Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước của nhân dân việt nam tại bảo tàng cách mạng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.69 KB, 103 trang )

1

Bộ giáo dục v đo tạo

bộ văn hóa thể thao v du lịch

trờng đại học văn hóa H Nội

Trịnh Thị Hồng thanh

Giá trị lịch sử - văn hoá của su tËp hiƯn vËt
thÕ giíi đng hé cc kh¸ng chiÕn chèng Mỹ,
cứu nớc của nhân dân Việt Nam tại
Bảo tng Cách mạng Việt Nam

Chuyên ngành : Văn hóa học
M số
: 60 31 70

luận văn thạc sĩ văn hóa học

Ngời hớng dẫn khoa häc: pgs, ts ph¹m mai hïng

Hμ NéI - 2011


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................5


2. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................8
4.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................... 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................9
7. Bố cục của luận văn..........................................................................................9
Chương 1TỔNG QUAN SƯU TẬP HIỆN VẬT THẾ GIỚI ỦNG
HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM TẠI BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT
NAM ..................................................................................................... 10
1.1. Khái lược về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975) ............................................10
1.2. Tổng quan về sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam tại Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam .....................................................................................19
1.2.1. Khái quát về Bảo tàng Cách mạng Việt Nam .................. 19
1.2.2. Tình hình sưu tầm và thu thập hiện vật của sưu tập ....... 22
1.2.3. Thống kê hiện vật trong sưu tập ....................................... 24
1.2.4. Phân loại sưu tập ............................................................... 27


3

Chương 2 NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA SƯU TẬP HIỆN
VẬT THẾ GIỚI ỦNG HỘ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TẠI BẢO TÀNG
CÁCH MẠNG VIỆT NAM................................................................ 35
2.1. Nghiên cứu khái niệm giá trị, giá trị sưu tập hiện vật bảo tàn............35
2.2. Giá trị Lịch sử của sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam tại Bảo tàng Cách mạng
Việt Nam................................................................................................................37
2.2.1 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai
đoạn cận hiện đại ........................................................................ 37
2.2.2 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu lịch sử ngoại giao..... 46
2.3. Giá trị văn hóa của sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam tại Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam ...................................................................................................57
2.3.1. Giá trị về hình ảnh, văn phong trên những tài liệu hiện
vật văn bản .................................................................................. 57
2.3.2 Các hoạ tiết hoa văn trang trí trên các tài liệu hiện vật ... 64
2.4. Những giá trị khác .......................................................................................69
2.4.1 Giá trị nhân văn ................................................................. 69
2.4.2. Về ý nghĩa chính trị ........................................................... 74
Chương 3 TĂNG CƯƠNG GIẢI PHÁP BẢO QUẢN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CỦA SƯU TẬP HIỆN VẬT THẾ GIỚI ỦNG HỘ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC CỦA NHÂN
DÂN VIỆT NAM TẠI BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM ...... 78


4

3.1. Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập......78
3.1.1. Thực trạng công tác bảo quản................................................ 78
3.1.2.Thực trạng công tác phát huy giá trị thuộc sưu tập ......... 85
3.2. Tăng cường các giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập87
3.2.1. Tăng cường các giải pháp bảo quản Sưu tập........................... 87
3.2.1.1. Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật mới trong công
tác bảo quản ................................................................................ 87
3.2.1.2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ khoa học -pháp lý

cho sưu tập ................................................................................... 90
3.2.1.3. Tiếp tục sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện vật thuộc sưu tập. ..... 91
3.2.1.4. Tiến hành sao chụp để lưu giữ hiện vật thuộc sưu tập........... 93
3.2.2. Tăng cường các giải pháp phát huy giá trị sưu tập ........ 94
3.2.2.1. Đa dạng hố các hình thức trưng bày, triển lãm cho sưu tập. 94
3.2.2.2. Tăng cường công tác in ấn xuất bản quảng bá cho sưu tập ....... 95
3.2.2.3. Giới thiệu sưu tập hiện vật trên trang Website của
BTCMVN ..................................................................................... 96
KẾT LUẬN .......................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................... 100


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có được ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, nước nhà thống nhất,
Bắc Nam sum họp một nhà vào ngày 30-4-1975, NDVN đã phải trải qua hai
cuộc kháng chiến vĩ đại đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ. Trong những năm KCCM, cứu nước lâu dài và gian khổ, nhưng anh
dũng và thắng lợi vẻ vang của mình, NDVN đã nhận được những sự giúp đỡ
q báu và sự đồng tình ủng hộ rộng lớn về tinh thần cũng như về vật chất của
Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN anh em, các nước u chuộng hồ
bình, công lý và nhân dân tiến bộ thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ.
Nhờ đó, Việt Nam đã chiến thắng trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại
giao ở cả chiến trường Việt Nam và trên thế giới, ở tại nước Mỹ. Đây là “chiến
lược cơng tâm đánh vào lịng người, một chiến lược giữ nước, dựng nước của
dân tộc Việt Nam”.
Là một bảo tàng đầu hệ trong hệ thống các bảo tàng quốc gia Việt Nam,
trải qua 52 năm hoạt động, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ

mà trực tiếp là Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ Văn hố - Thơng tin (nay là Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch), BTCMVN đã thường xuyên sưu tầm, nghiên cứu,
xác minh những tài liệu, hiện vật minh chứng cho sự phát triển của CMVN .
Đến nay, trong hệ thống các kho bảo quản của BTCMVN đang lưu giữ,
bảo quản trên 8 vạn đơn vị tài liệu, hiện vật và hình ảnh; được phân thành
nhiều sưu tập hiện vật khác nhau. Trong đó có Sưu tập hiện vật nhân dân thế
giới ủng hộ NDVN trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Nhiều hiện vật trong
sưu tập đã được trưng bày tại hệ thống trưng bày thường trực, tại các cuộc
trưng bày chuyên đề và trưng bày lưu động của Bảo tàng với mục đích giới
thiệu với NDVN và thế giới về sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia, dân tộc,


6

của các tổ chức phi chính phủ, của nhân loại tiến bộ u hồ bình và cơng lý
đối với NDVN trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Thông qua những hiện
vật này chúng ta có thể hiểu rõ về những năm tháng chiến tranh khốc liệt của
NDVN, tình đồn kết keo sơn của nhân dân u chuộng hồ bình trên tồn thế
giới với NDVN và lịng biết ơn của nhân dân ta.
Chiến tranh đã lùi xa, chúng ta đã và đang thực hiện chủ trương lớn của
Đảng “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, đa phương hoá, đa dạng hố
quan hệ đối ngoại. Bên cạnh đó đã tới lúc phải nhận thức lại đầy đủ hơn, sâu
sắc hơn sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần và cả mạng sống của những người đã
ủng hộ Việt Nam, mà sự giúp đỡ này, ở đâu đấy, một thời gian nào đó, ở một
số người nào đó đã lãng qn. Vì thế việc tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, trưng
bày và giới thiệu những hiện vật của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong
thời kỳ KCCM, cứu nước càng có ý nghĩa thiết thực nhằm thể hiện lịng biết
ơn của NDVN với bạn bè năm châu đã luôn ủng hộ, giúp đỡ NDVN trong
suốt những năm tháng chiến tranh là rất cần thiết. Hơn thế nó là trách nhiệm
lưu giữ để cho mai sau một di sản có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, một gia tài quý

báu tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ những nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài: “Giá trị lịch sử - văn hoá
của sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam” làm luận văn
Thạc sĩ Văn hố học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cuộc KCCM xâm lược đã kết thúc vào mùa xuân năm 1975, miền Nam
hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, nhân dân ta đã giành được độc lập và
thống nhất đang ra sức xây dựng cuộc sống mới dân chủ công bằng, văn minh và
hiện đại. Cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một đề tài lịch sử lớn, được nhiều


7

nhà nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà chính trị trong nước và trên thế giới quan tâm tìm
hiểu. Cho đến nay, đã có hàng nghìn cuốn sách và tài liệu nghiên cứu, nhiều cơng
trình nghiên cứu, hàng trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch
sử, văn hoá, triết học, văn hoá học...viết về cuộc chiến tranh Việt Nam trên nhiều
khía cạnh, nhiều vấn đề khác nhau trong đó có chủ đề về sự ủng hộ của nhân dân
trên toàn thế giới với cuộc kháng chiến này. Chẳng hạn: Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ cứu nước(1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Cảm ơn các bạn,
Nguyễn Văn Khoan, Tập 1, 2, 3, Nxb Lao động, Hà Nội, 2005; Thế giới ca ngợi
thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977; Thế giới tố cáo và lên
án tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976;
Phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam, Lưu Quý Kỳ, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1967; Chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ (Hoàng Nguyên, Báo
Việt báo điện tử ngày 1/5/2005) v.v…Về lĩnh vực văn hố đã có đề tài luận văn tốt
nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thoa, Khoa Bảo tồn bảo tàng Trường Đại học
văn hoá Hà Nội bảo vệ năm 2007 với đề tài “Bước đầu tìm hiểu sưu tập hiện vật
nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

hiện có tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam” và đề tài khoa học cấp cơ sở của
BTCMVN “Xây dựng sưu tập hiện vật, tài liệu, hình ảnh của nhân dân thế giới ủng
hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược (1954-1975) hiện có tại Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam” đã được nghiệm thu năm 2010, nhưng kết quả nghiên cứu chủ yếu
được giải quyết dưới góc độ Bảo tàng học là chính và mục đích cuối cùng là xây
dựng một sưu tập còn nội dung giá trị lịch sử - văn hóa, hệ thống hố của sưu tập
chưa được nghiên cứu tồn diện, sâu sắc và có hệ thống.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khảo sát toàn bộ số hiện vật, tài liệu và số hồ sơ hiện vật trong
sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc KCCM, cứu nước của NDVN tại BTCMVN.


8

- Nghiên cứu giá trị lịch sử- văn hoá của Sưu tập và vai trị của nó trong hoạt
động trưng bày, giáo dục tuyên truyền.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo quản tiếp tục phát huy
giá trị văn hoá, lịch sử của Sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc KCCM, cứu nước
của NDVN tại BTCMVN hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Toàn bộ hiện vật, tài liệu thuộc phạm vi của Sưu tập hiện đang lưu giữ và
trưng bày tại BTCMVN.
- Toàn bộ hồ sơ hiện vật và hệ thống sổ sách thuộc phạm vi của
Sưu tập hiện đang lưu giữ tại BTCMVN.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Những tài liệu, hiện vật của Sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc KCCM,
cứu nước của NDVN hiện có ở hệ thống kho bảo quản của BTCMVN.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về
bảo tồn phát huy di sản văn hoá.
- Sử dụng phương pháp khoa học liên ngành: sử học, bảo tàng học, văn
hóa học...
- Tiến hành nghiên cứu khảo sát trực tiếp nội dung lịch sử hiện vật
trong sưu tập, mô tả, thống kê, phân loại hiện vật và phân tích những giá trị
hàm chứa trong sưu tập.


9

6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hố khoa học các hiện vật của sưu tập Sưu tập hiện vật thế giới
ủng hộ cuộc KCCM, cứu nước của NDVN.
- Góp phần đánh giá giá trị lịch sử, văn hố của Sưu tập hiện vật thế giới ủng
hộ cuộc KCCM, cứu nước của NDVN.
- Giới thiệu sưu tập và khẳng định vai trò, ý nghĩa của sưu tập đối với công
tác giáo dục truyên truyền của BTCMVN trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan Sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam tại BTCMVN
Chương 2: Những giá trị tiêu biểu của Sưu tập thế giới ủng hộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam tại BTCMVN
Chương 3: Tăng cường các giải pháp bảo quản và phát huy giá trị Sưu
tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân Việt Nam tại BTCMVN.



10

Chương 1
TỔNG QUAN SƯU TẬP HIỆN VẬT THẾ GIỚI ỦNG HỘ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TẠI BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.1. Khái lược về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975)
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ là cuộc chiến
tranh cục bộ lớn nhất thế kỷ này. Xét về quy mô lực lượng tham gia, phương
tiện chiến tranh hiện đại được huy động và tính chất ác liệt theo chiều hướng
ngày càng tăng suốt 21 năm, thì đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa đế quốc
Mỹ và NDVN- một cuộc đụng đầu, xét về mặt vật chất, là khơng cân sức. Bởi
vì nước Mỹ, một trong những nước lớn nhất và mạnh nhất hành tinh đi xâm
lược một nước Việt Nam nhỏ và nghèo, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh
chống thực dân Pháp, chưa kịp hồi phục. Quân đội Mỹ kể từ khi Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ thành lập đã tiến hành và tham gia tám cuộc chiến tranh lớn,
nhưng chưa lần nào bại trận. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ
đã áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuât quân sự tiên tiến nhất, mới
nhất (trừ vũ khí nguyên tử), sử dụng tối đa sức mạnh và tiềm lực của nước
Mỹ chống Việt Nam. Ngồi ra cịn có hơn 30 nước đồng minh của Mỹ tham
gia đóng góp lương thực, thuốc men, trang bị kỹ thuật và huấn luyện, giúp
Mỹ tiến hành chiến tranh, trong đó có năm nước trực tiếp đưa quân chiến đấu
sang Việt Nam. Với sức mạnh không thể tưởng nổi của Mỹ, giới cầm quyền
Nhà Trắng, Lầu Năm Góc tin chắc sẽ có được chiến thắng một cách dễ dàng.
Cả thế giới hồi hộp theo dõi diễn biến chiến sự và chiều hướng phát triển cuộc
chiến tranh. Họ ái ngại, rồi lo lắng cho Việt Nam trước cuộc xâm lược tàn bạo
của Mỹ. Và có rất nhiều người cho rằng trong cuộc chiến không cân sức này,



11

NDVN khó có thể đứng vững. Song, qua cuộc kháng chiến, NDVN đã làm
cho cả thế giới kinh ngạc. Tuy chỉ là một nước nhỏ bé, thiếu thốn đủ mọi bề,
nhưng NDVN với ý chí sắt đá đã đánh bại một đế quốc hùng mạnh và đã
giành được độc lập cho dân tộc, thống nhất được non sông.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược từ năm
1954-1975 của NDVN, trên thế giới đã có một hoạt động được nhân dân u
chuộng hồ bình và cơng lý trên thế giới, bao gồm nhân dân các nước XHCN,
tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc thế giới thứ ba tham gia mạnh mẽ, đó chính
là phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam KCCM xâm lược.
Từ ủng hộ được định nghĩa là sự giúp đỡ bằng tinh thần hay vật chất
[17, tr. 894], hoặc nói cách khác là sự giúp đỡ và tán thành [24, tr.185].
Tương tự như vậy, ủng hộ được định nghĩa là đồng tình, góp phần bảo vệ, ra
tay giúp đỡ [ 45, tr. 851].
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta đã được sự
ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế ngay từ khi Mỹ can thiệp vào Việt Nam,
dựng lên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm, phá hoại trắng trợn hiệp định
Giơ-ne-vơ năm 1954. Chính sách thực dân kiểu mới với những thủ đoạn xảo
quyệt và tàn bạo của chúng đã bị dư luận các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân
yêu chuộng hịa bình trên thế giới cực lực phản đối. Những vụ thảm sát như ở trại
giam Phú Lợi, vụ chuồng cọp Cơn Đảo và nhất là hình ảnh cuộc thảm sát Sơn Mỹ,
những vụ bắt bớ, giam cầm sát hại những người u nước đấu tranh địi chính
quyền Cộng hồ miền Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ,
hiệp thương thống nhất Tổ quốc đã bị dư luận các nước lên án.
Từ năm 1960 sau khi ra đời, MTDTGPMNVN đã tăng cường các hoạt
động đối ngoại, tuyên truyền và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế đối
với phong trào giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam. Kể từ đó, phong



12

trào chống đế quốc Mỹ, ủng hộ Việt Nam trên thế giới có sự chuyển biến mới,
phát triển mạnh mẽ, rộng rãi hơn. Năm 1961, đế quốc Mỹ áp dụng chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” hòng dập tắt phong trào đồng khởi của đồng bào miền
Nam, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với lực lượng quân ngụy do Mỹ
trang bị và cố vấn Mỹ chỉ huy. Chúng đã sử dụng chiến thuật cơ động bằng trực
thăng và xe thiết giáp để tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, lập hệ thống ấp
chiến lược để ngăn chặn phong trào nổi dậy và sự chi viện của nhân dân miền
Bắc. Trong thời kỳ này, nhiều Chính phủ, đồn thể quần chúng, tổ chức quốc tế,
nhiều nhân vật tiêu biểu trên thế giới đã kịch liệt lên án chiến lược này của đế
quốc Mỹ. Hòng gỡ thế thất bại và sa lầy ở miền Nam, ngày 5/8/1964, sau hàng
loạt hành động khiêu khích, phá hoại có hệ thống và dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc
Bộ”, đế quốc Mỹ chính thức dùng không quân đánh phá miền Bắc nước ta mở
đầu chiến tranh phá hoại quy mô lớn, dài ngày và tàn bạo. Nhưng những toan
tính của chúng đã bị thất bại trên khắp các chiến trường hai miền Nam, Bắc nước
ta. Tiếp tục thực hiện dã tâm xâm lược, đầu năm 1965, Chính phủ Mỹ ào ạt đưa
quân viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, tiến hành “Chiến tranh cục bộ” để
thay thế chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản. Để thực hiện mục tiêu
là tiêu diệt chủ lực qn giải phóng, bình định miền Nam, buộc phía Việt Nam phải
ngồi vào bàn đàm phán theo điều kiện của Mỹ, chúng còn sử dụng rộng rãi những
phương tiện giết người hàng loạt đã bị dư luận quốc tế ngăn cấm như sử dụng bom
Na-pan, rải chất độc hố học như chất diệt cỏ (đi-ơ-xin) xuống các khu rừng của
Việt Nam, mở nhiều cuộc phản công chiến lược vào các khu căn cứ của ta.
Tại miền Bắc, các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các khu đông dân
cư, trường học, bệnh viện, đê đập, cầu đường trở thành mục tiêu liên tiếp bị
đánh phá. Những hành động chiến tranh trên của đế quốc Mỹ càng gây nên sự
bất bình và phản đối quyết liệt của dư luận quốc tế. Nhân dân u chuộng hồ
bình trên khắp các châu lục đã hình thành một mặt trận rộng lớn chưa từng có



13

trên thế giới đoàn kết, ủng hộ Việt Nam. Ngay tại nước Mỹ, phong trào phản
chiến đã lan rộng và mạnh mẽ tới mức được báo chí gọi là cuộc chiến tranh
trong lòng nước Mỹ, “cuộc chiến tranh đã vào tận bàn ăn của nhân dân Mỹ”.
Mặc dù quân Mỹ đã trực tiếp tham chiến và gây nhiều tội ác tàn bạo, tra tấn,
giết người, phá hoại cả môi sinh và môi trường của Việt Nam nhưng vẫn
không tránh khỏi sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Cuộc chiến
tranh ở Việt Nam đã làm cho nước Mỹ bị lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề
nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngân sách thâm hụt lớn, lạm phát
tăng, đội quân thất nghiệp tăng và xã hội bị chia rẽ về chính trị, bị khủng
hoảng về tinh thần, đạo đức. Tình hình đó đã khiến Mỹ phải lập tức đối phó
và điều chỉnh chiến lược để tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược.
Đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đề ra chiến lược“Việt Nam
hóa chiến tranh” để thay thế chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đây là một
chiến lược mới hết sức thâm độc và nguy hiểm với âm mưu “Dùng người Việt
giết người Việt”, “thay màu da xác chết” để duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở
miền Nam Việt Nam. Nhưng chiến lược này vừa ra đời đã bộc lộ nhiều điểm
yếu cơ bản và không tránh khỏi những thất bại liên tiếp trên chiến trường.
Cuối năm 1972, từ ngày 18 đến 30 tháng 12, để giành ưu thế trên bàn đàm
phán tại Hội nghị Paris, đế quốc Mỹ đã mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy
bay B.52 đánh phá Thủ đơ Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các mục tiêu khác với
khối lượng bom trên 36000 tấn, có sức cơng phá bằng 5 quả bom nguyên tử Mỹ
ném xuống Nhật Bản tháng 8/1945. Nhưng NDVN vẫn đứng vững và được thế
giới vinh danh là “lương tâm của thời đại”. Cuộc tập kích này đã gây một làn sóng
bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới, trong
đó có cả các đồng minh lâu dài của Mỹ. Uy tín nước Mỹ xuống thấp nghiêm
trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, lại bị thiệt hại lớn về
lực lượng khơng chiến lược qn bởi ý chí chiến đấu kiên cường của NDVN,



14

Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã phải tuyên bố ngừng ném bom vào ngày 30/12 và
buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
ở Việt Nam, ngày 27/ 1/1973.
Sau Hiệp định Paris, mặc dù quân đội Mỹ và chư hầu đã rút hết quân về
nước, nhưng chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vẫn chưa chấm dứt. Mỹ
vẫn tiếp tục chỉ huy, điều hành chiến tranh thông qua cơ quan tùy viên quân
sự và các cố vấn quân sự khoác áo dân sự. Theo chủ trương của “cố vấn”
Mỹ, quân ngụy liên tiếp mở hàng loạt chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” để xóa
thế “da báo” tại miền Nam. Trước những hành động quân sự mới của ngụy
quân Sài Gòn, quân ta đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ trung tâm số 1 lúc
này là đấu tranh buộc chính quyền ngụy thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định
Paris, chiến đấu phá âm mưu bình định và lấn chiếm của địch, giành quyền
làm chủ, tiến tới tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ cho trận đánh cuối cùng. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, toàn quân và dân miền Nam được sự tiếp sức của quân và
dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt sinh lực địch, giữ vững và mở
rộng vùng giải phóng, tạo thời cơ chín muồi để giải phóng hồn toàn miền
Nam “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” (Thơ chúc mừng năm mới của
CTHCM năm 1969) và đã kết thúc thắng lợi vẻ vang bằng cuộc tiến công và
nổi dậy mùa xn năm 1975, giải phóng hồn tồn miền Nam ngày
30/4/1975. Hoà trong niềm vui chung của dân tộc Việt Nam, bạn bè quốc tế
trên thế giới đã liên tiếp gửi điện, thư chúc mừng, ở nhiều nước nhân dân đã
xuống đường cùng chia vui thắng lợi vĩ đại của NDVN.
Có thể khẳng định cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh quy
mô nhất trong lịch sử hơn 300 năm của nước Mỹ, kéo dài 21 năm (từ tháng
7/1954 đến tháng 4/1975). Cuộc chiến tranh này đã huy động sức mạnh kinh
tế, quân sự cao nhất của nước Mỹ. Năm đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau điều

hành ba chiến lược chiến tranh thực dân mới ở chiến trường Việt Nam. Có


15

77% lục quân, 60% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân,
6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để
phục vụ chiến tranh Việt Nam. Mỹ cịn lơi kéo năm nước bao gồm Úc, New
Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines với số quân đông nhất hơn 70.000
người cùng tham chiến, cùng với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt
cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn. “Mỹ chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh
Việt Nam tới 676 tỷ USD” [36]. Có thể khẳng định đây là cuộc chiến tranh
mang tính hủy diệt nhất của nước Mỹ, đã để lại những di chứng đầy tội ác ở
Việt Nam. Đế quốc Mỹ đã ném hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng
bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến
tranh nào trước đó. Càng gây nhiều tội ác, Chính phủ Mỹ càng mất dần uy tín
và sự ủng hộ của nhân dân và Chính phủ các nước đồng minh. Cịn NDVN
ngày càng nhận được sự cảm thơng, đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân
dân và bạn bè u chuộng hịa bình trên thế giới.
Trong suốt 21 năm từ 1954-1975, phong trào nhân dân thế giới ủng hộ
Việt Nam KCCM xâm lược từng bước đã lan rộng khắp năm châu, từ các
nước XHCN, mọi tầng lớp nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, dân tộc chủ
nghĩa và nhân dân các nước đang đấu tranh giải phóng dân tộc. Có thể nói
phong trào này phát triển “thuận” với quy mô mở rộng hoạt động quân sự ở
miên Nam, sự tăng cường đàn áp nhân dân miền Nam. Cùng với nhân dân các
nước, các tổ chức hịa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới cũng đứng về phía
Việt Nam, phản đối đế quốc Mỹ xâm lược, càng ngày càng rộng lớn về quy
mô, càng ngày càng sâu sắc về nội dung.
Tại các nước XHCN anh em, phong trào phát triển rất mạnh. Các nước
XHCN có vai trị là nịng cốt của phong trào chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam, là

hậu phương và là chỗ dựa quốc tế của Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam phát triển
tiềm lực kinh tế và quốc phòng trong sự nghiệp KCCM, cứu nước. Các Đảng


16

Cộng sản, Chính phủ, các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân các nước
XHCN đã ra các tuyên bố kịch liệt lên án đế quốc Mỹ và khẳng định sự ủng
hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của NDVN cho tới thắng lợi cuối
cùng. Hàng triệu nhân dân các nước XHCN từ Thủ đô và thành phố tới các
vùng nơng thơn, từ các xí nghiệp, nhà máy, tới các nơng trường, hợp tác xã đã
tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ Việt Nam dưới nhiều hình thức phong
phú. Hàng vạn cuộc biểu tình, rầm rộ liên tiếp nổ ra, thu hút hàng triệu người
và có các lãnh tụ các nước tham gia. Những “Ngày Việt Nam”, “Tuần
Việt Nam”, “Tháng Việt Nam” đã được tổ chức nhân dịp những ngày kỷ niệm
của Việt Nam. Nhân dân các nước bạn đã tổ chức làm thêm giờ, tổ chức triển
lãm, quyên góp để lấy tiền ủng hộ Việt Nam, gửi hàng hoá, thuốc men, quần áo,
và hiến máu gửi sang Việt Nam. Đặc biệt có rất nhiều người ghi tên tình nguyện
sang Việt Nam chiến đấu chống Mỹ.
Tại các nước tư bản chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và các lực lượng hịa bình, dân chủ, tiến bộ ở các nước này
đã liên tiếp lên án đế quốc Mỹ xâm lược và có những hành động tích cực ủng hộ
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của NDVN. Các nước này, việc tham gia
phong trào sẽ có thể bị chính quyền cản trở, nhưng nhiều cuộc mít tinh, biểu
tình, đi bộ hồ bình đã vẫn thu hút hàng chục vạn người tham gia. Có những
đồn biểu tình giương cao quốc kỳ Việt Nam và cờ MTDTGPMNVN, hạ cờ
Mỹ, đập phá Đại sứ qn và phịng thơng tin Mỹ. Nhân dân các nước tư bản như
Anh, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển và cả nhân dân Mỹ cịn tích cực qun góp
tiền, thuốc, và một số trang bị y tế, kỹ thuật gửi tặng NDVN. Phong trào bãi
công, tẩy chay đế quốc Mỹ cũng được lao động nhiều nước hưởng ứng tích cực.

Ngay tại nước Mỹ, phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam đã từng
bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng,
nhất là trong thanh niên, sinh viên, phụ nữ, nhân dân Mỹ da đen và các tín đồ


17

tơn giáo Mỹ. Đặc biệt là hình ảnh anh qn nhân Norman Morrison đã tự
thiêu ngay trước Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington để phản đối chiến tranh
Việt Nam vào ngày 2-11-1965 tức là 8 tháng sau khi quân đội viễn chinh Mỹ
bắt đầu đặt chân vào Đà Nẵng của Việt Nam. Hành động này đã làm bùng lên
phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam đã âm ỉ từ lâu ngay trong lịng
nước Mỹ. Đã có hơn 200 tổ chức ở các bang và thành phố đứng ra tổ chức và
lãnh đạo những cuộc đấu tranh [22, tr.23]. Nhiều cuộc biểu tình thu hút hàng
vạn người tham gia như ngày 20-11-1965, trên một vạn nhân dân Mỹ gồm
sinh viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân khác tham gia biểu tình, đi bộ
từ Ba-cơ-li đến Úc-đen địi Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải chấm dứt chiến
tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam; có đợt hơn nửa triệu người ở khắp đất
nước Mỹ đã kéo về Niu-yoóc và San Francisco để phản đối chính sách xâm
lược của Chính phủ, ngày 15/4/1967. Ngày 15-11-1969, bốn năm sau đó, một
cuộc tuần hành 250 ngàn người nổ ra ở đại lộ số 5 trung tâm New York, chỉ cách
Quảng trường Thời đại (Times Square) vài dãy phố. Cùng lúc là hàng loạt cuộc
xuống đường ở nhiều thành phố lớn tại cả bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.
Tại các nước dân tộc chủ nghĩa và đang đấu tranh giải phóng dân tộc
ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh, nhân dân và một số Chính phủ cũng tích
cực ủng hộ NDVN KCCM, cứu nước như An-giê-ri, Tổ chức giải phóng
Palestin. Tiêu biểu nhất là nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đã tích cực
ủng hộ Việt Nam, kề vai sát cánh với Việt Nam KCCM xâm lược. Nhân dân
Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhật đã có nhiều hoạt động cụ
thể, thiết thực ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ.

Phong trào ủng hộ Việt Nam cũng phát triển sôi nổi do các tổ chức
quốc tế phát động. Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi và các ủy ban đoàn kết
Á - Phi của nhiều nước đã ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Năm 1959, Hội đồng
đoàn kết nhân dân Á - Phi đã chọn ngày 20/7 làm ngày “Nhân dân thế giới


18

ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh đòi thống nhất Tổ Quốc”. Tại Hội nghị
đoàn kết nhân dân ba châu Á, Phi, Mỹ La tinh họp ở Cu Ba tháng 1/1966 đã
nhất trí thơng qua nghị quyết nêu rõ: “Việc bảo vệ sự nghiệp cách mạng của
NDVN đã trở thành nhiệm vụ trung tâm của chiến lược cách mạng của các dân
tộc châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La tinh”[22, tr.28]. Hội nghị đã quyết định
thành lập Ủy ban Ba châu ủng hộ cuộc đấu tranh của NDVN chống Mỹ xâm
lược. Những Tuần lễ Ba châu đoàn kết với Việt Nam do ủy ban này đề xướng đã
được hưởng ứng ở khắp ba châu với những hình thức phong phú như nói chuyện
và mít tinh ủng hộ Việt Nam.
Các tổ chức hịa bình, dân chủ và tiến bộ khác trên thế giới cũng đã
nhiều lần lên án Mỹ và có nhiều hoạt động tích cực ủng hộ Việt Nam.
Tiêu biểu là: Hội đồng Hịa bình thế giới; Tổ chức Liên hiệp cơng đồn
thế giới; Ủy ban cơng đồn quốc tế đoàn kết với lao động và nhân dân
Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Liên đoàn thanh niên dân chủ
quốc tế, Hội liên hiệp sinh viên quốc tế, Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc
tế, Hội luật gia dân chủ quốc tế, Hội nhà báo quốc tế, Hội nhà văn Á ,
Phi, Hội nhà báo Á, Phi v.v
Đến nay, chúng ta chưa thể thống kê hết được trong suốt 21 năm
chiến tranh ở Việt Nam có bao nhiêu cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành
của hàng triệu người trên thế giới phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam; Có
bao nhiêu tài liệu, sách, báo tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ, bày tỏ sự
đồng tình, ủng hộ NDVN kháng chiến; Có bao nhiêu bức thư, kiến nghị,

nghị quyết, lời tuyên bố, điện văn của các các Chính phủ, các tổ chức, các
cá nhân và tập thể trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh này; Có bao
nhiêu những chuyến hàng viện trợ y tế, kinh tế và quân sự, những đồng
tiền quyên góp của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi từ các em bé cho
tới người cao tuổi ở khắp năm châu đã gửi sang giúp đỡ Việt Nam. Nhưng


19

với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ Việt Nam, phong trào nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đã trở thành
sức mạnh hết sức to lớn như một nhà sử học Pháp đã nói: “Đó là con dao
đâm vào sau lưng bọn xâm lược”, góp phần vào thắng lợi chính trị, qn
sự, ngoại giao của Việt Nam và góp phần quan trọng làm nên chiến thắng
lịch sử mùa xuân năm 1975.
1.2. Tổng quan về sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam tại Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam
1.2.1. Khái quát về Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
Tháng 12-1954, tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ dưới sự chủ tọa
của CTHCM, Hội đồng Chính phủ đã thảo luận và quyết định: Xây dựng một
Viện Bảo tàng lấy tên là "Viện Bảo tàng Cách mạng”[21, tr.6]. Sau 5 năm triển
khai thực hiện, với sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đứng
đầu là CTHCM, sự góp sức nhiệt tình của quần chúng nhân dân; sự giúp đỡ của
các chuyên gia Bảo tàng học Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Tiệp Khắc,
Hungary; sự nỗ lực làm việc của các cán bộ xây dựng Bảo tàng, ngày 6-1-1959
BTCMVN chính thức mở cửa đón khách thăm quan. BTCMVN ra đời là một sự
kiện chính trị, lịch sử, văn hóa trọng đại của nước ta và bạn bè quốc tế. Sự ra đời
của Bảo tàng đúng vào lúc nhân dân ta vừa hồn thành kế hoạch khơi phục và
cải tạo nền kinh tế của đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

đầy gian khổ không những thể hiện sự quan tâm to lớn của CTHCM, của toàn
Đảng, toàn dân, mà cịn khẳng định vị trí quan trọng của cơng trình có ý nghĩa
đặc biệt này.
BTCMVN là bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội, đây là bảo tàng
quốc gia về lịch sử cách mạng cận hiện đại Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên


20

cứu và giới thiệu tập trung nhất, đầy đủ nhất, toàn diện nhất về sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của nhân dân ta duới sự lãnh đạo của Đảng. Nơi đây gìn giữ rất
nhiều hiện vật q hiếm và có thể nói là “độc nhất vơ nhị” như các cuốn sách
“Đường Kách mệnh”, “Nhật ký trong tù”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến“ của CTHCM, nhiều văn kiện của Đảng qua các thời kỳ, nhiều kỷ vật
thiêng liêng của các chiến sĩ cộng sản thuộc nhiều thế hệ, nhiều sưu tập và bộ
sưu tập có giá trị phục vụ cho nhu cầu của các cơ quan nghiên cứu, giáo dục
trong và ngồi nước vì mục đích nhân văn cao cả. Đó là các sưu tập báo chí,
sưu tập truyền đơn, sưu tập dụng cụ in ấn tài liệu, sưu tập tranh cổ động, sưu
tập văn kiện của Đảng, Nhà nước... Những sưu tập hiện vật phong phú, đa
dạng có giá trị nhiều mặt đó rất hữu ích phục vụ cho việc tuyên truyền,
giáo dục truyền thống, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ công
dân Việt Nam. Các sưu tập hiện vật đó là nền tảng để bảo tàng tổ chức
trưng bày về tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam thời kỳ cận hiện đại (từ 1858 đến nay).
BTCMVN ngay từ trong quá trình chuẩn bị xây dựng, cũng như sau khi
khánh thành mở cửa đón khách thăm quan đã gặp khơng ít khó khăn nhưng
cũng có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm tư liệu, hiện vật về phong trào
CMVN do Đảng lãnh đạo mà bằng chứng là nhiều cơ quan, cá nhân cũng như
các bậc lão thành cách mạng đã tự nguyện hiến tặng khá nhiều tài liệu, hiện
vật về Đảng, CTHCM để bảo tàng lưu giữ. Mặt khác bảo tàng cịn tiếp nhận
hàng loạt tư liệu, hiện vật, hình ảnh được triển lãm nhân kỷ niệm 10 năm

thành lập nước VNDCCH, triển lãm về cải cách ruộng đất, trong đó có khá
nhiều tài liệu, hiện vật có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc đời hoạt
động của các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như CTHCM, Tổng Bí thư
Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp.v.v... Bên cạnh đó, BTCMVN cịn có vinh dự được


21

tiếp nhận các tài liệu, hiện vật, hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau chuyển
giao. Và đặc biệt là đội ngũ cán bộ sưu tầm đã khơng quản ngại khó khăn,
gian khổ, lúc trèo đèo, lội suối, phát rừng để đến các địa danh gắn liền với các
sự kiện lịch sử trọng đại như Pác Bó, Tân Trào, Việt Bắc, Bắc Sơn, Điện Biên
Phủ, chiến khu Quang Trung, Ngọc Trạo...lúc có mặt tại nơi điểm nóng của
cuộc KCCM, cứu nước như Vĩnh Linh, Quảng Bình, Thanh Hố, Nghệ
Tĩnh....để kịp thu nhận những hiện vật kỳ tích mới của dân tộc ta thời đương
đại. Do vậy, nguồn hiện vật về với bảo tàng vừa phong phú về số lượng, đa
dạng về chất liệu, và luôn được bổ sung theo thời gian. Đi kèm với các tài
liệu, hiện vật là hệ thống hồ sơ quản lý tất cả những thơng tin có liên quan đến
hiện vật. Những hồ sơ hiện vật này qua khảo sát đều đáp ứng tốt các hoạt động
nghiệp vụ của bảo tàng cũng như tính khoa học, tính pháp lý và có thể bảo quản
lâu dài tại bảo tàng. Hệ thống hồ sơ thông tin được quản lý khoa học tại bộ phận
kiểm kê và luôn phục vụ có hiệu quả cho các đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt trong thời kỳ từ 1964-1975,
BTCMVN khơng chỉ sớm thích ứng với điều kiện thời chiến, mà thực sự đã trở
thành một binh chủng trên mặt trận Văn hố - Tư tưởng, góp phần động viên
nhiều thế hệ người Việt Nam xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước với niềm tin tất
thắng của dân tộc.
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, BTCMVN đã trở thành một
trong những “địa chỉ đỏ” của các buổi lễ quan trọng như: Lễ kết nạp Đảng

viên, Đoàn viên, Đội viên, Lễ tuyên thệ nhập ngũ của tuổi trẻ, lễ xuất quân đi
chiến đấu trên các chiến trường ở miền Nam với lời thề “Không thắng giặc
Mỹ không về quê hương”, đến những cuộc gặp gỡ của các chiến sĩ xuất sắc
trong phong trào Ba sẵn sàng, Ba đảm đang, Xung phong tình nguyện vượt
mức kế hoạch 5 năm, Ba điểm cao, Tiếng hát át tiếng bom và không biết bao
nhiêu cuộc hội ngộ của các chiến sĩ cộng sản, cách mạng, các cuộc giao lưu


22

giữa các thế hệ với một tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hiểm
nguy, tất cả vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Để thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 5, khoá 8 về xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hay công tác xã hội hoá bảo tàng,
khoảng 10 năm trở lại đây bên cạnh những trưng bày tại Bảo tàng hay những
bộ trưng bày lưu động về các đề tài: lịch sử CMVN, về tiểu sử, sự nghiệp của
CTHCM, BTCMVN đã mạnh dạn đưa đi trưng bày các bộ sưu tập hiện vật
quí hiếm ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Những triển lãm đó
thực sự thu hút được rất đơng người xem. Có thể nói với cách làm như vậy,
BTCMVN là một trong những đơn vị sự nghiệp của Bộ Văn hoá thể thao và
du lịch tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ đưa hoạt động văn hoá về cơ sở.
Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, dù làm việc trong điều kiện hồ bình
hay chiến tranh, trong khó khăn thiếu thốn của thời của thời kỳ bao cấp hay
trong những tác động của kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới, BTCMVN đều
luôn phấn đấu thực hiện tốt lời căn dặn của CTHCM: "Trưng bày khéo,
giải thích rõ, Viện Bảo tàng là một trường học tốt về lịch sử cách mạng
của dân tộc Việt Nam ta" [39].
1.2.2. Tình hình sưu tầm và thu thập hiện vật của sưu tập
Từ khi BTCMVN được thành lập cho đến nay, ngồi những nguồn tài
liệu, hiện vật, hình ảnh được chuyển về bảo tàng từ các cơ quan Trung ương

và địa phương, các cán bộ của BTCMVN đã có mặt ở rất nhiều nơi trên đất
nước để sưu tầm, thu thập các tài liệu, hiện vật gốc có giá trị lịch sử cách
mạng của dân tộc nhằm bổ sung, làm giàu kho hiện vật của bảo tàng. Trong
số những tài liệu hiện vật này có Sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc
KCCM, cứu nước của NDVN.


23

Toàn bộ hiện vật của sưu tập này được sưu tầm ngay trong thời kỳ
NDVN kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nó gắn với một chặng đường đấu
tranh đầy gian khổ, quyết liệt của NDVN, là bằng chứng tiêu biểu cho
tình đồn kết chiến đấu chống lại âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ.Với
tinh thần "bốn bể là anh em", nhân dân thế giới không tiếc sức người,
sức của ủng hộ Việt Nam. Những bộ quần áo, những viên thuốc, những
đồng tiền quyên góp từ nhân dân các nước chuyển về Việt Nam phục vụ
bộ đội ta đánh giặc. Nhìn nhận một cách tổng quan thì những hiện vật
thuộc sưu tập nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, cứu nước được
sưu tầm và tiếp nhận từ nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội ở trong và
ngoài nước như:
1- Vụ Tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (Nay là Ban
Tuyên giáo Trung ương) .
2- Ban công tác Quốc tế của Trung ương Đảng .
3- Văn phòng Trung ương Đảng .
4- Khách tham quan Bảo tàng Cách mạng trao tặng hiện vật, hình ảnh.
5- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam .
6- Phái đồn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội
nghị Paris (Pháp) .
7- Ủy ban điều tra tội ác của đế quốc Mỹ của Việt Nam .
8- Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ.

9- Bộ Ngoại giao Việt Nam.
10- Ủy ban Thống nhất Trung ương.
11- Hội Việt – Xô hữu nghị.


24

12- Ủy ban Bảo vệ hịa bình thế giới của Việt Nam.
13- Các Hội nghị quốc tế ủng hộ Việt Nam họp tại Hà Nội.
14- Các đoàn cán bộ đi cơng tác ở nước ngồi
15- Ban quốc tế nhân dân.
16- Bộ Văn hóa Cộng hịa Dân chủ Đức (trước đây) gửi tặng.
17- Bảo tàng Cách mạng Trung ương Liên Xô tặng.
18- Đại diện Chính phủ Cộng hịa miền Nam Việt Nam.
19- Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam.
20- Ủy ban hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia.
21- Các cá nhân người nước ngoài gửi tặng Việt Nam v.v….
1.2.3. Thống kê hiện vật trong sưu tập
Các hoạt động của bảo tàng đều lấy hiện vật gốc có giá trị lịch sử- văn
hoá- khoa học làm đối tượng sưu tầm, trưng bầy, nghiên cứu và giáo dục
tuyên truyền v.v.. Nếu các hiện vật gốc được liên kết lại lập thành các bộ sưu
tập trên cơ sở một hoặc nhiều thuộc tính chung nào đó thì giá trị phản ánh sẽ
phong phú hơn, đầy đủ hơn và chính xác hơn. Chính trên cơ sở các sưu tập
hiện vật đó, phần trưng bày của bảo tàng luôn là sự nghiên cứu để khai thác
tới mức tối ưu lượng thông tin của các sưu tập hiện vật, mặt khác tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung hồn thiện, hình thành các sưu tập mới, giới thiệu các
sưu tập với cơng chúng, giữ gìn bảo quản lâu dài các sưu tập, đó chính là sự
vận động của các hoạt động bảo tàng. Bất cứ bảo tàng nào cũng có từ một đến
nhiều sưu tập. Các sưu tập là niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá
trị và kết quả lao động của mỗi bảo tàng. Vì vậy, việc xây dựng các sưu tập

hiện vật cần được coi là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng với mục


25

đích khám phá tiềm năng, thơng tin khoa học và lịch sử văn hoá của hiện vật
tạo cơ sở cho bảo tàng thực hiện chức năng nghiên cứu và giáo dục của mình.
Sưu tập hiện vật thế giới ủng hộ cuộc KCCM, cứu nước của NDVN tại
BTCMVN là một sưu tập quan trọng trong rất nhiều sưu tập hiện có tại bảo
tàng. Sưu tập hiện vật này khá đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình,
có giá trị lịch sử, văn hoá, giá trị nhân văn và ý nghĩa chính trị sâu sắc, là
nguồn sử liệu xác thực minh chứng cho một thời kỳ lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc của NDVN, phản ánh chân thực sự ủng
hộ mạnh mẽ về tinh thần và vật chất của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng
chiến của nhân dân ta và những tình cảm tốt đẹp của nhân dân thế giới giành
cho đất nước và con người Việt Nam. Thông qua Sưu tập, chúng ta sẽ hiểu rõ
hơn về những đóng góp to lớn của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt
Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, khẳng định
thắng lợi của CMVN là thắng lợi của tình đồn kết quốc tế, của phong trào
hồ bình và dân chủ trên thế giới, của chính nghĩa và lương tri thời đại. Sưu
tập hiện vật sẽ góp phần củng cố niềm tự hào về cuộc đấu tranh giải phóng
của dân tộc ta và tin tưởng vào chân lý chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng
phi nghĩa và sự bạo tàn.
Qua công tác khảo sát thực tế tại kho cơ sở và hệ thống trưng bày
thường trực của bảo tàng thì tổng số hiện vật thuộc sưu tập là 558 hiện vật
gốc. Trong tổng số hiện vật trên có 22 hiện vật gốc được trưng bày trên hệ
thống trưng bày thường trực của bảo tàng, cụ thể là: tại phòng số 20(03 hiện
vật), phòng số 23 (Cuộc KCCM của NDVN: 18 hiện vật) và phòng số 29 (01
hiện vật). Số hiện vật còn lại là 536 hiện vật gốc được bảo quản, gìn giữ cẩn
thận tại các kho như: Kho kim loại, kho Thể khối tổng hợp, kho Văn bản, kho

Đồ dệt, kho Tặng phẩm của BTCMVN .


×