Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QUAN HE VIET LAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.59 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỞ ĐẦU Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, theo nhận định của các chuyên gia chính trị và kinh tế thì đây là một thế kỷ có nhiều biến động lớn. Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu được đẩy lên với tốc độ chóng mặt; quan hệ chính trị quốc tế diễn ra hết sức phức tạp nhưng xu thế đối thoại, hợp tác, trong cùng tồn tại hòa bình vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các quốc gia. Tất cả các nước trên thế giới nhất là đối với các nước đang phát triển đang đối mặt với những thời cơ và thách thức lớn trên con đường phát triển nhảy vọt của thời đại. Thực tế đó đòi hỏi tất cả các quốc gia phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhất là đối với các nước láng giềng, trong khu vực. Sự xung đột xẩy ra giữa các nước láng giềng hoặc trong khu vực là trở lực vô cùng lớn đối với sự phát triển chung. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này điều tiên quyết là phải nghiên cứu các mối quan hệ vốn đã hình thành trong lịch sử giữa các nước, trên cơ sở đó hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh mới có lợi cho cả hai phía. Quan hệ Việt – Lào vốn đã hình thành trong lịch sử phát triển của hai nước. Đặc biệt, kể từ khi có Đảng ra đời đến nay mối quan hệ đó ngày càng được bồi đắp bền vững hơn. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Lào đã tạo nên sức mạnh to lớn để làm nên những chiến thắng oanh liệt, bảo tồn được nền độc lập của mỗi nước. Trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên phát triển quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt – Lào. Đây chính là sự kế thừa và phát triển những thành quả tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước đã được Đảng, nhà nước và các nhà lãnh đạo cao cấp của hai dân tộc dày công vun đắp. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT – LÀO TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)” làm đề tài chuyên đề ngoại khóa.. Ngoài ra, khi thực hiện đề tài này, tác giả còn muốn gửi ngắm cho thế hệ trẻ một thông điệp: Hãy biết trân trọng, gìn giữ và phát triển lên tầm cao mới mối quan hệ hợp tác, hữu nghị vĩ đại giữa hai nước Việt – Lào. Bởi vì, tình cảm thiêng liêng đó là một phần sức sống của mỗi dân tộc và là tấm gương sáng và mẫu mực về chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG 1. Những cơ sở để hình thành mối quan hệ Việt – lào 1.1.. Yếu tố địa lý, kinh tế, văn hóa “Lào là một nước nằm sâu trong nội địa bán đảo Trung- Ấn. Nước Lào trải dài trên 8 vi. độ vi tuyến (từ 14 đến 22 05’), với diện tích khoảng 237.000 km2. Cùng với Việt Nam dựa vào lưng dãi Trường Sơn hùng vi, cột sống của bán đảo Đông Dương, địa bàn Lào phối trí các dạng địa hình cao nguyên, đồng bằng, thung lũng thành hai chiều dốc, cả hai đều đổ về lưu vực sông Mekong. Sông Mekong trong tâm hồn của người Lào có một vị trí đặc biệt sâu sắc, là nơi hội tu nhiều yếu tố để hình thành nên nước Lào thống nhất” [1, tr.11]. Điều này cũng giống như sông Hồng, sông Mã, sông Cả trong sự hình thành nhà nước sơ khai của người Việt vậy. Khí hậu ở Lào cũng có những điểm chung của khu vực nhiệt đới gió mùa với sự luân chuyển của hai luồng gió ngược chiều trong một năm: gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Tuy nhiên, do bị dãy Trường Sơn án ngữ nên khác với Việt Nam, khí hậu của Lào có sự tương phản giữa hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Ngoài ra, nghề khai thác lâm thổ sản ở Lào cũng khá phát triển. Đây là nét tương đồng với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. “Trong linh vực ngôn ngữ, tiếng Lào cũng như tiếng Việt vốn thuộc loại tiếng đơn tiết đa thanh, cùng một âm nhưng đọc với giọng cao thấp khác nhau thành những từ hoàn toàn khác nhau. Cũng như tiếng Việt, sự hòa âm, phối âm trong câu nói, luật bằng trắc trong thơ ca đều theo những qui luật âm điệu nhất định. Xét nguồn gốc trong khối từ vốn cổ, tiếng Lào có sự hỗn hợp giữa tiếng gốc Thay-Việt và Môn – K’mer” [1, tr.18-19]. Giống với người Việt, đạo Phật là tôn giáo phổ biến của người Lào. Chùa chiền là nơi sinh hoạt tinh thần của đại bộ phận dân cư. Nhà chùa không chỉ là nơi nhân dân đến lễ Phật, nghe kinh mà còn là nơi tập hợp toàn dân trong các ngày lễ hội lớn nhỏ khác. Cốt tủy của đạo Phật là đại từ bi, đại bác ái. Người Việt cũng như người Lào tìm thấy trong giáo lý nhà Phật một nhân sinh quan phù hợp với tâm lý, với nội dung đạo đức vốn có của những con người lao động như lòng nhân nghĩa, tinh thần đoàn kết, trung thực, thủy chung…Triết lý bi quan, chán đời, thoát tục không thể nào làm phai nhạt đi tinh thần lạc quan yêu đời, tinh thần kiên cường, bất khuất của con người trong cuộc đấu tranh chống tác hại của thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng nữa để nhân dân hai nước gắn bó với nhau ngày càng thắm thiết hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.2.. Cơ sở về mặt lịch sử, chính trị – xã hội Lịch sử Lào vẫn còn ghi lại những dòng trang trọng nhất cho Pha Ngừm (1353-1357)-. người có công sáng lập nên nhà nước Lạn Xạng thống nhất, độc lập vào giữa thế kỷ XIV. Trên tinh thần Phật giáo, Lạn Xạng có quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng trong khu vực. Đối với nước Đại Việt, Phà Ngừm đã cùng các vua Nhà Trần sớm xác định biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Dưới thời trị vì của Đức minh quân Xulinha Vôngxa, quan hệ giữa Lan Xạng – Đại Việt diễn ra khá tốt đẹp. Dọc biên giới giữa hai nước xuất hiện những điểm giao lưu hàng hóa. Người dân Đại Việt mang tơ lụa, muối, cá lên đổi lấy vải thổ cẩm, vàng, sững tê giác, dược liệu…của người Lào. Đến thế kỷ XVII, những khu phố của người Việt được hình thành khá ổn định ở các trung tâm thành thị lớn của Lào. Đầu thế kỷ XVII, tình hình chính trị của nhà Lê sơ ngày càng bị rối ren. “Vua quỉ” (Lê Tương Dực) và “vua lợn” (Lê Uy Mục) không noi gương tiên đế, suốt ngày chỉ lo ăn chơi trác táng khiến dân tình đau khổ lầm than, đến nỗi bị Mạc Đăng Dung thao túng quyền lực và chiếm đoạt mất ngôi báu (1527). Chính lúc này, vua Ai lao đã giúp đỡ Nguyễn Kim - một trung thần của nhà Lê - lương thực, thực phẩm, địa bàn để gây dựng căn cứ, phát triển lực lượng tiến tới trùng hưng lại quyền lực nhà Lê. Năm 1637, vua Xulinha Vongxa đã thỏa thuận được với vua Đại Việt về việc phân định biên giới giữa hai dân tộc. Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước vào thời ky phong kiến. Cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, nhà nước Lạn Xạng đi vào con đường khủng hoảng và suy thoái. Năm 1690, vua Xulinha Vông xa của Ai lao băng hà. Triều đình trở nên rối loạn, đất nước suy yếu và rơi ngay vào tình trạng phân liệt. Lợi dụng tình hình đó, cuối thế kỷ XVIII, vương quốc Ayuthay xâm lược và đặt ách thống trị ở đất nước Triệu voi (1779). Cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành lại độc lập dân tộc của nhân dân Lạn xạng bắt đầu. Trong các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược, đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của vua Chậu Anụ. Năm 1800, Chậu Anụ được sự ủng hộ của Nguyễn Ánh đã liên kết các tiểu quốc vùng lên chống xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng sự kiện này đã góp một dấu son tô điểm thêm cho mối quan hệ Việt – Lào dưới thời phong kiến. Cuối thế kỷ XIX, sau khi hoàn thành căn bản việc xâm lược và bình định Việt Nam và Căm Pu Chia, thực dân Pháp bắt đầu bành trướng về phía Tây bán đảo Đông Dương. Bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, thực dân Pháp đã thương lượng với Anh bỏ roi Xiêm và không can thiệp đến vấn đề Lào. “ Bị Anh bỏ rơi, ngày 29-7-1893 triều đình Băng Cốc chấp nhận tối hậu thư của.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Pháp mà nội dung chủ yếu là đòi thiết lập nền thống trị của Pháp trên đất Lào. Ngày 3-10-1893, Hiệp ước Xiêm – Pháp được ký kết. Đây là mốc đánh dấu mở đầu cho sự thống trị của thực dân Pháp ở Lào”[1, tr.85]. Như vậy, Xiêm đã bán rẻ Lào cho Pháp để đổi lấy sự tồn tại độc lập cho mình. Kể từ đây, Lào cũng như Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới và tồn tại trong cái gọi là “Liên bang Đông Dương”, kì thực đó là một khối thuộc địa của thực dân Pháp trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Nhân dân Việt –Lào rơi vào cảnh tủi nhục của người dân mất nước và phải chịu kiếp làm nô lệ. Không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân hai nước Việt – Lào đã không ngừng đứng lên chống Pháp xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Chậu Phachay (1918-1923) đã thu hút đông đảo nhân dân các bộ tộc Lào tham gia, đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa này có sự tham gia của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam. “Cuộc khởi nghia này có địa bàn hoạt động rộng gồm nhiều tỉnh phía Bắc Lào và nhiều tỉnh Tây Bắc Việt Nam, lôi cuốn hầu hết những người dân tộc Tày ở các tỉnh này tham gia. Đây là một biểu biện sinh động của tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung giữa hai dân tộc Việt – Lào [1, tr.120]. Năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương đã tạo ra một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước Việt – Lào. Đảng Cộng sản Đông Dương có nhiệm vụ lãnh đạo các mạng ba nước Đông Dương đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đây là điểm mới chưa có trong tiền lệ ở Đông Dương và cũng rất hiếm có trong lịch sử phong trào Cộng sản quốc tế. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương lực lượng cách mạng ở mỗi nước ngày cành phát triển nhanh chóng cả về lượng lẫn về chất. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 8, mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập ở mỗi nước. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc nhờ đó được củng cố và tăng cường. Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện. Chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, toàn dân Việt Nam đống sức, đồng lòng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thành công, dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau sự kiện trọng đại này, trên tinh thần hữu nghị đoàn kết “Ủy ban Hợp tác Việt – Lào” và “Liên quân Việt – Lào” được thành lập (30-8-1945). Từ tháng 8 đến ngày 12-10-1945, khởi nghãi giành chính quyền ở Lào giành được thắng lợi hoàn toàn. Sự nổi dậy đồng loạt và đúng thời cơ của nhân dân hai nước Việt – Lào đã tạo nên sức mạnh tổng hợp kỳ diệu, nhở sức mạnh này mà nhân dân Việt Nam và Lào đã đè bẹp mọi sự phản kháng điên cuồng của kẻ thù và giành được chính quyền một cách mau lẹ ở mỗi nước. Tại cuộc mittinh khi cách mạng thành công, Hoàng thân Xuphanuvong.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> khẳng định: Nước Lào là một quốc gia độc lập, có quyền ngang hàng với tất cả dân tộc trên thế giới, quan hệ Việt – Lào từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”[5,tr.23]. Từ năm 1946-1954, quân dân hai nước Việt – Lào tiếp tục kề vai sát cánh tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Dù phải trải qua kháng chiến lâu dài, gian khổ nhưng bằng sự nỗ lực lớn lao của mỗi dân tộc và sự phối hợp chiến đấu nhuần nhuyễn, cách mạng mỗi nước phát triển nhaanh chóng và giành thắng lợi quyết định cho mỗi dân tộc. Đặc biệt, Đông-Xuân 1953-1954, Liên minh chiến đấu Việt – Lào đã phối hợp với nhau tuyệt đẹp, làm phá sản từng bước tiến tới làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Thực dân Pháp buộc phải cúi đầu chấp nhận ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi ở cả hai nước. Quan hệ hữu nghị, hợp tác và liên minh chiến đấu Việt – Lào trong cuộc kháng chiến này đã được nâng lên một tầm cao mới. 2. Quan hệ Việt – Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết đã mở ra một bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam và Lào. Tuy nhiên, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của mỗi nước vẫn chưa hoàn thành do chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ. Con đường đi tới độc lập hoàn toàn cho mỗi dân tộc còn phải trải qua một giai đoạn mới vô cùng khó khăn, vô cùng gian khổ. Theo Hiệp định Giơnevơ, thực dân Pháp rút quân về nước, chấm dứt hoàn toàn cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” và ách nô dịch hà khắc, bạo tàn của họ ở Việt Nam và Lào. Cơ hội thực hiện các quyền lợi cơ bản của hai nước Việt –Lào đã bị đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng phá hoại một cách trắng trợn, bất chấp công pháp quốc tế và dư luận thế giới. Thất bại trong âm mưu quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương và ngăn cản việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mĩ vội vã thực thi kế hoạch “lấp chỗ trống” dưới danh nghĩa “bảo vệ thế giới tự do” và “ngăn chặn chủ nghia Cộng sản tràn xuống khu vực Đông Nam Á”. Và cũng từ đó, nhân dân hai nước Việt – Lào lại cùng sát cánh bên nhau chống lại một kẻ thù chungđế quốc Mĩ xâm lược. Chính trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới này thêm một lần nữa tình hữu nghị giữa hai dân tộc hơn lúc nào hết được tỏa sáng, một sức mạnh lớn hơn được tạo ra, nó báo hiệu khả năng nhân dân hai nước Việt – Lào có thể đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mĩ. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, Mĩ xác định Việt Nam là trọng điểm, các tổ chức quân sự trá hình của Mĩ được dựng lên nhan nhản ở Sài Gòn. Đội ngũ tình báo Mĩ bay đến Nam Việt Nam để chỉ đạo và giúp đỡ Ngô Đình Diệm gạt bỏ Quốc trưởng Bảo Đại, thanh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> trừng các tổ chức giáo phái thân Pháp, khủng bố điên cuồng các lực lượng yêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam. Song song với việc áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ thông qua lực lượng phản động đẩy mạnh việc xâm nhập vào Lào. Vị trí đặc biệt của Lào nằm tiếp giáp với Việt Nam ở phía Tây, tự nó đã nói lên tầm quan trọng của nước này đối với Mĩ. Xâm lược Lào nhằm thực hiện mục tiêu: tiêu diệt các lực lượng cách mạng, biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự lớn ở khu vực Đông Nam Á và thống trị, nô dịch lâu dài nhân dân Đông Dương, chỉ còn là vấn đề thời gian. Để đối phó với kẻ thù mới Đảng ta xác định: việc đẩy quan hệ chiến đấu Việt - Lào càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Báo cáo Để hoàn thành nhiệm vu và đẩy mạnh công tác trước mắt của đồng chí Trường Chinh chỉ rõ nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng của Việt Nam đối với Lao và Campuchia đó là : “Giúp đỡ nhân dân hai nước Lào và Camphuchia đào tạo cán bộ, củng cố và mở rộng Mặt trận thống nhất đấu tranh đòi lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba dân tộc” [8, tr.43] Nhằm đối phó với âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ, tháng 8 năm 1956, một phái đoàn Chính phủ Lào thăm chính thức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bản Thông cáo chung Việt – Lào, hai bên đều nhất trí giải quyết vấn đề chính trị của mỗi nước dựa trên thỏa ước Giơnevơ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau bằng phương pháp thương lượng hòa bình. Và đồng ý tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa vì lợi ích lâu dài của nhân dân mỗi nước. Thông cáo chung là cơ sở để chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh vì hòa bình và hòa hợp dân tộc giữa các bộ tộc Lào; kịch liệt lên án chính sách phản động của Mĩ và các thế lực tay sai của Mĩ đi ngược lại lợi ích chính đáng của các bộ tộc Lào. “Năm 1962, dưới ảnh hưởng của cách mạng miền Nam, cuộc chiến tranh cách mạng Lào đã có bước phát triển nhảy vọt, lực lượng vũ trang Pathet Lào phối hợp với bộ đội tình nguyện Việt Nam giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: đẩy địch ra khỏi Cánh Đồng ChumXiêng Khoảng, giải phóng hầu hết phía Bắc tỉnh Luông Phrabăng ( tháng 4-1962), giải phóng tỉnh Nậm Thà (tháng 5-1962)….Địch bị thất bại chưa từng có ở Lào- trên 1.600 tên thuộc lực lượng cơ động chiến lược ngụy Lào bị tiêu diệt, vùng giải phóng Bắc Lào mở rộng thêm 8.000km2, với trên 76.000 dân.[8,tr.234]. Mặc dù, Mĩ và bọn tay sai tiến hành phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá vỡ Chính phủ liên hiệp lần thứ nhất, lừa gạt, bắt giam những người yêu nước, tấn công vào vùng tự do.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nhưng chúng không thể nào ngăn cản được sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở Lào. Độc lập, tự do và hòa hợp dân tộc- khát vọng cháy bỏng của các bộ tộc Lào, thực sự là động lực thúc đẩy cách mạng Lào tiến lên. Hội nghị Giơnevơ (1961-1962) bàn về vấn đề hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Lào thành công, đây là đòn đả kích mạnh mẽ, trực tiếp vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở Lào. Thất bại này buộc Mĩ phải thừa nhận vấp phải một “kẻ thù” đáng sợ. Đó là kết quả đấu tranh kiên cường anh dũng của nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhân dân Cách mạng Lào (1955), trong đó có sự đồng tình ủng hộ tận tình của người bạn chiến đấu gần gũi của nhân dân Việt Nam.Thắng lợi này càng làm sáng tỏ thêm triển vọng của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của nhân dân hai nước Việt – Lào. Cuối năm 1964, nhằm cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ một mặt tiến hành leo thang phá hoại miền Bắc nước ta mặt khác đẩy mạnh cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay ở trung và hạ Lào chính thức tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở Lào. Mục đích của chúng là kìm tỏa sự phát triển của lực lượng cách mạng ở Lào, kiểm soát con đường thâm nhập vào Nam Việt Nam qua đất Lào và Cămpuchia của quân dân Bắc Việt. cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước càng trở nên khó khăn, gian khổ hơn. Hòa với những thắng lợi của quân dân hai miền Nam – Bắc Việt Nam, trên đất Lào anh em, cuộc chiến tranh cách mạng Lào, được sự giúp đỡ có hiệu quả của nhân dân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1964, quân dân Lào đập tan 6 cuộc tiến công của quân ngụy Lào vào vùng giải phóng, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Năm 1968, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ. Tình thế ngày càng tồi tệ trên chiến trường buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pari. Thắng lợi này của nhân dân Việt Nam là nguồn cổ vũ to lớn để nhân dân Lào vùng lên đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. Đầu năm 1969, tình hình chính trường Mĩ có nhiều biến đổi. Richarc Nich xơn nhậm chức tổng thống thay cho Giôn Xơn. Ngay khi vào Nhà trắng, Ních Xơn dõng dạc tuyên bố trước Thượng viện Mĩ là sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình ở Đông Dương theo chiều hướng ngày càng có lợi cho Mĩ. Để lời tuyên bố thành hiện thực, Học thuyết toàn cầu phản cách mạng mang tên Ních Xơn đã ra đời. Theo đó, Ních Xơn tiếp tục đề cao vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ; nêu chiêu bài “chia sẽ trách nhiệm” để trút bớt gánh nặng về phía các nước đồng minh của Mĩ; hòa hoãn với các nước lớn nhằm chia rẽ lực lượng cách mạng, tập trung giải quyết những “điểm nóng” trước mắt là Đông Dương..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Học thuyết Ních Xơn triển khai ở Đông Dương bằng chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (Việt Nam hóa chiến tranh; Lào hóa chiến tranh; Khơmer hóa chiến tranh). Nhằm hạn chế thiệt hại cho quân viễn chinh, Mĩ thi hành chính sách “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Thực hiện âm mưu đó, Mĩ đã sử dụng quân đội Sài Gòn đánh sang Lào. “Tháng 2 năm 1970, bộ đội Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào tiến công tiêu diệt quân địch ở Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng, nơi địch chọn là căn cứ bàn đạp uy hiếp Sầm Nưa là căn cứ địa của cách mạng Lào. Giải phóng Cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng đồng thời bẻ gãy luôn cuộc hành quân mang tên Cù Liệt của Mi – nguy, được bắt đầu từ tháng 8 năm 1969. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1970, bộ đội Việt Nam và quân giải phóng Lào lại tiếp tuc phối hợp mở tiếp một loạt cuộc tấn công, giải phóng thị xã Atôpơ và Xanavan là những căn cứ quân sự lớn của đối phương”[2,tr.1050,1051]. Tháng 3-1970, Mĩ giật dây cho Lon Non tiến hành đảo chính lật đổ Quốc vương Xihanuc và đưa quân ngụy Sài Gòn tiến hành chiến tranh xâm lược ở Căm-pu-chia. Chiến tranh lan rộng ra toàn cõi Đông Dương. Đây là một sai lầm lớn nữa của Mĩ trong cuộc chiến ở Đông Dương. Từ thái độ trung lập tích cực ông hoàng Xihanuc đồng ý tham gia vào chiến hào chống Mĩ với nhân dân Việt Nam và Lào. “ Tình hình đó đặt ra yêu cầu khẩn thiết là phải tăng cường khối đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương. Hội nghị cao cấp Đông Dương được tiến hành trong hai ngày 24 đến 25-4-1970 là nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Hội nghị đã ra bản tuyên bố chung có tính chất cương linh đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương, có tính chất như một hiến chương về mối quan hệ giữa nhân dân ba nước láng giềng cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung. Thành công của Hội nghị cao cấp Đông Dương là một thất bại lớn về chính trị của Mi và các thế lực thân Mi trong âm mưu chia rẽ ba dân tộc Đông Dương” [2,tr1053]. Sau hội nghị này, Liên minh chiến đấu Việt –Lào càng được tăng cường, củng cố và giành được nhiều thắng lợi liên tiếp. Tiêu biểu nhất là thắng lợi ở đường 9 Nam Lào đầu năm 1971. Đầu tháng 2-1971, Mĩ huy động 45.000 quân mở cuộc hành quân lớn mang tên “Lam Sơn 719”. Đây là cuộc hành quân điển hình nhất của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Mục tiêu của Mĩ là là chủ đường 9, chặt đứt tuyến hành lang chiến lược vô cùng quan trọng của ba nước Đông Dương, thử nghiệm năng lực chiến đấu của quân đội Sài Gòn trong vai trò xung kích mới..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đập tan cuộc hành quân của địch, bảo vệ an toàn, vững chắc tuyến hành lang chiến lược Đông Dương là nhiệm vụ bức thiết hơn lúc nào hết. Một lần nữa, quân dân hai nước Việt – Lào đã phối hợp chặt chẽ với nhau chủ động tấn công địch. “ Kết quả sau 43 ngày đêm chiến đấu ngoan cường (từ 8-2 đến 23-3-1971), quân dân hai nước Việt – Lào đã đập tan hoàn toàn cuộc hành quân lớn của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 23.000 tên, bắn rơi và phá hủy hơn 500 máy bay các loại, phá hủy và thu hồi gần 600 xe quân sự và 150 khẩu pháo, bắn chìm và bắn cháy 43 tàu, xà lan…”[2,tr.1054]. Thắng lợi ở đường 9 Nam Lào của quân và dân hai nước Việt-Lào đã làm suy sụp tinh thần của quân đội Sài Gòn và quân viễn chinh Mĩ. Thắng lợi này đã bảo vệ vững chắc tuyến hành lang chiến lược Đông Dương. Phát huy thế tiến công và những thắng lợi đã giành được, cuối năm 1971, quân chủ lực của ta phối hợp với quân dân Lào mở chiến dịch tiến công và phản công quân Mĩ-ngụy Viêng Chăn và quân Thái Lan, thu hồi toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum- Mường Xủi - Xiêng Khoảng, giải phóng thêm Xảm Thông, hai thị xã Atôpơ và Xaravan, cao nguyên Bôlôven [2,tr.1055]. Trong năm 1972-1973, mặc dù phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của đế quốc Mĩ nhưng nhân dân miền Bắc Việt Nam vẫn dành cho chiến trường Lào một nguồn viện trợ đáng kể. “Tính trong 2 năm này nguồn viện trợ cho Lào là 28.000 tấn vũ khí và hàng hóa. Đột xuất, trong mùa khô 1973-1974, do Trung Quốc cắt nguồn viện trợ nên viện trợ của ta tăng thêm 640 tấn. Nếu tính chung trong 3 năm cuối của cuộc kháng chiến (1973-1975), viện trợ của miền Bắc cho Lào tất cả là 108.594 tấn vật chất” [6,tr.50-51]. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỷ thuật được điều động sang công tác và chiến đấu trên đất Lào. Nguồn viện trợ sức người, sức của kịp thời của nhân dân Việt Nam đã góp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào anh em. Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc, Mĩ buộc phải ký Hiệp định Pari (27-1-1973), chấp nhận chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Gần một tháng sau, tại Viên Chăn, Chính phủ Viên Chăn – tay sai của Mĩ và Đại diện các lực lượng vũ trang yêu nước Lào đã ký kết Hiệp định về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào (21-2-1973). Hiệp định khẳng định các quyền dân tộc cơ bản của Lào: độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, không thể xâm phạm. Đây là một thắng lợi cơ bản rất quan trọng về chính trị của quân dân Lào. Từ cuộc đấu tranh vũ trang, nhân dân Lào bước vào giai đoạn đấu tranh nhằm bào vệ và củng cố hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia, tiến tới đạt mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, thống nhất và thịnh vượng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thắng lợi vĩ đại mùa xuân 1975 của nhân dân Việt Nam một lần nữa tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Nắm vững thời cơ lịch sử, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chủ trương phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh đánh đổ chính quyền tay sai phản động, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Ngày 28-51975, Mĩ chấp nhận giải tán hoàn toàn phái đoàn viện trợ và chuyển giao toàn bộ tài sản của USAID cho Chính phủ tay sai Viên Chăn. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Và thế là chỉ trong vòng 28 ngày đêm lịch sử, kể từ đầu tháng 5, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào “Nắm vững thời cơ hiếm có do thắng lợi lớn lao trọn vẹn của cách mạng Việt Nam và Căm-pu-chia tạo nên đã lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền thực dân kiểu mới của đế quốc Mi ở Lào, giành chính quyền trong cả nước về tay nhân dân mà không trải qua chiến tranh đổ máu” [7]. Trong hai ngày,1 và 2-12-1975, Đại hội đại biểu nhân dân Lào họp thông qua quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ và thiết lập chế độ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân. Với quyết định lịch sử này, Lào đã kết thúc cuộc kháng chiến kéo dài 29 năm, hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Một kỷ nguyên mới được mở ra trong lịch sử của Lào - kỷ nguyên nước Lào tiến nhanh và vững chắc trên con đường độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng, bảo đảm cho nhân dân các dân tộc Lào có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mãi mãi. Tóm lại, giai đoạn 1954-1975, Liên minh đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt-Lào đã diễn ra hết sức tốt đẹp. Sự tương đồng về hoàn cảnh, có cùng một kẻ thù và cùng hướng đến mục tiêu đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ thành quả cách mạng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là cơ sở để quan hệ hai nước càng ngày càng ngăn bó keo sơn. Quan hệ giữa hai nước Việt – Lào trong gần 30 năm thật xứng đáng là tấm gương mẫu mực về đoàn kết quốc tế dựa trên tinh thần vô sản cao cả. KẾT LUẬN Quan hệ Việt – Lào đã được hình thành khá sớm trong lịch sử. Mối quan hệ này được hình thành bền vững trên nhiều yếu tố tương đồng về tự nhiên, văn hóa, lịch sử, kinh tế…giữa hai nước. Quan hệ Việt – Lào là một “tình hữu nghị đặc biệt”- thắm thiết, trong sáng, thủy chung, thắm đượm tình cảm láng giềng thân thiện, đồng chí cao quí, tình anh em chân thành. Tình cảm cao quí này đã được Chủ tịch Xu-pha-nu-vông khái quát bằng những câu thơ giàu hình tượng và vô cùng sinh động sau:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> “Tình hữu nghị Việt – Lào, Cao hơn núi Dài hơn sông Rộng hơn biển cả Đẹp hơn trăng rằm Ngát thơm hơn đóa hoa nào thơm ngát nhất” Mối quan hệ này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định qua những vần thơ ngắn gọn, xúc tích nhưng vô cùng sâu sắc: “Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua Việt – Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” Thiết nghĩ, những vần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Xu-pha-nu-vông là sự đúc kết sâu sắc nhất về tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt-Lào, là bài ca đẹp nhất về mối tình chung thủy giữa hai nước và là những dòng thơ tuyệt tác nhất để tôn vinh mối quan hệ láng giềng thân thiện trên lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản. [3, tr.42] Thời gian sẽ trôi qua nhưng tình đoàn kết chiến đấu giữa hai nước Việt-Lào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thần thánh của hai dân tộc mãi mãi được ghi vào trong lịch sử của mỗi dân tộc như một trong những trang đẹp đẽ nhất về mối quan hệ láng giềng hữu nghị, thân thiện, đoàn kết chiến đấu chống hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Tiếp nối quan hệ tốt đẹp, bền vững, sáng trong được vun đắp trong quá trình lịch sử, ngày nay hai dân tộc Việt-Lào tiếp tục sát cánh bên nhau trong việc xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc trên con đường độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng. Và bảo đảm cho nhân dân của mỗi nước có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc mãi mãi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2.. Phan Gia Bền, Đặng Bích Hà (1978), Lược sử nước Lào, Nxb Khoa học Xã hội, HN. Phan Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2001), Đại Cương lịch sử Việt Nam, Toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3.. Khoa Sử ĐHSP Hà Nội (2001), Một số vấn đề về lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia, HN.. 4.. Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.. 5.. Hoàng Văn Thái (1993), Liên minh chiến đấu Việt – Lào - Cămpuchia, Nxb Sự thật, HN.. 6.. UBKH-XH Việt Nam, Viện Sử học (1985), Sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Mi, cứu nước, Nxb KHXH, Hà Nội.. 7.. Báo Nhân dân, ngày 16-12-1976, Lời chào mừng của đồng chí Cay xỏn phôm vi hảnTổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tại Đại hội Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ IV.. 8.. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II, 1954 -1975, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×