Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Lễ hội róong pọoc của người giáy ở làng mướng và (xã tả van huyện sa pa tỉnh lào cai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.17 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

*******&******

NGUYỄN VĂN TUÂN

LỄ HỘI RÓONG PỌOC CỦA NGƯỜI GIÁY Ở LÀNG
MƯỚNG VÀ
(XÃ TẢ VAN – HUYỆN SA PA – TỈNH LÀO CAI)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số
: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HỮU SƠN

HÀ NỘI – 2015


1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Trần Hữu Sơn. Những nội dung trình bày trong luận
văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được


ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày ….tháng ….. năm 2015
Tác giả luận văn

!

Nguyễn Văn Tuân


2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC............................................................................................................................ 2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................................. 4
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN
VỀ NGƯỜI GIÁY Ở LÀNG MƯỚNG VÀ .................................................................... 10

1.1. Khái niệm, lý thuyết liên quan .......................................................... 10
1.1.1. Khái niệm lễ hội ............................................................................. 10
1.1.2. Lễ hội truyền thống và đặc trưng của lễ hội truyền thống ............. 15
1.1.3. Khái niệm Biểu tượng ................................................................... 18
1.2. Lý thuyết liên quan ............................................................................. 19
1.2.1. Thuyết chức năng (Functionalism) ................................................ 19
1.2.2. Thuyết cấu trúc (Structuralism) ..................................................... 20
1.3. Khái quát chung về người Giáy ở làng Mướng Và ......................... 21
1.3.1. Khái quát về làng Mướng Và ......................................................... 21
1.3.2. Khái quát về người Giáy ở làng Mướng Và................................... 25

Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 36
Chương 2: NGHI LỄ RÓONG PỌOC TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC THÀNH TỐ
VĂN HÓA DÂN GIAN..................................................................................................... 37

2.1. Nguồn gốc tên gọi, mục đích của lễ hội ............................................. 37
2.1.1. Tên gọi ........................................................................................... 37
2.1.2. Mục đích tổ chức lễ hội.................................................................. 38
2.2. Thời gian, không gian......................................................................... 39
2.2.1. Thời gian tổ chức các ngày tết trong năm của người Giáy ............ 39
2.2.2. Thời gian tổ chức lễ hội lễ hội Róong pọoc truyền thống ............. 40
2.2.3. Không gian lễ hội ........................................................................... 42
2.3. Công tác chuẩn bị lễ hội ..................................................................... 42
2.3.1. Nhân vật thực hiện nghi lễ ............................................................. 43
2.3.2. Lễ vật dâng cúng ............................................................................ 45
2.4. Diễn trình lễ hội .................................................................................. 51


3
2.4.1. Trang trí mâm lễ ............................................................................. 51
2.4.2. Tiến trình nghi lễ ............................................................................ 54
2.4.3. Thành tố văn hóa dân gian trong lễ hội .......................................... 63
2.5. Giải mã biểu tượng ............................................................................. 74
2.6. Giá trị của lễ hội trong đời sống văn hóa của người Giáy .............. 76
2.6.1. Giá trị lịch sử.................................................................................. 76
2.6.2. Giá trị văn hóa ................................................................................ 77
2.6.3. Giá trị khoa học .............................................................................. 78
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 79
Chương 3: BIẾN ĐỔI LỄ HỘI RÓONG PỌOC TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ........................................................................................ 80


3.1. Những biến đổi trong lễ hội Róong pọoc truyền thống hiện nay ... 80
3.1.1. Biến đổi về mục đích tổ chức......................................................... 80
3.1.2. Biến đổi về thành phần tham gia lễ hội .......................................... 82
3.1.3. Biến đổi về chủ thể......................................................................... 86
3.1.4. Biến đổi về cấu trúc lễ hội ............................................................. 89
3.1.5. Những nét mới trong lễ hội Róong pọoc truyền thống hiện nay ... 92
3.2. Nguyên nhân biến đổi lễ hội hiện nay ............................................... 98
3.2.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................... 98
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................. 100
3.3. Những vấn đề đặt ra ......................................................................... 100
3.4. Giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Róong pọoc
truyền thống hiện nay ............................................................................. 103
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 108
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 111
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 115
!


4
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nxb:

Nhà xuất bản

Tr:


Trang

UNESCO

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)



Quyết định

TTg

Thủ Tướng

VHTTDL

Văn hóa Thể thao Du lịch

GS

Giáo sư

TS

Tiến sỹ

!



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội không chỉ được tổ chức để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa,
nhu cầu tâm linh của nhân dân, giáo dục truyền thống văn hóa và chống ngoại
xâm của dân tộc mà lễ hội còn là nơi thu hút nhiều loại hình nghệ thuật, thể
thao và các trị chơi dân gian, là bảo tàng sống về văn hóa tinh thần. Thơng
qua sinh hoạt lễ hội, nhiều mơn nghệ thuật, trị chơi, diễn xướng… được phục
hồi, có tác động rất sâu sắc đến tình cảm, góp phần xây dựng tính cách và tâm
hồn Việt Nam, giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Lễ hội trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống cộng đồng,
giúp thỏa mãn nhu cầu hướng nguồn, cân bằng đời sống tâm linh và sáng tạo,
hưởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân. Hiện nay, trong điều kiện chuyển
đổi của kinh tế - văn hóa - xã hội, sinh hoạt lễ hội cũng đối diện với nhiều
thách thức nhằm đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa truyền thống và đổi mới,
cái riêng và cái phổ quát, cái dân tộc và cái hiện đại. Do đó, sinh hoạt lễ hội
trong bối cảnh phát triển kinh tế văn hóa - du lịch có ý nghĩa quan trọng cả về
lý luận lẫn thực tiễn.
Lễ hội Róong pọoc hiện nay, được quan tâm không những của cộng
đồng người Giáy ở làng Mướng Và mà nó cịn là biểu tượng về Du lịch của
huyện Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung, hàng năm lễ hội thu hút được
hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy vậy, lễ hội có nguy cơ
thương mại hóa, làm mất đi những nét giá trị văn hóa truyền thống q báu,
làm cho thế hệ trẻ có cái nhìn lệch chuẩn về vai trò của lễ hội. Lễ hội là một
nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch, những du khách tham
gia hay ngay cả cộng đồng người Giáy với tư cách là chủ thể lễ hội cũng cần
hiểu rõ và nắm bắt được những thông tin quan trọng về lễ hội không chỉ dừng



6
lại ở sự quan sát mà còn phải là những hiểu biết tường tận trong từng nghi lễ
từng phần hội, tránh những thông tin sai và không đầy đủ.
Nhận thức được tầm quan trọng của lễ hội truyền thống chúng tôi mong
muốn vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện đề tài: “Lễ hội Róong
pọoc của người Giáy ở làng Mướng Và (xã Tả Van - huyện Sa Pa - tỉnh
Lào Cai)” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về người Giáy có rất nhiều (chủ
yếu là người Giáy ở Lào Cai), của một số tác giả tiêu biểu như: Lò Ngân Sủn,
Sần Cháng (Sưu tầm, tuyển dịch), “Tục ngữ Giáy”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội, 1994; Lù Dín Siềng “Truyện cổ Giáy”, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1995; Sần
Cháng “Văn học Dân gian Tỉnh Lào Cai - Dân tộc Giáy Lào Cai”, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội; 1996; Sần Cháng “Vươn Chang Hằm (dân ca Giáy)”,
Nxb Văn hóa Dân tộc, 2000; Sần Cháng “Dân ca trong đám cưới và trong tiệc
rượu người Giáy”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2001; Sần Cháng “Giới
thiệu Mo lễ tang dân tộc Giáy Lào Cai”, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai,
2003;. Song chủ yếu các tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu về nguồn gốc tộc
người, q trình di cư, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần… của tộc người.
Một số tác phẩm có nhắc đến lễ hội Róong pọoc như Sần Cháng (2003), “Một
số phong tục tập quán dân tộc Giáy Lào Cai”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát chung về lễ hội. Cũng đã có sách
viết về lễ hội trong đó có giới thiệu, tìm hiểu về lễ hội Róong pọoc của người
Giáy ở Lào Cai và cũng nhắc đến hay lấy tư liệu khá nhiều từ việc khảo sát
thực tế lễ hội Róong pọoc của người Giáy ở làng Mướng Và, song cũng chỉ
mang tính chất chuyên khảo, giải đáp được một số thắc mắc cho những người
muốn tìm hiểu về lễ hội, nhưng vẫn chưa có sự đánh giá về các giá trị của lễ
hội, vai trò hay giải mã một số biểu tượng, cũng như nghiên cứu về biến đổi lễ



7
hội truyền thống hiện nay… đó là cuốn sách do tác giả Trần Hữu Sơn chủ biên
(1998), “Lễ hội cổ truyền Lào Cai” Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Vì vậy, đây
có thể coi là một cơng trình khá đầy đủ về mặt học thuật, miêu tả thực lễ hội,
giải mã một số biểu tượng, tìm hiểu những giá trị của lễ hội truyền thống, đánh
giá những biến đổi, đặt vấn đề và đưa ra những khuyến nghị nhằm bảo tồn và
phát huy các giá trị của lễ hội một cách sâu sát với thực tế hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu về lễ hội truyền thống trước khi phục hồi năm 1998, đánh giá
biến đổi tích cực và hạn chế của lễ hội Róong pọoc hiện nay, qua đó đưa ra một
số khuyến nghị bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của lễ hội.
3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày những khái niệm cơ bản về lễ hội và lễ hội truyền thống,
tìm hiểu các lý thuyết có liên quan tới việc đi sâu vào phân tích, trình bày một
cách hệ thống các biểu tượng trong lễ hội như lý thuyết cấu trúc, chức năng.
- Miêu tả lễ hội Róong pọoc truyền thống một cách hệ thống, nghiên
cứu giá trị của lễ hội truyền thống, giải mã một số biểu tượng trong lễ hội.
- Phân tích biến đổi, đi tìm ngun nhân biến đổi của lễ hội truyền
thống qua đó đánh giá mặt tích cực và hạn chế, đồng thời đặt vấn đề cũng như
đề xuất một vài khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc
văn hóa của lễ hội Róong pọoc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là lễ hội Róong pọoc
truyền thống của người Giáy ở làng Mướng Và


8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
-! Không gian nghiên cứu: làng Mướng Và, xã Tả Van, huyện Sa Pa,

tỉnh Lào Cai
-! Thời gian nghiên cứu: Lễ hội Róong pọoc của người Giáy ở làng

Mướng Và truyền thống và biến đổi hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính là chiến lược thu nhập thông tin được nhấn
mạnh qua từ ngữ, diễn ngôn hơn là những con số cụ thể trong việc thu thập
thơng tin và phân tích dữ liệu của lễ hội. Phương pháp này thu thập thông tin
qua công tác điền dã, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu tại thực địa, mô tả chi
tiết về lễ hội.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng là chiến lược thu thập, khai thác
dữ liệu nhanh qua phiếu điều tra được thiết lập sẵn (như chọn mẫu, biến, biểu
đồ, thang đo) mà kết quả thu được phải bằng những con số đã được đo lường
cụ thể trong lễ hội
- Dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được tôi sử dụng phương pháp
so sánh, phân tích và tổng hợp tư liệu. Từ đó hệ thống hóa những tư liệu thu
thập được để đưa vào hồn thành luận văn
6. Đóng góp của đề tài
Trước hết, luận văn cung cấp tư liệu một cách hệ thống, chuyên sâu về
lễ hội Róong pọoc của người Giáy làng Mướng Và
Thứ hai, kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai
quan tâm và có dự định nghiên cứu về lễ hội nói riêng cũng như tộc người
Giáy nói chung, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý
văn hóa tại huyện Sa Pa.
Ngồi ra, luận văn cịn góp một tiếng nói cụ thể vào trong bức tranh lễ
hội các đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và Việt Nam nói chung.



9
7. Bố cục của Luận văn
Bố cục luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số khái niệm, lý thuyết liên quan đến lễ hội và tổng
quan về người Giáy ở làng Mướng Và
Chương 2: Nghi lễ Róong pọoc truyền thống và các thành tố văn hóa
dân gian
Chương 3: Biến đổi lễ hội Róong pọoc truyền thống và những vấn đề
đặt ra hiện nay


10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI
VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI GIÁY Ở LÀNG MƯỚNG VÀ
1.1. Khái niệm, lý thuyết liên quan
1.1.1. Khái niệm lễ hội
Rất nhiều khái niệm đã được đưa ra, sử dụng trong việc nghiên cứu lễ
hội, hầu hết các trường phái lý thuyết đều đưa ra lý luận riêng của mình. Nhưng
tựu chung đều dẫn luận lễ hội có hai phần: phần lễ và hội, chúng không hề tách
rời nhau mà thống nhất, trong lễ có hội, trong hội có lễ. Để hiểu rõ hơn về lễ
hội ta cần hiểu rõ và năm bắt được các lý thuyết, các khái niệm của những học
giả trong và ngoài nước.
1.1.1.1. Một số khái niệm lễ hội của các học giả nước ngoài
Khái niệm nghi lễ và lễ hội được các học giả nước ngoài đưa ra nhiều
định nghĩa, trong đó có hai định nghĩa sau đây được xem là cơ bản nhất:
Santaley Tambiah định nghĩa: “ritual” hay “nghi lễ” (gồm yếu tố lễ
trong lễ hội), là một cách thông tin quan trọng trong biểu tượng,
bao gồm những chuỗi (sequences) ngôn từ và hành động như thể

thức và thường quy hóa (formalized, convientionalized), tương đối
ít thay đổi (rigid), cô đọng về mặt ý nghĩa, và ý nghĩa của nhiều
hành vi và biểu tượng trùng lặp nhau (redundant và repetivtive).
Theo định nghĩa này, “ritual” gồm có cả nghi lễ và hội hè, cũng như
những khía cạnh lễ nghi của nhiều hiện tượng khác như một phiên
tòa xử án [21, tr.17].
Alessandro Falasi giải thích và định nghĩa về lễ hội như sau: “Festival”
có nghĩa là “lễ hội” bắt nguồn từ festum tiếng Latin mà ban đầu có nghĩa là
“sự vui chơi, vui mừng, hân hoan của công chúng” [2, tr.130].


11
Theo cách sử dụng hiện nay trong ngành Khoa học xã hội nhân văn ở
phương Tây:
“Festival” có nghĩa là hoạt động kỷ niệm định kỳ bao gồm vơ số hình
thức và các sự kiện nghi lễ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả
các thành viên của một cộng đồng và công khai hặc ngấm ngầm biểu
lộ giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và thế giới quan của thành viên trong
cộng đồng đó, và nền tảng bản sắc xã hội của họ [2, tr.131].
Theo Beverly J. Stoeltji trong bài “Lễ hội”, thì:
Thuật ngữ lễ hội chỉ được dùng để chỉ các hình thức sinh hoạt dân
gian mang tính cộng đồng xuất hiện từ thời hiện đại, có sử dụng các
đặc điểm của lễ hội nhưng lại phục vụ cho các mục đích thương
mại, hệ tư tưởng hoặc chính trị của các nhà cầm quyền hoặc nhà
kinh doanh có tư lợi [3, tr. 41].
Đó là các định nghĩa về lễ hội mang tính tổng quan nhất trong các cơng
trình lễ hội ở nước ngồi, chủ yếu các nước phương Tây.
1.1.1.2. Một số khái niệm lễ hội của các tác giả Việt Nam
Một số cơng trình nghiên cứu lễ hội tiêu biểu ở Việt Nam của các tác
giả Toan Ánh (1991), Lê Trung Vũ (1992), Bùi Thiết (1993) Từ Điển lễ hội

Việt Nam… Ngô Văn Doanh (1995), Trần Ngọc Thêm (1999), Ngô Thị Kim
Doan (2003), Sakaya (2004) và Đặng Thị Oanh (2013)…Hầu hết các cơng
trình tiêu biểu trên đều tiếp cận lễ hội ở hai phần: phần lễ và phần hội.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì GS. Trần Ngọc Thêm (1999)
cho rằng, lễ hội có hai phần: “Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh
bảo trợ cho cuộc sống của mình và phần Hội gồm các trị vui chơi giải trí hết
sức phong phú” [27].
Chu Xuân Diên viết: “Trong lễ hội, phần lễ mang nội dung cầu xin và
tạ ơn; còn phần hội gồm các trị vui chơi giải trí rất đa dạng…” [8, tr.176].


12
Theo Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển thì lễ là “cách bày tỏ
kính ý hoặc đồ vật để bày tỏ kính ý”. [1, tr.385]
Theo từ điển Tiếng Việt 2002 thì:“Lễ là nghi thức được tiến hành để
đánh dấu kỉ niệm một sự việt, một sự kiện có ý nghĩa nào đó”.
Trong cuốn Lễ hội cổ truyền do Lê Trung Vũ chủ biên thì:
Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu
hiện lịng tơn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu
nhiên nói chung, với thần thành hồng nói riêng. Đồng thời lễ cũng
phản ánh những nguyện vọng ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có
khả năng cải tạo [38, tr.67].
Trong cuốn Từ điển lễ hội, Bùi Thiết (1993) viết:
Lễ là phần tín ngưỡng là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con
người, là phần đạo; còn hội là phần tập trung vui chơi giải trí, là đời
sống văn hóa thường nhật, phần đời của mỗi con người, của cộng
đồng. Hội gắn liền với lễ, và chịu sự quy định của lễ, có lễ mới có
hội [29].
GS. Ngơ Đức Thịnh cho rằng:

Lễ là một hiện tượng tổng thể, không phải thực thể chia đôi (Phần
lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm
mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín ngưỡng
nào đó (thường là tơn thờ một vị thần linh lịch sử hay một vị thần
linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện
tượng sinh hoạt văn hóa, phái sinh để tạo ra một tổng thể lễ hội.
Cho nên trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đọa, phần hội là
phần phái sinh tích hợp [30, tr.37].


13
Về mặt học thuật, đã có nhiều cách trình bày khái niệm và định nghĩa lễ
hội. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2005):
Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính
của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính
đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả
năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dịng họ, sự sinh sơi nảy nở
của các gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ
niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh [12, tr.37].
Như vậy, trước hết “Lễ” là hình thức quy cách - nguyên tắc ứng xử
được thực thi đối với một đối tượng được cử lễ nào đó. Lễ là tổng thể tồn bộ
những nghi thức, thể chế hóa trật tự gắn với sự tích, quyền năng của thần với
mục đích diễn đạt sợi dây kết nối giữa con người và thần linh.
Nghi lễ theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1988 của Viện Ngôn ngữ
học thì nghi lễ là “Cách thức tiến hành một cuộc lễ (nói tổng quát) và trật tự tiến
hành”[36, tr.585]. Nghi lễ là tổng thể những hoạt động văn hóa của con người
dưới dạng hành lễ, do phong tục tập quán dân tộc, do thời đại quy định. Nghi lễ

tạo thành cái nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa, một giá trị thẩm mỹ
thiêng liêng đối với tồn thể cộng đồng người đi dự hội. Nghi lễ là những nghi
thức tiến hành theo quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu chưng để đánh dấu
một sự kiện, một nhân vật nào đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt
lành, nhận được sự giúp đỡ của đối tượng mà họ thờ cúng.
Trong lễ có nghi thức. Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1988 của
Viện ngơn ngữ học định nghĩa:“Nghi thức” là “tồn bộ nói chung những điều


14
quy định cần phải làm đúng để đảm bảo tính chất trang nghiêm của một buổi
lễ” [36, tr.704]. Nghi thức tạo nên khuôn mẫu hành động cho tất cả những
người tham dự lễ hội.
Có thể hiểu nghi lễ, nghi thức chính là phần lễ trong lễ hội.
Theo Đồn Văn Chúc (1997) trong cuốn Văn hóa học thì: “Hội là cuộc
vui chơi bằng vơ số hoạt động giải trí cơng cộng, diễn ra tại một địa phương
nhất định vào dịp lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội, nhằm đạt đước ụ
phấn khích hoan hỉ của cơng chúng dụ lễ hội” [6].
Trong nghiên cứu “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”,
Dương Văn Sáu cho rằng:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một
địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc
lại một số sự kiện, nhân vật lịch sử huyền thoại; đồng thời là dịp
biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên - thần
thánh và con người với xã hội [22, tr.35].
TS. Cao Đức Hải cho rằng: “Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động
văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm
tơn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định”[9, tr.14].
Lễ hội được coi như một cấu trúc bao gồm hai phần chức năng là lễ và
hội. Trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, các tác giả Ngô Đức

Thịnh và Frank Proscha đưa ra định nghĩa:
Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của
một nền văn hóa hay nhóm xã hội thơng qua hành lễ, diễn xướng,
nghi lễ và trò chơi truyền thống. Là một hoạt động hết sức phổ biến,
lễ hội có thể là sự kiện có tính tượng trưng và tính xã hội phức tạp
nhất, tồn tại lâu đời trong truyền thống [32, tr.136].


15
Lễ hội là hoạt động của một tập thể người liên quan đến tín ngưỡng và
tơn giáo. Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội kết hợp giữa tín ngưỡng và
vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và thế giới thiêng, giữa
tính thiêng và tính phàm tục… để thơng qua đó, con người có thể bày tỏ niềm
mong ước của mình vào các vị thần linh trên trời. Đồng thời, thỏa mãn khát
vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu
giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
1.1.2. Lễ hội truyền thống và đặc trưng của lễ hội truyền thống
Theo định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc UNESCO, Văn hóa truyền thống (Traditional culture)
Là các tập quán và biểu tượng xã hội mà theo quan niệm của một
nhóm xã hội thì được lưu giữ từ quá khứ đến hiện tại thông qua
việc lưu truyền giữa các thế hệ và có một tầm quan trọng đặc biệt
(ngay cả trong trường hợp các tập quán và biểu tượng được hình
thành trong khoảng thời gian khơng lâu) [26, tr. 5].
Lễ hội thuộc phạm trù của văn hóa, do vậy khái niệm lễ hội truyền
thống có thể bao trùm cả những lễ hội cổ truyền đã có từ xã xưa và cả những
truyền thống lễ hội được xác lập mấy chục năm trở lại đây như lễ kỷ niệm
ngày quốc khánh, lễ hội làng Sen… Tuy nhiên, ở nước ta khi sử dụng cụm từ
lễ hội truyền thống thông thường được hiểu như lễ hội cổ truyền [9, tr.14].
Trong các tư liệu đã có thì “truyền thống” hay “cổ truyền” là thuật

ngữ Hán - Việt được coi là tương đương với từ “Tradition” trong tiếng Anh,
Pháp, Đức. Trong cuốn Hán - Việt Từ điển bách khoa của Đào Duy Anh đã
cắt nghĩa từ truyền thống thì từ thống “gồm có nghĩa là mối tỏ, dường mối,
đầu gốc; cịn truyền thống là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền với nhau
mang ý nghĩa đời nọ truyền xuống đời kia” [1, tr. 390].
Theo quan điểm của GS Ngô Đức Thịnh, cho rằng lễ hội cổ truyền là:


16
1/ “Một hình thức diễn xướng dân gian” bao gồm nhiều hình thức
diễn xướng nhỏ, kết hợp hữu cơ với nhau tạo thành tổng thể diễn
xướng lễ hội.
2/ “Là một hình thức diễn xướng tâm linh” khơng cịn là một thế
giới hiện thực mà đã vươn lên thế giới biểu tượng linh thiêng. “Nó
tái hiện lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội trong một “thời điểm mạnh”,
thời điểm có giá trị đặc biệt , thời điểm thiêng, khác với thời gian
thường ngày.
3/ Diễn xướng lễ hội cổ truyền đạt tới hiệu quả xã hội nhiều mặt, nó
tạo nên và biểu trưng cho sức mạnh cố kết cộng đồng, nó là niềm
cộng cảm và cộng mệnh của cộng đồng thỏa mãn ước vọng vươn tới
sự hòa đồng giữa thiên nhiên, với cội nguồn [31, tr.17-22].
Lễ hội dân gian, thường được sử dụng để chỉ những lễ hội được sáng
tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian. Do lễ hội cổ truyền ở nước ta cơ
bản là những lễ hội dân gian trong nhiều trường hợp được cụm từ lễ hội dân
gian và lễ hội cổ truyền được sử dụng với cách hiểu tương đương. Nhiều khi
người ta sử dụng cụm từ lễ hội dân gian cổ truyền để phân biệt với những lễ
hội có nguồn gốc cung đình như đã được tái hiện ở Festival Huế.
Lễ hội truyền thống là một bộ phận giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổ truyền
của dân tộc được các thế hệ nối tiếp tái tạo, khẳng định vai trò xứng đáng để
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại. Lễ hội

truyền thống là một thành tố quan trọng cấu thành hình thái văn hóa lịch sử
tương ứng với những mơ hình xã hội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Lễ hội truyền thống là một hệ thống biểu tượng nhằm hiện thực hóa thế
giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng các nghi thức, và thông qua các hoạt
động này con người có thể giao tiếp với thần linh. Bất kỳ một lễ hội truyền


17
thống nào cũng có sự đan xen của hai bộ phận: phần lễ và phần hội. Phần lễ là
những nghi thức tế tự mà con người sáng tạo ra để có thể giao tiếp với thần
linh; phần hội là những hoạt động của cộng đồng nhằm xây dựng mối cộng
cảm của những con người có thân phận khác nhau, mà ngày thường có một
khoảng cách vơ hình nào đó ngăn cản. Vì vậy, ngày hội bao giờ cũng là ngày
vui của dân làng, của cộng đồng. Dân gian có câu “vui như ngày hội” là phản
ánh một khơng khí vui của dân làng, của cộng đồng trong ngày hội. Ngày hội
thường có nhiều trị chơi dân gian mà mọi thành viên trong cộng đồng đều
tham gia vào các cuộc vui chơi, đua sức tranh tài. Các hoạt động của lễ hội do
vậy đã làm tăng thêm mối cộng cảm của cộng đồng và cũng góp phần làm
nên một nét văn hóa “tình làng nghĩa xóm” của người Việt Nam.
So với các loại lễ hội khác, lễ hội truyền thống hay lễ hội cổ truyền
mang 3 đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, lễ hội cổ truyền gắn với đời sống tâm linh, tơn giáo tín ngưỡng,
nó mang tính thiêng. Do vậy, nó thc thế giới thần linh (tính thiêng) đối lập với
đời sống trần gian (tính phàm, tính tục). Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ
hội vừa mang tính thiêng, cũng vừa mang tính tục như các trị chơi dân gian, các
loại hình diễn xướng dân gian. Tính thiêng của lễ hội được quy định bằng “ngơn
ngữ” mang tính biểu tượng, vượt lên trên cuộc sống trần gian.
Thứ hai, lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt mang tính hệ thống tính phức
hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Bao gồm gần như tất cả các
phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín

ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và cố kết cộng đồng hay các loại hình
diễn xướng dân gian, các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán…
khơng có một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nước ta có thể
so sánh được với lễ hội cổ truyền chứa đựng trong đó những đặc tính vừa đa
dạng, vừa nguyên hợp này.


18
Thứ ba, chủ thể lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng,
cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tơn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và
lơn hơn là cả cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác khơng có lễ hội nào
lại khơng thuộc về một dạng cộng đồng nhất định nào đó - chủ thể sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị tốt đẹp của lễ hội.
Ba đặc trưng trên quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ
chức, thái độ, hành vi và tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt
với các loại hình lễ hội khác như lễ hội sự kiện, các loại festival…
Như vậy, lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo
phương thức dân gian, được hình thành ttrong các hình thái văn hóa lịch sử,
được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách như một phong
tục tập quán.
1.1.3. Khái niệm Biểu tượng [7]
Biểu tượng (symbol) trong tiếng Hán bao gồm hai thành tố: biểu = là
dấu hiệu, là sự bộc lộ, phô bày; tượng = là hình (tượng). Thoạt tiên, biểu
tượng được dùng theo một nghĩa thực dụng: là một vật (đá, ngọc, sành, hay
gỗ) được chia làm hai trong một giao ước như tín vật, khi gặp nhau chắp lại
để làm tin. Biểu tượng là phương tiện phản ánh tư duy, hành vi, khát vọng, kể
cả điều cấm kỵ, ám ảnh, sợ hãi. Biểu tượng thể hiện những góc khuất của
tiềm thức và vơ thức, cho nên biểu tượng “bộc lộ rồi lủi trốn; càng tự phơi
bầy sáng tỏ, nó lại càng tự dấu mình đi. Các biểu tượng tiết lộ mà che dấu và
che dấu mà tiết lộ” (Gurvitch). Biểu tượng là phương tiện chuyển tải tư tưởng,

thơng điệp vượt ra ngồi khn khổ của dấu hiệu, hình ảnh, âm thanh. Biểu
tượng mang đến nhiều điều bất khả tri giác. Nhà từ điển Pháp André Lalande
định nghĩa: “Biểu tượng là cái biểu hiện một cái khác căn cứ vào một tương
ứng loại suy”. Giản dị hơn, “biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, bằng con
vật sống động hay đồ vật, nó biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ
thể của một sự hay một điều gì đó.” (Petit Larousse: 1981).


19
Trong q trình lịch sử, các lớp văn hố chồng lấp và phủ lên các biểu
tượng văn hoá một bức màn huyền ảo. Do đó, việc giải mã các biểu tượng trở
nên một thách đố đầy khó khăn và thú vị, đòi hỏi cách tiếp cận liên ngành.
Sáng tạo ra biểu tượng địi hỏi một trình độ tư duy trừu tượng nhất định. Việc
sử dụng mơ típ trang trí có ý nghĩa và biểu tượng thể hiện quan niệm, tư
tưởng của chủ thể văn hóa.
1.2. Lý thuyết liên quan
1.2.1. Thuyết chức năng (Functionalism)
Trường phái chức năng luận xuất hiện như là phương thức nghiên cứu
gắn liền với tên tuổi của Bronislaw Malinowski (1884-1942) và sau đó
Radckuffe-Brow (1881-1955). Các tác giả đưa ra ba định nghĩa khác nhau về
khái niệm chức năng:
Định nghĩa thứ nhất, hiểu “chức năng” theo một nghĩa có vẻ tốn
học, cho rằng: Mọi tập tục đều có tương phản với các tập tục khác
trong cộng đồng, vì vậy mỗi tập tục được quy định tình trạng của
mỗi tập tục kia.
Định nghĩa thứ hai, do Bronislaw Malinowski sử dụng được rút ra
từ sinh lý học. Chức năng của tập tục nhằm thỏa mãn những nhu
cầu sinh học của cá nhân thơng qua phương diện văn hóa.
Định nghĩa thứ ba, do Radcliffe-Brown lấy từ lý thuyết của Durkheim
(1858-1917). Chức năng của mội tập tục là vai trị mà nó nắm giữ

trong việc duy trì sự tồn vẹn của hệt thống xã hội [20, tr. 18].
Quan điểm của Bronislaw Malinowski hướng đến chức năng tâm sinh
lý của lễ nghi và những phong tục khác.Theo Bronislaw Malinowski, bất kỳ
văn hóa nào trong tiến trình phát triển đều tạo ra một hệ thống cân bằng, ổn
định, trong đó mỗi bộ phận của chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó.


20
Nếu triệt tiêu một yếu tố cân bằng nào đó trong văn hóa thì tồn bộ văn hóa
tộc người sẽ lâm vào tình trạng suy thối và hủy hoại.
Khơng giống với quan điểm của Bronislaw Malinowski, quan điểm của
Durkheim và Radcliffe-Brown là đề cao chức năng của lễ hội và lễ nghi đối
với cộng đồng xã hội. Lễ nghi, lễ hội có chức năng truyền tải thơng tin về
những qui ước, tập tục trong cộng đồng và có tác dụng củng cố tình đồn kết
của cộng này so với cộng đồng khác.
Những chức năng của nghi lễ trong trường phái này, biểu hiện rõ nhất
trong cơng trình nghiên cứu nghi lễ của người Ndembu ở Châu Phi của Victor
W. Turner (1969) và Nghi lễ đánh cá của người Trobriand ở một đảo Thái
Bình Dương mà Bronislaw Malinowski đã đưa ra làm ví dụ trong cơng trình
nghiên cứu của ơng.
Trong luận văn chúng tôi sử dụng thuyết chức năng để đi vào giải thích
từng chức năng của nghi lễ, chức năng của các biểu tượng mang tính thiêng,
chức năng của từng thành phần có trong lễ hội.
1.2.2. Thuyết cấu trúc (Structuralism)
Thuyết cấu trúc là khuynh hướng phương pháp luận khoa học chủ
trương nghiên cứu gì cũng xuất phát từ cấu trúc, tức là một hệ
thống được quy định bởi những mối quan hệ có tính quy luật, giữa
những sự kiện và yếu tố của hệ thống ấy, cần phát hiện được những
đặc tính phi thời gian, cố hữu của chúng… [21, tr. 18].
Claude Lévi-Strauss (1908-2009) không phải là cha đẻ của thuyết cấu

trúc mà ông chỉ được coi là người đầu tiên sử dụng và phát triển lý thuyết cấu
trúc trong nghiên cứu nhân học. Trong những năm 1940, trải qua một thời kỳ
nghiên cứu lâu dài, ông đã đề xuất xem xét lại tất cả các cơng trình nghiên cứu
về văn hóa con người mà những nhà nghiên cứu trước đó đã khảo sát. Claude
Lévi-Strauss xây dựng và phát triển lý thuyết cấu trúc mới cho riêng mình dựa


21
vào trường phái cấu trúc luận trong ngôn ngữ học của de Saussure và Jakobson
(nhóm Prague hay Praha). Sau này, từ khái niệm nhị nguyên trong việc phân
tích ngữ âm của Jakobson được Claude Lévi-Strauss bổ sung và phát triển
thêm thành thuyết cấu trúc trong nhân học. Cuối cùng, khái niệm nhị nguyên,
tương phản như nóng - lạnh, nam - nữ, văn hóa - thiên nhiên, sống - chín… đã
trở thành nền tảng cơ bản trong thuyết cấu trúc của ông [21, tr.18-19].
Theo Lương Văn Hy, lý thuyết cấu trúc đặt trọng tâm vào việc lý giải lễ
nghi và lễ hội qua ý nghĩa không gian, thời gian và hành vi (gồm cả trang
phục, ngôn từ, cử chỉ) trong lễ nghi và lễ hội. Theo tư duy trường phái cấu
trúc, ý nghĩa về việc sắp xếp không gian hay hành vi cử chỉ, chỉ có thể đặt đối
lặp với những hành vi cử chỉ khác.
Nói chung, ưu thế nổi bật về thuyết cấu trúc của Claude Lévi-Strauss
đều xây dựng những luận cứ lý thuyết trên nền tảng cấu trúc nhị nguyên, xem
xét vấn đề trên hai mặt đối lập, tương phản, từ đó đi tìm ý nghĩa nội tại của nó
trong bối cảnh văn hóa cụ thể. Lý thuyết cấu trúc của Claude Lévi-Strauss cũng
được áp dụng nghiên cứu những nghi lễ văn hóa của người Châu Phi được biểu
hiện trong cuốn Structural Anthropology (Nhân học cấu trúc) [21, tr.19].
Trong luận văn chúng tôi vận dụng thuyết cấu trúc đi vào xem xét kỹ các
thành phần tham gia lễ hội như: già - trẻ, gái - trai, khách địa phương - khách
vãng lai, người giàu - người nghèo… có những danh giới chung và riêng.
1.3. Khái quát chung về người Giáy ở làng Mướng Và
1.3.1. Khái quát về làng Mướng Và

Mướng Và - đây là tên từ xa xưa đã gọi, hiện nay người Giáy ở tỉnh
Lào Cai, Lai Châu vẫn gọi tên Tả Van Giáy là gọi theo tên xã cộng với tộc
người cư trú như: Tả Van Mông, Giàng Tả Chải Mông, Giàng Tà Chải Dao.


22
Mướng Và, nghĩa là một sải tay theo ngôn ngữ của người Tày (theo
ngôn ngữ Tày, “Mướng” là đơn vị hành chính như làng, thơn “Và” là sải tay).
1.3.1.1. Mơi trường tự nhiên
- Vị trí địa lý
“Mướng Và” phía đơng giáp với Bản Pho, Hầu Thư Ngài của xã Hầu
Thào. Phía tây giáp với Tả Van Mơng của xã Tả Van và Lị Lao Chải của xã
Lao Chải. Phía nam giáp Giàng Tà Chải Mông của xã Tả Van và phía Bắc
giáp với Lị Lao Chải và Lý Lao Chải của xã Lao Chải. Làng Mướng Và là
trung tâm của xã Tả Van
- Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình của Mướng Và: Phía trước của làng là con suối chảy
từ xã San Xả Hồ qua Lao Chải qua làng Mướng Và. Con suối đó ngày nay
người nơi xa hoặc báo chí gọi là con suối “Mường Hoa”; phía sau của làng là
núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Làng Mướng Và chạy dài theo sườn đồi và
dọc suối với chiều dài khoảng 3km, chiều rộng tính từ bờ suối đến giáp Tả
Van Mông là khoảng 1km. Trước mặt làng là sườn đồi thoai thoải, cho nên đã
được khai phá để làm ruộng nước cấy lúa.
- Diện tích
Tồn xã Tả Van có 7033 ha, trong đó riêng làng Mướng Và là 280ha.
Đây là điện tích trong phạm vi của làng, cịn diện tích trồng trọt của làng sẽ
lớn hơn, bởi vì người dân sang khai phá ở đất của xã, của các làng khác, thậm
chí của các xã khác. Riêng diện tích trên 280ha này cũng chủ yếu là ruộng và
nhà ở mà khơng có đất bỏ khơng.
- Dân cư

Dân tộc chính của Mướng Và là Giáy, có hơn 20 hộ dân tộc Mơng sống
cùng thành một xóm riêng, trong số dân tộc Giáy có người nguồn gốc là


23
người Kinh, Hán, Nùng từ đời trước, nay đã Giáy hóa và họ cũng tự nguyện
khai là người Giáy từ hai ba đời nay, trên sổ sách cũng như phong tục tập
qn (văn hóa) thì làng Mướng Và chỉ có 2 dân tộc Giáy và Mơng cịn Kinh,
Hán, Nùng đã khơng cịn thể hiện văn hóa riêng của tộc người mình nữa, kể
cả trong cúng tổ tiên, lễ tết.
Tính đến tháng 6/2015, Mướng Và có 214 hộ với hơn 1000 nhân khẩu,
trong đó dân tộc Giáy là 124 hộ với 710 khẩu. Số hộ và nhân khẩu ở đây chủ
yếu gia tăng tự nhiên, như chia hộ sinh đẻ, lấy vợ lấy chồng nơi khác, tăng cơ
học từ trước đến nay hầu như chưa được diễn ra.
1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế
- Kinh tế
+ Kinh tế nông nghiệp
Trồng cây lương thực: Lúa ruộng và ngộ trong đó lúa là chủ yếu, ngơ
chỉ là để cứu đói và chăn ni. Cả lúa và ngơ đều trồng có một vụ hè thu, vụ
đơng và vụ xuân ruộng nương bỏ hoang. Trồng cây thực phẩm: Đậu đỗ, rau
cải, khoai tây, cây non, trồng ở vườn, nương và ruộng vào mùa xuân, hè và
thu đông. Trồng hoa màu: Khoai lang, vừng vào mùa hè. Hiện nay, ngoài sử
dụng giống lúa mới năng xuất cao tất cả vẫn giống cây trồng cũ như ngô,
mận, đào, đậu đỗ, rau củ… Mọi canh tác vẫn theo truyền thống nhưng có sử
dụng phân vơ cơ như lân, đạm và tất cả các loại cây trồng đều có phân bón, vì
do đất bạc màu và nhà nước có phân bán.
Nhưng thực phẩm và hoa màu chủ yếu là trồng để dùng trong gia đình
và chăn ni. Nói một cách khác là chỉ trồng để đủ ăn trong vụ đó. Nguyên
nhân: một là lúc đó thực phẩm tự nhiên cịn phong phú như rau rừng, cá suối,
thú hoang; hai là vụ đông và vụ xuân gia súc thả rông, nên không trồng cấy

được; ba là chưa có phong trào chưa có người hướng dẫn; bốn là tư tưởng ỷ


24
lại tự nhiên còn nặng; năm là mọi người để cuộc sống tự bng trơi mà chưa
có ý thức cải tạo tự nhiên.
Ni: Trâu, bị, lợn, dê, gà, vịt và ngựa. Riêng ngựa thì chỉ có một phần
ba số hộ ni, vì ngựa vừa đắt lại chăm sóc khó, nhà nào có ngựa đã là kinh tế
khá giả rồi, cịn bị chỉ vài nhà có, vì bị chủ yếu là ni lấy thịt; trâu thì chủ
yếu là ni làm sức kéo cày bừa, nhưng cũng chỉ có hai phần ba số hộ có trâu
ni thơi. Ngày nay, vẫn cịn những con vật ni truyền thống, duy chỉ có lợn
là ni thêm lợn trắng, lợn lai và thức ăn tăng trọng cho lợn.
+ Kinh tế thủ công nghiệp - thương nghiệp
Làng Mướng Và khơng có người làm nghề rèn đúc. Cơng cụ sản xuất
tồn mua của người Mơng ở các làng xung quanh.
Nghề dệt vải bông chủ yếu là dệt để gia đình tự dùng hoặc để trao đổi
hàng nơng sản với người Mông, người Dao. Nghề dệt ở đây không phát triển
và cũng chưa trở thành hàng hóa để đem lại thu nhập. Do đó chỉ có khoảng
hai phần ba số hộ có khung cửi và một năm có một hai tháng là có bơng dệt,
vì bơng khơng tự trồng được mà phải mua của người Dao, người Tày ở khu
vực hạ huyện.
Nghề thêu: nếu nói là nghề thì khơng có, nhưng các cơ gái Giáy biết
thêu mặt gối, mũi giày (hài), rèm cửa buồng theo mẫu giấy cắt để cho mình
hoặc giúp bạn bè khi có việc; các cơ gái Mơng thì thêu cổ áo, tay áo cho mình
bởi vì những sản phẩm thêu đó chưa bao giờ bán và mua.
Nghề chạm khắc: Ngày xưa chỉ có một người làm thợ chạm bạc, nhưng
cũng chỉ đánh được vòng cổ, vịng tay, hoa tai, nhẫn. Ngày nay khơng có ai
biết làm nữa, do đó có thể khẳng định là làng Mường Và khơng có nghề chạm
bạc bởi vì người thợ bạc ngày xưa đó cũng chỉ là biết làm, ai đó có nhu cầu
thì đến nhờ và trả cơng cịn người thợ khơng phải thu nhập cho gia đình bằng

nghề đó.


×