ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ GẤM
TÌM HIỂU MƠ HÌNH CHĂM SĨC, HỖ TRỢ TẠI NHÀ
CHO NGƢỜI CĨ HIV/AIDS THƠNG QUA ĐỒNG ĐẲNG
VIÊN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI HUYỆN ĐÔNG
TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ GẤM
TÌM HIỂU MƠ HÌNH CHĂM SĨC, HỖ TRỢ TẠI NHÀ
CHO NGƢỜI CĨ HIV/AIDS THƠNG QUA ĐỒNG ĐẲNG
VIÊN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI HUYỆN ĐÔNG
TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Nguyên Anh
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Nguyên Anh
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn
Đinh Thị Gấm
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng
góp ý kiến q báu trong suốt thời gian tơi tiến hành nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học, các thầy cô giáo và đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Công tác xã
hội, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt
tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hồn thành luận
văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------- i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU --------------------------------------------------------- ii
MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------------- 1
1.
Lý do lựa chọn đề tài ------------------------------------------------------------- 1
2.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu -------------------------------------------------- 3
2.1
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ------------------------------------------- 3
2.2
Tình hình nghiên cứu trong nước ---------------------------------------------- 7
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ------------------------------------------- 10
3.1.
Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 10
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 10
4.
Ý nghĩa của nghiên cứu -------------------------------------------------------- 11
4.1.
Ý nghĩa khoa học ----------------------------------------------------------------- 11
4.2.
Ý nghĩa chính sách và thực tiễn ----------------------------------------------- 11
5.
Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu --------------------------------------------- 12
5.1.
Đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 12
5.2.
Khách thể nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 12
6.
Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 12
6.1.
Giới hạn về không gian: --------------------------------------------------------- 12
6.2.
Giới hạn về thời gian ------------------------------------------------------------- 12
6.3.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------- 12
7.
Câu hỏi nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 12
8.
Giả thuyết nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 13
9.
Phƣơng pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------ 13
10.
Bố cục luận văn. ------------------------------------------------------------------ 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ------ 16
1.1.
Một số khái niệm liên quan ---------------------------------------------------- 16
1.1.1. HIV ------------------------------------------------------------------------------------- 16
1.1.2. AIDS------------------------------------------------------------------------------------ 16
1.1.3. Người có HIV/AIDS ------------------------------------------------------------------ 17
1.1.4. Đồng đẳng viên ----------------------------------------------------------------------- 17
1.1.5. Chăm sóc tại nhà --------------------------------------------------------------------- 18
1.1.6. Vai trò ---------------------------------------------------------------------------------- 20
1.1.7. Vai trò trong chăm sóc tại nhà ------------------------------------------------------ 20
1.2.
Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu --------------------------------------- 22
1.3.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ------------------------------------------------- 23
1.3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh ------------------------------------------------------ 23
1.3.2. Khái quát về huyện Đông Triều ---------------------------------------------------- 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIV/AIDS VÀ NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC ĐỒNG ĐẲNG VIÊN TRONG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TẠI NHÀ CHO
NGƢỜI CÓ HIV/AIDS TẠI ĐÔNG TRIỀU, QUẢNG NINH -------------------- 28
2.1. Thực trạng về HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh và Đơng Triều -------------- 28
2.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS --------------------------------------------------------- 28
2.1.2. Kết quả hoạt động và tồn tại -------------------------------------------------------- 28
2.2. Thực trạng về ngƣời có HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng ở huyện Đơng
Triều
30
2.2.1. Nhu cầu của người có HIV/AIDS trong chăm sóc, hỗ trợ tại nhà ------------- 30
2.2.2. Kết quả hoạt động và tồn tại về chăm sóc tại nhà cho người có HIV/AIDS tại
huyện Đơng Triều. --------------------------------------------------------------------------- 34
2.3. Tình hình hoạt động của các nhóm đồng đẳng viên về chăm sóc, hỗ trợ tại
nhà cho ngƣời có HIV/AIDS tại huyện Đơng Triều. -------------------------------- 35
2.3.1. Tổ chức và phương thức hoạt động ------------------------------------------------ 35
2.3.2. Năng lực chăm sóc, hỗ trợ tại nhà tại cộng đồng-------------------------------- 38
2.3.3. Thuận lợi và thách thức ------------------------------------------------------------- 40
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH CHĂM SĨC, HỖ TRỢ TẠI NHÀ CHO
NGƢỜI CĨ HIV/AIDS THƠNG QUA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒNG ĐẲNG VIÊN -
--------------------------------------------------------------------------------------- 45
3.1. Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất -------------------------------------- 45
3.1.1. Chăm sóc triệu chứng và hướng dẫn vệ sinh ------------------------------------- 47
3.1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ tuân thủ, điều trị thuốc kháng Retro vi rút ARV ---------- 53
3.1.3. Tư vấn dinh dưỡng (Hỗ trợ/hướng dẫn về thực phẩm và dinh dưỡng: cung cấp
thực phẩm bổ xung, tư vấn dinh dưỡng hợp lý …) ------------------------------------- 57
3.1.4. Giới thiệu khách hàng chuyển tuyến, tiếp cận điều trị ARV khi cần thiết ---- 62
3.2. Trong hoạt động dự phòng lây nhiễm --------------------------------------------- 66
3.2.1. Hướng dẫn và khuyến khích tình dục an tồn, tiêm chích an tồn. ----------- 67
3.2.2. Tư vấn và hỗ trợ tiết lộ tình trạng HIV, giới thiệu dịch vụ xét nghiệm VCT-- 71
3.2.3. Giáo dục thông tin về dự phòng lây truyền từ mẹ sang con -------------------- 75
3.3. Trong hoạt động hỗ trợ về tâm lý, tâm linh tinh thần ------------------------- 77
3.3.1. Gần gũi, chia sẻ, động viên người có HIV+ -------------------------------------- 77
3.3.2. Vận động các nhà sư tham gia thực hiện chăm sóc về tinh thần, niềm tin, tín
ngưỡng và tơn giáo cho người có HIV+ -------------------------------------------------- 81
3.4. Hiệu quả hoạt động của nhóm ĐĐV chăm sóc tại nhà ------------------------ 85
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 93
KHUYẾN NGHỊ ----------------------------------------------------------------------------- 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------- 99
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
: Hội chứng suy giảm mắc phải
ARV
: Điều trị kháng Retrovirus
BCS
: Bao cao su
BKT
: Bơm kim tiêm
CTXH
: Công tác xã hội
CTGTH
: Can thiệp giảm tác hại
ĐĐV
: Đồng đẳng viên
GDĐĐ
: Giáo dục đồng đẳng
GDVĐĐ
: Giáo dục viên đồng đẳng
NCH
: Người có HIV
NTCH
: Nhiễm trùng cơ hội
OPC
: Phòng khám ngoại trú
PLHIV
: Người sống chung với HIV/AIDS
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các đối tượng được phỏng vấn sâu.
Biểu 1.1: Mơ hình chăm sóc tồn diện và liên tục cho người có HIV/AIDS
Bảng 2.1: Các nhu cầu cơ bản về chăm sóc hỗ trợ tại nhà cho người có HIV+
Biểu 2.2: Tổng số PLHIV và số người bị ảnh hưởng bởi HIV được tiếp cận và
chăm sóc trong chương trình dưới sự cộng tác của các ĐĐV là PLHIV
Biểu 3.1: Vòng luẩn quẩn giữa thiếu vi chất dinh dưỡng và sinh bệnh học HIV
Biểu 3.2: Tổng số khách hàng được nhận hỗ trợ lương thực thực phẩm
Biểu 3.3: Tổng số được hỗ trợ chuyển gửi đăng ký điều trị ARV và điều trị
NTCH
Bảng 3.6: Nội dung của các chương trình tập huấn mà các ĐĐV được tham dự
Bảng 4: Tỷ lệ nhận các loại chăm sóc hỗ trợ cho PLHIV và đánh giá về hiệu quả
ii
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh
trong 30 năm Đổi mới, phát triển và hội nhập của Việt Nam, đã hình thành nhiều
nhóm xã hội bị tổn thương cần được trợ giúp. "Sự phát triển của CTXH đóng vai trị
quan trọng trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Với sự phát triển của CTXH, Việt
Nam có thể giải quyết hiệu quả vấn đề nghèo đói, các vấn đề xã hội, cơng bằng, bất
bình đẳng xã hội và những vấn đề ngày càng phức tạp khác mà Việt Nam đang phải
đối mặt" [6, tr.1].
HIV/AIDS đã trở thành đại dịch của thế giới, tác động và đe dọa đến mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội. Đại dịch HIV/AIDS còn từng bước lan ra các nhóm
dân cư trong cộng đồng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự
và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Đến nay, hơn 20 năm
đã qua kể từ khi Việt Nam đương đầu và ứng phó với HIV/AIDS, đến cuối năm
2013 cả nước có 216.254 người nhiễm HIV đang cịn sống, trong đó có 66.533
người ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 68.977 người tử vong
do HIV/AIDS. So sánh số trường hợp được xét nghiệm phát hiện và báo cáo nhiễm
HIV 11 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012: số trường hợp nhiễm HIV
giảm 15% (2062 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 16% (1064 trường hợp), tử
vong do AIDS giảm 2% (40 trường hợp), 16 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới
xét nghiệm phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012 và 47 tỉnh có số người
nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện giảm. Trung bình mỗi tháng trong năm 2013
có 1.100 người nhiễm HIV phát hiện mới. Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch
HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm 1998 đến nay, 97,9% số
quận, huyện và trên 75,23%, số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS được báo
cáo [3, tr.4,5].
Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện nguyên tắc 03 thống nhất
do Liên Hợp Quốc khởi xướng phát động. Năm 2013, Việt Nam đã khống chế tỷ lệ
nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư. Chương trình can thiệp giảm tác hại
1
và phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS được duy trì từ nhiều năm nay và đã đạt được
những kết quả đáng kể. Để có được những kết quả đó, khơng thể khơng nhắc tới vai
trị tích cực đội ngũ tun truyền viên đồng đẳng đã góp phần nâng cao nhận thức
xã hội trong việc tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS [1].
Quảng Ninh là tỉnh đứng trong tốp đầu của cả nước về tỷ lệ nhiễm HIV
(chiếm khoảng 1% dân số tồn tỉnh). Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, tồn
tỉnh có 5.079 người nhiễm HIV/AIDS còn sống và 4.864 trường hợp tử vong do
HIV/AIDS; số người nhiễm HIV mới phát hiện trong năm 2013 là 306 người; số
trường hợp chuyển AIDS 298 người; số trường hợp tử vong năm 2013 là 146 người;
164/186 xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh [26].
Đông Triều là một huyện lớn của tỉnh Quảng Ninh với diện tích khoảng 500
km2 và khoảng 154.000 nghìn dân. Trường hợp đầu tiên nhiễm HIV được phát hiện
ở Đông Triều vào năm 1997. Tính đến cuối năm 2013, tồn bộ 21/21 xã/thị trấn trên
địa bàn huyện đều có người nhiễm HIV, với con số lên đến 804 người trong đó số
trường hợp chuyển sang AIDS là 618 người, số trường hợp tử vong là 456 người,
đặc biệt đã phát hiện 19 trẻ em bị nhiễm HIV. Tại thời điểm này, các hoạt động về
HIV/AIDS tại huyện Đông Triều chủ yếu tập trung vào tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm miễn phí (VCT), điều trị kháng virus (ARV), các
hoạt động thuộc mảng chăm sóc sức khỏe cho người có HIV, sống chung với HIV
(PLHIV) tại nhà/cộng đồng hầu như chưa được thực hiện hoặc còn ở mức độ hạn
chế, đặc biệt các hoạt động chăm sóc và điều trị cho PLHIV chủ yếu được tập trung
trách nhiệm và thực hiện bởi các đơn vị thuộc ngành y tế. Bên cạnh đó, năng lực
của PLHIV và gia đình họ trong việc thực hiện tự chăm sóc tại nhà cịn rất thấp và
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Việc tham gia của PLHIV trong các hoạt
động phòng chống HIV/AIDS tại địa phương ở mức độ ít và chủ yếu trong vai trị
người hưởng lợi. Ngồi ra, sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội
tại địa phương trong các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ cho PLHIV tại cộng đồng
còn nhiều hạn chế và mang tính kỳ cuộc. Hơn thế nữa, tình trạng kỳ thị, phân biệt
2
đối xử với PLHIV và gia đình họ cịn tồn tại trong cộng đồng. Điều này dẫn đến
việc PLHIV che dấu tình trạng HIV của mình, đây là một rào cản chính đối với việc
PLHIV tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ, đồng thời cũng là thách thức trong
việc cung cấp các dịch vụ này cho họ [20], [21], [22].
Dự án "Mạng lưới chăm sóc và hỗ trợ cho người sống chung với HIV/AIDS
tại cộng đồng" là một mơ hình can thiệp giảm hại sử dụng chính người có HIV+ tại
địa phương làm Nhân viên chăm sóc tại nhà có được hưởng phụ cấp hàng tháng và
thụ hưởng các chế độ khác trong chương trình như những đối tượng thụ hưởng là
người có HIV/AIDS. Các nhân viên chăm sóc tại nhà này đã được chương trình đào
tạo về kiến thức, kỹ năng, tập huấn nâng cao năng lực thường xuyên để tham gia
vào việc cung cấp các dịch vụ của dự án cho đối tượng là người có HIV và thân
nhân của họ cũng như các hoạt động khác của dự án trong suốt quá trình triển khai
đến khi kết thúc.
Nhằm tìm hiểu các hoạt động của các ĐĐV trong chăm sóc, hỗ trợ tại nhà
cho người có HIV/AIDS có được nhìn nhận ở cộng đồng, ở các đối tượng hưởng
lợi, tác giả đã chọn đề tài “Tìm hiểu mơ hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có
HIV/AIDS thơng qua đồng đẳng viên" - nghiên cứu trường hợp tại huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội
(CTXH) của mình.
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé cùng với
các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực chung phịng chống giảm
thiểu tác hại của HIV/AIDS, qua đó có một cái nhìn khách quan và thực tế hơn về
sự tham gia của ĐĐV trong quá trình tham gia dự phòng, can thiệp, chữa trị và phục
hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội nói chung
và nhóm người có HIV/AIDS nói riêng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều nghiên cứu quốc gia và quốc tế đã chỉ ra rằng, kỳ thị và phân biệt đối
xử là một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến tình hình trên. Kỳ thị và phân
3
biệt đối xử với người nhiễm HIV không chỉ vi phạm về quyền con người, mà còn
làm cho nỗ lực ứng phó với đại dịch đều khó thành cơng. Theo một nghiên cứu, các
chiến dịch xóa bỏ “tệ nạn xã hội” ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam có xu hướng
làm cho người tiêm chích và người bán dâm sợ hãi, xa lánh các chương trình tiếp
cận cộng đồng và có thể vơ hình chung làm tăng các hành vi nguy cơ [28].
Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đang
được coi là một hướng tiếp cận mới, trọng tâm của chương trình phịng, chống
AIDS. Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị làm giảm đau đớn về thể chất, tinh thần, giúp kéo
dài cuộc sống và tăng cường chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS.
Zawmbia là một trong những nước Châu Phi đầu tiên thực hiện dịch vụ chăm sóc
HIV tại nhà. Dịch vụ này đã được quốc tế cơng nhận vì đạt chất lượng cao. Kinh
nghiệm phòng, chống AIDS tại một số nước như Braxi, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều
nước khác cũng cho thấy: Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS là biện pháp tốt nhất để khống chế, đẩy lùi dại dịch HIV/AIDS thông
qua giảm bớt sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, góp
phần làm tăng số người đến xét nghiệm tự nguyện, tư vấn và tiếp cận với điều trị
HIV [2], [13], [15], [30], [31].
Trong bối cảnh đó, quyền tham gia của những người sống chung với HIV
được tôn trọng có ý nghĩa rất lớn. Điều này khơng chỉ tạo điều kiện cho họ tiếp cận
tốt hơn các dịch vụ chăm sóc và điều trị, mà cịn cịn giúp họ có nhận thức đầy đủ
hơn về quyền và nghĩa vụ; có thể bày tỏ những mong muốn với tư cách là nhóm xã
hội dễ bị tổn thương; đồng thời đề xuất những chính sách liên quan đến lợi ích của
họ và cộng đồng, vì chính họ là người hiểu rõ hơn ai hết những nhu cầu, lợi ích và
hiệu quả của các nỗ lực. Lợi ích của việc thu hút sự tham gia của người có HIV
trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ ngày càng được nhận thức rõ và trở thành
cam kết chính trị và đạo đức trên quy mơ tồn cầu [34].
Thuật ngữ GIPA là cụm từ viết tắt tiếng Anh - Greater Involvement of
People Living with HIV/AIDS (Tăng cường/ thúc đẩy sự tham gia của người nhiễm
HIV/AIDS) là một nguyên tắc cốt lõi của tất cả các chương trình quốc tế nhằm ứng
4
phó với đại dịch HIV/AIDS. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở những kinh
nghiệm/bài học thành công và thất bại của các quốc gia trong đối phó với đại dịch,
thông qua việc thu hút sự tham gia của người nhiễm HIV trong tất cả các lĩnh vực
phòng, chống, chăm sóc và điều trị.
Năm 1999, UNAIDS đã mơ hình hóa sự tham gia của người có HIV/AIDS,
người sống chung với HIV dưới dạng hình tháp sáu tầng, trong đó đỉnh tháp (Tầng
6) thể hiện mức độ cao nhất khi áp dụng nguyên tắc GIPA [28].
- Tầng 1 - Đối tượng đích: họ là đối tượng thụ hưởng các chính sách/chương
trình dành cho người nhiễm HIV, tức họ là người tiếp nhận dịch vụ và có thể cung
cấp phản hồi về việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện các dịch vụ này.
- Tầng 2 - Người đóng góp: với vai trị người đóng góp vào các chương trình
phịng ngừa. Họ trực tiếp tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục công cộng về
HIV/AIDS. Người sống chung với HIV đóng vai trị chủ động hơn trong sự tham gia.
- Tầng 3 - Người phát ngôn: Một số người sống chung với HIV được lựa
chọn để trở thành những người tham gia các chiến dịch tuyên truyền thay đổi hành
vi, hoặc được dự các cuộc hội nghị để “chia sẻ quan điểm” về HIV/AIDS - chỉ tham
gia với vai trị “danh dự” chứ khơng phải với vai trị “thành viên chính thức” - mục
đích là nhận rõ sự cần thiết phải lôi cuốn người sống chung với HIV tham gia.
- Tầng 4 - Người triển khai: Một số người nhiễm HIV tham gia thực hiện các
chương trình, như chương trình giáo dục đồng đẳng, giảm thiểu tác hại, chăm sóc
điều trị.
- Tầng 5 - Chuyên gia: Một số người nhiễm HIV tham gia với tư cách nhà
chuyên môn. Họ được nhìn nhận là người tư vấn quan trọng về thông tin, tri thức và
kỹ năng trong thiết kế, điều chỉnh và đánh giá can thiệp.
- Tầng 6 - Người ra quyết định: Người nhiễm HIV tham gia vào các cấp ra
quyết định và hoạch định chính sách.
Năm 2000, tại Mỹ, trong một báo về kết quả hoạt động Dự án Horizons trong
chương trình hành động của Hội đồng Dân số Mỹ (2000) đã đưa ra tính cấp thiết,
tầm quan trọng và hiệu quả của giáo dục đồng đẳng và HIV/AIDS. Báo cáo này
5
trình bày kết quả về một dự án được thiết kế để xác định các thành phần và nguyên
tắc ảnh hưởng của giáo dục đồng đẳng trong HIV/AIDS đến chất lượng và hiệu quả
chương trình, cũng như xác định các khoảng cách và các cưu tiên cho hoạt động
nghiên cứu. Dự án nhằm phân tích những điểm mạnh và hạn chế của giáo dục đồng
đẳng. Báo cáo kết luận rằng quá trình tiến hành đánh giá nhu cầu để xác định chủ đề
quan tâm đối với các nhà quản lý chương trình và đồng đẳng viên là cần thiết cho
việc phát triển các chương trình tư vấn về giáo dục đồng đẳng HIV/AIDS. Giáo dục
đồng đẳng là rất cần thiết trong việc kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS cũng như
giảm nhẹ tác động của nó [29].
Một số báo cáo về kết quả hoạt động phòng chống, giảm tác hại của
HIV/AIDS ở châu Á cũng chỉ ra rằng giáo dục đồng đẳng là quan trọng và cần thiết.
Ở hầu hết các quốc gia, các ứng phó với AIDS đều bắt rễ trong cộng đồng, do chính
những người sống chung với HIV, những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (bà
con bạn bè thân thích của họ, những người chăm sóc họ) và những nhà hoạt động xã
hội khởi xướng. Giờ đây, sự tham gia của ĐĐV cộng đồng được công nhận rộng rãi
như là một phần quan trọng trong việc thực thi các chương trình và cung cấp các
dịch vụ về HIV/AIDS. Đáng tiếc là ở châu Á, sự tham gia này không đồng đều và ở
nhiều nơi chỉ mang tính hình thức. Mặc dù vậy, một số quốc gia châu Á đã chú ý
đến cách tiếp cận GDĐĐ thông qua những sáng kiến thử nghiệm trong cộng đồng.
Trong một cuộc nghiên cứu 6.000 người hành nghề mại dâm ở bang Andhra
Pradesh của Ấn Độ, những người tham gia vào nhóm hỗ trợ người hành nghề mại
dâm có xu hướng dùng bao cao. Dường như quy mô nhỏ hơn khiến các tổ chức dân
sự linh hoạt hơn và ít quan liêu hơn so với các đối tác trong Chính phủ trong việc
đối phó với những phát sinh. Các chương trình thí điểm do các tổ chức xã hội dân
sự thực hiện có thể được xem xét và mở rộng ra phạm vi toàn quốc. Ví dụ, ở Trung
Quốc, những người có quan hệ đồng giới đã thiết lập các đường dây nóng để hỗ trợ,
cung cấp thông tin về HIV và về các vấn đề khác và trong năm 2007, mạng lưới này
đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho các hoạt động của họ.
6
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam các văn bản pháp luật tạo nền tảng vững chắc cho sự đối phó với
đại dịch. Luật phịng, chống HIV/AIDS đã bảo vệ các quyền của người nhiễm HIV,
chống kỳ thị phân biệt đối xử qui định rõ trách nhiệm của Chính phủ và các ban,
ngành tham gia thực hiện phịng, chống HIV/AIDS.
Trên cơ sở đó, các hoạt động thực tế được triển khai ngay từ năm 1993 khi
mơ hình can thiệp giảm tác hại (CTGTH) đầu tiên đã được thực hiện thí điểm tại
Quận Đống Đa - Hà Nội và Quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh với hoạt động chính là
giáo dục đồng đẳng (GDĐĐ), khuyến khích sử dụng bao cao su (BCS) và truyền
thông thay đổi hành vi. Cho đến nay, một số mơ hình CTGTH cho nhóm có hành vi
nguy cơ cao, tập trung chủ yếu vào nhóm nghiện chích ma túy, người bán dâm và
những người có HIV/AIDS đã được triển khai tại nhiều tỉnh trong cả nước và đã thu
được một số kết quả nhất định.
Để những người có HIV có thể tham gia một cách bình đẳng, điều quan
trọng là họ phải có những kỹ năng cần thiết phù hợp với cấp độ mà họ tham gia.
Mặc dù nhiều người có khả năng và sẵn sàng tham gia, nhưng trình độ học vấn thấp
và việc xét nghiệm HIV thường khiến cho họ mặc cảm, và ngại ngùng tham gia vào
chương trình. Để khắc phục điều này, những người có HIV phải được đào tạo để có
những kỹ năng thích hợp. Đồng thời cộng đồng và những người liên quan cũng cần
được giáo dục về việc tơn trọng quyền riêng tư, bí mật thơng tin về người có HIV.
Trong một vài năm trở lại đây, các ĐĐV tại cộng đồng đã được Trung tâm phòng
chống AIDS cung cấp thẻ ĐĐV - một loại thẻ chung cho các tiếp cận viên cộng
đồng. Điều này mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn thể hiện sự tin cậy, tơn trọng, khơng
phân biệt đối xử, vai trị, quyền lợi và vị thế của những ĐĐV tại cộng đồng. Với thẻ
tiếp cận cộng đồng này, các ĐĐV sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc tiếp cận, hỗ
trợ những người cùng cảnh ngộ. Cịn về phía những đối tượng hưởng lợi sẽ an tâm
hơn trong việc tìm đến các dịch vụ, nguồn lực trợ giúp tại cộng đồng.
Trong báo cáo hoạt động của mình, Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những
nhận xét tích cực về sự tham gia và lợi ích của việc sử dụng các ĐĐV trong dự án
7
"Giáo dục viên đồng đẳng góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ
cao" đã đề cập tới lợi ích của việc sử dung các ĐĐV. Cụ thể là [32]:
- WB cho biết các hoạt động của GDĐĐ và đã bổ sung thêm một cấu phần
trong các dự án phòng chống HIV/AID bằng cách thành lập những nhóm GDĐĐ
bởi vì WB cho rằng việc trao đổi và tuyên truyền trực tiếp, mà đặc biệt thông qua
những đồng đẳng viên là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất và là phương pháp
chính trong việc tun truyền các thơng điệp liên quan tới HIV, nhất là khi tiếp cận
với nhóm nguy cơ lây nhiễm cao. Bên cạnh đó nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt
động của GDĐĐ, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ một diễn đàn được tổ chức hai năm
một lần để các GDVĐĐ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong việc tiếp cận
khách hàng, chuyển giao kinh nghiệm.
- Cục Phòng Chống HIV/AIDS Việt Nam cho biết: sau khi áp dụng rất nhiều
biện pháp khác nhau nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, phương pháp GDĐĐ là một
phương pháp hiệu quả nhất. Hiện toàn quốc có hơn 5.000 GDVĐĐ đã đăng ký (có
thẻ tên đồng đẳng viên về phòng chống, can thiệp giảm tác hại của ma túy, mại
dâm, HIV/AIDS). Tất cả các GDVĐĐ này đều đã được đào tạo và hiện nay đang
tham gia tuyên truyền và phổ biến cho cộng đồng về những nguy cơ liên quan tới
mại dâm và tiêm chích ma túy. Nhờ những nỗ lực khơng ngừng của nhóm GDVĐĐ,
tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm những người nghiện hút ma túy đã giảm từ mức
30% trong năm 2000 xuống còn 18% trong năm trước. Con số này cho thấy hàng
nghìn đối tượng nghiện hút ma đã tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Bác sĩ Đỗ Hồng Kiên, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh
Lâm Đồng chia sẻ, “Các hoạt động của GDVĐĐ đóng vai trị quan trọng vì chính
những hoạt động này đã góp phần phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Các GDVĐĐ
là những người có cùng cảnh ngộ với khách hàng của mình, vì vậy họ có thể hiểu và
có thể chia sẻ với nhau những biện pháp tốt nhất mà những người khác không thể.
Với những gì GDVĐĐ đã làm, cả xã hội hiểu và trân trọng công việc của họ. Tất cả
GDVĐĐ đều là những người rất nhiệt tình và trách nhiệm. Mọi người đều nghĩ
rằng công việc của GDVĐĐ sẽ giúp được những người cùng cảnh ngộ với mình, và
8
cùng đóng góp vào nỗ lực phịng chống HIV của tồn xã hội, và rằng cơng việc của
GDVĐĐ là một công việc đấy nghĩa cử nhân đạo.”
Theo báo cáo đánh giá đầu vào của Dự án: Mạng lưới chăm sóc và hỗ trợ
cho người sống chung với HIV/AIDS và trẻ em mồ côi hoặc bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tại cộng đồng" cho biết sự tham gia của người nhiễm tại Quảng Ninh ở
nhiều mức độ, mức độ thấp nhất người nhiễm là đối tượng thụ hưởng các chính
sách dành cho người nhiễm và có thể cung cấp phản hồi về việc lập kế hoạch và
triển khai thực hiện các dịch vụ này. Một số người có HIV đã trực tiếp tham gia các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về HIV/AIDS trong các chiến dịch
tuyên truyền thay đổi hành vi. Một số ít người tham gia thực hiện các chương trình,
như chương trình giáo dục đồng đẳng, giảm thiểu tác hại, chăm sóc hỗ trợ điều trị
tại viện và tại cộng đồng. Trong những năm gần đây, công tác phòng chống
HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là về điều trị, đã có những thay đổi và đạt
được những kết quả đáng kể. Người có HIV và bệnh nhân AIDS đã có cơ hội để
tiếp cận với các chương trình điều trị ARV cũng như điều trị nhiễm trùng cơ hội một
cách rộng rãi và dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy vậy, trên thực tế, có một “lỗ hổng” vẫn chưa được lấp đầy. Như đã đề
cập ở trên, các chương trình dự án tuy đã tập trung can thiệp và đạt những kết quả
thiết thực trong việc phát hiện, tư vấn và điều trị cho người có HIV, song vẫn cịn
thiếu vắng các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ trong đời sống của họ tại gia đình và
cộng đồng. Mà đây lại là một nhu cầu vô cùng quan trọng đối với người sống chung
với HIV/AIDS. Những số liệu từ đánh giá nhu cầu khi triển khai dự án cho thấy đại
bộ phận người có HIV mong muốn được tiếp cận với các hoạt động chăm sóc, hỗ
trợ tại cộng đồng cả về thể chất và tinh thần. Họ hy vọng rằng đó sẽ là sự hỗ trợ
thiết thực và là động lực thúc đẩy họ có thể vượt qua khó khăn, hướng tới một cuộc
sống có ý nghĩa với bản thân, có thể tiếp cận và tuân thủ điều trị để ổn định sức
khỏe [20].
Bài tham luận của Trương Thị Yến - Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Lịch sử,
Trường ĐHKH Huế gửi về Ban biên tập của chương trình Kỷ yếu hội thảo ngày
9
công tác xã hội thế giới năm 2013 với chủ đề: Giáo dục đồng đẳng - mơ hình trợ
giúp hiệu quả trong thực hành công tác xã hội với người có HIV/AIDS cũng đã nêu
lên tầm quan trọng và hữu ích của phương pháp GDĐĐ - một phương pháp đã được
áp dụng rất nhiều trong các chương trình/dự án phát triển xã hội ở một số nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tính hiệu quả về việc sử dụng ĐĐV trong
các chương trình, hoạt động về HIV/AIDS đã thể hiện trong những thành công mà
các chương trình/dự án đó mang lại. Bài viết cũng bày tỏ quan điểm vận dụng
phương pháp GDĐĐ để hình thành nên các nhóm đồng đẳng trong các thân chủ của
cơng tác xã hội là điều hết sức cần thiết và nên hướng đến trong thực hành công tác
xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên bài viết chưa đưa ra được nhiều các căn cứ cụ thể,
thực tế về vai trò, hiệu quả của GDĐĐ mà chỉ có nhận định chung chung [17].
Điểm mới của luận văn chính là ở chỗ từ chính quan điểm của người trong
cuộc đi sâu khám phá, tìm hiểu mơ hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có
HIV/AIDS thơng qua đồng đẳng viên trong thời gian tham gia trực tiếp với dự án.
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao năng lực chăm sóc,
hỗ trợ tại nhà của các ĐĐV một cách cụ thể, thiết thực, khi tận dụng họ như một
nguồn lực cộng đồng trong các dự án, chương trình hành động phịng chống
HIV/AIDS.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nhận định, đánh giá về mơ hình chăm sóc, hỗ
trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thơng qua đồng đẳng viên qua đó đưa ra các bài
học kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển GDĐĐ, hướng đến sự phát triển bền
vững tại cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hóa những khái niệm và cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài;
- Tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của ĐĐV về chăm sóc, hỗ trợ tại
nhà cho người có HIV/AIDS;
- Tìm hiểu hoạt động chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người có HIV/AIDS
thông qua ĐĐV;
10
- Tìm hiểu hoat động dự phịng lây nhiễm cho người có HIV/AIDS thơng
qua ĐĐV;
- Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, tâm linh tinh thần cho người
có HIV/AIDS thơng qua ĐĐV;
- Tìm hiểu tính bền vững về hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà của các
ĐĐV
- Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp để các cấp ban ngành liên quan và nhân
viên xã hội có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐĐV tại
cộng đồng.
4. Ý nghĩa của nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết Xã hội học và
CTXH như: thuyết nhu cầu, thuyết vai trò, thuyết trao đổi xã hội, thuyết trao
quyền…là cơ sở để phát triển các hướng nghiên cứu hay xây dựng chính sách, thiết kế,
thực hiện các mơ hình can thiệp có sử dụng đồng đẳng viêm làm nhân viên tương tác
trong các lĩnh vực liên quan;
Luận văn là một trong số ít các cơng trình nghiên cứu trong cơng tác xã hội về
tìm hiểu mơ hình chăm sóc, hỗ trợ cho người có HIV tại cộng đồng thơng qua đồng đẳng
viên. Những phát hiện của luận văn góp phần bổ sung tri thức về chăm sóc tại nhà nói
riêng và hịa nhập xã hội nói chung cho người có HIV/AIDS. Luận văn còn làm sáng tỏ
ý nghĩa của CTXH về GDĐĐ trong các chương trình, dự án hành động tại cộng đồng và
góp phần thúc đẩy phát triển các nhóm ĐĐV tại Việt Nam nói chung cũng như tại Đơng
Triều - Quảng Ninh nói riêng.
4.2. Ý nghĩa chính sách và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nhu cầu của người có HIV đối với
ĐĐV ở cộng đồng, nhất là khi đại dịch AIDS vẫn chưa được ngăn chặn thực sự hiệu
quả. Nghiên cứu sẽ đưa ra các nhận định, đánh giá về vai trò của ĐĐV trong việc
chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa
học để các cơ sở, tổ chức xã hội xây dựng các chính sách, chương trình hành động
11
phù hợp nhằm đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm đồng đẳng viên tại cộng đồng để từ đó
có sự tham gia một cách tích cực, chủ động và nhiệt tình hơn, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của tổ chức, cơ sở mình trong việc trợ giúp các đối tượng thân chủ;
Luận văn góp phần nâng cao sự nhận thức, hiểu biết và ủng hộ các nhóm
đồng đẳng, qua đó có những biện pháp sử dụng sự hỗ trợ của họ trong các hoạt
động liên quan khác của địa phương, cộng đồng mình khi các dự án, chương trình
hành động đã rút lui/kết thúc một cách thiết thực, hiệu quả;
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Mơ hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thơng qua đồng
đẳng viên.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là các nhóm đối tượng hưởng lợi trong việc chăm
sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS như: PLHIV, thân nhân của họ, các
ĐĐV tại cộng đồng, các ban ngành đoàn thể liên quan.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về không gian:
Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những địa bàn trọng
điểm về HIV/AIDS của tỉnh Quảng Ninh, và có các dự án, chương trình hành động
về phịng, chống, giảm tác hại của HIV/AIDS có sử dụng các ĐĐV.
6.2. Giới hạn về thời gian
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 7 năm 2014.
6.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các nhận định, đánh giá về mơ hình chăm
sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thơng qua đồng đẳng viên nhằm xác
định tính bền vững của phương pháp GDĐĐ trong các dự án, chương trình hành
động tại địa phương.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Mơ hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thơng qua đồng
đẳng viên là thiết thực và được cộng đồng nhìn nhận? Dựa vào câu hỏi chính này là
các câu hỏi cụ thể sau:
12
- Thứ nhất, nhu cầu của người dân về chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có
HIV/AIDS như thế nào?
- Thứ hai, cộng đồng đánh giá ra sao về các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại
nhà cho người có HIV/AIDS thơng qua ĐĐV?
- Thứ ba, các hoạt động của ĐĐV tại cộng đồng có đảm bảo tính bền vững
và làm gia tăng cơ hội sử dụng các nguồn lực tại địa phương?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu của người dân về chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS là
rất cao;
- Cộng đồng đánh giá cao về các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho
người có HIV/AIDS thơng qua các ĐĐV;
- Các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS thơng qua
các ĐĐV có thể được tiếp diễn và mở rộng bằng nguồn lực của cộng đồng sau khi
kết thúc chương trình;
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu được tiếp cận từ góc độ của Công tác xã hội và Giáo dục
đồng đẳng làm cơ sở phương pháp luận. Theo cái nhìn của Cơng tác xã hội, trong
q trình nghiên cứu, tìm hiểu mơ hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có
HIV/AIDS thơng qua ĐĐV tác giả tiếp cận từ các góc độ khác nhau như: góc độ cá
nhân, góc độ nhóm và góc độ cộng đồng. Cả ba góc độ cơng tác xã hội này ln
được xem xét một cách tồn diện - cả về phương diện khách quan cũng như khía
cạnh chủ quan; đặt vấn đề trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể và có
mối quan hệ liên đới nhau từ cá nhân - nhóm - cộng đồng. Với góc độ của Giáo dục
đồng đẳng, các khía cạnh của mơ hình cũng được nhìn nhận trong những mối tương
đồng với nhau, hỗ trợ cho nhau. Vai trò của đồng đẳng viên cũng được xem xét
trong cách nhìn động của sự phát triển, theo đó năng lực chăm sóc, hỗ trợ tại nhà
của họ sẽ được nâng cao khi có những chính sách phù hợp.
13
9.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về lĩnh
vực liên quan đến dự án, các chương trình hành động giảm tác hại tại cộng đồng có
sử dụng nhóm GDĐĐ được tham khảo. Những nguồn tài liệu này là cơ sở để xem xét
vai trò của các đồng đẳng viên trong trong chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có
HIV/AIDS. Bên cạnh đó, để có số liệu cụ thể gắn với địa bàn khảo sát, các báo cáo
của các cơ quan huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức chính trị - xã hội và
đồn thể quần chúng liên quan được tham khảo sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
9.3. Phỏng vấn bán cấu trúc
Mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu mơ hình chăm sóc tại nhà cho
người có HIV/AIDS thơng qua đồng đẳng viên. Với mục đích này, chúng tơi sử
dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích trong nghiên cứu định tính. Dựa trên
những nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tơi tiến hành nghiên cứu phỏng vấn sâu 27 mẫu
thuộc các nhóm đối tượng khác nhau (chi tiết được thống kê tại bảng 1). Đối với
từng đối tượng cụ thể, nội dung phỏng vấn được hướng vào các chủ đề riêng biệt
nhằm khai thác các thơng tin thích hợp.
Bảng 1. Các đối tượng được phỏng vấn sâu.
Nhóm đối tƣợng
Số ngƣời đƣợc
phỏng vấn
Người có HIV (khách hàng PLHIV)
11
Người thân, người sống cùng, trực tiếp chăm sóc người có HIV
4
Nhân viên chăm sóc
3
Cán bộ y tế cấp huyện
1
Đại diện phòng khám OPC
2
Cán bộ y tế cấp xã (Nhóm trưởng)
2
Cán bộ các đồn thể/tổ chức quần chúng
2
Đại diện các tổ chức tôn giáo
1
Đại diện cộng đồng dân cư
1
Tổng
27
14
9.4. Thảo luận nhóm tập trung
Mục đích của thảo luận nhóm nhằm thu thập thơng tin, ý kiến, quan điểm từ
các đồng đẳng viên, những người đóng vai trị then chốt trong khách thể nghiên cứu
về các vấn đề liên quan đến công việc của họ, mà trọng tâm là: vai trò, nhiệm vụ,
trách nhiệm, cách thức thực hiện và kết quả cơng việc của họ, những thuận lợi và
khó khăn mà họ gặp phải, những ý kiến đóng góp của họ. Qua đó nhằm phân tích
sâu thêm 02 chủ đề: 1/ Như thế nào là một ĐĐV tại cộng đồng?; 2/ Nhìn nhận về
các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS của các ĐĐV?.
9.5. Phương pháp quan sát khơng tham dự
Trong q trình thực hiện nghiên cứu, phương pháp quan sát thực trạng đời
sống kinh tế xã hội; kiến thức, thái độ, hành vi của đồng đẳng viên từ đó để đánh
giá một cách khách quan về vai trị của họ trong chăm sóc tại nhà cho người có
HIV/AIDS. Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ, củng cố thêm những kết quả
nghiên cứu định tính đã thu thập được trong đề tài luận văn.
9.6. Phương pháp xử lý dữ liệu
Các file ghi âm được ghi chép lại thành dạng văn bản để thuận tiện cho việc
phân tích thơng tin. Tồn bộ nội dung phỏng vấn và các bản ghi chép đều được đảm
bảo về nguyên tắc khuyết danh của người trả lời. Ngồi ra, để có thể rút ra được xu
hướng , trong q trình xử lý số liệu, chúng tơi tiến hành lượng hóa các dữ liệu định
tính bằng cách lọc các ý kiến trả lời giống nhau. Cách tổ chức thơng tin này giúp
cho q trình sử dụng thơng tin vào việc phân tích kết quả nghiên cứu.
10. Bố cục luận văn.
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị thì nội
dung nghiên cứu chính được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của ngiên cứu
Chương 2: Thực trạng HIV/AIDS và nhận diện hoạt động của các đồng đẳng viên
trong chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có HIV/AIDS tại Đơng Triều, Quảng Ninh.
Chương 3: Đánh giá mơ hình chăm sóc, hỗ trợ tại nhà cho người có
HIV/AIDS thơng qua việc sử dụng đồng đẳng viên.
15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.
Một số khái niệm liên quan
1.1.1. HIV
HIV (Human Immunodeficiency Virus): nghĩa là vi rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch ở người.
Có 2 loại vi rút là HIV1 và HIV2, cả 2 đều gây bệnh cho người. Người mang
HIV trong máu thì gọi là người nhiễm HIV.
Virút này tấn công hệ thống bảo vệ của cơ thể và làm hệ thống này suy giảm.
Một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh dương tính cả 3 lần
xét nghiệm kháng thể bằng 3 loại sinh phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và
phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
1.1.2. AIDS
AIDS: là chữ viết tắt của từ tiếng Anh là Acquired Immune Deficiency
Syndrome; là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, là bệnh liệt kháng; là giai
đoạn cuối của nhiễm HIV - Cơ thể rất dễ bị nhiễm các nhiễm trùng cơ hội do khơng
có khả năng chống đỡ như lao, phổi…mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn
dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hoại nặng nề. Các bệnh này gọi chung là
bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là gai đoạn cuối của HIV. Tuy nhiên, mỗi
người khi bị AIDS thì có những triệu chứng khác nhau, tuỳ loại nhiễm trùng cơ hội
mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của người đó.
- Mắc phải là không do di truyền mà do bị nhiễm trong cuộc sống
- Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải:
Hội chứng: Nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như sốt, tiêu chảy, lao, phổi,
viêm não, các bệnh về da…do căn bệnh nào đó gây ra cho cơ thể.
16