Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý khu di tích lịch sử văn hóa nhà trần tại huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 143 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO & DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

NGUYỄN DUY CƯỜNG

QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA NHÀ TRẦN
TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số

: 60310642

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HĨA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐỨC NGƠN
HÀ NỘI – 2014


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Trần Đức Ngơn. Những nội dung trình bày trong
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng
được ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả


nghiên cứu của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Cường


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA
VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA NHÀ TRẦN TẠI
HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ................................................ 15
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa ...................................... 15
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 15
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa .......................... 18
1.1.3. Vai trị của quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ....................... 19
1.2. Tổng quan về Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 20
1.2.1. Lược sử về huyện Đông Triều ............................................................. 20
1.2.2. Các di tích trong Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................. 24
1.2.3. Giá trị của Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng Triều,
tỉnh Quảng Ninh............................................................................................ 37
1.2.4. Vị trí của Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh trong tổng thể các di tích lịch sử nhà Trần ở Việt Nam ....... 41

Tiểu kết ............................................................................................................ 42
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HĨA NHÀ TRẦN TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 43
2.1. Bộ máy và mơ hình quản lý...................................................................... 43
2.1.1. Bộ máy quản lý ................................................................................... 43
2.1.2. Mơ hình quản lý .................................................................................. 44
2.2. Các văn bản quản lý ................................................................................. 49
2.2.1. Văn bản luật ........................................................................................ 49
2.2.2. Văn bản dưới luật ................................................................................ 53
2.2.3. Đề án quy hoạch .................................................................................. 54
2.3. Các hoạt động quản lý .............................................................................. 57
2.3.1. Tổ chức nghiên cứu khoa học .............................................................. 57
2.3.2. Tổ chức các hoạt động bảo tồn di tích.................................................. 65
2.3.3. Tổ chức các hoạt động phát huy giá trị của khu di tích ........................ 73
2.3.4. Tổ chức quản lý thu chi tại khu di tích ................................................. 75
2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý di tích ............................... 76


4
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm .............................. 78
2.4. Đánh giá chung về thực trạng cơng tác quản lý nhà nước đối với Khu di
tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh ....... 80
2.4.1. Những thành công ............................................................................... 80
2.4.2. Những hạn chế và khó khăn................................................................. 82
Tiểu kết ............................................................................................................ 84
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA NHÀ
TRẦN TẠI HUYỆN ĐƠNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH ............................ 85
3.1. Định hướng và nhiệm vụ của công tác quản lý Khu Di tích lịch sử văn
hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ................................. 85

3.1.1. Định hướng chung của Chính phủ về cơng tác quy hoạch Khu di tích
lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020. ............................................................................................................. 85
3.1.2. Định hướng và nhiệm vụ của tỉnh Quảng Ninh .................................... 86
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Khu Di tích
lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh .............. 87
3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng bộ máy, mơ hình và cơ chế quản lý ............ 87
3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học .................... 91
3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích .... 93
3.2.4. Nhóm giải pháp về phát huy giá trị của di tích ..................................... 98
3.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển du lịch ................................................. 101
3.2.6. Nhóm giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ................... 103
3.2.7. Nhóm giải pháp về kết nối khơng gian văn hóa nhà Trần tại Đơng Triều,
tỉnh Quảng Ninh với di sản văn hóa nhà Trần ở các nơi khác ...................... 104
3.2.8. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và khắc phục tình
trạng xây dựng tự phát của người dân tại các điểm di tích ........................... 105
Tiểu kết .......................................................................................................... 108
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 112
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 116


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

(â.l)


Âm lịch



Ảnh

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

BQLCDTTĐQN

Ban quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh

BVH,TT&DL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

DSVH

Di sản văn hóa

DTLSVH

Di tích lịch sử văn hóa


DTLSVH&DT

Di tích Lịch sử Văn hóa và Danh thắng

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GS.TS

Giáo sư, Tiến sĩ

KDTLSVH

Khu Di tích lịch sử văn hóa

KDTLSVHNTTĐT Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng
Triều, tỉnh Quảng Ninh
KTXH

Kinh tế xã hội

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sư, tiến sĩ


PL

Phụ lục

QLNN

Quản lý nhà nước

SVH,TT&DLQN

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thơng tin


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chiều sâu văn hóa và chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam,
vương triều Trần là triều đại phát triển rực rỡ và hùng mạnh nhất, đã trị vì đất
nước 175 năm (1225 - 1400). Đây là triều đại lập được nhiều chiến công hiển
hách trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước với ba

lần đại thắng qn xâm lược tàn bạo Ngun - Mơng ở phía bắc (1258, 1285,
1288), bình được Chiêm Thành ở phía nam. Ở thời đại nhà Trần, khoa học
quân sự đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân; các mặt chính
trị, kinh tế, văn hóa phát triển rực rỡ tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc mang tinh
thần “hào khí Đơng A” của nước Đại Việt thế kỷ XIII, XIV.
Ngồi ra, nhà Trần cịn là triều đại khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm Yên
Tử, làm nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Đây cũng
là triều đại để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa, tiêu biểu là các trung tâm
văn hóa ở Thăng Long, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh.
Đơng Triều là địa danh gắn liền với triều đại nhà Trần, được sử sách
ghi là quê gốc của nhà Trần:”Bia thần đạo ở Yên Sinh nói rằng tổ tiên nhà
Trần vốn là người Yên Sinh, huyện Đông Triều, sau dời đến Tức Mặc, phủ
Thiên Trường, cho nên các vua Trần đều táng ở Yên Sinh, mà khi nhường
ngôi xuất gia cũng lấy Yên Sinh làm nơi tu ẩn” [7, tr.5].
Đông Triều khơng chỉ là q gốc mà cịn là trung tâm văn hóa tâm linh
tiêu biểu, đặc sắc của vương triều Trần. Do vậy, nhà Trần đã chọn vùng đất
này để an táng và chuyển “thần tượng” (các bậc tiên đế) từ Nam Định, Thái
Bình về xây dựng lăng mộ và các cơng trình tơn giáo linh thiêng khác như:
đền, miếu, chùa, am, tháp. Đại Việt sử ký toàn thư ghi “Tân Dậu, năm thứ 5
(1381), Minh Hồng Vũ thứ 14,...tháng 6, rước thần tượng ở các lăng Giác


7
Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương đem về lăng lớn ở Yên Sinh, để
tránh người Chiêm Thành” [26, tr.408].
KDTLSVHNTTĐT tọa lạc trên vùng đất có non bình thủy tụ với diện
tích khoảng 15km2 từ núi Đạm Thủy đến núi Ngọa Vân thuộc các xã Thủy
An, Tràng An, An Sinh, Bình Khê huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây
là khu di tích cịn lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa quan trọng của triều đại nhà
Trần và có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của dân tộc.

KDTLSVHNTTĐT hiện nay bao gồm đền An Sinh, đền Thái, lăng Tư
Phúc, lăng Đồng Thái, lăng Đồng Mục, lăng Ngải Sơn, lăng Phụ Sơn, Nguyên
lăng, lăng Đồng Hy. Cùng với hệ thống lăng mộ, đền miếu, khu di tích cịn có
sự hiện diện của các ngôi chùa và am tháp như: chùa Quỳnh Lâm, am - chùa
Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên, chùa Trung Tiết.
Đã hơn 7 thế kỷ trôi qua, cùng với bao thăng trầm của lịch sử, đất nước
luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm, sự khắc nghiệt của thiên nhiên cùng
với sự tác động vô thức của con người đã làm cho các cơng trình này bị hủy
hoại nghiêm trọng, phần lớn chỉ cịn lại phế tích. Mặc dù, các di tích đã được
xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt, song do một số di tích nằm sâu trong
rừng núi, một số chùa, am tháp lại do nhà chùa trực tiếp quản lý nên công tác
bảo tồn, tôn tạo chưa theo phương pháp khoa học, chưa quan tâm tới yếu tố
gốc của di tích. Do đó, cơng tác quản lý, bảo tồn KDTLSVHNTTĐT đang là
vấn đề cấp bách đặt ra cho huyện Đông Triều và tỉnh Quảng Ninh.
Trong những năm qua, công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên
địa bàn huyện nói chung và KDTLSVHNTTĐT nói riêng đã được quan tâm
và đạt được những kết quả cụ thể. Tuy nhiên, công tác này vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn, việc đầu tư chống xuống cấp di tích chưa đáp ứng được yêu cầu;
việc lấn chiếm đất đai, cảnh quan, khơng gian di tích vẫn cịn xảy ra; cơng tác


8
bảo tồn, trùng tu tơn tạo di tích ở một số điểm cịn thiếu cơ sở khoa học. Bên
cạnh đó, cơng tác tun truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác quản lý di sản văn hóa chưa đạt hiệu quả. Sự
hưởng ứng và vai trò của người dân trong việc phát huy giá trị lịch sử văn hóa
của di tích đang là vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hiện nay. Mặt khác,
công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của KDTLSVHNTTĐT còn là cơ
sở quan trọng để giáo dục truyền thống tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn
của dân tộc, cũng là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch tâm

linh, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, từng bước phát huy được lợi thế của
khu di tích cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền
thống cách mạng, với mục đích góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và phát
huy giá trị KDTLSVHNTTĐT trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài “Quản lý
Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
KDTLSVHNTTĐT, đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào
tháng 12 năm 2013, theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Với những giá trị mang trong mình, khu di tích này đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm đầu tư nghiên cứu với các cơng trình sau:
2.1. Những cơng trình khảo cổ học
Kỷ yếu Hội thảo khoa học”Về di tích lịch sử văn hóa chùa Quỳnh
Lâm”: gồm 14 bài viết của các nhà nghiên cứu. Hội thảo được tổ chức ngày
26/2/1992, trong đó có một số bài tiêu biểu:
Chùa Quỳnh Lâm trong tiến trình lịch sử của tác giả Nguyễn Du Chi.
Tác giả cho biết đây là ngơi chùa lớn có niên đại gần nghìn năm, ra đời vào
thời Lý, sang thời Trần, chùa được mở rộng trở thành trung tâm Phật giáo lớn.


9
Quỳnh Lâm - Thiền Viện - Thi Xã của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy
Hinh đã khẳng định chùa Quỳnh Lâm gắn liền với pho tượng nổi tiếng trong
An Nam tứ đại khí.
Quỳnh Lâm trong lịch sử Phật giáo Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn.
Tác giả cho rằng chùa Quỳnh Lâm gắn liền với những giai đoạn phát triển của
Phật giáo Việt Nam. Đó là từ thời Lý (thế kỷ XI) đến thời Trần (thế kỷ XIV).
Sưu tập di vật thời Trần trưng bày tại đền An Sinh: Qua công tác khảo
cổ, sưu tầm và trưng bày các di vật thời Trần tại đền An Sinh người xem có

thể thấy, sau gần bảy trăm năm, nhà Trần đã làm nên những giá trị lịch sử văn
hóa rực rỡ đóng góp vào kho tàng văn hóa của dân tộc.
Am Ngọa Vân qua các bằng chứng khảo cổ học, Nguyễn Văn Anh
(2008): Nội dung cơ bản của cuốn sách này nhằm làm sáng tỏ Ngọa Vân là
nơi tu hành và hóa phật của vị vua sáng, văn võ toàn tài, anh hùng dân tộc, đó
là Trần Nhân Tơng - tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học”Đông Triều với lịch sử nhà Trần” do
BQLCDTTĐQN tổ chức năm 2008. Kỉ yếu đã tập hợp các bài viết bao gồm:
14 chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà khoa học và kết luận hội
thảo của GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Báo cáo kết quả khai quật thăm dò khảo cổ học di tích chùa Quỳnh
Lâm (2009), đã làm rõ mặt bằng tổng thể, quy mô kiến trúc của chùa Quỳnh
Lâm xuất hiện vào thời Lý - Trần, toàn bộ mặt bằng tổng thể kiến trúc chùa
Quỳnh Lâm thời Lê Trung hưng nằm chồng xếp lên hệ thống kiến trúc thời
Lý - Trần, sang các thời Lê, Nguyễn đều có tu bổ, xây dựng.
Báo cáo kết quả khai quật thăm dị khảo cổ học di tích chùa Hồ Thiên
(2010): cho thấy được mặt bằng tổng thể khu chùa chính, vườn tháp, nhà tăng,
nhà bia, am đá, di vật tìm được là gạch, ngói, đồ sành, gốm, các hệ thống chân


10
tảng đá, đá bó nền, về niên đại các cơng trình chủ yếu được xây dựng thời
Trần, thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Di tích đền Thái trong hệ thống di tích lăng
mộ, đền miếu nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” do
BQLCDTTĐQN tổ chức năm 2011. Cuốn sách là tập hợp 17 bài viết của các
nhà nghiên cứu tại hội thảo ngày 12/8/2011 trên cơ sở tiến hành khai quật
thám sát khảo cổ học từ năm 2008 đến 2010. Quá đó chúng ta thấy được vai
trị quan trọng của di tích đền Thái trong hệ thống lăng tẩm, đền miếu nhà
Trần ở An Sinh.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt - Khu Di
tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh): do UBND huyện Đông
Triều tổ chức tháng 9/2014. Cuốn sách tập hợp 15 bài viết của các giáo sư,
các nhà nghiên cứu trên 2 phương diện: giá trị của khu di tích nhà Trần tại
huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh và bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích
nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Luận văn thạc sĩ Chùa Quỳnh Lâm qua tư liệu lịch sử và khảo cổ học của
Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2013: Đây là cơng trình nghiên cứu đầy đủ, hệ
thống về giá trị lịch sử, văn hóa chùa Quỳnh Lâm qua tư liệu khảo cổ học.
Luận văn thạc sĩ Phát triển du lịch văn hóa tại huyện Đơng Triều của
Phạm Minh Thắng năm 2013: Đây là cơng trình nghiên cứu về tiềm năng và
thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Đơng Triều hiện nay.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về di tích
Di tích và danh thắng Quảng Ninh, Ban quan lý di tích và Danh thắng
Quảng Ninh (2002): Cuốn sách giới thiệu gần 50 di tích và danh lam thắng
cảnh của Quảng Ninh, trong đó từ trang 21 đến trang 29 giới thiệu lăng miếu


11
các vua Trần và cụm kiến trúc phật giáo thời Trần; từ trang 112 đến trang 121
giới thiệu di tích chùa Quỳnh Lâm thuộc KDTLSVHNTTĐT.
Lý lịch di tích chùa Hồ Thiên, xã Bình Khê, huyện Đơng Triều Quảng
Ninh, Kiều Đình Sơn (2006) và Lý lịch di tích chùa Ngọa Vân, xã Bình Khê,
huyện Đơng Triều Quảng Ninh, Vũ Khánh Dun (2008): Cả hai cuốn sách
này đều khảo tả về di tích chùa Hồ Thiên và chùa Ngọa Vân làm căn cứ để
nghiên cứu, khảo cổ và lập quy hoạch cho cơng tác quản lý, trùng tu, tơn tạo.
Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng
Ninh của BQLCDTTĐQN (2010): Đây là một trong những cuốn sách viết đầy
đủ nhất về KDTLSVHNTTĐT, bao gồm hai phần: phần thứ nhất giới thiệu về
lịch sử hình thành và phát triển của vương triều Trần và các di tích nhà Trần

tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; phần thứ hai giới thiệu một số tư liệu
Hán Nôm trong các di tích.
UBND huyện Đơng Triều (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Đơng triều,
tập I,II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Cuốn sách nêu quá trình hình thành
và phát triển của Đảng bộ huyện Đông Triều từ năm 1930 đến năm 2011 với
các thành tựu phát triển kinh tế xã hội.
Quần thể lăng tẩm nhà Trần ở Đông Triều, Nguyễn Văn Anh (2013),
Nxb Văn hóa - Thơng tin: Cuốn sách giới thiệu khái quát về vị trí, tên gọi,
lịch sử hình thành, cấu trúc mặt bằng lăng tẩm của các vua Trần tại An Sinh
xưa và Đông Triều ngày nay.
Am Ngọa Vân, Nguyễn Văn Anh (2013), Nxb Văn hóa - Thông tin: Cuốn
sách giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp của đức vua Trần Nhân Tông qua
các nguồn tư liệu và quá trình điều tra, nghiên cứu khảo cổ học, cho thấy được vị
trí của Ngọa Vân trong hệ thống các di tích nhà Trần ở Đơng Triều.


12

2.3. Những cơng trình nghiên cứu về lễ hội
Lễ hội truyền thống tiêu biểu Quảng Ninh - Giáo trình điện tử Nguyễn
Thị Hà (2008): Cuốn sách giới thiệu một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở
Quảng Ninh, trong đó có một số lễ hội của KDTLSVHNTTĐT.
2.4. Những cơng trình nghiên cứu về danh nhân
Cuốn Kể chuyện các vị vua và hoàng tộc Triều Trần - Phạm Trường
Khang: Nội dung cuốn sách miêu tả chân dung các vị vua và các nhân vật
trong hoàng tộc nhà Trần dựa trên các sự kiện lịch sử.
Cuốn Kể chuyện các tướng lĩnh Triều Trần - Phạm Trường Khang: đã
giới thiệu gần 20 tướng lĩnh tiêu biểu nhất của nhà Trần trong suốt 175 năm
trị vì của triều đại này.
Từ những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy, các nhà khoa học đã nghiên

cứu KDTLSVHNTTĐT ở nhiều góc độ khác nhau và có những nhận định,
đánh giá khá sâu sắc về giá trị trị lịch sử, văn hóa của khu di tích này. Trong
đó, cuốn Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh của BQLCDTTĐQN (2010) đã đề cập một cách tổng thể về khu di tích
nhằm giới thiệu lịch sử, văn hóa nhà Trần hơn 700 năm tồn tại và phát triển ở
Đông Triều.
Như vậy, hiện nay, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về
cơng tác QLNN đối với KDTLSVHNTTĐT. Có lẽ tài liệu duy nhất đề cập
đến cơng tác quản lý khu di tích này là các báo cáo tổng kết công tác văn hóa
của phịng VHTT huyện Đơng Triều, báo cáo tổng kết cơng tác quản lý di tích
của BQLCDTTĐQN và báo cáo của SVH,TT&DL về QLNN về văn hóa trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhưng vì đây là những báo cáo kết quả các hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa nói chung, hoặc báo cáo kết quả quản lý các di
tích trọng điểm nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nên các nội dung liên


13
quan đến công tác quản lý KDTLSVHNTTĐT chỉ được đề cập một cách có
mức độ. Tuy nhiên, đây lại là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả luận văn
có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng cơng tác QLNN đối với
KDTLSVHNTTĐT, từ đó gợi mở nhiều ý tưởng và giải pháp để nâng cao
công tác quản lý khu di tích này trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với KDTLSVHNTTĐT
trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các vấn đề sau:
- Tập hợp, thống kê và phân tích các tài liệu, cơng trình nghiên cứu của

các tác giả đi trước về KDTLSVHNTTĐT;
- Trình bày cơ sở khoa học của công tác quản lý di sản văn hóa nói
chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng;
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý
KDTLSVHNTTĐT từ năm 2009 đến năm 2014 để chỉ ra những ưu điểm và
tồn tại trong công tác quản lý;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
khu di tích đặc biệt này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước đối
với KDTLSVHNTTĐT.


14

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu thực trạng
công tác QLNN đối với KDTLSVHNTTĐT, tập trung ở 4 xã (An Sinh, Tràng
An, Bình Khê, Thủy An) của huyện Đơng Triều.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác QLNN đối với
KDTLSVHNTTĐT từ năm 2009 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: quản lý văn hóa, lịch sử, văn hóa
học, khảo cổ học, điều tra xã hội học.
- Phương pháp khảo sát điền dã: điều tra, phỏng vấn, thống kê, ghi
chép, chụp ảnh, phân tích và tổng hợp tài liệu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa và tổng
quan về Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đơng Triều, tỉnh
Quảng Ninh
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Khu Di tích
lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh


15

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA
VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA NHÀ TRẦN
TẠI HUYỆN ĐƠNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “Quản lý”. Theo cách hiểu
thông thường được ghi trong từ điển tiếng Việt, quản lý có nghĩa là trơng
nom, giữ gìn.
Theo quan điểm của một số nhà triết học:
Các Mác cho rằng: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản
chất xã hội của quá trình lao động” [19, tr.29]
Cịn theo F.Anghgen thì: “Quản lý là một trạng thái tất yếu phải có khi
nhiều người cùng hoạt động chung với nhau; khi có sự hợp tác của một số
đơng người; khi có sự phối hợp của nhiều người” [20, tr.435].
Dưới góc độ khoa học quản lý: “Quản lý là một phương thức làm cho
những hoạt động được hoàn thành với hiệu suất cao. Quản lý là những hoạt

động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau nhằm đạt
được những mục tiêu chung” [46, tr.3].
Hiểu một cách đơn giản nhất, quản lý là hoạt động của chủ thể quản lý,
tác động vào một đối tượng nhất định một cách có mục đích để duy trì tính ổn
định và phát triển của đối tượng đó theo những mục tiêu đã định.
Những quan điểm trên cho thấy, bản chất của quản lý và hoạt động
quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, do đó quản lý là một
hoạt động khách quan để đảm bảo mục tiêu chung.


16
Như vậy, có thể hiểu bản chất của quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các hoạt động quản lý, chủ thể có
thể là cá nhân hoặc tổ chức. Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý bằng các cơng cụ và phương pháp thích hợp dựa trên các nguyên tắc
nhất định.
Đối tượng quản lý: là tất cả những gì chịu sự tác động của chủ thể quản lý
trên cơ sở nguyên tắc và phương pháp nhằm đạt được mục tiêu và ý chí của chủ thể.
Mục tiêu của quản lý: là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định theo kế hoạch, nguyên tắc và phương pháp của chủ thể quản lý.
1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa
Văn hóa đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong xu thế tồn
cầu hóa hiện nay đang đặt ra vấn đề cần được quản lý theo định hướng của
Đảng và Nhà nước. Quản lý văn hóa là một cơng việc khó khăn, phức tạp và
vơ cùng nhạy bén. Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII chỉ rõ: “Củng cố,
hồn thiện các thể chế văn hóa, đảm bảo tăng cường vai trị lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và
lực lượng những người hoạt động văn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt
văn hóa phong phú, đa dạng theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[62]. Quản lý
nhà nước về văn hóa vừa đảm bảo cho văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí

phát triển theo đúng hướng mà Đảng đã chỉ ra, vừa đảm bảo quyền tự do dân
chủ cá nhân trong sáng tạo, hưởng thụ văn hóa.
Tác giả luận văn đồng tình với khái niệm:
QLNN về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích
của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình, nhằm
phát triển văn hố, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan, với mục đích giữ gìn


17
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân [55, tr.58].
1.1.1.3. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa
Trong một số ngơn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt,
DTLSVH đều có nghĩa là dấu tích, vết tích cịn lại. Theo Từ điển Bách khoa
Việt Nam: “Di tích là các loại dấu vết của quá khứ, đối tượng nghiên cứu của
khảo cổ học, sử học...được pháp luật bảo vệ, không ai được tùy tiện dịch
chuyển, thay đổi, phá hủy” [47, tr.667].
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ
sung năm 2009 tại chương I, điều 4, mục 3 có ghi: Di tích lịch sử văn hóa là
cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
cơng trình, địa điểm đó có di tích lịch sử văn hóa, khoa học. Cũng tại chương
IV, điều 28, mục 1 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 quy định: Di tích lịch
sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước;
b) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân đất nước;

c) Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn sự kiện lịch sử tiêu biểu của của
các thời kỳ cánh mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
đ) Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc các cơng trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử [35, tr.19].
Như vậy, DTLSVH là kết quả hoạt động lao động sáng tạo của con người.


18
1.1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Từ các khái niệm QLNN về văn hóa và khái niệm về DTLSVH, chúng
tơi khái qt khái niệm QLNN về DTLSVH như sau: QLNN về DTLSVH là
sự định hướng, quản lý, điều hành của Nhà nước nhằm bảo vệ giữ gìn các
DTLSVH, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích
cực và ngày càng có sức sống mãnh liệt trong đời sống xã hội. DTLSVH là bộ
phận cấu thành nên hệ thống DSVH.
Sau đây là một số khái niệm liên quan đến QLNN về DTLSVH:
Bảo quản di tích: Là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác
nhân huỷ hoại di tích mà khơng làm thay đổi những yếu tố ngun gốc vốn có
của di tích.
Bảo tồn di tích: Là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài,
ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó.
Tu bổ di tích: Là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh.
Tơn tạo di tích: Là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai
thác và phát huy giá trị di tích nhưng khơng làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc
cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và mơi trường - sinh thái của di tích.
Phục hồi di tích: Là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di
tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh đó.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa

DTLSVH là bộ phận quan trọng cấu thành nên DSVH. Chính vì vậy, nội
dung QLNN về DTLSVH cũng chính là nội dung QLNN về DSVH và được đề
cập tại chương V, điều 54 của Luật Di sản văn hóa bao gồm [35, tr. 33-34]:


19
- Xây dựng bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và
phát huy di sản văn hóa và di tích lịch sử văn hóa
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý di tích
- Tổ chức các hoạt động bảo tồn, trùng tu, tôn tạo DTLSVH
- Tổ chức và phát huy các giá trị của di tích
- Xây dựng, quản lý và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách
- Tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, khảo cổ
- Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm
Theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa, tựu trung lại có mấy phương
diện quản lý sau đây:
Thứ nhất: Bộ máy và mơ hình quản lý
Thứ hai: Các văn bản quản lý
Thứ ba: Các hoạt động quản lý
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Từ nội dung QLNN về DTLSVH, có thể thấy, QLNN về DTLSVH có
những vai trị sau đây:
- Vai trị xác lập chủ thể quản lý, xác lập hình thức sở hữu DTLSVH
theo quy định của pháp luật.
- Vai trò bảo vệ và phát huy giá trị của DTLSVH.
- Vai trò sử dụng các DTLSVH để tạo động lực cho phát triển KTXH.
- Vai trị định hướng cơng tác bảo tồn, trùng tu, tơn tạo DTLSVH
- Vai trị phịng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại DTLSVH
- Vai trò xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý DTLSVH



20

1.2. Tổng quan về Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện
Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh
1.2.1. Lược sử về huyện Đơng Triều
1.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đơng Triều là huyện cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Theo sách
Đại Nam nhất thống chí, địa giới của Đơng Triều cổ gồm phía Tây đến Chí
Linh, phía Bắc đến Lục Ngạn, phía Đơng đến Hồnh Bồ, phía Nam đến Giáp
Sơn. Như vậy, Đông Triều cổ xưa bao gồm các vùng đất ng Bí, Đơng
Triều, một phần đất của huyện Thủy Ngun (Hải Phịng) và một phần đất
của huyện Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương) ngày nay.
Huyện Đông Triều hiện nay bao gồm 21 đơn vị hành chính (19 xã và 2
thị trấn), dân số gần 156.959 người. Thị trấn Đông Triều (đơ thị loại IV) là
trung tâm hành chính của huyện với diện tích gần 1 km2, dân số trên 5.000
người. Thị trấn Mạo Khê (đô thị loại IV) cách thị trấn Đơng Triều 8 km về
phía đơng. 19 xã thuộc huyện Đơng Triều bao gồm: Bình Dương, Nguyễn
Huệ, Thủy An, Việt Dân, Tân Việt, Anh Sinh, Bình Khê, Trang Lương, Tràng
An, Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo, Xuân Sơn, Kim Sơn, n Thọ, n
Đức, Hồng Quế, Hồng Thái Đơng, Hồng Thái Tây.
Điều kiện tự nhiên
Khí hậu: Khí hậu Đơng Triều mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, độ ẩm 81%, lượng mưa trong năm là
1.809mm, thấp hơn nhiều huyện trong tỉnh. Nhìn chung, khí hậu Đơng Triều
tương đối ơn hồ, thuận lợi cho đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân.
Địa hình: Là một vùng trung du có diện tích đất tự nhiên 397,2km2,
Đơng Triều có địa hình dốc dần từ bắc xuống nam. Phía Bắc là vịng cung núi



21
Đơng Triều. Vùng phía Đơng có các núi Cao Băng, Đông Sơn, Bảo Quan cao
trên dưới 500m.
Thuỷ văn: Đông Triều là một huyện có nhiều sơng ngịi chảy qua: sơng
Kinh Thầy, sơng Đạm Thủy, sơng Cầm... Hệ thống sơng ngịi như vậy rất
thuận tiện cho giao thông vận tải thủy. Những dịng sơng này khơng chỉ mang
nặng phù sa mà cịn là nơi tử trận của nhiều tướng giặc. Ngồi ra, huyện có 14
hồ đập như hồ Bến Châu, hồ Khe Chè, hồ Trại Lốc... đáp ứng được nhu cầu
cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của huyện.
Tài nguyên: Tài nguyên lớn nhất là đất đai. Đất nông nghiệp rộng tới
9.701 ha. Đất lâm nghiệp cũng rộng tới 20.409 ha. Đơng Triều có khá nhiều
tài ngun trong lịng đất như than đá, đất sét, cát... Với những đặc điểm tự
nhiên phong phú, Đơng Triều có cơ cấu kinh tế đa dạng gồm nông nghiệp,
trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch. [49, tr. 28-33]
1.2.1.2. Lịch sử hình thành
“Đơng Triều là một vùng đất cổ. Theo Đông Triều phong thổ ký (sách
chữ Hán chép tay), Đông Triều vốn là của phủ Nam Sách, thời cổ thuộc
Tượng quận có tên là An Sinh hay Yên Sinh” [7. tr.5].
Thời thập nhị sứ quân (năm 966 – 968) có tên là An Sinh.
Theo Đại việt sử ký toàn thư: Mùa xuân năm Đinh Dậu (1237), Trần
Thái Tông lấy đất vùng đất Yên Phụ (nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương), Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay là huyện Đơng
Triều, ng Bí, tỉnh Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu làm đất thang mộc và
phong làm Yên Sinh Vương; đời vua Trần Dụ Tông (1341- 1369), An Sinh
được đổi tên là Đông Triều [26, tr. 273].
Thời Lê Thánh Tông (1460-1472) đổi thành huyện Đông Triều, xứ Hải
Dương, đến thời Nguyễn, huyện Đông Triều vẫn thuộc trấn Hải Dương.



22
Thời Pháp thuộc, Toàn quyền Pháp đã cho lập Đạo Đơng Triều (10-111890) sau đó Đơng Triều thuộc khu qn sự Phả Lại (24-8-1891), tiếp đến
thuộc về tỉnh Hải Dương (10-10- 1895). Xưa, huyện Đông Triều rất rộng, bao
gồm cả một phần huyện Kinh Mơn và tổng Bí Giàng. Năm 1896, tổng Bí
Giàng cắt về huyện Yên Hưng.
Sau cách mạng Tháng Tám, đến năm 1947, Đông Triều thuộc khu
Hồng Quảng. Năm 1959, Đông Triều thuộc về Hải Dương. Từ năm 1961,
Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp
nhất với Hải Ninh thành Quảng Ninh).
Sự kiện lịch sử sớm nhất trên đất này sử sách còn ghi được là cuộc khởi
nghĩa của nữ tướng Lê Chân. Bà quê ở An Biên nay thuộc xã Thuỷ An. Năm
39, được tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, Lê Chân đã triệu tập nhân
dân Đông Triều, Kinh Môn, Thuỷ Nguyên đứng lên đánh giặc, lập căn cứ bên
sông Cửa Cấm. Lê Chân đã lập nhiều chiến công và trở thành nữ tướng tâm
phúc của Hai Bà Trưng.
Ở thời Trần, Đơng Triều cũng là mảnh đất có nhiều chiến công vang
dội. Trong trận Bạch Đằng năm 1288, hai vua Trần đã phục binh ở vùng Yên
Đức đánh dồn quân Nguyên - Mông xuống trận địa cọc, dân Đông Triều đã
phá các cầu chặn đường hộ tống của giặc.
Đầu thế kỷ XIX, Đông Triều là nơi hưởng ứng mạnh mẽ phong trào
Cần Vương chống Pháp như các cuộc khởi nghĩa của Đốc Tít (1884-1892),
Lãnh Pha (1892), Đốc Thu (1893-1895)… Tiếp đến là phong trào đấu tranh
của công nhân mỏ Mạo Khê.
Tháng 3-1929, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được
thành lập. Ngày 23-2-1930, chi bộ ĐCSVN ở Mạo Khê ra đời. Đây là chi bộ
ĐCSVN đầu tiên ở Quảng Ninh. Đông Triều là quê hương của một chiến khu


23

oanh liệt trong cách mạng tháng Tám năm 1945 (sau được gọi là Đệ tứ chiến
khu). Trong kháng chiến chống Pháp, Đơng Triều là vùng chiến tranh du kích
nổi tiếng. Trong kháng chiến chống Mỹ, dân quân Đông Triều đã chiến đấu
anh dũng, góp phần vào sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Tóm lại, Đơng Triều là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền
thống cách mạng với những trang sử vẻ vang, hào hùng, gắn liền với chiều
dài lịch sử của dân tộc đồng thời đây cũng là nơi có nhiều di sản văn hóa đặc
sắc của thời Lý - Trần như chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, đền An Biên...
1.2.1.3. Đặc điểm dân cư và văn hóa huyện Đông Triều
Đặc điểm dân cư: Về dân cư, Đông Triều có số dân là 156.959 người
(theo kết quả điều tra năm 2013) đứng thứ 3 trong tỉnh sau thành phố Hạ
Long và Cẩm Phả với 9 dân tộc sinh sống chủ yếu là người Kinh tiếp đến là
người Tày, người Hoa, người Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Dao, Mường, Thái.
Đặc điểm văn hóa: Đơng Triều có nhiều tài năng kiệt xuất, nhất là thời
Trần như: Danh nhân Trần Thì Kiến, Bảng nhãn Lê Hiếu, Thám hoa Trần
Đình Sâm. Các Triều đại sau đó Đơng Triều cũng có nhiều người đỗ đạc
thành danh và làm quan giúp dân, giúp nước.
Nhân dân Đơng Triều theo hai tơn giáo chính: Phật giáo và Thiên chúa
giáo. Đơng nhất vẫn là tín đồ Phật giáo, số người theo đạo Thiên chúa ở Đông
Triều chiếm khoảng 5% dân số. Tồn huyện có 3 xứ đạo là Đông Khê, Mạo
Khê và Đạo Dương.
Theo khảo sát thực tại địa bàn huyện, hiện có tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên, thờ thành hồng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng dân tộc, thờ
những người có cơng với dân với nước.
Tồn huyện Đơng Triều có tất cả 56 lễ hội tiêu biểu như lễ hội Chùa
Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày 1-4/2 âm lịch hàng năm; lễ hội Đền An Sinh diễn


24
ra từ ngày 20-22/8 âm lịch hàng năm; lễ hội Đền An Biên diễn ra từ ngày 810/1 âm lịch hàng năm.

1.2.1.4. Các loại hình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Đơng Triều
Theo Quyết định số 2459/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 của UBND
tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, trên địa bàn tồn huyện có 133 DTLSVH&DT
phân bổ tại 21 xã, thị trấn gồm:
Di tích lịch sử - văn hóa: 119 di tích
Di tích lịch sử - nghệ thuật: 08 di tích
Di tích lịch sử - danh thắng: 02 di tích
Di tích lịch sử khảo cổ: 02 di tích
Di tích lịch sử - cách mạng: 02 di tích
Trong số 133 di tích, có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 08 di tích được
xếp hạng cấp quốc gia, 25 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 99 di tích đã
được kiểm kê, phân loại nhưng chưa được xếp hạng.
1.2.2. Các di tích trong Khu Di tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại
huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh
Đơng Triều là vùng đất gắn bó mật thiết với lịch sử, văn hoá nhà Trần một vương triều nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây không chỉ
là quê gốc của nhà Trần, là đất thang mộc của An Sinh Vương Trần Liễu, mà
còn là một trung tâm văn hoá tâm linh tiêu biểu, nơi xây dựng lăng mộ, đền
thờ của các vị hồng đế và nhiều cơng trình tôn giáo linh thiêng khác như am,
chùa, tháp liên quan đến Thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập.
Trong nền cảnh khơng gian đó, Đơng Triều - n Tử cịn được xem như là
Kinh đơ Phật giáo của nước Đại Việt thế kỷ 13,14.
KDTLSVHNTTĐT bao gồm 3 hệ thống các di tích như sau:


25
1.2.2.1. Lăng mộ các vị vua Trần
Lăng Tư Phúc: lăng Tư Phúc tọa trên một quả đồi thấp thuộc thôn Trại
Lốc, xã An Sinh. Đây là nơi thờ thần vị của hai vua đầu triều là Trần Thái
Tông và Trần Thành Tơng.
Theo sách Đại Việt sử ký tồn thư, năm 1381 để tránh quân Chiêm

Thành tàn phá lăng tẩm, nhà Trần đã cho chuyển thần tượng của các lăng ở
Quắc Hương (Mỹ Lộc, Nam Định), Thái Đường, Hưng Long, Kiến Xương
(Thái Bình) đưa về lăng lớn ở Yên Sinh. Lăng lớn này chính là lăng Tư Phúc.
Theo sử sách, Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, ông là con thứ của
Trần Thừa - một người nhiều mưu lược, giữ chức Nội thị khán thủ dưới triều Lý.
Trần Thái Tông sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần (1218), nhờ sự giúp đỡ của
chú là Trần Thủ Độ, Trần Cảnh vào làm Chi Hậu chính triều Lý rồi kết hơn với
vua Lý Chiêu Hồng. Năm 1225, ơng được Lý Chiêu Hồng nhường ngơi, đánh
dấu sự chuyển giao quyền lực từ tay nhà Lý (1009-1225) sang nhà Trần. Trần
Thái Tông ở ngơi 32 năm (1225-1259), làm Thái Thượng hồng 19 năm, ông
mất ngày 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (1277) tại cung Vạn Thọ, thọ 60 tuổi.
Trần Thái Tông là vị vua khởi nghiệp nhà Trần, triều đại cực thịnh
trong lịch sử dân tộc. Ông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh thắng quân
xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất năm 1258.
Năm 1277, sau khi vua băng ở cung Vạn Thọ được táng ở Chiêu Lăng
(nay thuộc Tam Đường, Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình). Năm 1381, thần
tượng được rước về lăng Tư Phúc ở An Sinh.
Trần Thánh Tông là vị vua thứ hai của triều Trần, tên húy là Trần
Hoảng, ơng là con trưởng của Thượng hồng Trần Thái Tơng, sinh ngày 25
tháng 9 năm Canh Tí (1240). Năm 1258, sau khi đánh thắng quân xâm lược
Nguyên – Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông được vua cha Trần Thái Tông


×