Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của chùa đậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGÔ THỊ LY

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
CHÙA ĐẬU (THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGÔ THỊ LY

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA
CHÙA ĐẬU (THƯỜNG TÍN – HÀ NỘI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học

ThS. Nguyễn Thị Nhung


HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai và thực hiện khóa luận, người viết đã thường
xuyên nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn và các thầy cô trong tổ phương pháp dạy học Ngữ Văn, đặc biệt là
Th.S. Nguyễn Thị Nhung – người trực tiếp hướng dẫn.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều
kiện để người viết hoàn thành tốt khóa luận này.
Hà Nội , ngày

tháng năm 2019

Tác giả khóa luận

Ngô Thị Ly


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận này là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị
Nhung. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực không trùng với kết quả
nghiên cứu của những tác giả khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả khóa luận

Ngô Thị Ly



DANH MỤC VIẾT TẮT
QG – Quốc gia
ĐCN – Đầu Công nguyên
BTC – Ban tổ chức
UBND – Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 5
NỘI DUNG...................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA VÀ HỆ THỐNG CHÙA THỜ TỨ
PHÁT TẠI VIỆT NAM.................................................................................. 6
1.1. Khái quát chung ...................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về chùa ................................................................................. 6
1.1.2. Chức năng của chùa Việt Nam............................................................. 6
1.1.3. Khái quát cấu trúc chùa Việt ................................................................ 9
1.1.4. Khái quát kiến trúc chùa Việt ............................................................. 10
1.2. Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại Việt Nam........................................... 13
1.2.1. Tứ Pháp là gì? ..................................................................................... 13
1.2.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại Việt Nam............................................... 15
Chương 2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA ĐẬU THƯỜNG TÍN HÀ NỘI.......................................................................................................... 29
2.1. Khái quát về chùa Đậu.......................................................................... 29
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................ 29

2.1.2. Tên gọi.................................................................................................. 30
2.1.4. Các đợt trùng tu di tích chùa Đậu ...................................................... 32
2.2. Giá trị văn hóa ....................................................................................... 34
2.2.1. Lễ hội chùa Đậu .................................................................................. 34
2.3. Giá trị kiến trúc, lịch sử tại chùa Đậu ................................................. 35
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, VÀ PHÁT HUY NHỮNG
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TẠI CHÙA ĐẬU ........................................ 42


3.1. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy tại khu di tích chùa Đậu
( Thường Tín – Hà Nội )............................................................................... 42
3.2. Những biện pháp phát huy và bảo tồn tại di tích chùa Đậu
( Thường Tín – Hà Nội )............................................................................... 44
3.2.1. Thành lập một tiểu ban Quản lý di tích chùa Đậu ............................ 44
3.2.2. Tăng cường các công tác kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm
kịp thời ...........................................................................................................
45
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội ................................ 46
3.2.4. Tăng cường công tác bảo vệ di vật, cổ vật, đồ thờ tại di tích............ 47
3.2.5. Chính sách đầu tư và thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động
bảo vệ tại khu di tích chùa Đậu .................................................................... 47
KẾT LUẬN ................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nếu người Pháp tự hào về thủ đô Pari hoa lệ, người Trung Hoa tự hào
về dòng Trường Giang cuồn cuộn sóng dâng, thì tại sao người Việt Nam
chúng ta không tự hào về một mảnh đất “ nghìn năm văn hiến”. Trong bối

cảnh chung của sự nghiệp đổi mới, bên cạch những biến đổi đáng khích lệ về
mặt kinh tế, đời sống tinh thần của nhân dân ta có nhiều khởi sắc và nảy sinh
nhu cầu phục hồi nền văn hóa truyền thống.
Trong những tôn giáo được nhà nước công nhận (gồm: Phật giáo,
Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Đạo Cao Đài , Hòa Hảo, Hồi Giáo...), Phật giáo
là tôn giáo lớn nhất và số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam, Phật giáo có
một vị trí quan trọng trong cơ cấu tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa Việt Nam
hiện nay nó đang được phục hồi và phát triển. Nhiều ngôi chùa được xây
dựng lại, tu bổ thêm, với những lễ nghi phong phú, đa dạng. Điều đó ảnh
hưởng không hề nhỏ đến đời sống tín ngưỡng , tôn giáo của các cộng đồng
dân cư.
Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta từ
ngàn đời nay. Đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm Phật giáo lớn mang tính
đặc thù Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại. Hà Nội đang diễn ra quá trình
đô thị hóa mạnh mẽ để hòa nhịp với nền kinh tế thị trường.
Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch rất lớn, thu hút mỗi năm hàng
triệu khách thăm. Nơi đây đứng đầu cả nước với gần 10% tổng số di tích,
trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia và QG đặc biệt. Có thể tìm các tài liệu
chuyên khảo hoặc đi xem tận mắt những di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở
ven sông Hồng, sông Đáy và sông Đuống để thấy rõ hơn vị thế đã có từ xưa.
Cạnh con sông Nhuệ hiền hòa, có một con đường gập ghềnh đất đá đưa
vào sâu trong làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín. Nằm biệt
lập ở một góc làng, giữa mênh mông ruộng nước, cánh đồng bao bọc là Chùa

1


Đậu, ngôi chùa nổi tiếng vì kiến trúc nơi đây mang những nét đặc trưng của
nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh từ thế kỷ XVII và kiến trúc mang hơi
hứng gợi nhớ đến các Vương triều (thời Lý – Trần – Lê – Nguyễn). Nơi đây

còn lưu giữ được đôi rồng đá từ Lê vào giữ thế kỉ XVII.
Hiện nay chùa còn lưu giữ hai nhục thân bất hoại của hai vị Thiền sư trụ
trì là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từ thế kỉ XVII cho đến nay, thì hai
Xá lị vẫn còn gần như nguyên vẹn. Đây là hai xá lị đầu tiên của Việt Nam.
Chùa còn lưu giữ nhiều đồ vật quý do Vua Lê, Chúa Trịnh ban, còn cả
ngôi chính điện thờ Pháp Vũ mang đậm nét văn hóa bản địa. Trước khi bị
thực dân Pháp đốt (năm 1947). Giờ đây, chùa Đậu đem lại cảm giác luyến tiếc
cho mọi người trước khu cảnh nền chính điện đồ sộ với những chân cột đá lớn
trơ trụi còn sót lại sau khi bị thực dân Pháp đốt, hai dãy hành lang đặt các bức
tượng La hán, bia đá cổ, hương án thờ xuống cấp nghiêm trọng, những kèo
cột, mái ngói mục nát, xập xệ. Hiện nay chùa đang tu sửa nhà thờ tổ và sắp tới
sẽ tiếp tục tiến hành với một trong hai dãy hành lang. Với nguồn kinh phí có
hạn do Nhà nước hỗ trợ, chùa chỉ có thể đủ để chống xuống cấp một số khu
vực chính.
Có thời gian, Chùa Đậu từng có thời gian gây xôn xao dư luận vì vụ
kẻ gian hung dữ đột nhập trong một đêm mưa gió tối trời. Sau sự cố này, nhà
chùa vẫn luôn có bốn thầy trò sư Thích Thanh Nhung túc trực cùng một bảo
vệ xã hỗ trợ, dự định sẽ tăng thêm người. Mặc dù từ đó đến nay chưa xảy ra
chuyện gì nhưng với địa thế hiện tại của chùa chưa phải là thật sự kiên cố, lại
ở nơi vắng vẻ đồng không mông quạnh vẫn luôn gợi cho mọi người nỗi lo kẻ
gian từ nơi khác đến.
Nói đến chùa Đậu, chắc hẳn trong chúng ta không ai biết đây là ngôi
chùa nổi tiếng của Hà Tây, nơi đây được mệnh danh là danh lam đệ nhất trời
Nam. Chùa nằm ở một gò đất cao giữa cánh đồng làng Gia Phúc (xã Nguyễn
Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) với cây cối um tùm và được bao


bọc bởi các hồ nước xung quanh, phía sau là sông Nhuệ hiền hòa chảy qua,
quả là nơi đắc địa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nói về chùa Đậu thì có rất nhiều các bài báo hay những cuốn sách nói về
chùa Đậu.
+ Nguyễn Văn Công, Huyền bí tượng táng chùa Đậu. Đây là bài được
viết trên báo saigondautu.com. Bài báo nói về một hình thức mai táng hiếm
gặp trên thế giới. ở nước ta hình thức mai táng này xuất hiện lần đâu tiên vào
thế kỉ XVII, khi hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường được đệ tử
giữ nguyên thân xác khi qua đời tại chùa Đậu( thôn Gia Phúc, xã Nguyễn
Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội)
+ Trần Mai, Thăm chùa Đậu chốn linh thiêng , cổ kính. Được viết trên
báo Hà Nội- Thủ Đô Của Chúng Ta (hanoi.qdnd.vn) được viết ngày
07/04/2017. Chùa Đậu nới thờ bà Đậu hay bà Pháp Vũ, một trong bốn nữa
thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chùa được khởi dựng từ thế kỉ III
và sang cất khang trang vào thời Lý. Chùa Đậu được trung tu theo hệ thống tứ
pháp của nhà Phật vào thời Lê (thế kỉ XVII - XVIII). Năm 1994 chùa được
xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Chùa Đậu được Trung tâm Sách
kỉ luật Việt Nam là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam và
xác nhận kỉ lục có Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng xưa nhất Việt Nam.
+ Nguyễn Ngọc Tín, Chùa Đậu- một di sản văn hóa giá trị của dân tộc,
viết trên BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA (baotanglichsu.vn). Viết về kiến
trúc của chùa và nơi đây còn giữ lại hai xá lợi của hai vị thiền Sư Vũ Khắc
Minh và Vũ Khắc Trường.
+ Võ Văn Tường, Chùa Đậu – Thành Đạo Tự nơi thờ nhục thân hai
Thiền sư Đạo Chân và Đạo Tâm. Được viết trên báo Giác Ngộ online. Viết về
Xá lị đầu tiên tại Việt Nam, và cuốn sách đồng xưa nhất Việt Nam.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Khẳng định giá trị văn hóa và giá trị lịch sử Chùa Đậu, chùa là một
trong những ngôi chùa thờ Tứ Pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện tức là Mây, Mưa,

Sấm, Chớp).
+ Giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử chùa Đậu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Chứng minh Chùa Đậu là một trong những chùa thờ tứ Pháp tại Việt
Nam.
+ Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị chùa Đậu (Hà Nội).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chùa Đậu trên địa bàn huyện Thường Tín – Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Chùa Đậu trên địa bàn huyện Thường Tín – Hà Nội.
Thời gian: Từ khi chùa được xây dựng cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương điền dã, tư liệu.
Phân tích, tổng hơp.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp phỏng vấn.


6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chùa và hệ thống chùa Tứ pháp ở Việt Nam
Chương 2: Giá trị lịch sử, văn hóa chùa Đậu (Thường Tín – Hà Nội)
Chương 3: Biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích chùa Đậu
(Thường Tín – Hà Nội)



NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA VÀ HỆ THỐNG CHÙA THỜ TỨ
PHÁT TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung
1.1.1. Khái niệm về chùa
Trong văn hóa đời sống của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng
khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am… Nhưng không phải ai
cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó.
“Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh
hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể
cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng
kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.”
Trích báo Hành Trình Tâm Linh ()
1.1.2. Chức năng của chùa Việt Nam
Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta.
Khắp nơi nơi trên cả nước, ở đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có,
tất cả đã trở thành một .
Về tác dụng của ngôi chùa, trước hết phải nói ngôi chùa mang chức năng
là một cơ sở giáo dục. Nói chung, dù chùa nhỏ hay lớn, đơn sơ hay hoành
tráng, đều có chung một mục đích là mang tính tác dụng giáo dục. Thử nhìn
lại, những giai đoạn hưng vong, thịnh suy của dân tộc và Phật giáo, lịch sử đã
chứng minh, bất luận thời nào, ngôi chùa cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân. Có thể nói chùa là cái
nôi là cái lò rèn luyện chuyên đào tạo cho mọi người hướng thiện tu hành.
Có những ngôi chùa trở thành như một ngôi trường làng, đề ra chương
trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người.
Mục đích là nhằm đào tạo con người có được đời sống tâm linh phong phú và



trên hết là chất liệu văn hóa tình người. Ðó là con đường hướng đến Chân,
Thiện, Mỹ, mà những vị tăng ni đóng vai trò chủ chốt trong việc đào tạo này.
Một học giả đã viết: “Thời Giao Châu đô hộ phủ, các lò huấn dục nhân tài ắt
phải ở tại các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa, vốn thân cận với nhân dân bị trị,
nơi quy tụ tín ngưỡng của nhân dân” (Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Ðăng
Thục, T, 284)
Ngoài ra, ngôi chùa còn là một hình ảnh thân thương rất quen thuộc gần
gũi với nếp sống hiền hòa của những người dân quê mộc mạc. Câu nói: “Ðất
vua, Chùa làng” đã cho ta thấy cái giá trị tín ngưỡng thiêng liêng trong tình tự
hài hòa gắn bó thể hiện trong nếp sống tình cảm chân chất đơn thuần của
người dân quê. Vì chùa là mái ấm che chở ấp ủ nuôi dưỡng đời sống tâm linh
của họ. Họ xem ngôi chùa như là một mái ấm gia đình chung. Do đó, nên họ
cùng nhau quyết tâm đóng góp xây dựng bảo vệ và phát huy mạnh mẽ. Mái
chùa là niềm an ủi xoa dịu những nỗi buồn u uất đè nặng trong tâm hồn của
họ. Và vì thế nên họ không thể nào quên được.
“Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa”.
Bỏ quê bỏ cả gió trăng nhưng niềm đau nhất là phải bỏ chùa. Làm sao có
thể quên được! Vì chùa là nơi mà họ đã từng tới nơi yêu thương tràn đầy
những kỷ niệm yêu thương. Ðã thế, bảo sao họ có thể quên lãng cho được. Ðó
là một tình cảm thật thân thiết đậm đà nồng nàn, chứng tỏ hình ảnh của ngôi
chùa nó đã ăn sâu trong lòng người Việt như là một dấu ấn sâu đậm không thể
nào phai nhòa trong tâm trí của họ. Chính vì lẽ đó, nên chúng ta cũng không
lạ gì, khi thấy bất cứ nơi đâu có đông đảo đồng hương Phật tử sinh sống, thì
chắc chắn nơi đó sẽ có những ngôi chùa mọc lên.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.



“Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng dân tộc Việt từ ngàn
xưa. Như nước thắm sâu vào lòng đất. Dù đã trải qua mấy ngàn năm thăng
trầm, thịnh suy, vinh nhục, vật đổi sao dời, qua phân ly tán, nhưng hình ảnh
của ngôi chùa vẫn mãi mãi hiên ngang hiện hữu tồn tại trong lòng người dân
Việt”.
Đúng như lời thơ của Vũ Hoàng Chương đã viết:
“Dân tộc ta không thể nào thua
Ðạo Phật ta đời đời sáng lạn
Dầu trải mấy qua phân ly tán
Nhưng vẫn còn núi còn sông
Còn chót vót mãi ngôi chùa”.
Ðây cũng còn là nơi để chúng ta tôn thờ hướng lòng tri ân và báo ân đối
với các bậc tiền nhân, những vị đã có công lao dựng nước và giữ nước, gần
nhất là các đấng sinh thành đã dày công khó nhọc giáo dưỡng chúng ta nên
người.
Về giá trị đạo đức, “ngôi chùa còn có tác dụng trực tiếp hướng dẫn con
người hướng thiện. Nền luân lý đạo đức của Phật giáo dạy người Phật tử phải
ăn ở hiền lành”. Năm giới cấm của người Phật tử tại gia, đó là 5 nguyên lý
đạo đức căn bản mà người Phật tử phải giữ gìn cẩn thận. Ðồng thời phải ý
thức và áp dụng lý nhân quả vào đời sống. Có thế thì người Phật tử mới tránh
được những điều tội lỗi. Ðó là hướng tiến thăng hoa đạo đức của người Phật
tử trong việc tu thân tề gia và đem lại nhiều lợi ích cho nhân quần xã hội. Thử
hỏi được thế do đâu? Nếu không có ngôi chùa, thì làm sao người Phật tử có
thể quy tụ công phu thực tập tu học thành công như thế.
Như vậy, ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm
mỹ mang tính chất nghệ thuật tuyệt hảo biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân
tộc tính ra, nó còn có nhiều chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và
đóng góp xây dựng nếp sống đạo đức hiền hòa cao đẹp cho con người theo



chiều hướng thánh thiện. Ðồng thời, nó cũng còn đáp ứng được những nhu
cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp
dân chúng.
1.1.3. Khái quát cấu trúc chùa Việt
Theo cấu trúc chùa, người ta chia ra thành 04 kiểu cấu trúc: Chùa chữ
Đinh, chùa chữ Công, chùa chữ Tam, chùa kiểu Nội công ngoại quốc.
Chùa chữ Đinh

Là chùa có thường định hay còn gọi là chính điện (nơi đặt bàn thờ phật)
được nối thẳng góc với nhà Bái đường hay còn gọi là tiền đường. Tiêu biểu
cho kiểu kiến trúc này phải kể tới: Chùa Bích Động (Ninh Bình), chùa Trăm
Gian (Hà Nội), chùa Dư Hàng (Hải Phòng)…
Chùa chữ Công

Là chùa có Chính điện và Bái đường song song và được nối với nhau
bằng một ngôi nhà gọi là thiêu hương – nơi các nhà sư làm lễ (có nơi còn gọi
là ống muống). Tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An), chùa
Keo (Thái Bình)…
Chùa chữ Tam


Là kiểu chùa có 03 nếp nhà song song thường gọi là chùa Hạ – chùa
Trung – chùa Thượng. Chùa Tây Phương, chùa Kim Liên (Hà Nội) tiêu biểu
cho kiểu kiến trúc này.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc

Là kiểu chùa có 02 hành lang dài nối nhà tiền đường ở phía trước với
nhà hậu đường (còn gọi là nhà tổ hay nhà tăng) phía sau tạo thành một tổng
thế hình chữ nhật bao bọc lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện và các công

trình kiến trúc khác ở giữa. Về mặt bằng, bố cục chùa phía trong có dạng chữ
Công, phía ngoài có khung bao như chữ Khẩu hoặc chữ Quốc.
1.1.4. Khái quát kiến trúc chùa Việt
Trong khuôn viên chùa, người ta xây dựng các hạng mục công trình
theo hai cách. Một là cấu trúc theo mô hình chữ “quốc”, hai là cấu trúc theo
mô hình chuôi vồ và phân chia thành năm khu vực kiến trúc trung tâm, tiền,
hậu, tả, hữu. Tại khu vực trung tâm, công trình kiến trúc được ưu tiên là tòa
tiền đường, thiêu hương, tòa tam bảo, hai tòa hành lang và nhà tổ. Hai tòa
hành lang được dựng vuông góc với tòa tiền đường và nối từ hai đầu nhà tiền
đường và hai đầu nhà tổ, tạo thành khố kiến trúc khép kín.


Thông thường, tòa tiền đường của những ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc
tông của các làng hầu hết là hướng Tây hoặc Tây – Nam, Tây – Bắc núi.
Người ta chỉ chọn hướng khác khi không chọn được ba hướng trên. Ngôi chùa
cũng có chiều cao vừa phải, không cao quá.
Tại kiến trúc trước (mặt tiền) có tam quan và gác chuông.
Tam quan: đơn giản chỉ là có cái cổng có ba cửa để vào chùa. Trước đây
và cả hiện nay có người nhận nhầm tam quan là tam quán và giải thích đó là
biểu tượng ba phép quán của Phật giáo là Không quán, Giả quán và Trung
quán. Thực ra tam quan chỉ là tam quan, tức là cái cổng có ba cửa. Trong sách
Quan Âm thị Kính, sư thầy khuyên tiểu Kính tâm khi tiểu bị bắt vạ, có câu:
“Dù oan hay con không oan
Thì con hãy ở tam quan mái ngoài”.
Cũng có chùa, tầng trên của tam quan được dùng làm gác chuông.
Gác chuông thông thường được làm hai tầng. Tầng trên dùng để treo
chuông, tầng dưới được cổng vào chùa ( nêu tam quan đồng thời là gác
chuông). Nhưng thông thường , tam quan và gác chuông là hai đơn nguyên
xây dựng khác nhau, và như vậy, tầng dưới của gác chuông, người ta bày
tượng tứ trấn với hình dáng đâù đội mũ trụ, người mặc võ phục, tay cầm võ

khí, đứng ở bốn góc, hướng vào trung tâm
Khu vực phía sau (mặt hậu): thường là nhà hậu, nhà tổ, vườn tháp, nơi
an vị xá lị, các vị tăng ni đã từng trụ trì, hành đạo tại chùa qua các thời kì.
Khu vực bên phải, có thể là nhà mẫu, am thờ,...
Khu vực bên trái: có thể là nhà trai, nhà khách, nhà tạo soạn, các công
trình phụ khác.
Ở hai khu vực này (khu tả và khu hữu), tùy theo địa thế khu đất và sở
thích người trụ trì, có thể người ta xây dựng nhà mẫu, am thờ ở khu vực bên
trái xây dựng nhà trai, nhà khách, nhà tạo soạn ở khu vực bên phải của khu
vực trung tâm.


Ngoài công trình xây dựng trên đây trong khuôn viên chùa, một số chùa
còn có các công trình kiến trúc khác. Chẳng hạn, tại chùa Dâu (Thuận Thành,
bắc Ninh) còn có tòa Tam bảo hậu, có hành lang tiền, có tháp Hòa phong, tòa
nghinh khách; chùa Bút tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh) còn có tòa Tích thiện
am, phủ thờ, nhà bia; chùa Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), chùa Thầy (Sóc
Sơn, Hà Nội) còn có tòa thủy đình; chùa Hàm Long (Bắc Ninh) và một số
chùa khác còn có tòa Ly trần điện...
Đặc biệt trong kiến trúc chùa Dâu và chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, người
ta đều lấy con số 9 để xây dựng chùa. Nếu tính theo mặt bằng xây dựng từ
ngoài vào có 9 lớp: cầu, tháp, tiền đường, thiêu hương, thượng điện, tích thiện
am, nhà khách, phủ thờ , hậu đường (chùa Bút Tháp). Nếu tính theo phương
thẳng đứng một công trình kiến trúc của các chùa này cũng có 9 bậc, đó là
tháp Hòa Phong ở chùa Dâu (thời Trần, tháp Hòa Phong có 9 tầng, sau khi bị
đổ, thời Nguyễn xây lại còn 3 tầng), và tòa Cửu phẩm liên hoa ở chùa Bút
Tháp cũng có 9 tầng.
Tất cả các công trình kiến trúc có mục đích thờ tự trong khuôn viên
chùa, người ta đều treo các bức hoành phi, câu đối, có một số nơi còn có các
bức cuốn thư bằng chữ Hán (hoặc chữ Nôm) với nhiều thể chữ khác nhau, rất

sinh động. Các bức hoành phi, câu đối, cuốn thư đó, một mặt, giới thiệu cho
người đến thăm chùa biết nơi thờ đó gọi là gì, vị được thờ đó là ai, hành trạng
của vị đó như thế nào, mặt khác cũng tạo không gian thờ tự thêm phong phú
về phương diện văn hóa.
Vật liệu được dùng để xây dựng chùa, ở buổi ban đầu là tranh tre, trình
tường đất, sau mới dùng đá ong (nơi có núi). Sau này mới có khung gỗ, xây
tường gạch, lợp ngói.
Khác với nhiều ngôi chùa ở Trung Quốc, các ngôi chùa cổ ở Miền Bắc
Việt Nam không có các tòa: điện Văn Phù, điện Phổ Hiền, điện Già lam và
cũng không có lầu trống (đối diện với lầu chuông), quy mô xây dựng các tòa


nhà cũng nhỏ hơn nhiều, khuôn viên chùa cũng không mở rộng như nhiều
chùa ở Trung Quốc (trừ một số ngôi chùa mới được xây dựng gần đây)
1.2. Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp tại Việt Nam
1.2.1. Tứ Pháp là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở ( ) “Tứ pháp là một
danh từ để chỉ các Phật, Bồ Tát được dân gian coi như các nữ thần trong tín
ngưỡng Việt Nam gồm: Mây – Mưa – Sấm – Chớp, đại diện cho các hiện
tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này
khi Phật giáo vào Việt Nam thì xuất hiện tín ngưỡng Tứ pháp với truyền
thuyết về Phật Mẫu Man Nương”. Tuy cai quản các vấn đề tự nhiên như
Vân - Vũ - Lôi - Điện (mây, mưa, sấm, chớp) nhưng khái niệm Tứ Pháp khác
với các Thần trong tín ngưỡng dân gian ở chỗ: nếu chư thần là cái gì đó thuộc
vê tự nhiên có quyền năng ban phúc giáng họa thì Tứ Pháp là do Phật, Bồ Tát
vì tâm đại bi hóa hiện ra để thỏa mãn các mong cầu của chúng sinh, tức Tứ
Pháp cũng là giả danh mà bản thể căn bản là Từ Bi, Trí tuệ. Như vậy Tứ
Pháp là sự "Phương Tiện" biến hóa các Bồ Tát ra các Vị cai quản các hiện
tượng tự nhiên để cho nhân dân cầu mưa, cầu mát chứ không phải các thần tự
nhiên thâm nhập vào Phật giáo, tuy là có điểm chung nhưng ý nghĩa lại khác

xa nhau.
Liên quan đến tín ngưỡng thờ Tứ Pháp còn có hệ thống các chùa gọi là
Tứ pháp, hiện chỉ thấy trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các vị đó gồm


Pháp Vân (chủ quản mây)



Pháp Vũ (chủ quản mưa)



Pháp Lôi (chủ quản sấm)



Pháp Điện (chủ quản chớp)
Tuy được dân gian gắn cho vai trò như các thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp

tự nhiên nhưng tên gọi có chữ "Pháp" đứng phía trước cho thấy các vị vẫn
thuộc về Phật giáo. Phật giáo quan niệm "chư Pháp do duyên sinh" tức các


khái niệm, sự vật như sông, núi cây cỏ, thần mây, ý tưởng... Là các pháp vốn
do nhiều nhân duyên tạo thành dựa trên nền tảng chung của các pháp là Tánh
Không (đại diện bởi Thạch Quang Phật), và các vị Phật, bồ tát muốn tạo lợi
ích cho vô lượng chúng sinh có thể hóa ra cả các vị thần, trời, vua,... để giúp
đỡ họ. Được sinh ra từ Phật giáo nên họ được gọi là Tứ Pháp chứ không ai gọi
là Tứ Thần. Ngay tên gọi bốn ngôi chùa Thiền Định – Thành Đạo – Phi

Tướng – Trí Quả cũng nêu biểu các giai đoạn tu tập Phật giáo chứ không phải
tín ngưỡng thần linh.
Các tượng Tứ Pháp rất đặc biệt, tuy các tượng còn tồn tại đa số là tạc lại
vào thế kỷ XVII - XVIII, được gọi là các "bà" nhưng tượng không hề ảnh
hưởng của tín ngưỡng Mẫu bản địa vốn phát triển giai đoạn này mà vẫn giữ
được những nét cổ kính như khuôn mặt của phụ nữ Ấn độ, dáng cao to (Pháp
vân) và điểm chung là đầu tượng là đầu "bụt ốc'' tức tóc xoăn bện lại như các
pho tượng Phật. Đây là hình ảnh khác xa với tên gọi các "bà" hay hình ảnh
mẫu, nữ thần đương thời. Tượng Tứ Pháp lại không bao giờ tạc bầu ngực của
phụ nữ thay vào đó cơ thể mang đậm phong các Nam giới, có lẽ cách gọi các
"bà" và tượng tạc thân nam là dạng kết hợp Từ Bi – Trí

Tuệ của nhà Phật

(trong Phật giáo người nam biểu thị cho phương tiện, từ bi, người nữ biểu
hiện cho trí tuệ, các Phật, bồ tát là các vị viên mãn hay tích lũy hai phẩm tính
này). Mặc dầu phần đầu các pho tượng Tứ Pháp được tạc giống như chư Phật
nhưng các tượng này thường là tượng sơn son chứ không thếp vàng như
tượng Phật.
Trong bốn vị Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp Vũ là hai vị được thờ cúng
rộng rãi nhất. Thông thường Pháp Vân được coi là vị đại diện cho cả Tứ
Pháp.Ở bất cứ tôn giáo nào, ngoài những ý tưởng xây nên học thuyết, bên
cạnh đó là cả một hệ thống kiến trúc minh họa cho ý tưởng trên, các công
trình kiến trúc hoàn thành dựa trên nhận thức, thói quen, sở thích xây dựng


của mỗi dân tộc, cho nên khó mà nói rằng các công trình kiến trúc bằng đá đã
hơn các dạng kiến trúc được dựng từ các chất liệu khác.
1.2.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại Việt Nam
1.2.2.1. Khái niệm tín ngưỡng là gì?

Tín ngưỡng “là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con
người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm
tin, ước vọng của con người từ xưa cho đến nay” trích bài Tìm hiểu hiểu khái
niệm tín ngưỡng từ góc nhìn văn hóa Việt Nam (). Cho nên, tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như văn hóa dân gian, tôn giáo
học, nhân học,… có thể nói tín ngưỡng được hiểu theo nhiều góc nhìn khác
nhau.
Đầu tiên “ tín ngưỡng là một hình thức văn hóa phi vật thế mang tính
độc đáo và biểu hiện khá rõ được đời sống vật chất, tinh thần của con
người, nhất là trong hoàn cảnh riêng của văn hóa và người dân Việt”.
Ngoài ra, tín ngưỡng còn đóng góp vào việc hình thành nên các giá trị
truyền thống của văn hoá và tính cách dân tộc, kết nối cả cộng đồng lại với
nhau.
Thứ hai “ tín ngưỡng còn là hệ thống những niềm tin và cách thức thể
hiện những niềm tin ấy bằng những hành động cụ thể của con người đối
với một hiện tượng siêu nhiên, xã hội, thậm chí là một sự vật nào đó, hoặc
cá nhân có liên quan đến cuộc sống thực tại của họ đã được thiêng hóa để
cầu mong sự che chở, giúp đỡ”.
Thứ ba, “từ quan điểm của trường phái Tương đối luận văn hóa, cho
rằng mỗi nền văn hóa đều có tính độc đáo riêng, không phân biệt cao,
thấp, cho nên tín ngưỡng cũng vậy, như việc thực hành tín ngưỡng phụ
thuộc vào những bối cảnh lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như
trình độ nhận thức của chủ thể sáng tạo ra các nền văn hóa đó”. Ở một góc


khác, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, qua việc nghiên cứu tín ngưỡng sẽ
giúp cho nhận diện rõ được trình độ nhận thức, không gian và thời gian,
phương thức sống, chiều sâu của một nền văn hóa mà cá nhân và cộng
đồng đó đang tồn tại. Như GS.Ngô Đức Thịnh đã có một nhận xét rằng:
“Tất cả những niềm tin, thực hành và tình cảm tôn giáo tín ngưỡng trên

đều sản sinh và tồn tại trong một môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa
mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cảm nhận của nền văn hóa
đang chi phối họ”.
Thứ tư “tín ngưỡng không tồn tại một cách đơn lẻ mà còn tồn tại với
nhiều hình thức văn hóa khác nhau để thể hiện niềm tin của con người
bằng các hành vi cụ thể”. Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh thì có
cách nhìn cụ thể hơn: “Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là một hình
thức văn hoá đặc thù, đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát
triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó
những hiện tượng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật”. Thực chất, tín
ngưỡng thực ra còn là môi trường sản sinh và bảo tồn nhiều sinh hoạt văn
hoá dân gian. Con người muốn chuyển đạt nguyện vọng của mình lên thần
linh thì phải cần có các công cụ, phương tiện như: Múa hát, tượng thờ,
nghi lễ, phẩm vật, nơi thờ cúng… Đặc biệt, một ví dụ hết sức xác thực,
điển hình mà Ngô Đức Thịnh đã đưa ra là: “ Từ nhân lõi tôn giáo tín
ngưỡng này, đạo Mẫu đã sản sinh và tích hợp nhiều yếu tố, giá trị văn
hoá: Văn học đạo Mẫu, diễn xướng đạo Mẫu (âm nhạc, múa, hát chầu
văn, sân khấu), kiến trúc và nghệ thuật trang trí, lễ hội và sinh hoạt cộng
đồng gắn với đạo Mẫu”.
Thứ năm, bên cạnh sự giống nhau, đó là “niềm tin vào cái thiêng của
con người, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự khác biệt ở các yếu tố thuộc
về tôn giáo như: Giáo chủ, giáo lý, giáo điều và giáo hội mà tín ngưỡng
không có. Ngoài ra, ở nước ta, tín ngưỡng và tôn giáo còn có sự giao thoa


lẫn nhau, do đặc tính dung hòa - một đặc điểm truyền thống của văn hóa
dân tộc”. Chính vì thế, không thể không quan tâm tìm hiểu đến sự hiện
diện của các yếu tố tôn giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng và ngược lại. Ở
góc độ khác, trong thực tiễn, các tín ngưỡng dân gian và tôn giáo lại có sự
lồng ghép với nhau trên một số nguyên lý, từ đó, thống nhất về mặt lịch sử

các niềm tin của người dân, tránh những xung đột, tạo ra những sức mạnh
cố kết cộng đồng mới, có tính hiệu quả mạnh mẽ. Đây là chức năng quan
trọng của tín ngưỡng trong đời sống cộng đồng mà không thể không nhắc
đến khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng, tác động của vấn đề này đối với cuộc
sống con người.
Thứ sáu “việc giao lưu và hội nhập với nhiều nền văn hóa trên thế
giới là một nét đặc trưng quan trọng của văn hóa Việt Nam qua hàng ngàn
năm lịch sử. Vậy nên, trong nghiên cứu tín ngưỡng thì cần chú ý đến hình
thức tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng ngoại nhập”. Tín ngưỡng bản địa là
tín ngưỡng được hình thành bởi cư dân bản địa ở một quốc gia hay một
vùng đất, địa phương nào đó. Ví dụ, tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ, Tứ
bất tử, Thành Hoàng bổi cảnh là các loại hình tín ngưỡng bản địa, riêng có
của người Việt Nam. Khác với loại tín ngưỡng này, tín ngưỡng ngoại nhập
là các hình thức tín ngưỡng được du nhập từ bên ngoài qua quá trình di cư
của tộc người, sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, tín
ngưỡng thờ Quan Công và Thiên Hậu ở Việt Nam thuộc loại hình tín
ngưỡng ngoại nhập, do cộng đồng người Hoa di dân từ vùng Hoa Nam
Trung Quốc mang đến và đã được người Việt tiếp thu.
1.2.2.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại Việt Nam
Có thể nói Tứ Pháp là “một hình tượng duy nhất xuất hiện trên ban thờ
của người Việt trong tư cách vừa là thần vừa là Phật”. Và cũng có thể nói,
Phật giáo Tứ Pháp là Phật giáo dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Việt - dân tộc mà nguồn sống chủ yếu dựa trên nền nông nghiệp lúa nước.


Nhìn vào ban thờ và hệ thống lễ nghi của tôn giáo tín ngưỡng này, có thể như
thấy rõ người nông dân Việt đã thể hiện khát vọng truyền đời của một cách cụ
thể thiết thực và đặc sắc như thê nào.
Trong quan sát của người xưa, để có được một trận mưa phải có ít nhất 4
hiện tượng thiên nhiên hợp lại đó là mây, mưa, sấm, gió. Và họ cho rằng mỗi

hiện tượng này được làm bởi “phép của một vị thần nào đó”: Phép làm ra mây
do thần Mây Pháp Vân đảm trách, phép làm ra Mưa do Pháp Vũ đảm nhiệm,
phép làm Chớp do Pháp Điện phụ trách, phép làm ra Sấm do Pháp Lôi đảm
trách. Chắc chắn là trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta, người nông dân
Việt có sẵn các thần mây, mưa, sấm, gió mang tính bản địa của mình, bởi
trong thế giới quan của những cư dân trồng lúa nước không thể vắng bóng
những lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động đến sự thành bại của một vụ
gieo trồng, nhất là điều kiện canh tác của người Việt khi ấy còn phụ thuộc rất
nhiều vào thiên nhiên. Trong một một chu kì phát triển thì nước và ánh sáng
rất cần cho sự phát triển của cây lúa theo từng giai đoạn. Vậy việc lựa chọn
đúng thời điểm để gieo trồng là điều kiện cần thiết cho từng giai đoạn phát
triển của cây lúa và ứng biến linh hoạt với từng loại thời tiết nhất định, chính
vì vậy là lượng nước cũng như ánh sáng tự nhiên sẽ cung cấp cho cây lúa
rong những giai đoạn nhất định. Nhưng trên thực tế thì chọn đúng thời điểm
gieo trồng cũng chưa đủ, bởi những nét khí hậu của vùng châu thổ sông Hồng
là nhiệt đới ẩm gió mùa đây là khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước thì
thời tiết ở đây lại luôn biến đổi theo cái nền cơ bản đó, không phải năm nào
thời tiết cũng chiều lòng người (mưa thuận gió hòa) mà còn mưa nắng thất
thường tùy vào lượng mưa và thời điểm mưa nữa, đến lúc cây lúa cần nước
thì thời tiết lại khô hạn, còn những lúc cây lúa chuẩn bị được gặt thì mưa
trắng đồng... Nên lúc này đòi hỏi con người với thiên nhiên không chỉ dừng ở
mức đủ nước và ánh sáng nữa mà còn nâng lên đến mức lượng nước và ánh
sáng phải thích hợp với vụ gieo trồng (tức là mưa nắng phải thì) bởi trong chu


×