Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.29 KB, 53 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 19/08/2012. CHƯƠNG 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (Tiết 1, 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Biết vai trò của máy tính và các dạng thông tin trong đời sống. - Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính. - Các dạng thông tin cơ bản và phân loại. - Nhận diện các bộ phận của máy tính và biết chức năng cơ bản của mỗi bộ phận. - Ôn lại các thao tác cơ bản với máy tính đã được làm quen. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, SGK, giáo án, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi. 2. Phương tiện giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS điểm danh và báo cáo số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ làm quen tiếp tục với bộ môn này trong cả hai học kỳ. Để tiếp tục chương trình của năm học trước, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn lại các kiến thức mà ta được học ở năm qua. b. Bài mới:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TG (15’ ). (20’ ). (30’ ). HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức: - Em hãy cho biết em đã được học soạn thảo văn bản trên phần mềm soạn thảo nào? - Máy tính có khả năng làm việc như thế nào? - Máy tính sử dụng mấy loại thông tin? Là những loại nào? - Máy tính giúp con người làm gì? - Máy tính thường có mấy bộ phận chính? Hoạt động2: Bài tập: - Yêu cầu HS đọc các bài tập và trả lời câu hỏi: + B1: Thiết bị nào trong gia đình cần điện để hoạt động? + B2: Kể tên hai thiết bị ở lớp học khi hoạt động dùng điện? + B3: Đọc các câu sau và chéo vào câu nào là đúng? Hoạt động3: Hoạt động: * Trình bày các thao tác để khởi động 1 phần mềm có trên màn hình nền. => Nhận xét.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Phần mềm soạn thảo Word.. - Nhanh, chính xác, lien tục và giao tiếp than thiện với con người. - Có 3 dạng thông tin: văn bản, âm thanh, hình ảnh. - Giúp con người làm việc, học tập, giải trí, liên lạc. - Có 4 bộ phận: màn hình, phần than, bàn phím và chuột. - HS trả lời: + Quạt, bong điện, tivi, đài… + Quạt, bong điện. + Cả 5 câu đều đúng.. - Nháy nhanh liên tiếp vào biểu tượng có trên màn hình nền. - Nháy phải chuột lên biểu tượng, sau đó nháy chuột chọn chữ “Open”.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> bằng chuột trái. - GV yêu câu HS mở phần - HS thực hành. mềm soạn thảo Word lên và gõ câu sau: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.” - Chia lớp ra thành 4 nhóm và - Thảo luận nhóm và trả lời. thảo luận hoạt động T1, sau đó cử đại diện đứng lên trả lời. => GV nhận xét và bổ sung. 4. Củng cố - dặn dò: - Khái quát lại các lợi ích của máy tính và các bộ phận của máy tính. - Về nhà học bài và đọc trước bài mới “Khám phá máy tính”.. Ngày soạn: 26/08/2012. Bài 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH (Tiết 3, 4).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết được sự phát triển của máy tính, sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay. - Biết được bộ phận nào là quan trọng nhất của máy tính. - Nhận biết được máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS điểm danh và báo cáo số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Câu 1: Hãy nêu lợi ích của máy tính? - Câu 2: Máy tính có mấy bộ phận chính? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta đã được học về máy tính, nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (20’) Hoạt động1: Máy tính xưa và nay: - GV yêu cầu HS đọc và quan - HS đọc và quan sát. sát hình ảnh của phần “Máy.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> tính xưa và nay”. - Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn và chiếm diện tích gần 167 m2 (Hình 2 – trang 5 SGK). Máy tính ngày nay nặng khoảng 15 kg, chiếm diện tích ½ m2. - Em hãy quan sát Hình 2 và Hình 3 và có nhận xét như thế nào về máy tính xưa và nay? - Các em đã biết khá nhiều về máy tính rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ phận của máy tính không? (11’) Hoạt động 2 : Bộ phận của máy tính : - Quan sát Hình 5 và đọc tên các bộ phận máy tính ? - Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận của máy tính ? => Nhận xét và bổ sung.. - Nghe, quan sát và ghi bài.. - Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu ít năng lượng và rẻ hơn... - HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.. - Màn hình, bàn phím, phần thân, chuột. - HS trả lời : + Bàn phím, chuột : đưa thông tin vào để máy tính xử lí. + Phần thân : thực hiện quá trình xử lí. + Màn hình : đưa thông tin ra sau khi đã xử lí. - Bộ phận nào là quan trọng - Phần thân. nhất ? (30’) Hoạt động 3 : Bài tập : - B1 : + Tính xem chiếc máy + Thực hành tính toán : Lấy 27 tấn tính xưa nặng gấp bao nhiêu đổi ra kg (=27.000 kg). Sau đó lấy.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> lần máy tính hiện nay ? + Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện tích bao nhiêu căn phòng rộng 20 m2. - B2 : Tính tổng của 15, 21 và 9 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì ? - Tính hiệu của 200 và 177 thông tin vào là gì, thông tin ra là gì ?. 27.000 kg chia cho 15 kg. 27.000 : 15 = 1800 lần. + Thực hành tính toán: Lấy 167 m2 chia cho 20 m2. 167 : 20 = 8,35 căn phòng. - Trả lời câu hỏi: + Thông tin vào: 15, 21, 9, dấu (+). + Thông tin ra: kết quả của phép tính (=42). - Trả lời câu hỏi: + Thông tin vào: 200, 177, dấu (-). + Thông tin ra: kết quả của phép tính (=23).. 4. Củng cố - dặn dò: - Khái quát sự phát triển của máy tính và nhiệm vụ của từng bộ phận của máy tính. - Về nhà học bài và xem trước bài mới “Chương trình máy tính được lưu ở đâu?”.. Ngày soạn: 03/09/2012. Bài 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU ? (Tiết 5, 6).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS biết được một số thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất. - Biết được dữ liệu máy tính được lưu ở đâu, và lưu nhờ những bộ phận nào. - HS biết sử dụng được một số thiết bị lưu trữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi và bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS điểm danh và báo cáo số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Câu 1: Nêu khái quát về sự phát triển của máy tính? - Câu 2: Nêu các bộ phận của máy tính? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Khi làm việc với máy tính các em có thể lưu kết quả để dùng lại. Chẳng hạn như những bức tranh em vẽ, bài văn em soạn để sau mở ra xem, chỉnh sửa, in. Vậy để lưu các kết quả trên người ta làm gì? Và hôm nay chúng ta sẽ đến với bài mới để tìm hiểu điều đó. b. Bài mới:. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (10’) Hoạt động 1: Giới thiệu đĩa cứng: - Dùng để lưu trữ những dữ - Lắng nghe và ghi bài..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> liệu và thông tin quan trọng. Là thiết bị lưu trữ quan trọng nhất. Nó được lắp đặt cố định trong phần thân. - Cho HS quan sát hình dạng đĩa cứng. (16’) Hoạt động 2: Giới thiệu đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash: - Để thuận tiện cho việc trao đổi và di chuyển thông tin dễ dàng người ta sử dụng các thiết bị lưu trữ: đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash. - Các thiết bị này có thể tháo lắp ra khỏi máy tính một cách dễ dàng. - Cho HS quan sát một số hình ảnh về thiết bị trên. (35’) Hoạt động 3: Thực hành: - T1: Cho HS quan sát máy tính để bàn. Tìm vị trí của ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD trên máy tính. - T2: HS quan sát để nhận biết khe cắm của thiết bị nhớ flash. - Yêu cầu HS đọc T3, quan sát máy tính và trả lời. - Yêu cầu HS đọc bài đọc. - Quan sát.. - Lắng nghe và ghi bài.. - Lắng nghe.. - Quan sát.. - Quan sát và thực hành.. - Quan sát.. - Quan sát và trả lời..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> thêm “Sử dụng đĩa CD”. 4. Củng cố - dặn dò: - Khái quát lại các thiết bị lưu trữ của máy tính, nhấn mạnh thiết bị lưu trữ quan trọng nhất là đĩa cứng và cách sử dụng các thiết bị lưu trữ. - Về nhà học bài và đọc trước bài mới.. Ngày soạn: 09/09/2012. CHƯƠNG 2: EM TẬP VẼ Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (Tiết 7, 8) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Học sinh ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ họa Paint đã được học trong sách “Cùng học tin học quyển 1” như: cách khởi động trang vẽ, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền. - Học sinh ôn lại thao tác sử dụng các công cụ để tô màu, vẽ hình đơn giản, di chuyển phần hình vẽ, ... Sau khi học xong bài này các em có khả năng: Vận dụng các công cụ vẽ đã học để vẽ các hình ảnh khó hơn. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi và bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS hát bài hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu 1: Nhắc lại các bộ phận của máy tính? Bộ phận nào quan trọng nhất? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Ta đã ôn lại những kiến thức ở năm học trước và đã khám phá máy tính rồi. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen lại một chương trình đã học ở năm trước nhưng với mức độ cao hơn, đó chính là chương trình vẽ. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (15’) Hoạt động 1: Tô màu: - Em nào nhớ tên gọi của chương - Đó là Paint. trình vẽ? - Em chọn màu vẽ bằng cách nháy - Nháy chuột trái để chọn màu.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> chuột nào? Ở đâu?. vẽ ở hộp màu.. - Em chọn màu nền bằng cách - Nháy chuột phải để chọn màu nào? nền ở hộp màu. - TH: Hãy mở một vài ảnh mẫu và - Thực hành. tô màu theo mẫu:. (15’) Hoạt động 2: Vẽ đường thẳng: - Để vẽ đường thẳng ta dùng công - HS trả lời: là hình đường thẳng cụ nào trong hình dưới? Nêu cách ở hình thứ 3. vẽ? - Cách vẽ: + Chọn công cụ đường thẳng trong hộp công cụ. + Chọn màu vẽ. + Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ. + Kéo thả chuột từ điểm đầu tới TH: Vẽ tam giác, tô màu đỏ cho điểm cuối của đoạn thẳng. tam giác, và lưu lại với tên - Quan sát, lắng nghe và thực hành theo. tamgiac.bmp. - Cách vẽ: + Vẽ tam giác. + Tô màu đỏ cho tam giác..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Lưu vào File \ Save. Đặt tên tamgiac.bmp. => GV làm mẫu. (18’) Hoạt động 3: Vẽ đường cong: - Để vẽ đường cong ta sử dụng - HS trả lời: chọn hình cong ở công cụ nào trong các công cụ bên hình thức hai. dưới? Nêu cách vẽ? - Cách vẽ: + Chọn công cụ để vẽ đường cong. + Chọn màu vẽ, nét vẽ. +Kéo thả chuột từ điểm đầu tới điểm cuối. + Nhấn giữ kéo chuột trái để uốn cong đoạn thẳng. TH: Yêu cầu HS vẽ hình lọ hoa - Quan sát và vẽ theo mẫu. theo mẫu:. (15’) Hoạt động4: Thực hành: - Yêu cầu HS vẽ và tô màu chiếc - HS thực hành. quạt theo mẫu sau:.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách tô màu, vẽ đường thẳng, đường cong. - Về nhà học bài, đọc bài đọc thêm và đọc bài mới “Vẽ hình chữ nhật, hình vuông”.. Ngày soạn: 16/09/2012. Bài 2: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG (Tiết 9, 10) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ các hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách vẽ 3 dạng hình chữ nhật, hình vuông. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ để vẽ..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Sau khi học xong bài này các em có khả năng: kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong, các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính, hình ảnh liên quan. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS hát bài hát tập thể. 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - Câu 1: Em có thể dùng công cụ đường thẳng để vẽ hình chữ nhật không? Nếu được trình bày cách vẽ? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Ta đã ôn lại một số công cụ vẽ ở các tiết trước, đến tiết này chúng ta sẽ ôn các công cụ vẽ tiếp theo. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (15’) Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật: - Như vậy với công cụ đường thẳng ta - Lắng nghe. có thể vẽ được hình chữ nhật. Nhưng làm như vậy sẽ rất lâu và không chính xác. - Phần mềm Paint đã hỗ trợ cho chúng - Quan sát hình dạng của ta một công cụ để vẽ hình chữ nhật giúp công cụ. ta vẽ nhanh và chính xác hơn. Công cụ đó có hình dạng như sau. :.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Các bước tiến hành vẽ: - Quan sát thao tác của + Chọn công cụ hình chữ nhật trong GV, nghe và ghi bài. hộp công cụ. + Chọn 1 trong 3 kiểu hình chữ nhật cần vẽ.. + Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc. TH1:Vẽ một phong bì thư như theo - Quan sát GV thực hành, mẫu sau: nghe, ghi bài và thực hành.. - Cách vẽ: + Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật. + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật. (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2). + Vẽ hình chữ nhật. + Dùng cụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại. - GV làm mẫu. TH2:Vẽ chiếc tủ lạnh theo mẫu sau:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Quan sát GV thực hành, thực hành.. - Cách vẽ: + Chọn công hình chữ nhật. + Chọn kiểu nét vẽ hình chữ nhật. (có đường biên và tô màu bên trong, kiểu thứ 2) + Dùng dụng cụ đường thẳng vẽ các nét còn lại. - GV làm mẫu. (10’) Hoạt động 2: Vẽ hình vuông: - Để vẽ hình vuông, em nhấn giữ phím - Nghe và ghi bài. Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift. - Có 3 kiểu vẽ hình vuông giống như - Nghe và ghi bài. hình chữ nhật.. - Thực hành vẽ trang trí hình vuông. - Quan sát thao tác của học sinh để kịp tời chỉnh sữa những chỗ sai. (16’) Hoạt động 3: Vẽ hình chữ nhật tròn. - HS thực hành..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> góc: - Ta đã biết cách vẽ hình vuông, hình - Nghe và ghi bài. chữ nhật thì với hình chữ nhật có 4 góc tròn thì cách vẽ cũng hoàn toàn tương tự thôi. - Cách vẽ: + Dùng công cụng cụ hình chữ nhật có bo tròn góc để vẽ. + Cách vẽ hình chữ nhật tròn góc bằng công cụ giống như cách vẽ hình chữ nhật có góc vuông bằng công cụ . Nó cũng có 3 dạng vẽ giống như là công cụ hình chữ nhật. (20’) Hoạt động 4: Thực hành: - TH1: Dùng công cụ và để vẽ - Quan sát + thực hành. đồng hồ treo tường như hình dưới đây.. - TH2: Dùng công cụ thích hợp để cặp - Quan sát + thực hành. sách và ti vi như hình sau:.. - Gợi ý vẽ: + vẽ cần tivi, vẽ quai cặp. +Tô màu cho cặp và ti vi. 4. Củng cố - dặn dò:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông. - Về nhà đọc bài đọc thêm, học bài. - Đọc trước bài mới trước khi đến lớp.. Ngày soạn: 23/09/2012. Bài 3: SAO CHÉP HÌNH (Tiết 11, 12) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS biết tác dụng của việc sao chép các đối tượng khi làm việc với máy tính. - Biết cách sao chép một phần hình vẽ. Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Sử dụng thành thạo cách chọn, di chuyển hình vẽ. - Biết sao chép 1 hình thành nhiều hình. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính, tranh ảnh minh họa. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS điểm danh và báo cáo số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu 1: Hãy nêu cách vẽ hình chữ nhật? Có mấy kiểu vẽ hình chữ nhật? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Ta đã ôn qua nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho cô biết là để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao? Để biết được điều đó thì hôm nay ta sẽ đến với bài học mới. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV (10’) Hoạt động 1: Nhắc lại cách chọn một phần hình vẽ: - Nếu trên hình vẽ có những phần hình ảnh giống hệt nhau hoặc có từ 2 hay nhiều hình giống nhau thì ta phải làm thế nào? - Các em có thể vẽ được các hình giống nhau và có kích thước bằng nhau không? - Để làm được việc này thì trong phần vẽ đã cung cấp cho chúng ta một công cụ thật thuận tiện, đó là công cụ sao chép hình. (15’) Hoạt động 2: Sao chép hình: - Để thực hiện sao chép hình thì ta phải thực hiện theo quy tắc sau:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Phải sao chép thêm 1 hình khác nửa.. - Có thể nhưng rất khó khăn.. - Nghe và ghi bài.. - Nghe và ghi bài..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Chọn hình vẽ cần sao chép. + Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã chọn tới vị trí mới. + Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết thúc. - Thực hành làm mẫu cho học sinh quan sát. - Cho bài tập để học sinh thực hành, sau đó gọi một vài học sinh lên thực hành trên máy chiếu. - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời sữa chữa các thao tác sai. TH: Vẽ một quả cam sau đó sao chép thành 4 quả có kích thước bằng nhau. - GV làm mẫu. (10’) Hoạt động 3: Sử dụng biểu tượng “trong suốt”: - Sau khi sao chép hình sau sẽ đè lên hình trước (hình trước sẽ bị mất đi, nếu ta để các hình cạnh nhau) để các hình trước đó không mất đi ta nhấn chuột vào biểu tượng trong suốt (trước khi sao chép.. - Quan sát. - Thực hành.. - Quan sát và thực hành.. - Lắng nghe và ghi bài.. - Quan sát. - GV làm mẫu: Vẽ hình tròn rồi.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> sao chép. (28’) Hoạt động 4: Thực hành: - TH1: Vẽ hình quả cam và sao - Quan sát GV làm mẫu và thực chép thành 2 quả cam khác. hành. - Cách vẽ: + Dùng công cụ vẽ đường cong, hình tròn và đổ màu. + Sử dụng công cụ sao chép.. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách sao chép một hình thành nhiều hình. - Về nhà học bài và đọc trước bài mới “Vẽ hình e-lip, hình tròn”..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ngày soạn: 30/09/2012. Bài 4: VẼ HÌNH E-LÍP, HÌNH TRÒN (Tiết 13, 14) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Biết cách vẽ hình e-líp, hình tròn. - Vận dụng vào vẽ một số hình đơn giản. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính, hình ảnh minh họa. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS điểm danh và báo số lượng. 2. Kiểm tra bài cũ: (8’) - Câu 1: Hãy nêu cách sao chép một hình thành nhiều hình? - Câu 2: Vì sao phải sử dụng biểu tượng trong suốt khi sao chép? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’).
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Để tiếp tục chương trình vẽ, hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các em cách vẽ hình e-líp, hình tròn. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (15’) Hoạt động 1: Vẽ hình e-líp, hình tròn: * Cách vẽ hình e-líp: - Lắng nghe và ghi bài. - Nháy chọn công cụ trong hộp công cụ. - Nháy chuột để chọn một trong ba kiểu vẽ hình e -lip ở phía dưới hộp công cụ. - Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi được hình em muốn rồi thả chuột. - Lắng nghe và ghi bài. * Cách vẽ hình tròn: - Để vẽ hình tròn em nhấn giữ phím Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý thả nút chuột trước khi thả phím Shift. (10’) Hoạt động 2: Các kiểu vẽ hình e-líp: - Có 3 kiểu vẽ hình e-lip, hình - Lắng nghe và ghi bài. tròn giống như khi vẽ hình chữ nhật..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> (35’) Hoạt động 3: Thực hành: TH1: Sử dụng công cụ hình e- - Quan sát và thực hành. lip vẽ hình minh họa hệ mặt trời.. - Cách vẽ: Dùng công cụ e-lip vẽ 3 hình elip và 4 hình tròn, thêm một vài nét thẳng để tạo hình mặt trời. - GV làm mẫu. TH2: Dùng công cụ hình e-lip và công cụ đã học để vẽ hình - Quan sát GV làm mẫu và thực sau: hành.. - Cách vẽ: + Dùng công cụ e-lip vẽ hình 1. + Dùng công cụ sao chép để sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3, hình 3 thành hình 4. + Thêm một số nét vẽ nữa cho phù hợp. - Làm mẫu cho học sinh quan sát. TH3: Vẽ lọ hoa như hình sau:.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Quan sát + thực hành.. - Cách vẽ: + Dùng công cụ đường cong và e-lip để vẽ. + Thực hiện sao chép hình 1 thành thành hình 2, hình 2 thành hình 3. - GV làm mẫu. TH4: Vẽ mắt kính.. - Quan sát + thực hành.. - Cách vẽ: + Dùng công cụ hình e-lip để vẽ đường tròn. + Dùng công cụ đường cong để vẽ gọng kính. + Thực hiện sao chép hình 1 thành hình 2, hình 2 thành hình 3. - Làm mẫu. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách vẽ hình e-líp, hình tròn. - Về nhà học bài và đọc trước bài mới “Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì”..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ngày soạn: 07/10/2012. Bài 5: VẼ TỰ DO BẰNG CỌ VẼ, BÚT CHÌ (Tiết 15, 16) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh biết sử dụng 2 công cụ cọ vẽ và bút chì để vẽ các hình tự do. Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Kết hợp công cụ cọ vẽ, bút chì với các nét vẽ khác để tạo được những hình ảnh vẽ thực hơn - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ vẽ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Cho HS điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: (8’) - Câu 1: Hãy nêu cách vẽ hình e-líp, hình tròn? - Câu 2: Có mấy kiểu vẽ hình e-líp? 3. Bài mới:.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> a. Giới thiệu bài: (1’) Để góp phần tô điểm cho bài vẽ của chúng ta thêm phong phú hơn. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em 2 công cụ vẽ nữa, đó là: công cụ vẽ bút chì và cọ. b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (30’) Hoạt động 1: Vẽ bằng cọ vẽ: - Các em hãy nêu các bước - HS trả lời: Các bước thực hiện thực hiện cọ vẽ? + Chọn công cụ cọ vẽ trong hộp công cụ. + Chọn màu vẽ. + Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công cụ. + Kéo thả chuột để vẽ. TH1: Dùng công cụ cọ vẽ để - Lắng nghe và ghi vào vở. vẽ bông hoa như hình dưới.. - Cách vẽ: + Chọn công cụ cọ vẽ. + Chọn màu hồng trong hộp màu. + Chọn nét vẽ. - Thực hành. + Vẽ. - Quan sát + thực hành. - Làm mẫu. - Nhận xét hình vẽ của HS. TH2: Dùng công cụ cọ vẽ để.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> vẽ con mèo như hình:. - Cho HS quan sát hình mẫu. - Vẽ mẫu. - Nhận xét hình vẽ của HS. (30’) Hoạt động 2: Vẽ bằng bút chì: - Giống vẽ bằng cọ vẽ nhưng - Lắng nghe và ghi bài. không cần chọn nét vẽ ở dưới hộp công cụ. - Quan sát và thực hành. TH3: Dùng công cụ bút chì vừa học, hãy vẽ lại con mèo mà em đã được vẽ bằng công cụ cọ vẽ.. - Quan sát và thực hành. TH4: Bằng công cụ bút chì, em hãy vẽ một con gà..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách thực hành cọ vẽ, bút chì. - Yêu cầu HS về nhà học bài, đọc trước bài mới “Thực hành tổng hợp”..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Ngày soạn: 14/10/2012. Bài 6: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 17, 18) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Hệ thống lại kiến thức của chương. - Vận dụng các kiến thức đã học vào để vẽ các hình. - Thể hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (8’) - Câu 1: Nêu các bước vẽ bằng công cụ cọ vẽ? - Câu 2: Nêu các bước vẽ bằng công cụ bút chì? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Để củng cố lại những vấn đề trong phần học vẽ thì hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bài thực hành tổng hợp. b. Bài mới: TG (5’). HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Trước khi vẽ 1 hình nào đó các em cần - Trả lời câu hỏi. chú ý điều gì? + Xem hình vẽ có những.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> => Nhận xét và bổ sung.. nét cơ bản nào. + Sử dụng công cụ nào để vẽ nét đó. + Dùng màu nào để tô. + Phần nào có thể sao chép được.. Hoạt động 2: Thực hành: TH1: Cho HS quan sát hình ảnh ngôi - Quan sát + thực hành. nhà ven đường để nhận xét.. - Cho HS xem hình mẫu để thực hành. TH2: Vẽ hình bông hoa - Cho HS quan sát bông hoa.. - Nêu cách vẽ: + Vẽ một hình tròn và dùng đường thẳng chia đường tròn thành những ô bằng nhau (số cánh hoa). + Dùng cõ vẽ để vẽ cánh hoa, hộp phun màu vẽ nhị hoa. - Làm mẫu..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> TH3: Vẽ một bông hoa gồm cánh hoa, cuống hoa, lá hoa. - Cho HS quan sát hình mẫu.. - Nêu cách vẽ: + Các nét vẽ gồm cuống hoa, cánh hoa, lá hoa. Lá hoa có thể dùng công cụ sao chép. + Dùng công cụ đường cong để vẽ sau đó đổ màu xanh và tím. - Làm mẫu. TH4: Dùng các công cụ vẽ đã học để vẽ con gà như hình sau:. TH5: Dùng công cụ sao chép hình hãy sao chép một quả táo thành nhiều quả táo theo mẫu sau:.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức cho HS. - Về nhà học bài và xem bài mới..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn: 21/10/2012. CHƯƠNG 3: EM TẬP GÕ 10 NGÓN Bài 1: VÌ SAO PHẢI TẬP GÕ 10 NGÓN? (Tiết 19, 20) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, các em có khả năng: - Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt. - Biết tư thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón. - Hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón. - Biết được gõ bàn phím bằng 10 ngón thì sẽ gõ nhanh và chính xác hơn. Do đó tiết kiệm được thời gian và công sức. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu 1: Em hãy nhắc lại các thao tác để vẽ một hình e-líp? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta đã làm quen với máy tính một thời gian khá lâu rồi, vậy có em nào đã gõ bàn phím nhanh hay chưa. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em cách để gõ bàn phím nhanh và chính xác bằng 10 ngón..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> b. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (10’) Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức bàn phím: - Nhắc lại các hàng phím trên - Gồm có 5 hàng phím: hàng phím bàn phím? => Nhận xét và bổ số, hàng phím trên, hàng phím cơ sung. sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa dấu cách. - Em hãy quan sát bàn phím và - Hàng phím cơ sở có hai phím có có nhận xét gì về hàng phím cơ gai. sở? - Phím Shift có tác dụng gì? - Phím Shift dùng để gõ chữ in hoa và kí hiệu đặc biệt trên bàn phím. - Chức năng của phím Enter? - Phím Enter dùng để xuống dòng. - Dùng để cách hai từ. - Chức năng của phím SpaceBar? (13’) Hoạt động 2: Cách đặt tay lên bàn phím: - Để gõ các phím em đặt tay lên - Đặt tay lên các phím xuất phát ở hàng phím nào? hàng cở sở. Hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai, cá ngón còn lại của hai bàn tay thì đặt lên những phím ngay cạnh bên (mỗi ngón trên một phím). - Yêu cầu HS quan sát Hình 70. - Quan sát. * Quy tắc gõ: Lấy hàng cở sở - Lắng nghe và ghi bài. làm chuẩn. Khi gõ các ngón tay có thể rời hàng cơ sở để gõ.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> phím. Sau khi gõ xong đưa các ngón tay về hàng phím này. (40’) Hoạt động 3: Tập gõ với phần mềm MARIO: - Hướng dẫn lại cho HS cách mở phần mềm, cho HS quan sát Hình 71. a. Đăng kí học sinh mới: - Hướng dẫn HS cách đăng kí HS mới. + Nháy chuột để chọn Student -> New. + Gõ tên tại ô New Student Name. + Nháy chuột tại nút DONE để kết thúc. - Hướng dẫn HS cách để bắt đầu tập gõ: + Nháy chuột để chọn Student -> Load. + Nháy chuột vào tên của mình. + Nháy chuột tại nút DONE. b. Tập gõ: - Hướng dẫn HS cách gõ phần mềm: + Nháy chuột chọn Lesson -> All Keyboard. + Nháy chuột tại khung tranh số 1, mức ngoài trời. + Gõ các chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.. - Lắng nghe và quan sát.. - Lắng nghe và thực hành.. - Lắng nghe và quan sát GV làm.. - Quan sát và thực hành..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> c. Thoát khỏi phần mềm: - Quan sát và thực hành. - Hướng dẫn HS cách thoát phần mềm: Nháy chuột chọn File -> Quit. d. Thực hành: - Cho HS tập luyện gõ với phần - HS thực hành. mềm từng bài một. - GV quan sát HS thực hành và chỉnh sửa cho từng HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết dạy và củng cố kiến thức lại cho HS. - Về nhà xem lại bài và đọc trước bài mới “Gõ từ đơn giản”.. Ngày soạn: 28/10/2012. Bài 2: GÕ TỪ ĐƠN GIẢN.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> (Tiết 21, 22) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS hiểu được khái niệm từ trong soạn thảo văn bản. - Nắm được các nguyên tắc để gõ đúng một từ. - Bước đầu hiểu và có kỹ năng gõ các từ đơn giản bao gồm hai hoặc ba chữ cái. - HS thao tác được với phần mềm luyện tập gõ bàn phím để luyện tập gõ các từ đơn giản. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu 1: Em hãy nêu cách đặt tay lên bàn phím cơ sở? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta đã được làm quen với các hàng phím trên bàn phím, mỗi một phím chứa một chữ cái. Một từ được kết hợp bởi nhiều chữ cái trên bàn phím. Hôm nay chúng ta sẽ gõ các phím kết hợp với nhau để tạo thành một từ có nghĩa. b. Bài mới: TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1: Gõ từ: - Em hãy định nghĩa về từ?. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Từ gồm một hoặc nhiều chữ cái..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Các từ cách nhau bằng một dấu cách. - Để gõ 1 từ, em gõ từng chữ cái theo đúng trật tự của nó. Khi gõ xong 1 từ em gõ phím cách sau đó đưa ngón tay về hàng cở sở. Hoạt động 2: Tập gõ từ đơn giản với hàng phím cơ sở: - Yêu cầu HS khởi động phần mềm Mario. - Hướng dẫn HS các bước thực hiện: + Nháy chuột để chọn Lessons -> Home Row Only. + Nháy chuột tại khung tranh số 2. + Gõ chữ hoặc từ xuất hiện trên đường đi của Mario. Hoạt động 3: Thực Hành: - T1: Tập gõ từ với các phím ở hàng cơ sở và hàng trên. - Hướng dẫn HS cách chọn bài: + Nháy chuột để chọn Lessons -> Add Top Row. + Nháy chuột chọn khung. + Gõ từ xuất hiện trên đường đi của Mario. - T2: Tập gõ từ với các hàng cơ sở, hàng trên và hàng dưới. - Hướng dẫn HS cách chọn bài. - T3: Tập gõ từ với các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số.. - Lắng nghe. - Lắng nghe và ghi bài.. - Lắng nghe và thực hành. - Thực hành.. - Lắng nghe và thực hành.. - Lắng nghe và thực hành.. - Lắng nghe và thực hành theo hướng dẫn..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Hướng dẫn HS cách chọn bài. 4. Củng cố - dặn dò: - Về nhà ôn lại các kiến thức đã học. - Học bài và xem bài mới “Sử dụng phím Shift”.. Ngày soạn: 04/11/2012. Bài 3: SỬ DỤNG PHÍM SHIFT (Tiết 23, 24).
<span class='text_page_counter'>(41)</span> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - HS nắm được chức năng và cách giữ phím Shift bằng ngón tay út trong khi tập gõ bằng 10 ngón. - HS hiểu được muốn gõ được chữ hoa thì phải gõ kết hợp phím Shift với phím cần viết hoa. - Nắm được nguyên tắc để gõ đúng chữ hoa. - Biết cách sử dụng phím Shift, vận dụng phím Shift để gõ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) Cho HS hát bài hát. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu 1: Em hãy nêu cách đặt tay lên hàng phím cơ sở? 3. Bài mới:. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (15’) Hoạt động 1: Nhiệm vụ của phím Shift – cách đặt tay lên phím Shift: - Trình bày chức năng của phím Shift? - Hai phím shift dùng để gõ chữ in hoa hoặc kí hiệu trên của những phím có 2 kí hiệu. - GV trình bày cho HS cách gõ phím - HS lắng nghe và ghi bài. Shift. + Ngón út vươn ra nhấn giữ phím shift, đồng thời gõ phím chính..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> + Nếu cần gõ phím chính bằng tay phải thì ngón út tay trái nhấn giữ phím shift. Ngược lại nếu gõ phím chính bằng tay trái thì ngón út tay phải nhấn giữ phím shift. - Việc gõ đồng thời như vậy gọi là gõ tổ hợp phím. - GV hướng dẫn HS cách đặt tay lên - HS quan sát. phím Shift. (10’) Hoạt động 2: Luyện gõ với phần mềm Mario: - GV hướng dẫn HS các bước thực hiện: - HS lắng nghe và ghi bài. + Nháy chuột để chọn Lessons -> All Keyboard. + Nháy chuột tại khung tranh số 2. + Gõ chữ hoặc từ xuất hiện trên đường đi của Mario. - GV làm mẫu. - HS quan sát và làm theo. (39’) Hoạt động 3: Thực hành: - GV cho HS khởi động phần mềm - HS thực hành. Mario để thực hành. - Cho HS mở Word và luyện gõ thêm. - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách đặt tay lên phím Shift và cách bước thực hiện luyện gĩ với phần mềm Mario. - Yêu cầu HS về nhà học bài và xem trước bài mới “ Ôn luyện gõ”..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Ngày soạn: 11/11/2012. Bài 4: ÔN LUYỆN GÕ (Tiết 25, 26) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Ôn luyện cách gõ và kĩ năng gõ các từ đơn giản có kết hợp với phím Shift để gõ các chữ in hoa - Nắm được nguyên tắc đặt tay lên bàn phím để thực hành. - Nắm vững được cách đặt hai bàn tay lên các hàng phím. - Gõ được tất cả các phím có trên bàn phím (kể cả những kí hiệu đặc biệt). II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, vở ghi, bút ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) Cho HS báo số lượng lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu 1: Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào? - Câu 2: Em hãy nêu cách sử dụng phím Shift? 3. Bài mới:. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (15’) Hoạt động 1: Nhắc lại: - Nhắc lại cách đặt tay lên các hàng - HS trả lời. phím? - Trình bày cách gõ từ đơn giản? - HS trả lời: + Gõ từng chữ cái theo đúng trật tự của nó. + Sau khi gõ xong 1 từ phải nhấn phím cách. - Cách sử dụng phím Shift? - HS trả lời. => Nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> (49’) Hoạt động 2: Thực hành: - Cho HS mở phần mềm Word và gõ các bài tập T1, T2, T3, T4 trang 49. - GV hướng dẫn và quan sát HS thực hành, sửa lỗi HS sai. - Sau đó cho HS thực hành tiếp bài T5, T6, T7 trang 49-50.. - HS thực hành. - HS thực hành và rút kinh nghiệm. - HS thực hành.. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của HS. - Yêu cầu HS về nhà luyện thêm và xem trước bài mới “ Học toán với phần mềm Cùng học toán 4”.. Ngày soạn: 18/11/2012. CHƯƠNG 4: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH Bài 1: HỌC TOÁN VỚI PHẦN MỀM CÙNG HỌC TOÁN 4.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> (Tiết 27, 28, 29, 30, 31, 32) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: + HS biết được các chức năng và ý nghĩa của phần mềm Cùng học toán 4. Có thể tự khởi động và tự ôn luyện làm toán trên phần mềm. + Học sinh hiểu và thao tác thành thạo các dạng toán khác nhau và thực hiện đúng theo quy trình làm bài của phần mềm. + Thông qua phần mềm, HS có ý thức và hiểu được ý nghĩa, tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người, trong đó có việc học các môn học cụ thể. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, bút ghi, vở ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp thuyết trình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) Cho HS hát bài hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS (15’) Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm: - GV giảng giải: Phần mềm Cùng học - HS lắng nghe. toán 4, sẽ giúp em học và làm bài tập, ôn luyện các phép toán lớp 4. Phần mềm còn giúp em luyện các thao tác sử dụng chuột và bàn phím. - Có rất nhiều hình thức học phần mềm - HS trả lời: cùng học toán 4, em có thể học 1 trong + Tự học và làm bài tập ở.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> các hình thức nào?. nhà. + Học theo nhóm. + Học theo hướng dẫn của thầy cô.. (54’) Hoạt động 2: Khởi động phần mềm: - Hướng dẫn HS cách khởi động phần - HS quan sát và làm theo mềm. Nháy đúp chuột lên biểu tượng hướng dẫn của GV. - Cho HS nhận xét biểu tượng của phần mềm. - Sau khi mở phần mềm, GV để HS quan sát màn hình khởi động của phần mềm. - Để luyện tập với phần mềm Cùng học toán 4, em phải thực hiện bước tiếp theo là gì?. - Nó có hình số 4. - HS quan sát.. - Nháy chuột tại chữ Bắt đầu trên cánh cổng để mở màn hình chính và bắt đầu luyện tập. - Lắng nghe và các nút - GV giới thiệu từng nút lệnh, mỗi nút lệnh trên màn hình chính. lệnh ứng với 1 nội dung toán lớp 4. Khi thực hiện lệnh, nội dung kiến thức tương ứng được hiển thị ở giữa màn hình. - Nháy chuột vào các nút - Để lựa chọn nội dung kiến thức học kỳ lệnh bên trái để chọn nội 1 và học kỳ 2 em thực hiện như thế nào? dung kiến thức HK1, nháy chuột vào các nút lệnh bên phải để chọn nội dung kiến thức HK2. - Làm theo hướng dẫn của - Cho HS thực hành chọn 1 số nút lệnh GV. có nội dung kiến thức HK1 và nội dung kiến thức HK 2. (70’) Hoạt động 3: Luyện tập: - GV giới thiệu: Tuỳ thuộc vào dạng toán - Lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> mà cách thể hiện các phép toán khác nhau. Tuy nhiên, các màn hình luyện tập có chung một số nút lệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu về màn hình luyện tập nhé! - Các em hãy quan sát trên màn hình - HS trả lời: Gồm những luyện tập và cho biết những thông tin thông tin được thể hiện được thể hiện trên màn hình luyện tập? như sau: + Vùng phép toán cần thực hiện. + Điểm bài làm. + Các nút lệnh hướng dẫn, thông tin và thoát. + Các nút số. + Các nút lệnh. => Nhận xét, đánh giá câu trả lời: - Lắng nghe và hiểu. - GV giảng giải: ý nghĩa của từng vùng - HS lắng nghe. thông tin trên màn hình luyện tập - GV giảng giải: Cách làm bài - Lắng nghe và ghi bài. + Tại vị trí điền số: Em có thể gõ số từ bàn phím hoặc nháy chuột vào các nút số có trên màn hình + Cũng như phần mềm học toán 3, em có thể nháy vào nút lệnh . Em hãy nhắc lại ý nghĩa của nút lệnh này và cho biết thông báo sau mỗi lần nháy nút? + Để kiểm tra bài làm của mình, em nháy vào nút nào? + Cho biết ý nghĩa của các nút lệnh:.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> ,. ,. + Mỗi khi làm xong 5 phép toán của 1 dạng toán, phần mềm sẽ hiện hộp thoại sau:. (15’) Hoạt động 4: Một số dạng toán cơ bản: - GV cho HS quan sát 1 số dạng toán trong SGK Tr. 56 - Em hãy cho biết các dạng toán được thể hiện trong SGK? - GV theo dõi HS trả lời => Nhận xét, đánh giá. - Chốt 1 số dạng toán cơ bản. (55’) Hoạt động 5: Thực hành: - Cho HS thực hành: + Dạng toán 1: Yêu cầu HS mở dạng toán cộng, trừ số có 5 chữ số để luyện và ôn. + Dạng toán 2: Đọc và viết số tổng quát trong phạm vi số có 9 chữ số. - Quan sát HS thực hành, sửa và uốn nắn cho HS.. - HS quan sát SGK. - HS quan sát và trả lời.. - Lắng nghe. - HS thực hành.. 4. Củng cố - dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức bài học cho HS, nhận xét quá trình thực hành của HS..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Yêu cầu HS về nhà ôn tập tất cả các kiến thức đã học từ đầu năm để tiết sau ôn tập.. Ngày soạn: 10/12/2012. ÔN TẬP HỌC KỲ 1 (Tiết 33, 34) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Nhớ lại những kiến thức mà mình đã được học trước đó..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Vận dụng kiến thức để hoàn thành bài thực hành cho tốt. - Có thái độ thực hành nghiêm túc, coi việc gõ phím là nhiệm vụ học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dạy dạy học: - Giáo viên: Bảng, phấn, giáo án, SGK, máy tính. - Học sinh: SGK, bút ghi, vở ghi. 2. Phương pháp giảng dạy: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp diễn giảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV (14’) Hoạt động 1: Chương 1: - Các dạng của thông tin gồm gì? - Các bộ phận của máy tính là gì? - Các thiết bị lưu trữ máy tính gì? - Quá trình phát triển của máy tính. (20’) Hoạt động 2: Chương 2: - Cách sử dụng phần mềm paint - Cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông. - Cách sao chép hình. - Cách vẽ hình Elíp, hình tròn. - Cách vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì. (10’) Hoạt động 3: Chương 3:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gồm 3 dạng: văn bản, âm thanh, hình ảnh. - Màn hình, bàn phím, chuột và thân máy. - Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash.. - HS nhớ và nhắc lại các bước thực hiện vẽ..
<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Cách gõ mười ngón, gõ các từ đơn giản. - Cách sử dụng phím Shift. (25’) Hoạt động 4: Thực hành: - GV yêu cầu HS gõ các bài sau bằng 10 ngón. NHO VIET BAC Ta ve, minh co nho ta Ta ve, ta nho nhung hoa cung nguoi. Rung xanh hoa chuoi do tuoi Deo cao nang anh dao gai that lung. Ngay xuan mo no trang rung Nho nguoi dan non chuot tung soi dang. Ve keu rung phach do vang Nho co em gai hai mang mot minh. Rung thu trang roi hoa binh Nho ai tieng hat an tinh thuy chung. TIENG HO TREN SONG Dieu ho cheo thuyen cua chi Gai vang len. Toi nghe nhu co con gio chieu thoi nhe nhe qua dong, roi vut bay cao. Doi canh than tien nhu nang toi bay len lo lung, dua den nhung ben bo xa la. Truoc mat toi, vua hien ra con song giong nhu song Thu Bon tu ngang troi chay lai... VO QUANG. - HS nhắc lại cách đặt tay để gõ 10 ngón và gõ từ đơn giản, phím Shift. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV.. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của học sinh..
<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Như vậy sau khi học xong bài này các em phải biết gõ các phím ở các hàng phím. - Về nhà ôn luyện thêm để có thể gõ thành thạo..
<span class='text_page_counter'>(54)</span>