Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý hoạt động nhà văn hóa thôn, tổ dân phố ở thành phố bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 154 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGUYỄN QUÁCH HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HĨA THƠN,TỔ DÂN
PHỐ Ở THÁNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC QUẢN LÝ VĂN HÓA

HÀ NỘI – 2011


2

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

03

MỞ ĐẦU

04

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ VĂN HÓA Ở
THÀNH PHỐ BẮC GIANG



1.1. Hệ thống lý luận chung về quản lý văn hóa

12

1.1.1. Khái niệm về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa

12

1.1.2. Quản lý Nhà nước về văn hóa

16

1.1.3. Khái niệm về thiết chế văn hóa

18

1.2. Tổng quan về thành phố Bắc Giang
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

20

1.2.2. Lịch sử hình thành

21

1.2.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế

22


1.2.4. Đời sống văn hóa

23

1.3.Vai trị của nhà văn hóa thơn, tổ dân phố đối với đời sống xã hội ở
thành phố Bắc Giang
1.3.1. Khái niệm về nhà văn hóa; nhà văn hóa thơn, tổ dân phố

29

1.3.2. Chức năng của nhà văn hóa

31

1.3.3. Nhiệm vụ của nhà văn hóa

33

1.3.4. Đóng góp của nhà văn hóa thơn, tổ dân phố với đời sống xã hội

34

Tiểu kết chương 1
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HĨA
THƠN, TỔ DÂN PHỐ Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG

2.1. Cơ chế quản lý
2.1.1. Phịng Văn hóa & Thơng tin

38


2.1.2. Trung tâm Văn hố - Thể thao

42

2.1.3. Ban văn hoá xã hội phường, xã

45

2.1.4. Chủ nhiệm nhà văn hóa

46

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động


3

2.2.1. Tình hình chung về các nhà văn hóa thơn, tổ dân phố ở thành phố
48

Bắc Giang
2.2.2. Thực trạng quản lý họat động nhà văn hóa

50

2.3. Một số nhận xét đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của quản
lý họat động nhà văn hóa
2.3.1. Ưu điểm


70

2.3.2. Hạn chế

71

2.3.3. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

72

Tiểu kết chương 2

Chương 3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN
HĨA THƠN, TỔ DÂN PHỐ Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG

3.1. Định hướng quản lý hoạt động nhà văn hóa thơn, tổ dân phố
3.1.1. Quản lý hoạt động nhà văn hóa trong điều kiện hiện nay

77

3.1.2. Cơ chế quản lý nhà văn hoá trong điều kiện kinh tế thị trường

78

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
nhà văn hóa
3.2.1. Đổi mới về cơ chế quản lý phù hợp với đường lối của Đảng

80


3.2.2. Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế và chính sách văn hóa

83

3.2.3. Đối với cơng tác quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ cơ sở

85

3.3. Các biện pháp cụ thể
3.3.1. Đầu tư trang bị cơ sở vật chất và mở rộng các hình thức hoạt động
của các nhà văn hóa

87

3.3.2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền

90

3.3.3. Quan tâm chú trọng đối với công tác cán bộ và đào tạo cán bộ

92

Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

100


PHỤ LỤC

106


4

DANH MỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CLB

Câu lạc bộ

VH-TT

Văn hóa-Thể thao

VH,TT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TDTT

Thể dục thể thao

NVH


Nhà văn hóa

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

QLNN

Quản lý nhà nước

LSVH

Lịch sử văn hóa

KHKT

Khoa học kỹ thuật


VH&TT

Văn hóa và thơng tin

HĐND

Hội đồng nhân dân

ATGT

An tồn giao thơng

VĐV

Vận động viên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

TDĐKXDĐSVH Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa
GĐVH

Gia đình văn hóa


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Nhà văn hóa thơn, tổ dân phố là một thiết chế nằm trong hệ thống
thiết chế văn hóa cấp cuối cùng ở cơ sở, nó gắn liền với cộng đồng dân cư.
Đây chính là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng phục vụ cho các lứa tuổi và là
nơi hoạt động của các phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT. Nơi hội họp,
tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của các thơn, tổ
dân phố. Nhà Văn hóa thơn, tổ dân phố có vai trị quan trọng trong q trình
phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương và nằm trong chuỗi liên hoàn của
hệ thống thiết chế văn hố cơ sở. Nhà văn hố thơn, tổ dân phố gắn liền với
sinh hoạt của người dân và có điều kiện thuận lợi cho hoạt động của mọi tổ
chức chính trị xã hội ở thơn, tổ dân phố. Đồng thời đây cũng là điểm vui chơi
thanh thiếu niên là cầu nối với các hoạt động của trung tâm Văn hóa-Thể thao
cấp huyện, thành phố tới trung tâm Văn hố cấp tỉnh, cấp cao nhất là cục Văn
hố thơng tin cơ sở - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
1.2. Thành phố Bắc Giang được thành lập tháng 6 năm 2005 theo Nghị
định 75/NĐ-CP của Chính phủ; Trên cơ sở tồn bộ địa giới hành chính thị xã
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang gồm 7 phường 4 xã, với tổng diện tích 32,2 Km2.
Dân số : 126.810 người. Hiện nay thành phố Bắc Giang có 99 thơn, tổ dân

phố có nhà sinh hoạt văn hố trên tổng số 107 thơn, tổ dân phố. Các nhà sinh
hoạt văn hoá đã, đang hoạt động tích cực và phát huy có hiệu quả, tuy nhiên
trong thực tế ngoài những nhà sinh hoạt văn hố hoạt động có hiệu quả thì
một số khơng nhỏ nhà sinh hoạt văn hố cuả thơn, tổ dân phố cịn hoạt động
mang tính hình thức, khiên cưỡng, hiệu quả hoạt động khơng cao. Điều này
cịn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân (cả khách quan, chủ quan) một trong


6

những ngun nhân cơ bản ®ược xác định mang tính then chốt đó là vấn đề
quản lý, chỉ đạo hoạt động của các nhà văn hoá.
1.3. Để đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, cụ thể về quản lý hoạt
động nhà văn hoá trong giai đoạn hiện nay cần có những nghiên cứu, đánh giá
một cách khách quan, cụ thể thông qua một số trường hợp lựa chọn tiêu biểu
để từ đó có như những nhận xét, đánh giá hiệu quả của quản lý hoạt động,
công tác chỉ đạo chun mơn của các nhà văn hóa thơn, tổ dân phố. Đồng thời
tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý và nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động các nhà sinh hoạt văn hóa, thơn, tổ dân phố trên địa bàn
thành phố Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Là một cán bộ đang tham gia trực tiếp vào hoạt động Văn hố
thơng tin tại thành phố Bắc Giang, mong muốn được mang những kiến thức
tiếp thu được trong học tập để trực tiếp khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực
trạng quản lý hoạt động thiết chế văn hoá cơ sở, cụ thể là các nhà sinh hoạt
văn hóa thơn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó thấy được những điểm mạnh, những
tồn tại hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các nhà văn hoá; nghiên
cứu đề xuất ra những giải pháp tăng cường quản lý hoạt động của các nhà
sinh hoạt văn hoá cơ sở.
Để đạt được những nội dung cơ bản trên, được sự đồng ý của cơ sở
đào tạo tôi chọn đề tài “QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HĨA

THƠN, TỔ DÂN PHỐ Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Văn hoá khố 2009-2011.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về Thành phố Bắc Giang. Đặc điểm hệ thống
thiết chế nhà văn hóa thơn, tổ dân phố của thành phố Bắc Giang.


7

Nghiên cứu cơ sở lý luận, tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật của
các cấp quy định về chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các nhà văn hóa thơn, tổ
dân phố. Về vai trị, chức năng, nhiệm vụ cuả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở
(cụ thể là các nhà văn hóa thơn, tổ dân phố). Nghiên cứu hệ thống quản lý
văn hóa, quản lý hoạt động văn hóa ở thành phố Bắc Giang.
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động của các nhà văn hóa thôn, tổ
dân phố ở 03 phường, 02 xã tại thành phố Bắc Giang thông qua một số trường
hợp lựa chọn.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác quản lý
hoạt động của nhà văn hóa thơn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
3. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khóa
VIII của Đảng, quản lý văn hóa nói chung, quản lý thiết chế văn hóa ở cơ sở
nói riêng đối với từng cấp, từng địa phương cụ thể có nhiều vấn đề cả lý luận
và thực tiễn cần được nghiên cứu làm sáng tỏ. Chính vì thế vấn đề này đã và
đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, những nhà lãnh đạo quản lý
các cấp. Có thể khái quát về phương diện lý luận cũng như thực tiễn chỉ đạo
hoạt động có liên quan đến đề tài như sau:
3.1.Nhóm thứ nhất
Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước đối với công tác

quản lý văn hóa và quản lý thiết chế văn hóa cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Với những văn bản pháp quy, các Luật, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Các đề
án…về phát triển Văn hóa - Xã hội có nội dung liên quan tới cơng tác quản lý
văn hóa cũng như phát triển thiết chế văn hóa cơ sở. Điều này được thể hiện
trong các văn kiện của Đảng:


8

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII; IX; X, Nghị quyết trung ương V
khóa VIII, kết luận hội nghị trung ương X khóa IX…
Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp quy, các Luật, nghị định hướng dẫn thi hành. Các Chỉ thị, Thông tư về
phát triển Kinh tế - Xã hội, phát triển văn hóa có nội dung liên quan đến vấn
đề quản lý văn hóa và phát triển thiết chế văn hóa cơ sở.
Các luật có liên quan: Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật điện
ảnh, Luật thư viện, Luật Báo chí, Luật sở hữu trí tuệ…
Quyết định số: 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hố
thơng tin cơ sở đến năm 2010.
Quyết định số: 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của thủ tướng chính phủ về
chiến lược phát triển Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
Nghị quyết của chính phủ Số: 05/2005/NQ-CP, ngày18/4/2005 về đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao…
Có thể nhận thấy trong q trình đổi mới đất nước, Nhà nước đã ban
hành khá nhiều chế định về văn hóa để thể chế hóa đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong việc định hướng, quản lý và
phát triển văn hóa nói chung, các thiết chế văn hóa ở cơ sở nói riêng. Hệ
thống chính sách đó thể hiện từ nhận thức về vai trị của văn hóa đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước đồng thời khẳng định vai trị của các

thiết chế văn hóa trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của mỗi địa phương.
Khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu nhưng
đồng thời cũng là động lực để phát triển KT-XH.


9

3.2.Nhóm thứ hai
Những cơng trình nghiên cứu cơ bản về hệ thống lý luận quản lý hoạt
động văn hóa cơ sở với những cơng trình cụ thể như: Các sách của Liên Xô
cũ đã dịch ra tiếng Việt như: Giáo trình câu lạc bộ học (1976). Tổ chức và
phương pháp câu lạc bộ (1982) của E.Dad - rơ – xki & A.Xơ – mơ- nhích…
chủ yếu tập trung vào chức năng nhiệm vụ và giới thiệu những phương pháp
thực hiện trong bối cảnh và điều kiện xã hội của Liên Xơ trước đây. Hệ thống
lý thuyết về nhà văn hóa (trung tâm văn hóa) thời kỳ này đã tạo điều kiện để
những nhà nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu về thực tiễn quản lý và hoạt
động nhà văn hóa trong bối cảnh và điều kiện ở nước ta hiện nay. Có thể nhắc
đến với các tác giả và tài liệu như:
Quản lý hoạt động văn hóa của tập thể tác giả Phan Văn Tú-Nguyễn
Văn Hy-Hoàng Sơn Cường-Lê Thị Hiền-Trần Thị Diên (1998). Cơ sở lý luận
của quản lý văn hóa của tác giả Phan Văn Tú, tác giả Trần Văn Ánh (2002).
Cơng tác quản lý nhà văn hóa huyện, tác giả Nguyễn Văn Hy (1994);
Đại cương nhà văn hóa - Câu lạc bộ, tác giả Bùi Quý (1988), “Phương pháp
quản lý nhà văn hóa với quan điểm tổng hợp” (Tài liệu nghiệp vụ nhà văn hóa
trung ương). Đại cương Nhà văn hoá - Câu lạc bộ, tác giả Nguyễn Văn Hy
(2010).
Đặc biệt giáo trình Đại cương về khoa học quản lý của PGS-TS Phan
Văn Tú (1999) nêu khá rõ về khoa học quản lý và các chức năng cơ bản của
quản lý. Các tác giả trên đã trình bày khá nghiêm túc và sâu sắc về phương
pháp quản lý nói chung và quản lý thiết chế văn hóa nói riêng trong đó có

quản lý nhà văn hóa. Đồng thời các tác giả đã chú ý và trình bày những quan
điểm chung về nhà văn hóa, hoặc lồng ghép tổ chức hoạt động nhà văn hóa
trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mà chưa tìm hiểu sâu về đặc
điểm của các đối tượng phục vụ của nhà văn hóa cũng như cách thức quản lý


10

hoạt động nhà văn hóa đặc biệt là nhà văn hóa thơn, tổ dân phố mà đây lại là
vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc tổ chức quản lý hoạt động nhà văn hóa các
cấp, trong đó có nhà văn hóa thơn, tổ dân phố ở mỗi địa phương.
3.3. Nhóm thứ ba
Một số luận văn Thạc sỹ quản lý văn hóa của trường Đại học Văn hóa
Hà Nội và các đề tài khoa học liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động cũng
như tổ chức thực hiện của những thiết chế văn hóa cơ sở:
- Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa của tác giả Đinh Cơng Tuấn (Khóa
2006-2009) “Quản lý hoạt động của các trung tâm Văn hóa -Thể thao cấp
quận trên địa bàn Hà Nội”.
- Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa của tác giả Lê Thanh Trung (Khóa
2006-2009) “Quản lý nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy-thành phố Hà Nội
hiện nay”.
- Đề án số 10/2007/ĐA-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2007 của UBND
tỉnh Bắc Giang về: Xây dựng, củng cố và nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa
thơng tin tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010.
- Đề án số 02, xây dựng và phát triển đời sống Văn hóa, xây dựng nếp
sống Văn minh đô thị thành phố Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 (Theo Nghị
quyết số 29-NQ/TU ngày 23/5/2006 của thành uỷ Bắc Giang).
- Đề án số 27/ĐA-UB ngày 02/01/1999 của UBND thành phố Bắc
Giang về xây dựng nhà sinh hoạt văn hố thơn, cụm dân cư ở thành phố Bắc
Giang.

Ngồi ra cịn có số lượng những bài viết đã đăng trên tạp chí văn hóa
cơ sở của Cục văn hóa thơng tin cơ sở. Trên các báo chun ngành liên quan
đến quản lý văn hóa và quản lý thiết chế văn hóa cơ sở với nhiều cách đánh
giá cũng như cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay chưa có cơng
trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề quản lý nhà văn hóa cấp thơn, tổ dân


11

phố với đóng góp của nhà văn hóa và những mặt mạnh yếu cuả nó vì vậy việc
nghiên cứu đề tài:
“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HĨA THƠN, TỔ DÂN
PHỐ Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG” là một đề tài mới khơng trùng với bất
kỳ cơng trình nào đã từng được cơng bố.
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã có ý thức nghiên cứu kế thừa
những kết quả nghiên cứu trước đó cả lý luận và thực tiễn của hoạt động thiết
chế văn hóa cơ sở. Đồng thời thận trọng trong tiếp cận, nghiên cứu hoạt động
nhà văn hóa thơn, tổ dân phố để có cái nhìn đầy đủ cũng như giải quyết những
yêu cầu cơ bản đặt ra của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý hoạt động nhà văn hóa
thơn, tổ dân phố tại thành phố Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập đến vấn đề trong phạm vi địa bàn thành phố Bắc
Giang.
Luận văn khảo sát trong phạm vi hoạt động của nhà văn hóa tổ Vĩnh
Ninh 1 phường Hồng Văn Thụ; nhà văn hóa tổ 7A phường Trần Nguyên
Hãn; nhà văn hóa tổ 1 phường Mỹ Độ; nhà văn hóa thơn Hà xã Song Mai và
nhà văn hóa thôn Non xã Xương Giang. Đồng thời kết hợp quan sát trên diện

rộng hoạt động của các nhà văn hóa khác trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
Quá trình nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi thành lập thành phố Bắc
Giang tháng 6/2005 đến tháng 8 năm 2010.


12

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp điều tra, khảo sát (chọn mẫu để nghiên cứu). Phương
pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp. Đặc biệt luận văn chú trọng sử
dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khoa học quản lý văn hóa, xã hội
học, chính trị học để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác quản lý
thiết chế văn hóa cơ sở và hoạt động quản lý nhà văn hóa.
Kết quả điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà
văn hóa ở thành phố Bắc Giang và những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động nhà văn hóa sẽ là cơ sở để vận dụng cho việc đổi mới công tác
quản lý thiết chế văn hóa cơ sở ở thành phố Bắc Giang nói riêng cũng như ở
các địa phương khác nói chung.
Những kết quả mà luận văn đạt được có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, là bài học kinh nghiệm trong công tác
lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý hoạt động văn hóa trong q trình đổi mới và
phát triển Kinh tế - Xã hội của mỗi địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn được
kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà văn hóa ở


thành phố Bắc Giang.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nhà văn hóa thơn, tổ

dân phố ở thành phố Bắc Giang.
Chương 3: Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nhà văn hóa

thơn, tổ dân phố ở thành phố Bắc Giang.


13

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ VĂN HÓA
Ở THÀNH PHỐ BẮC GIANG
1.1. Hệ thống lý luận chung về quản lý văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và quản lý hoạt động văn hóa
Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm rộng khắp đối với mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong cuộc sống người ta thường nhìn nhận với những khái niệm dựa theo
cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu. Vì thế có nhiều quan điểm và quan
niệm về văn hóa. Một số nhà nghiên cứu Macxit cho rằng văn hóa là một lĩnh
vực thực tiễn của đời sống xã hội được thể hiện ở trình độ phát triển năng lực
bản chất của con người mà cốt lõi là hoạt động lao động sáng tạo trong chinh
phục tự nhiên, cải tạo và xây dựng xã hội cũng như hoàn thiện nhân cách con
người để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái cao cả. Những năng lực bản chất
người đó được khách quan và chuẩn mực hóa thành những giá trị vật chất và
giá trị tinh thần mà con người đó sáng tạo ra trong lịch sử. Được đo bằng trình
độ học vấn tức là trình độ tiếp thu và vận dụng những kiến thức khoa học.
Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu chính là sự hiểu biết. Sự hiểu biết trong thời
đại ngày nay vì thế có nhiều cách định nghĩa và khái niệm về văn hóa nhưng

theo Federico Mayor nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa là tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo của cả cá nhân và cộng đồng, trong quá khứ
và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành tạo nên
hệ thống giá trị, các truyền thống, thị hiếu- đặc trưng riêng của mỗi dân tộc”.
Theo quan niệm của UNESCO, Văn hóa là những gì đặc sắc nhất, tiêu
biểu nhất của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia được các thành
viên trong cộng đồng chấp nhận, là những cái có giá trị nhất. Văn hóa bao


14

gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; có thể nêu tại đây định nghĩa về
văn hóa của UNESCO được thông qua trong bản tuyên bố về những chính
sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mêhicơ ngày 26
tháng 7 đến ngày 06 tháng 8 năm 1982:
Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ
và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho
con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đó làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có
óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà
con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo
nên những cơng trình mới mẻ, những cơng trình vượt trội bản thân
[38, tr.7].
Cũng trong Nghị quyết hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam (Khóa VIII) đề cập tới khái niệm về văn hóa:

Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo,
đấu tranh kiên cường dựng nước của các cộng đồng dân tộc Việt
Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn
minh thế giới để không ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam
đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ
lịch sử vẻ vang của dân tộc.
…Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội [23, tr 55-56].


15

Đây là thể hiện nhận thức, quan điểm cũng như tư tưởng của Đảng ta
về văn hóa. Với quan niệm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khái
niệm văn hóa được mở rộng hơn, phong phú hơn về nội dung. Văn hóa khơng
chỉ bao gồm các hoạt động về nghệ thuật, thơng tin, báo chí… là những hoạt
động thuộc sự quản lý của bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch mà văn hóa cũng
bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau về đạo đức, tư tưởng, dân trí, lối sống, tập
quán tín ngưỡng hay là khoa học cơng nghệ…của dân tộc Việt Nam. Nhìn
nhận về văn hóa chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [27, tr. 431].
Như vậy, văn hóa trước hết là những giá trị do con người sáng tạo ra,
nhưng văn hóa được biểu hiện không những là phương thức ứng xử với việc

giáo dục, đào tạo con người ở mơ hình thiết chế xã hội mà văn hóa cũng biểu
hiện ở trình độ tổ chức quản lý xã hội. Trong đời sống xã hội, con người với
tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa nhưng con người cũng đồng thời là sản
phẩm của chính q trình sáng tạo ra văn hóa. Hoạt động quản lý văn hóa
mang ý nghĩa sáng tạo giá trị và hệ giá trị xã hội đó cũng chỉ trình độ phát
triển của xã hội trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử.
Khái niệm quản lý hoạt động văn hóa
Quản lý là một khoa học dựa trên những cơ sở vận dụng những quy
luật phát triển của các đối tượng khác nhau nhưng đồng thời quản lý cũng là


16

một nghệ thuật. Ở các nước phương tây theo như ngôn ngữ La tinh cổ đại,
khái niệm Quản lý “Manus” có nghĩa là bàn tay, cũng thực hiện quản lý là
“Nắm trong bàn tay”. Đối với chữ Hán thư quản lý là sắp xếp, xử lý và chỉ
đạo. Vì thế quản lý xã hội là sự tác động đến xã hội nhằm mục đích để duy trì
những đặc điểm về chất để điều chỉnh, hoàn thiện cũng như phát triển các đặc
điểm đó. Nhưng các hình thức quản lý ln có ý thức gắn liền với những hoạt
động có mục tiêu, có kế hoạch của những tập thể lớn hay nhỏ của con người
thực hiện thông qua thể chế xã hội và mục đích, nội dung, cơ chế quản lý và
phương pháp quản lý các hiện tượng xã hội tùy thuộc vào thể chế chính trị và
chế độ chính trị. Theo giáo sư Mai Hữu Khuê:
Quản lý hoạt động nhằm tác động có tổ chức của chủ thể vào một
đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành
vi của con người nhằm duy trì sự ổn định và sự phát triển của đối
tượng theo những mục đích nhất định [29, tr. 61].
Nhưng xét về phương diện thao tác thực hành thì trong quản lý hoạt
động văn hóa cũng phân biệt hai hình thức quản lý khác nhau đó là quản lý
nhà nước và quản lý sự nghiệp đối với các hoạt động văn hóa. Quản lý nhà

nước thuộc chức trách của nhà nước (Chính phủ, Bộ, UBND các cấp, Sở,
Phịng) thơng qua các thể chế, Luật, chính sách và kế hoạch nhà nước…Quản
lý sự nghiệp văn hóa là quản lý về phương diện chuyên mơn theo từng chun
ngành của hoạt động văn hóa. Phương diện quản lý này thuộc trách nhiệm,
chức trách của từng hệ thống thiết chế chuyên ngành thông qua việc xây dựng
quy chế tổ chức và hoạt động, các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn của hệ thống
thiết chế văn hóa ở các cấp. Với tư cách là một mặt của hoạt động quản lý
trên các lĩnh vực, công cụ quản lý nhà nước đối với văn hóa, trong điều kiện
xã hội ở nước ta quản lý nhà nước đối với văn hóa cũng có cả bộ phận chuyên
trách trực thuộc các cơ quan theo sự phân cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.


17

Với cách nhân rộng đó và đơn giản có thể hiểu khái niệm Quản lý hoạt
động văn hóa Là sự huy động, tổ chức và điều hành các nguồn lực để đạt
được mục tiêu văn hóa đã xác định trước.
1.1.2. Quản lý Nhà nước về văn hóa
Về mặt lý luận, văn hóa là khái niệm đa nghĩa, thẩm thấu trong mọi
lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội, khó thống nhất được một định
nghĩa bao quát song ở góc độ quản lý nhà nước lại cần một cách nhận thức
thực hành thực tiễn với văn hóa. Quản lý nhà nước về văn hóa địi hỏi cần
giới hạn văn hóa ở một phạm vi hẹp và ở những hoạt động cụ thể. Quản lý
Nhà nước về văn hóa, về bản chất chính là sự định hướng và tạo điều kiện, tổ
chức và điều hành của Nhà nước để cho văn hóa phát triển theo hướng có ích
cho con người giúp cho xã hội phát triển. Trong quản lý văn hóa, ngồi việc
quản lý của nhà nước cũng có các hình thức tự quản của nhân dân trong việc
bảo vệ và phát triển nền văn hóa của mỗi dân tộc. Xây dựng cơ chế quản lý
văn hóa trên cơ sở ngun tắc chặt chẽ nhưng rộng rãi, khơng gị bó đảm bảo

quyền tự do, dân chủ của mỗi công dân. Vì thế quản lý nhà nước trên lĩnh vực
văn hóa là một tất yếu khách quan. Do hoạt động văn hóa là một hoạt động
sáng tạo, là hoạt động tư tưởng đồng thời cũng là hoạt động kinh tế, cho nên
quản lý văn hóa là hoạt động xã hội mang tính đặc thù. Việc quản lý văn hóa
được thực hiện bởi hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan đến phát
triển văn hóa.
Vì vậy ta có thể hiểu quản lý nhà nước về văn hóa với những khái
niệm chính, cơ bản là:
Quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của một nhà nước đối
với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của nhà
nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế chính sách nhằm
đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc [49, tr. 18].


18

Quản lý nhà nước về văn hóa cốt lõi chính là việc hoạch định phương
hướng, chính sách về phát triển văn hóa. Quản lý văn hóa khơng chỉ ngăn
chặn đẩy lùi các hủ tục và tệ nạn xã hội mà cần xây dựng đổi mới hay thay
đổi tốt đẹp để tạo cơ sở và điều kiện cho xã hội phát triển. Quản lý nhà nước
về văn hóa là thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực văn hóa bởi cơ
quan thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa là cơ quan quản lý thẩm quyền
riêng thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Quản lý các tổ chức điều
hành các thiết chế, các tổ chức văn hóa hoạt động theo chương trình, kế hoạch
quốc gia. Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa, tổ chức thanh tra và kiểm tra về
văn hóa. Quản lý nhà nước về văn hóa cũng có những đặc điểm riêng nhất
định của nó.
- Quản lý nhà nước ln mang tính quyền lực Nhà nước có tính tổ chức
chặt chẽ. Mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý đều mang tính một chiều bắt
buộc thực hiện và khi cần thiết chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp

cưỡng chế thi hành. Mọi mệnh lệnh và quyết định quản lý phải được chấp
hành nghiêm và triệt để, xác định từ trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm cá
nhân, biện pháp xử lý và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Trên cơ sở của pháp luật, quản lý nhà nước chính là hoạt động có tính
chủ động cao, linh hoạt và sáng tạo trong thực tiễn quản lý và điều hành. Trên
những cơ sở pháp luật và mục tiêu định hướng thực hiện kế hoạch của cấp
trên. Đồng thời đối với những cơ sở mục tiêu, chiến lược, định hướng lâu dài
đó được xác định, các cơ quan quản lý các cấp cần phát huy tính chủ động
sáng tạo trong quản lý điều hành nhằm động viên, phát huy tiềm năng sáng
tạo để tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu lực và hiệu quả chức năng
nhiệm vụ của mình.
- Quản lý nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai, biết
lắng nghe và tôn trọng nhân dân, quản lý tốt sẽ góp phần tích cực trong việc


19

phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, dân tộc đặc biệt là
trong quá trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Cơ chế quản lý văn
hóa là hệ thống ngun tắc, hình thức và phương thức quản lý trong từng giai
đoạn nhất định của phát triển văn hóa. Cơ chế quản lý văn hóa bao gồm các
cơ sở pháp lý như Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các thể
chế văn hóa và hệ thống chính sách gắn liền với xây dựng chiến lược phát
triển văn hóa và các thiết chế văn hóa tương ứng cho các hoạt động văn hóa.
Đây cũng chính là cơng cụ cơ bản để thơng qua đó nhà nước và ngành văn
hóa quản lý tốt đối với các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động của các
thiết chế văn hóa nói riêng.
1.1.3. Khái niệm về thiết chế văn hóa
Hệ thống thiết chế văn hóa là một bộ phận của thể chế văn hóa nước ta.
Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ cơ bản để xây

dựng nền văn hóa Việt Nam trong đó đã xác định rõ: Nhà văn hóa, các câu lạc
bộ, bảo tàng, thư viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí gần đây đã có
những phương thức, hoạt động mới có hiệu quả. Thiết chế văn hóa là hệ
thống của các cơ quan đơn vị sự nghiệp về văn hóa tiến hành các hoạt động
văn hóa (cả đơn vị sự nghiệp cơng lập và ngồi cơng lập). Các thiết chế văn
hóa cơng lập chính là các đơn vị sự nghiệp văn hóa do các cấp có thẩm quyền
quyết định thành lập. Những thiết chế văn hóa ngồi cơng lập do các tổ chức,
cá nhân lập ra để kinh doanh phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ chính của
các thiết chế văn hóa trên cơ sở các văn bản hướng dẫn hoạt động của những
cơ quan quản lý văn hóa thì thiết chế văn hóa được hiểu gồm các bộ phận cơ
bản hợp thành:
- Là cơ sở vật chất kỹ thuật, những điều kiện cần có tối thiểu cho hoạt
động văn hóa: Diện tích đất quy hoạch, trụ sở làm việc, hội trường, trang thiết
bị máy móc phục vụ cho hoạt động.


20

- Là một tổ chức bộ máy do con người tiến hành quản lý: Do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, do doanh nghiệp quyết định thành lập, hay do nhân
dân cử ra để vận hành, phát huy vai trò của thiết chế trong đời sống như nhà
văn hóa, thư viện, bảo tàng, khu vui chơi giải trí…
- Bộ máy quản lý vận hành đó có cơ chế hoạt động nội tại do các cơ
quan chức năng có thẩm quyền quy định với những quy tắc, quy chế, những
quy định hoạt động của thiết chế đối với bên ngoài. Các cơ chế vận hành với
những nguyên lý quy định của cá nhân, tổ chức vận hành trong thiết chế đó.
Một điều rất quan trọng quyết định thành công của thiết chế đó là cần có sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân, của cộng đồng vào hoạt động của các thiết
chế đó.

- Nguồn kinh phí để thiết chế văn hóa hoạt động do nhà nước cấp cho
các đơn vị sự nghiệp văn hóa cơng lập. Ngồi ra cịn do nhân dân hay các tổ
chức, cá nhân đóng góp.Vì vậy để hiểu một cách khái quát nhất thì trong từ
điển bách khoa Việt Nam, tập 4, trang 230 đã nêu khái niệm về thiết chế văn
hóa:
“ Thiết chế văn hóa là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành
văn hóa Việt Nam từ những năm 70 (thế kỷ XX). Là một chỉnh thể văn hóa
hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức nhân sự, quy chế hoạt
động, nguồn kinh phí. Chỉ riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn hóa thì chưa đủ
gọi là thiết chế văn hóa”.
Có thể hiểu thiết chế văn hóa là một tổ chức sự nghiệp cơng lập (phi
cơng lập) tiến hành các hoạt động văn hóa: Hoạt động sáng tạo văn hóa, hoạt
động bảo quản lưu giữ các giá trị, các sản phẩm văn hóa, hoạt động truyền bá
tư tưởng văn hóa cũng như tiêu thụ, tiêu dùng văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
thỏa mãn văn hóa của con người cũng như hoạt động sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa của đơng đảo quần chúng nhân dân.


21

1.2. Tổng quan về thành phố Bắc Giang
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Thành phố Bắc Giang nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du và đồng
bằng Bắc bộ bao quanh vĩ độ 21◦16’ bắc và kinh độ 106◦ 26’ đơng, cách Hà
Nội 51 km về phía bắc, có vị trí trọng yếu về qn sự, trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của tỉnh Bắc Giang. Nơi đây đã từng là phủ lỵ của Phủ
Lạng Giang (Thành Xương Giang, thành Châu Xuyên) huyện lỵ Bảo Lộc
(Thành Nam Xương, thành Thọ Xương), huyện lỵ Phượng Nhãn (thành Dĩnh
Kế) [6, tr.9]. Nhân dân địa phương đã đổ nhiều xương máu đánh đuổi giặc
Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh để bảo vệ nền độc lập của đất

nước. Nhờ đó mà từng tên đất, tên người đều gắn với những địa danh và sống
mãi với non sông đất nước. Thành phố Bắc Giang là tỉnh lỵ củatỉnh Bắc
Giang được thành lập tháng 10 năm 1895 đến tháng 3 năm 1963. Là tỉnh lỵ
của tỉnh Hà Bắc từ tháng 4 năm 1963 đến tháng 12 năm 1996. Là tỉnh lỵ của
tỉnh Bắc Giang được tái lập từ tháng 01 năm 1997 đến nay [20, tr.19].
Thành phố Bắc Giang được thành lập tháng 6 năm 2005 theo Nghị định
75/NĐ-CP của Chính phủ; Trên cơ sở tồn bộ địa giới hành chính thị xã Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang, gồm 7 phường 4 xã, với tổng diện tích 32,2 Km2. Dân
số : 102.352 người. Phía bắc giáp xã Xuân Hương (Lạng Giang), Quế Nham
(Tân Yên), phía nam Giáp xã Đồng Sơn, Tân Tiến (n Dũng), phía đơng giáp
xã Tân Dĩnh, Dĩnh Trì (Lạng Giang), và phía tây giáp xã Nghĩa Trung (Việt
Yên), xã Tân Mỹ (Yên Dũng). Là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang, nằm ở gần biên
giới phía Bắc Việt Nam. Địa giới tỉnh Bắc Giang chạy dài theo hướng tây
đông. Địa hình dốc, nghiêng từ đơng bắc xuống tây nam. Vùng núi ở phía bắc
và phía đơng chiếm khoảng 3-4 diện tích gồm các huyện Yên Thế, Sơn Động,
Lục Nam, Lục Ngạn. Vùng đồi thấp có thành phố Bắc Giang và một phần của
các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Phần còn


22

lại là vùng đất phù sa ở ven sông Cầu và sơng Thương. Nhìn chung đặc điểm
địa lý của thành phố Bắc Giang khá đa dạng thể hiện trên hai điểm:Vừa nằm
trong khung cảnh vị trí địa lý che khuất cả về phía bắc lẫn phía đơng nam và
mức độ chia cắt của địa hình diễn ra khơng đều qua các vùng.
1.2.2. Lịch sử hình thành
Hình thành từ đầu cơng nguyên, thành phố Bắc Giang vốn là cửa ngõ
từ đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi phía Bắc. Địa thế này thực sự là phên dậu
của kinh kỳ, là tấm giáp chắn che chở cho cả vùng đồng bằng châu thổ Bắc
Bộ. Những tên đất, tên làng Thành, Vẽ, Dền, Xương Giang, Vĩnh Ninh, Dĩnh

Kế… đó thực sự là niềm kiêu hãnh cho cả quê hương đặc biệt là vùng đất nổi
danh với chiến thắng Xương Giang lịch sử chống quân Minh của dân tộc. Ở
đây từ xưa vốn là nơi đô hội, thủ phủ của một vùng đất rộng lớn, là phên dậu
phía bắc của kinh thành Thăng Long. Thành phố Bắc Giang qua các triều đại
phong kiến đã từng là huyện lỵ Phượng Nhẫn phủ lỵ Lạng Giang, huyện lỵ
Bảo Lộc. Mùa xuân năm 1884 đã xuất hiện địa danh phủ Lạng Thương, ngày
11 tháng 7 năm 1888 đơn vị hành chính phủ Lạng Thương đã được thành lập.
Đến ngày 10 tháng 10 năm 1895 phủ Lạng Thương trở thành tỉnh lỵ của tỉnh
Bắc Giang và đến ngày 01 tháng 10 năm 1959 được đổi tên thành thị xã Bắc
Giang. Từ năm 1963 đến năm 1996 thị xã Bắc Giang là tỉnh lỵ của tỉnh Hà
Bắc. Ngày 10/01/1997 tỉnh Bắc Giang được tái lập và thị xã Bắc Giang tiếp
tục là tỉnh lỵ. Ngày 07/6/2005 chính phủ có nghị định thành lập thành phố
Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang.
Trải qua từng giai đoạn lịch sử, nhân dân thị xã Bắc Giang luôn phát
huy, tô thắm những truyền thống hào hùng của quê hương đất nước. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ thị xã Bắc Giang đã hai lần bị chiến tranh hủy diệt vẫn anh dũng, ngoan
cường trong chiến đấu, chiến thắng và từng bước trưởng thành. Thị xã Bắc


23

Giang đã ba lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được nhà nước phong
tặng danh hiệu Anh hựng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu
nước, được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.
Quá trình hình thành và phát triển đến nay, thành phố Bắc Giang có
diện tích 3.221 ha với 11 đơn vị hành chính (7 phường, 4 xã) dân số 126.810
người và hơn 200 cơ quan đơn vị của trung ương và tỉnh có trụ sở trên địa bàn
thành phố. Trong thời kỳ đổi mới, thành phố tiếp tục phấn đấu đạt nhiều thành
tích nổi bật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng

an ninh, xứng đáng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa- xã hội, khoa học
kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang. Thành phố đã đóng góp quan trọng đối với phát
triển trung tâm chuyên ngành và thế mạnh của vùng Đơng Bắc tổ quốc. Giữ vị
trí chiến lược trong vành đai khu vực kinh tế trọng điểm Đông Bắc Bộ và hệ
thống các đô thị vệ tinh của thủ đơ Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế và văn hóa các đơ thị trong tỉnh và trong vùng.
1.2.3. Thành phần cư dân và đời sống kinh tế
Cùng với sự phát triển nhanh của đô thị, dân cư, dân số ở thành phố
Bắc Giang cũng không ngừng phát triển. Theo số liệu thống kê năm 1931
trong Bắc Giang địa chí của Trịnh Như Tấu, xuất bản năm 1937, tồn tỉnh
Bắc Giang lúc đó chưa đến 30 vạn dân. Năm 1959 thị xã Bắc Giang có 12 tiểu
khu với dân số 10.330 người. Năm 1994, có 5 phường và 4 xã với dân số thị
xã là 91.417 người trên tổng diện tích là 30,5km2, mật độ dân số là 2.997,5
người/km2.
Năm 2004, dân số là 102.140 người, trong đó nữ 51.639 người, thành
thị là 70.153 người, nơng thơn 31.987 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
9,58% với mật độ dân số là 3172 người/km2. Tính đến năm 2009, diện tích
thành phố Bắc Giang là 32,2 Km2 với tổng số dân là: 126.810 người. Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức dưới 0,95% [20, tr. 31].


24

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh
Bắc Giang. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2005-2009) đạt
15,6%/ năm với cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực với
thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế đạt 57,49%; Công
nghiệp – TTCN và xây dựng chiếm 40,72%; Nông nghiệp thủy sản phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa để tăng giá trị sản xuất, giảm tỷ trọng trong cơ
cấu kinh tế chiếm 1,79%. Giá trị sản xuất tăng thêm bình quân đầu người năm

2009 đạt 30 triệu đồng. Thành phố đã tăng cường quản lý khai thác các nguồn
thu ngân sách, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao (năm 2009 đạt 296 tỷ
đồng, năm 2010 đạt 732 tỷ đồng ). Thành phố đã tự cân đối thu chi ngân sách
và có đóng góp vào ngân sách của tỉnh Bắc Giang.
1.2.4. Đời sống văn hóa
Thực hiện nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ thành phố Bắc Giang lần thứ XIX, đời sống văn hóa tinh
thần và nếp sống văn minh đô thị của nhân dân thành phố có chuyển biến tích
cực trên hầu hết các lĩnh vực: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ
trên địa bàn thành phố.
Quản lý và thực hiện tốt cơng tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, xây
dựng nếp sống văn minh đơ thị trong việc cưới, việc tang và các lễ nghi khác.
Quản lý và thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn có nhiều cố gắng và đạt
được kết quả trên các lĩnh vực.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH
Phong trào TDĐKXDĐSVH được các cấp ủy đảng, chính quyền quan
tâm và chỉ đạo sát sao, nhân dân thành phố tích cực hưởng ứng; trong những
năm qua thành phố đã đạt được kết quả tốt qua 7 phong trào: Xây dựng gia


25

đình văn hóa, xây dựng thơn, tổ dân phố văn hóa, phong trào
TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
trường học văn hóa. Phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại, phong trào lao động sáng tạo. Phong trào xây dựng người tốt, việc
tốt, xây dựng điển hình tiên tiến. Năm 2006 tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt
86,7%; Năm 2007 là 89%; Năm 2008 là 89%; Năm 2009 tỷ lệ GĐVH của

thành phố đạt 90,2%; năm 2010 đạt 91,4%. Số thôn, khu phố đạt danh hiệu
thôn, tổ dân phố văn hóa năm 2006 là: 67,3%; Năm 2007 là: 58,1%; Năm
2008 là 68,2%; Năm 2009 là 84/107 đạt 78,5%, năm 2010 đạt 80%. Tỷ lệ cơ
quan văn hóa năm 2006 đạt 46%, năm 2007 đạt 54,8%, năm 2008 đạt 58%,
năm 2009 đạt 70,2%, năm 2010 đạt 75%.
Toàn thành phố hiện có 03 phường xã đạt đủ các tiêu chí của xã văn
hóa và được UBND tỉnh Bắc Giang cơng nhận là xã Song Mai, xã Đa Mai và
phường Trần Ngun Hãn. 100% thơn, tổ dân phố duy trì tốt phong trào
khuyến học, khuyến tài cùng giúp nhau phát triển kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo của
thành phố giảm từ 0,79% năm 2006 xuống còn 0,41% năm 2009.
Cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư được các cấp ủy, chính
quyền MTTQ và các đồn thể phát động có hiệu quả. Hàng năm 100% các
thôn, tổ dân phố tổ chức tốt ngày hội đại đoàn kết toàn dân (18/11). Phong
trào xây dựng cơ quan văn hóa có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất
lượng, năm 2009 có 70,2% cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa tăng
24,2% so với năm 2005 và đó trở thành động lực tích cực cũng như sức lan
tỏa trong mỗi cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Phong trào “ Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được nhân dân thành phố tích cực
hưởng ứng thu hút 38,5% tỷ lệ dân số thành phố tham gia luyện tập TDTT
thường xuyên, 80% cơ quan, đơn vị, phường xã có sân luyện tập TDTT. Tồn
thành phố có 126 CLB TDTT, 5320 gia đình được cơng nhận gia đình thể
thao [55, tr. 6].


×