Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tai lieu tap huan ky nang song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.45 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÀI LIỆU CHO GIÁO VIÊN VỀ TẬP HUẤN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH. Ngày 6 tháng 12 năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LỜI MỞ ĐẦU UNESCO đã đề xuất 4 trụ cột của việc học của thế kỉ XXI là: H " ọc để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định". Với mục tiêu học rộng như vậy, chúng ta thấy trong hành trang vào đời của các em học sinh còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt các kỹ năng sống. Trong hàng trăm kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ em, chúng ta cần lựa chọn những kỹ năng sống nào phù hợp để hướng dẫn các em là điều không dễ. Cũng cần nói thêm rằng kỹ năng sống chỉ hình thành thông qua rèn luyện, không ai có thể dạy kỹ năng sống trong một vài buổi học. Các lớp học kỹ năng sống thực chất là dạy các em nhìn nhận vấn đề, gợi mở để các em suy nghĩ và cung cấp cho các em một số cách thức rèn luyện trong cuộc sống. Tài liệu tập huấn cho tập huấn viên (TOT) về kỹ năng sống cho trẻ em này sẽ giúp các bạn học viên có kiến thức nền tảng về tâm lý trẻ em, những nguyên tắc tập huấn cho trẻ em, nội dung cơ bản của các kỹ năng sống mà trẻ em cần học. Tập tài liệu này có 4 phần:  Phần thứ nhất: Khái quát về các kỹ năng sống.  Phần thứ hai: Nội dung các kỹ năng sống cơ bản thuộc các nhóm kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm chủ cảm xúc.  Phần thứ ba: Sơ lược một số vấn đề tâm lý trẻ em từ 11 -> 14 tuổi mà các THV cần biết để vận dụng, thiết kế chương trình và tiến hành tập huấn cho phù hợp và có hiệu quả.  Phần thứ tư: Một số phương pháp và kỹ năng tập huấn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỤC LỤC. Phần 1 1. 1 1. 2 1. 3 Phần 2 2. 1 2. 1. 1 2. 1. 2 2. 1. 3 2. 1. 4 2. 2 2. 2. 1 2. 2. 2. 2. 2. 3. 2. 2. 4. 2. 3. 2. 3. 1. 2. 3. 2. 2. 3. 3. 2. 3. 4. 2. 4. 2. 4. 1. 2. 4. 2. 2. 4. 3. 2. 4. 4. 2. 5. 2. 5. 1. 2. 5. 2. 2. 5. 3. 2. 5. 4. 2. 6. 2. 6. 1. 2. 6. 2. 2. 6. 3. 2. 6. 4. 2. 6. 5. 2. 7. 2. 7. 1. 2. 7. 2. 2. 7. 3. 2. 7. 4. 2. 8.. Nội dung Lời nói đầu KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG SỐNG Kỹ năng sống là gì? Tại sao phải dạy kỹ năng sống Phân loại các kỹ năng sống NỘI DUNG MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CƠ Kỹ năng ra quyết định Khái niệm kỹ năng ra quyết định Các bước ra quyết định Những điều nên và không nên khi ra quyết định Bài tập thực hành Kỹ năng tư duy có phê phán Khái niệm tư duy có phê phán Những điều cần có của tư duy có phê phán Tình huống ứng dụng Bài tập thực hành Kỹ năng từ chối Khái niệm Những lưu ý khi từ chối Nội dung kỹ năng từ chối Bài tập thực hành Kỹ năng quyết đoán Khái niệm kỹ năng quyết đoán Những khái niệm cần phân biệt Rèn luyện kỹ năng quyết đoán Bài tập thực hành Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ cá nhân Khái niệm Nội dung kỹ năng Con đường xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Bài tập thực hành Kỹ năng hợp tác Khái niệm kỹ năng hợp tác Dấu hiệu hợp tác 5 yếu tố hợp tác thành công 3 điều lợi của sự hợp tác Bài tập thực hành Kỹ năng vận động Khái niệm kỹ năng vận động Tiến trình vận động Phương pháp vận động Bài tập thực hành Kỹ năng quản lý stress. Trang 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. 8. 1. 2. 8. 2. 2. 8. 3. 2. 9. 2. 9. 1. 2. 9. 2. 2. 10. 2. 10. 1. 2. 10. 2. 2. 10. 3. 2. 10. 4. Phần 3 3. 1. 3. 2. 3. 2. 1. 3. 2. 2. 3. 3. Phần 4 4. 1. 4. 2. 4. 3. 4. 3. 1. 4. 3. 2. 4. 3. 3. 4. 3. 4.. Khái niệm kỹ năng quản lý stress Biểu hiện của stress Chiến lược hoá giải stress Kỹ năng làm chủ cảm xúc - tình cảm Khái niệm Kỹ năng làm chủ cảm xúc Kỹ năng tăng cường định hướng nội lực Khái niệm Tại sao phải tăng cường định hướng nội lực? Cách xác định định hướng nội hay ngoại Rèn kỹ năng định hướng nội lực NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRẺ EM Dạy học và tập huấn Những con đường học tập của trẻ em Con đường nhận thức Con đường tình cảm Những điều THV cần lưu ý PHƯƠNG PHÁP VÀ Kỹ NĂNG TẬP HUẤN Phương pháp tập huấn Điểm mạnh, điểm yếu của các phương pháp tập huấn Kỹ năng tập huấn Kỹ năng tham gia Kỹ năng quán sát Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng hỏi.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC KỸ NĂNG SỐNG 1.1 Kỹ năng sống là gì? . Kỹ năng là khả năng biết làm, biết thực hiện điều gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh mà không cần một sự nỗ lực quá lớn.. Ví dụ: Một người có khả năng giao tiếp có hiệu quả trong mọi tình huống mà không cần ai khuyến khích, nhắc nhở được gọi là người có kỹ năng giao tiếp. . Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp người ta học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho trẻ em những kỹ năng thiết yếu khác nhau.. Ví dụ: Trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long cần được dạy kỹ năng bơi lội, đi xuồng, ghe... hơn là kỹ năng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Trẻ em đường phố cần được dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng từ chối (khi được mời thử ma tuý, bỏ học...) 1.2 Tại sao phải dạy kỹ năng sống? Tổ chức Văn hoá - Khoa học - Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra 4 trụ cột của việc học tập ở thế kỉ XXI đó là: Học để biết ( learn to know), học để làm ( learn to do), học để cùng chung sống (learn to live toghether) và học để tự khẳng định bản thân (learn to be)..  Khái niệm học cũng như mục tiêu của sự học là rất rộng. Tuy nhiên, với chương trình, nội dung và phương pháp học ở nhà trường hiện nay của chúng ta, trẻ em chủ yếu là học được nhiều kiến thức (học để biết). Còn việc học để biết làm (biết hành động), học cách để chung sống và đặc biệt là học để tự khẳng định … còn nhiều hạn chế. Dạy trẻ em các kỹ năng sống là góp phần bổ sung sự thiếu hụt những điều các em còn ít được dạy ở nhà trường, ở gia đình.  Không chỉ trẻ em, mà cả người trưởng thành cũng cần có những kỹ năng sống thiết yếu. Việc học kỹ năng sống không bao giờ là muộn và phải được học suốt đời, dưới nhiều hình thức khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.3 Phân loại kỹ năng sống Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống.  Dựa vào môi trường sống:  Kỹ năng sống tại trường học  Kỹ năng sống tại gia đình  Kỹ năng sống tại nơi làm việc  Dựa vào các lĩnh vực tâm lý:  Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán…  Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động…  Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát… PHẦN 2: NỘI DUNG CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN 2.1. Kỹ năng ra quyết định. 2.1.1. Khái niệm kỹ năng ra quyết định? Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra. Kỹ năng ra quyết định là tổng hoà một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp chúng ta:  Đạt được mục đích đã đề ra trong học tập, trong cuộc sống ở gia đình và nhà trường cũng như cuộc sống tương lai.  Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt. 2.1.2. Các bước để đưa ra một quyết định Mỗi ngày một người phải ra hàng chục các quyết định khác nhau. Có những công việc không quan trọng, ít ảnh hưởng tới cuộc sống, chúng ta cần quyết định nhanh chóng. Với những quyết định quan trọng, bạn cần suy nghĩ kỹ theo các bước sau:  Bước 1: Hiểu vấn đề Để hiểu rõ vấn đề, bạn hãy đặt câu hỏi: “Ta cần quyết định điều gì?” và tự trả lời. Ví dụ: Vấn đề cần quyết định của bạn là “Có nên gặp ông trưởng phòng giáo dục huyện tại nhà riêng của ông ấy không?”  Bước 2: Nhận định các giải pháp Bạn cần suy nghĩ và liệt kê tất cả các tình huống có thể xảy ra: Ví dụ:  Không đi gặp hôm nay.  Đi gặp hôm nay nhưng không tại nhà, mà ở quán cà phê.  Để ngày mai tới nhà.  Chỉ cần gọi điện thoại trao đổi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>    . Đi gặp hôm nay tại nhà, nhưng đi với một người quen của ông ấy. Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối cho mỗi lựa chọn Bước 4: Lựa chọn một phương án phù hợp nhất với bạn. Bước 5: Thực hiện quyết định của mình, chịu trách nhiệm và điều chỉnh quyết định nếu thấy cần thiết.. 2.1.3 Những điều “nên” và “không nên” khi ra quyết định. Những điều “nên”    . Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ những sai lầm của bạn nữa.. Những điều “không nên”     . Không nên có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn. Không nên vội vàng quyết định, trừ khi thật cần thiết. Cần tuân thủ theo 5 bước khi đưa ra quyết định. Không nên làm những điều mà “làm cũng được, không làm cũng chẳng sao”. Không lên lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi, nhưng không giải quyết được vấn đề. Không nên né tránh, chần chừ khi cần ra quyết định. Bạn hãy dũng cảm ra quyết định cho bản thân và chịu trách nhiệm trước quyết định ấy. Không làm điều gì, không quyết định được một vấn đề gì… không phải là người “khôn ngoan” mà là người “chậm chạp”.. 2. 1. 4. Bài tập thực hành. Hãy suy nghĩ, cân nhắc và ra quyết định cho các tình huống sau: a) Bạn đang có chỗ làm tốt ở một tổ chức phi chính phủ. Có một ông anh họ đề nghị bạn chỉ cần chi chút ít tiền là anh ấy có thể giúp bạn vào biên chế nhà nước, công việc nhàn hơn, nhưng cũng ổn định hơn. Bạn xin anh ấy 3 ngày để suy nghĩ và trả lời có chấp nhận đề nghị này hay không. b) Bạn đang có người yêu là người bạn học cùng đại học. Hai bạn đã tính đến hôn nhân, tuy nhiên khó khăn là ở chỗ bạn đang làm việc ở Hà Nội, còn cô ấy làm ở Nghệ An. Bạn lại chưa có nhà ở Hà Nội, thu nhập của bạn lại khiêm tốn, việc mua nhà riêng là vô cùng khó khăn. Có một người bạn gái Hà Nội là con một, gia đình cô ấy giàu có, rất quý mến bạn. HỌ nói bóng gió rằng nếu bạn cưới con gái họ, bạn sẽ "có tất cả". Bạn không yêu cô gái ấy, nhưng cũng có cảm tình chút ít. Bạn đang suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc giữa hai.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phương án: Bỏ người yêu để kết hôn với cô gái Hà Nội hay duy trì tình yêu với cô gái đã gắn bó từ lâu. c) Bạn muốn lồng ghép Cpa vào các hợp phần khác nhau của chương trình phát triển vùng nhưng sếp của bạn lại nói: “Làm vừa vừa thôi, có hoạt động là được. Không cần phải mất nhiều thời gian như thế. Hình thức thôi”. Bạn đã thuyết phục sếp nhiều lần cũng như thuyết phục các đồng nghiệp phụ trách các dự án khác nhưng mọi người chỉ cười chê bạn. Bạn đang suy nghĩ đắn đo, cân nhắc giữa việc làm tốt công việc theo lương tâm nghề nghiệp của mình hay làm theo ý sếp và đồng nghiệp để mọi người chấp nhận bạn và đồng thời để công việc dễ dàng hơn. 2.2. Kỹ năng tư duy có phê phán . 2.2.1. Khái niệm Tư duy có phê phán (hay còn gọi là tư duy phê phán) là một kỹ năng trong đó cá nhân chủ động xem xét lại vấn đề mà người khác hay nhiều người đã chấp nhận. Tư duy phê phán được xây dựng trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của riêng cá nhân cộng với những bằng chứng xác đáng mà cá nhân đó thu được, cuối cùng đưa ra kết luận mới: Chấp nhận hay phản bác lại những gì người khác đã cho là "hiển nhiên". Ví dụ: Nhiều người cho rằng: "Lấy vợ, lấy chồng cùng tuổi sẽ khó có sự hoà hợp về thể xác và tinh thần lâu dài, từ đó dẫn tới những bất hạnh. Nên lấy vợ kém 5 - 10 tuổi". Bạn nghi ngờ kết luận này. Bạn tìm mọi dẫn chứng, lý lẽ để kiểm tra lại lời khẳng định trên. Cuối cùng bạn kết luận câu nói trên là không chính xác với những dẫn chứng, lý lẽ, lập luận phù hợp. 2.2.2. Những điều cần có của tư duy có phê phán.  Luôn luôn biết đặt câu hỏi nghi vấn "có đúng là vậy không"?  Kĩ năng quan sát.  Biết thu thập thông tin, bằng chứng, lý lẽ để khảo sát lại mọi vấn đề.  Nhận thức vấn đề.  Lý giải được vấn đề.  Xác định được nguyên nhân, hậu quả, hệ quả của vấn đề.  Kiên định giá trị cá nhân 2.2.3. Tình huống ứng dụng Giả sử có một niềm tin rằng: "Chỉ có học vấn cao mới là con đường duy nhất dẫn đến thành công". Các bước thao tác tư duy có phê phán sẽ là:  Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn.  Có đúng vậy không?  Vậy những người không học đại học đều thất bại sao?  Có ai học đại học mà vẫn không thành công?  Có cách nào không học đại học mà vẫn thành công không?  Bước 2: Quan sát. Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai không học đại học mà vẫn hạnh phúc, có ai học đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy chỉ ra một vài ví dụ thực tế:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>    .   . .      .  . Anh H là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia đình khó khăn, vợ con coi thường. Chị L học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy là chủ tịch của một tập đoàn kinh tế lớn. Ông Bill Gate là tỉ phú nhưng không phải là tiến sĩ. Ông K chưa một ngày bước chân đến cổng trường đại học nhưng vẫn là người chế tạo ra máy gieo hạt. Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận. Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người, không có khái niệm thành công (hay hạnh phúc, bất hạnh, nổi tiếng, giàu có…) chung cho tất cả mọi người. Học vấn cao là một "khởi đầu thuận lợi", nhưng không nhất thiết là điều kiện quyết định thành công. Có nhiều con đường dẫn tới thành công nhờ vào sự nỗ lực tìm đúng hướng đi của cá nhân. Ít học vấn sẽ gặp khó khăn nhất định trong một số lĩnh vực chuyên môn sâu, nhưng không có nghĩa là thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. (Bà nội tôi không biết chữ, nhưng bà là một "chuyên gia" về văn hoá ứng xử…). Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề. Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì? Ai là người tin vấn đề này? tại sao người ta lại nói, lại tin như vậy? Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì? Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân. Tôi cho rằng: "Thành công là khi…", "Không phải nhiều tiền, có chức quyền là thành công", " Thành công là khi ta nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng, sở trường của mình và đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực mình lựa chọn". Bước 6: Khẳng định lại. Như vậy không phải cứ học vấn cao là chắc chắn có thành đạt!. 2. 2. 4. Bài tập thực hành. Hãy sử dụng kĩ năng tư duy phê phán để xem xét các vấn đề sau: a) Phụ nữ khéo léo hơn đàn ông trong công việc bếp núc. b) Vợ chồng cùng nghề tốt hơn khác nghề. c) Nam giới làm công tác phát triển tại ADP phù hợp hơn nữ giới d) Phụ nữ làm dự án Cpa tốt hơn nam giới..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. 3. Kỹ năng từ chối. 2. 3. 1. Khái niệm. Kỹ năng từ chối là "nghệ thuật nói không" với những điều người khác đề nghị, nhưng bản thân mình không thích, không muốn, không có khả năng thực hiện, nhưng lại không làm tổn thương lớn tới mối quan hệ vốn có. Ví dụ:  Từ chối cho người khác vay tiền (vì người này hay vay tiền bạn bè mà không trả)  Từ chối khi được mời thử uống rượu, dùng ma tuý, QHTD  Từ chối nhận nhiệm vụ quá sức với mình.  Từ chối nhận quà khi nó có giá trị "trên mức tình cảm". 2.3.2. Những lưu ý trong kỹ năng từ chối.  Từ chối rất khó, nhất là từ chối những người mà bạn yêu mến, kính trọng hay mang ơn.  Kĩ năng từ chối không chỉ là biết "nói không" khi được đề nghị, mà phải làm sao cho người khác không dám hay không có cơ hội đề nghị.  "Không muốn" và "không nên" là hai vấn đề khác nhau. Từ chối điều không muốn dễ hơn từ chối điều bạn cũng muốn, cũng thích, nhưng không nên… 2.3.3. Nội dung kỹ năng từ chối • Biết mình là ai: Cứng rắn hay dễ bị lung lay? Kiên định hay cả nể? Sống có nguyên tắc hay dễ bị lôi kéo? • Biết giá trị cá nhân của mình: Bạn mong muốn điều gì nhất? (giá trị cá nhân là những điều ta cho là quan trọng nhất trong cuộc đời và dồn mọi tâm sức để đạt được và duy trì nó) • Chia sẻ giá trị cá nhân của mình với mọi người (nhất là người thân cận nhất, thương yêu nhất) • Phòng từ xa hơn nước đến chân mới nhảy. • Không muốn điều gì thì đừng bao giờ trao đổi về điều đó. (đừng tâm sự với người khác là bạn chưa bao giờ được thử cảm giác ma tuý/ đừng bao giờ khoe rằng người nọ, người kia đã QHTD. Người khác có thể hiểu lầm rằng bạn “đang gợi ý” họ) • Không hứa hẹn dịp khác, không nói lý do vòng vo. (VD: Hôm nay em sợ, hôm nay tôi không muốn, rất tiếc mình đang bận!). Người khác nghĩ rằng bạn đồng ý, nhưng vào dịp khác. • Thông cảm và hiểu biết: (Nói: Em biết anh rất muốn điều đó, nhưng quả thật em không thể nào giúp anh được… dễ chiụ hơn nói: Em cực ghét trò đó!) • Không phê phán và miệt thị, dạy dỗ người khác. Bạn không muốn, nhưng người khác muốn, họ có “giá trị cá nhân” riêng của họ. • Đừng nói “không” ngay khi người ta vừa cất lời. Hãy nói mềm mỏng hơn rằng: “Tôi biết rằng...”, “Em không thể vì...”..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> •. Đừng “trầm trọng hoá vấn đề”: Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng “nhiễm” cơn nóng của họ hoặc đừng “đổ dầu vào lửa”. Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn. • Thành thật với chính mình, không ai thương bạn hơn bạn, hạnh phúc của bạn là do chính bạn quyết định. Đừng vì sợ mất đi hay tổn thương một mối quan hệ nào đó mà phải chấp nhận những điều mình không muốn hay chưa muốn. Bạn cũng cần được tôn trọng! 2.3.4. Bài tập thực hành. Hãy tập từ chối các trường hợp sau: a/ Bạn được tổ chức WV giao thêm công việc hỗ trợ dự án Cpa. Bạn cũng cảm thấy thích công việc đó nhưng lịch làm việc hiện tại của bạn đã quá tải nên bạn không thể nhận thêm. b/ Đối tác địa phương đề nghị dự án hỗ trợ địa phương tổ chức trại hè cho trẻ em với một ngân sách rất lớn nhưng thực tế hoạt động này không hoàn toàn vì lợi ích tốt nhất cho trẻ và để trẻ được tham gia một cách có ý nghĩa và hiệu quả. Bạn thấy số tiền đó có thể dùng cho các hoạt động khác tốt hơn cho trẻ. 2. 4. Kỹ năng quyết đoán. 2. 4. 1. Khái niệm. Kĩ năng quyết đoán (kiên quyết, quả quyết) là khả năng diễn đạt cảm xúc, tình cảm của bản thân, bảo vệ quyền của mình nhưng không làm tổn thương đến cảm xúc và quyền của người khác. Ví dụ:  Bạn đã hứa với trưởng phòng của bạn là sẽ hoàn thành công việc sau 3 ngày, nhưng ông ấy lại gọi điện, bắt ép bạn hoàn thành sớm hơn. Bằng mọi lý lẽ, bạn quyết tâm bảo vệ lời hứa của mình mà thủ trưởng không thể giận bạn được.  2/3 số cán bộ trong cơ quan muốn được đi nghỉ mát ở Nha Trang. Bạn là một trong những người không muốn đi Nha Trang, mà muốn đi Vũng Tàu. Bạn không bị số đông lôi kéo, nhưng cũng không khiến họ phật lòng. Họ vẫn đi Nha Trang, còn bạn chờ dịp khác để đi Vũng Tàu. 2. 4. 2. Những khái niệm cần phân biệt.  Quyết đoán không phải là bảo thủ: Quyết đoán là khi bạn thấy ý kiến của mình là đúng, kiên quyết bảo vệ nó, nhưng không phê phán ý kiến của người khác. Bảo thủ là khi bạn nhận ra mình sai, nhưng không thừa nhận, mà vẫn kiên trì bảo vệ ý kiến ấy.  Quyết đoán không phải là thô bạo: Bạn quyết đoán không có nghĩa là phải hùng hổ đe nẹt người khác, bắt người khác nghe theo ý kiến của mình. Nếu người ta không chấp nhận thì tức giận, phá ngang.  Quyết đoán trái hẳn với thụ động, trông chờ: Người quyết đoán bao giờ cũng có suy nghĩ chín chắn, có chủ kiến, không ỉ lại, trông chờ, a dua theo số đông..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. 4. 3. Rèn luyện kỹ năng quyết đoán.  Hãy ý thức về quyền của mình.  Bạn có quyền thể hiện, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình, có quyền bảo vệ cho ý kiến của mình, chấp nhận mọi hậu quả xảy ra.  Bạn có quyền thay đổi suy nghĩ của mình.  Bạn có quyền thuyết phục người khác, nhưng không có quyền áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.  Bạn có quyền mắc sai lầm (vì ai cũng có lúc mắc sai lầm) và có quyền chịu trách nhiệm về những sai lầm ấy.  Bạn có quyền suy nghĩ và quyết định độc lập.  Bạn có quyền nói "tôi không biết", "tôi không hiểu", "tôi không quan tâm vấn đề này".  Cách thức rèn luyện kỹ năng quyết đoán.  Tập nói thẳng: Điều này làm cho lời nói của bạn đơn giản và chân thật. Đừng nghĩ những nhu cầu của mình là tội lỗi.  Hãy dùng đại từ "tôi": Bạn nên làm chủ lời nói của mình. Thay vì nói "Có vẻ tôi cần giúp đỡ" hãy nói "Tôi mong bạn giúp tôi". Thay vì nói "Ở đây khó chịu quá" hãy nói "Tôi không thích ở đây".  Tìm cách thông tin điều mình muốn nói: Nếu điều bạn nói không được chú ý đến, hãy nói lại và đừng tỏ ra giận dữ. Hãy phát biểu như ban đầu cho đến khi được đón nhận.  Tỏ ra thấu hiểu: Hãy để người khác biết bạn đang lắng nghe và cảm thông họ, ví dụ: "Tôi hiểu rằng bạn muốn khoá tập huấn diễn ra sớm hơn, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đến tháng sau".  Tận dụng ngôn ngữ cơ thể: Luôn để ý đến điệu bộ bản thân. Hãy luôn đứng thẳng, vững vàng và nhìn vào mắt người đối diện. 2. 4. 4. Bài tập thực hành. Hãy thể hiện là một người quyêt đoán (kiên định) trong các trường hợp sau:  Bạn đang bận rộn với công việc của mình, một người bạn gọi điện thoại kể lể rằng cô ấy buồn chán, rỗi rãi, chẳng có việc gì làm, muốn "buôn dưa lê" cho đỡ buồn.  Trưởng chương trình phát triển vùng đánh giá bản Performance Review của bạn không công bằng.  Một cơ quan mời bạn tham gia giảng dạy cho một khoá tập huấn đúng với chuyên môn của bạn, nhưng thời gian đó bạn lại bận rộn với một khoá học khác. Họ đề nghị bạn huỷ bỏ khoá kia để thực hiện khoá học này và hứa sẽ trả thù lao cao hơn. 2. 5. Kỹ năng xây dựng, duy trì và phát triển mối qaun hệ với người khác (interpersonal skills) 2. 5. 1. Khái niệm. Kĩ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa người với người là khả năng của một người thiết lập và duy trì những mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với người khác, nhằm làm phong phú thêm đời sống tinh thần, hỗ trợ nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp bạn thành công hơn, cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bạn không thể duy trì và phát triển mọi mối quan hệ, bởi các mối quan hệ càng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, có những mối quan hệ rất quan trọng, bạn phải học kĩ năng xây dựng và duy trì chúng. Ví dụ: Mối quan hệ bạn bè, trong gia đình, với thầy cô giáo, với thủ trưởng và đồng nghiệp, với những người có mối quan hệ công việc hay tình cảm. 2. 5. 2. Nội dung của kỹ năng.  Nắm vững quy luật cảm xúc - tình cảm.  Đồng cảm.  Xây dựng lòng tin  Lắng nghe tích cực  Phong cách giao tiếp  Tiếp xúc và xây dựng được mối quan hệ với những đối tượng khó tính  Kiên định  Giải toả xung đột. Nắm vững quy luật của cảm xúc - tình cảm.  Quy luật chai dạn của cảm xúc  Quy luật tương phản.  Quy luật pha trộn của tình cảm  Quy luật chuyển dịch của tình cảm  Quy luật lấn át của tình cảm  Quy luật hình thành tình cảm giữa người với người. Đồng cảm. Là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề hay ứng xử, hành động. Xây dựng lòng tin.  Cùng chung mục tiêu, chí hướng.  Có sự cam kết chặt chẽ, lời nói đi đôi với việc làm. Lắng nghe tích cực.  Nghe để đồng cảm.  Nghe để hiểu.  Nghe không có nghĩa chỉ là im lặng.  Nghe cả những điều chưa nói. Phong cách giao tiếp.  Có nhiều phong cách giao tiếp khác nhau: Phong cách mệnh lệnh, phong cách tâm tình, phong cách hài hước. Với mỗi đối tượng khác nhau phải vận dụng các phong cách giao tiếp khác nhau.  Lưu ý vấn đề văn hoá, tôn giáo, dân tộc, truyền thống, địa phương, giới tính. Giao tiếp với "người khó tính".  Những người khó tính trong giao tiếp thường là những người hay gây sự, cau có, hay phàn nàn, trịch thượng, khiêu khích, kiêu ngạo…  Không có "người khó tính", chỉ có chưa tìm ra đúng "con đường" để dẫn tới trai tim họ, mở lối cho giao tiếp mà thôi. 2. 5. 3. Con đường xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.  Biết thoả mãn nhu cầu chính đáng của người khác, bạn sẽ thành công..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>     . Kỹ năng thiết lập điểm chung giữa những người cùng trong mối quan hệ. Tôn trọng, đề cao, khen ngợi người khác là bí quyết nắm giữ trái tim người đó. Kỹ năng làm mới bản thân để duy trì sự "hấp dẫn" lâu dài. Kỹ năng gieo và vun trồng kỷ niệm. Chân thành là "mẹ đẻ" của thành công trong việc xây dựng và duy trì, phát triển các mối quan hệ giữa người với người.. 2. 5. 4. Bài tập thực hành. Hãy xây dựng kế hoạch chinh phục tình cảm và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với:  Thủ trưởng  Đồng nghiệp nữ (nam)  Bạn ở cùng phòng (trọ)  Cô bạn (anh bạn) cũ học cùng phổ thông.  Một người bạn mới quen trên chuyến tàu Bắc - Nam  Một đối tác địa phương, có ảnh hưởng đến tiến độ dự án mà bạn đang đảm nhiệm.  Một người bạn nước ngoài gặp gỡ trong dịp Hội thảo khoa học. 2. 6. Kỹ năng hợp tác. 2. 6. 1. Khái niệm.  Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.  Thỉnh thoảng có một ý tưởng là cần thiết, thỉnh thoảng cần đưa ra ý tưởng của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta cần được chỉ dẫn và cần nghe theo một ý tưởng. Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.  Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tôi có khả năng tạo ra sự hợp tác.  Sự can đảm, quan tâm, chăm sóc, sẵn sàng đóng góp là chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác. 2. 6. 2. Dấu hiệu của sự hợp tác.  Có chung mục đích  Cộng đồng trách nhiệm  Công việc được phân công phù hợp với năng lực của từng người  Chấp hành kỷ luật, tuân theo những quy định chung và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của người đứng đầu (điều phối viên)  Một người vì mọi người, mọi người vì một người.  Chia sẻ nguồn lực và thông tin.  Khích lệ tinh thần tập thể hơn là đề cao sự ganh đua.  Hành động nhiều hơn lời nói. 2. 6. 3. Năm yếu tố thành công trong hợp tác. Có thể khái quát bằng từ BUILD ( Xây dựng)  B: (Biuld) Xây dựng mục tiêu chung để tất cả cùng biết..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> U: (Unite) Đoàn kết, tin cậy I: (Insure) Đảm bảo mọi người đều có việc vừa tầm, vừa sức, phù hợp với khả năng.  L: (Look) Nhìn người khác làm và lắng nghe người khác nói để phối hợp nhịp nhàng.  D: (Develop) Phát triển các kỹ năng khác trong hợp tác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ liên cá nhân. 2. 6. 4. Ba điều lợi của hợp tác. ( so với cạnh tranh, thi đua)  .

<span class='text_page_counter'>(16)</span>   . Tăng cường sức mạnh: Ba người dại hợp lại thành người khôn/ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Thắt chặt quan hệ: Trong khi hợp tác, tình đoàn kết, sự cảm thông, tinh thần tập thể được hình thành và phát triển. Điều chỉnh tâm lý: Giảm cá nhân chủ nghĩa; tăng cường sự tương trợ, giám bớt kiêu căng, tự phụ; tăng tính tự tôn, tự khám phá bản thân của mỗi người.. 2. 6. 5. Bài tập thực hành. Với người lớn:  Khiêng bàn ghế.  Cùng vẽ chung một bức tranh.  Nấu ăn ( cả nhóm hợp tác làm một bữa cơm)  Dàn nhạc Với trẻ em:  Trò chơi: Gấp báo  Trò chơi: Chuyền bóng  Trò chơi: Lấy bóng trên cao 2. 7. Kỹ năng vận động. (Advocacy skills) 2. 7. 1. Khái niệm. Vận động là quá trình tác động tới cá nhân hay một nhóm người, một tổ chức xã hội hay chính quyền nhằm làm cho họ hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó, từ đó có thái độ ủng hộ hay tham gia vào các hoạt động, các chiến dịch, phong trào nào đó. 2. 7. 2. Tiến trình vận động. Tiến trình vận động bao gồm 5 bước.. Đánh giá kết quả vận dộng Tiến hành vận động. Xác định vấn đề cần vận động. Lên kế hoạch vận động. Xác định đối tượng vận động. 2. 7. 3. Phương pháp vận động.  Hình thành mạng lưới (nhóm) hoạt động. Để vận động các cá nhân, tập thể, các tổ chức hay chính quyền ủng hộ một chủ trương nào đó, cần có một mạng lưới. Mạng lưới bao gồm những thành viên tích cực nhất, những người nòng cốt. Từ nhóm nòng cốt này, tư tưởng sẽ được loang ra theo.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> phương pháp "vết dầu loang" tới những cá nhân và nhóm xã hội khác. VD: Xây dựng nhóm tình nguyện; câu lạc bộ bạn giúp bạn; nhóm vận động bảo vệ môi trường... Vận động hành lang. (lobby) Vận động hành lang là tổng hợp các biện pháp không chính quy tác động tới một cá nhân hay nhóm người có uý tín nào đó để gây ảnh hưởng hoặc lôi kéo họ ủng hộ, tạo điều kiện cho công việc diễn ra tốt đẹp hơn. Để tiến hành vận động các cá nhân có uy tín này theo phương pháp hành lang, có thể làm một số công việc sau:  Viết thư ngỏ, gọi điện thoại.  Viếng thăm trực tiếp nhằm gây cảm tình, từ đó tranh thủ sự ảnh hưởng.  Tận dụng mọi cơ hội gặp gỡ, tiếp cận ( trong cuộc họp, trong giờ giải lao ở hành lang, tận dụng mối quen biết cá nhân...) .  Giáo dục nâng cao nhận thức. Từ việc cung cấp kiến thức cho người ta hiểu, dần dần sẽ thay đổi thái độ và hành vi. Các hình thức giáo dục nâng cao nhận thức có thể là:  Tổ chức cuộc họp  Truyền thông qua tờ rơi, bản tin, loa truyền thanh, áp phích  Tổ chức buổi cổ động. Huy động mọi người tham gia hành động. Đi đôi với phương pháp giáo dục nâng cao nhận thức là việc huy động nhiều người tham gia để tạo bầu không khí và gây sức ép của đám đông với những cá nhân khác (chưa ủng hộ, chưa tham gia) VD: Bên cạnh việc tuyên truyền về ý nghĩa của việc học các kĩ năng sống cho học sinh, vận động nhà trường, gia đình và các tầng lớp nhân dân ủng hộ, cần phải tiến hành tổ chức các lớp tập huấn ngay tại địa phương để mọi người được "mục sở thị". Thông qua các lớp học này, những thành viên tham gia sẽ tuyên truyền, vận động, lôi cuốn những người khác chú ý tới phong trào này. . 2. 7. 4. Bài tập thực hành. Lên chương trình và lựa chọn phương pháp để:  Vận động các gia đình không bắt con bỏ học sớm, động viên các em trở lại trường.  Vận động bà con trong thôn xóm thực hiện nếp sống văn minh.  Vận động toàn dân bảo vệ rừng  Vận động Ban giám hiệu trường X ủng hộ các hoạt động của dự án.  Vận động thủ trưởng cho mình đi học nước ngoài  Vận động các em học sinh tham gia lớp học vẽ mới mở 2. 8. Kỹ năng làm chủ (quản lý) sự căng thẳng.(stress managing) 2. 8. 1. Khái niệm.  Stress là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa từ môi trường bên ngoài. Vì thế, có.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> . thể coi stress là “một đáp ứng tích hợp sinh học-tâm lý-xã hội đối với những sự kiện được xem là có tính thách thức và đòi hỏi những kỹ năng ứng phó của đương sự”. Có hai loại stress khác nhau tùy theo tính chất thách thức của sự kiện và sự nhận định chủ quan của đương sự:  Stress tích cực: Là loại stress xảy ra trong hoàn cảnh đương sự chấp nhận đương đầu với những thách thức của hoàn cảnh và mang lại những trải nghiệm tích cực cho đương sự. Thường xảy ra trong khi cá nhân phấn đấu học tập, làm việc, đầu tư, kinh doanh, thi đấu thể thao…  Stress tiêu cực: Là loại stress xảy ra khi đương sự đối đầu với những sự kiện gây nguy hại, đáng sợ, và mang lại những trải nghiệm tiêu cực cho đương sự.. 2. 8. 2. Biểu hiện của stress..       . Cơ thể Mệt mỏi Đổ mồ hôi Chóng mặt Đau cơ bắp Tim đập nhanh Da tái Đau đầu. .      . Tư duy Khó tập trung suy nghĩ Tư duy chậm chạp Lẫn lộn Tiêu cực, hoài nghi. Hoang tưởng Mất lòng tin. Hồi tưởng chuyệntiêu cực.. .   .  .  . Tình cảm Cảm xúc thay đổi nhanh chóng. Hồi hộp, lo lắng, sợ hãi. Mặc cảm có lỗi. Hoang mang, thiếu định hướng. Chán đời. Tự đổ lỗi cho bản thân. Mất phương hướng Có ý nghĩ đến tự tử. .      . Hành vi Ăn không ngon, ngủ không yên. Hay tranh luận. Rút lui Co người lại Phóng đại THiếu năng động Tìm bia rượu, ma tuý, thuốc ngủ.. 2. 8. 3. Chiến lược hoá giải stress. Khi đối đầu với một sự kiện gây stress, đương sự sẽ cố gắng “hóa giải” sự nguy hại hoặc lên kế hoạch phòng tránh sự đe dọa. Có hai đích điểm chính của quá trình ứng phó:  Thay đổi bản thân.  Xem xét lại mục tiêu cuộc sống: không được cái này, có thể chọn lựa cái khác không? Có thể sẽ từng bước đến thành công, còn bây giờ không phải là mình thất bại, chỉ là "thành công bị trì hoãn"….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> . . . Xem xét lại khả năng của bản thân và có sự điều chỉnh: cố gắng hơn hoặc bỏ bớt công việc, trút bớt gánh nặng? Mình có thể cố gắng được bao lâu nữa? Có cần cố thêm chút nữa hay không? Hay là nghỉ ngơi một chút rồi… lại tiếp tục? Xem xét và điều chỉnh phương pháp: hình như mình không dốt, nhưng chưa biết cách học tập, làm việc. Có lẽ mình ôm đồm quá. Từ mai sẽ giảm bớt thời gian học tập, nhưng học đến đâu hoàn thành dứt điểm đến đó… Điều chỉnh nhịp sống, xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý..  Thay đổi môi trường.  Tìm người để trò chuyện, giải toả tâm lý căng thẳng.  Tìm người tư vấn, hỗ trợ tâm lý.  Những chiến lược khác.  Hãy lắng nghe người khác nhận xét về mình: Bạn chưa chắc đã nhận ra những dấu hiệu mình bị stress.  Tập suy nghĩ tích cực: Sinh - lão - bệnh - tử, gặp gỡ - chia ly; thành công - thất bại… là chuyện bình thường xảy ra trong đời sống con người. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, hãy sống với hiện tại…  Học cách yêu bản thân: Không ai yêu bạn bằng chính bạn, vì vậy hãy học cách chiều chuộng bản thân. Đừng vì bất cứ điều gì mà bỏ qua những sở thích, thói quen tốt vốn có của mình.  Hãy thay đổi, làm mới bản thân:  Đi chơi, đi dạo, đến thăm bạn bè, chơi thể thao, viết thư, viết nhật kí, viết blog… hay những gì bạn muốn.  Cắt tóc, thay đổi mốt, làm mới hình ảnh của bạn.  Duy trì các mối quan hệ cũ, mở rộng các mối quan hệ mới.  Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ ở người khác.  Tập suy nghĩ theo lối "AQ":  Không đỗ ư? Chẳng phải một mình mình như thế.  Bạn phải chia tay với một người bạn ư? Không sao, thỉnh thoảng viết thư thăm hỏi nhau cũng hay.  Bạn bị ốm ư? Đây cũng là dịp để hiểu thêm tấm lòng bạn bè và cảm nhận sự chăm sóc của người thân. Chú ý: Cần phân biệt cách suy nghĩ này với thói vô trách nhiệm, sống không có chủ kiến, mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật!  Mẹo nhỏ:  Tập thư giãn, Yoga  Cầu nguyện với Chúa, chia sẻ với những người bạn đồng đức tin, củng cố đức tin.  Làm từ thiện: (Khi bạn tặng người khác một bông hồng, tay bạn cũng thơm lây!) 2. 9. Kĩ năng làm chủ cảm xúc - tình cảm. (Emotions managing skills) 2. 9. 1. Khái niệm..

<span class='text_page_counter'>(20)</span>   . Cảm xúc ( emotion): Là phản ứng của con người trước tác động của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. (VD: Tức giận, sung sướng, tự hào, xấu hổ, đau buồn, thất vọng…) Tình cảm (feeling): Là thái độ của bạn đối với sự vật, hiện tượng xung quanh mà chúng tác động tới bạn, tạo ra những thay đổi ở bạn. (VD: Tình yêu, lòng tốt, lòng căm thù, tình bạn, tình yêu nước, lòng yêu thiên nhiên...) So sánh khái niệm cảm xúc và tình cảm.. Cảm xúc  Tự nhiên, bột phát ngay khi có một đối tượng nào đó tác động.. Tình cảm  Hình thành dần dần dưới tác động qua lại của con người với sự vật, hiện tượng  Là thái độ, mang nhiều nét văn hoá - xã hội  Lắng đọng, sâu sắc.  Là phản ứng, mang nhièu nét sinh học  Mạnh mẽ, mãnh liệt, đôi khi bùng phát thành "cơn" (VD: Cơn giận lôi đình, cơn cuồng nộ)  Kĩ năng làm chủ cảm xúc. Là khả năng của một người biết điều chỉnh tần suất, cường độ thể hiện cảm xúc sao cho nó không gây tác hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Thử suy ngẫm:  Cả giận mất khôn  Ghen quá hoá rồ (vui quá hoá rồ)  Nhút nhát để mất cơ hội  "Mải vui quên hết lời anh dặn dò" 2. 9. 2. Kỹ năng làm chủ cảm xúc.  Kỹ năng nhận diện cảm xúc. Cảm xúc có hai dạng: tích cực và tiêu cực. Cảm xúc tích cực giúp ta phấn chấn, hăng hái, vui vẻ, thoả mái. Cảm xúc tiêu cực khiến ta lo lắng, mặc cảm, xấu hổ, đau khổ. Một cảm xúc có thể là tiêu cực hay tích cực tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ:  Đau khổ khi mất người thân là một cảm xúc tích cực, còn thờ ơ, trơ táo trước hoàn cảnh ấy mới là cảm xúc tiêu cực.  Làm việc xấu mà vẫn bĩnh tĩnh, vui vẻ, sung sướng lại là cảm xúc tiêu cực. Biết xấu hổ, cảm thấy mặc cảm khi ấy lại là cảm xúc tích cực.  Kỹ năng làm chủ cảm xúc.  Liệu pháp hoá chất. Khi ta giận dữ, sung sướng, thất vọng, hay buồn khổ, trong não ta tiết ra những hoá chất tương ứng. Như vậy, để làm chủ cảm xúc của mình, ta cũng có thể dùng "liệu pháp hoá chất" khác nhau: Tập thể dục, thể thao, vận động khiến cơ thể tiết ra thứ hoá chất làm bạn "dễ chịu", nó khiến tâm trạng bạn trở nên vui vẻ. Vì vậy, nếu buồn chán, hãy chạy, nhảy, đi bộ, đá bóng, hay lao động tay chân.  Thức ăn cũng giúp cho bạn bình ổn tâm trạng. Có người ăn hoá quả, có người ăn sôcôla thấy mình khoan khoái. Nhưng ăn vặt lại khiến bạn khó chịu đấy. Bạn mới là người biết mình ăn gì để … thích. .

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Âm nhạc nhẹ nhàng, khiến tâm hồn thư thái. Âm nhạc vui vẻ, khoẻ khắn giúp tâm trạng bạn bớt u sầu.  Suy nghĩ tích cực: Hãy tập nghĩ về những điều tích cực, dù là nhỏ nhất, sẽ khiến bạn dễ chịu hơn khi thất vọng. Ví dụ: Bạn muốn thi đỗ thủ khoa, nhưng bạn lại chỉ đứng thứ 2, thậm chí là "đội sổ". Bạn hãy liệt kê những suy nghĩ sau:  Thôi, đây cũng là cơ hội "thử sức"  Mình có thể thắng lợi ở lần sau. Thua keo này ta bày keo khác.  Mình cũng đã cố gắng hết sức.  Dù sao mình cũng không bỏ cuộc như bạn Tý ( Tèo)  Ba mươi chưa phải là Tết, lần sau mình cố gắng nhiều hơn, tin rằng sẽ thắng lợi.  Làm chủ cảm xúc bằng tự nói với mình.  Mình hay giận, hay ghen tỵ, hay nổi nóng, đó cũng là những cảm xúc bình thường của con người, nhưng mình sẽ chế ngự nó, không để nó "làm chủ" mình.  Những cảm xúc tiêu cực rồi sẽ qua đi thôi. Sớm muộn mình cũng bình tĩnh trở lại.  Mình phải nói với ai đó về cảm xúc của mình còn hơn cứ ôm ấp nó trong lòng, còn cảm thấy khó chịu hơn.  Làm chủ cảm xúc bằng cách nói với người khác.  Nói với mọi người về cảm xúc của mình: Mình đang rất thất vọng về bản thân sau kì thi vừa rồi!  Nói với chính người đã làm bạn vui, bạn buồn, bạn bị tổn thương: Sự giúp đỡ của bạn hôm qua làm mình vui quá, cả đêm hôm qua không ngủ, toàn nghĩ đến bạn/ Quả thật, tớ rất giận cậu vì cậu đã không tôn trọng tớ…  Nói về cảm xúc của mình với một người bạn tin cậy (thầy cô giáo, cha mẹ, bạn lớn tuổi, bạn thân nhất…)  Nhờ vả người khác: Cậu làm sao giúp mình với, mình đang phát điên lên đây!  Làm chủ cảm xúc bằng cách tác động vào cơ thể mình.  Hít mạnh, thở sâu, kiềm chế thở ra trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó thở ra hết không khí một cách từ từ, bạn sẽ lấy lại bình tĩnh hơn.  Đánh lạc hướng suy nghĩ.  Làm một việc gì đó để giải toả sức lực, bạn sẽ nguôi cơn nóng giận hay thất vọng. . L A M C H U C A M X U C.            . Làm việc gì đó Ăn cũng giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn Mình sẽ cố gắng Có nhiều người có thể giúp bạn Hít mạnh, thở sâu U buồn, tức giận rồi sẽ qua - Hãy nói với mình như thế Cởi mở lòng mình Ai cũng có những lúc như thế này! Mình sẽ đi đâu đó cho khuây khoả Xin lời khuyên Uống một cốc nước, mình sẽ nguôi giận Cơ hội đang ở phía trước!.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. 10. Kỹ năng tăng cường định hướng nội lực. (Skills for increasing internal locus of control) 2. 10. 1. Khái niệm.  Kiểm soát định hướng là mức độ một cá nhân nhận thức rằng mọi kết quả, thành công của cuộc sống là do chính bản thân mình hay do những yếu tố từ bên ngoài tác động.  Định hướng nội lực (internal locus of control): Là thái độ của một người luôn luôn tin tưởng ở sức mình, coi mọi nỗ lực của bản thân là yếu tố quyết định của thành công. Khác với người có định hướng ngoại lực - là người cho rằng tất cả nhờ sự may rủi, do yếu tố cơ hội hay sự trợ giúp từ bên ngoài. 2. 10. 2. Tại sao phải tăng cường định hướng nội lực?  Bạn là điều bạn nghĩ, bạn làm được điều bạn dự định và cố gắng.  Thiên tài do 99% lao động + 1% năng lực.  May mắn chỉ là hãn hữu, bạn mới là tất cả.  Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên! Lợi ích của định hướng nội lực. Nhìn chung, một người có định hướng nội lực sẽ:  Cố gắng để cải thiện tình hình của mình.  Có hướng để phấn đấu đạt mục tiêu của cuộc sống.  Tích cực, chủ động học tập để nâng cao kiến thức, kĩ năng của bản thân.  Khi gặp thất bại sẽ cố gắng phân tích, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.  Tham gia tích cực hơn trong mọi hoạt động. 2. 10. 3. Cách xác định định hướng nội lực hay định hướng ngoại lực. TT 1a 1b 2a 2b 3a 3b 4a 4b 5a 5b. Mệnh đề Thất bại chủ yếu do bạn đã mắc sai lầm. Không may mắn dẫn tới những thất bại trong cuộc sống. Bất ổn chính trị và chiến tranh xảy ra ở những nơi con người không biết tôn trọng quyền của mình và không tôn trọng quyền của người khác. Dù mọi người có cố gắng đến đâu thì chiến tranh và bất ổn vẫn cứ xảy ra. Gái có công, chồng không phụ May mắn là mẹ của thành công. Bài bạn làm tốt thì dù thầy giáo có yêu quý hay không, bạn vẫn đạt điểm cao Được thầy giáo yêu quý nên bạn sẽ được điểm cao Nếu có năng lực, sớm muộn người đó cũng tạo dựng được cơ hội trở thành thủ lĩnh. Muốn trở thành lãnh đạo phải gặp thời cơ và đúng nơi, đúng chỗ.. Lựa chọn.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 6a 6b 7a 7b 8a 8b 9a 9b 10a 10b 11a 11b 12a 12b 13a 13b 14a 14b. Nếu bạn tốt với mọi người, mọi người sẽ yêu quý bạn. Dù bạn tốt đến đâu cũng vẫn có nhiều người ghét bạn. Bạn có thể ngăn ngừa điều không hay xảy ra. Nếu điều gì phải xảy ra, nó sẽ xảy ra, bạn chẳng thể nào ngăn cản được nó. Nếu bạn chuẩn bị tốt, bạn sẽ hoàn thành bài phỏng vấn. Chuẩn bị kĩ hay không cũng vậy thôi, biết người ta hỏi cái gì mà chuẩn bị. Bạn cố gắng làm việc hết mình sẽ được trả công xứng đáng. Quan trọng là sự thân quen: Nhất thân, nhìn quen mà! Nếu bạn đặt mục tiêu rõ ràng và cố gắng để đạt mục tiêu đó thì bạn sẽ thành công. Có nhiều điều xảy ra bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của bạn, bởi: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên! Yếu tố may rủi trong cuộc sống chỉ là thứ yếu, quan trọng là ý chí quyết tâm và làm việc hết mình. Cuộc đời như một trò chơi, ai may thì thắng, ai rủi thì thua. Bạn đối xử với người ra sao sẽ được đối xử lại như vậy. Người ta có nhiều động cơ, mục đích khác nhau trong giao tiếp, chẳng biết thế nào mà vừa lòng mọi người. Bạn luôn cảm thấy cuộc đời bạn diễn ra đúng như bạn dự định. Có quá nhiều điều xảy ra bất ngờ, không theo ý muốn của tôi. Tôi cô đơn vì tôi không cố gắng làm thân với mọi người. Tôi cô đơn vì mọi người xa lánh tôi.. Nếu bạn chọn nhiều phương án a hơn phương án b, bạn là người có định hướng nội lực. Ngược lại, bạn chọn nhiều đáp án b, bạn là người định hướng ngoại lực. 2. 10. 4. Làm gì để tăng cường định hướng nội lực?  Thiết lập mục tiêu sống hợp lý trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức. Đừng quên lứu ý đến những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra.  Lập kế hoạch cuộc sống của bạn. Đừng quên chỉ ra công việc cần làm cụ thể, xác định nguồn lực cá nhân, chỉ ra biện pháp khắc phục khó khăn.  Nâng cao kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giải quyết vấn đề để bạn tự tin hơn và chủ động đối phó với những gì xảy ra.  Tập thói quen tự vấn (self talk): Mỗi khi có chuyện xảy ra, hãy tập hỏi "Tại sao lại như vậy?", "Mình có trách nhiệm đến đâu?"… Khi không có sự lựa chọn nào khác hay thấy bế tắc, không thể tiến lên, bạn hãy lùi lại và tự hỏi: "Lẽ nào đã hết cách?".  Học cách không đổ lỗi cho người khác, không đổ lỗi cho khách quan, hoàn cảnh. Trong mọi tình huống hãy biết "tiên trách kỉ, hậu trách nhân". Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm! PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ CẦN CHÚ Ý KHI TẬP HUẤN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 3. 1. Sự khác nhau giữa dạy học (teaching) và tập huấn (training). Dạy học (teaching) - Tính khái quát cao. - Thiên về dạy kiến thức (Knowledge based) - Học sinh, sinh viên - GV chủ động hơn - Thuyết trình của giáo viên là quan trọng.           . Tập huấn ( training) - Tính chuyên biệt, chuyên môn sâu. - Thiên về dạy kĩ năng ( Skill based). - Tham dự viên, học viên - Học viên chủ động hơn - Sự tham gia và dựa vào kinh nghiệm vốn có của học viên là quan trọng. Giáo viên và tập huấn viên giống nhau: Có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực của mình. Kĩ năng giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời (non - verbal) Tự tin Tinh thần hợp tác Kiên nhẫn Biết sử dụng các phương tiện dạy học đa dạng. Lôi cuốn sự tham gia. Yêu quý người học Óc hài hước Quán xuyến lớp học. Là nhà tổ chức tốt (các hoạt động học tập). 3. 2. Con đường học tập của trẻ em. 3. 2. 1. Con đường nhận thức.  Từ trực quan đến trừu tượng: Hãy bắt đầu từ cái nhìn thấy, nghe thấy, sau đó nâng lên tầm "khái quát", "kết luận"  Tự cụ thể đến khái quát: Từ ví dụ cụ thể gần gũi với cuộc sống, nâng lên thành "lý thuyết chung".  Từ làm đến hiểu: hãy cho học sinh được chơi, được tham gia, rồi các em sẽ hiểu. Cái hiểu như thế sâu sắc và nhớ lâu hơn.  Từ thích thú đến tự giác: Trẻ chỉ học cái gì chúng thấy thích thú. Nếu vì bắt buộc mà phải học sẽ chỉ là "học hộ người lớn". Vì vậy, lớp học phải vui, rộn rã tiếng cười, không cần "trật tự tuyệt đối".  Nghe sẽ quên, nhìn sẽ nhớ, làm sẽ hiểu: Dạy kĩ năng là dạy chọ học sinh hiểu, từ đó sẽ chủ động luyện tập, dần dần mới hình thành kĩ năng. 3. 2. 1. Con đường tình cảm.  Thích làm người lớn: Hãy cho các em cơ hội làm người lớn, được đóng vai "thầy giáo", "cha mẹ". Hãy cho các em những trọng trách lớn: Làm lớp trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng, đội trưởng để các em được khẳng định bản thân.  Thích được tôn trọng: Hãy để các em được tự quyết nhiều điều như thời gian bắt đầu, giải lao, kết thúc buổi học. Tự các em được xây dựng nội quy, đưa ra hình thức kỉ luật đối với người vi phạm. Đừng nói các em sai, hãy nhắc các em "nghĩ lại", "xem xét lại"..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> . . . Dễ thay đổi tâm trạng: Vui vẻ, nhiệt tình rồi lại "ỉu xìu" ngay. Phải tạo ra hứng thú liên tục, điều chỉnh giọng nói, đôi khi phải hài hước… mua vui. Bên cạnh động viên khuyến khích, đừng ngại "năn nỉ", vì HS cảm thấy mình được chú ý, được quan tâm, "có giá". Dù sao chúng vẫn là "trẻ con", nên đừng quên kết hợp DẠY và DỖ. Tự ái cao: Hãy công bằng trong nhận xét, đánh giá, hãy sử dụng từ ngữ mềm dẻo khi nhận xét, chủ yếu là động viên. Ngay cả khi thi đua, cũng nên xem xét sự cố gắng của cả bên thua. Nhạy cảm giới tính: Lưu ý khi chia nhóm, phân tổ, kết đôi. Trẻ cấp II không hồn nhiên như HS cấp I, cũng không hưng phấn thích thú như HS cấp III khi tiếp xúc với bạn khác giới. Lưu ý các trò chơi "Vợ chồng", không tạo ra những tình huống phải ôm ấp, đụng chạm, nắm tay nhau quá nhiều, có thể trẻ rụt rè, e ngại, khó xử, nhất là bạn gái.. 3. 3. Những điều cần lưu ý.  Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng.  Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.  Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng.  Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.  Giờ học chỉ là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.  Đừng nói ngay những gì bạn muốn nói. Hãy hỏi học sinh trước khi bạn đưa ra câu trả lời. Khi phải cân nhắc giữa khen và chê, hãy lựa chọn khen. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng.  Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm.  Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn.  Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời - chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc - chúng sẽ bị khước từ.  Bạn giỏi chuyên môn: BẠN LÀ THỢ DẠY  Bạn thấu hiểu trẻ con: BẠN LÀ NGƯỜI THẦY. PHẦN THỨ 4: PHƯƠNG PHÁP & KỸ NĂNG TẬP HUẤN 4. 1. Các phương pháp tập huấn..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>       . Giảng bài (thuyết trình) Trình chiếu. Thảo luận nhóm lớn ( cả lớp) Làm việc nhóm nhỏ. Trò chơi đóng vai. Nghiên cứu tình huống. Trò chơi học tập.. 4. 2. Điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp tập huấn. PP Mô tả Thuyết THV dùng lời để trình của giảng giải, giải THV thích hay đơn giản là cung cấp thông tin (độc thoại). Trình chiếu. Điểm mạnh - Giữ cả lớp tập trung vào một việc. - Kiểm soát được thời gian. - Phù hợp với những lớp học đông người, bàn ghế chật chội, không thể tổ chức được các HĐ khác. - Trực quan, sinh động. - Tạo hứng thú. - Cung cấp mô hình tư duy.. THV trình chiếu cho HV quan sát những hình ảnh, mẫu phiếu, những ý chính, sơ đồ, tóm tắt bài học… Thảo luận THV đưa ra vấn đề, - Nhanh chóng, thuận cả lớp yêu cầu cả lớp suy tiện, phù hợp với nghĩ và cho ý kiến những vấn đề đơn giản, cần sự thống nhất nhanh. Thảo luận Chia lớp thành các - HV được tham gia nhóm nhỏ nhóm nhỏ, mỗi tối đa. nhóm có một bài - Có cơ hội chia sẻ và tập riêng, hay tất cả học hỏi giữa các HV. các nhóm đều - Giờ học sôi nổi chung một chủ đề để thảo luận Trò chơi HV nhập vai để thể - Tạo hứng thú cho đóng vai hiện một số tình HV. huống xảy ra trong - Khơi nguồn sáng cuộc sống tạo. - Học được từ tình huống "gần như thật" Nghiên cứu THV đưa ra tình - Thu hút sự quan tâm tình huống huống, yêu cầu HV của HV.. Điểm yếu - Gây buồn tẻ với trẻ vì chúng thụ động. - GV khó đánh giá việc tiếp thu (hiểu) của học sinh. - Không phù hợp với tập huấn kĩ năng.. - Mất nhiều thời gian chuẩn bị trước. - Cần thận trọng và kiểm soát kĩ lưỡng các thông tin trình chiếu ( bởi với HS, đó là chuẩn mực) - Ít người được tham gia phát biểu. - Không khuyến khích học viên tích cực (cha chung không ai khóc!) - Cần nhiều thời gian. - Khó kiểm soát thời gian, khó quán xuyến hoạt động của tất cả các nhóm. - Dễ thay thế thảo luận nhóm bằng một hai thành viên tích cực. - Khó kiểm soát thời gian. - Hạn chế sự tham gia của nhiều HV. - HV dễ đùn đẩy nhau tham gia. - Cần chuẩn bị kĩ lưỡng tình huống từ trước..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> suy nghĩ và ra quyết - Định hướng giải định quyết vấn đề trong tình huống thật. - Có thể quan sát lớp và kiểm soát thời gian. Trò chơi HV tham gia một - Vui vẻ, hứng thú, học tập trò chơi, từ trò chơi nhiều người được đó gợi ra những ý tham gia. tưởng, tình huống - Học viên nhớ lâu, phục vụ cho việc hiểu sâu sắc nội dung học một nội dung học qua việc tham gia nào đó. trò chơi. - HV quá tập trung vào giải quyết nội dung, nên lớp học có thể căng thẳng.. - Lựa chọn trò chơi để có thể gợi mở tình huống học tập không dễ, đòi hỏi THV năng động, sáng tạo. - Cần có hệ thống câu hỏi dẫn dắt để gợi mở suy nghĩ cho HV, bởi tình huống học tập "ẩn" trong trò chơi, không dễ phát hiện.. 4. 3. Kỹ năng tập huấn. Có 4 kỹ năng cần sử dụng trong khí tiến hành tập huấn.  Kỹ năng tham gia.  Kỹ năng quan sát  Kỹ năng lắng nghe  Kỹ năng đặt câu hỏi 4. 3. 1. Kỹ năng tham gia. Kĩ năng tham gia là những kĩ năng thể hiện về thái độ, cử chỉ, hành vi của THV với HV, sao cho HV cảm thấy họ được quan tâm, được giao tiếp, được tôn trọng..     . Nên Vị trí của bạn phải hướng về cả lớp Đi về phía học viên, đứng cạnh họ, lẫn vào với họ. Mỉm cười với từng người. Đi lại quanh lớp, dừng lại ở các nhóm ( khi có thảo luận nhóm) Dùng lời lẽ tự nhiên, nét mặt biểu cảm khi nói với học viên..        . Không nên Chằm chằm nhìn vào tài liệu, bảng biểu hay bản trình chiếu trên bảng. Quay lưng lại phía cả lớp quá lâu. Nhìn chằm chằm vào một vài đối tượng. Lơ đãng nhìn ra ngoài, hay nhìn lớp học với một ánh mắt mệt mỏi. Đứng quá xa các HV Đứng chết một chỗ. Đứng cạnh một HV quá lâu Liên tục nhìn đồng hồ. 4. 3. 2. Kĩ năng quan sát. Là kĩ năng nhận biết, đánh giá những gì xảy ra trong lớp học, để từ đó có những điều chỉnh hay quyết định đúng đắn đối với bài học. THV có thể quan sát nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, ngôn ngữ không lời của HV để đoán nhận tâm trạng của họ, từ đó quyết định.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> tiếp tục hay dừng bài học, cần "hâm nóng" lớp học hay tổ chức một trò chơi, hay cho học sinh nghỉ giải lao... Một số gợi ý khi quan sát..                . Quan sát thấy gì? HV mỉm cười, gật gù. Ánh mắt chăm chú. Miệng há nhẹ HV ngồi hướng người về phía THV Ngáp vặt Nhìn lơ đãng ra ngoài Nói chuyện riêng, cấu chí nhau. Rung đùi Ngồi ngả người ra sau Xem đồng hồ Cau có Lắc đầu, gãi đầu Gây ồn ào Bĩu môi Nhìn lơ đãng, trống rỗng Tránh giao tiếp bằng mắt. Dự đoán tình hình HV hiểu bài, hứng thú với nội dung bài học, nhiệt tình, say mê Thờ ơ với bài giảng, buồn chán với nội dung, mệt mỏi với cách thức tập huấn.. Hỗn loạn, khó chịu, phản đối, bất hợp tác. Điều chỉnh của THV. Khi quan sát thấy những điều nói trên, THV cần có những điều chỉnh phù hợp để phát huy sự tích cực, khắc phục những tiêu cực trong lớp học. Quán sát thấy Và.. Hãy làm lớp... Nhiệt tình, - Đa số hứng thú, chỉ có - Tiếp tục giảng bài. Sẽ hỏi 1 - 2 HV kia sau. hứng thú, 1 - 2 HV không như vậy Hoặc: hiểu bài... - Dừng lại ít phút, đặt câu hỏi và hỏi 1 - 2 HV kia xem họ có hiểu bài không, sau đó tiếp tục bài. Buồn chán - Đa số như vậy - Hãy nghỉ giải lao, chơi một trò chơi khởi động, xem xét lại phương pháp TH của mình. - Tiếp tục bài giảng, sẽ trao đổi với 1 - 2 HV - Chỉ có 1 - 2 HV như thế kia sau. Khó chịu, - Đa số như vậy - Dừng lại, đặt câu hỏi cho HV xem họ có hỗn loạn, bất hiểu, có đồng ý, có muốn tiếp tục hay nghỉ? bình - Xem lại phương pháp TH của mình 4. 3. 3. Kỹ năng lắng nghe. Là khả năng thâu tóm được thông tin bằng lời nói do người khác nói và thể hiện cho người ta biết bạn đã quan tâm, lắng nghe ra sao bằng những hình thức phản hồi khác nhau. Lắng nghe không có nghĩa là im lặng! Kỹ năng lắng nghe bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>   . . Nhìn về phía người nói. Có những cử chỉ động viên, khuyến khích người nói như gật gù, mỉm cười, tán thưởng hay nói: "Em nói đi, tôi đang nghe em nói đấy!" Phản hồi thông tin: Nói tóm tắt lại điều người ta đã nói bằng ngôn ngữ của mình để khẳng định mình đã nghe đúng và cũng cho người nói cơ hội kiểm tra lại thông tin mình đã nói. VD nói: Em nói rằng... có phải không? Có những lời nhận xét ngắn gọn về thông tin người khác vừa nói. VD nói: Em nói rất đúng, rất ấn tượng. Tránh trường hợp im lặng hoặc ngắt lời.. 4. 3. 4. Kỹ năng đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi có vai trò quan trọng trong tập huấn. Câu hỏi có thể:  Giúp bạn biết HV đã có những kiến thức nào, họ mong muốn học điều gì.  Mời học viên tham gia hoặc giải quyết các vấn đề của bài học.  Cho bạn những phản hồi tốt về khả năng tiếp thu của HV.  Giúp HV tự đánh giá bản thân. Kỹ năng hỏi có 3 bước:  Đặt câu hỏi.  Nghe trả lời câu hỏi.  Phản hồi câu trả lời Hai dạng câu hỏi. Dạng câu hỏi Câu hỏi đóng. Câu hỏi mở. Mô tả - Đòi hỏi câu trả lời bằng 1 từ ( Có hay không, rồi hay chưa, đúng hay sai…). Ví dụ. - Em đã bao giờ gặp tình huống này chưa? - Ở trường các em có được học kĩ năng giao tiếp không? - Các em muốn nghỉ giải lao hay tiếp tục học? - Khuyến khích suy nghĩ, - Tại sao em cho rằng HS cần học các kĩ tìm câu trả lời có tính năng sống? diễn giải, trình bày, giải - Kĩ năng làm việc nhóm có lợi gì cho thích làm rõ vấn đề. chúng ta? - Hãy giải thích vì sao nhiều HS học rất giỏi ở trường, nhưng lại hay thất bại trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống thường ngày?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×