Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

MAU VIET SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.29 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM I. Cấu trúc của đề tài: Thường có những phần sau:  Tên sáng kiến , kinh nghiệm: Là tiêu đề, cơ bản bao hàm được nội dung của SK,KN. 1.1. Mở đầu: Phần này trình bày phương pháp tiếp cận đề tài. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn đề tài, ý nghĩa của SK,KN do mình đề xuất. và tác giả đã làm gì để hoàn thành SK,KN đó, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy dàn bài của phần này như sau.( Khoảng 1-3 trang). 1. Lý do chọn SK,KN. 2. Lịch sử của SK,KN. 3. Mục đích nghiên cứu SK,KN. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. 5. Giới hạn (Phạm vi) nghiên cứu. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 1.2. Nội dung: Đây là phần chính (khoảng 4-10 trang). Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả áp dụng thu được. Dàn bài phần này thường được trình bày dưới dạng các chương, khi phân theo chương thì ít nhất là 3 chương, thông thường chương 1: Trình bày các cơ sở lý luận, chương 2: Trình bày các nghiên cứu, chương 3: Trình bày những kết quả áp dụng… Nếu bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số la mã. Trình bày với văn phong nghiên cứu khoa học: chứng minh chặt chẻ, từ ngữ rỏ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích câu nói của ai (Thường là các nhà khoa học,học giả, những người đó có tên tuổi trong giới chuyên môn liên quan với đề tài…) Phải dẩn rỏ từ nguồn tác giả nào? Sách nào? Nhà xuất bản nào? Năm nào? Trang nào?... Câu trích dẩn cần chính xác và viết chử nghiêng (Có thể dùng ký hiệu để giải thích vào cuối trang); Nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục ( Nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm, điều tra xã hội học có số liệu so sánh, đối chiếu cách làm củ trước đây,…) Nếu là sáng kiến (Có tìm tòi phát minh) Thì phải chứng minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả, và thực ghiệm hoặc (chứng minh) rỏ ràng cùng kết quả của nó. Nếu là kinh nghiệm (đúc rút từ thực tiển) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được đưa ra quy trình để thực hiện)Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (Nhiều người làm được và khi họ làm theo quy trình đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến kinh nghiệm thường có phụ lục (hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẩu văn bản đính kèm,…), và mục lục tài liệu tham khảo đã được dùng cho việc viết SK,KN. Nói chung phải biết sắp xếp các ý cho sự diển đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặc biệt là thuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả của mình, SK,KN tốt cùng với phương pháp diển đạt tốt sẻ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu, đánh giá. 1.3: Kết luận: Trong phần này, tác giả đã đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để trển khai, áp dụng SK,KN vào thực tiển; nêu những kiến nghị đề xuất nếu có và hướng phát triển của đề tài..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần cuối đề tài nên có nghi rỏ tài liệu tham khảo, tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a,b,c của tên tác giả. Mổi tài liệu tham khảo được xếp theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (In nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản. Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi. II. Hình thức sáng kiến kinh nghiệm: Tất cả được đóng thành tập, không nên quá dày (Tối đa 15-20 trng ruột, trừ trường hợp đaẹc biệt có thế nâng lên đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện , tỉnh, quốc gia). Văn bản cần được in một mặt trên giấy trắng khổ A4 (210 x 297cm), Font Unicode kiểu chử Times new Roman, size 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm dản dòng ở chế độ 1.5 lines. Số trang được đánh chính giữa phần cuối mổi trang..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×