1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
*******&******
BÙI SỸ HÙNG
QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA RỐI
NƯỚC TẠI NHÀ HÁT MÚA RỐI THĂNG LONG HÀ
NỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số
: 60 31 73
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2012
2
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
2
MỞ ĐẦU
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT BIỂU
DIỄN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÁT MÚA RỐI
11
THĂNG LONG HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nghệ thuật biểu diễn
11
1.2. Tổng quan về Nhà hát Múa Rối Thăng Long
16
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA
RỐI NƯỚC TẠI NHÀ HÁT MÚA RỐI THĂNG LONG
39
HÀ NỘI (TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY)
2.1. Bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa - xã hội thời kỳ bước vào Đổi
mới tác động đến ngành nghệ thuật biểu diễn
39
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý của Nhà hát
44
2.3. Thực trạng công tác quản lý nghệ thuật múa Rối nước
48
2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý
81
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGHỆ
THUẬT RỐI NƯỚC TẠI NHÀ HÁT MÚA RỐI THĂNG
87
LONG HÀ NỘI
3.1. Phương hướng hoạt động của Nhà hát Múa Rối Thăng Long
87
trong những năm tới
3.2. Đề xuất các giải pháp
90
KẾT LUẬN
106
DANH MỤC TÀI LÀM THAM KHẢO
110
PHỤ LỤC
115
3
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
BCH TW
Ban chấp hành Trung ương
BDNT
Biểu diễn nghệ thuật
CTQG
Chính trị Quốc gia
ĐHVHHN
Đại học Văn hóa Hà Nội
KHXH
Khoa học xã hội
NHMR
Nhà hát Múa Rối
NCVH
Nghiên cứu văn hóa
NSƯT
Nghệ sỹ ưu tú
NTBD
Nghệ thuật biểu diễn
Nxb
Nhà xuất bản
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tr.
Trang
UBND
Ủy ban nhân dân
UBTP
Ủy ban thành phố
VHNT
Văn hóa Nghệ thuật
VHTT
Văn hóa thơng tin
VH & TT
Văn hóa và Thơng tin
VH, TT & DL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VH, TT & TT
Văn hóa, Thơng tin và Thể thao
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kho tàng nghệ thuật dân gian truyền thống giàu có của Việt
Nam, nghệ thuật múa Rối nước là một loại hình nghệ thuật biểu diễn rất
độc đáo, và là “Độc nhất vô nhị”, chỉ có ở Việt Nam mà thơi. Nghệ thuật
Rối Nước có truyền thống lâu đời, xuất phát từ nền văn minh lúa nước, gắn
liền với đời sống của người nông dân vùng châu thổ Bắc bộ. Đã bao đời
nay, loại hình nghệ thuật đặc sắc này là tấm gương phản chiếu đời sống
tinh thần phong phú, hồn nhiên của những con người yêu lao động, yêu
cuộc sống ở chốn thơn q Việt Nam. Nói cách khác, nghệ thuật Rối nước
thể hiện tâm hồn giản dị, trong sáng và đầy lạc quan của người dân Việt
vùng châu thổ sông Hồng.
Hơn nửa thế kỷ trước, Rối nước đã từ thủy đình của chiếc ao làng được
đưa ra thành phố, trở thành một bộ phận khăng khít, cùng với Rối cạn, làm
nên chương trình biểu diễn hấp dẫn của hai nhà hát múa Rối chun nghiệp
giữa lịng thủ đơ Hà Nội là NHMR Trung ương và NHMR Thăng Long.
Càng ngày, nghệ thuật múa Rối Việt Nam nói chung, Rối nước nói riêng,
càng chiếm được nhiều cảm tình của khán giả trong nước và quốc tế.
Từ khi Đảng và nhà nước thực hiện chính sách Đổi mới (từ 1986),
mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, trong xu hướng hội nhập quốc tế
ngày càng tăng về cường độ và toàn diện về lĩnh vực, nghệ thuật biểu diễn
Việt Nam nói chung, nghệ thuật Rối nước Việt Nam nói riêng, có thêm cơ
hội mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều quốc gia, nhiều châu lục. Đặc
biệt, nhờ vào nghệ thuật độc đáo, mới lạ của mình nên Rối nước Việt Nam
đi đến đâu đều được khán giả đón chào nồng nhiệt và ca ngợi hết lời.
5
Nhiều năm qua nghệ thuật Rối nước đã góp phần đưa văn hóa Việt, tâm
hồn Việt đến với bè bạn khắp năm châu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động biểu diễn của các nhà hát Múa
Rối cịn khơng ít khó khăn. Cũng giống như hầu hết các đơn vị nghệ thuật biểu
diễn khác ở nước ta hiện nay, vốn là những tổ chức nghệ thuật hoạt động theo
cơ chế bao cấp của nhà nước, nay hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường,
nên gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong cách quản lý, vận hành. Bên
cạnh đó, đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế cũng là cơ hội cho nhiều
loại hình nghệ thuật - giải trí hiện đại của các nước tràn vào nước ta, trở thành
đối thủ cạnh tranh khán giả của nghệ thuật biểu diễn trong nước. Thực trạng
này đã có tác động tiêu cực không nhỏ đối với sự tồn tại và hoạt động của
nhiều đơn vị nghệ thuật biểu diễn truyền thống như Tuồng, Chèo.v.v.. So với
các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trên, loại hình múa Rối truyền
thống ở nước ta mang những đặc trưng riêng biệt và chia làm hai loại hình:
múa Rối nước và múa Rối cạn, trong đó múa Rối nước là một loại hình nghệ
thuật tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam (trên thế giới chủ yếu chỉ có múa Rối
cạn). NHMR Thăng Long là một đơn vị sự nghiệp biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp có chức năng, nhiệm vụ kế thừa, lưu giữ, bảo tồn và phát huy loại hình
nghệ thuật múa Rối nước truyền thống của vùng đất Thăng Long xưa để giới
thiệu cho du khách trong nước và khách quốc tế đến thăm thủ đô Hà Nội và
khán giả các nước qua những chuyến lưu diễn.
Với chính sách đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế của nước ta, loại
hình Rối nước có những may mắn, thuận lợi hơn nhờ ngày càng có nhiều du
khách quốc tế đến với Việt Nam và Hà Nội, số lượng du khách tăng nhanh
theo các năm. Với điều kiện trên, kết hợp với vị trí nằm ngay cạnh hồ Hồn
Kiếm - Trung tâm của thủ đô Hà Nội, NHMR Thăng Long có cơ hội lớn
trong việc thu hút khách du lịch đến xem biểu diễn múa Rối nước tại nhà hát.
6
Tuy nhiên, cuộc sống của xã hội hiện đại đang đặt ra nhiều thách thức
và đòi hỏi đối với bộ mơn nghệ thuật này, đó là: cần thu hút ngày càng nhiều
khán giả hơn nữa, phấn đấu thu hút không chỉ khán giả quốc tế mà cả khán
giả trong nước; cần khơng ngừng cải tiến, đổi mới chương trình nghệ thuật,
đồng thời vẫn phải giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của cha ơng;
đặc biệt, cần đổi mới phong cách làm việc và phương thức quản lý để phù
hợp với trình độ phát triển của xã hội hiện đại… và nhiều vấn đề khác nữa.
Là một diễn viên gắn bó nhiều năm với NHMR Thăng Long, đồng thời
tham gia công tác quản lý hoạt động biểu diễn của nhà hát trên cương vị là
một trưởng đồn, tơi nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết của nhà hát, có ảnh
hưởng rất quan trọng tới hướng phát triển hiện nay cũng như trong tương lai.
Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Quản lý nghệ thuật biểu diễn múa Rối nước tại
Nhà hát múa Rối Thăng Long trong thời kỳ Đổi mới ở Việt Nam” cho luận
văn Thạc sỹ của mình, với mục đích tìm ra các giải pháp hữu hiệu, góp phần
nâng cao hiệu của hoạt động của nhà hát, phát huy những thành tựu của nhà
hát cao hơn nữa trong việc giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam với thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu lớn, nhỏ về
nghệ thuật Rối nước Việt Nam, song phần lớn các tài liệu này tập trung
nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc điểm loại hình của bộ mơn
nghệ thuật này, cịn hầu như chưa có một cơng trình lớn nào đi sâu nghiên
cứu về lĩnh vực quản lý hoạt động biểu diễn của các nhà hát có biểu diễn Rối
nước. Vì vậy, đề tài của luận văn này là hồn tồn mới mẻ. Đây chính là mặt
thuật lợi, đồng thời cũng là những khó khăn, thách thức đối với tác giả luận
văn trong quá trình thực hiện đề tài này.
7
Dù sao, có một số cơng trình nghiên cứu đi trước chúng tơi nhận thấy có
thể tham khảo trong q trình thực hiện luận văn này. Trong số các cơng trình
nghiên cứu đã cơng bố, nổi bật nhất và cũng chiếm số lượng nhiều nhất là các
cơng trình của nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng. Có thể kể tên một số cơng
trình của ơng như:
- Nghệ thuật múa Rối Việt Nam. Nxb. Văn hóa, 1974. Tác giả đã chỉ ra
những yếu tố cấu thành nên nghệ thuật Rối nước, chẳng hạn như: mặt nước, nhà
hát, con Rối, nghệ nhân, bộ điều khiển, các tích trị, âm nhạc, phường hội…
- Nghệ thuật múa Rối nước ở Thái Bình do Sở VH & TT Thái Bình
xuất bản, năm 1987.
- Làng Gia và Nghệ thuật múa Rối nước do tạp chí Hội VHNT Hà Tây
xuất bản, số tháng 11, 12, năm 1994.
Ngoài ra, cịn có một vài cơng trình của các nhà nghiên cứu khác như:
- Lý Khắc Cung, Nghệ thuật múa Rối nước. Nxb. VHTT, Hà Nội, 2006 giới thiệu múa Rối Nước Việt Nam trong dân gian với những trò diễn độc đáo.
- Tô Sanh. Nghệ thuật múa Rối nước. Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1976 tác giả khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa Rối
nước; những tiết mục, kỹ thuật thể hiện múa Rối Nước; mối quan hệ giữa
nghệ thuật múa Rối nước với các bộ mơn nghệ thuật khác.
Bên cạnh đó, nghệ thuật múa Rối nước còn là đối tượng nghiên cứu
của một số luận văn cao học như:
- Tìm hiểu nghệ thuật múa Rối nước cổ truyền làng Nguyễn - Luận văn
Thạc sỹ Văn hóa học của học viên Phạm Trọng Tồn, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, năm 1997. Luận văn này tìm hiểu nghệ thuật múa Rối nước cổ
truyền tại làng Nguyễn (Thái Bình), một địa phương có truyền thống múa Rối
nước từ lâu đời.
8
- Nghệ thuật múa Rối nước làng Đống - Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học
của học viên Nguyễn Văn Định, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội, 2007.
- Nghệ thuật múa Rối nước ở Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học,
năm 2008 của học viên Lê Hương Giang - luận văn đề cập tới sự tồn tại và
phát triển của Rối nước ở Hà Nội (không bao gồm địa giới tỉnh Hà Tây cũ).
Luận văn khẳng định, cùng với truyền thống múa Rối nước lâu đời ở các làng
cổ như Đào Thục, nghệ thuật múa Rối nước phát triển ở Hà Nội mang tính
chuyên nghiệp hơn bởi Hà Nội là trung tâm của cả nước, đồng thời cũng là
trung tâm của cả vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cái nôi của nghệ thuật
múa Rối nước Việt Nam.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật Rối nước đã công bố
sẽ là nguồn tư liệu cho chúng tơi tham khảo thêm trong q trình viết luận
văn này, nhất là để so sánh, đối chiếu. Đề tài nghiên cứu của luận văn này
khai thác một lĩnh vực mới mẻ, đó là lĩnh vực quản lý hoạt động nghệ thuật
biểu diễn Rối nước chuyên nghiệp ở một nhà hát cụ thể là NHMR Thăng
Long, Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức
quản lý hoạt động của nghệ thuật múa Rối nước ở NHMR Thăng Long, tác
giả luận văn mong muốn tìm ra và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu diễn Rối nước
chuyên nghiệp trong thời kỳ Đổi mới ở nước ta, nhằm thúc đẩy mạnh hơn
nữa việc quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật
Rối nước tới đông đảo công chúng trong nước và bè bạn quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài
tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
9
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nghệ thuật
biểu diễn nói chung, lấy đó làm cơ sở lý luận để bàn về cơng tác quản lý hoạt
động của loại hình Rối nước ở NHMR Thăng Long, Hà Nội nói riêng.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn múa
Rối nước ở NHMR Thăng Long, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của thực
trạng đó, để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý hoạt động của loại hình nghệ thuật này, để hướng tới mục đích bảo
tồn và quảng bá nghệ thuật Rối nước độc đáo của Việt Nam trong thời đại
hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trên cơ sở lý luận về cơng tác quản lý văn hóa nghệ thuật nói chung,
nghệ thuật biểu diễn nói riêng ở Việt Nam và thơng qua nghiên cứu các văn
bản, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội về quản lý văn hóa nghệ
thuật, đề tài nghiên cứu công tác quản lý tổ chức biểu diễn Rối nước của
NHMR Thăng Long từ năm 1995 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong NHMR Thăng Long có hai loại
hình nghệ thuật Rối là Rối nước và Rối cạn. Nhưng chúng tôi tập trung khảo
sát, nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý, tổ chức biểu diễn Rối nước. Bởi
vì, như chúng tơi đã nói ở mục “Tính cấp thiết của đề tài” Rối nước là nghệ
thuật “Độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, những năm
qua chính sách đổi mới
tác động rất lớn đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật Rối nước ở trong nước
cũng như ở nước ngồi. Trong khn khổ một Luận văn Thạc sỹ, chúng tôi
xin giới hạn phạm vi nghiên cứu vào Rối nước.
10
- Phạm vi thời gian khảo cứu: Đề tài của luận văn là “Quản lý nghệ
thuật biểu diễn múa Rối nước tại Nhà hát múa Rối Thăng Long trong thời kỳ
Đổi mới ở Việt Nam”, cái mốc bắt đầu của thời kỳ đổi mới là từ năm 1986.
Tuy nhiên, chính sách đổi mới có tác động trự tiếp và rõ rệt trước hết đối với
cơ chế quản lý kinh tế, cịn đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật thì tác động
của nó có chậm hơn, từ từ hơn. Riêng đối với NHMR Thăng Long thì năm
1993 là cái mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển của nhà hát: đây là thời
điểm Đoàn Múa Rối Hà Nội được nâng cấp lên thành nhà hát với tên gọi
NHMR Thăng Long; cũng vào thời điểm này khai trương trụ sở chính thức
của nhà hát tại 57B phố Đinh Tiên Hồng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội. Từ đây nhà hát bước vào một thời kỳ phát triển mới của mình. Từ năm
1995 trở đi mới có bước chuyển mình rõ rệt nhờ tác động của chính sách Đổi
mới của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, tác giả luận văn chọn thời điểm từ năm
1995 đến nay để khảo cứu và có so sánh với thời kỳ trước đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng quan điểm triết
học của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng; Dựa vào các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam
về quản lý văn hóa nghệ thuật ở nước ta nói chung và nghệ thuật múa Rối
Nước nói riêng.
Các phương pháp chủ yếu được tiến hành: Phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh; phương pháp điền dã, khảo sát thực địa; phương pháp
nghiên cứu lịch sử - hồi cố, vận dụng một số yếu tố của phương pháp nghiên
cứu liên ngành văn hóa học, nghệ thuật học, kinh tế học.v.v..
11
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là cơng trình nghiên cứu hệ thống đầu tiên về NHMR
Thăng Long, một nhà hát hoạt động phục vụ cơng chúng có hiệu quả trong
những năm gần đây.
- Luận văn đã căn cứ vào các tiêu chí của cơng tác quản lý hoạt động
nghệ thuật biểu diễn, khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nghệ
thuật biểu diễn múa Rối nước của NHMR Thăng Long Hà Nội, chỉ ra những
mặt mạnh cũng như mặt còn hạn chế trong hoạt động cua rnhaf hát để từ đó
đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Các giải pháp mà tác giả luận văn đề xuất sẽ góp phần hồn thiện
cơng tác quản lý của NHMR Thăng Long trong hiện tại và tương lai nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động nghệ thuật, đổi mới phương thức hoạt động sao
cho phù hợp với trình độ phát triển của xã hội hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có
bố cục 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nghệ thuật biểu diễn và tổng quan về
Nhà hát Múa Rối Thăng Long Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn Rối nước tại
Nhà hát Múa Rối Thăng Long Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý biểu diễn Rối nước tại Nhà
hát Múa Rối Thăng Long Hà Nội
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÁT MÚA RỐI THĂNG LONG HÀ NỘI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước về văn hóa
* Khỏi nim qun lý
Thuật ngữ Quản lý có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo
nghĩa thông thờng, trong tiếng Việt thuật ngữ Quản lý đợc hiểu là trông
nom, sắp đặt công việc hoặc gìn giữ, theo dõi; Nếu hiểu theo nghĩa Hán Việt thì Quản là lÃnh đạo một việc, Lý là trông nom, coi sóc. ở phơng
Tây ngời ta dùng từ Management có nghĩa là quản lý, là bàn tay hoặc
liên quan đến hoạt động của bàn tay, tức là hành động theo một quan điểm
tác động để dẫn dắt.
Các Mác cho rằng: Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản
chất xà hội của quá trình lao động [5, tr.29]; giải thích cho nội dung này,
Các Mác viết:
Tất cả mọi hoạt động trực tiếp hay mọi động cơ chung nào tiến
hành trên quy mô tơng đối lớn thì ít nhiều đều cần đến sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất
khác với những khÝ quan ®éc lËp cđa nã. Mét ng−êi ®éc tÊu vĩ cầm
tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc
trởng [6, tr.480].
13
Theo F.Angghen cho rng:
Quản lý là một động thái tất yếu phải có khi nhiều ngời cùng
hoạt động chung với nhau, khi có sự hiệp tác của một số đông
ngời, khi có hoạt động phối hợp của nhiều ngời [5, tr.435].
Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý ở một góc độ riêng nào đó
thì chúng đều có những định nghĩa riêng về quản lý. Khái niệm quản lý
trong Điều khiển học đợc hiểu là sự tác động vào một hệ thống hay một
quá trình để điều khiển, chỉ đạo sự vận động (diễn biến) của nó theo những
quy luật nhất định nhằm đạt đợc những mục đích hay kế hoạch mà ngời
quản lý đà đề ra từ trớc.
Điểm qua một số quan điểm, chúng ta thấy rõ bản chất của quản lý và
hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Quản lý là
một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện
mục tiêu chung. Quản lý diƠn ra ë mäi tỉ chøc, tõ ph¹m vi nhỏ đến phạm vi
lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với xà hội có trình độ phỏt trin càng cao,
yêu cầu quản lý càng lớn và vai trò của quản lý ngày một tăng lên.
Theo ý nghĩa thông thờng, phổ biến, thut ng Quản lý đợc hiểu là
hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và cú định hớng của chủ thể
quản lý vào một đối tợng nhất định để điều chỉnh các quá trình xà hội và hành
vi của con ngời nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tợng theo
những mục tiêu đà định.
Với cách hiểu v khỏi nim qun lý nh ó trỡnh by trên, v mt
Nh nc, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
+ Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là
con ngời hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tợng quản lý bằng các
công cụ với những phơng pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
14
+ Đối tợng quản lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản
lý. Tùy từng loại đối tợng khác nhau mà ngời ta chia thành các dạng quản
lý khác nhau.
+ Khách thể quản lý chịu sự tác động hay điều chỉnh của chủ thể quản
lý, đó là hành vi của con ngời hoặc quá trình xà hội.
Mục tiêu của quản lý là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định do chủ thể quản lý định trớc. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực
hiện các động tác quản lý cũng nh lựa chọn các phơng pháp quản lý thích
hợp. Quản lý ra đời chính là hớng đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao
hơn trong công việc.
* Khỏi nim qun lý nh nước về văn hóa
Quản lý nhà nước về văn hóa được hiểu theo 03 nội dung sau:
1/Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật nhằm quản lý thống nhất các
hoạt động văn hóa như: Văn hóa nghệ thuật (Âm nhạc, Hội họa, Văn học, Sân
khấu, Điện ảnh, xiếc, Múa Rối…); Văn hóa thơng tin đại chúng (Báo chí, Phát
thanh, Truyền hình, băng đĩa, Internet…); Văn hóa xã hội (Lễ hội, Thủ công mỹ
nghệ, phong tục, tập quán, công viên, qn rượu…); Các cơng trình văn hóa (Thư
viện, Bảo tàng, Tượng đài, di tích lịch sử văn hóa, câu lạc bộ, nhà văn hóa…).
2/Ban hành và thực thi hệ thống các chính sách về văn hóa, điều đó
được thể hiện qua việc thể chế hóa các quan điểm, giải pháp giải quyết các
vấn đề phát sinh trong hoạt động văn hóa.
3/Tiến hành đầu tư tài chính cho văn hóa là đầu tư cho phát triển,
được thể hiện qua một số khía cạnh: Mức độ đầu tư; mơ hình đầu tư;
nguồn đầu tư.
1.1.1.2. Nghệ thuật biểu diễn
Thuật ngữ: Nghệ thuật biểu diễn được hiểu là loại hình nghệ thuật được
nghệ sĩ (chuyên nghiệp hoặc không chuyên) sáng tạo nhằm thể hiện cuộc sống
15
bằng những biểu diễn trên sân khấu trước khán giả xem trực tiếp. NTBD là loại
hình nghệ thuật sử dụng khơng gian của các loại hình sân khấu để thể hiện,
truyền tải nội dung của các tác phẩm đến với cơng chúng. Đây là một lĩnh vực
mang tính tổng hợp cao, đa ngành nghề, liên quan đến nhiều cá nhân, tập thể.
NTBD từ xưa đến nay đã bao hàm nhiều chức năng, các chức năng này
gắn bó hữu cơ, khơng tách rời, chúng được thể hiện qua các tác phẩm sân
khấu, ca, múa, nhạc… Ở đó, nó vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn
hóa tinh thần, vừa góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống của đại bộ
phận công chúng; vừa khơi dậy những suy tư của người nghệ sỹ ở người
xem, vừa đem lại cho họ niềm vui trong cuộc sống…
* Các loại hình Nghệ thuật biểu diễn
Trong quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp của Cục Nghệ thuật biểu diễn, ban hành ngày 02 tháng 7 năm
2004, tại Điều 05 có ghi rõ các loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm:
Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Múa Rối, Kịch nói, Kịch hát, Kịch câm, Dân
ca kịch, Nhạc kịch, các loại hình Ca - Múa - Nhạc, Ngâm thơ, Tấu hài…
Như vậy, căn cứ vào những phân tích trên đây, múa Rối cũng là một
loại hình nghệ thuật biểu diễn, được các nghệ nhân dân gian, nghệ sỹ chuyên
nghiệp biểu diễn thông qua các con Rối trên sân khấu có tính đặc thù (sân
khấu nước (múa Rối nước) hoặc sân khấu trên cạn (múa Rối cạn)). Quá trình
biểu diễn này được thể hiện trước công chúng cùng với sự trợ giúp của lời ca,
âm nhạc, âm thanh, ánh sáng…
1.1.1.3. Quản lý nghệ thuật biểu diễn
Tõ c¸c kh¸i niƯm vỊ Qu¶n lý, quản lý nhà nước về văn hóa và NTBD
có thể khái quát và đa ra một quan niƯm vỊ qu¶n lý NTBD nh− sau: Quản
lý NTBD là hoạt động quản lý đối với tất cả các mặt, bộ phận, hoạt động
16
thuộc lĩnh vực, ngành NTBD, trong đó đóng vai trị quan trọng là công tác
định hướng, điều hành, tổ chức các hoạt động sáng tạo và BDNT. Từ góc độ
quản lý nhà nước mà xét thì ngành nghệ thuật biểu diễn ở nước ta trực thuộc
sự quản lý của Bộ VH, TT & DL, dưới sự quản lý trực tiếp của Cục Nghệ
thuật Biểu diễn. Ở cấp độ các nhà hát thì cơng tác quản lý thuộc về Ban
giám đốc nhà hát. Đây là hệ thống quản lý ngành dọc, có sự phân cấp, phân
quyền khá rõ rệt ở từng cấp. Tuy nhiên, NHMR Thăng Long là đơn vị cấp
thành phố thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Sở VH, TT & DL Hà nội. Vì vậy,
khi nghiên cứu cơng tác quản lý NTBD Rối nước ở NHMR Thăng Long,
chúng tôi sẽ cố gắng xem xét vấn đề trong mối quan hệ tương tác của các
chủ thể quản lý ở các cấp.
1.1.2. Nội dung quản lý nghệ thuật biểu diễn của Nhà hát Múa Rối
Thăng Long
Hiện nay, các thiết chế văn hóa ở nước ta đều căn cứ vào nội dung quản
lý nhà nước về văn hóa để đưa ra những nội dung quản lý cho các thiết chế đặc
thù, ví dụ như: thiết chế nhà bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, các đơn vị biểu
diễn nghệ thuật… Đối với NHMR Thăng Long là một thiết chế văn hóa đặc
thù về nghệ thuật, nhà hát đã căn cứ vào nội dung quản lý nhà nước về văn hóa
để xây dựng nội dung quản lý về nghệ thuật biểu diễn với các vấn đề như sau:
1/Xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị biểu diễn theo từng quý,
từng năm.
2/Tổ chức hoạt động sáng tạo tiết mục mới hàng năm.
3/Tổ chức hoạt động biểu diễn trong và ngoài nước.
4/Mở rộng chương trình quảng bá cho đơn vị và các tiết mục mới
5/Phát triển công chúng tiềm năng cho sự nghiệp biểu diễn (khán giả
tiềm năng: trong nước và quốc tế)
17
6/Công tác quản lý nguồn nhân lực
7/Quản lý nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của nhà hát
1.2. TỔNG QUAN VỀ NHÀ HÁT MÚA RỐI THĂNG LONG
1.2.1. Khái quát về nghệ thuật múa Rối nước ở Đồng Bằng Bắc bộ
Rối nước đồng bằng Bắc bộ là một trong nhiều loại hình nghệ thuật Rối
của Việt Nam. Ra đời từ những làng quê ở đồng bằng Bắc bộ, tồn tại đến nay
khoảng hơn một thiên niên kỷ, Rối nước dân gian vẫn chưa đi xa khỏi nơi
phát tích ban đầu của nó. Người ta khơng nhìn thấy Rối nước ở một nơi nào
khác ngoài khu vực đồng bằng này. Tại sao Rối nước chỉ có ở đồng bằng Bắc
bộ, những tác nhân, yếu tố nào giúp cho Rối nước định hình một dấu ấn văn
hố riêng biệt mang tính vùng miền như vậy ?
Đó là vì từ khi hình thành và trong suốt quá trình tồn tại, Rối nước luôn
chịu tác động của môi trường sống, đặc biệt là các điều kiện tự nhiên, xã hội,
của những sinh hoạt văn hoá tinh thần, vật chất, của năng lực nhận thức, trình
độ thẩm mỹ, trình độ văn minh của cộng đồng.
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái vốn được coi là những tác
nhân quan trọng có ảnh hưởng đến sáng tạo văn hố của con người. Sự tác
động qua lại giữa tự nhiên và con người là nhân tố tạo nên đặc trưng văn hóa.
Đồng bằng Bắc Bộ là châu thổ được hình thành do sự bồi đắp phù
sa của sông Hồng và sông Thái Bình trong một vịnh biển mà bờ là
một vùng đồi núi. Bản thân vịnh biển cũng là một vùng đồi núi sau
bị sụt võng dưới mực nước biển. Vì thế, trong lòng đồng bằng vẫn
tồn tại những đồi núi sót vốn là những đỉnh của hệ thống núi đã
sụt võng và các thung lũng sông đan xen tạo nên một bình địa
nhiều ơ trũng. [31, tr.7].
18
Đồng bằng Bắc bộ có đặc trưng cơ bản là thấp và bằng phẳng. Tuy
nhiên độ bằng phẳng của đồng bằng chỉ là tương đối khi nhìn trên
một bình diện chung nhất, cịn trong mỗi vùng cụ thể, thì địa hình
cao thấp khơng đều. Vùng địa hình cao vẫn có những nơi thấp
trũng, vùng địa hình trung bình vẫn có những sống đất cao tự
nhiên do sông Hồng và chi lưu của nó bồi đắp khi lũ lên [31, tr.8]..
Với địa hình trên lại có sự xen giữa các sống đất cao tự nhiên là những
vùng trũng úng, cứ thế nối nhau ra tới biển. Kiến tạo tự nhiên của địa hình đã
góp phần hình thành các loại làng nơng nghiệp: làng đồng mùa, làng đồng
chiêm, làng đồng bãi.
Các con sông lớn của đồng bằng như sông Hồng và các chi lưu của nó,
sơng Thái Bình và rất nhiều các sơng nhỏ chia nước, chia dịng chảy nhằm
giảm lũ lụt, chia cắt đồng bằng thành các ơ kín. Nước dâng cao vào mùa lũ đổ
đầy các ô trũng, tại đây, những dịng sơng nhỏ và phẳng lặng hơn được hình
thành làm tăng thêm diện tích bề mặt có nước chiếm chỗ của đồng bằng.
Trong quá trình lịch sử bồi tụ châu thổ, người Việt khi chinh phục đồng
bằng đã phải đối diện với tình trạng thừa nước của một đồng bằng nửa chìm
ngập, vì thế yếu tố nước (lượng nước) thừa trở thành vấn đề cần phải giải
quyết để tạo ra sự thuận lợi cho định cư. Việc chống lũ là những mối quan
tâm hàng đầu của người dân mà biện pháp can thiệp rõ nét nhất để cải tạo môi
trường tự nhiên là việc đắp đê chống lũ, lụt.
Trong một nghiên cứu địa lí nhân văn về Người nơng dân châu thổ Bắc
Kỳ, Pierre Gourou đã có những nhận định:
Cuộc sống của dân đồng bằng Bắc Bộ thường bị khốn đốn vì thừa
nước chứ khơng phải thiếu nước. Việc đắp đê, rút nước là việc làm
cần thiết để chủ động về nước ở đồng bằng, có nghĩa là loại bỏ
nước nhiều hơn là lo việc đồng bằng bị hạn hán [42, tr.67].
19
Do hệ thống đê này mà đồng bằng bị chặn đứng trong quá trình bồi đắp
phù sa tự nhiên. Hệ thống đê dài hàng ngàn km đã ngăn đồng bằng thành
nhiều ơ khép kín, đồng thời hình thành nhiều hồ, ao vốn là các lịng sơng cũ
cịn sót lại do bị chặn dịng chảy ra các con sơng lớn.
Có thể thấy đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ, một mặt được
hình thành tự nhiên từ quá trình bồi đắp phù sa của các con sông, mặt khác là
kết quả từ sự can thiệp của bàn tay con người trong quá trình cư dân chinh
phục đồng bằng.
Bên cạnh nguồn nước từ các con sơng, nguồn nước mưa có ảnh
hưởng đáng kể tới mức nước của đồng bằng. Đồng bằng Bắc Bộ có
nhiều mưa và nó được phân bổ theo mùa, gió mùa. Khi lập làng
người ta khơng phải lo đến việc tìm nguồn nước vì nước có ở khắp
nơi. Nước ở dưới sông, dưới ao, dưới mạch nước ngầm khơng sâu
lắm và cộng thêm cịn có nước mưa. Nước mưa có ảnh hưởng lớn
đối với đời sống của người dân nông nghiệp, bởi việc trồng lúa nước
ở đồng bằng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết vốn nằm ngoài
khả năng trù liệu của con người: “Nước của trời, theo thời mà làm
ruộng [42, tr.244].
Lịch sử quá trình hình thành và phát triển nền văn minh lúa nước là lịch
sử của quá trình chiếm hữu, cải tạo và làm chủ nước, nó có vai trị quan trọng
trong cuộc sống, từ đây hình thành tư duy sơng nước của người Việt. Nước là
chất sống (phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp...), chất thiêng (lễ cầu
mưa, cầu nước, rước nước, tắm tượng...), chất sáng tạo nghệ thuật (Rối nước,
đua thuyền và các trị chơi sơng nước...).
Người dân đồng bằng có những luật lệ sử dụng và khai thác nước theo
cách riêng. Họ biết cách ứng tác với thiên tai, lụt lội bằng việc chinh phục
dịng chảy, đó là việc đắp đê ngăn nước, đào sơng, đào kênh, khơi ngịi, khơi
20
lạch, uốn sơng, nắn dịng… Họ có những quan niệm thiêng về nước, gặp hạn
hán thì làm lễ cầu mưa, gặp tai di thì cầu đảo, nhiều địa phương có tục rước
nước trong ngày hội làng, có tín ngưỡng thờ thuỷ thần. Người Việt cịn có
thói quen làm nhà theo phong thuỷ.
Từ những cơng trình lớn như đình, chùa, đền, miếu đến những
cơng trình nhỏ như nhà ở dân dụng đều có những nguyên tắc chặt
chẽ liên quan đến nước như địa thế đẹp phải chọn nơi thuỷ tụ, sơn
chầu, kiêng làm nhà khi góc ao, đao đình hay đường đi chiếu
thẳng vào nhà. Trong trường hợp không thể tránh được, người ta
phải sử dụng những biện pháp trấn yểm như chơn chó đá, treo
gương trước cửa hoặc dùng bùa trấn yểm… [2, tr.132].
Khi đê đã được đắp để hạn chế sự hủy hoại của con nước mùa lũ, khi khoa
học kỹ thuật chưa thể giúp người nông dân chủ động về nguồn nước tưới tiêu
bằng hệ thống các công trình thủy lợi chắc chắn, cộng với việc mưa nắng của
thời tiết khó lường, người dân đã lựa chọn ao làng là giải pháp trữ nước để tăng
thêm sự chủ động nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Đầm, hồ, ao chm
hình thành tự nhiên trên bề mặt của đồng bằng, đó vốn là các lịng sơng cũ cịn
sót lại do dịng chảy đổ ra sơng lớn đã bị các con đê chặn lại. Ao, hồ cũng còn
do con người tự tạo. Theo Nguyễn Thị Việt Hương cho rằng:
Sự khác nhau về không gian sinh hoạt của ba loại làng đồng
chiêm, đồng mùa, đồng bãi thực chất là sự linh hoạt, uyển chuyển
trong ứng xử với nguồn nước của ba nhóm cư dân khác nhau.
Làng bãi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước sơng nên ít thấy ao,
làng đồng mùa thường ở những nơi có cốt đất cao, nhưng do có đê
nên nguồn nước sơng đã bị từ chối, ao trợ nước đã thấy xuất hiện
và ở dạng đầm nơng. Làng đồng chiêm ở sâu về phía giữa lưu vực
21
các con sông nên cốt đất rất thấp, người dân phải tôn cao nền nhà
bằng cách đào ao vượt thổ [27, tr.36].
Việc đắp đê chấm dứt được họa lũ lụt, tuy nhiên, nguồn nước tưới tiêu từ
các con sông xem như bị từ chối trong sản xuất nông nghiệp của người Việt.
Người Việt sử dụng nước mưa nhiều hơn do chế độ mưa của vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa tương đối lớn về trữ lượng và phân bổ đều theo các mùa
trong năm, có thể cung cấp đủ cho nhu cầu của người dân. Tuy vậy, nước
mưa không phải lúc nào cũng có theo ý muốn của con người, đặc biệt là nó
lại có ảnh hưởng đối với trồng trọt và canh tác lúa nước, vì thế ao làng đã trở
thành giải pháp trữ nước về mùa cạn, tiêu thốt nước về mùa lũ của cư dân
đồng bằng.
Hình ảnh ao làng, một sản phẩm vừa là sự ứng hóa với điều kiện tự nhiên
của đồng bằng, vừa là hệ quả tất yếu của quá trình cư dân chinh phục đồng bằng
từ các con đê ngăn nước vào mùa lũ. Ao làng gắn với rất nhiều hoạt động sinh
sống của người dân và đã trở thành hình ảnh đặc trưng của đồng bằng. Ao làng
là môi sinh gần nhất và thường trực của người nông dân, là nguồn nước, nguồn
sống của mỗi một cộng đồng quần cư nhỏ lẻ vùng đồng bằng. Cụm từ “ao tù
nước đọng” ở khía cạnh nào đó nói lên thói quen sống định cư, ít chịu thay đổi,
di chuyển của những người nông dân Bắc Bộ, trực diện hơn, nó nói lên thói
quen sử dụng nước tại chỗ trong lối sống của người dân đồng bằng.
Nước tại chỗ ở đây là nước mưa, nước mưa được sử dụng cho lao động sản
xuất, cho sinh hoạt nhiều hơn nước từ những nguồn khác. Hầu như làng Bắc Bộ
nào cũng có ao để tích tụ nước mưa. Ao lớn, ao nhỏ, ao của nhà, ao của làng,
ao của thơn… và dường như có một sự sở hữu vơ hình nào đó khiến cho ao
như trở thành một tài sản không thể thiếu của cá nhân hoặc của một nhóm cộng
đồng. Tính sở hữu là một đặc thù bởi từ đây sẽ nảy sinh những nét văn hóa ao
22
làng rất đặc trưng mà nghệ thuật Rối nước là sự tái hiện chân thực và sống động.
Nó hồn tồn không giống những ứng xử với nước ở sông suối. Sơng suối
thường có mạch chảy dài thơng qua địa phận của nhiều vùng khác nhau nên tính
sở hữu dường như khơng có hoặc rất mờ nhạt. Bên cạnh đó sơng suối lại có
dịng chảy mạnh, trữ lượng nước nhiều, độ nơng sâu khó lường nên rất khó chế
ngự và làm chủ. Sông suối thường ở xa khu dân cư do lịng sơng thay đổi theo
mùa nước, mùa hạn nên sự ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của người nơng
dân tuy có lớn nhưng khơng thường trực như những ảnh hưởng từ ao làng. Ao
làng dường như là hình ảnh thường trực khơng thể thiếu trong bức tranh tồn
cảnh về nơng thơn Bắc Bộ Việt Nam.
Đã có thời đối với người nơng dân Bắc Bộ, hình ảnh một cái ao cạnh nhà là
tiêu chuẩn cho sự khá giả. Ao chiếm một vị trí quan trọng trong làng, trong nhà.
Với một diện tích khơng q lớn như hồ và với độ nông sâu vừa phải, ao đã đáp
ứng được phần lớn nhu cầu của người nông dân quen sống quần cư theo làng.
Xung quanh ao làng thường diễn ra các hoạt động sống, hoạt động nơng nghiệp,
hình thái kinh tế cơ bản của người nông dân. Người ta múc nước ao để tắm, giặt
quần áo, vo gạo, rửa bát, nuôi cá, thả bèo, người ta vét ao lấy bùn bón ruộng, tát
nước ao tưới đồng….
Tổng kết của người dân: "Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ
ba canh điền” đã nói lên nguồn lợi kinh tế từ ao làng đối với cuộc
sống tự cấp, tự túc của người dân. Những sinh hoạt thơn dã gắn
với ao làng cịn được tái hiện vơ cùng sinh động trên các chạm
khắc đình làng với những cảnh tắm sen, trai gái nô đùa, đua
thuyền... [42, tr.243].
Với lối sống quần cư và tương đối độc lập trong định giới của làng là lũy
tre thì một cái ao cạnh nhà đã có thể giải quyết mọi nhu cầu về nước của
23
người nông dân. Họ không phải đi quá xa để tìm nguồn nước và như vậy, cái
ao trở nên cần thiết và quan trọng đối với họ hơn so với các nguồn nước lớn
như sông suối vốn thường ở xa khu vực dân cư.
Ao làng không chỉ cung cấp nguồn nước tại chỗ cho cuộc sống của người
nông dân mà nó cịn cung cấp chất liệu cho những sáng tạo văn hóa nghệ thuật
của họ. Nguồn nước sống đã được thiêng hóa trong các lễ hội ở làng. Người ta
tổ chức những cuộc rước nước để thờ hoặc để phục vụ cho những nghi lễ linh
thiêng đối với thánh thần. Người ta cũng sáng tạo nhiều trị chơi sơng nước như
Rối nước, bơi chải, chèo thuyền, bắt vịt dưới ao... với những ý nghĩa riêng có
liên quan tới việc cầu mưa, cầu nước của lễ thức nông nghiệp.
Với riêng Rối nước, những ao gắn với các cụm cơng trình kiến trúc đình,
đền, chùa của làng đã trở thành khơng gian diễn Rối trong những ngày hội làng và
được truyền cho tới ngày nay. Cho tới trước những năm 50 của thế kỷ XX, Rối
nước vẫn chỉ diễn ra chủ yếu ở ao làng để phục vụ dân làng, phục vụ hội làng.
Nghệ thuât Rối nước diễn ở ao làng, sử dụng mặt nước để làm nghệ thuật,
khai thác nước ở đặc tính làm nổi chứ khơng khai thác dịng chảy của nó. Người
nơng dân rất khéo dùng nước để tạo một bề mặt diễn xuất tự nhiên, khai thác
tính động và ảo của nước để hỗ trợ cho con Rối trở nên tinh tế và sống động
hơn, giảm bớt phần thô cứng, sử dụng chuyển động của nước để tạo những
không gian thay đổi. Gần như tất cả những điều kỳ diệu của Rối nước đều cấu
thành từ nước. Nước đã được khai thác làm chất liệu nghệ thuật.
Những sinh hoạt nông nghiệp diễn ra quanh ao làng là chủ đề xuyên suốt
các tiết mục Rối, hình mẫu để xây dựng con Rối được lấy ngay từ cuộc sống
thường ngày với những con người sinh sống, lao động ở làng xã. Chất liệu
cuộc sống phong phú đã giúp nghệ nhân dễ dàng phiên chuyển thành nghệ
thuật và người ta nhận thấy ở Rối nước một thế giới thu nhỏ của những sinh
hoạt văn hóa làng q với những hình mẫu quen thuộc. Ao làng không chỉ là
24
khơng gian để sinh sống mà cịn là khơng gian để người nông dân làm nghệ
thuật. Sự ra đời của Rối nước ở ao làng thêm phần minh chứng cho thói quen
sử dụng nước tại chỗ và Rối nước trở thành nghệ thuật của ao làng.
Sự xuất hiện của Rối nước trong lịng nơng thơn làng xã Việt Nam, trong
đời sống sinh hoạt dân dã gắn với văn hoá ao làng, đã đưa nghệ thuật này trở
thành biểu tượng của cuộc sống nông nghiệp.
1.2.1.2. Điều kiện xã hội
Nhờ điều kiện thích hợp của khí hậu, của địa hình, người Việt đã lựa
chọn việc canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu. Việc
trồng lúa nước là tiền đề hình thành nét văn hóa làng xã rất đặc trưng.
Canh tác lúa nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Quá trình sinh
trưởng của cây lúa phụ thuộc vào điều kiện mưa nắng và sự phân bổ liều
lượng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển.
Khi gieo mạ, nước rất cần để cây sinh trưởng nhưng mức nước
vừa phải để cây không bị ngập, khi lúa đẻ, nhu cầu về nước cao
hơn nhưng lớp nước không cao quá 5cm để lúa đẻ nhánh được dễ
dàng. Gốc lúa cần phải có nắng thì mầm nách mới dễ phát triển
thành nhánh, nắng còn cần thiết cho sự quang hợp, đặc biệt trong
thời kỳ lúa trỗ và quyết định chất lượng sản phẩm của hạt. Khi lúa
đứng cái, nhu cầu về nước có giảm trong một thời gian ngắn
nhưng khi lúa bắt đầu phân hóa địng, phát triển địng, trỗ, phơi
màu và vào mẩy thì nhu cầu nước lại tăng. Lúc lúa bắt đầu chắc
xanh rồi chín, nhu cầu nước lại giảm mạnh và giảm đến số không
khi lúa chín vàng [27, tr.31].
Xuất phát từ những đặc điểm và nhu cầu sinh lý của cây lúa, người nông
dân buộc phải quan tâm đến chế độ tưới tiêu hợp lí để có năng suất lúa cao.
25
Tuy nhiên, khi khoa học kỹ thuật chưa giúp người nơng dân chủ động được
nguồn nước tưới tiêu thì họ đã phải lựa theo thời tiết khi bắt đầu một mùa
gieo trồng.
Yếu tố thời tiết mặc dù có tính quy luật, song con người không thể làm
chủ được quy luật đó. Sự thuận lợi của yếu tố thời tiết, chủ yếu là hai yếu tố
nắng, mưa trở thành mối quan tâm thường trực của nhà nông và mong cầu
mưa thuận gió hịa là mong cầu dựa trên điều kiện thuận lợi để cây lúa phát
triển tốt, cho vụ mùa bội thu.
Với một đối tượng có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống nhưng lại không thể
chủ động được, người nông dân đã tìm cách giao cảm tâm linh với thế lực
siêu nhiên thơng qua hệ thống các lễ hội. Khơng ít lễ hội nơng nghiệp ở Việt
Nam có căn cỗi ban đầu là để cầu xin sự phù trợ của các thế lực siêu nhiên
cho mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi tốt. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp, thờ
thủy thần, thần rồng để cầu mưa, cầu mùa nói lên vai trị quan trọng của
nguồn nước mưa đối với cư dân nông nghiệp. Bằng nhiều cách mã hóa hành
vi thành biểu tượng theo tư duy liên tưởng mênh mông, các nghi lễ, trò chơi,
trò diễn trong lễ hội là lời thỉnh cầu sự trợ giúp của tổ tiên, của các lực lượng
siêu nhiên hoặc cũng có thể là để tạ ơn thánh thần, trời đất có ảnh hưởng tích
cực tới mùa màng.
Với ý nghĩa và vai trò quan trọng, lễ hội trở thành một “mắt khâu” trong
chu trình sản xuất nơng nghiệp chứ không đơn giản chỉ là để người nông dân
vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày lao động mệt mỏi.
Chu trình sản xuất nơng nghiệp khơng chỉ có cày đất, gieo cấy,
làm cỏ, tát nước, chăm bón, thu hoạch… tức là những hoạt động
kỹ thuật mà trong chu kỳ ấy, những mốc đánh dấu các thời đoạn
sản xuất là những lễ thức, nghi lễ, hội hè diễn ra khi xuống đồng