Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa bảo tồn và phát huy giá trị sách cổ dân tộc dao ở tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 164 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

TRẦN ĐỨC TOÀN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
SÁCH CỔ NGƯỜI DAO Ở TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Quản lý Văn hoá
Mã số: 60 31 73

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HỮU SƠN

Hà Nội, 2011


2

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ và hướng dẫn
của các thầy cô giáo, tơi đã hồn thành luận văn của mình.
Trước hết, với những tình cảm trân trọng và sâu sắc nhất, tôi xin chân
thành cảm ơn TS. Trần Hữu Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và
chỉ bảo tận tình cho tơi từ khi xác định đề tài, lập đề cương cho đến khi hoàn
thiện luận văn.


Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học - Trường
Đại học Văn Hóa Hà Nội và các thầy, cơ giáo tham gia giảng dậy trong suốt
q trình học tập.
Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lào Cai, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ tơi trong q trình hoàn thiện
luận văn.
Luận văn dù được hoàn thành nhưng vẫn cịn có nhiều hạn chế, rất
mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2011
Tác giả
Trần Đức Toàn


3

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
MỤC LỤC

1

BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

3

MỞ ĐẦU


4

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ
SÁCH CỔ NGƯỜI DAO TỈNH LÀO CAI

10

Những vấn đề lý luận chung về bảo tồn và phát huy di sản

10

1.1.1

Khái niệm về quản lý và quản lý Nhà nước

10

1.1.2

Khái niệm về văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

12

1.1.3

Khái niệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

18


Tổng quan về sách cổ người Dao ở tỉnh Lào Cai

20

1.2.1

Sơ lược về người Dao tại Lào Cai

20

1.2.2

Khái niệm về sách cổ người Dao

23

1.2.3

Sách cổ người Dao và chất liệu cấu thành

25

1.2.4

Phân loại sách cổ người Dao

30

1.2.5


Sách cổ người Dao một loại hình di sản văn hóa

33

Chương 2. GIÁ TRỊ CỦA SÁCH CỔ NGƯỜI DAO VÀ
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SÁCH CỔ NGƯỜI DAO Ở
LÀO CAI

38

Mơi trường văn hóa và giá trị sách cổ người Dao ở Lào Cai

38

2.1.1

Môi trường văn hóa sách cổ người Dao

38

2.1.2

Nhu cầu sử dụng sách cổ của người Dao ở Lào Cai

43

2.1.3

Sách cổ người Dao với giá trị là một nguồn tư liệu sử học


47

2.1.4

Sách cổ người Dao với giá trị là một kho tàng tri thức văn hóa,
nghệ thuật dân gian

49

Thực trạng sách cổ người Dao tại Lào Cai hiện nay

51

2.2.1

Hiện trạng sách cổ người Dao hiện nay

51

2.2.2

Vấn đề thất thoát sách cổ và nguyên nhân của sự thất thoát
sách cổ

53

1.1

1.2


2.1

2.2


4

2.3

Thực trạng quản lý sách cổ người Dao tại Lào Cai

55

2.3.1

Các cơ chế chính sách của tỉnh Lào Cai về quản lý và bảo tồn
di sản

55

2.3.2

Sự phân cấp quản lý với di sản văn hóa ở Lào Cai

59

2.3.3

Vấn đề sưu tầm bảo quản sách cổ người Dao ở Lào Cai


63

2.3.4

Vấn đề tổ chức sử dụng và phát huy giá trị sách cổ người Dao

65

2.3.5

Hiệu quả thực tế của việc quản lý sách cổ người Dao ở Lào Cai
hiện nay

68

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SÁCH CỔ NGƯỜI DAO Ở
LÀO CAI

74

Các giải pháp bảo tồn sách cổ người Dao ở Lào Cai

74

3.1.1

Tạo dựng môi trường sinh hoạt và thực hành đáp ứng nhu cầu
sử dụng sách cổ người Dao


74

3.1.2

Thiết lập, xây dựng các cơ chế, chính sách cho việc bảo tồn và
phát huy sách cổ người Dao ở Lào Cai

75

3.1.3

Đẩy mạnh công tác tập huấn cho cán bộ cơ sở, tiếp tục nghiên
cứu, sưu tầm có chọn lọc sách cổ người Dao

81

3.1.4

Tăng cường xã hội hóa việc bảo tồn sách cổ ở Lào Cai

83

3.1.5

Giải pháp bảo tồn sách cổ người Dao trong các cơ quan quản lý
và chuyên môn tại Lào Cai

87

3.1.6


Bảo tồn sách cổ tại cơ sở và trong dân

96

Các giải pháp phát huy giá trị sách cổ người Dao

98

3.2.1

Tổ chức dạy các chữ Nôm, Dao

98

3.2.2

Tổ chức dịch thuật và các hội thảo chuyên ngành

99

3.2.3

Mở rộng đối tượng truy cập cơ sở dữ liệu về sách cổ người Dao

101

3.2.4

Tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề về cơ sở


102

KẾT LUẬN

106

Tài liệu tham khảo

109

Phụ lục

113

3.1

3.2


5

BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CP


Chính phủ

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

QĐ-TTg

Quyết định thủ tướng

QĐ-UB

Quyết định ủy ban

TS

Tiến sỹ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization


VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Dao là một dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Là dân tộc có nhiều phong tục tập quán đặc sắc, phong phú và đa dạng.
Đặc biệt, người dân tộc Dao có một truyền thống hiếu học lâu đời và cùng với
truyền thống hiếu học đó người Dao đã mượn hệ thống chữ của người Hán
(Trung Quốc) để làm cơ sở sáng tạo nên hệ thống chữ của riêng họ đó là chữ
Nơm Dao.
Người Dao đã sử dụng hệ thống chữ của mình, ghi chép lên giấy và
tạo nên những cuốn sách hoàn chỉnh, từ những cuốn sách dậy cho người
bắt đầu học chữ cho tới các loại sách truyện, thơ ca và các loại sách về tơn
giáo tín ngưỡng. Các loại sách này được người dân tộc Dao gìn giữ rất cẩn
thận, vị trí đặt của các cuốn sách này ln ở những vị trí trang trọng nhất,
đặc biệt là các loại sách cúng thường được đặt trong bàn thờ hoặc treo ở
ngay bên cạnh bàn thờ.
Nội dung của các cuốn sách của người Dao chủ yếu là những nội dung
cổ được truyền đời, được chép đi chép lại. Sách có thể được chép mới nhưng
nội dung lại là những nội dung có lịch sử lâu đời nên ta có thể gọi sách của

người Dao là sách cổ. Sách đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống cộng
đồng của các nhóm người Dao, có thể nói cả nền văn hóa người Dao đều ẩn
trong hệ thống sách của họ. Do vậy, ta muốn tìm hiểu về văn hóa dân tộc Dao
thì ngồi việc trực tiếp tham gia cùng họ thì việc nghiên cứu về sách cổ là một
trong những cách tiếp cận nghiên cứu.
Trước đây, việc học chữ Nôm Dao được người Dao rất chú trọng, những
thanh niên trai tráng khi trưởng thành việc học chữ Nôm Dao là một việc bắt


7

buộc trước khi được cử hành lễ cấp sắc công nhận trưởng thành. Tuy nhiên,
những năm gần đây việc học chữ Nơm Dao đã khơng cịn phổ biến. Trong
cộng đồng người Dao số người thực sự thông hiểu chữ Nôm Dao cịn lại rất
ít, việc truyền thụ lại chữ Nơm Dao tuy vẫn cịn ở một số nơi nhưng khơng
cịn phổ biến như trước.
Trong cộng đồng dân tộc Dao hiện nay số người biết đọc biết viết chữ
Nôm Dao hiện cịn rất ít, thường là những người đã có tuổi cao, số thanh
niên biết sử dụng chữ Nôm Dao không nhiều, theo số liệu khảo sát của quỹ
Ford cho thấy 86% số thanh niên người Dao và 62% trung niên tuổi từ 40 –
50 không biết đọc chữ Dao cổ, cho nên việc gìn giữ các loại sách của người
Dao gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong thời đại mới, trước những sự
ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, các loại hình sách cổ của dân tộc
Dao ngày một mất dần đi, chỉ còn lại một số các sách về tơn giáo tín
ngưỡng của người Dao là còn khá đầy đủ. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị
của sách cổ người Dao đang được đặt ra cấp thiết. Bên cạnh đó, chúng ta
cũng cần có những biện pháp quản lý phù hợp cả về mặt vĩ mô cũng như vi
mô để đảm bảo cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị sách cổ người Dao
đúng với đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc gìn giữ, bảo

vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Trong cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát
triển năm 2011) Đảng ta đã chỉ rõ rằng
Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ
nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng
phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa, ngơn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc[ 10 ].


8

từ đây đã cho thấy Đảng và nhà nước ta rất coi trọng các giá trị bản sắc văn
hóa của các cộng đồng dân tộc. Trong luật sửa đổi bổ sung một số điều của
luật di sản văn hóa năm 2009 điều 21 sửa đổi bổ sung đã nêu rõ: “ Nhà nước
bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam…” [20] như
vậy sách cổ người Dao với tư cách là một sản phẩm, một loại hình di sản văn
hóa độc đáo và có giá trị lớn xứng đáng có được sự quan tâm của mọi thành
phần xã hội và cần được quản lý, bảo vệ.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị
sách cổ dân tộc Dao ở tỉnh Lào Cai” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
chuyên ngành quản lý văn hóa của mình.
2. Tổng quan về nghiên cứu
Việc nghiên cứu và bảo tồn sách cổ là vấn đề đã được các nhà nghiên
cứu văn hóa nước ta đề cập tới khá sớm và hiện đang được triển khai thực
hiện ở nhiều tỉnh, nơi có người Dao sinh sống.
- Những năm 60 của thế kỉ XX trên tạp chí Dân tộc Học, nhà nghiên cứu
Trần Quốc Vượng đã có những bài viết tìm hiểu về lịch sử dân tộc Dao thông
qua các cuốn sách cổ như “Bình Hồng Khốn Điệp” của người Dao đỏ, “An
đàn thứ nhất bàn tập đoàn” của người Dao quần trắng cùng với các gia phả

của các ngành Dao ở một số tỉnh Tây Bắc.
- Đầu thập kỉ 70, 80 của thế kỉ XX, nhà dân tộc học Triệu Hữu Lý với lợi
thế của người bản địa, đã dịch và xuất bản các sách của người Dao như “Quá
Sơn Bảng văn”, “Bàn Vương Ca” sang tiếng Việt.
- Năm 1981, nhà nghiên cứu Hồng Hựu cơng bố bản báo cáo khoa học
“Bước đầu tìm hiểu về sách cổ, truyện cổ người Dao”. Đây có thể nói là cơng
trình nghiên cứu đầu tiên về sách cổ người Dao.


9

- Năm 1992, xuất hiện nghiên cứu về “Tiếng Dao” của hai nhà nghiên
cứu Mai Ngọc Chừ và Đoàn Thiện Thuật. Đây là cơng trình có thể nói là đầu
tiên nghiên cứu vể tiếng Dao và chữ Nôm của Người Dao một cách quy mô
và hệ thống.
- Năm 1995, nhà dân tộc học Trần Hữu Sơn có báo cáo về thực
trạng sách cổ của người Dao, nhu cầu dùng sách cổ và một số giá trị của
sách cổ người Dao. Năm 2001, Ông cho xuất bản cuốn sách “Lễ cưới
người Dao Tuyển”, năm 2005 xuất bản cuốn “Thơ ca dân gian người
Dao Tuyển”, trong đó nội dung chủ yếu được Ông khai thác trong các
cuốn sách cổ về dân ca Dao.
- Gần đây nhất, được sự tài trợ của quỹ Ford, nhà dân tộc học Trần
Hữu Sơn đã cùng với các cán bộ nghiên cứu sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch tỉnh Lào Cai tiến hành dự án “Sưu tầm, biên dịch và thí điểm tổ
chức một số lớp truyền dạy chữ Nôm - Dao cho thanh niên dân tộc Dao ở
Lào Cai” đây là một dự án lớn được tiến hành trong nhiều năm, sưu tầm
và biên dịch hàng trăm cuốn sách cổ của người Dao. Năm 2009, với kết
quả bước đầu của dự án, tiến sĩ Trần Hữu Sơn đã cho xuất bản bộ sách
cổ người Dao với 3 tập. Đây có thể nói là cơng trình nghiên cứu quy mô
và hệ thống nhất trong lịch sử nghiên cứu sách cổ người Dao ở nước ta.

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này của các học giả vẫn còn
để lại những vấn đề, những khoảng trống khi nghiên cứu về sách cổ của
người Dao. Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào khai thác nội dung
của sách cổ, một số có đề cập đến chữ Viết cúa người Dao, nhưng
khoảng trống cho vấn đề quản lý, bảo tồn và tìm hiểu thực trạng quản lý
sách cổ hầu như chưa có cơng trình nào nhắc tới. Chỉ có nghiên cứu của
tiến sỹ Trần Hữu Sơn trong cơng trình “sách cổ người Dao” có đề cập tới
một phần.


10

Đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị sách cổ người Dao ở tỉnh Lào
Cai” sẽ tiếp thu, kế thừa các thành quả của những nhà nghiên cứu đi
trước, cùng với thực trạng và nhu cầu sử dụng sách cổ hiện nay tại Lào
Cai để đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị sách cổ người
Dao một cách có chọn lọc, thận trọng, cố gắng đảm bảo được tính hợp
lý, phù hợp với hiện thực để có thể đạt được tính khả thi cao nhất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục Đích
Đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị sách cổ người Dao
một cách hợp lý và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
- Đánh giá thực trạng, nhu cầu sử dụng sách cổ người Dao hiện đang có
ở địa phương.
- Đánh giá việc quản lý sách cổ người Dao trên nhiều cấp độ quản lý.
- Khẳng định tính cấp thiết và quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn văn
hóa dân tộc Dao.
- Đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát huy một cách có hiệu quả
nhất đối với sách cổ người Dao ở Lào Cai

4. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sách cổ người Dao ở Lào Cai và vai trò, chức năng của sách cổ với đời
sống người Dao tại Lào Cai.
4.2. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu:
Tập trung phân tích vai trị của sách cổ người Dao trong đời sống sinh
hoạt của người Dao và thực trạng cơ chế quản lý hiện đang có tại địa phương.


11

Cùng với đó là các số liệu, thống kê về sách cổ người Dao của Bảo tàng tỉnh
Lào Cai và kho lưu trữ sách cổ của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào
Cai. Từ đó đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài luận văn này vận dụng chủ yếu là phương pháp tiếp cận
quan sát tham dự, trực tiếp khảo sát cùng với người dân tại địa điểm nghiên
cứu, trong quá trình cộng tác làm việc với quỹ Ford, người viết đã trải nghiệm
và ghi chép thực tế khi được tham dự với thời gian khá dài theo dự án về sách
cổ người Dao.
Ngồi ra, để có thể tìm hiểu các giá trị của sách cổ người Dao, luận văn
còn sử dụng một số các phương pháp liên nghành khác phụ trợ trong quá trình
nghiên cứu như phương pháp khảo sát thống kê lấy số liệu về sách cổ,
phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi để tìm hiểu các thơng tin, phương
pháp thảo luận nhóm để tìm tiếng nói chung của cộng đồng với một vấn đè
cịn đang gây tranh cãi và quan niệm khác nhau.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn
được chia làm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo tồn, phát huy di sản

và tổng quan về sách cổ người Dao ở tỉnh Lào Cai
Chương 2: Giá trị của sách cổ người Dao và thực trạng quản lý sách
cổ người Dao ở Lào Cai
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Bảo tồn và phát huy giá trị
sách cổ người Dao ở Lào Cai


12

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY
DI SẢN VÀ TỔNG QUAN VỀ SÁCH CỔ NGƯỜI DAO Ở TỈNH LÀO CAI

1.1. Những vấn đề lý luận chung về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
1.1.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước
Sách cổ người Dao có thể nói là một loại hình di sản văn hóa, nó
bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, ở đây ta chủ yếu xét đến giá trị
văn hóa phi vật thể của sách cổ người Dao. Sự phân biệt di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể đối với sách cổ người Dao khơng phải có thể tách
rời nhau mà chúng gắn liền với nhau, nếu tách hai khái niệm này ra thì
việc nghiên cứu sách cổ người Dao hay văn hóa người Dao sẽ dẫn tới sự
thiên lệch về một mặt và gây khó khăn cho q trình quản lý. Bởi vậy, để
có thể bảo tồn và phát triển sách cổ người Dao chúng ta phải cần có một
phương thức quản lý cụ thể và chi tiết.
Quản lý có rất nhiều các khái niệm, cách hiểu khác nhau, quản lý
trong xã hội nói chung đó là q trình tổ chức điều hành các hoạt động
nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy
luật khách quan. Với cách hiểu rộng như vậy, ta có thể thấy được rằng để
có thể có tìm được các biện pháp quản lý hiệu quả nhất, phù hợp nhất đối
với di sản văn hóa thực sự rất khó khăn cho những người làm công tác

bảo tồn di sản. Vấn đề đưa ra khi tiến hành các công tác quản lý đó là
nhân tố con người và đối tượng được quản lý, chỉ có sự kết hợp giữa các
nhân tố con người vì một mục tiêu chung thì mới phát huy được hiệu quản
quản lý rõ rệt nhất chính vì vậy phải có sự thống nhất chung từ các cấp
các ngành trong việc quản lý.


13

Ở đây, ta nói đến lĩnh vực quản lý của nhà nước, khái niệm quản lý
nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy
nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà
nước trên các phương diện lập pháp hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa
hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu
yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói
chung cịn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính
chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế
độ công tác nội bộ của mình. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này cịn
đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước.
Ta đặt ra khái niệm quản lý ở đây là muốn nhấn mạnh rằng để có
thể quản lý một cách có hiệu quả và chất lượng các loại hình di sản văn
hóa, trước hết cần phải có sự điều tiết quản lý của nhà nước một cách
đồng bộ, từ các cơ chế chính sách, pháp luật cho tới các cơ quan có chức
năng bảo tồn và cả di sản là đối tượng của quản lý (ở đây là sách cổ người
Dao). Có được sự đồng bộ từ trên xuống dưới sẽ đảm bảo được sự tồn tại
của di sản văn hóa, di sản văn hóa sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn trong
đời sống cộng đồng, với di sản sách cổ người Dao đó là chỗ đứng trong
văn hóa cộng đồng người Dao và trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Quản lý là một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có,
thấy được, thấy đúng cái cần có đó rồi mới tìm các biện pháp khả thi và
tối ưu để đưa nó từ cái hiện có thành cái cần có. Hay nói cách khác đó là
với di sản văn hóa ta phải xác định chính xác di sản và loại hình di sản cụ
thể để tìm ra biện pháp tối ưu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó. Khi


14

tiến hành các hoạt động quản lý các tổ chức, đơn vị, các cá nhân phải biết
trân trọng các nét đặc thù của di sản văn hóa, chỉ có tơn trọng di sản văn
hóa thì mới có thể đứng trên lập trường khách quan để bảo vệ, bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả nhất tránh những hiểu biết hay
nhận thức sai về di sản văn hóa gây nên những tổn thất khơng gì có thể
cứu vãn được.
Đặt ra khái niệm quản lý ở đây với sách cổ người Dao bởi trong các
hoạt động giao lưu văn hóa hiện nay, có những sự tác động qua lại không
nhỏ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, cũng như thể chất của các cá nhân
và cộng đồng xã hội. Do vậy, cần phải có sự quản lý để có thể vừa bảo
đảm được sự tồn tại và phát triển của văn hóa người Dao, cũng như của
sách cổ nhưng đồng thời cũng có thể kiểm sốt được việc vận dụng và
khai thác sách cổ theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và
chính phủ.
1.1.2. Khái niệm về văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
Khi nói đến Sách cổ người Dao với cách nhìn như là một loại hình
di sản văn hóa có nghĩa là ta phải tiếp cận với sách cổ trên cách nhìn của
văn hóa. Văn hóa, di sản văn hóa có rất nhiều các quan niệm, các định
nghĩa, khái niệm được đưa ra để nhận định.
Văn hóa là một khái niệm, một phạm trù rất rộng, nó bao gồm nhiều
các yếu tố, các thành phần khác nhau hợp thành. Trong từ điển quốc tế

danh mục tiêu đề về phát triển văn hóa của UNESCO đưa ra một định
nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là tập hợp các hệ thống biểu trưng, quy
định thế ứng xử của con người và làm cho một số đơng người có thể giao
tiếp với nhau, liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt”[47, Tr 36-37].


15

Định nghĩa văn hóa này được đưa ra để nhấn mạnh vào đặc trưng riêng có
hay năng lực sáng tạo ra ngôn ngữ, ý nghĩa để thực hiện lưu thông trong
đồng loại ở đây đó chính là năng lực tư duy trừu tượng chỉ có ở con người.
Một định nghĩa về văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu bàn tới đó là
định nghĩa của F.Mayer nguyên tổng giám đốc UNESCO
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã
được hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và
thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
[47, Tr. 42].
Như vậy, theo F.Mayer thì văn hóa đó là tồn bộ các hoạt động sáng tạo và
nó có một q trình dài phát triển để tạo dựng nên tính đặc trưng của một
dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có những suy ngẫm về văn hóa theo Bác
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa
[47, Tr.41].
Như vậy, theo Bác lao động sáng tạo chính là cội nguồn của văn hóa.
Với tư cách là một sản phẩm văn hóa, sách cổ người Dao chứa đựng

trong nó rất nhiều các giá trị cả về mặt vật thể cũng như phi vật thể ẩn sâu
ở bên trong nội dung và hình thức của sách cổ, nó có ảnh hưởng rất lớn


16

tới mọi mặt của cộng đồng và cả tổ chức xã hội của người Dao. Như Mácvê-bơ nói rằng
Văn hóa là một cấu trúc có bề sâu. Cuộc sống xã hội được phản
chiếu trên bề mặt, dưới bề mặt đó, văn hóa được chia theo các
tầng khác nhau thường tiềm ẩn và vơ thức. Ở độ sâu này ta thấy
có một sự sắp xếp của các quy tắc văn hóa, điều chỉnh cái bề
mặt ở bên trên [47, Tr.63].
Để nghiên cứu về văn hóa của người Dao ngồi việc chúng ta có thể
tham gia trực tiếp cùng với họ, nghiên cứu sách cổ của người Dao cũng là một
cách tiếp cận khá đầy đủ về văn hóa của họ. Có được sự hiểu biết về văn hóa
của người Dao một cách nhất định thì mới có thể tìm ra được các đặc trưng,
mới có thể bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của họ.
Văn hóa như đã nói ở trên, nó là cả một q trình sáng tạo, có sự tiếp
nối kế thừa do đó văn hóa ln có tính liên tục, kế thừa có chọn lọc để tồn tại
một cách âm thầm nhưng vững chắc. Những thành tựu sáng tạo văn hóa bất
kể là vật thể hay phi vật thể, vơ hình hay hữu hình, qua sự sàng lọc thử thách
của thời gian đọng lại trở thành di sản văn hóa. Trong đó, chứa đựng những
kinh nghiệm sống, tri thức sống, những truyền thống, thị hiếu hay các chuẩn
mực xã hội. Di sản văn hóa là sự tồn tại hiện thực của văn hóa, nói đến bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng tức là nói đến giữ gìn và phát
huy vốn di sản văn hóa của dân tộc.
Luật Di sản văn hố năm 2001, luật sửa đổi bổ sung một số điều của
luật di sản văn hóa năm 2009, nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật di
sản văn hóa và luật di sản văn hóa sửa đổi đã chỉ ra Di sản văn hóa bao gồm
di sản văn hố phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật

chất có giá trị về lịch sử, văn hố, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua


17

thế hệ khác ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Di sản văn hóa Việt Nam là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản
văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hố, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu
truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân
gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản
văn hố vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học bao gồm di tích lịch sử-văn hố, danh lam-thắng cảnh và di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia [19, điều 4 - khoản 1].
Với sách cổ người Dao, trong luận văn này chủ yếu tập trung vào việc tìm
hiểu các giá trị văn hóa phi vật thể để xác định các giá trị cần bảo tồn và phát
huy. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ (bổ sung và phát
triển năm 2011) Đảng ta đã nhấn mạnh
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sách dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc
tinh thần nhân văn dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt trẽ
và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nề tảng tinh thần
vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân

tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hóa văn hóa của nhân loại [10].


18

sách cổ người Dao với tư cách là sản phẩm văn hóa của người Dao, chứa
đựng tinh hoa văn hóa của người Dao có thể coi là một di sản khơng thể thiếu
trong văn hóa cộng đồng người Dao. Trong sách cổ chứa đựng tinh thần xã
hội của người Dao, sự ảnh hưởng của sách cổ đối với người Dao là rất rõ ràng
và dễ nhận thấy.
Theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Di sản văn hóa tại điều
4 khoản 1 sửa đổi nói rất rõ về di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng,
không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức khác [20]
như vậy, ta có thể khẳng định rõ ràng rằng sách cổ người Dao là di sản văn
hóa phi vật thể của cộng đồng người Dao.
Theo công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được
thơng qua ngày 17 tháng 10 năm 2003, ở đây
Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các phong tục, biểu tượng,
hình thức, tri thức, kĩ năng - cũng như là các dụng cụ, đồ vật, khí
cụ và các khơng gian văn hóa đi kèm với chúng - mà các cộng
đồng, nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân thừa
nhận là một phần trong di sản văn hóa của họ. Di sản văn hóa này
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được thường xuyên tái
tạo trong các cộng đồng và các nhóm người qua q trình ứng phó
với mơi trường, tương tác với tự nhiên và lịch sử, qua đó mang lại

cho họ ý thức về bản sắc cộng đồng từ đó thúc đẩy sự tơn trọng về
tính đa dạng về văn hóa và tính sáng tạo của con người [46]


19

Di sản văn hóa được tiếp thu trên cơ sở kế thừa, đưa chúng vào hiện tại
trong các mối liên hệ của các mối quan hệ mới nảy sinh, làm phong phú thêm
cho kho tàng di sản văn hóa. Nhưng trên thực tế, với các di sản văn hóa cách
nhận thức và khai thác di sản văn hóa của mỗi một chủ thể đều có những sự
khác biệt và mang tính hai mặt, có thể đó là một nhận thức chính xác nhưng
cũng có thể đó là một nhận thức sai lầm. Do nhận thức đúng hay sai mà di
sản văn hóa có thể được phát triển tốt và cũng có thể ngược lại làm nó bị
nghèo nàn đi và thậm chí có thể biến mất vĩnh viễn. Lúc này, việc gắn liền
nhận thức với khai thác, sử dụng, không cịn là một cái gì đó trừu tượng
nữa mà nó đã được thực thể hóa, vật chất hóa thành lối sống, phong tục tập
quán, ngôn ngữ…Trong giai đoạn hiện nay, với sự gia tăng của giao lưu
văn hóa về mọi mặt, sự xâm thực về văn hóa, lai tạp văn hóa đã dẫn tới
việc phá vỡ nhiều truyền thống, phong tục. Thực tế đó đã đưa văn hóa cùng
với di sản văn hóa trở thành một trong những nhân tố hàng đầu trong việc
nhận diện dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt, trong nền
văn hóa ấy có di sản văn hóa làm nên đặc trưng của dân tộc, đó là dấu hiệu
nhận biết của chính dân tộc đó.
Như vậy theo cách hiểu của cơng ước UNESCO về bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể, cũng như cách diễn giải của luật Di sản văn hóa, sách cổ
người Dao hồn tồn có thể được coi là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu
biểu của cộng đồng dân tộc Dao nói riêng và là một phần trong kho tàng di
sản văn hóa của Việt Nam. Sách cổ người Dao được truyền thụ từ đời này
sang đời khác trong các gia đình người Dao, ln có mặt trong các nghi lễ lớn
trong năm cũng như trong vịng đời của người Dao, trong đó chứa đựng tinh

hoa văn hóa của người Dao, chứa đựng phong tục tập quán của người Dao….
bởi vậy sách cổ người Dao thực sự là một di sản văn hóa khơng thể tách rời
trong văn hóa cộng đồng người Dao.


20

1.1.3. Khái niệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa:
Theo quan niệm của UNESCO tại cơng ước UNESCO về bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể được thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2003, trong
phần giải thích thuật ngữ đã đưa ra giải thích về bảo tồn
Bảo tồn ở đây được hiểu là bao gồm các biện pháp nhằm đảm
bảo tính trường tồn của các di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm
cả các biện pháp nhận dạng, lưu trữ, nghiên cứu bảo tồn, bảo vệ,
thúc đẩy, củng cố, chuyển hóa, đặc biệt là thơng qua hình thức
giáo dục chính thức và khơng chính thức, cũng như là việc làm
sống lại các giá trị khác nhau của di sản đó [46]
Với quan điểm này của UNESCO ta thấy khái niệm về bảo tồn là
một khái niệm rất rộng, nó bao gồm nhiều các phương diện khác nhau, các
biện pháp khác nhau để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của di sản văn
hóa. Bảo tồn khơng chỉ đơn thuần theo cách hiểu đơn giản là bảo vệ cho nó
tồn tại, bởi nếu chỉ bảo vệ thơi thì với di sản văn hóa nó sẽ là một di sản
chết, một di sản khơng có sức sống, khơng có giá trị ảnh hưởng thì không
thể được gọi là di sản. Cũng như một hiện vật bảo tàng, dù có giá trị tới
đâu chăng nữa nếu khơng được phát huy các giá trị vốn có với giá trị lịch
sử khoa học của nó thì chỉ là một hiện vật chết. Di sản văn hóa cũng như
văn hóa, nó có khơng gian sống riêng biệt, nó có thể chuyển hóa nhưng bản
chất, nội dung của nó khơng thay đổi, nếu có chỉ là sự tích lũy bổ xung,
chọn lọc để làm tăng giá trị của di sản văn hóa. Mối quan tâm lớn nhất của
việc bảo tồn đó là bảo vệ các yếu tố văn hóa gốc, bảo vệ văn hóa phát hiện

được chống lại sự thối hóa hay cả sự xâm hại khác. Cũng như các hiện vật
bảo tàng, di sản văn hóa một khi đã biến mất hay bị phá hủy thì nó khơng
thể tìm lại được, do đó cần phải có những phương án bảo tồn một cách cụ
thể làm sao để lưu giữ được các thuộc tính gốc của nó.


21

Bảo tồn di sản văn hóa trước tiên phải bảo tồn được khơng gian,
mơi trường mà nó tồn tại, có như vậy các giá trị của văn hóa mới có thể
phát huy được hết các giá trị của di sản văn hóa. Khơng bảo tồn, bảo vệ
được mơi trường tồn tại của di sản văn hóa đồng nghĩa với việc di sản
văn hóa lúc này chỉ là cái xác khơng hồn, khơng có giá trị và sẽ dần mất
đi, thui chột đi hoặc cũng có thể trở thành một thứ khác mà ta không
biết, không tưởng tượng ra. Như vậy, khi tiến hành các hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa cần phải xác định rõ rằng bảo tồn khơng phải là sự
tách rời, cách ly di sản khỏi không gian và mơi trường văn hóa của di
sản mà là phải bảo vệ không chỉ bản thân di sản mà không gian, môi
trường xung quanh phát huy giá trị di sản cũng cần phải được bảo tồn.
Di sản văn hóa chỉ có thể phát huy giá trị của nó khi nó được tồn tại
trong chính khơng gian, mơi trường của nó. Khơng thể để di sản văn hóa
của khơng gian tồn tại này sang một không gian tồn tại khác bởi đó là
một điều bất trí, khơng phù hợp với hiện thực khách quan, không phù
hợp với hiện thực khách quan thì khơng thể tồn tại và phát triển được.
Song song với việc bản tồn di sản, việc làm sao để cho di sản tìm
lại được các giá trị vốn có của nó là một vấn đề quan trọng. Khơng chỉ là
sự khẳng định tồn tại của di sản văn hóa mà cịn phải làm cho di sản văn
hóa đó phát triển tiến lên, được nhân rộng ra, phát huy được hết các giá
trị thế mạnh của di sản văn hóa đó là nhiệm vụ của phát huy giá trị di sản
văn hóa. Khái niệm bảo tồn và phát huy luôn là hai khái niệm song song

bổ trợ cho nhau, bảo tồn di sản văn hóa là gìn giữ lại vốn di sản song nếu
chỉ gìn giữ thơi thì khơng đủ mà phải phát huy được vốn di sản đó.
Một di sản văn hóa như đã nói ở trên chỉ có thể tồn tại trong mơi
trường, khơng gian sống đặc trưng của nó. Nhưng nếu nó tồn tại mà khơng có


22

được những biện pháp để cho nó trở nên hữu hình, có thể nắm bắt được, có
thể cảm nhận được thì di sản văn hóa đó sẽ là cái gì và ai sẽ nắm bắt chúng.
Phát huy di sản văn hóa chính là được nêu ra để giải quyết vấn đề này, phát
huy di sản văn hóa là các biện pháp đưa di sản văn hóa trở lại với bản chất
vốn có của di sản, đưa di sản văn hóa tiếp cận trở lại với các đối tượng, với
chủ thể trong khơng gian, mơi trường tồn tại của nó, đưa di sản văn hóa trở về
đúng với quỹ đạo lịch sử phát triển của mình.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là hai khái niệm khơng thể tách rời
nhau, chúng ln đi đơi với nhau do đó cần phải có nhận thức đúng đắn trong
q trình làm cơng tác bảo tồn và phát huy di tích để đạt được hiệu quả cao
nhất mà khơng bị lạc ra ngồi các quy luật khách quan quy định.
1.2. Tổng quan về sách cổ người Dao ở tỉnh Lào Cai
1.2.1. Sơ lược về người Dao tại Lào Cai
Người Dao là một trong 54 dân tộc, trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Là nhóm cư dân chủ yếu sống tập trung trên các triền núi cao phía Bắc,
Tây - Tây Bắc, Đông Bắc… Năm 2009, theo kết quả của cuộc tổng điều tra
dân số tồn quốc, người Dao có 751.067 người sống tập trung đa phần tại các
tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lai Châu, Hịa Bình ..... Trong cộng đồng dân tộc Dao, theo như
nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng trong cuốn “Người Dao ở Việt Nam” đã
chia thành các nhóm nhỏ đó là nhóm Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng),
nhóm Dao Tiền, nhóm Dao Trắng (Dao quần trắng hay Dao họ) và nhóm Dao

Tuyển (Dao Làn Tiẻn). Theo như kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009 thì người Dao có mặt tại 61 tỉnh trên 63 tỉnh thành phố ở nước ta.
Tuy nhiên, điều này khơng cho thấy rằng tất cả các nhóm ngành người Dao
phân bố tại các địa phương đều sống một cách tập trung thành các cộng đồng


23

làng bản. Người Dao mặc dù có phạm vi phân bố khá rộng nhưng thực sự
sống tập trung thành các cộng đồng làng bản thì chủ yếu là ở các tỉnh thuộc
vùng núi phía Bắc, nơi mà đại đa số các nhóm ngành người Dao ở Việt
Nam sinh sống. Ta có thể thấy rõ điều này thơng qua bảng thống kê 10 địa
phương có người Dao sinh sống đơng nhất ở nước ta dưới đây.
Bảng số liệu Người Dao ở Việt Nam
(10 tỉnh đông người Dao sinh sống tập trung nhất tính đến 1/4/2009)
STT

Địa phương

Dân số năm 1999

Dân số năm 2009

1

Hà Giang

92.542

109.708


2

Tuyên Quang

77.015

90.618

3

Lào Cai

74.220

88.379

4

Yên Bái

70.043

83.888

5

Quảng Ninh

47.714


59.156

6

Cao Bằng

47.218

51.124

7

Bắc Cạn

45.421

51.801

8

Lai Châu

39.575

48.745

9

Lạng Sơn


24.407

25.666

10

Thái Nguyên

21.816

25.360
(Tổng hợp thống kê)

Tại Lào Cai, người Dao có ba ngành cùng sinh sống đó là Dao Đỏ, Dao
Tuyển và Dao Họ. Người Dao sống phân bố rải rác khắp các huyện thị trong
tỉnh Lào Cai, tuy nhiên có sự phân biệt khá rõ trong sự phân bố khu vực sống
của các ngành Dao ở Lào Cai. Các ngành Dao ở Lào Cai sống tập trung thành


24

từng những khu vực riêng biệt, hầu như có rất ít sự đan xen khu vực sống
giữa các ngành với nhau, nếu có chỉ là sự đan xen giữa các thôn bản (hầu hết
trong các thôn bản chỉ là sự tập trung của một ngành) với nhau chứ rất ít khi
có sự đan xen các ngành trong một thơn bản.
Tại Lào Cai, theo số liệu điều tra dân số năm 1999 tồn tỉnh có 74.220
người sống tập trung theo các cộng đồng làng và nhóm ngành với nhiều xã có
tỷ lệ người Dao chiếm hơn 90% dân số toàn xã. Theo số liệu tổng điều tra dân
số năm 2009, tại Lào Cai có 88.379 người, chiếm 14,4 % dân số toàn tỉnh và

11,8 % tổng số người Dao tại Việt Nam và là nơi có số lượng dân cư người
Dao sinh sống tập trung đứng thứ 3 toàn quốc (sau Hà Giang - 109.708 người
và Tuyên Quang - 90.618 người).
Người Dao Đỏ ở Lào Cai có địa bàn cư trú rộng nhất và hầu khắp các
huyện thị tại Lào Cai đều có sự có mặt của ngành Dao này. Người Dao Đỏ cư
trú tập trung nhất tại các huyện Bát Xát (tại các xã Tng Sành, Phìn Ngan,
Tả Ngảo, Bản Xèo, Mường hum, Nậm Chạc, Trịnh Tường), Sa Pa (tại các xã
Bản Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Tả Van, Thanh Kim, Thanh Phú, Bản
Phùng, Bản Hồ, Nậm Cang, Suối Thầu, Sử Pán), Bảo Thắng (tại các xã Xuân
Giao, Gia Phú, Phú Nhuận, thị trấn Tằng Loỏng), Văn Bàn (tại các xã Làng
Giàng, Thẩm Dương, Dương Quỳ, Nậm Tha, Nậm Dạng, Nậm Xây, Tân
Thượng, Minh Lương, Dền Thàng, Tân An, Sơn Thủy ), Bảo Yên (tại xã Kim
Sơn, thôn Làng Bông - xã Bảo Hà, thôn Cốc Nghề - xã Thượng Hà, làng Múi
- xã Yên Sơn). Ở huyện Mường Khương và thành phố Lào Cai người Dao Đỏ
chỉ sống tại Nậm Chảy (Mường Khương) và xã Tả Phời (Thành phố Lào Cai).
Người Dao Tuyển cư trú tập trung tại các huyện Bảo Yên ( xã Long
Phúc, Long Khánh, Xuân Thượng, Xn Hịa, Tân Dương, Nghĩa Đơ,
Thượng Hà, Tân Tiến, Minh Tân, Yên Sơn, Bảo Hà, Cam Cọn, Điện Quan,


25

Kim Sơn), huyện Bảo Thắng (tại các xã Bản Phiệt, Bản Cầm, Trì Quang,
Xuân Quang, Phong Niên, Thị Trấn Phong Hải), huyện Bát Xát (tại các xã
Quang Kim, Cốc Mì, Bản Qua), huyện Bắc Hà (tại các xã Cốc Lầu, Cốc Ly,
Nậm Khánh, Nậm Lúc, Bản Cái, Bảo Nhai, Tả Củ Tỷ), huyện Mường
Khương (tại các xã Bản Lầu, Bản Sen, Nậm Chảy, Tung Trung Phố, Lùng
Khấu Nhin).
Người Dao Họ (Dao quần trắng) chủ yếu tập trung tại huyện Bảo
Thắng (tại các xã Sơn Hà, Sơn Hải, Phố Lu, Thái Niên) và xã Cam Cọn

(huyện Bảo Yên), xã Tân An (huyện Văn Bàn).
Với sự phân bố này của người Dao tại Lào Cai, sự phân bố tập trung
của các nhóm ngành trong cùng một khu vực, không pha tạp điều này giúp
cho sự nguyên vẹn của văn hóa người Dao với mỗi cộng đồng ngành Dao ở
Lào Cai không bị pha trộn lai tạp, từ đó bảo tồn được tính nguyên gốc và bản
sắc của từng nhóm ngành Dao ở Lào Cai. Đối với việc nghiên cứu văn hóa
dân tộc, việc đảm bảo tính ngun gốc của văn hóa thực sự là một điều may
mắn cho các nhà nghiên cứu bởi người nghiên cứu sẽ bớt được rất nhiều thời
gian cho việc bóc tách văn hóa lai tạp để lựa chọn ra yếu tố văn hóa cơ sở,
văn hóa gốc của đối tượng nghiên cứu.
1.2.2. Khái niệm về sách cổ người Dao:
Sách có rất nhiều các khái niệm, định nghĩa nhưng chúng ta thường
quen với cách hiểu đơn giản sách là một tập hợp các thơng tin dạng chữ viết,
hình ảnh được lưu trong các tờ giấy, giấy da hoặc những vật liệu khác. Mỗi
mặt giấy đựợc gọi là một trang sách. Một quyển sách tập hợp nhiều trang là
một tác phẩm hoặc là một phần của một tác phẩm. Trong thư viện sách có
nhiều sách: sách thơng tin khoa học, sách dùng trong trường học, sách nghiên
cứu hay sách tham khảo theo các chuyên đề. Với sách chúng ta luôn được tiếp


×