dưỡng... Các bãi biển tiêu biểu : Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ
Khê, Cửa Đại, Tam Thanh, Quy Nhơn... Các vùng vịnh, đầm, phá với cảnh quan đặc
sắc như : phá Tam Giang, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan..., hệ thống các đảo ven bờ

như Lý Sơn, Cù Lao Chàm... có giá trị đặc biệt để phát triển du lịch. Bờ biển của
vùng với hệ thống cảng biển phát triển sẽ là cửa ngõ giao lưu kinh tế với bên ngoài,
đồng thời cũng là đầu mối ra biển của nước CHDCND Lào và vùng Đông Bắc Thái
Lan thông qua các tuyến hành lang Đông Tây. Do vậy ngoài tầm quan trọng về phát
triển kinh tế thì biển của vùng KTTĐ miền Trung còn có vị trí chiến lược về quốc
phòng và an ninh.
Tài nguyên du lịch núi : Các khu vực cảnh quan, núi cao trên 1000m, khí hậu
mát mẻ như Bạch Mã, Bà Nà, Sơn Trà, Cà Đăm, Ba Tơ, Núi Bà.
Tài nguyên hang động : Hang động ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
18
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tài nguyên du lịch về sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng : Hệ thống sông
với nhiều cảnh đẹp, lòng sông dốc, nhiều ghềnh đá thích hợp với loại hình du lịch
mạo hiểm, các hồ Phú Ninh, Thạch Lam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái hồ, nước khoáng Mỹ An, Thạch Bích, Hội Vân, Long Mỹ - Tuy Phước.
Tài nguyên du lịch của các khu bảo tồn thiên nhiên : bao gồm các hệ sinh thái
đầm phá, rừng khô hạn (rừng khộp), vùng cát và san hô.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
19
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị, trong
đó có các đô thị lớn (thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn), các khu kinh tế quan
trọng (khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội). Hệ thống đô thị
cùng với các khu công nghiệp, khu du lịch, các di sản văn hóa thế giới, là những nhân
tố tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân trong vùng có truyền thống cách mạng, hiếu học
và năng động, nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có tay nghề cao, là nòng cốt để
tiếp cận khoa học – công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh những lợi thế, vùng KTTĐ miền Trung cũng có nhiều khó khăn. Đó là
hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề, kinh tế - xã hội còn kém phát triển, khí
hậu thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Đây là những yếu tố
làm hạn chế sự thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển vào vùng. Những năm qua,
vùng KTTĐ miền Trung đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2005 đạt 10,5%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng
bình quân ngành công nghiệp và xây dựng là 15,1%/năm, cao hơn mức tăng bình
quân của cả nước (14,2%), ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 7%/năm, cao
hơn mức tăng bình quân của cả nước (5,8%), ngành dịch vụ tăng bình quân
9,8%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước (11,8%). GDP bình quân đầu
người tăng từ 3,8 triệu đồng/người năm 2000 lên 7,6 triệu đồng/người năm 2005,
tăng gấp 2 lần so với năm 2000. Nhìn chung, xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
vùng trong những năm gần đây tương đối rõ và đúng hướng nhưng còn chậm, phù
hợp với các lợi thế của vùng. Tuy nhiên, vùng KTTĐ miền Trung vẫn là một vùng có
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tới 24,6% trong tổng GDP
(cao hơn nhiều so với hai vùng kinh tế trọng điểm còn lại), mặc dù là vùng kinh tế
động lực của cả nước.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
20
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp : Những thành tựu phát triển nông –
lâm – ngư nghiệp từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ khi có Nghị
quyết 10 (năm 1988) nông nghiệp của vùng đã phát triển, cơ cấu kinh tế đã có
sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng các
hàng hóa mũi nhọn tăng. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ :
+ Tính tự chủ trong sản xuất của nông dân và cá đơn vị sản xuất được tôn
trọng. Hộ nông dân được coi là đơn vị sản xuất, tự hạch toán tự chịu trách nhiệm về
sản xuất kinh doanh của mình.
+ Cơ chế kinh tế thị trường đang dần được hình thành thay cho cơ chế kinh tế

kế hoạch hóa tập trung tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
Người nông dân sản xuất theo nhu cầu, trước hết là của cá nhân gia đình họ và nhu
cầu của thi trường, họ quan tâm tạo ra những sản phẩm mà thị trường bán được và có
giá trị kinh tế cao. Đặc biệt là việc chuyển đổi vùng ven biển sang nuôi trồng thủy
sản đem lại thu nhập cao cho nông dân (1 ha đất lúa chuyển sang nuôi tôm có thể
đem lại 70 – 100 triệu đồng trừ chi phí như ở vùng Phá Tam Giang – tỉnh Thừa Thiên
Huế)
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm, với tổng dân số toàn vùng khoảng 6,2 triệu
dân và việc hình thành nhiều khu công nghiệp lớn trong vùng và các vùng lân cận,
đây là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao như : gạo, thịt,
rau quả, hải sản và cơ cấu tiêu dùng lương thực thực phẩm ngày càng có sự thay đổi,
đây là cơ sở quan trọng lâu dài cho việc chuyển đổi.
+ Nhà nước thực hiện chính sách nhiều thành phần kinh tế, từ đó khơi dậy
tiềm năng về vốn, về sức lao động, về kỹ thuật công nghệ, về kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh không những trong nước mà cả nước ngoài.
+ Thông qua các Nghị định của Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế như phát
triển trang trại, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn, khuyến nông, tín dụng cho người nghèo để tái vốn sản xuất.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
21
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bên cạnh những thành tựu đạt được nông – lâm – ngư nghiệp vùng KTTĐ miền
Trung đang đứng trước những khó khăn nhất định. Cụ thể là :
+ Miền trung nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng được đánh giá là
vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất, đất đai không màu mỡ. Bình quân đất
nông nghiệp trên đầu người thấp (bằng 60,7% toàn quốc). Địa hình chia cắt, đặc biệt
quá trình thoái hóa đất và hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh ở các tỉnh Quảng
Ngãi, Bình Định.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành trong những năm đổi mới tuy đã có

tiến bộ, song cho đến nay tốc độ chuyển dịch còn chậm chưa tương xứng với vai trò
là vùng KTTĐ miền Trung, trong nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, trong trồng trọt
chủ yếu là cây lương thực, sản lượng giá trị xản phẩm hàng hóa và hàng nhập khẩu
thấp.
+ Ở các huyện miền núi phía Tây, điều kiện tự nhiên không ưu đãi, cơ sở hạn
tầng kỹ thuật nhất là thủy lợi, giao thông còn nhiều yếu kém, chủ yếu là đồng bào dân
tộc sinh sống, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ nghèo đói cao, văn hóa tinh thần thiếu
thốn. Đây là những vùng cần được quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành ở địa
phương và trung ương để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng trong
những năm tới.
+ Đầu tư cho nông – lâm – ngư nghiệp còn thấp chưa tương xứng với tiềm
năng của vùng. Những cản trở trong việc tiếp cận vốn tín dụng do trình đọ sản xuất
còn thấp dễ mất vốn, đối với cây dài ngày như cà phê, cao su...lâu thu hồi vốn, người
dân khó theo đuổi lo lắng về rủi ro thị trường, khí hậu thời tiết.
+ Việc chuyển nhượng đất đai, đồn điền, đồii thừa diễn ra chậm, thường là
chuyển nhượng, cho mượn trong mối quan hệ thân thiết gia đình (chiếm tới 40%) và
thời gian thuê thường ngắn từ 1 đến 3 năm nên không khuyến khích tập trung đầu tư
cải tạo. Quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn khó
khăn, Mối quan hệ hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người nông dân của các cơ sở chế
biến, nhà máy thường có những bất cập. Người nông dân còn chưa quen vói cách làm
ăn của cơ chế thị trường.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
22
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Đối với ngành công nghiệp – xây dựng : Đã và đang là một ngành sản xuất
quan trọng trong nền kinh tế của vùng. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp
(giá 1994) năm 2005 đạt khoảng 6.341 tỷ đồng chiếm khoảng 81,3% tổng giá
trị gia tăng công nghiệo và xây dựng của vùng. Ngành công nghiệp đóng góp
khoảng 26,4% trong toàn bộ GDP của vùng. Những năm gần đây cơ cấu công
nghiệp theo thành phần kinh tế đã có sự dịch chuyển ngày càng hợp lý hơn,

tuy nhiên sự dịch chuyển này còn chậm và không ổn định.
+ Công nghiệp Nhà nước giảm tỷ trong trong giá trị sản xuất công nghiệp từ
53,5% năm xuống 49,2% năm 2005. Điều này chứng tỏ xản xuất công nghiệp của
vùng đã có bước chuyển biến tích cực nhưng cần phát triển nhằm thu hút nhiều vốn
hơn, công nghệ sản xuất mới hơn và sản phẩm đa dạng hơn.
+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 30,8% năm 2000 lên 35,5% năm
2005. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này đạt tốc độ tăng bình quân 21,4%/
năm giai đoạn 2001 – 2005. Trong đó kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân đang từng
bước chiếm ưu thế và khẳng định mình trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
23
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đối với phân theo ngành công nghiệp thì sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp của vùng thời gian qua chủ yếu là do có sự đóng góp rất lớn của công
nghiệp chế biến dựa trên các nguồn nguyên liệu tại chỗ. Năm 2005, riêng ngành này
chiếm tới 92,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, trong khi công nghiệp
điện nước chỉ chiếm 4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng và ngành công
nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chỉ chiếm khoảng 3,2%. Trong công nghiệp
chế biến, ngành chế biến thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng
27,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, tiếp đến là các sản phẩm công
nghiệp khoáng phi kin loại 15% và công nghiệp sản xuất giường tủ, bàn, ghế chiếm
8,5%, công nghiệp dệt chiếm 6,8%, còn lại là các ngành công nghiệp khác... Cơ cấu
công nghiệp như hiện nay cho ta thấy : mặc dù công nghiệp chế biến (công nghiệp
chế tác – manufactering) những năm gần đây có sự suy giảm nhẹ song ngành công
nghiệp chế biến vẫn là ngành có tỷ trọng cao và góp phần quan trọng phát triển công
nghiệp của vùng. Cơ cấu nội bộ công nghiệp chế biến còn chưa có sự chuyển dịch
tích cực. Công nghiệp chế biến vẫn chủ yếu là chế biến nông, lâm sản trên cơ sở
nguyên liệu tại chỗ, mặc dù còn tiềm năng phát triển và giải quyết tốt đầu ra cho
nông nghiệp song sẽ bị giới hạn, khó có thể tạo ra bước đột phá tăng trưởng cao. Các
ngành công nghiệp nặng, công nghiệp dịch vụ, các ngành công nghiệp “mới” ... còn

có quy mô nhỏ bé chưa tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu tích cực và hợp lý hơn, chưa
đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
• Đối với ngành thương mại, dịch vụ : Vùng KTTĐ miền Trung được đánh giá
là vùng có tiềm năng về du lịch, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch của vùng
năm 2005 là 9.731 tỷ đồng tăng gấp 1,6 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, tỷ
trọng giá trị gia tăng của ngành trong tổng GDP của ngành có giảm chút ít, từ
40,6% năm 2000 xuống còn 39.8% năm 2005. Giá trị sản xuất khu vực dịch
vụ năm 2005 (giá 1994) đạt 20.588 tỷ đồng cao hơn mức tăng của cả nước là
7,6%. Cụ thể như sau :
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
24
Lê Thị Mai Thanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Đối với thương mại nội địa : Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 2005 đạt
48.884,2 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng gấp 1,8 lần so với năm 2000 và đạt tốc
độ tăng bình quân 13,2%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005. Việc cung ứng
hành hóa cho vùng sâu, vùng xa ngày càng được cải thiện, vai trò cung ứng
đang chuyển giao dần từ khu vực thương nghiệp quốc doanh sang khu cực
thương nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại quốc doanh
vẫn chiếm tới 34,9% tổng doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của vùng. Hệ
thống chợ của vùng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông
hàng hóa dịch vụ, hiện tại các chợ chưa thực sự trở thành đầu mối phân phối
hàng hóa nông, thủy sản, chưa phát triển kết hợp chợ hiện có với chợ mới,
siêu thị, trung tâm thương mại.(hệ thống chợ chiếm khoảng 40%, hệ thống các
cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống khoảng 44%, hệ thống phân
phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại
6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng tới người tiêu dùng). Như vậy, thời
gian tới với xu thế hội nhập đang diễn ra, ngành thương mại của vùng cần đầu
tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông
hàng hóa trong vùng, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện mở cửa của thị
trường trong nước.

• Đối với hoạt động xuất khẩu : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của vùng
năm 2005 đạt 900,6 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là thủy
sản, công nghiệp nhẹ (giầy dép, dệt may). Ngoài ra còn có một số mặt hàng
như bánh kẹo, hàng nông sản (gạo, rau quả tươi...) và thực phẩm chế biến.
Nhìn chung hàng hóa xuất khẩu còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh thấp.
Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của vùng lên tới hơn 78%. Tuy kim ngạch xuất khẩu
không lớn nhưng đây là lĩnh vực thu hút nhiều lao động tạo việc làm và sử
dụng nguyên liệu tại địa phương. Thị trường xuất khẩu truyền thống của vùng
là các nước trong khối ASEAN và các thị trường vùng EU, Đông Bắc Á và
bước đầu đang thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ.
Lớp KTPT 47B QN Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
25

×