Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chiến tranh nhân dân trong quản trị doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.47 KB, 6 trang )

Chiến tranh nhân dân trong quản
trị doanh nghiệp



Một chiến lược và phương thức quản trị doanh nghiệp thành công luôn là đích
ngắm của bất cứ công ty nào. Và đôi khi một chiến lược thành công lại đến từ những
điều giản dị nhưng cũng rất vĩ đại từ cuộc sống bên ngoài.
Trong hoạt động quản trị, yếu tố quan trọng nhất luôn là “con người”. Sức ép
tăng trưởng kinh doanh ngày một lớn khiến khác công ty ngày càng đau đầu hơn trong
việc khơi gợi tinh thần làm việc của các nhân viên để họ nỗ lực và cống hiến hết mình
cho công việc. Đây là một bài toán khó, không dễ dàng gì tìm được câu trả lời.
Trở lại đôi chút với lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng
chiến thần kỳ, được cả thế giới tôn trọng và cho đến ngày nay, nhiều chuyên gia nước
ngoài vẫn không ngừng tìm kiếm các câu trả lời cho những chiến tích vĩ đại đó.

Trong số các bài học và nguyên nhân thành công được rút ra, yếu tố có lẽ được
nhiều người đồng tình nhất là Việt Nam đã xây dựng được một thế trận chiến tranh
nhân dân trước những kẻ thù vô cùng lớn mạnh. Ở đó, toàn dân đồng lòng tham gia
vào cuộc chiến tranh, góp người góp của cho tiền tuyến, tất cả không ngại hy sinh
quyền lợi của cá nhân vì thắng lợi chung của đất nước.

Những đức tính đáng nhớ của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ này là
dũng cảm,
thông minh
và độ lượng. Đây là những đức tính không phải lúc nào cũng có thể có
được.

Quay lại với hiện tại, các hoạt động kinh doanh đang phát triển rất mạnh, sức ép
cũng rất lớn. Nhưng các công ty cũng phát đạt hơn, các nhân viên được trả lương cao
hơn, cuộc sống khá giả hơn. Kèm theo đó là một điều đáng chú ý: ngày càng có nhiều


công ty quan tâm nhiều hơn tới việc quản trị doanh nghiệp và khơi dậy tinh thần làm
việc của các nhân viên.

Ngày nay, không ít các công ty thừa nhận rằng nhân viên của họ làm việc kém
hiệu quả, ít tinh thần trách nhiệm và ít cả sự chủ động sáng tạo trong công việc. Đây là
một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy và cũng không có gì khó hiểu. Khi cuộc sống
phát triển và đầy đủ hơn, chúng ta sẽ cảm thấy phải không nỗ lực nhiều nữa, chỉ muốn
tận hưởng những gì an nhàn, thảnh thơi nhất.

Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên trách nhiệm,
nhiệt tình, sáng tạo và cũng năng động? Một phương pháp được áp dụng là tạo ra môi
trường “Chiến tranh nhân dân” trong toàn thể công ty.

Trước tiên cần phải hiểu thế nào là môi trường “chiến tranh nhân dân”? Đây là
một môi trường mà sức ép công việc, sức ép hoàn thành mục tiêu luôn ở mức rất cao.
Mọi nhân viên trong công ty cần nhận thấy rằng nếu mình không nỗ lực hoàn thành
công việc, thì tất yếu sẽ bị đào thải và ngược lại, nếu họ thành công, thì tương lai sẽ vô
cùng rộng mở.

Để hiểu rõ hơn về môi trường này theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chúng ta
hãy nhìn lại lịch sử và so sánh với hiện tại.

Dũng cảm hay Hèn nhát

Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân Việt Nam vô cùng dũng cảm, họ sẵn sàng
xung phong ra trận để đánh giặc, bảo vệ mảnh đất quê hương cho dù biết rằng nguy
hiểm là vô cùng lớn và có thể phải hy sinh cả tính mạng. Lúc đó, chúng ta có những
anh thanh niên xung phong miệng nở nụ cười tươi trên con đường ra mặt trận, họ hoàn
toàn không sợ hiểm nguy phía trước. Thế còn bây giờ? Tại các công ty, không ít nhân
viên rất ngại việc khó, thấy việc nào khó hoàn thành là họ đùn đẩy cho những người

khác. Ngoài ra, họ không dám đương đầu với các thách thức công việc và luôn mong
muốn một sự ổn định, đều đều và quen thuộc.

Rõ ràng có sự trái ngược nhau giữa sự
dũng cảm trong thời chiến tranh và đức
tính
sợ sệt, ngại ngùng trong thời đại hiện nay.

Thông minh hay Trì trệ

Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ kém thông minh cả. Trong thời kỳ chiến tranh,
chúng ta có những con người kiệt xuất, làm nên những chiến tích vĩ đại còn trong thời
bình, mặc dù những thanh niên Việt Nam mặc dù vẫn đạt các giải lớn trong các kỳ thi
quốc tế nhưng rồi sau đó mờ nhạt dần, không để lại dấu ấn nào cả. Hay tại các công ty
kinh doanh, nhiều nhân viên rất tài năng nhưng họ cũng không có được những bước
tiến mang tính đột phá, mà thậm chí tài năng lại có phần phai nhạt theo thời gian.

Tất cả là vì trong thời kỳ chiến tranh, trước những sức ép vô cùng lớn, ý chí của
con người cũng rất cao. Họ quyết tâm, họ tìm tòi suy nghĩ và dành hết công sức, thời
gian vào những mục tiêu chung. Chính sức ép đã tạo ra những con người kiệt xuất.

Độ lượng hay Ích kỷ

Còn nhớ trong thời kỳ chiến tranh, người dân Việt Nam sẵn lòng hiến đất, hiến
tài sản của mình cho cách mạng, nhiều người không ngại ngùng đem cả gia tài ủng hộ
cho bộ đội, cho cuộc kháng chiến. Lòng độ lượng của mọi người đã đóng góp phần
quan trọng cho thành công của cả dân tộc.

Vậy mà ngày nay, mọi người trong xã hội nói chung và các nhân viên trong
công ty nói riêng không còn giữ được phẩm chất tốt đẹp đó. Nhiều nhân viên không

sẵn lòng từ bỏ thời gian cá nhân của mình cho công việc, họ luôn đặt quyền lợi của
bản thân lớn hơn quyền lợi chung của cả công ty. Thậm chí, không ít nhân viên giờ
đây luôn “bon chen”, “đấu đá” với các đồng nghiệp khác trong công việc vì lợi ích của
chính mình.

Qua đây có thể thấy, trong quản trị doanh nghiệp, để công ty có những bước
phát triển mạnh mẽ, các nhân viên năng động, sáng tạo, hết mình vì công việc, vì công
ty, nhà quản trị cần biết tạo ra sức ép như trong thời kỳ chiến tranh.

Lãnh đạo bộ phận nào không tạo ra được sức ép thì không thể thành công, hiệu
suất làm việc không cao cùng với đó là không ít mục tiêu chỉ được hoàn thành trên
giấy tờ. Một môi trường “chiến tranh nhân dân” là nơi mà mọi người chịu được những
áp lực lớn nhất.

Thực tế, nhà quản trị phải tạo ra được sức ép không ngừng nỗ lực, học hỏi và
hoàn thiện bản thân cho toàn thể các nhân viên. Đó có thể là những sức ép học ngoại
ngữ, sức ép hoàn thành công việc đúng hạn định, sức ép làm việc trên dưới 10
h/ngày, Trước những sức ép lớn như vậy, không ít nhân viên sẽ than phiền. Và
nhiệm vụ của nhà quản trị là biết cách giúp cho nhân viên thích nghi cũng như có được
khích lệ xứng đáng nhất.

Một nhà quản trị nổi tiếng trên thế giới đứng trước những than phiền của các
nhân viên về sức ép quá lớn trong công việc đã trả lời rằng: “Đừng lo lắng quá, các
bạn sẽ chỉ vất vả trong sáu tháng thôi”. Nhân viên hỏi lại: “Vậy sau sáu tháng thì
sao?”. Nhà quản trị đó trả lời ngày: “Sau đó thì các bạn sẽ quen thôi”. Quả đúng vậy,
do dù sức ép công việc có ra sao thì sau một thời gian nhất định các nhân viên sẽ quen
và cảm thấy thích nghi được.

Rõ ràng, công việc tiếp theo khi đó của các nhà quản trị là đi tìm những thách
thức mới, những cơ hội tiếp theo cho các nhân viên trong công ty. Một nhà quản trị

doanh nghiệp thành công phải là người có tầm nhìn xa, biết rõ phương thức tạo ra một
năng suất lao động cao trong toàn thể công ty và xây dựng thành công một văn hoá
doanh nghiệp đặc trưng. Chính môi trường chiến tranh nhân dân nơi mà sức ép rất lớn
sẽ tạo ra một hiệu suất công việc cao nhất.

***

Ngày nay, quản trị luôn là yếu tố được các công ty rất coi trọng. Nhưng mỗi
công ty sẽ có những chiến lược và chức năng quản trị khác nhau. Có những công ty
thành công nhưng cũng có những công ty thất bại.

Song một khi nghệ thuật “chiến tranh nhân dân” được chuyển hoá vào hoạt
động “quản trị doanh nghiệp” thì chẳng có thể có khó khăn, thách thức kinh doanh nào
có thể ngăn cản những bước tăng trưởng kinh doanh mới.

Muốn làm được điều đó, các nhà quản trị phải dựa vào truyền thống văn hoá
công ty, kết hợp với những phương thức quản lý kinh doanh hiện đại, nói cách khác
chính là kết hợp cái văn minh, hiện đại của Phương Tây với triết lý sống và truyền
thống dân tộc Việt Nam. Đây sẽ là phương châm chủ đạo định hướng cho người quản
trị doanh nghiệp ngày nay.


×