Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Danh nhân thời trần và những đóng góp của họ trong lịch sử văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.75 MB, 159 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
*******&******

NGUYỄN THỊ TUYẾT

DANH NHÂN THỜI TRẦN VÀ NHỮNG ĐÓNG
GÓP CỦA HỌ TRONG LỊCH SỬ VĂN HỐ
VIỆT NAM
Chun ngành: Văn hóa học
Mã số
: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VINH

HÀ NỘI – 2014


2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.TS. Hồng Vinh. Những nội dung trình bày trong luận văn là
kết quả nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công
bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người
khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường
về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 6
Chương 1: NHẬN BIẾT DANH NHÂN TỪ GĨC NHÌN VĂN HỐ HỌC LỊCH
SỬ .............................................................................................................................15
1.1. Các khái niệm cơng cụ .................................................................................16
1.1.1. Khái niệm văn hố ...................................................................................16
1.1.2. Khái niệm danh nhân ...............................................................................20
1.2. Danh nhân - bộ phận của di sản văn hố dân tộc .....................................26
1.3. Tơn vinh danh nhân như là phương thức bảo tồn và phát triển văn hoá ... 31
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................35
Chương 2: DANH NHÂN ĐỜI TRẦN NGUỒN TƯ LIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT
NHỮNG NÉT VĂN HOÁ LỊCH SỬ THỜI THỊNH TRỊ CỦA VƯƠNG TRIỀU 37
2.1. Sơ lược giới thiệu sự phân chia các thời kỳ trong lịch sử văn hóa nước ta
và sự ra đời của nhà Trần ..................................................................................38
2.1.1. Phân kỳ lịch sử ........................................................................................39
2.1.2. Nhà Trần thành lập ..................................................................................41
2.2. Xây dựng bảng thống kê tổng hợp danh nhân thời Trần .........................44
2.2.1. Xác định nguồn tư liệu ............................................................................45
2.2.2. Bảng thống kê danh nhân thời Trần ........................................................47
2.3. Một số nhận biết về văn hóa - lịch sử thời thịnh của nhà Trần ...............50
2.3.1. Nhận biết về sự tiến bộ văn hiến thời Trần .............................................50

2.3.2. Nhận biết về tên gọi chế độ chính trị của nhà Trần .................................54
2.3.3. Nhận biết về xu hướng vận động của vương triều Trần ..........................58
2.3.4. Nhận biết về công việc lớn của nhà Trần thời thịnh trị ...........................60
2.4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên vào thế kỷ XIII ... 65
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................67


4
Chương 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DANH NHÂN THỜI TRẦN ĐỐI VỚI VĂN
HÓA VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................................... 68
3.1. Những đóng góp của danh nhân thời Trần cho văn hóa Việt Nam.............71
3.1.1. Đóng góp trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - xã hội thời Trần ...............71
3.1.2. Đóng góp trong lĩnh vực văn hóa - tơn giáo thời Trần ............................76
3.1.3. Đóng góp trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục ...........................................79
3.1.4. Đóng góp về văn hố – nghệ thuật ..........................................................81
3.1.5. Đóng góp trong các lĩnh vực khác thời Trần ...........................................85
3.2. Giá trị của di sản danh nhân thời Trần trong văn hóa Việt Nam và những
bài học cần phát huy ...........................................................................................88
3.2.1. Di sản của các vua Trần...........................................................................89
3.2.2 Di chúc của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ......................................91
3.2.3. Bài học về khoan thứ sức dân ..................................................................92
3.2.4. Bài học về đoàn kết trong hoàng tộc .......................................................93
3.2.5. Bài học về ngoại giao mềm dẻo trong thái độ, nhưng cứng rắn về nguyên
tắc bảo vệ chủ quyền dân tộc .............................................................................94
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá danh nhân đời Trần - phương
hướng và một số giải pháp ..................................................................................95
3.3.1. Vài nét về thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa danh nhân 95
3.3.2. Phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa danh nhân thời
Trần ............................................................................................................ 97
3.3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá danh

nhân thời Trần .................................................................................................100
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................102
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 106
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 111


5
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO


United Nations Education Scientific and
Cultural Organization

VHTT

Văn hóa Thông tin


6
MỞ ĐẦU
1.! Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đang
thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập
vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã
xác định ngày càng rõ ràng rằng: văn hóa (trong đó có giá trị di sản danh nhân)
khơng chỉ là động lực và mục tiêu của sự phát triển, mà còn là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội trong giai đoạn phát triển mới.
Bài học kinh nghiệm từ nhiều thập kỷ qua trên thế giới đã chỉ ra rằng, những
phương thức phát triển nào biết xem xét, coi trọng và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc thường có khả năng thành cơng cao và mang tính bền vững, ổn
định.
Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tốp (1923-2003) người nước Cộng hoà tự trị
Đa-ghét-stan (Liên bang Nga) có một nhận xét, đại ý nói rằng:
Trong sự giao lưu với thế giới rộng lớn ngày nay, muốn biết anh là người
thế nào, thì anh phải trình tấm hộ chiếu ra, trên đó ghi các đặc điểm cần thiết về
nhân thể, để anh không lẫn với người khác. Cịn như, khi có ai hỏi về một dân tộc,
xem dân tộc đó thế nào thì dân tộc ấy cũng phải trình ra tờ giấy chứng minh nói
về các bậc hiền tài của dân tộc, như các nhà bác học, các văn nghệ sĩ, các nhà hoạt
động chính trị lỗi lạc hay các vị tướng lĩnh, các doanh nhân tài giỏi... . Họ chính

là các vì sao danh nhân của đất nước, biểu hiện như các nhân cách văn hoá kiệt
xuất, toả sáng trên bầu trời văn hoá của dân tộc mình. Chính họ làm nên bản sắc
văn hố của dân tộc, có giá trị như tấm “giấy thơng hành” để dân tộc hội nhập một
cách tự tin vào thế giới toàn cầu đa bản sắc.
Ngày nay, tại thủ đô các nước văn minh, người ta thường dựng tượng đài
danh nhân ở các đền đài, cung điện văn hoá, trên các công viên, quảng trường,


7
các điểm nút giao thơng đơng người qua lại. Đó là cách quảng bá bản sắc văn
hoá dân tộc tiện ích nhất.
Bàn về vai trò của danh nhân, tức các bậc hào kiệt, hiền tài thời xưa
khơng gì hơn là nhớ lại đoạn văn bia do Phó đơ súy Hội Tao Đàn - Thân Nhân
Trung soạn vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484), viết về khoa thi năm Đại Bảo
thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông. Văn bia viết: “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, ngun khí suy thì
thế nước yếu rồi xuống thấp. Bởi vậy các đấng đế vương chẳng ai lại không
chăm lo việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc
đầu tiên” [17, tr.5].
Ngun khí nói ở đây chính là tiềm lực văn hoá tinh thần, kết tinh thành đội
ngũ danh nhân hùng hậu của đất nước - nguồn lực quan trọng xây dựng nên nền
thái bình thịnh trị, nói như ngày nay là tạo nên sự phát triển bền vững.
Nhớ lại hồi đầu thế kỷ trước, cụ Phan Bội Châu - nhà cách mạng đầy
nhiệt huyết ở thời cận đại nước ta. Năm 1905 cụ đang bôn ba tại nước Nhật,
nghe tin Lương Khải Siêu nhà hoạt động Duy Tân của Trung quốc đang sống
lưu vong tại Nhật. Cụ liền viết thư xin gặp. Nhận thấy lời lẽ trong thư thống
thiết, sục sơi tấm lịng cứu nước, Lương tiên sinh bèn nhận lời tiếp cụ. Trong
một lần trò chuyện, Lương Khải Siêu đã nói với cụ Phan như sau: “Q quốc
chớ lo khơng có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không đủ tư cách độc
lập mà thôi! Thực lực của quốc gia phải là dân trí, dân khí và nhân tài”.

Suy ngẫm ra, nhận thấy ý kiến của Lương Khải Siêu cho đến ngày hôm
nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi khi nước giành được độc lập mà dân trí thấp,
thì cũng khó mà duy trì được cái chủ quyền thiêng liêng ấy. Nước khơng đủ
nhân tài thì lấy ai mà bồi dưỡng nên dân trí và hun đúc nên dân khí? Dân trí,
dân khí và nhân tài là 3 thành tố nằm trong mối quan hệ tương tác, tương sinh,


8
cái nọ tác động, làm nên cái kia và ngược lại. Tuy nhiên, với tư cách là chủ thể
sáng tạo, nhân tài bất cứ thời nào cũng giữ vai trò quyết định. Có nhân tài mới
làm nên tất cả!
Bàn luận về mối quan hệ giữa “nhân tài” với nền độc lập quốc gia, cũng
nên lắng nghe lại tiếng nói của một số chính khách nước ngồi cận kề với nước
ta.
Ơng Lê Dư - một nhân sĩ của phong trào Đông du hồi đầu thế kỷ trước,
đã thuật lại câu chuyện đăng trên báo Phụ nữ Tân văn số 107 ngày 5 tháng 11
năm 1931. Bài báo viết: “Nguyên khi nước Tàu mới phản chính (chỉ cuộc cách
mạng Tân Hợi năm 1911), Tôn Văn nhường chức tổng thống cho Viên Thế
Khải rồi sang du lịch Tokyo Nhật Bản. Hạ viện Nhật mở bữa tiệc long trọng
hoan nghênh Tôn thị. Tiệc xong ngồi lại nói chuyện, ơng Khuyển Dưỡng Nghị
- thủ lĩnh Đảng quốc dân Nhật Bản nguyên là bạn thân của họ Tôn hỏi rằng:
Các ông nay đã thành công như vậy giỏi thật! Ơng xem tình hình Việt Nam như
thế nào? Trong nước ấy có người nào tài giỏi khơng? Họ Tơn đáp lại rằng:
“Người An nam họ có căn tính nơ lệ, tơi xem họ có cái gì là độc lập được đâu!”
[Tôn Văn qua thăm Hà Nội vào năm 1904, trọ số nhà 22 phố Hàng Buồm]. Ơng
chính khách Nhật cười mà nói: “Về điểm này tơi xin phép không đồng ý với tiên
sinh. Lấy chỗ sở kiến của tơi, thì tơi cho người Việt Nam giỏi lắm, họ có cái
đắc tính độc lập lắm chứ. Ơng khơng nhớ Quảng Đơng, Quảng Tây của ơng là
thuộc dịng Bách Việt, đồng ở một khu đất Giao Chỉ hay sao? Thế mà Lưỡng
Quảng phải mất với người Tàu từ bao giờ, ông nay mới trở thành người Tàu”

[Tôn Văn vốn sinh tại Quảng Đông, thuộc tộc A - Khách (Hakka) - một chi tộc
trong Bách Việt].
Người Việt Nam cũng dòng Bách Việt ấy, cũng ở khu đất Giao Chỉ
ấy, thế mà họ độc lập riêng thành một nước. Trải Tống, Nguyên,


9
Minh, Thanh người Tàu không biết bao nhiêu lần sang đánh phá nước
họ, mà họ vẫn độc lập được vững vàng. Khơng những vậy, họ cịn
mở nước về phương Nam thành một bản đồ rộng rãi. Ơng nói họ
khơng có cái đắc tính độc lập mà được như vậy hay sao? Ngày nay
họ thua Pháp vì khơng có khí giới tối tân, nhưng cứ xét lịch sử thì
trong số Bách Việt chỉ có họ là thốt khỏi khơng bị Hán hố. Tơi tin
rằng: một dân tộc biết tự bảo vệ một cách bền bỉ như vậy, thì thế nào
sớm muộn cũng lấy lại được quyền tự chủ. Tôn thị nghe xong, cười
mà khơng nói được gì!...” [56, tr.217].
Câu chuyện này xẩy ra đã ngót trăm năm. Ý kiến nhận xét của hai chính
khách Nhật và Trung Hoa đã được thực tiễn lịch sử nước ta soi sáng. Điều nhận
thấy đáng nói là: Ơng chính khách Nhật Bản do am hiểu lịch sử nước ta, nên
đưa ra một nhận xét khách quan và giàu thiện cảm, cịn ơng chính khách họ
Tơn, xuất phát từ mặc cảm tự tôn nước lớn, và có lẽ ơng khơng đọc lịch sử Việt
Nam, hoặc chỉ đọc sử Việt do người nước ông soạn thảo, nên nhận xét của ơng
có phần thiên kiến và đầy “ngộ nhận”. Cách đây mười năm Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia có cho ra đời cuốn sách “Chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn.
Sách giới thiệu 5 bài giảng chính trị của Tơn Văn tại trường qn sự Hồng
Phố (Quảng Châu) vào thập niên 20 của thế kỷ trước. Trong các bài giảng này,
Tôn thị ba lần lên án triều đình Mãn Thanh “đã để mất An nam cho Pháp và
mất Miến Điện cho Anh” trong thời cận đại. Đây lại là một “ngộ nhận” nữa của
Tôn tiên sinh, tuy nhiên nó khơng phải là hiện tượng đơn nhất. Bởi phần đông
những người lãnh đạo mang tâm thức của chủ nghĩa bá quyền đại Hán tộc ngày

nay đều có quan niệm như thế!. Chính vì vậy, chúng ta cần tập trung quảng bá
những thành tựu nghiên cứu lịch sử văn hoá nước nhà để trả lại hiện thực lịch
sử chính đáng cho đất nước. Đây cũng là lý do để chúng tôi thực hiện luận văn
này.


10
Nhà Trần có một vị trí lịch sử đặc biệt với những chiến công hiển hách, với
những danh nhân đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như các vị vua anh minh sáng
suốt: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tơng, Trần Nhân Tơng… , những vị tướng
quyết đốn tài ba đã ba lần chiến thắng đội quân xâm lược của đế quốc Nguyên
Mông như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật…
cùng với nhiều di tích liên quan đến thời Trần, phân bố trên phạm vi rộng ở các
tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Di sản văn hóa thời Trần là tài sản quý
giá do cha ông để lại cho hậu thế. Trong thời kỳ hiện tại với xu thế hiện đại hóa
đất nước và hội nhập với bốn bể năm châu, chân giá trị của di sản văn hoá thời
Trần vẫn tỏa sáng chói lọi và trường tồn cùng dân tộc.
Xuất phát từ nhận thức về việc phát huy vai trò của giá trị di sản văn hóa
danh nhân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Danh nhân thời Trần và
những đóng góp của họ trong lịch sử văn hóa Việt Nam” làm luận văn tốt
nghiệp, hệ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành văn hóa học tại trường Đại học Văn
hoá Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta, vấn đề giá trị danh nhân được đặt ra từ lâu, đã thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu, biên soạn thường
mới tập trung vào hướng sưu tầm, chỉnh lý và công bố tư liệu về danh nhân
dưới dạng những cuốn từ điển như: Lược truyện các tác gia Việt Nam (19711972) do cụ Trần Văn Giáp chủ biên; Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (năm
1992) của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế; Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam (2004) do GS. Đinh Xuân Lâm và GS. Trương Hữu Quýnh chủ biên; Nhân

vật chí Việt Nam (2009) do PGS. Vũ Ngọc Khánh chủ biên. Ngồi ra cịn có
sách Những vì sao đất nước của Nxb Thanh niên; Danh nhân Hà Nội (2004)


11
do GS. Vũ Khiêu chủ biên, Danh nhân Việt Nam (1999) của tác giả Quỳnh Cư,
Văn Lang và Nguyễn Anh; Danh nhân Hưng Yên (1997) do Hội văn học Nghệ
thuật Hưng Yên xuất bản; Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 – 1919) (1993)
do tác giả Ngô Đức Thọ chủ biên; Danh nhân Kinh Bắc (1999) của tác giả Trần
Đình Luyện và Huy Cờ, v.v…
Riêng đối với lĩnh vực tôn vinh danh nhân, các nhà nghiên cứu nước
ta cũng đã có một số bài viết như: Về việc người xưa khen thưởng, GS.TS
Nguyễn Xn Kính (Viện nghiên cứu Văn hóa),Tạp chí văn hố nghệ thuật,
số 10 và 11 năm 1997; Từ chế độ đãi ngộ đối với tướng sĩ trận vong trong
lịch sử suy nghĩ về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam,
Ngô Thế Long (Viện Hán Nơm), Tạp chí văn hố dân gian, số 3, năm 1995;
Những hình thức tơn vinh danh nhân trong xã hội Việt Nam, Nguyễn Tiến
Thư, Tạp chí văn hố nghệ thuật, số 6, năm 2008. Một số luận văn thạc sĩ
văn hoá học đã nghiên cứu về danh nhân như: Bảo tồn và phát huy giá trị
của danh nhân văn hố trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hoá ở nước
ta của Diêm Thị Đường - Giảng viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội, bảo
vệ tại khoa Văn hố xã hội chủ nghĩa, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (nay là Viện văn hố và Phát triển, Học viện Chính trị - quốc gia
Hồ Chí Minh) năm 1998; Bước đầu tìm hiểu nữ danh nhân trong lịch sử văn
hoá truyền thống Việt Nam của Nguyễn Thị Tuyết – Giám đốc Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam, bảo vệ tại khoa Sau đại học, trường Đại học Văn hố Hà Nội
năm 2000; Những hình thức tơn vinh danh nhân ở nước ta thời kỳ trước cách
mạng tháng Tám năm 1945 của Nguyễn Tiến Thư, bảo vệ tại khoa văn hoá
xã hội chủ nghĩa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005.
Luận án Danh nhân và những hình thức tơn vinh danh nhân trong lịch sử xã

hội truyền thống Việt Nam của tiến sĩ Nguyễn Tiến Thư chuyên ngành văn
hóa học bảo vệ tại Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam năm 2012, đã lý giải


12
vấn đề lý luận về danh nhân và tôn vinh danh nhân trong xã hội truyền thống
ở nước ta.
Căn cứ vào nội dung của những tư liệu văn bản kể trên, có thể nhận ra
hai hướng nghiên cứu văn hố học về danh nhân:
Hướng 1: chọn đối tượng nghiên cứu là các cá nhân danh nhân, biểu hiện
như là một nhân cách văn hoá kiệt xuất, là người đại diện mang vác các giá trị
tiêu biểu của thời đại, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hoá mới,
làm phong phú cho đời sống tinh thần của cộng đồng người.
Hướng 2: chọn đối tượng nghiên cứu là những nhóm danh nhân. Đây
khơng phải là các nhóm xã hội theo nghĩa xã hội học mà là các nhóm danh nhân
ưu tú xuất hiện trong tiến trình lịch sử (như danh nhân trong lịch sử xã hội
truyền thống, tức là xã hội tiền công nghiệp) hoặc tập hợp danh nhân theo giới
tính (như tập hợp danh nhân nữ trong lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam)
hoặc tập hợp danh nhân quy tụ vào một vương triều nhất định (như danh nhân
thời Lý ở Kinh Bắc). Theo hướng nghiên cứu này, danh nhân được quan niệm
như là bộ phận của di sản văn hoá dân tộc, những thành tựu trong hoạt động
sáng tạo của danh nhân được vận dụng như các dữ kiện văn hoá - lịch sử để
nhận biết về lịch sử văn hoá nước ta; cuối cùng vấn đề đặt ra là cần tìm ra các
giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố của danh nhân, góp phần
vào cơng cuộc xây dựng đất nước.
Đề tài luận văn này triển khai theo hướng thứ hai: “Danh nhân thời Trần
và những đóng góp của họ trong lịch sử văn hoá Việt Nam”. Đề tài chủ yếu đi
sâu tìm tịi, phân tích, hệ thống hố tư liệu về những đóng góp của danh nhân
thời Trần trên các bình diện văn hố dân tộc. Tơn vinh danh nhân và giáo dục
nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

là ý nghĩa thực tiễn mà luận văn hướng tới.


13
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu để làm sáng tỏ những đóng góp của các danh nhân thời Trần
trong lịch sử văn hóa nước ta.
3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những đặc điểm về địa lý, lịch sử, xã hội - chính trị nước Đại
Việt thời Trần.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết về danh nhân từ cách nhìn văn hố học;
- Xây dựng bảng thống kê tổng hợp về danh nhân nước Đại Việt thời Trần;
- Khái quát về những thành tựu văn hoá của danh nhân đời Trần trong
lịch sử nước Đại Việt.
- Những bài học về văn hoá dựng nước và giữ nước từ kinh nghiệm
nhà Trần.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những đóng góp của những nhân vật tiêu biểu (danh nhân) của vương
triều Trần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Danh nhân nước Đại Việt thuộc vương thất nhà Trần (1225-1400).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn vận dụng các nguyên lý lý luận về văn hoá, các quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hố, trình bày danh nhân
như một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc, đồng thời phân tích các thành tựu



14
văn hoá của danh nhân như là nguồn tư liệu lịch sử để thức nhận các bài học
lịch sử về dựng nước và giữ nước do tiền nhân để lại.
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngành sử
học và văn hoá học như: phương pháp văn bản học, phương pháp luận sử học,
phương pháp liên ngành … và các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Những kết quả và đóng góp của đề tài
- Xây dựng hệ thống danh nhân thời Trần theo lịch đại và theo cơng trạng;
- Xây dựng hệ tiêu chí của danh nhân để đi tới nhận diện đặc điểm của
danh nhân thời Trần, góp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức về danh
nhân và tôn vinh danh nhân;
- Khẳng định những đóng góp to lớn của danh nhân thời Trần;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tôn vinh, giáo dục và phát huy giá trị
danh nhân thời Trần trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được xây dựng thành 3 chương.
Chương 1: Nhận biết danh nhân từ góc nhìn văn hóa học lịch sử
Chương 2: Danh nhân thời Trần nguồn tư liệu lịch sử để nhận biết
những nét văn hóa lịch sử thời thịnh trị của vương triều
Chương 3: Những đóng góp của danh nhân thời Trần đối với văn hóa
Việt Nam và những vấn đề đặt ra


15
Chương 1
NHẬN BIẾT DANH NHÂN
TỪ GĨC NHÌN VĂN HỐ HỌC LỊCH SỬ
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc, danh nhân nước ta đã có những

cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở
mang bờ cõi. Lúc sinh thời, bằng các hoạt động thực tiễn sáng tạo của mình,
danh nhân biểu hiện như những con chim đầu đàn, những người đi tiên phong
dẫn dắt quần chúng, cỗ vũ và phát huy tài năng cho mọi người, cùng phấn
đấu cho tiến bộ xã hội và cho lợi ích chung. Khi khuất đi, nhân cách và vốn
kinh nghiệm của danh nhân hoá thành ký ức xã hội, tiềm nhập vào nguồn nội
lực tinh thần, làm bệ đỡ vững chắc cho các thế hệ nối tiếp dự phóng về tương
lai.
Lần giở lại các trang sử cũ, nhận thấy trong thời kỳ có giặc ngoại xâm
đe doạ, ông cha ta thường nhắc lại những gương hy sinh lẫm liệt của các vị anh
hùng, hào kiệt, để tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ. Các vị tướng tài trong lịch
sử như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ …
khi cầm quân vào trận đều lấy chiến công của tổ tiên để động viên quân sĩ. Trên
đường hành quân, các vị tướng lĩnh đều kính cẩn thắp hương tại các đền thờ
danh nhân, nhận thêm sức “âm phù” “dương trợ” để giành chiến thắng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời khi đến thăm bộ đội cũng thường lấy
gương trung liệt của các vị anh hùng dân tộc để giáo dục cán bộ, chiến sĩ. Người
viết:
Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung … Chúng ta
phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu
biểu của một dân tộc anh hùng [38, tr.171-172].


16
Danh nhân, có thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Chẳng hạn, có thể nghiên cứu tiểu sử danh nhân, rồi tập hợp lại xây dựng thành
các bộ từ điển danh nhân tổng hợp hoặc chuyên ngành; danh nhân có thể nghiên
cứu theo hướng tâm lý học sáng tạo, qua đó phục vụ cho việc đào tạo nhân tài
đât nước; danh nhân có thể nghiên cứu theo hướng xã hội học, để xem cần phải

xây dựng thể chế xã hội như thế nào thì thu phục được nhân tài và phát huy
được tài năng của họ… Trong luận văn này, danh nhân được nghiên cứu theo
cách tiếp cận văn hoá học lịch sử, xem danh nhân như những nhân cách văn
hố kiệt xuất, đã có những đóng góp sáng giá vào thời kỳ phục hưng văn hố
dân tộc.
Để tiến hành nghiên cứu danh nhân theo hướng phân tích văn hố học
lịch sử, cần thống nhất quan niệm về một số khái niệm công cụ cơ bản được sử
dụng trong luận văn.
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Trong đời sống xã hội, từ văn hoá được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác
nhau, vì thế nó trở thành đa nghĩa. Cho nên, khi luận bàn các vấn đề liên quan
đến văn hoá, người ta phải làm rõ nghĩa của thuật ngữ này.
Trong hoạt động khoa học đã có rất nhiều cách giải thích thuật ngữ văn
hố. Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng có một số điểm chung mà các nhà nghiên
cứu đều thừa nhận rằng: văn hoá là phương thức tồn tại (tức là hoạt động sáng
tạo để kiếm sống) chỉ có ở lồi người, khác về cơ bản với tổ chức đời sống của
các quần thể sinh vật trên trái đất. Văn hoá là cái do con người học được mà
có, chứ khơng phải cái bẩm sinh do di truyền sinh học.
Bàn về cội nguồn của văn hoá, nhà triết học, cổ sinh vật học, linh mục
người Pháp Teilhard de Chardin (1881-1955) đã cho ra đời cuốn sách “Hiện


17
tượng con người”. Sách vừa được Nhà xuất bản Tri thức in và phát hành tại
Hà Nội (2014). Trong cuốn sách này, Chardin đưa ra một nhận định, đại ý
nói rằng: vũ trụ hình thành và phát triển đến một lúc nào đó thì xuất hiện sự
sống, ơng gọi đó là “sinh quyển” (Biosphère). Vũ trụ tiếp tục tiến hoá dẫn
đến sự ra đời của “Tuệ quyển” (Noosphère). Đó là quyển về tư duy, ý thức,
tinh thần, gọi chung là quyển tinh thần do con người tạo ra trong quá trình

tiến hố của hoạt động sống. Tuệ quyển chính là văn hoá - thế giới tinh thần
của con người xã hội - cái làm phân biệt giữa con người và động vật. Quan
niệm văn hoá là thế giới tinh thần của con người đã được Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá
VIII (1998) chấp nhận (thể hiện ở quan điểm thứ 1 trong Nghị quyết: Văn
hoá là nền tảng tinh thần của xã hội…). Quan niệm văn hoá trên đây mới là
nhận thức khái quát về nó, chưa thể vận dụng để phân tích văn bản. Vì thế,
văn hố phải được xác định rõ ràng, làm chỗ dựa cho sự triển khai luận văn.
Đã có rất nhiều định nghĩa văn hoá do các nhà nghiên cứu đề xuất. Nhà mỹ
học Nga M.X. Ca-gan trong sách triết học văn hoá (St Peterbung 1996) cho
biết: “Hội nghị triết học quốc tế năm 1980, người ta thống kê được 250 định
nghĩa văn hoá, đến năm 1996 con số định nghĩa đã lên tới 500” [5, tr.6].
Trong luận văn này, chúng tôi chọn định nghĩa của ông Federico Mayornguyên Tổng thư ký UNESCO phát biểu nhân dịp phát động thập kỷ thế giới
phát triển văn hoá 1988 - 1997 ở nước ta, làm khái niệm cơng cụ. Ơng viết:
“Văn hố là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và cộng
đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy
đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [5, tr.23].
Định nghĩa trên đây nêu lên 4 ý tưởng chính như sau:


18
* Văn hoá là tống thể hoạt động sáng tạo, làm ra những sản phẩm mới
gọi là những vật thể nhân tạo (Artefactes), có người gọi là “ thiên nhiên thứ
hai” hay “thế giới nhân tạo”.
* Hoạt động sáng tạo này diễn ra liên tục từ quá khứ đến hiện tại, nói lên
tính chất lịch sử của văn hố. Điều này có nghĩa là thế giới nhân tạo đang hiện
diện khơng phải tức khắc sinh thành mà nó được sáng tạo, sàng lọc qua thời
gian tích luỹ từ quá khứ đến hiện tại. Đó là tính chất kế thừa lịch sử của hoạt
động văn hoá.

* Hoạt động sáng tạo trong lịch sử đã hình thành nên một hệ thống các
giá trị, truyền thống và thị hiếu, gọi chung là “hệ thống các giá trị chuẩn mực
xã hội”. Đây chính là nội dung tinh thần của khái niệm văn hoá.
Lý luận văn hố giải thích: Mỗi vật thể nhân tạo được xem như một hiện
vật văn hoá, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Lấy ví dụ, chiếc rìu đá mài xuất hiện vào
thời đại đá mới hậu kỳ cách đây vào khoảng 4.000 năm, có thể có những ý
nghĩa gì?
- Thứ nhất, so với đồ đá đẽo thì rìu đá mài được chế tác theo cơng nghệ
tinh vi hơn, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng cao hơn, đơi khi nó trở thành “vật
thiêng” được cả bộ lạc tơn thờ. Đó là ý nghĩa tâm linh của công cụ sản xuất.
- Thứ hai, nhờ quan sát trực tiếp, người ta có thể phân ra nhiều loại đá
khác nhau để chế tạo ra các loại cơng cụ và vũ khí khác nhau, thích hợp với
công năng của chúng và với nhu cầu của hoạt động sống của con người. Điều
này nói lên ý nghĩa tiến bộ về nhận thức biểu thị trong công nghệ học.
- Thứ ba, công cụ được chế tác cân xứng, đơi khi có trang trí hoa văn,
nói lên ý nghĩa thẩm mĩ mà chủ nhân của nó đạt được …


19
Xem như vậy, thì thế giới vật thể nhân tạo, xét về mặt tinh thần, chính là
thế giới ý nghĩa của văn hoá.
GS người Nga A.X. Ca-rơ-min, trong cuốn sách giáo khoa “Văn hố
học” của mình đã hình dung “thế giới ý nghĩa của văn hoá” được cấu tạo thành
ba bình diện, có quan hệ “tương liên” và “tương tác” qua lại với nhau trong
một khơng gian văn hố:
- Thứ nhất, bình diện nhận thức nói về trình độ hiểu biết của thành viên
trong xã hội;
- Thứ hai, bình diện giá trị nói về hệ thống giá trị mà xã hội theo đuổi;
- Thứ ba, bình diện điều tiết nói về luật pháp và các phong tục, tập quán
được vận hành để điều chỉnh các hành vi xã hội.

Ba bình diện trên là những trục cơ bản xác định không gian văn hoá của
một cộng đồng xã hội.
* Cuối cùng, hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội được xem là cái tạo
nên bản sắc văn hoá của một cộng đồng người.
Trong việc nghiên cứu văn hoá, các nhà khoa học cịn chia thành hai
dạng: văn hố cá nhân và văn hoá cộng đồng.
- Văn hoá cá nhân nhấn mạnh vào tài năng sáng tạo của cá nhân, gồm
toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích luỹ vào một con người, biểu hiện ra ở
định hướng giá trị (lý tưởng) và toàn bộ phương thức hành xử của người ấy
trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với bản thân người ấy. Văn hoá
cá nhân phát triển đến đỉnh cao, thì trở thành danh nhân.
- Văn hố cộng đồng là văn hố của một nhóm xã hội, nó khơng phải là
số cộng giản đơn của những văn hoá cá nhân - thành viên của cộng đồng, mà
là toàn bộ hệ giá trị và chuẩn mực xã hội và các phương thức hành xử được các


20
thành viên trong cộng đồng chia sẻ và tự giác thực hiện, đã trở thành truyền
thống của họ.
Trong luận văn này, văn hoá danh nhân là thuộc dạng văn hoá cá nhân,
cịn văn hố danh nhân đời Trần là thuộc dạng văn hoá cộng đồng. Định nghĩa
văn hoá của Federico Mayor vừa giới thiệu trên đây là thuộc dạng thứ hai.
1.1.2. Khái niệm danh nhân
Theo nghĩa thơng thường thì danh nhân là người có danh tiếng, được
nhiều người biết đến. Danh tiếng ở đây phải là tiếng thơm, gắn với phẩm chất
cao quý cả về tài năng và đức độ, được số đông các thành viên trong cộng đồng
ngưỡng mộ.
Tuy vậy, không phải mọi người nổi tiếng đều được gọi là danh nhân, bởi
trong xã hội có một bộ phận người muốn “nổi danh” bằng bất cứ giá nào thậm
chí có người cịn cố ý gây “tai tiếng” (xì - căng - đan) để mọi người biết tên.

Đó là những người nổi danh bằng động cơ “bất chính”.
Trong lịch sử thường có hai loại nhân vật: Chính diện là những người yêu
nước, thương dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh mưu hạnh phúc cho dân tộc. Phản
diện là những kẻ bán nước, bn dân, làm việc gì cũng nhằm vào lợi ích vị kỷ.
Hai loại nhân vật trên đều nổi tiếng, nhưng anh hùng thì lưu danh mn đời, cịn
gian hùng thì lưu xú (tiếng xấu) vạn niên. Đó là lẽ cơng bằng của tạo hóa.
Tóm lại, danh nhân là danh xưng chỉ chung các người nổi tiếng, có những
đóng góp to lớn, xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học,
giáo dục nghệ thuật, xã hội v.v..., góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước
trong từng giai đoạn lịch sử, có đạo đức trong sáng, được nhà nước tôn vinh và
tưởng lệ công trạng, được nhân dân suy tôn thành biểu tượng, treo gương cho
hậu thế noi theo.


21
Từ cách nhìn văn hóa học có thể nhìn nhận danh nhân trong bất cứ lĩnh
vực hoạt động nào cũng có thể xem như một cá nhân có nhân cách văn hóa kiệt
xuất, thể hiện ở ba tiêu chí sau:
- Tài năng xuất chúng thể hiện ở những cống hiến quan trọng, đóng góp
vào tiến bộ xã hội;
- Đạo đức cao cả, biểu hiện ở tinh thần xả thân vì nghĩa lớn, nêu gương
sáng cho đời sau;
- Do có tài đức vẹn toàn, nên danh nhân thường được nhà nước vinh danh
và ban thưởng công trạng, nhân dân suy tôn thành biểu tượng, mãi mãi đáng tự
hào.
1.1.2.1. Danh nhân - một nhân cách văn hóa kiệt xuất
Như phần trên đã phân tích, danh nhân thuộc dạng văn hóa cá nhân - tức
văn hóa của một con người. Trong lịch sử hình thành và phát triển, con người
khơng ngừng sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Một trong giá trị ấy chính là nhân
cách của nó.

Cũng giống như văn hóa, nhân cách là một thuật ngữ có hàm lượng nghĩa
phong phú và phức tạp. Khái niệm nhân cách lần đầu tiên được hai nhà tâm lý
người Đức là Dilthey và Spranger đưa ra vào khoảng cuối thế kỷ XIX sang đầu
thế kỷ XX, để nói về con người đã phát triển tồn diện. Điều ấy có nghĩa là:
Người ta khơng thể nói đến nhân cách của lồi vượn, cũng khơng thể có nhân
cách kẻ sơ sinh.
GS tâm lý học Xơ viết A.N. Lê-ôn-chi-ép quan niệm:
Thông qua hoạt động mà chủ yếu là lao động, mỗi người tự sinh
thành, tạo dựng và phát triển ý thức của mình, nhờ đó mà cá thể người
trở thành nhân cách. Nhân cách là một cấu trúc tâm lý mới, được hình
thành trong các quan hệ sống của cá nhân, do hoạt động của người
đó cải biến đi mà thành [31, tr.197-198].


22
Nhà nghiên cứu văn hóa Xơ viết E.V.Xơ-cơ-lốp trong cuốn sách “Văn
hóa và nhân cách” [56] đưa ra một quan niệm cho rằng: khái niệm nhân cách
khơng chỉ đóng khung trong tâm lý học, mà nó được sử dụng rộng rãi trong
các khoa học xã hội và nhân văn. Mỗi khoa học nghiên cứu con người khi
xem xét về nhân cách thường tập trung chú ý vào tổ hợp các thuộc tính đặc
trưng, cho tính tồn vẹn cá nhân, nhấn vào tính tự quyết và tính chủ động, tích
cực của nó. Chẳng hạn, nhà đạo đức học quan tâm đến con người như một chủ
thể đạo đức, có ý thức về tự do, nghĩa vụ, lương tâm, biết giữ gìn danh dự và
phẩm chất., có biểu thị tình cảm trước các hành động chính nghĩa và phi nghĩa.
Đó là nhân cách đạo đức. Theo quan điểm xã hội học thì nhân cách xã hội
vừa là sản phẩm của tổng thể các mối quan hệ xã hội, vừa là chủ thể của đời
sống xã hội. Đó là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định, nắm vững
và tự giác thực thi hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội của cộng đồng ấy.
Dựa vào sự phân tích trên đây, xuất phát từ góc nhìn văn hóa học, thì
nhân cách văn hóa biểu hiện ra như là diện mạo người sáng tạo, người đại biểu

chuyên chở hệ giá trị và chuẩn mực của một cộng đồng xã hội nhất định. Ở đây,
đặc điểm trội nhất của nhân cách văn hóa biểu hiện ở năng lực sáng tạo của nó.
Sáng tạo văn hóa chính là hình thức tự khẳng định, tự bộc lộ nhằm phát huy
các lực lượng bản chất người của nhân cách văn hóa. Trong lịch sử thế giới,
mỗi nền văn hóa lớn thường sản sinh ra các mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu.
Chẳng hạn người ta nói: Tăng lữ là mẫu nhân cách văn hóa của nền văn hóa Ấn
Độ cổ đại; quân tử là mẫu nhân cách văn hóa của nền văn hóa Nho Giáo Trung
Hoa cổ - trung đại; triết gia và nghệ sĩ là hai mẫu nhân cách văn hóa của văn
hóa Hy Lạp cổ điển; xa-mu-rai (võ sĩ) là mẫu nhân cách văn hóa của Nhật Bản
thời trung đại v.v... .
1.1.2.2. Vấn đề phân loại và phân cấp danh nhân


23
Phân loại là vấn đề khoa học, nhưng ở nước ta chính thức chưa có một
khoa học về danh nhân. Vì vậy, ở đây nói phân loại danh nhân là phân chia
danh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp, để tiện cho việc miêu tả danh nhân của
một vương triều. Việc phân loại này dẫu sao vấn mang tính quy ước. Các nhà
sử học thời xưa không dùng thuật ngữ danh nhân mà gọi là nhân vật lịch sử ghi
trong các liệt truyện. Theo quan niệm của chúng tơi, thì danh nhân và nhân vật
lịch sử vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Họ giống nhau ở chỗ đều là những
người nổi tiếng, được nhiều người biết, nhưng khác nhau là: nhân vật lịch sử
có chính diện và phản diện, cịn danh nhân thì ln là những nhân vật tích cực,
được người đời noi gương.
Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, nhà sử học Phan Huy Chú
đã chia các nhân vật lịch sử thành 5 loại là:
- Dịng chính thống các đế vương
- Người phị tá có cơng lao, tài đức
- Tướng có tiếng và tài giỏi
- Nhà nho có đức nghiệp

- Bề tôi tiết nghĩa [7, tr.153].
Hoặc như, sách “Nam hải di nhân liệt truyện” của cụ Phan Kế Bính chia
thành tám chương, mỗi chương là một loại nhân vật:
- Các Bậc đại anh kiệt,
- Các bậc danh thần,
- Các bậc danh hiền,
- Các bậc văn tài,
- Các bậc mãnh tướng,
- Các vị thần linh ứng,
- Các vị tiên thích,
- Các người có danh tiếng.


24
Nhìn chung, các nhà nho xưa chưa quan tâm đến khoa học, nên phân loại
chưa được rành mạnh. Sự kiện này đã được nhà văn Phan Khơi phân tích trong
bài “Người Việt Nam với óc khoa học” (Về sự phân loại). Bài viết đã đăng trên
báo Tao Đàn số 3 ngày 1/4/1939 [35, tr 309-322].
Nhìn chung, các dân tộc có q trình lịch sử lâu đời thường hình thành
hai nhóm danh nhân: danh nhân huyền thoại và danh nhân lịch sử.
- Danh nhân huyền thoại là các nhân vật mà truyện kể về họ gắn liền với
quá trình hình thành dân tộc đó, diễn ra từ thời hồng hoang của lịch sử. Truyện
được dân gian kể lại theo lối truyền khẩu từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Trong
lịch sử nước ta, các nhân vật văn hoá như: cha Lạc Long quân, mẹ Âu Cơ, các
Vua Hùng, Sơn tinh, Thuỷ tinh, Thánh Gióng, Lang Liêu làm ra bánh chưng,
bánh dày, Mai An Tiêm tìm ra dưa hấu v.v … là những danh nhân huyền thoại.
- Danh nhân lịch sử là những nhân vật lịch sử hiện thực, xuất hiện vào
thời kỳ xã hội đã phân tầng sâu sắc, có thể đã có nhà nước và văn tự. Danh nhân
lịch sử nước ta có thể bao gồm các vị anh hùng dân tộc như: Bà Trưng, Bà
Triệu, Lý Bôn, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, Lý Cơng Uẩn và nhiều vị

anh hùng khác.
Khi xã hội đã phân hoá sâu sắc, thì đồng thời xuất hiện sự phân cơng
giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Trong điều kiện ấy danh nhân được
phân chia ra các dạng, tương ứng với các hoạt động xã hội - nghề nghiệp chính
yếu, đã được chun mơn hố, như: chính trị, qn sự, kinh tế, giáo dục, khoa
học, y dược, đạo đức, tơn giáo, văn nghệ, giải trí, thể thao v.v … .
Các hoạt động xã hội - nghề nghiệp như chính trị, qn sự, kinh tế … thì đã
rõ, riêng có các hoạt động đạo đức và tơn giáo, thì xin giải thích như sau:
Danh nhân nêu gương đạo đức có thể là những người dân bình thường
nhưng có hành vi cao cả, như: quên mình cứu nước, dám xả thân vì nghĩa lớn


25
như trường hợp Trần Bình Trọng tỏ thái độ bất khuất trước quân thù hay như
“Lê Lai liều mình cứu chúa”. Cịn danh nhân tơn giáo là các vị tu hành có tấm
lịng cao cả, tham gia các tổ chức từ thiện, cứu giúp dồng loại. Sự phân loại trên
đây dù sao vẫn mang tính quy ước, tuỳ theo tình hình thực tế, mỗi địa phương
có thể bổ sung thêm cho thích hợp.
Danh nhân là thuộc dạng tài sản văn hoá phi vật thể, mang giá trị tiêu
biểu của cộng đồng, vì thế cũng cần phân ra cấp bậc khác nhau để thuận tiện
cho việc quản lý. Thời xưa đã phân chia danh lam (di tích, kiến trúc) thành 3
cấp: Đại danh lam, Trung danh lam và Tiểu danh lam. Đối với các đấng thần
linh, nhà nước quân chủ Đại Việt cũng chia thành ba cấp: thượng đẳng thần,
trung đẳng thần và hạ đẳng thần. Danh nhân cũng nên phân hạng như vậy.
Dựa vào tình hình cơ cấu của xã hội truyền thống nước ta, chúng tơi quan
niệm: có thể phân chia danh nhân thành 4 cấp như sau:
+ Danh nhân làng xã - đó là những người đầu tiên tập hợp dân cư, tổ
chức khai phá đất đai lập nên làng xã; những người khai sinh ra nghề mới, đem
lại nghề nghiệp kiếm sống cho dân làng; những người tổ chức xây dựng các
cơng trình cơng cộng, mang lại phúc lợi cho làng như: đào giếng nước, dựng

chợ, xây đình, chùa, đền, miếu; những người có thành tích bảo vệ làng như
chống trộm cướp, trừ dịch bệnh, trừ thú dữ v.v… . Người tiêu biểu nhất được
tôn là “phúc thần” hàng năm dân làng có mở lễ hội tưởng niệm.
+ Danh nhân cấp vùng (gồm nhiều làng) là những vị thần, những anh
hùng chiến đấu chống ngoại xâm hoặc chống thiên tai, mà ảnh hưởng của họ
đã vượt ra khỏi phạm vi một làng. Các vị thần ấy được nhân dân của nhiều làng
thuộc 2 - 3 tỉnh cùng lập đền thờ, cùng tổ chức lễ hội hàng năm vào những ngày
nhất định. Ví dụ: thần Tản Viên được thờ ở một số làng thuộc các tỉnh như Hà
Nội, Vĩnh Phú, Phú Thọ.


×