Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 55 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>dụng (4).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Eduard Branly (1844-1940) sinh ở Amiens (Pháp). Nhờ có ông, với chiếc máy thu hình thành trong trí của ông, điện báo không dây đã trở thành thực tiễn.. Jules Antoine Lissajous (1822-1880) là nhà vật lí người Pháp, sinh ở Versailles. Ông học tại trường "Ecole Normale Supérieure de Paris" và sau đó, ông giảng dạy vật lí tại giảng đường "Louisle-Grand" ở Paris. Sự nghiệp của ông mang tính chất hành chính nhiều hơn, ông là lãnh đạo viện hàn lâm tại Chambéry và Besançon. Với những tài nguyên có hạn, Lissajous đã khảo sát dao động của các dây kim loại mỏng, trên đó ông đặt những cái gương nhỏ và chiếu vào đó một tia sáng. Cơ cấu chuyển động khác nhau dó mang lại “hình ảnh Lissajous”. Ngày nay, người ta dễ dàng thu được những hình ảnh đẹp đẽ này với một máy dao động kí. Lissajous còn chế tạo một máy điện báo quang học, và chiếc máy này được sử dụng vào năm 1870 trong lần Paris bị phong tỏa..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Karl Ferdinand Braun (1850-1918), nhà vật lí người Đức, sinh ở Fulda, và lần lượt là giáo sư tại Marburg, Strasbourg, Karlsruhe,Tübingen và Strasbourg một lần nữa. Trong lĩnh vực điện báo không dây, ông đã sử dụng lần đầu tiên sự cộng hưởng giữa mạch điện hưởng ứng dao động điện và mạch điện gửi đi các sóng điện từ. Braun là còn người thiết kế ra “Điện kế Braun” và “Ống Braun”, tiền thân của màn hình ti vi. Năm 1909, ông cùng nhận giải thưởng Nobel vật lí với Marconi..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Robert Waton-Watt (1892-1973), nhà vật lí người Anh, sinh ở Brechin (Scotland), nổi. dụng (4).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Eduard Branly (1844-1940) sinh ở Amiens (Pháp). Nhờ có ông, với chiếc máy thu hình thành trong trí của ông, điện báo không dây đã trở thành thực tiễn..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Jules Antoine Lissajous (1822-1880) là nhà vật lí người Pháp, sinh ở Versailles. Ông học tại trường "Ecole Normale Supérieure de Paris" và sau đó, ông giảng dạy vật lí tại giảng đường "Louisle-Grand" ở Paris. Sự nghiệp của ông mang tính chất hành chính nhiều hơn, ông là lãnh đạo viện hàn lâm tại Chambéry và Besançon. Với những tài nguyên có hạn, Lissajous đã khảo sát dao động của các dây kim loại mỏng, trên đó ông đặt những cái gương nhỏ và chiếu vào đó một tia sáng. Cơ cấu chuyển động khác nhau dó mang lại “hình ảnh Lissajous”. Ngày nay, người ta dễ dàng thu được những hình ảnh đẹp đẽ này với một máy dao động kí. Lissajous còn chế tạo một máy điện báo quang học, và chiếc máy này được sử dụng vào năm 1870 trong lần Paris bị phong tỏa.. Karl Ferdinand Braun (1850-1918), nhà vật lí người Đức, sinh ở Fulda, và lần lượt là giáo sư tại Marburg, Strasbourg, Karlsruhe,Tübingen và Strasbourg một lần nữa. Trong lĩnh vực điện báo không dây, ông đã sử dụng lần đầu tiên sự cộng hưởng giữa mạch điện hưởng ứng dao động điện và mạch điện gửi đi các sóng điện từ. Braun là còn người thiết kế ra “Điện kế Braun” và “Ống Braun”, tiền thân của màn hình ti vi. Năm 1909, ông cùng nhận giải thưởng Nobel vật lí với Marconi..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Robert Waton-Watt (1892-1973), nhà vật lí người Anh, sinh ở Brechin (Scotland), nổi. Lịch sử VL trên tem - Samuel Finley Breese Morse . 1. . 2. . 3. . 4. . 5. (1 vote) Người đăng: Mr. Trần 13/10/2009 Điện từ học và ứng dụng (5).
<span class='text_page_counter'>(8)</span>
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Samuel Finley Breese Morse (1791-1872) sinh tại Charlestown (Massachusetts, Mĩ). Ông tốt nghiệp năm 1810 ngành luật và tiếp tục học từ năm 1811 đến 1815 tại Viện Hàn lâm Khoa học London, nơi ông học vẽ tranh phong cảnh và chân dung. Năm 1832, ông trở thành giáo sư hội họa và điêu khắc tại trường Đại học New York. Cũng trong năm này, Morse trở nên hứng thú với công nghệ điện và đã khám phá ra điện báo..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span>
<span class='text_page_counter'>(12)</span>
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Với một mạch điện bị ngắt gián đoạn trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài, ông đã có thể gửi đi các tin nhắn với “khóa Morse” và sự hỗ trợ của “bảng chữ cái Morse”: các điểm (chấm) và các vệt sọc (“khóa Morse”)..
<span class='text_page_counter'>(14)</span>
<span class='text_page_counter'>(15)</span>
<span class='text_page_counter'>(16)</span>
<span class='text_page_counter'>(17)</span>
<span class='text_page_counter'>(18)</span>
<span class='text_page_counter'>(19)</span>
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Số lượng tem này đủ chứng minh người ta ghi nhận như thế nào vai trò của Morse trong sự phát.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> triển thịnh vượng của thế giới.. Lịch sử Vật lí trên những con tem (Phần 1) 1 2 3 4 5. (5 votes) Người đăng: Mr. Trần 16/06/2009 Copernicus và Mô hình Nhật tâm của Hệ Mặt trời Nicolas Copernicus (1473-1543) sinh ở Torun, Ba Lan. Tên tiếng Ba Lan của ông là Mikolaj Kopernik. Là con trai của một thương gia giàu có, nhưng năm ông lên 10 tuổi thì cha của ông qua đời. Ông được người chú Lucas của mình dạy bảo, năm 1489 thì ông này thăng chức đến Bishop. Với sự hỗ trợ của ông, Copernicus đã được nhận vào làm thầy tu tại Giáo hội Frauenburg..
<span class='text_page_counter'>(22)</span>
<span class='text_page_counter'>(23)</span>
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Chúng ta không biết nhiều lắm về buổi đầu đi học của ông, nhưng năm 1491 ông đã vào trường đại học Cracow, ở đó ông học toán và thiên văn học. Với vai trò là thầy tu, ông được hưởng nhiều bổng lộc và ông đã đi Italy. Năm 1496, ông tự ghi danh vào trường Đại học Bologna để học luật, nhưng sau đó Copernicus trở nên hứng thú với thiên văn học..
<span class='text_page_counter'>(25)</span>
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ông còn học tại các trường đại học Padua và Ferrara, nơi ông lấy bằng tiến sĩ về luật giáo hội. Copernicus trở về Varnia ở Ba Lan cho đến khi ông qua đời..
<span class='text_page_counter'>(27)</span>
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Rõ ràng là Copernicus, khi trở về quê nhà của ông, không tìm thấy nhiều người để trao đổi về những ý tưởng mới của ông du nhập từ các trường đại học Italy. Các nhà thiên văn đã thành lập một trong những nhóm đầu tiên, sử dụng kĩ thuật mới này..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Do phát minh ra kĩ thuật in ấn báo chí, những ý tưởng của ông đã chạm tới thế giới của các nhà khoa học.. Một số nhà sử học giữ quan điểm cho rằng vị thầy tu người Ba Lan đã ẩn cư này sẽ không nổi tiếng trong giới thiên văn học và được biết đến trên khắp thế giới nếu như không có kĩ thuật in ấn!.
<span class='text_page_counter'>(30)</span>
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Các kết quả nghiên cứu của Copernicus trở nên nổi tiếng sau khi ông qua đời, vì cuốn sách ai cũng biết tới của ông "Chuyển động của các hành tinh". Trong quyển sách đó, ông cho rằng "Trái đất chuyển động, Mặt trời vẫn đứng yên". Bạn có thể đọc dòng chữ đó bằng tiếng Ba Lan trong con tem phía trên..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Trong lĩnh vực vật lí, Copernicus không có đóng góp gì nổi bật, nhưng bất chấp điều đó, ông vẫn có một số quyển sách về lịch sử khoa học có tầm quan trọng không kém. Tài trí của ông nằm ở chỗ niềm tin vào quan niệm nhật tâm, được truyền tay tiếp sức bởi những người kế tục của ông, sau này sẽ trở thành chìa khóa bước vào vũ trụ học hiện đại..
<span class='text_page_counter'>(33)</span>
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Mặc dù các phép toán trong mô tả của ông chẳng đơn giản hơn cơ sở toán học của Ptolemy, nhưng nó yêu cầu ít giả thuyết cơ bản hơn. Với định đề rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời, Copernicus đã có thể giải thích được chuyển động quan sát thấy của bầu trời..
<span class='text_page_counter'>(35)</span>
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Chúng ta nghĩ Copernicus là nhà vật lí, người có chân dung xuất hiện trên những con tem thường xuyên hơn bất kì nhà vật lí nào khác..
<span class='text_page_counter'>(37)</span>
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1973 là một năm quan trọng. Kỉ niệm 500 năm ngày sinh của ông (1473-1973) là dịp cho nhiều nước in hình Copernicus lên tem bưu chính..
<span class='text_page_counter'>(39)</span>
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ở Warsaw, bạn có thể thấy tượng của Copernicus, và của Marie Curie..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Chẳng nghi ngờ gì nữa, hai người là những nhà vật lí nổi tiếng nhất của đất nước Ba Lan..
<span class='text_page_counter'>(42)</span>
<span class='text_page_counter'>(43)</span>
<span class='text_page_counter'>(44)</span>
<span class='text_page_counter'>(45)</span>
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Copernicus còn nổi tiếng về hội họa. Trong thời đại của ông, ông là một trong những con người lỗi lạc nhất trên Trái đất. Thỉnh thoảng, công việc ấy cũng là đề tài của một vài con tem, như các bạn thấy dưới đây..
<span class='text_page_counter'>(47)</span>
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Mời các bạn đón xem tiếp những phần sau.. Lịch sử Vật lí trên những con tem (Phần 4) 1 2 3 4 5. (2 votes) Người đăng: Mr. Trần 25/06/2009 Galileo Galile: người ủng hộ học thuyết Copernicus, kẻ chống đối Giáo hội GALILEO GALILEI (1564-1642) chào đời ở Pisa. Cha của ông, Vincenzo Galilei là một nhà soạn nhạc. Galileo là con cả trong 6 người con. Gia đình ông thuộc giới quý tộc, nhưng không giàu có gì..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Đầu những năm 1570, ông cùng với gia đình chuyển đến Florence. Năm 1581, Galileo bắt đầu nghiên cứu toán học tại trường đại học Pisa, nơi cha của ông hi vọng ông sẽ học y khoa. Ban đầu, ông là giáo sư tại Viện hàn lâm Florence. Về sau, năm 1592, ông là giáo sư toán học tại đại học Pisa..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Galileo đã phát minh ra nhiều dụng cụ cơ giới ngoài máy bơm ra, ví dụ như cân thủy tĩnh. Nhưng có lẽ phát minh nổi tiếng nhất của ông là chiếc kính thiên văn. Galileo chế tạo chiếc kính thiên văn đầu tiên của ông vào năm 1609, phỏng theo những chiếc kính đã được chế tạo ở nhiều nơi khác thuộc châu Âu, có thể phóng đại các vật lên gấp hai mươi lần. Với chiếc kính thiên văn này, ông đã có thể nhìn lên mặt trăng, phát hiện ra 4 vệ tinh của Mộc tinh, quan sát một sao siêu mới, xác nhận các pha của Kim tinh và phát hiện ra vết đen mặt trời. Những khám phá của ông chứng minh cho hệ thống Copernicus, học thuyết phát biểu rằng trái đất và những hành tinh khác quay xung quanh mặt trời. Trước khi có hệ Copernicus, người ta cho rằng vũ trụ là địa tâm, nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Niềm tin của Galileo vào hệ Copernicus cuối cùng đã đưa ông đến chỗ gặp rắc rối với Nhà thờ Thiên chúa giáo. Tòa án Dị giáo là một cơ quan thường trực trong Giáo hội Thiên chúa giáo có nhiệm vụ trừ tiệt những kẻ dị giáo. Một ủy ban cố vấn đã công khai trước Tòa Dị giáo rằng đề xuất của Copernicus rằng Mặt trời là trung tâm của vũ trụ là một dị giáo. Vì Galileo ủng hộ hệ Copernicus, nên ông đã được cảnh bảo bởi Cardinal Bellarmine, theo lệnh Giáo hoàng Paul V, rằng ông không nên thảo luận hay bảo vệ cho học thuyết Copernicus..
<span class='text_page_counter'>(52)</span>
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Năm 1624, Galileo được Giáo hoàng Urban VIII bảo hộ rằng ông có thể viết về học thuyết Copernicus miễn ông xem nó là một đề xuất toán học mà thôi. Tuy nhiên, với việc xuất bản cuốn sách của Galileo “Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chủ yếu”, Galileo đã bị triệu hồi đến Rome vào năm 1633 đối mặt với Tòa án Dị giáo một lần nữa. Có truyền thuyết kể rằng sau khi từ bỏ quan điểm ông đã lẩm bẩm "Eppur si muove" ("Dù sao thì nó vẫn quay”), nhưng điều này không chắc đã xảy ra. Galileo bị khép tội dị giáo vì quyển “Đối thoại” của ông, và bị gửi về nhà của ông ở gần Florence, nơi ông bị quản thúc tại gia cho đến cuối đời mình.. Năm 1638, Tòa án Dị giáo cho phép Galileo dời đến nhà của ông, ở đó ông có thể ở gần các bác sĩ của mình. Khi ấy, ông gần như đã mù lòa. Năm 1642, Galileo qua đời tại nhà riêng của ông ở ngoại ô Florence..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Năm 1592, Galileo được bổ nhiệm chức giáo sư toán học tại trường đại học Padua. Trong khi giảng dạy ở đó, ông thường đến thăm một nơi gọi là Arsenal, nơi những con tàu xứ Venice đến đậu và nhận hàng. Galileo luôn luôn yêu thích các thiết bị cơ giới. Thật tự nhiên, trong những chuyến viếng thăm của ông đến Arsenal, ông trở nên bị quyến rũ bởi các công nghệ hàng hải, ví dụ như cái sector và việc đóng tàu. Năm 1593, ông đã giải bài toán sắp xếp các mái chèo thành ga lê. Ông xem mái chèo là một đòn bẩy và lấy nước làm điểm tựa bản lề. Một năm sau, ông đã đăng kí bằng phát minh máy bơm. Máy bơm của ông là một dụng cụ mang nước lên cao chỉ sử dụng một dây chão.. Tại đại học Pisa, Galileo đã học vật lí của nhà khoa học Hi Lạp cổ đại Aristotle. Tuy nhiên, Galileo nghi vấn cách tiếp cận Aristotle đối với vật lí học. Những người theo chủ nghĩa Aristotle tin rằng trong một môi trường thì các vật nặng rơi nhanh hơn các vật nhẹ. Galileo cuối cùng đã bác bỏ quan điểm này bởi việc xác nhận rằng tất cả các vật, bất kể tỉ trọng của chúng, rơi ở cùng một tốc độ trong chân không. Để xác định điều này, Galileo đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm trong đó ông đã thả rơi các vật từ một độ cao nhất định. Trong một trong những thí nghiệm ban đầu của ông, ông đã thả lăn những quả cầu xuống một mặt phẳng nghiêng và sau đó xác định vị trí của chúng sau những khoảng thời gian bằng nhau. Ông đã trình bày những khám phá của ông về chuyển động trong quyển sách của ông "Discorsi ... a due nuove scienze" ("Thuyết trình về Hai Nền khoa học mới")..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Galileo bắt đầu nghiên cứu của ông về con lắc trong khi, theo truyền thuyết, ông quan sát một ngọn đèn treo lơ lửng đong đưa tới lui trong thánh đường Pisa. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1602 thì Galileo mới thực hiện được khám phá đáng kể nhất của ông về con lắc – chu kì (thời gian con lắc đong đưa tới lui) không phụ thuộc vào cung tròn đong đưa (tính đẳng thời). Cuối cùng, khám phá này đã đưa Galileo đến nghiên cứu thêm về khoảng thời gian và phát triển quan điểm của ông về con lắc đồng hồ..
<span class='text_page_counter'>(56)</span>