Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Văn hóa nghệ thuật trong quân đội hiện nay (qua khảo sát lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (ca, múa, nhạc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.24 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HĨA - THƠNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

ĐẶNG MỸ HẠNH

VĂN HỐ NGHỆ THUẬT
TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
(Qua khảo sát lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: ca, múa, nhạc)

Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 60 31 70

Luận văn thạc sĩ văn hoá học

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Quí Đức

Hà Nội – 2007


MỤC LỤC
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN VÀ
VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM ......................................................................... 8


1.1. Khái niệm nghệ thuật biểu diễn và cơ cấu của nó ................................. 8
1.1.1. Khái niệm văn hóa nghệ thuật ....................................................... 8
1.1.2. Quan niệm về nghệ thuật biểu diễn và cơ cấu của nó ................. 15
1.2. Đặc điểm mơi trường hoạt động quân sự Việt Nam và vai trò của
nghệ thuật biểu diễn trong quân đội .................................................... 21
1.2.1. Đặc điểm môi trường hoạt động quân sự Việt Nam .................. 21
1.2.2. Vai trò của nghệ thuật biểu diễn trong đời sống quân đội ......... 27
Chương 2: NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRONG QUÂN ĐỘI
HIỆN NAY ............................................................................... 38

2.1. Những yếu tố tác động đến nghệ thuật biểu diễn trong quân đội hiện
nay ............................................................................................................... 38
2.1.1. Những biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta sau 20
năm đổi mới (1986- 2006) .................................................................. 38
2.1.2. Sự tác động của những yếu tố giao lưu văn hóa tồn cầu .......... 44
2.2. Nghệ thuật biểu diễn trong quân đội hiện nay ..................................... 46
2.2.1. Lực luợng sáng tạo và biểu diễn ....................................................... 49
2.2.2. Về các tác phẩm ca, múa, nhạc ......................................................... 57
2.2.3. Công chúng và sự hưởng thụ nghệ thuật ca, múa, nhạc .................. 63
2.2.4. Lực lượng sản xuất, bảo quản, phổ biến ........................................... 70
2.2.5. Lực lượng đào tạo- các trường văn hoá nghệ thuật ........................ 75
2.2.6. Các cơ quan và đội ngũ lãnh đạo, tổ chức, quản lý .......................... 79


Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NGHỆ THUẬT BIỂU
DIỄN TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY .............................................. 85

3.1. Một số vấn đề đặt ra và phương hướng phát triển nghệ thuật biểu
diễn trong quân đội hiện nay................................................................ 85
3.1.1. Nghệ thuật biểu diễn gắn với công tác tư tưởng- văn hoá ............... 86

3.1.2. Nghệ thuật biểu diễn gắn với nâng cao sức mạnh chiến đấu,
xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước
hiện đại” .............................................................................................. 89
3.1.3. Nghệ tuật biểu diễn gắn với nâng cao đời sống tinh thần của
bộ đội .................................................................................................. 92
3.2. Những giải pháp cơ bản ....................................................................... 93
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa nghệ thuật và
nghệ thuật biểu diễn ............................................................................. 93
3.2.2. Nâng cao trình độ lãnh đạo và quản lý văn hóa nghệ thuật và
nghệ thuật biểu diễn ............................................................................. 96
3.2.3. Chính sách khuyến khích và đầu tư phát triển văn hóa nghệ thuật và
nghệ thuật biểu diễn .................................................................................. 100
3.2.4. Tăng cường đào tạo chiến sỹ- nghệ sỹ ............................................ 107
3.2.5. Nâng cao trình độ thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật cho bộ đội và
xây dựng phong trào văn hóa nghệ thuật ở cơ sở .............................. 110
3.2.6. Kết hợp đồng bộ giữa xã hội và quân đội trong việc tổ chức hoạt
động văn hóa nghệ thuật và nghệ thuật biểu diễn ..................................... 114
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 119


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Văn hố là một lĩnh vực rất rộng lớn, phong phú và đa dạng. Chúng
ta đang xây dựng nền văn hóa nghệ thuật mới theo quan điểm thẩm mỹ của
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Văn hố nghệ thuật có
mặt và thẩm thấu trong tồn bộ đời sống xã hội và đời sống con người. Nói
đến văn hố nghệ thuật là nói đến những phẩm chất thẩm mỹ gắn bó mật
thiết với con người, một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên
nền văn hoá tinh thần của xã hội.

Quan điểm nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo của
Đảng ta từ trước đến nay là ln ln khẳng định: văn hố nghệ thuật là bộ
phận khăng khít của tồn bộ sự nghiệp cách mạng, phục vụ cách mạng,
phục vụ nhân dân trong đó có lực lượng vũ trang. Luận điểm nổi tiếng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hố, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị
em văn nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy” đã làm nên một bước ngoặt
trong nhận thức và hành động của những người sáng tạo và hoạt động trên
lĩnh vực văn hố nghệ thuật. Nó có sức cổ vũ to lớn làm cho văn hố nghệ
thuật cách mạng trở thành một bộ phận hữu cơ gắn bó máu thịt với tồn bộ
sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
Nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trị, vị trí của văn hố nghệ thuật mà
trong đó, bộ phận quan trọng là nghệ thuật biểu diễn đang là vấn đề đặt ra
đối với xã hội ta hiện nay và càng trở nên không thể thiếu đối với quân đội,
một lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nghệ thuật biểu diễn
là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hố nói chung và văn hố nghệ thuật
nói riêng, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ. Cho nên
nghệ thuật biểu diễn có vai trị to lớn trong việc tác động đến tâm hồn, tình
cảm, ý chí của con người trong quá trình hình thành nhân cách. Quân đội
nhân dân Việt Nam là một bộ phận của nhân dân, cùng nhịp sống với nhân


dân, vì nhân dân mà chiến đấu. Chính vì vậy văn hố nghệ thuật có vai trị
rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách quân nhân.
Tư tưởng xây dựng một nền văn hoá tinh thần phong phú và đa dạng
gắn với sự nghiệp xây dựng con người mới của Hồ Chí Minh xuất phát từ
chức năng của văn hố, tức chức năng “trồng người” một chức năng thiên
bẩm của văn hoá nghệ thuật và nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật biểu diễn
có khả năng bồi dưỡng đạo đức, năng lực thẩm mỹ cho con người nói
chung và cho mỗi người lính nói riêng. Nghệ thuật biểu diễn đem đến cho
mỗi người lính những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, hướng họ tới một hệ giá trị

của cái đúng, tốt, đẹp, một hệ chuẩn mang tinh thần nhân văn cao đẹp: “Bộ
đội Cụ Hồ”. Anh bộ đội Cụ Hồ ngày nay khơng chỉ là mẫu người “tốt”
phấn đấu vì “cái đúng” mà còn phải là con người tiêu biểu cho “cái đẹp”.
Yêu cầu và định hướng xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của
quân đội nhân dân trong giai đoạn mới đã được xác định: “Cách mạng,
chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”; trước tình hình quốc tế, khu
vực tiếp tục diễn biến phức tạp cùng với xu thế tồn cầu hố, vai trị của trí
tuệ, của lý trí ngày càng tăng lên; những mặt tinh thần, đạo đức, nhân văn
của con người đang có sự suy giảm; mặt khác chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ
chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thực hiện âm
mưu “phi chính trị hóa qn đội”, coi qn đội là một trọng điểm tiến cơng
về tư tưởng và văn hố, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng
trong Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là mặt trận xung yếu hàng đầu,
gay go và phức tạp. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động
không nhỏ tới đời sống tinh thần của bộ đội. Nó tác động tới nhiều lĩnh vực
của đời sống tinh thần mà trong đó tác động nhanh, trực tiếp là lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn như ca, múa, nhạc. Xu thế giao lưu văn hoá giữa các
nước đem lại những nhân tố tích cực song cũng đem đến những yếu tố tiêu
cực cho đời sống tinh thần trong quân đội ta. Đặc biệt những trào lưu ca,


múa, nhạc “hiện đại”, phản nhân văn, phản con người đang tác động đến
tình cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ của lớp trẻ hơm nay, có nguy cơ làm
băng hoại đạo đức, tinh thần của lớp trẻ, làm tha hoá nhân cách người
chiến sỹ quân đội, cần phải loại bỏ trong đời sống tinh thần của nhân dân ta
nói chung và bộ đội ta nói riêng.Vì thế cần phải phát huy vai trị của văn
hố nghệ thuật cách mạng, góp phần tạo nên một đời sống tinh thần phong
phú trong qn đội, tạo ra một mơi trường văn hố lành mạnh, góp phần
củng cố vững chắc mặt trận văn hoá tư tưởng, đấu tranh chống lại những

thế lực thù địch, những tư tưởng phản động, phản nhân văn, vạch trần âm
mưu thâm độc của kẻ thù, cổ vũ tinh thần cách mạng của nhân dân, của
quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Việc nghiên cứu văn hoá nghệ thuật trong quân đội hiện nay nhằm
hướng tới việc giáo dục lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, nâng cao
và phát triển phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ” trong thời đại mới, nâng cao đời
sống tinh thần của bộ đội, góp phần xây dựng quân đội “cách mạng,chính
qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”, xây dựng một nền văn hóa mới “tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trong lịch sử phát triển văn hoá nhân loại, vấn đề văn hoá nghệ
thuật là vấn đề được mọi thời đại quan tâm. Lý luận văn hoá Mác- Lê nin
đã đề cập một cách sâu sắc tới các thành tố của văn hoá trong đó có văn
hố nghệ thuật. Trong tư tưởng về văn hố của mình, C. Mác và Ph. Ăng
ghen đã đặc biệt chú ý đến vai trị của văn hố nghệ thuật đối với cuộc đấu
tranh của nhân loại hướng tới những giá trị văn hố chân chính của lồi
người, đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Quan điểm của Đảng ta về tính đảng,
tính nhân dân của nghệ thuật đã góp phần nhìn nhận vai trị và ý nghĩa của


văn hoá nghệ thuật trong đời sống tinh thần một cách rõ ràng và sâu sắc
hơn.
Giáo trình “Cơ sở văn hố Mác- Lênin” của GS - TS Ácnơđốp, cuốn
“Mỹ học Mác- Lênin với việc giáo dục bộ đội” của Thiếu tướng A. X.
Milôviđốp và Đại tá B.V.Xaphrônốp của Liên Xô cũ và nhiều cơng trình
nghiên cứu của các tác giải nước ngồi đã đề cập tới vai trị của văn hố
nghệ thuật đối với sự hồn thiện nhân cách.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hoá
nghệ thuật trong đời sống xã hội như:

-“ Văn hoá nghệ thuật với xã hội và con người trong sự phát triển”
(Đình Quang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995).
- “Giao lưu văn hoá đối với sự phát triển văn hoá nghệ thuật ở Việt
Nam hiện nay” (PTS. Phạm Duy Đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996).
- “Văn hoá văn nghệ trong đổi mới” (Nguyễn Nghĩa Trọng, Nxb Đại
học sư phạm).
- “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta” (GS.
PTS. Hồng Vinh, Viện Văn hố và Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội,
1999).
- “Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” (TS Trần Tuý,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005).
Ở các tác phẩm trên, phần lớn các tác giả đã đề cập tới sự vận động
và phát triển của văn hố nghệ thuật cũng như vai trị của văn hoá nghệ
thuật trong đời sống xã hội.
Bên cạnh đó cũng đã có nhiều tác giả trong và ngồi qn đội nghiên
cứu về một khía cạnh nào đó sự tác động của văn hố đối với việc hình
thành nhân cách quân nhân như : “ Một số hiểu biết cơ bản về văn họcnghệ thuật” (Tập thể tác giả, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996); “


Mấy cảm nhận về văn hóa” (PGS.TS. Đinh Xuân Dũng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004); “Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá ở đơn vị
cơ sở trong Quân đội” (Tập thể tác giả, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2005).
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả nào bàn về văn hoá nghệ
thuật trong quân đội hiện nay để từ đó làm rõ vai trị, vị trí của nghệ thuật
biểu diễn trong đời sống tinh thần của những người lính hơm nay một cách
có hệ thống và tồn diện như một cơng trình nghiên cứu chun biệt. Vì
vậy trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu đã đạt được, qua việc khảo
sát lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (ca, múa, nhạc) ở một số đơn vị trong

qn đội, chúng tơi đi sâu tìm hiểu đề tài: “Văn hoá nghệ thuật trong
quân đội hiện nay” (Qua khảo sát lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn:ca,
múa, nhạc).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ vai trị của văn hố nghệ thuật và nghệ thuật biểu
diễn trong đời sống tinh thần của bộ đội hiện nay, luận văn đề xuất các giải
pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng của nghệ thuật biểu diễn
trong quân đội.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ khái niệm, cấu trúc của văn hoá nghệ thuật và quan niệm về
nghệ thuật biểu diễn.
- Trình bày đặc điểm của quân đội nhân dân Việt nam, thông qua đó
làm rõ vai trị của văn hố nghệ thuật và nghệ thuật biểu diễn, những tác
động của chúng trong đời sống tinh thần của bộ đội hiện nay.
- Nhận diện nghệ thuật biểu diễn trong quân đội để thấy được những
vấn đề đặt ra đối với nghệ thuật biểu diễn trong quân đội hiện nay.


- Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nghệ thuật biểu diễn
trong quân đội hiện nay nhằm thoả mãn đời sống tinh thần của bộ đội, góp
phần hồn thiện phẩm chất “bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng và nâng cao sức
mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân trong giai đoạn mới “cách mạng,
chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa nghệ
thuật ( tập trung vào nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc) trong Quân đội

nhân dân Việt Nam .
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Văn hoá nghệ thuật trong quân
đội, tập trung chủ yếu vào nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc. Thời gian
khảo sát từ 1986 đến nay ở một số đơn vị tiêu biểu thuộc khối cơ quan, nhà
trường, đơn vị thường trực.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử và lơ gích, phê bình và
tổng hợp, điều tra xã hội học và các phương pháp khác để làm rõ mục tiêu
và nhiệm vụ của đề tài.
6. Những đóng góp của luận văn:
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý
luận và thực tiễn về văn hóa nghệ thuật trong quân đội.
- Cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan, các cấp có thẩm
quyền xây dựng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động văn
hóa nghệ thuật trong quân đội.
- Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa
nghệ thuật ở các nhà trường, đơn vị quân đội.


7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tam khảo, luận văn
gồm
3 chương:
- CHƯƠNG1: Một số vấn đề lý luận về nghệ thuật biểu diễn và vai
trò của nghệ thuật biểu diễn trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- CHƯƠNG 2: Nhận diện nghệ thuật biểu diễn trong quân đội hiện
nay.
- CHƯƠNG 3 : Các giải pháp cơ bản nâng cao nghệ thuật biểu diễn
trong quân đội hiện nay.



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1Khái niệm nghệ thuật biểu diễn và cơ cấu của nó

1.1.1. Khái niệm văn hóa nghệ thuật
Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm văn hóa
nghệ thuật. Để làm rõ khái niệm này, chúng ta buộc phải xác định khái
niệm văn hoá và khái niệm nghệ thuật như một tiền đề xuất phát.
Về khái niệm văn hố, đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác
nhau. Mặc dù vậy, các định nghĩa về văn hoá đều thống nhất ở một điểm
chủ yếu nhấn mạnh đến bản chất của văn hóa là hoạt động sáng tạo vươn
tới các giá trị nhân văn của con người. Ngay từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã
nêu ra một quan niệm hết sức đúng đắn về văn hố:
“ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [35, tr.431].
Trong quan niệm này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa bao gồm
những sản phẩm của sự sáng tạo cả về phương diện vật chất và tinh thần
nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Đặc biệt ở đây
Người đã cho rằng văn hố khơng chỉ là sự sáng tạo mà còn là phương thức
sử dụng sản phẩm của sự sáng tạo đó. Quan niệm của Người đã giúp chúng



ta nhận thức rằng, không chỉ quan tâm đến việc tạo ra nhiều giá trị văn hoá
tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả phương thức sử dụng chúng, hướng chúng
tới việc phục vụ con người. Cũng trong quan niệm này, Hồ Chí Minh đã
xác định nghệ thuật như một bộ phận của văn hóa góp phần vào đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội loài người.
Gần đây tổ chức Văn hoá- Giáo dục- Khoa học của Liên hợp quốc
(UNESCO) nêu ra định nghĩa về văn hoá đã nhấn mạnh đến nội dung này:
“Văn hố hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng” [21, tr.23].
Như vậy, văn hố bao gồm cả lĩnh vực văn hoá vật chất và văn hoá
tinh thần thể hiện năng lực sáng tạo độc đáo, riêng biệt của mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc trong quá trình vận động và phát triển của mình. Trong đó
nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của văn hoá tinh thần, phản ánh
khát vọng sáng tạo của con người theo qui luật của cái đẹp. Vậy nghệ
thuật được hiểu như thế nào?
Theo nghĩa rộng: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, một loại
hoạt động tinh thần- thực tiễn của con người nhằm sáng tạo hiện thực theo
quy luật của cái đẹp, dùng cái đẹp để cải tạo thế giới và con người, đáp ứng
nhu vầu và khát vọng vươn tới những giá trị Chân- Thiện- Mỹ của con
người

[1, tr. 124].
Theo nghĩa hẹp: Nghệ thuật là phương thức phản ánh hiện thực,

truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng, được tạo nên bởi người
nghệ sĩ có cá tính độc đáo, có tâm hồn giàu cảm xúc, có tài năng sáng tạo
nhằm tạo nên sự đồng tình, kêu gọi, tác động, định hướng cho con người

[1, tr. 124].


Do đó, xem xét nghệ thuật cần xét hai phương diện: nghệ thuật là
một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một kiểu “khám phá chân lý trong cảm
quan của nó”, và nghệ thuật là một phương thức (biểu hiện- sáng tạo), là
hoạt động tinh thần thực tiễn của con người, nó hướng theo quy luật cái
đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con người hướng tới một đời sống
tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu, khát vọng của con người đạt
tới Chân- Thiện- Mỹ.
Vậy văn hố nghệ thuật là gì? Với quan niệm của Hêghen, văn hố
nghệ thuật là q trình tinh thần tuyệt đối được sản sinh qua phương thức
hình tượng, Hêghen cho rằng: văn hố nghệ thuật có hình thức biểu hiện
chân lý trong hình thức cảm quan của nó.
Tác giả người Nga: GS. A. A. Radugin đã giải nghĩa văn hoá nghệ
thuật dùng để chỉ lĩnh vực chun mơn hố của văn hố, trong đó nội dung
và mục đích hoạt động của mọi chủ thể nhằm nhận thức thế giới, bổ sung
kinh nghiệm thực tiễn bằng nghệ thuật, hoàn thiện con người bằng cái đẹp
[1, tr. 125].
Theo PGS.TS Phạm Duy Đức đề cập tới trong cuốn “ Giao lưu văn
hoá đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay”: khái
niệm văn hoá nghệ thuật xuất hiện từ những năm 70 trở lại đây trong giới
nghiên cứu triết học, văn hố học, mỹ học Xơviết và Việt Nam. Cùng với
việc nghiên cứu sâu sắc các tư tưởng thẩm mỹ- nghệ thuật của tác phẩm
nghệ thuật, người ta còn mở rộng phạm vi nghiên cứu tới đội ngũ nghệ sĩ,
tình hình cơng chúng, q trình sản xuất và bảo quản, lưu thông và tiếp
nhận các giá trị nghệ thuật cùng các cơ chế, các thiết chế bảo đảm cho sự
hoạt động của nó trong đời sống xã hội [16, tr.7]
Trong cuốn “Cơ sở triết học của văn hoá nghệ thuật Việt Nam”, các
nhà nghiên cứu cũng cho rằng: Cội nguồn của văn hoá nghệ thuật nằm

trong quan hệ thẩm mỹ của con người, vì vậy, khơng thể xem xét cội nguồn


của văn hố nghệ thuật bên ngồi cấu trúc “cái tổng thể” của ý thức thẩm
mỹ [24, tr. 199].
Là một hình thái ý thức xã hội, văn hóa nghệ tuy xuất phát từ cơ sở
kinh tế, xã hội, nhưng nó là một sản phẩm vật chất- tinh thần- tình cảm,
nảy sinh trong quá rình sáng tạo cái đẹp. Trong văn hố nghệ thuật, ta thấy
có đủ các mối quan hệ xã hội từ đơn giản đến phức tạp; có cả những bức
tranh tự nhiên phong phú; những phong tục tập quán của các miền quê
được phản ánh; có đủ gương mặt người; đủ tầng lớp, giai cấp, dân tộc được
tái hiện. Như vậy văn hố nghệ thuật có một đối tượng phản ánh rất rộng.
Xét về phạm vi tiếp cận khách thể, văn hố nghệ thuật khơng khác với các
hình thái ý thức xã hội khác, tuy nhiên, văn hoá nghệ thuật có cách nhìn
riêng, cách khai thác hiện thực riêng biệt. Cái làm thành đối tượng riêng
của văn hoá nghệ thuật là mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người, đều
được văn hoá nghệ thuật biểu hiện dưới góc độ quan hệ thẩm mỹ của con
người đối với thực tại. Văn hoá nghệ thuật là biểu hiện tập trung của các
quan hệ thẩm mỹ. Nghệ thuật khai thác các mối quan hệ thẩm mỹ này theo
quy luật tình cảm. Trong khi phản ánh các mối quan hệ này, văn hố nghệ
thuật có nhiệm vụ xây dựng bản chất nhân văn của con người. Ngồi ra văn
hố nghệ thuật đi sâu vào lĩnh vực tinh thần- tình cảm nhằm khám phá đời
sống tâm hồn, tâm linh con người trong tính cụ thể và trực tiếp nhất.
Trên cơ sở đó, trong “Giáo trình lý luận văn hố và đường lối văn
hoá của đảng”, các nhà nghiên cứu đã cho rằng: văn hoá nghệ thuật là một
bộ phận của văn hoá tinh thần, là thành tố trọng yếu nhất của văn hố thẩm
mỹ. Nó tn thủ những quy luật chung của văn hóa và văn hóa thẩm mỹ.
Tuy nhiên, sự biểu hiện của những quy luật chung đó trong văn hố nghệ
thuật mang tính đặc thù riêng [20, tr.277-278].
Nghiên cứu về phương diện cấu trúc của văn hoá, PGS. TS. Lê Q

Đức đã mơ hình hố văn hố tinh thần xã hội như mặt cắt ngang của một
trái cây. Các yếu tố cấu thành văn hóa tinh thần xã hội như lát cắt ngang


của các múi trong trái cây đó, bao gồm: văn hố thẩm mỹ (nghệ thuật), văn
hố chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa khoa học, văn
hố thể chất, văn hố đạo đức, văn hóa tâm linh. Trong đó chúng ta thấy,
nghệ thuật thuộc văn hố thẩm mỹ, một thành tố của văn hoá tinh thần
[17]. (Xem hỡnh v).

ho
Vă n

á t in h t h

Vht l

vht m
( nt )

ần

vhđđ

vhct

vht c

vhpl


vhkh

Vă n
h

vhgd

o á t in h t hÇn

Cho đến nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về khái niệm
này, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất bốn điểm cơ bản
sau:
- Văn hóa nghệ thuật là một bộ phận nhạy cảm của văn hoá tinh
thần, là thành tố trọng yếu của văn hoá thẩm mỹ. Văn hoá nghệ thuật vận
hành theo những quy luật chung của văn hoá tinh thần và văn hóa thẩm
mỹ, đồng thời nó vận động theo quy luật bên trong của chính mình.
- Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội, vừa có tính độc lập tương đối, vừa có tác động tích cực hoặc
tiêu cực đối với đời sống xã hội.


- Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội
nhất định như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm
mỹ, chức năng giải trí, chức năng dự báo… Khơng nên tuyệt đối hố một
chức năng nào đó để dẫn đến phủ nhận các chức năng khác.
- Văn hóa nghệ thuật mang các tính chất cơ bản là tính giai cấp trong
xã hội có giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại.
Tóm lại, trên cơ sở những lý luận về văn hoá nghệ thuật mà các nhà
nghiên cứu đã nêu ra, chúng tôi chọn định nghĩa sau đây làm tiền đề lý
thuyết cho việc nghiên cứu đề tài “ Văn hoá nghệ thuật trong quân đội hiện

nay”:
Văn hoá nghệ thuật là sự phát triển những năng lực nghệ thuật của
cá nhân và cộng đồng (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, nhân loại)
thể hiện trong hoạt động nghệ thuật nhằm sáng tạo, lưu truyền và thụ cảm
các giá trị nghệ thuật. Hoạt động này bao gồm quá trình sáng tạo, sản
xuất, lưu giữ, bảo quản, truyền thông, phổ biến, đánh giá và tiêu dùng các
giá trị nghệ thuật cùng các cơ quan, các tổ chức, các thiết chế bảo đảm
cho quá trình hoạt động này [16, tr. 8-9].
* Cấu trúc của văn hoá nghệ thuật

Với định nghĩa trên, văn hoá nghệ thuật đã được xem xét trên một
bình diện tổng quát, bao gồm cấu trúc, chức năng cũng như cơ chế hoạt
động của nó, tạo nên một chỉnh thể hoạt động trong đời sống thực tiễn xã
hội. Văn hoá nghệ thuật khơng chỉ bao gồm tồn bộ các giá trị nghệ thuật ở
tất cả các loại hình, loại thể mà là tổ hợp những thành tố có mối quan hệ
hữu cơ quy định lẫn nhau. Đó là:
- Đội ngũ nghệ sĩ và quá trình sáng tạo nghệ thuật của họ.
- Các tác phẩm nghệ thuật, kết quả của quá trình lao động nghệ
thuật.
- Các cơ quan sản xuất, phổ biến và nhân bản các tác phẩm nghệ
thuật.


- Các cơ quan, tổ chức, các hệ thống thiết chế bảo đảm việc đào tạo,
bồi dưỡng nghệ sĩ.
- Công chúng nghệ thuật và sự tiêu dùng nghệ thuật của công chúng.
- Hệ thống giáo dục thẩm mỹ- nghệ thuật (trong và ngoài nhà
trường), các cơ quan nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục thẩm mỹ- nghệ
thuật.
- Công tác nghiên cứu lý luận và phê bình nghệ thuật có nhiệm vụ

hướng dẫn sự sáng tạo nghệ thuật, hình thành dư luận, góp phần giáo dục
và phát triển thị hiếu nghệ thuật của công chúng.
- Nghệ thuật nghiệp dư của quần chúng với tất cả đội ngũ, hoạt động
và thiết chế của nó (kể cả sinh hoạt văn hố dân gian).
- Các cơ quan lãnh đạo và quản lý sự phát triển và vận hành của văn
hoá nghệ thuật.
Sự phân chia các thành tố của văn hoá nghệ thuật tuỳ thuộc vào từng
góc độ tiếp cận khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo thế giới quan và
nhận thức chủ quan của mình mà phân chia cấu trúc của văn hóa nghệ thuật
với các thành tố khác nhau để tiện phân tích, đánh giá và lý giải vấn đề.
Mỹ học, nghệ thuật học Mác- Lênin dựa vào những hiểu biết mà tư
tưởng mỹ học, nghệ thuật học các thời đại trước đã đạt được, giữ lại tất cả
những điều có giá trị nhất trong đó, và chú ý dến sự phân chia các loại hình
của văn hóa nghệ thuật tn theo sự thống nhất giữa khách quan và chủ
quan, giữa đối tượng phản ánh và phương thức phản ánh. Hơn nữa sự phân
chia các loại hình của văn hố nghệ thuật của mỹ học, nghệ thuật học MácLênin đã phản ánh trong ý thức nghệ thuật của con người các mặt và các
thuộc tính hết sức khác nhau của thực tại.
Nếu xem xét văn hoá nghệ thuật như một hệ thống cấu trúc- chức
năng, chúng có sáu thành tố chính sau:
- Đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật.
- Các tác phẩm nghệ thuật.


- Công chúng nghệ thuật và sự hưởng thụ nghệ thuật.
- Các cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản, phổ biến tác phẩm (cơ
chế hoạt động của văn hóa nghệ thuật).
- Các đơn vị đào tạo đội ngũ sáng tạo, biểu diễn, sản xuất, phổ biến
các tác phẩm nghệ thuật.
- Các cơ quan quản lý, lãnh đạo bảo đảo cho sự hình thành và phát
triển các yếu tố kể trên.

Nếu xem xét văn hoá nghệ thuật như một hệ thống hoạt động, chúng
ta thấy có những dạng hoạt động cơ bản sau:
- Hoạt động sáng tạo, biểu diễn.
- Hoạt động sản xuất, lưu giữ, phân phối, phổ biến.
- Hoạt động tiếp nhận, hưởng thụ.
- Hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Nếu xem xét cấu trúc của văn hóa nghệ thuật từ phương diện chủ thể
tham gia xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật trong nền kinh tế thị
trường hiện nay ở nước ta, chúng ta thấy có những thành phần sau:
- Chủ thể nhà nước.
- Chủ thể tập thể, cộng đồng.
- Chủ thể tư nhân.
Nhìn từ phương diện loại hình nghệ thuật, các yếu tố cấu thành nên
văn hoá nghệ thuật bao gồm:
- Nghệ thuật tái hiện (phim, ảnh).
- Nghệ thuật tạo hình ( Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc…)
- Nghệ thuật ngôn từ ( Văn học, thơ ca…)
- Nghệ thuật biểu diễn ( Ca, múa, nhạc, sân khấu, xiếc…)
Tuy nhiên sự phân chia các yếu tố của văn hóa nghệ thuật như trên
cũng chỉ là tương đối để khảo sát và để tổ chức, lãnh đạo, quản lý mà thôi.
1.1.2. Quan niệm về nghệ thuật biểu diễn và cơ cấu của nó
- Quan niệm về nghệ thuật biểu diễn


Xét ở góc độ khái quát nhất, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc
biệt, nghệ thuật phản ảnh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể, gợi
cảm nhằm thoả mãn những nhu cầu hiểu biết, khám phá và sáng tạo của
con người. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng tạo nên một sức mạnh to
lớn. Sức mạnh đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật
ngơn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn…

Nghệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm, tư tưởng,
tâm hồn của con người theo qui luật của cái đẹp. Nghệ thuật tạo hình chủ
yếu sử dụng hình khối đường nét và các gam màu để thể hiện vật thể dưới
dạng tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, đồ thủ công mỹ nhệ.
Nghệ thuật biểu diễn là lĩnh vực nghệ thuật được diễn xuất bằng hành
động, bằng cử chỉ, âm thanh của người nghệ sĩ.
Vậy nghệ thuật biểu diễn là gì và vai trị của nó ra sao trong đời sống
văn hố hiện nay? Nghệ thuật biểu diễn là một lĩnh vực của văn hố nghệ
thuật hay nói cách khác là lớp cắt ngang của văn hoá nghệ thuật. Do vậy,
nghệ thuật biêủ diễn cũng được các nhà nghiên cứu lý giải theo nghĩa hẹp
và nghĩa rộng.
Nếu đặt nghệ thuật biểu diễn trên bình diện của đời sống văn hố
nghệ thuật thì nghệ thuật biểu diễn là một yếu tố, một bộ phận quan trọng
của đời sống văn hóa nghệ thuật, là hoạt động của người nghệ sĩ biểu diễn,
gắn với tác phẩm nghệ thuật, gắn với khán giả và cộng đồng, lãnh đạo và
quản lý trên lĩnh vực này.
Từ những năm đầu của thế kỷ XX, trên thế giới đã nảy sinh hai quan
niệm khác nhau về nghệ thuật biểu diễn. Một bên là Coquelin (1841-1909),
diễn viên nổi tiếng Pháp. Trong cuốn Nghệ thuật diễn viên, ông đã viết:
“Người diễn viên phải làm chủ được mình. Ngay cả trong những lúc mà
khán giả bị kích động bởi hành động của mình, tin rằng mình đang cuống
qt nhất thì mình phải trơng thấy mình làm, tự đánh giá và chế ngự được
mình, tóm lại, khơng được rung động dù cái bóng của những cảm xúc đó


một cách chân thực và mạnh mẽ nhất” [7, tr, 67]. Coquelin cho rằng người
diễn viên trên sân khấu có hai cái tôi, “cái tôi diễn viên” nghệ sĩ, và “cái tơi
nhân vật”. Ơng nói phải giữ cho “cái tơi diễn viên” nghệ sĩ phần hồn, sự
hiểu biết… và hãy chỉ cho “cái tôi nhân vật” phần thể xác.
Ngược lại Seplin (1788-1863), diễn viên lỗi lạc Nga thì cho rằng,

trong khi sáng tạo hình tượng, diễn viên “phải bắt đầu từ chỗ tiêu diệt bản
thân mình, cá tính mình, tồn bộ những đặc điểm của mình mà phải biến
thành nhân vật mà tác giả miêu tả” [7, tr. 68].
Từ hai quan niệm về nghệ thuật biểu diễn trên, có thể hiểu nghệ
thuật biểu diễn hiểu theo nghĩa hẹp: đó là cách thức, trình độ biểu diễn
nghệ thuật.
Mặt khác, nghệ thuật biểu diễn là một hệ thống các thành tố của văn
hoá nghệ thuật bao gồm: đội ngũ nghệ sĩ, nhà tổ chức, cơ quan lãnh đạo,
quản lý và công chúng trong sáng tạo và hưởng thụ các tác phẩm nghệ
thuật thuộc lĩnh vực ca, múa, nhạc...Vì vậy, nghệ thuật biểu diễn hiểu theo
nghĩa rộng: đó là một bộ phận của nền văn hố nghệ thuật.
Nghệ thuật biểu diễn có vai trị hết sức to lớn trong đời sống văn hố
nói chung và trong đời sống tinh thần thẩm mỹ nói riêng. Đặc biệt trong xã
hội hiện nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng tăng lên, nhu
cầu thưởng thức nghệ thuật cũng tăng lên gấp bội, đòi hỏi nhiều những tác
phẩm nghệ thuật có giá trị để thoả mãn đời sống tinh thần ngày càng cao
của công chúng.
Cơ cấu của nghệ thuật biểu diễn cũng giống như cơ cấu của văn hố
nghệ thuật. Trong đó đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật đóng
vai trò quyết định. Họ là những người đưa tác phẩm nghệ thuật đến với
cơng chúng, giúp cơng chúng tìm ra cái hay, cái đẹp, cái cao cả trong cuộc
sống. Nói cách khác, nghệ sỹ biểu diễn là chiếc cầu nối giữa tác phẩm nghệ
thuật với công chúng, trực tiếp đưa các giá trị nghệ thuật đến với chủ thể
thưởng thức nghệ thuật một cách sinh động, cụ thể, truyền cảm. Nghệ thuật


biểu diễn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ nghệ thuật của con người mà khơng
một hoạt động văn hóa hay một hình thái ý thức nào có thể thay thế được.
Từ đó, chúng ta có thể đưa ra một quan niệm về nghệ thuật biểu diễn
như sau:

Nghệ thuật biểu diễn là một lĩnh vực của văn hố nghệ thuật. Nó
mang những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ, âm thanh, hình thể, cùng với
ánh sáng, màu sắc, kết hợp nghệ thuật không gian và thời gian để thể hiện
năng lực thẩm mỹ của con người trong quá trình sáng tạo và biểu hiện các
tác phẩm nghệ thuật nhằm tác động một cách trực tiếp, cảm tính đến cơng
chúng.
- Cơ cấu của nghệ thuật biểu diễn:
Nghệ thuật biểu diễn là một lĩnh vực của văn hoá nghệ thuật (lớp cắt
ngang) nên văn hố nghệ thuật có cấu trúc như thế nào thì nghệ thuật biểu
diễn cũng có cấu trúc như vậy. Ở đây chúng tơi muốn phân tích cơ cấu của
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn từ phương diện cấu trúc- chức năng làm cơ
sở cho sự khảo sát thực trạng nghệ thuật biểu diễn trong quân đội ở chương
sau. Xét trên phương diện cấu trúc- chức năng, nghệ thuật biểu diễn gồm
các thành tố sau:
+ Đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật:
Đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật là những
người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật: những bản nhạc, những ca
khúc, những điệu múa.., hoặc là người thể hiện những tác phẩm nghệ thuật,
đưa chúng đến với công chúng, giúp công chúng cảm nhận được giá trị của
các tác phẩm nghệ thuật. Họ đóng vai trị quyết định trong lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn. Có thể nói, nếu khơng có những nghệ sỹ hoạt động trên
lĩnh vực sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật thì khơng thể hình thành hoạt
động nghệ thuật biểu diễn.
+ Tác phẩm nghệ thuật:


Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của hoạt động tinh thần, là sự nhận
thức và phản ánh của người nghệ sỹ sáng tạo về những mặt nhất định của
hiện thực, là thái độ của người nghệ sỹ đối với hiện thực. Tác phẩm nghệ
thuật chính là bức thơng điệp mà người nghệ sĩ sáng tạo gửi gắm ý nghĩ,

tình cảm của mình, thơng qua đó tác động vào đời sống xã hội. Một tác
phẩm nghệ thuật có giá trị là một tác phẩm phải phản ánh chân thật cuộc
sống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, bản sắc dân tộc. Mặt khác tác phẩm nghệ
thuật phải đạt đến chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm nghệ
thuật không phải là hình ảnh thụ động về thế giới mà là một tấm gương kỳ
diệu, biết gạn đục, khơi trong mọi diễn biến của cuộc sống. Những chất
liệu cao nhất của cuộc sống được lọc qua tâm hồn người nghệ sĩ, kết tinh
trong tác phẩm. Người nghệ sĩ với tư cách là chủ thể thẩm mỹ đã chuyển
đối tượng thẩm mỹ vào trong tác phẩm của mình và từ đó biến tác phẩm
thành đối tượng thẩm mỹ cao hơn, tập trung hơn trước cơng chúng nghệ
thuật.
Như vậy, nói đến tác phẩm nghệ thuật là nói đến đối tượng thẩm mỹ
và nói đến các giá trị sáng tạo của nghệ sĩ. Đó là hai yếu tố cấu thành tác
phẩm nghệ thuật. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật sẽ không tồn tại khi
khơng có tác phẩm nghệ thuật.
+ Cơng chúng nghệ thuật và sự hưởng thụ nghệ thuật:
Công chúng là những người thưởng thức, đánh giá nghệ thuật. Tác
phẩm nghệ thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, nhưng sinh mệnh sống của
nó lại phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của cơng chúng, nói gọn
hơn là phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ của cơng chúng. Trong q trình
sáng tác nghệ thuật thì người nghệ sĩ bao giờ cũng phải lắng nghe cơng
chúng. Có thể nói, cơng chúng nghệ thuật đóng vai trị hết sức quan trọng
trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Bởi công chúng là đối tượng phục vụ
của nghệ thuật biểu diễn, là người tiếp nhận thông điệp của nghệ sỹ qua tác
phẩm nghệ thuật biểu diễn và phản ứng lại một cách trực tiếp, nhanh nhạy.


+ Các cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản, phổ biến tác phẩm:
Chúng ta đều biết, một tác phẩm nghệ thuật ra đời nếu khơng có cơ
quan sản xuất, bảo quản, nhân bản và phổ biến với công chúng thì tác

phẩm đó sẽ khơng thể đến được với cơng chúng. Chính các cơ quan này
góp phần quan trọng trong q trình vận hành hoạt động nghệ thuật biểu
diễn. Thơng qua hệ thống nhà bảo tàng, nhà hát, cung văn hóa, rạp chiếu
phim, các cơ quan xuất bản, các cơ quan truyền thơng đại chúng như: đài
truyền thanh, truyền hình, báo chí… các tác phẩm nghệ thuật được đưa đến
phục vụ cơng chúng. Đây chính là những yếu tố góp phần tạo nên cơ chế
hoạt động của nghệ thuật biểu diễn.
+ Các cơ quan đào tạo:
Để năng khiếu nghệ thuật của mỗi cá nhân được bồi dưỡng, phát huy
trở thành năng lực sáng tạo và biểu diễn của người nghệ sỹ cần phải có một
hệ thống các cơ quan đào tạo từ thấp tới cao trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó
là các nhạc viện, các trường nghệ thuật, trung tâm nghệ thuật… có chức
năng đào tạo các tài năng nghệ thuật. Chính các cơ quan này đào tạo cho xã
hội những tài năng nghệ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt
động nghệ thuật biểu diễn.
+ Các cơ quan quản lý, lãnh đạo bảo đảo cho sự hình thành và
phát triển các yếu tố kể trên:
Đây là một thành tố hết sức cần thiết. Bản chất của nghệ thuật biểu
diễn có tính chất lan toả rất nhanh, lại là một lĩnh vực rộng lớn và hết sức
phức tạp. Chính vì thế vai trị của cơ quan lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực
này hết sức quan trọng. Sự lãnh đạo, quản lý chặt chẽ, đúng đắn sẽ đảm
bảo cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn được vận hành và phát triển đúng
định hướng.
Ngoài những thành tố kể trên, khi nói đến cơ cấu của nghệ thuật biểu
diễn khơng thể khơng nói đến đội ngũ nghiên cứu lý luận và phê bình nghệ
thuật cùng các tổ chức của họ với nhiệm vụ hướng dẫn sự phát triển sáng


tạo nghệ thuật, hình thành dư luận xã hội, góp phần giáo dục và phát triển
thị hiếu thẩm mỹ ở công chúng.

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin,
thông tin điện tử đang xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.
Vì thế, cách thức tham gia vào hoạt động nghệ thuật biểu diễn của công
chúng cũng trở nên phong phú, đa dạng. Chúng ta có thể tiếp cận được với
các nền văn minh trên thế giới bằng các kênh qua phát thanh, truyền hình,
bằng mạng Internet và các sản phẩm nghe nhìn khác. Thông tin điện tử đã
trở thành một nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Nó đã trở thành một
phương thức sinh hoạt tinh thần phong phú của người dân. Thế nhưng,
thông tin điện tử vẫn không thể làm mờ đi vai trò của các nghệ sĩ trên sân
khấu. Nói cách khác, nghệ thuật biểu diễn vẫn tồn tại, vẫn phát triển và
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội.
Nghệ thuật biểu diễn ln có một hình thức biểu đạt riêng, dễ đi vào lòng
người hơn. Đến với nghệ thuật biểu diễn, công chúng nghệ thuật được
thưởng thức trực tiếp những giá trị nghệ thuật một cách sinh động, cụ
thể và truyền cảm bằng tài năng diễn xuất đầy màu sắc cảm tính, trực
tiếp của người nghệ sĩ trên sân khấu.
1.1. Đặc điểm môi trường hoạt động quân sự Việt Nam và vai
trò của nghệ thuật biểu diễn trong quân đội.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một cộng đồng xã hội đặc thù, có
hoạt động đặc thù: chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngồi vũ
khí, mưu lược quân sự, để hoàn thành chức năng của mình, qn đội cần
những người chiến sỹ có sự giác ngộ cách mạng, ý thức trách nhiệm và
những phẩm chất tinh thần tốt đẹp. Điều này có tính quyết định cho việc
hoàn thành nhiệm vụ của quân đội trước yêu cầu mới. Với môi trường quân
sự cách mạng, hoạt động văn hố nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu
diễn không chỉ là phương tiện của công tác đảng- công tác chính trị mà hơn
nữa cịn mang giá trị nhân văn cao cả- thoả mãn nhu cầu tinh thần của



những người lính. Do đó khi tìm hiểu những đặc điểm mơi trường hoạt
động qn sự là góp phần làm sáng tỏ vai trò nghệ thuật biểu diễn trong đời
sống tinh thần của quân đội hiện nay.

1.2.1. Đặc điểm môi trường hoạt động quân sự Việt Nam
- Đặc điểm trong tổ chức, xây dựng nền quốc phịng tồn dân.
Đặc điểm này xuất phát trước hết từ quan điểm kế thừa và phát huy
truyền thống của dân tộc: “Cả nước một lịng, tồn dân đánh giặc”. Trong
q trình chiến đấu và trưởng thành, quân đội ta luôn sát cánh cùng nhân
dân. Đó là đội qn được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng theo quan điểm:
“Quân đội ta từ dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ”. Kính trọng, đồn kết
và giúp đỡ nhân dân là một nét đẹp bản chất của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Nhà nước tư bản có quan điểm xây dựng quân đội thành công cụ
thuần bạo lực của nhà nước: trung thành với lợi ích của giai cấp thống trị,
đã tuyệt đối hoá quan điểm “vũ khí luận”, coi vũ khí là nhân tố quyết định
chứ không phải con người là nhân tố quyết định. Ngược lại, quân đội ta
được tổ chức và hoạt động theo một nguyên tắc khác hẳn- là một bộ phận
trong khối thống nhất của nền quốc phịng tồn dân, đặt dưới sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu
chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc.
Quân đội nhân dân Việt Nam trong thế bố trí chiến lược quốc phịng
tồn dân, cũng như tiến hành chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng
đều được thể chế hóa bằng pháp luật. Ngày nay cùng với việc thực hiện
Luật Nghĩa vụ quân sự và duy trì chế độ quân dự bị, lực lượng vũ trang
nhân dân được tổ chức theo phương thức “ba thứ quân”: Bộ độ chủ lực của
Bộ, bộ đội địa phương (quân đội thường trực) và dân quân tự vệ. Trong lực
lượng quân đội thường trực bao gồm nhiều binh chủng, với nhiều loại hình



×