Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa tổ chức hoạt động giải trí cho vận động viên tại trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 135 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

TỪ THỊ THANH BÌNH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CHO
VẬN ĐỘNG VIÊN TẠI TRUNG TÂM HUẤN
LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý Văn hóa

Mã số:

60310642

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đinh Thị Vân Chi

Hà Nội 2013


2



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS Đinh Thị Vân Chi. Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên
cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai cơng bố dưới bất cứ hình thức
nào. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều được trích dẫn rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn

Từ Thị Thanh Bình


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC……………………………………………………………...…….1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT………………………………………..3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ VÀ VAI
TRỊ CỦA HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN TẠI
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA HÀ NỘI ........ 13
1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................ 13
1.1.1. Khái niệm hoạt động, giải trí và hoạt động giải trí ................... 13
1.1.2. Khái niệm vận động viên .......................................................... 17
1.1.3. Khái niệm về thể dục thể thao giải trí ....................................... 17
1.2. Giải trí là nhu cầu tất yếu của xã hội phát triển. ............................... 19
1.3. Phân loại hoạt động giải trí ................................................................ 22
1.3.1. Phân loại theo tính chất hoạt động ............................................ 23

1.3.2. Phân theo chủ thể tổ chức hoạt động......................................... 24
1.3.3. Phân loại theo địa điểm thực hiện hoạt động............................ 26
1.3.4. Phân theo cấp độ thời gian rỗi .................................................. 27
1.4. Vai trò của hoạt động giải trí .............................................................. 28
1.4.1. Vai trị của hoạt động giải trí đối với cuộc sống........................ 29
1.4.2. Hoạt động giải trí đối với vận động viên................................... 31
1.5. Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.............................. 28
1.5.1. Đôi nét về Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội ..... 32
1.5.2. Nhiệm vụ, vai trò của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia
Hà Nội................................................................................................ 34
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CỦA
VẬN ĐỘNG VIÊN TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO
QUỐC GIA HÀ NỘI. ................................................................................. 36
2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động giải trí cho vận động viên tại Trung
tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội ................................................ 36


4

2.1.1. Một số đặc điểm chung về vận động viên của Trung tâm Huấn
luyện thể thao quốc gia Hà Nội. ......................................................... 36
2.1.2. Thời gian hoạt động giải trí của vận động viên tại Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. ................................................ 39
2.1.3. Các hình thức hoạt động giải trí của vận động viên tại Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội ................................................. 40
2.1.4. Nhu cầu hoạt động giải trí của vận động viên tại Trung tâm Huấn
luyện thể thao quốc gia Hà Nội .......................................................... 44
2.2. Đánh giá những hoạt động giải trí dành cho vận động viên ............. 50
2.2.1. Mặt tích cực.............................................................................. 51
2.2.2. Mặt hạn chế .............................................................................. 54

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN TRUNG
TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA HÀ NỘI ....................... 59
3.1 Yếu tố tác động đến việc tổ chức hoạt động giải trí cho vận động viên
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội .................................... 59
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................. 59
3.1.2 Nguyên nhân khách quan.......................................................... 64
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giải trí cho vận động
viên Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. ................................ 68
3.2.1. Giáo dục, nhận thức về hoạt động giải trí cho vận động viên .. 70
3.2.2. Đầu tư ngân sách tổ chức hoạt động giải trí cho vận động viên
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội .............................. 74
3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình giải trí; đổi mới nội dung, hình thức
giải trí cho vận động viên. .................................................................. 76
3.2.4. Xã hội hóa tổ chức hoạt động giải trí cho vận động viên .......... 78
3.2.5. Quản lý tổ chức các hoạt động giải trí cho vận động viên ......... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87
PHỤ LỤC ................................................................................................... 91


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nxb


: Nhà xuất bản

N

: Người tham gia phỏng vấn

TDTT

: Thể dục thể thao

THPT

: Trung học phổ thông

VĐV

: Vận động viên


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1. Cơ cấu tuổi của vận động viên...................................................... 34
Bảng 2.2. Giới tính của vận động viên theo lứa tuổi .................................... 35
Bảng 2.3. Tình trạng bản thân của vận động viên ........................................ 35
Bảng 2.4. Trình độ học vấn của vận động viên ............................................ 35
Bảng 2.5. Số lượng vận động viên các môn tham gia điều tra phỏng vấn ........... 36
Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn thời gian dành cho hoạt động giải trí của
vận động viên thuộc Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội ....... 37

Bảng 2.7. Phân nhóm các mơn thể thao ........................................................ 39
Bảng 2.8. Hình thức hoạt động giải trí của các vận động viên nhóm
mơn cá nhân ................................................................................................. 39
Bảng 2.9. Hình thức hoạt động giải trí của các vận động viên nhóm
mơn tập thể................................................................................................... 40
Bảng 2.10. Nhu cầu giải trí của vận động viên vào ngày nghỉ ...................... 43
Bảng 2.11. Nhu cầu giải trí của vận động viên vào các ngày trong tuần ....... 44
Biểu đồ 2.1: Thể loại nhạc vận động viên thường nghe ............................... 47
Biều đồ 2.2: Thể loại phim vận động viên thường xem ............................... 48
Bảng 3.3. Hoạt động giải trí vận động viên ưa thích nhưng khơng thể
tham gia ...................................................................................................... 58


7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Bước vào thế kỷ XXI đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế, công tác
thể dục thể thao có những thuận lợi, cũng như đứng trước những thử thách
mới trên chặng đường phát triển của mình. Thành tích đạt được của thể thao
Việt Nam trong những năm qua tại các đấu trường Olympics, Asiads,
SEAGames, các giải vơ địch thế giới, Châu Á, Đơng Nam Á có sự đóng góp
rất lớn của các đội tuyển tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia
Hà Nội.
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Tổng cục Thể dục thể thao có chức năng tổ chức, thực hiện kế hoạch tập
huấn các đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia các môn thể thao, đào tạo tài năng thể
thao trẻ và tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội tiếp nhận
từ 30 đến 50 đội tuyển thể thao với khoảng 700 - 800 vận động viên, huấn
luyện viên tập huấn. Các vận động viên tập huấn tại Trung tâm ln giữ vai
trị nịng cốt của đồn thể thao Việt Nam. Trung tâm ln hướng tới mục tiêu
đào tạo con người phát triển toàn diện cả về “đức, trí, thể, mĩ” nên các loại
hình vui chơi, giải trí cũng được quan tâm: các ngày lễ có thi văn nghệ, nhảy
khiêu vũ cổ điển, sáng tác bài hát, thơ, văn về Trung tâm… theo từng đội,
từng môn huấn luyện.
Giải trí là một hoạt động văn hóa quan trọng trong đời sống cộng đồng
nói chung và cho vận động viên đang tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể
thao quốc gia Hà Nội nói riêng nó góp phần cải thiện đời sống cho vận động
viên, giúp nâng cao thành tích thi đấu của họ. Việc tìm hiểu nhu cầu giải trí


8

của vận động viên là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu nhằm tìm ra
giải pháp, những hình thức tổ chức hoạt động một cách phù hợp.
Cùng với việc tập luyện thể thao, học tập, nghiên cứu để nâng cao và
mở rộng vốn kiến thức, thì hoạt động giải trí là một nhu cầu tất yếu và cần
thiết của vận động viên. Nền kinh tế luôn tăng trưởng, đời sống vật chất cũng
như tinh thần của vận động viên được cải thiện. Các loại hình dịch vụ vui
chơi, giải trí phát triển nhanh, chất lượng phục vụ nâng cao. Vận động viên tại
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội có điều kiện tham gia hoạt
động giải trí nhiều và đa dạng hơn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó,
cơng tác tổ chức hoạt động giải trí dành cho vận động viên của Trung tâm
Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Việc
tổ chức hoạt động giải trí cịn mang tính kỳ dịp, chưa được thường xun liên
tục. Do đó cơng tác tổ chức hoạt động giải trí dành cho vận động viên sẽ góp
phần quan trọng trong cơng tác giáo dục, định hướng, hình thành nhân cách là

việc làm cần thiết hiện nay.
Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vận động viên
chuyên nghiệp, phải tuân thủ theo sự quản lý chặt chẽ về tập luyện, ăn uống,
nghỉ ngơi một cách khoa học và nghiêm túc, do vậy có thể coi vận động viên
của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội là đối tượng chuyên biệt
của đề tài nghiên cứu này.
Hình thức tập luyện (lao động) của các vận động viên phải tập trong
điều kiện khắc nghiệt, nhất là thời điểm vận động viên chuẩn bị tham gia thi
đấu ở các Đại hội thể thao lớn mang tầm khu vực, châu lục và thế giới. Do
vậy, vận động viên phải bỏ nhiều mồ hơi, cơng sức, có khi cả xương máu để
đạt được thành tích cao nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Do vậy, vấn đề giải trí cho vận động viên trong quá trình tập luyện, hay
thời điểm trước - trong - sau thời gian thi đấu tại các Đại hội thể thao lớn là


9

vấn đề rất quan trọng (Ở đây không chỉ giải trí về thể chất mà cịn giải trí về
tinh thần là làm giảm áp lực thành tích đối với vận động viên), cần nhiều nhà
chuyên môn các nhà quản lý về lĩnh vực thể dục thể thao cũng như các lĩnh
vực khác tìm hiểu đánh giá và có các nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Từ những phân tích thực tiễn trên, vấn đề giải trí cho vận động viên là
vấn đề rất cần thiết và quan trọng cần phải nghiên cứu sâu ở nhiều góc độ và
nhiều khía cạnh. Vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ
chức hoạt động giải trí cho vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể
thao quốc gia Hà Nội” với mong muốn đưa ra được những giải pháp tổ chức
hoạt động giải trí thật hiệu quả đối với vận động viên của Trung tâm Huấn
luyện thể thao quốc gia Hà Nội, góp phần nâng cao thành tích của vận động
viên trên đấu trường quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu

Giải trí là một trong những yếu tố góp phần hình thành nhân cách của
vận động viên. Nghiên cứu tổ chức hoạt động giải trí cho thanh niên nói
chung đã được các nhà nghiên cứu đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau.
Cuốn sách Nhu cầu giải trí của thanh niên của TS. Đinh Thị Vân Chi giúp
chúng ta hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giải trí trong đời
sống xã hội, đồng thời giúp chúng ta có một cách nhìn tổng quan về giải trí
của thanh niên hiện nay.
Một số luận văn thạc sỹ Văn hóa học như: Thời gian rỗi và hoạt động
văn hóa của thanh niên Hà Nội hiện nay của Phan Thanh Tá cho ta thấy cần
tổ chức những hoạt động văn hóa của thanh niên Hà Nội trong những thời
gian rỗi; hay cuốn Văn hóa lối sống thanh niên thời mở cửa của Lưu Khương
Hoa cũng phân tích rất sâu lối sống phóng khống của thanh niên trong thời
kỳ mở cửa của nước ta hiện nay; cuốn sách Nhà văn hóa thanh niên thành
phố Hồ Chí Minh với việc giáo dục lý tưởng cộng sản cho thanh niên cho


10

thanh niên trong tình hình hiện nay của Lê Trí Thành cũng được tác giả nói
đến tính cấp thiết của việc giáo dục lý tưởng cộng sản trong thời kỳ mở cửa
này; hoặc Tổ chức hoạt đông vui chơi giải trí giành cho thiếu niên tại các
cơng viên văn hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Cơng
Hoan; Tổ chức hoạt động giải trí cho thanh niên thành phố Đà Nẵng của Hồ
Văn Đắc; Công tác tổ chức hoạt động giải trí dành cho thanh thiếu nhi thành
phố Bắc Giang giai đoạn hiện nay của Doãn Hồng Hà cũng nói lên cần phải
tổ chức hoạt động giải trí cho thiếu niên, thanh niên trên các địa bàn thành
phố lớn Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; cụ thể Những giải pháp tổ chức
hoạt động thiếu niên ở địa bàn dân cư của Đào Ngọc Dung; và một số cơng
trình như: Nghiên cứu cứu phát triển hoạt động vui chơi giải trí ở thủ đơ Hà
Nội thực trạng và giải pháp, NGH-205/04; Một số suy nghĩ về việc tổ chức

các hoạt động vui chơi giải trí cho sinh viên trong thời gian rỗi, M-458/97;
Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội, TH-522/05, có đề cập một số nội dung, biện pháp về việc tổ
chức các hoạt động nhằm tập hợp giáo dục thanh niên. Tuy nhiên, chưa có
một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về vấn
đề tổ chức hoạt động giải trí cho vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể
thao quốc gia Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là đi sâu nghiên cứu thực trạng các hoạt động
giải trí của vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
Phân tích đánh giá những kết quả và hạn chế của thực trạng đó. Từ đó đề xuất
các giải pháp tổ chức giải trí phù hợp và hiệu quả đối với vận động viên của
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo vận động viên cũng như nâng cao thành tích của vận động viên
trên đấu trường quốc tế.


11

3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động giải trí và vai trị hoạt động giải
trí đối với vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giải trí của vận
động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp hoạt động giải trí cho vận động viên tại
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tổ chức hoạt động giải trí của vận động

viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Khảo sát thực trạng hoạt động giải trí của vận động
viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội từ năm 2000 đến nay.
- Về mặt khơng gian: Nghiên cứu các hoạt động giải trí của vận động
viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội - Xuân Phương - Từ
Liêm - Hà Nội.
- Về địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà
Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Viện Khoa học Thể dục thể thao.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp luận Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, tư tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam về văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng: phương pháp điều
tra xã hội học, phỏng vấn (trực tiếp, gián tiếp), khảo sát điền dã, tổng hợp,
thống kê so sánh, phương pháp nghiên cứu văn hóa học và Quản lý văn hóa.


12

6. Đóng góp của luận văn
- Là cơng trình khoa học tiên phong nghiên cứu về vận động viên, trong
đó phân tích và đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động giải trí cho vận động
viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
- Tìm nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của tổ chức hoạt động giải trí
cho vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
- Nói lên tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động giải trí cho vận
động viên đang tập huấn tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
- Đưa ra những quan điểm để xây dựng và tổ chức hoạt động giải trí
cho vận động viên và đề xuất một số giải pháp cho việc tổ chức hoạt động

giải trí tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
- Làm tài liệu tham khảo cho các học viên kế cận, các nhà quản lý của
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội… có nhu cầu tìm hiểu,
nghiên cứu về lĩnh vực đề tài nghiên cứu.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giải trí và vai trị của hoạt
động giải trí đối với vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao
quốc gia Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng hoạt động giải trí của vận động viên tại
Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoạt động giải trí cho vận
động viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ VÀ VAI TRỊ
CỦA HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN TẠI
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm hoạt động, giải trí và hoạt động giải trí
1.1.1.1. Về giải trí

Nói về giải trí, nhiều từ điển đều giải thích với hàm ý, đó là sự
thoải mái, vui vẻ. Từ điển Tiếng Việt (Hồng Phê chủ biên) thì khái niệm
giải trí là: “Làm cho trí óc thảnh thơi, tâm hồn thanh thản bằng một hoạt
động gây được hứng thú” [35, tr.65]. Trong đời sống hàng ngày chúng ta

thường hay nói “vui chơi giải trí”, hiểu như là một thuật ngữ kép, có hàm ý
vui chơi để nhằm mục đích giải trí.
Theo Trương Hồng Đàm, thuộc tính cơ bản của khái niệm giải trí là thuộc
về yếu tố tinh thần, làm tiêu tan phiền muộn, nảy sinh khoái cảm [15, tr.175].
Nói đến giải trí chúng ta khơng thể khơng đề cập đến các phương thức
giải trí, bởi nó sẽ làm chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm giải trí. Theo Dương
Nghiệp Chí và cộng sự, giải trí có 3 phương thức [9, tr.38].
Một là, giải trí gắn liền với vui chơi thư giãn. Phương thức này thường
bao gồm giải trí thân thể, giải trí thực dụng, giải trí văn hóa, giải trí xã hội.
Hai là, giải trí liên quan tới văn hóa. Giải trí này thường gắn liền với
các sản phẩm văn hóa giải trí như chiêu đãi, đón tiếp, xem ca nhạc, kịch xiếc,
điện ảnh, tivi....
Ba là, giải trí hiện thực thơng thường. Đó là giải trí có tính phổ cập, chủ
yếu bao gồm du lịch giải trí, văn hóa giải trí, xổ số, đặt cược, thể dục thể thao
giải trí.


14

1.1.1.2. Về hoạt động
Theo từ điển tiếng Việt có nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động.
Thứ nhất là: Làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời
sống xã hội: hoạt động nghệ thuật hoạt động quân sự. Thứ hai: Vận động, cử
chỉ, không chịu ngồi im, yên chỗ: một con người thích hoạt động. Thứ ba:
Vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc gây tác động nào đó:
Máy móc hoạt động bình thường theo dõi hoạt động của cơn bão.
Theo sinh lí: Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng, thần kinh và cơ bắp của
con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Theo tâm lý học duy vật biện chứng: Hoạt động là phương thức tồn tại
của con người, là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực

thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra
sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người.
1.1.1.3. Về hoạt động giải trí
Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát
triển về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Nó khơng chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân
mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng như thưởng thức nghệ thuật, chơi các
trị chơi, sinh hoạt tơn giáo… nó khơng hề mang tính cưỡng bức; con người
có quyền lựa chọn theo sở thích, trong khn khổ hệ chuẩn mực của xã hội.
Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt
động tự nguyện. Nó đồng thời là những hoạt động khơng mang tính vụ lợi
nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh
thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mĩ. (Theo tác
giả Đoàn Văn Chúc).
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân
Chi, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003: “Giải trí là hoạt động trong thời
gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo hứng thú cho con người và là


15

điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm
mỹ” [7, tr.98].
Như vậy có thể hiểu khái niệm về giải trí là một hoạt động trong thời
gian rỗi nhằm giải tỏa những căng thẳng do lao động mang lại, bù đắp nhứng
thiếu hụt về tinh thần, tạo điều kiện để con người phát triển tồn diện về thể
lực, trí lực và tình cảm nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống hàng ngày càng cao
của xã hội.
Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày chúng ta thường hay nói là “vui
chơi giải trí”, hiểu như một thuật ngữ kép, có hàm ý vui chơi để nhằm mục
đích giải trí.

Trong từ điển Hán Việt, nhà văn hóa học Đào Duy Anh giải thích “giải
trí là làm việc rỗi, làm cho trí não được khoan khối” [1, tr.236].
Trong xã hội cơng nghiệp phương Tây, từ “giải trí” thường được gắn
với các hoạt động trong thời gian rỗi, có thể cắt nghĩa các từ Leisure (tiếng
Anh), Loisir (tiếng Pháp) lúc đầu có nghĩa là thời gian rảnh rỗi, sau dần
chuyển nghĩa thành hoạt động trong thời gian rỗi (gọi tắt là hoạt động rỗi), tức
là sự giải trí hay hoạt động giải trí.
Ở đây, khái niệm thời gian rỗi có thể hiểu là “khoảng thời gian mà
trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi
phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động tự
nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con
người” [1, tr.78].
Giải trí là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống tinh thần
của con người. Giải trí khơng những giúp cho con người sảng khoái tinh thần,
tăng cường sức khỏe mà quan trọng hơn là nó cịn tác động tới q trình hình
thành nhân cách. Hoạt động giải trí có liên quan đến quá trình trao đổi chất,


16

làm cho cơ bắp cũng như hệ thần kinh phát triển cân bằng. Giải trí giúp cho
mọi người mở rộng giao tiếp với nhau và thế giới tự nhiên, phát triển các cảm
xúc, thẩm mỹ. Do đó giải trí giúp cho con người có khả năng phát triển về
nhận thức xã hội, phát triển về trí tuệ và thể lực.
Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những địi hỏi bức thiết
từ phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất
hiện nhu cầu giải trí, con người bị thơi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu
đó. Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con người do không
gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu
tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí cũng là một

bộ phận quan trọng cấu thành các nhu cầu tinh thần.
Tóm lại, giải trí ngày nay đã trở thành một hoạt động xã hội đích thực, hơn
thế nó cịn trở thành một hướng đi đầy triển vọng trong hoạt động kinh tế của đất
nước... Chính vì vậy, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chú trọng.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X [44, tr.53], có đoạn viết: “Phát huy
tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời
sống văn hóa. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào “Tồn dân
đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng
tạo văn học, nghệ thuật tạo ra những sản phẩm có giá trị cao về tư tưởng và
nghệ thuật. Xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, chú
trọng cơng trình văn hóa lớn, tiêu biểu. Nâng cao hiệu quả hoạt cộng của hệ
thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, thư viện, phịng đọc, điểm bưu
điện – văn hóa xã, khu vui chơi, giải trí...”.
“Hoạt động văn hố, văn nghệ, thơng tin, thể dục thể thao ngày càng
mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của
nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” từng


17

bước đi vào chiều sâu”. (Trích báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng) [43,
tr.134].
Điều đáng nói ở đây là, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định việc
phát triển, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí là vấn đề quan trọng, được
đưa vào Nghị quyết Đảng và sau đó sẽ trở thành các chỉ tiêu kế hoạch của
Nhà nước.
1.1.2. Khái niệm vận động viên
Trong từ điển Tiếng Anh, vận động viên gồm các thuật ngữ:
Gymnastics, Athlete, Sportsman, Sportswoman.

Trên cơ sở tính chất đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thể thao và một
số tư liệu khác, PGS.TS Phạm Ngọc Viễn đưa ra khái niệm vận động viên
như sau: “Vận động viên là những người tham gia tập luyện và thi đấu một
mơn thể thao nào đó một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Trong quá
trình tác nghiệp, vận động viên luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao của
thành tích, vượt qua những giới hạn năng lực thể chất, tâm lý của chính bản
thân mình” [45, tr.146].
Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta khi nghiên cứu bản chất
các hiện tượng tâm lý vận động viên là xác định vị trí của nó trong hệ thống
các hiện tượng của thế giới.
Để đạt thành tích trong thi đấu, tâm lý vận động viên cũng ảnh hưởng
rất nhiều đến chất lượng bài thi, môn thi... nên tâm lý vận động viên cũng tạm
thời được chia theo tính chất, đặc điểm và yêu cầu của môn thể thao.
1.1.3. Khái niệm về thể dục thể thao TDTT giải trí
Luật thể dục, thể thao được công bố vào năm 2006 đã coi thể thao giải
trí (cũng là TDTT giải trí) như là một bộ phận cấu thành của TDTT quần
chúng (chương II) và đã xác định ở điều 18 là:


18

- Nhà nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp
ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao có trách nhiệm hướng
dẫn hoạt động thể thao giải trí.
Đồng thời ở điều 11 của Luật cũng đã xác định: “Nhà nước có chính
sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển thể dục, thể thao quần
chúng, tạo cơ hội cho mọi người khơng phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe,
tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để
nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí” [28, tr.5].

Vậy, TDTT giải trí là gì?
Khơng ít tác giả cho rằng TDTT không chỉ để phát triển thể chất, nâng
cao sức khỏe thể chất mà còn để phát triển sức khỏe tinh thần, thỏa mãn đời
sống tinh thần của con người.
Bùi Xuân Mỹ và Phạm Minh Thảo [32, tr.243] thì cho rằng thể thao
thường là một bộ phận giải trí của con người ở thế kỷ XX. Đối với một số
người, đó là một cách phát triển cá nhân hay thư giãn, đối với một số người
khác lại là một phương tiện thành đạt. Và phong trào tham gia trực tiếp hoạt
động thể thao cũng phát triển với tình hình gia tăng thì giờ rảnh rỗi. Theo hai
tác giả này, người ta đến với thể thao rất đa dạng tùy theo sự say mê ham
thích của từng người.
Theo Trương Minh Lâm (2000), công hội triển khai hoạt động văn thể
dễ nghe, dễ nhìn, có tính quần chúng, làm cho cơng chức trong hoạt động có
tinh thần phấn khởi, điều tiết sinh hoạt, thân tâm mạnh khỏe, tinh thần thăng
hoa, thể lực được nghỉ ngơi.
Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự [9, tr.174], TDTT giải trí là loại
hình hoạt động TDTT có ý thức, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do, ngoài giờ làm việc.


19

TDTT giải trí cịn là hoạt động TDTT tự giác, vừa sức, trong vùng năng lượng
ưa khí (đủ ơxy, khơng bị nợ ơxy). TDTT giải trí khơng chỉ bao hàm các
phương tiện hoạt động thể lực mà còn bao hàm các phương tiện hoạt động trí
tuệ, thư giãn, thưởng thức thi đấu biểu diễn, cổ vũ thi đấu biểu diễn, trong đó
có sử dụng các phương tiện cơng nghệ cao.
1.2. Giải trí là nhu cầu tất yếu của xã hội phát triển.
Giải trí trong xã hội lồi người đặt ra yêu cầu mới đối với TDTT, tạo ra
cơ sở vững chắc cho sự thay đổi về chức năng và kết cấu TDTT, làm cho nhu

cầu phát triển TDTT trở thành xu thế tất yếu.
Các nhà tư tưởng từ trước đến nay rất thích nghiên cứu về hiện tượng
“giải trí”. Các nhà triết học Hy Lạp cổ cho rằng: giải trí khơng phải là thời
gian mà chúng ta có thể lựa chọn làm cái gì đó, mà là thực hiện một nhân tố
cơ bản của lý tưởng văn hoá tri thức dẫn tới sự lựa chọn hành vi phù hợp với
đạo đức, và những điều đó sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc. Triết học cổ đại
phương Đông cũng coi giải trí như cái đích để vươn tới một cuộc sống lý
tưởng. Tuy nhiên, sự lý giải về giải trí lúc đó khơng bao gồm các hành vi liên
quan đến TDTT. “Giải trí” xuất hiện sau nền văn minh Cơ đốc giáo. Cơ đốc
giáo có quy định ngày chủ nhật (ngày chúa nhật) tách riêng ngày nghỉ và ngày
làm việc. Chỉ trong ngày này, mọi người mới ngừng lao động để nghỉ ngơi và
lễ Chúa. Vì vậy, người ta bắt đầu phân tách cuộc sống ngày thường với hoạt
động nghỉ ngơi. Ngày chủ nhật vì thế được quy định là ngày nghỉ theo luật
pháp trên phạm vi toàn thế giới cho đến nay. Điều đáng chú ý là sau cuộc cải
cách tôn giáo, trong “luận lý” của tôn giáo, nghỉ ngơi nhàn rỗi đồng nghĩa với
“thời gian lãng phí”, đó là từ có nghĩa xấu. Trong “pháp quy Giơnevơ” có quy
định rõ về việc cấm tổng cộng 200 trò vui chơi giải trí. Thời xa xưa, tơn giáo
của Mỹ và của nhiều quốc gia phát triển hiện nay đều quy định 40 mức phạt


20

đối với những người chạy, nhảy, cưỡi ngựa, khiêu vũ trong ngày chủ nhật. Ở
nước Anh, tôn giáo cũng coi hành vi khiêu vũ, săn bắn, đánh cờ… là phạm tội
nghiêm trọng [11, tr.325].
Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 16 được coi như thời đại hồng kim của giải
trí. Người La Mã, Hy Lạp cổ cũng đã có cuộc sống sung sương, nhưng cũng chỉ
hạn chế trong tầng lớp quý tộc. Những nhà nghệ thuật trong thời kỳ đó cũng chỉ
được ví ngang với tầng lớp lao động thể lực. Họ phải làm việc trong điều kiện rất
gian khổ và thù lao cho những tác phẩm của mình rất ít ỏi [11, tr.326].

Thời đại công nghiệp từ thế kỷ 18, ý thức chung của xã hội là lấy công
việc đặt lên hàng đầu, giải trí chỉ để dành cho người có tiền. Trào lưu “sùng
bái kinh tế” xuất hiện sau nền văn minh công nghiệp cận đại càng nhấn mạnh
vai trò của lao động. Họ tận dụng mọi nguồn lực, thậm chí cả giờ nghỉ ngơi
để tìm lợi nhận. Vì vậy, giải trí hầu như khơng có vai trị [11, tr.326].
Sự tách biệt giữa lao động và giải trí có yếu tố tơn giáo nhưng nó lại
làm thay đổi phương thức lao động. Trong thời đại công nghiệp, nhà tư bản đã
triệt để lợi dụng sức lao động của người công nhân để làm ra lợi nhuận. Đối
với phần lớn mọi người, “giải trí” trên thực tế chỉ là khái niệm [15, tr.85].
Từ sau thế chiến thứ 2, kinh tế của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ thập kỷ 20 - 60. Với sự xuất hiện của máy tính
điện tử, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 3 đã xuất hiện. Từ năm
1952 - 1970, tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm của nền cơng nghiệp Đức
và Nhật đặt từ 7,5% đến 14,1%. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu giải trí
của con người cũng ngày một gia tăng. Các dịch vụ giải trí (địa điểm giải trí, cơ
sở hạ tầng giải trí…) cũng tăng lên. Trong thời đại hậu cơng nghiệp như ngày
nay, giải trí là vấn đề được cả xã hội quan tâm [9, tr.132].
Giữa thế kỷ 20 trở lại đây, đời sống kinh tế của nhiều quốc gia được cải
thiện đáng kể. Thời gian mọi người lao động và làm việc nhà ngày một giảm


21

đi. Sự phát triển của xã hội đặt ra vấn đề: khơng thể gia tăng số người thất
nghiệp, chỉ có thể rút ngắn thời gian làm việc của người lao động, tăng thời
gian nghỉ. Ở các nước phát triển, sự khác biệt về đầu tư cho nhân lực và sức
lao động hình thành sự khác biệt về phúc lợi kinh tế, từ đó tạo ra sự phân hố
về hành vi nghỉ ngơi. Tức là, xuất hiện những tầng lớp coi nghỉ ngơi là trung
tâm của cuộc sống và những người coi cơng việc là chính.
Cuối thế kỷ 20, ngày càng có nhiều quốc gia phải đối mặt với sự lựa

chọn mới là: hoặc là tiếp tục duy trì thời gian làm việc hiện tại để gia tăng tỉ lệ
người thất nghiệp, hoặc là không ngừng rút ngắn thời gian làm việc để mọi
người có nhiều thời gian tự do hơn, đồng tời giảm người thất nghiệp. Điều dễ
nhận thấy là con đường phát triển bền vững của nhân loại chính là gia tăng
thời gian nghỉ ngơi cho con người. Vì vậy, vẫn đề nghỉ ngơi đã trở thành điểm
nóng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, và sẽ trở thành một đặc trưng
của thời đại.
Thành quả của cách mạng thông tin đã làm cho tỉ lệ thời gian làm việc
với cuộc đời ngày càng nhỏ đi, còn thời gian dành cho nghỉ ngơi, giải trí
hưởng thụ ngày càng nhiều lên. Vì vậy, giải trí nghỉ ngơi ngày càng có vị trí,
vai trị quan trọng trong cuộc sống. Quan niệm về nghỉ ngơi cũng có sự thay
đổi. Con người có thể ngồi ở nhà làm việc mà khơng phải đi ra ngồi. Thơng
qua Internet họ có thể mua bán, ký kết hợp đồng, vui chơi giải trí… Có người
giải trí khi làm việc, có người làm việc khi giải trí…
Giải trí đã trở thành một hiện tượng xã hội quan trọng. Các kỳ nghỉ
càng nhiều, người đi nghỉ hè, du lịch, nghỉ cuối tuần, đi ra nước ngoài… ngày
một đông. Tốc độ phát triển các hoạt động TDTT giải trí phát triển mạnh mẽ.
Số người tham gia các hoạt động TDTT tăng lên. Ở các nước phát triển người
ta coi việc giải trí như mục tiêu theo đuổi của cuộc sống và cũng thông qua


22

các hoạt động giải trí để đánh giá chất lượng cuộc sống. Các khu thể thao, khu
vui chơi giải trí mang tính cơng cộng, lợi nhuận, phi lợi nhuận… phát triển ở
khắp nơi. Theo Giáo sư Je-phôn-đa, Viện nghiên cứu phát triển con người ở
đại học Florida của Mỹ chỉ ra rằng: “Giải trí đóng vai trị rất quan trọng trong
việc nâng cao sức khoẻ và hiệu quả công việc”. Ở nhiều nơi trên thế giới,
ngày nghỉ của con người đang tăng lên. Các vẫn đề nghỉ ngơi và giải trí đã trở
thành một vẫn đề văn hố xun quốc gia. Và mỗi nền văn hoá trong từng

quốc gia đều rất coi trọng văn hố giải trí và đặt nó trong chiến lược phát triển
của mình [9, tr.134].
1.3. Phân loại hoạt động giải trí
Phân loại giải trí, theo Trương Hồng Đàm [15, tr.254], giải trí có thể
phân làm hai loại lớn: giải trí thưởng thức và giải trí thao tác. Giải trí thưởng
thức có thể bao gồm thưởng thức bằng mắt, thưởng thức bằng tai và thưởng
thức tổng hợp. Giải trí thao tác tùy theo mức độ tham gia hoạt động của cơ thể
mà có thể phân thành hai loại: giải trí tùy cảm và giải trí hậu cảm. Giải trí tùy
cảm đó là sự cảm nhận sự khoan khối ngay trong quá trình phát huy thể
năng, nỗ lực ý chí của mình. Cịn giải trí hậu cảm, đó là sự cảm nhận khoan
khoái khi phát huy cao độ thể năng và nỗ lực ý chí trong q trình hoạt động
và mang lại thành công.
Cũng theo Trương Hồng Đàm, giải trí liên quan đến thể dục, thể thao,
chủ yếu là giải trí thao tác, giải trí thưởng thức đại bộ phận thuộc về người
ngồi cuộc hoạt động TDTT, giải trí hậu cảm chủ yếu nói về phạm vi TDTT
thi đấu; chỉ có giải trí tùy cảm và TDTT giải trí là rất gần gũi (sơ đồ 1.1).


23

Giải trí
bằng mắt
Giải trí
thưởng thức

Giải trí
bằng tai

Giải trí
tổng hợp


Giải trí

Giải trí
tùy cảm

Chuyển
đổi

chế

Thể
dục
thể
thao
giải
trí

Giải trí
thao tác
Giải trí
hậu cảm

Sơ đồ 1.1: Phân loại giải trí (theo Trương Hồng Đàm [15, tr.254])
1.3.1. Phân loại theo tính chất hoạt động
Dựa vào tính chất của hoạt động giải trí, chúng ta có thể chia ra làm hai
loại. Những hoạt động giải trí có sự vận động, được diễn ra ở ngồi mơi
trường thiên nhiên được xếp vào nhóm các “hoạt động giải trí động”. Ngược
lại là các “hoạt động giải trí tĩnh”, bao gồm các hoạt động tại chỗ hoặc diễn ra
trong phịng, khơng (hoặc ít) có sự vận động. Tuy nhiên, sự phân chia nói trên

cũng chỉ mang tính tương đối.
- Những hoạt động giải trí “động”:
Trong các loại hình hoạt động giải trí thì hoạt động trong trạng thái
động lại cho con người có nhiều cảm giác thú vị, thích phưu lưu và chứng tỏ
được khả năng qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Các hoạt động giải trí mang ở
trạng thái động như: du lịch dã ngoại, tham gia các câu lạc bộ sở thích, tham
quan, cắm trại …
- Những hoạt động giải trí “tĩnh”:


24

Bên cạnh loại hình giải trí thì những loại hình giải trí tĩnh cũng khơng
kém phần hấp dẫn, nó mang lại cho người tham gia sự linh hoạt về trí não,
những ý tưởng có thể xuất phát từ hoạt động này. Các hoạt động giải trí ở
dạng tĩnh như: phát minh, sang chế theo cảm hứng, sáng tạo nghệ thuật, xem
phim, hoạt động tín ngưỡng…
- Hoạt động giải trí tổng hợp:
Có thể diễn ra đây một số loại hình giải trí mang tính tổng hợp tiêu biểu
như: du lịch, picnic, cắm trại, tham quan… Tiêu biểu cho dạng hoạt động giải
trí này có thể kể đến hoạt động du lịch, đây là dạng giải trí kết hợp nhiều đặc
điểm, tính chất khác nhau. Trong hoạt động du lịch có thể kết hợp hội họa,
sân khấu, âm nhạc, bảo tàng, đọc sách báo… Bởi trong hoạt động du lịch nổi
bật là nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thưởng thức về văn hóa nói chung. Ngày
nay những hoạt động này được tập trung gọi là hoạt động du lịch lữ hành theo
xu hướng chung của xã hội hiện đại.
Du lịch không đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó cịn là một ngành
dịch vụ giải trí. Đối với các nước mới phát triển, giải trí và du lịch trở thành
một nhu cầu thiết yếu đối với người dân, nó cũng cần thiết như ăn, mặc ở.
Theo một số thống kê thì số thời gian dành cho du lịch và giải trí chiếm tới

2/3 quỹ thời gian rỗi trung bình của mỗi người. Điều này cho thấy chúng ta
phải phấn đấu rất nhiều mới bù đắp được phần nào nhu cầu này.
1.3.2. Phân theo chủ thể tổ chức hoạt động
Chủ thể tổ chức các hoạt động giải trí là một chỉ báo quan trọng để
đánh giá sự đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của vận động viên.
Các chủ thể chính tổ chức hoạt động giải trí bao gồm:
- Các đơn vị tư nhân:
Các đơn vị tư nhân tổ chức các hoạt động giải trí nhằm mục đích quảng
bá, sản phẩm thương hiệu của mình để người tham gia giải trí biết được


25

những sản phẩm của họ. Các đơn vị tư nhân chủ yếu tập trung vào những lĩnh
vực giải trí như: các chương trình ca nhạc, các trị chơi có thưởng với quy mơ
lớn hồnh tráng, các hình thức này cũng thu hút được sự quan tâm chú ý của
vận động viên và họ tham gia tích cực vào loại hình giải trí do các đơn vị tư
nhân tổ chức.
- Gia đình:
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đời sống các gia
đình được cải thiện, các hoạt động giải trí do gia đình tự tổ chức ngày càng
trở nên phổ biến. Với nhiều gia đình, đây là sinh hoạt văn hóa cần thiết, giúp
các thành viên trong gia đình có điều kiện gần gũi, chia sẻ và hiểu nhau hơn.
Các hoạt động giải trí do gia đình tổ chức thường là những buổi đi xem phim,
dã ngoại cuối tuần, du lịch…
- Các tổ chức hội, đoàn thể:
Các tổ chức hội, đoàn thể bao gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp
thanh niên, Chi bộ… Đặc biệt là Đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên,
đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động giải trí hiện nay. Các
hoạt động được đổi mới theo phương thức sang tạo để thích ứng với xu thế

hiện nay nhằm mang lại những kiến thức bổ ích cho người tham gia. Các hoạt
động do các hội, đoàn thể tổ chức phải dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
với mục đích giáo dục, góp phần xây dựng con người tồn diện về thể chất, trí
tuệ, tinh thần và tình cảm, đánh thức khát vọng vươn tới tự do, công bằng,
dân chủ và khát vọng vươn tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp.
- Các tập thể lao động (cơ quan, xí nghiệp, cơng ty…):
Các hoạt động giải trí này thường tổ chức vào các dịp lễ, tết, ngày nghỉ.
Hoạt động này có thể làm phong phú thêm đời sống tinh thần của cán bộ nhân
viên, vừa mang tính giáo dục, hoặc có thể tuyên dương, động viên khen


×