1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
HỒNG THỊ HÀ
QUẢN LÝ LỄ HỌI DÂN GIAN Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH
LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số
: 60 31 06 42
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ HỒNG LÝ
HÀ NỘI - 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của GS.TS Lê Hồng Lý. Những nội dung trình bày trong luận
văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được
ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác, tơi đều trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về
sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hà
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI DÂN GIAN VÀ TỔNG
QUAN LỄ HỘI DÂN GIAN Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN .............................. 14
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội dân gian ................................................... 14
1.1.1. Lễ hội dân gian ..................................................................................... 14
1.1.2. Quản lý lễ hội ....................................................................................... 17
1.2. Tổng quan về lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn .............................. 26
1.2.1. Khái quát chung về thành phố Lạng sơn ............................................... 26
1.2.2. Lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn................................................. 34
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 48
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI DÂN GIAN Ở
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN ................................................................................. 49
2.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý lễ hội ở thành phố Lạng Sơn ............ 49
2.1.1. Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự quản lý lễ hội ..................................... 49
2.1.2. Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự Ban tổ chức lễ hội.............................. 53
2.1.3. Cơ chế quản lý Nhà nước về lễ hội ....................................................... 55
2.2. Hoạt động quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn ...................... 57
2.2.1. Công tác chỉ đạo, quản lý lễ hội bằng các văn bản Nhà nước ................ 57
2.2.2. Quản lý việc bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội ....................................... 62
2.2.3. Quản lý nguồn lực để tổ chức lễ hội...................................................... 73
2.2.4. Quản lý dịch vụ, môi trường, trật tự công cộng ..................................... 81
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và khen thưởng ................. 86
2.3. Đánh giá công tác quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn.............. 89
2.3.1. Mặt ưu điểm ......................................................................................... 89
2.3.2. Mặt hạn chế .......................................................................................... 89
4
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ............................................... 91
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 93
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ LỄ HỘI DÂN GIAN Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN .................................... 94
3.1. Xu hướng biến đổi lễ hội dân gian và phương hướng quản lý lễ hội dân
gian ở thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay .................................... 94
3.1. 1. Xu hướng biến đổi lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn .................... 94
3.1.2. Phương hướng quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn trong giai
đoạn hiện nay ................................................................................................. 98
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội dân gian ở thành phố
Lạng Sơn ........................................................................................................ 104
3.3.1. Giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động lễ hội 104
3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và cơ cấu nhân sự .................................. 109
3.3.3. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội dân gian ...................... 114
3.3.4. Một số kiến nghị, đề xuất.................................................................... 125
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 128
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 132
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 135
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
[2,tr.216]
Xem tài liệu tham khảo số 2, trang 216
BCĐ
Ban chỉ đạo
DSVH
Di sản văn hóa
DTLSVH
Di tích Lịch sử Văn hố
HD
Hướng dẫn
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
NSVM
Nếp sống văn minh
Nxb
Nhà Xuất bản
QĐ
Quyết định
QLDT
Quản lý di tích
tr.
Trang
UB
Ủy ban
UBND
Ủy ban nhân dân
VH&TT
Văn hố và Thơng tin
VH,TT&DL
Văn hố, Thể thao và Du lịch
VHTT
Văn hố thơng tin
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Bảng 2.1 Hệ thống các văn bản quản lý của Trung ương và của
Trang
56
tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.2 Số lượng văn bản do thành phố Lạng Sơn ban hành
58
trước, trong và sau mùa lễ hội (từ năm 2010 đến 2014)
Bảng 2.3 Tổng số lượng và chỉ số các hoạt động tuyên truyền ở
62
thành phố Lạng Sơn (từ năm 2010 đến 2014)
Bảng 2.4 Trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của các cán bộ văn
70
hóa xã, phường (từ năm 2010 đến 2/ 2014)
Bảng 2.5 Bảng phân phối sử dụng tiền công đức
75
Bảng 2.6 Tổng thu chi của 5 lễ hội (Kỳ Cùng, Tả Phủ, Vua Lê,
chùa Tiên, Tam Thanh)
76
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.Trong các loại hình di sản văn hố phi vật thể, lễ hội dân gian được
xem là một loại hình di sản tiêu biểu, vừa là sinh hoạt văn hoá cộng đồng, vừa
là một hình thức trình diễn dân gian hàm chứa các giá trị lịch sử, nghệ thuật.
Hơn một thập niên gần đây, lễ hội dân gian đã trở thành một hoạt động cuốn
hút sự quan tâm đặc biệt của hầu hết tầng lớp nhân dân, mọi địa phương, mọi
tôn giáo và mọi tổ chức. Nó có vai trị khơng hề nhỏ trong đời sống xã hội, có
khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hố tinh thần của đơng đảo cơng
chúng, đồng thời có tác động tích cực tới q trình phát triển kinh tế xã hội
chính trị của địa phương. Với vai trò to lớn như vậy, lễ hội dân gian cần được
bảo tồn và phát huy các giá trị khơng chỉ ở thời điểm hiện nay mà cịn cho cả
thế hệ mai sau.
Là một hoạt động xã hội cho nên các lễ hội dân gian khơng thể nằm
ngồi sự quản lý của Nhà nước. Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội
dân gian là làm cho lễ hội được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nội
dung của tế lễ phải phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nội dung
của phần hội phải phù hợp và mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng đồng hiện
tại. Vấn đề quản lý lễ hội càng trở nên bức thiết trong bối cảnh kinh tế thị
trường, khi nước ta hội nhập toàn cầu, tham gia tổ chức thương mại thế giới
WTO, một mặt chúng ta có điều kiện mở rộng giao lưu, nắm bắt và tiếp cận
tinh hoa của các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, nhưng mặt khác lại có
nguy cơ phai nhạt bản sắc của các lễ hội dân gian. Với trách nhiệm to lớn này,
trong những qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội của ngành Văn hóa nước
ta đã có nhiều cố gằng và chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần
của nhân dân. Tuy nhiên, tình hình quản lý lễ hội dân gian vẫn đặt ra nhiều
8
vấn đề bức xúc, thậm chí cịn gay gắt, mà nếu không giải quyết trên cơ sở
nhận diện khoa học sâu sắc thì có thể dẫn tới mất bản sắc và những giá trị
đích thực của lễ hội....
2. Thành phố Lạng Sơn là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa lâu
đời, người dân thành phố Lạng Sơn luôn tự hào với truyền thống đấu tranh
dựng nước và giữ nước, với nhiều giá trị truyền thống, nền tảng tinh thần
được lưu giữ, bảo tồn cho đến nay. Cùng với hệ thống các di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể, mà tiêu biểu là lễ hội dân gian truyền thống, đã gắn
bó với cuộc sống, trở thành một loại hình văn hóa tinh thần, một phong tục
đẹp, phản ánh cụ thể, sinh động lịch sử, văn hóa của người dân nơi đây.
Theo thống kê, thành phố Lạng Sơn có 07 lễ hội dân gian truyền thống
được lưu giữ và tổ chức thường xuyên, thu hút được đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Đây là một thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch ở
thành phố Lạng Sơn.
Tuy nhiên, khảo sát qua một số lễ hội trên địa bàn thành phố Lạng Sơn,
vẫn thấy tồn tại những hiện tượng như: người dân tham dự lễ hội có những
hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thần linh, ném tiền lên kiệu rước, nhét tiền
vào tay tượng thần, tượng phật; tồn tại các hiện tượng đốt nhiều đồ mã tại các
di tích, xóc thẻ, xem bói hay lợi dụng những trò chơi trong lễ hội để tổ chức
cờ bạc, cá độ; ở một số lễ hội cịn tình trạng ùn tắc giao thơng; việc bày bán
hàng rong, xả rác bừa bãi, phá hoại cây xanh gây mất vệ sinh môi trường và
lảm hỏng mất không gian thiêng của lễ hội…Nguyên nhân của những tồn tại
trên, liệu có phải là do cơng tác quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn
còn nhiều bất cập và chưa tương xứng với yêu cầu thực tế đặt ra? và nếu đúng
là công tác quản lý lễ hội có vấn đề thì giải pháp nào là thích hợp để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý lễ hội dân gian của thành phố Lạng Sơn ? Với
mong muốn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài:
9
“Quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” làm luận
văn tốt nghiệp cao học, ngành quản lý văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Lễ hội nói chung đã được các cơng trình từ sách, tạp chí
cho tới các luận án, luận văn đề cập nhiều dưới những góc độ và những quan
điểm khác nhau. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
2.1. Những cơng trình khoa học nghiên cứu về lễ hội
“Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” (2000) do tác giả Nguyễn Chí
Bền (chủ biên), với cách nhìn nhận tổng quan về lễ hội cổ truyền và gắn lễ hội
với vùng văn hóa, cuốn sách đã tổng hợp và giới thiệu được toàn cảnh lễ hội
cổ truyền ở Việt Nam; cuốn “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện
đại” (1994), tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, đã giới
thiệu 34 bài tham luận và báo cáo khoa học trong hội thảo Lễ hội truyền thống
trong đời sống xã hội hiện đại.
“Lễ hội truyền thống và hiện đại” (1984), của tác giả Thu Linh, Đặng
Văn Lung, Nxb Văn hóa, Hà Nội; “Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua hội hè
đình đám” của tác giả Toan Ánh, Nxb Thanh niên, Hà Nội; “Lễ hội cổ
truyền” do tác giả Lê Trung Vũ (Chủ biên); “Lễ hội một nét đẹp trong sinh
hoạt văn hóa cộng đồng” (1998) của Hồ Hồng Hà, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội…những cơng trình này nghiên cứu lễ hội dưới góc độ văn hóa dân gian,
dân tộc học,đã nêu khá đầy đủ về nội dung và hình thức thể hiện của lễ hôi
truyền thống, đồng thời cũng mô tả diễn biến của các lễ hội trong mối quan hệ
trực tiếp với phong tục, tín ngưỡng dân gian.
“Lễ hội dân gian Lạng Sơn” (2002) do tác giả Hoàng Văn Páo (chủ
biên), Sở Văn hóa Thơng tin Lạng Sơn. Cuốn sách đã phác thảo sơ lược nét
đặc sắc, riêng biệt của 20 lễ hội dân gian tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn.
10
“Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
(2002), của tác giả Nguyễn Chí Bền, Nxb Văn hóa Thơng Tin, Hà Nội; “Lễ
hội Việt Nam trong phát triển Du lịch“(2004) của tác giả Dương Văn Sáu,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; “Quản lý Di sản Văn hóa với phát triển du
lịch (2010), của tác giả Lê Hồng Lý (chủ biên), Đại học Văn hóa Hà
Nội…Những cơng trình này tập trung nghiên cứu vai trị của lễ hội, của di sản
văn hóa trong giai đoạn hiện nay, trở thành tiềm năng du lịch.
2.2. Những công trình đề cập đến vấn đề quản lý lễ hội
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Văn hóa Thơng tin, nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao & Du lịch) “Quản lý lễ hội cổ truyền, thực trạng và giải
pháp” của tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú. Các tác giả đã đánh giá
về thực trạng lễ hội cổ truyền ở nước ta, từ đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa
ra giải pháp về quản lý lễ hội truyền thống.
Cuốn “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt” của tác giả Bùi
Hồi Sơn, đã nhìn nhận và tiếp cận vấn đề quản lý lễ hội dưới góc độ quản lý
di sản, tác giả đã áp dụng xuyên suốt quan điểm bảo tồn phát triển để giải
thích, đưa ra những luận điểm lý giải cho các vấn đề xảy ra xung quanh việc
quản lý và tổ chức lễ hội, hướng đến việc xây dựng nên một cơ sở lý luận cho
công tác quản lý và tổ chức lễ hội của người Việt trong tương lai.
Các bài viết: “Một số vấn đề về Quản lý lễ hội ở Lạng Sơn hiện nay”,
Thông tin khoa học xã hội, số 3, 2002; “Vài ý kiến về quản lý lễ hội ở Lạng
Sơn hiện nay”, Tạp chí Văn hóa dân tộc, số 3, 2003. Các bài viết đã nêu một
số thực trạng trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn tồn tỉnh Lạng Sơn, từ
đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội ở Lạng
Sơn trong giai đoạn hiện nay.
Những tập hợp bước đầu cho thấy, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề quản lý lễ hội ở thành phố Lạng Sơn.
11
Vì vậy, trong quá trình triển khai đề tài “Quản lý Lễ hội dân gian ở thành phố
Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn”, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước để phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trị của cơng tác quản lý lễ hội dân
gian truyền thống trong giai đoạn hiện nay, luận văn đi sâu khảo sát phân tích,
đánh giá những kết quả đạt được cùng những hạn chế trong công tác quản lý
lễ hội dân gian trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý lễ hội dân gian góp phần phát triển kinh
tế văn hóa xã hội của địa phương
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý lễ hội dân gian.
Tìm hiểu khái quát về thành phố Lạng Sơn và lễ hội dân gian ở thành
phố Lạng Sơn.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội dân
gian ở thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ
hội dân gian trên địa bàn thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý lễ hội dân gian ở
thành phố Lạng Sơn.
12
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý các lễ hội dân gian ở thành phố
Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản
lý di sản văn hóa và lễ hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp điều tra, khảo sát điền dã.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Quản lý văn hóa, lịch sử, Bảo
tàng học, xã hội học…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn giúp các cấp, các ngành liên quan đến công tác lễ hội nhận
thấy những mặt ưu điểm và hạn chế, những nguyên nhân yếu kém về công tác
quản lý lễ hội dân gian để từ đó có định hướng phát huy giá trị lễ hội dân gian
gắn với phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý văn hóa
cơ sở tại thành phố Lạng Sơn nới riêng và ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lạng Sơn nói chung trong việc tổ chức và quản lý lễ hội dân gian.
13
Luận văn là căn cứ khoa học giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý
hoạch định chính sách, cơ chế quản lý hiệu quả nhằm phát huy giá trị lễ hội
dân gian, thúc đẩy lễ hội dân gian trở thành nguồn lực góp phần phát triển
kinh tế, xã hội ở địa phương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội dân gian và tổng quan lễ
hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý lễ hội dân ở thành phố
Lạng Sơn.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý lễ hội dân gian ở thành phố Lạng Sơn.
14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI DÂN GIAN VÀ TỔNG QUAN
LỄ HỘI DÂN GIAN Ở THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội dân gian
1.1.1. Lễ hội dân gian
Theo cuốn Hỏi đáp về văn hóa Việt Nam (2000):
Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian ngun hợp mang tính cộng
đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ không gian,
thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật được sùng bái, để tỏ
rõ những ước vọng, để được vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm.
Lễ hội bao gồm hai thành phần: Phần lễ là yếu tố chính và phần hội là yếu tố
phát sinh. Khơng có Lễ thì không được gọi là lễ hội nữa. Và gọi là hội lễ (theo
thói quen) thì Lễ vẫn là yếu tố chính. Lễ được hình thành bởi nhân vật được
thờ, hệ thống di tích nghi lễ, nghi thức, thờ cúng (tế, lễ, rước, xách, hèm…),
huyền tích, cảnh quan..mang tính thiêng, kể cả hành vi tưởng như tục. Hội
được cấu thành bởi những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trị bách khí,
khơng gian, thời gian, cảnh quan mơi trường, tâm lý hội và hành động Hội
(người tổ chức và người dự hội), di tích lịch sử, văn hóa và danh
thắng…[2,tr.216217].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2005)
Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính của
con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con
người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là
sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá
nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh
15
sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ
niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”. Lễ hội là hoạt động
của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tơn giáo. Do nhận thức,
người xưa rất tin vào đất trời, sơng núi vì thế ở các làng, xã thường có miếu
thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần, sơn thần, lễ hội cổ truyền đã phản ánh điều
đó. Tơn giáo có ảnh hưởng đáng kể đối với lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội
làm phương tiện để phô trương thanh thế, ngược lại lễ hội thơng qua tơn giáo
để thần linh hóa những gì trần tục. …[44]
Trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại đã đưa ra định nghĩa
về lễ hội: “Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của
một nền văn hóa hay nhóm xã hội thơng qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và
trị chơi truyền thống. Là một hoạt động hết sức phổ biến, lễ hội có thể là sự
kiện có thể có tính tượng trưng và tính xã hội phức tạp nhất, tồn tại lâu đời
trong truyền thống” [39, tr.136].
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng:
Lễ hội là một hiện tượng tổng quát, không phải là thực thể chia đôi
(Phần lễ và phần hội) một cách tách bạch như một số tác giả đã
quan niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín
ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay vị
thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các
hiện tượng sinh hoạt văn hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ
hội. Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội
là phần phái sinh tích hợp” [40, tr.37].
Như vậy, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về “lễ hội”, tùy thuộc
vào góc độ tiếp cận, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đã vạch rõ hai
cơ cấu chức năng trong một chỉnh thể của hiện tượng lễ hội. Bao gồm một hệ
16
thống hành vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng hướng tới đối
tượng nhất định và tổ hợp những hoạt động văn hóa như sự hưởng ứng tinh
thần được cơng bố bởi nghi lễ.
Ở Việt Nam nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng, có rất nhiều loại lễ hội.
Tên gọi của các lễ hội biểu thị tính chất hay xuất xứ của lễ hội ấy.
“Lễ hội dân gian” là thuật ngữ dùng để chỉ những lễ hội được sáng tạo và
lưu truyền theo phương thức dân gian (là những lễ hội mà chủ thể là do dân chúng
tham gia tổ chức và hưởng thụ, khai thác triệt để các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ
dân gian làm nền tảng cho hoạt động hội).
Có lễ hội dân gian truyền thống và lễ hội dân gian hiện đại. Lễ hội dân
gian truyền thống được hiểu là lễ hội đã xuất hiện trước thời điểm tháng 8
1945, chủ yếu ở các làng, bản, ấp, gắn với nông dân, ngư dân, thợ thủ công.
Loại lễ hội này được cộng đồng tổ chức định kỳ, lặp đi, lặp lại, với các sinh
hoạt văn hóa tương đối ổn định; là bộ phận không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của người dân vào thời gian nhàn rỗi của chu kỳ sản xuất nơng
nghiệp trước đây.
Theo tác giả Nguyễn Chí Bền, lễ hội dân gian truyền thống còn gọi là
lễ hội cổ truyền, nếu giả định như một mơ hình thì nó có 4 thành tố cơ bản
như sau: nhân vật thờ phụng, trò diễn, các vật dâng cúng, nghi thức thờ cúng.
Lễ hội dân gian hiện đại có hai cách hiểu. Một là những lễ hội xuất hiện
sau thời điểm tháng 8/1945 được người dân tổ chức, cộng đồng chấp nhận tái
hiện theo chu kỳ nhất định và trong xu hướng phát triển lễ hội ấy có thể trở
thành lễ hội dân gian truyền thống. Cách hiểu thứ hai, lễ hội dân gian hiện đại
là những lễ hội dân gian truyền thống đã bị biến đổi mạnh mẽ theo hướng
cách tân làm cho các yếu tố truyền thống bị phai mờ và bị các yếu tố sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ hiện đại lấn lướt hoặc “có những nét thay đổi cho phù hợp
17
với quan niệm thẩm mỹ hiện đại”. Lễ hội dân gian hiện đại tổng hợp và dung
hóa các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại tồn tại ở dạng
vật thể và phi vật thể, kết hợp với các hoạt động thương mại, quảng bá sản
phẩm, tạo ra một diễn xướng văn hóa lớn.
Sở dĩ tác giả không sử dụng cụ thể thuật ngữ “lễ hội dân gian truyền
thống” hay “lễ hội dân gian hiện đại “mà dùng thuật ngữ chung nhất, có
ngoại diên rộng nhất “lễ hội dân gian” là bởi ở thành phố Lạng Sơn hiện nay
các lễ hội đều xuất hiện từ trước cách mạng tháng 8/1945, khơng có lễ hội dân
gian nào xuất hiện sau thời điểm 1945, nhưng trải qua thời gian dài, và có sự
tác động của nền kinh tế thị trường các lễ hội ở thành phố Lạng Sơn đã có
biến đổi nhưng chưa đến mức biến đổi mạnh mẽ theo hướng cách tân như tính
chất của lễ hội dân gian hiện đại. Hơn nữa, dưới cách tiếp cận của người làm
công tác quản lý nhà nước về lễ hội thì cũng cần phải tuân theo văn bản pháp
lý của nhà nước, trong Quy chế tổ chức lễ hội (2001) của Bộ Văn hóa Thơng
tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đã đưa ra 4 loại lễ hội ở nước ta
là lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ
nước ngồi vào Việt Nam. Tiếp đó ngày 06/11/2009, chính phủ ban hành
Nghị định số 103/2009/NĐCP về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa
và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng, lễ hội tại Quy chế này được phân
loại gồm lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội văn hóa du lịch và lễ
hội có nguồn gốc từ nước ngồi tổ chức tại Việt Nam.
1.1.2. Quản lý lễ hội
1.1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý lễ hội
Khái niệm quản lý
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (2003), quản lý có hai nghĩa: nghĩa
thứ nhất “quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan”.
Nghĩa thứ hai “Quản lý là trơng coi, giữ gìn và theo dõi việc gì” [46, tr.616].
18
Trong cuốn “Quản lý hành chính Nhà nước” của Học viện Hành chính
đã khẳng định: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và
định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh
quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát
triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định” [17, tr.5].
Như vậy, có thể tựu chung lại, “Quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
Với định nghĩa trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể
là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng
các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý.
Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản
lý khác nhau.
Khách thể quản lý: chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể
quản lý, đó là hành vi của con người và các quá trình xã hội.
Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện
các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
Quản lý là một hoạt động rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến
hành quản lý. Các yếu tố cơ bản trong quản lý là: Yếu tố con người, yếu tố
chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hóa. Để
quản lý tốt một đối tượng địi hỏi người quản lý phải nắm vững chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đã đề ra. Quản lý phải
là một quá trình diễn ra lâu dài để hướng xã hội phát triển theo những mục
19
tiêu nhất định chứ không phải là hành động tức thời, chớp nhoáng. Về cơ bản,
trong xã hội, quản lý có hai ngạch khác nhau, đó là: quản lý trong tự nhiên và
quản lý trong xã hội. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu phạm
vi quản lý trong xã hội mà đối tượng chính cần quản lý là quản lý hoạt động
văn hóa – quản lý lễ hội.
Khái niệm”Quản lý lễ hội”:
Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn đã định nghĩa:
Quản lý lễ hội là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua
việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực
hiện các văn bản, quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm
mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được
cộng đồng coi trọng, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung [35, tr.198].
Tác giả Phạm Thị Thanh Quy lại cho rằng:
Quản lý lễ hội gồm quản lý Nhà nước và những hình thức quản lý khác
đối với các hoạt động lễ hội. Quản lý lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu
phát triển được hiểu như là sự tổ chức, huy động các nguồn lực. Nói
cách khác thì quản lý lễ hội nhằm các mục tiêu, lợi ích cộng đồng hoặc
mục tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước [30, tr.20].
Từ hai định nghĩa trên, cho thấy quản lý lễ hội là sự tác động của chủ
thể quản lý đến hoạt động lễ hội nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời nhằm góp phần
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng, của cả nước nói chung.
Trên cơ sở xác định được chủ thể quản lý lễ hội, ta có thể xác định
được các hình thức quản lý lễ hội. Khi chủ thể quản lý lễ hội là nhà nước thì
có hình thức quản lý Nhà nước về lễ hội. Khi chủ thể quản lý lễ hội là người
20
dân (người dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng quản lý) thì đó là hình thức
quản lý cộng đồng hay tự quản.
Quản lý nhà nước về lễ hội: là q trình sử dụng các cơng cụ quản lý
như chính sách, pháp luật, các nghị định chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và
các nguồn lực khác để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động lễ hội, nhằm
duy trì hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành có liên quan do nhà nước
ban hành.
Quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu mang tính tất
yếu khách quan. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước tạo
ra một hành lang pháp lý an toàn, mở rộng cho việc bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc. Tại Điều 25 Luật Di sản Văn hóa đã ghi rõ: Nhà nước
tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; bài
trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức
và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của
pháp luật [21, tr.40].
Lễ hội là một bộ phận quan trọng, cấu thành di sản văn hóa, chính vì
vậy việc quản lý lễ hội cũng cần tiến hành theo nội dung quản lý nhà nước về
di sản được ghi tại Điều 54, Luật Di sản Văn hóa. Quản lý về di sản văn hoá
bao gồm các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính
sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về di sản văn hóa;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
21
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa;
6. Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa;
8. “Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa” [21, tr.6162].
Tuy nhiên, lễ hội là một DSVH phi vật thể tiêu biểu, do đó việc quản lý
lễ hội sẽ khác so với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, cũng như khác với
việc quản lý các loại hình di sản văn hóa khác. Để quản lý tốt lễ hội địi hỏi đi
kèm với nó bao gồm những cơng cụ hữu hiệu có tác dụng trợ giúp khác như:
Cơng tác tuyên truyền, giáo dục và quảng bá: Nhà nước tác động đến
việc tổ chức lễ hội của quần chúng nhân dân thông qua công tác tuyên truyền,
vận động và quảng bá về lễ hội chứ không chỉ bằng những mệnh lệnh hành
chính, văn bản hành chính.
Quản lý đất đai nơi diễn ra lễ hội: Nhằm đo đạc, xác định địa giới hành
chính và lập bản đồ DTLSVH nơi diễn ra lễ hội theo Luật đất đai năm 2003,
qua đó, nắm được hiện trạng sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất DTLSVH
nơi có lễ hội một cách hiệu quả.
Quản lý DTLSVH nơi diễn ra lễ hội: Mỗi lễ hội ln gắn liền với một
di tích, hay nói cách khác là được tổ chức tại một di tích cụ thể. Di tích là do
nhân dân sáng tạo ra, là tài sản quốc gia cần được giữ gìn, bảo vệ. Để quản lý
22
các DTLSVH, ngày 31/3/1984, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và
sử dụng di tích lịch sử, Pháp lệnh gồm 5 chương, 27 điều quy định cụ thể việc
công nhận, bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam, thắng cảnh, việc khen
thưởng và xử phạt với những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc nghiên
cứu, bảo vệ hay vi phạm những điều quy định trong pháp lệnh đối với các
DTLSVH, danh lam, thắng cảnh. Đây là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ, giữ gìn
các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Quản lý tài chính trong tổ chức lễ hội: gồm quản lý các nguồn thu, chi
trong việc tổ chức lễ hội.
Quản lý công tác vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội: bao gồm việc
quản lý nguồn nước, quản lý rác thải... trước, trong và sau ngày hội, trong đó
tình trạng người dân thiếu ý thức xả bừa bãi tại là rất đáng lưu ý. Vì vậy, phải có
những biện pháp quản lý hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này như tuyên truyền,
nhắc nhở nhân dân và khách thập phương không vứt rác bừa bãi, đặt các thùng
rác hợp lý trong khu vực tổ chức lễ hội; tổ chức thu gom rác, vệ sinh, trồng và
chăm sóc bồn hoa, cây xanh... nhằm đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: bao gồm cơng tác đảm bảo vệ sinh
an tồn thực phẩm tại các quầy bán hàng ăn, uống phục vụ nhân dân và việc
nấu nướng, phục vụ ăn, uống cho Ban tổ chức lễ hội.
Quản lý tốt an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại lễ hội: hoạt động
này nhằm đảm bảo an toàn của người dân và tài sản trong thời gian tổ chức lễ
hội; tránh những hoạt động và biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội dưới nhiều
hình thức trong lễ hội.
Hình thức quản lý cộng đồng về lễ hội
Hình thức này mang tính chất tự quản của cộng đồng cư dân nơi tổ
chức lễ hội, khơng có sự can thiệp sâu của Nhà nước.Vai trò tự quản của cộng
23
đồng được thể hiện ở tất cả các khâu, các mắt xích chính của việc tổ chức và
quản lý lễ hội: trong việc lên kế hoạch, lập nội dung và tiến hành lễ hội, trong
việc thực hành lễ, tổ chức các hoạt động hội; trong quản lý các nguồn thu, chi;
trong việc trùng tu tơn tạo di tích; trong việc bảo vệ cảnh quan mơi trường,
giữ gìn an ninh xã hội.
Hương ước, luật tục là những giao ước, những quy định chung của cộng
đồng mà mọi thành viên trong đó đều phải tuân thủ, thực hiện. Hương ước, luật
tục được xây dựng trên tinh thần dân chủ, tự nguyện, phù hợp với phong tục tập
quán, với nhu cầu văn hóa tín ngưỡng và hồn cảnh, điều kiện sinh hoạt của địa
phương. Hương ước ấn định những lễ tết, hội hè trong một năm mà địa phương
phải thực hiện; đồng thời cũng nói rõ cách thức, phương tiện để tổ chức nó như
thế nào từ thời gian, địa điểm, nhân lực, kinh phí, nội dung, ăn uống, vật phẩm
dâng cúng…Ở những nơi chưa có hương ước thì địa phương quản lý lễ hội theo
thời vụ. Đến kỳ mở hội, bô lão và chức sắc cùng đại diện các gia đình trong làng
sẽ có một cuộc họp chung để bàn bạc. Tại đấy mọi người tự phát biểu ý kiến của
mình về việc mở hội như tổ chức to hay nhỏ, kinh phí lấy ở đâu? Chương trình
như thế nào? Thời gian, không gian, nhân lực?...Sau khi thảo luận thống nhất,
cuộc họp sẽ bầu ra một ban khánh tiết để lo việc lễ hội. Ban này thay mặt dân
làng, địa phương điều hành lễ hội cho đến ngày rã đám. Các thành viên trong
làng phải tuân theo sự chỉ đạo, phân công của ban khánh tiết khi cần thiết. Nếu
làm tốt thì làng thưởng, làm xấu thì bị phạt.
Hình thức quản lý này bảo lưu rất tốt các yếu tố truyền thống, các giá
trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân thực sự là chủ nhân của
lễ hội, có ý thức trân trọng di sản của mình Trong các hoạt động lễ hội thường
khơng có sự dàn dựng hay can thiệp của các nhà chuyên môn, các diễn viên
chun nghiệp, khơng có sự sân khấu hóa. Ở các lễ hội dạng này cũng ít có
các vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, các
24
tệ nạn xã hội…Về phương diện tài chính, lễ hội khơng những tự ni được
mình mà cịn có nguồn thu khá ổn định, thậm chí năm sau cao hơn năm trước.
Do đó, có nguồn kinh phí để quay lại tơn tạo, bảo vệ di tích và tiến hành các
hoạt động xã hội từ thiện, cơng ích. Tuy nhiên, hình thức quản lý này chỉ khả
dụng đối với loại hình lễ hội có quy mơ nhỏ hoặc vừa, mang đậm chất truyền
thống, có bản sắc riêng và được cộng đồng giữ gìn, bảo vệ tốt.
Như vậy, ở mỗi hình thức quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế.
Nếu chúng ta chỉ áp dụng một trong những hình thức đó đối với hoạt động lễ
hội thì sẽ khơng đem lại hiệu quả cao, mà cần phải có sự kết hợp hài hịa giữa
các hình thức với nhau, vì chính sự tương tác, bổ trợ giữa các hình thức quản
lý sẽ giúp cho công tác quản lý lễ hội đạt hiệu quả cao do khắc phục được tối
đa những hạn chế và phát huy những ưu điểm của từng hình thức quản lý.
1.1.2.2. Các quan điểm về quản lý lễ hội
Lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể và được quản lý theo Luật Di sản
văn hóa của quốc gia. Hiện nay đang tồn tại ba quan điểm về quản lý lễ hội:
một là bảo tồn nguyên vẹn; hai là bảo tồn có kế thừa; ba là quan điểm quản lý
di sản (hay bảo tồn phát triển).
Bảo tồn nguyên vẹn là bảo tồn tính chân thực của di sản, nghĩa là di sản
vốn có như thế nào thì người ta bảo tồn như thế ấy chứ không được thêm ,
khơng được bớt, bất luận trong hồn cảnh nào. Nó có tác dụng giúp các thế hệ
sau hiểu đúng giá trị đích thực và diện mạo của di sản ấy khi nó mới ra đời.
Đó là giá trị nguyên gốc mang tính lịch sử vì chưa bị bàn tay con người nhào
nặn, sửa chữa lại theo các thiên hướng, trường phái khác nhau, qua các thời
kỳ khác nhau.
Với văn hóa vật thể thì có thể quản lý theo cách bảo tồn ngun vẹn mà
khơng phương hại gì, nhưng đối với văn hóa phi vật thể (đặc biệt là lễ hội dân
25
gian) thì khơng hồn tồn hợp lý. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng
hợp, sống động chịu ảnh hưởng trực tiếp của một cộng đồng người sáng tạo
và hưởng thụ nó. Lễ hội ln vận động theo lịch sử từng thời đại. Nó là sản
phẩm của xã hội và bị mơi trường kinh tế, chính trị chi phối mạnh mẽ chứ
khơng đứng n vì xã hội nào sẽ có văn hóa của xã hội đó.
Bảo tồn có kế thừa là trên cơ sở di sản cũ, người ta xem xét đánh giá
những mặt tốt, mặt xấu của nó rồi kế thừa, khai thác những ưu điểm và lược
bỏ những mặt xấu cho phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ của người đương thời.
Nhưng di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội) luôn là một thực thể hữu cơ
khơng thể chia cắt thành những yếu tố tích cực/ tiêu cực; tiến bộ/ lạc hậu;
tốt/xấu…vì thế khi chúng bị chia cắt một cách siêu hình thì lập tức bị biến
dạng và tiêu vong. Thực tiễn đã cho thấy, với quan điểm này nhiều lễ hội chỉ
còn lại phần “hội” vì nhiều hình thái văn hóa gắn với tín ngưỡng cổ xưa,
nhiều diễn xướng dân gian có giá trị bị coi là dị đoan và bị cấm thực hành.
Chính vì vậy, bảo tồn di sản theo quan điểm này sẽ dấn đến một hệ quả tất
yếu là nhiều hình thái văn hóa cổ truyền mà dưới con mắt của người đương
thời là không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ và di sản sẽ khơng cịn tồn vẹn nữa.
Bảo tồn phát triển
Hiện nay, quan điểm này đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật
cũng như trong giới quản lý văn hóa ở nhiều nước đang phát triển trên thế
giới. Trong cuốn Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, tác giả Bùi Hoài
Sơn đã lập luận rất chặt chẽ thể hiện tính hiệu quả nếu được áp dụng trong
công tác quản lý lễ hội hiện nay.
Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên
như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế
nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại. Quan
điểm bảo tồn phát triển quan tâm đến các lĩnh vực sau: