Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học kinh tế đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.38 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ DO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
QUẢN LÝ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: T2016-04-12

Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Phan Thị Phú Quyến

Đà Nẵng, 12/ 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ DO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUẢN LÝ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Mã số: T2016-04-12

Xác nhận của Trường Đại học Kinh tế


(ký, họ tên, đóng dấu)

Đà Nẵng, 12/2016

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)


NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
T
TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và

Nội dung nghiên cứu cụ thể

lĩnh vực chuyên môn

được giao
- Nghiên cứu tổng quan
- Xây dựng đề cương chi
tiết

1 Phan Thị Phú Quyến

Khoa Marketing, Trường

- Thu thập tài liệu và viết


ĐH Kinh tế, ĐHĐN

- Xử lý, phân tích số liệu
-Viết báo cáo về kết quả
nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp

Khoa Thương mại,
2 Nguyễn Thị Minh Tâm

Trường ĐH Kinh tế,

-Thu thập thông tin, dữ liệu

ĐHĐN

MỤC LỤC

Chữ ký



DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

5



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NCKH
ĐC

Nghiên cứu khoa học
Động cơ

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA MARKETING

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
-Tên đề tài: Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Cơ Nghiên Cứu Khoa Học Của
Sinh Viên Trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Đà Nẵng
- Mã số: T2016-04-12
- Chủ nhiệm: Th.S. Phan Thị Phú Quyến
- Cơ quan chủ trì: Khoa Marketing- Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: 12 tháng- từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2016
2. Mục tiêu:
- Khảo sát thực trạng NCKH của sinh viên Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ NCKH của sinh viên
- Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố đến động cơ NCKH của sinh viên
- Đề xuất các kiến nghị nhằm tích cực hóa động cơ NCKH của sinh viên
3. Tính mới và sáng tạo:

Đây là nghiên cứu về động cơ đầu tiên sử dụng thuyết tự chủ trong bối cảnh
nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Việt Nam nói chung, và sinh viên trường Đại học
Kinh tế- Đại học Đà Nẵng nói riêng. Nghiên cứu đã góp phần mở rộng kiến thức trên cơ
sở giải quyết bản chất phức tạp của động cơ nghiên cứu khoa học của sinh viên, cũng
như những nhân tố ảnh hưởng và kết quả hành vi nổ lực hoàn thành nghiên cứu. Nghiên
cứu này đã kiểm tra mối liên hệ giữa yếu tố xã hội, sự thỏa mãn nhu cầu, động cơ
NCKH và kết quả nổ lực hoàn thành.
4. Kết quả nghiên cứu:

7


Kết quả nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ tích cực giữa giảng viên, thỏa mãn
nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ, và động cơ NCKH của sinh viên. Cuối cùng, bài
viết đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy động cơ tham gia NCKH của sinh viên.
5. Sản phẩm:
- Sản phẩm khoa học: 1 bài báo cáo hội thảo
- Sản phẩm ứng dụng: Báo cáo khoa học tổng kết đề tài
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Về mặt giáo dục và đào tạo, đề tài này cung cấp tăng số lượng sinh viên hứng thú,
chủ động tham gia NCKH, tăng nhận thức về tầm quan trọng của NCKH của sinh viên.
Nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên. Đồng thời, góp phần xây dựng định hướng
Đại học nghiên cứu của trường Đại học kinh tế nói riêng và Đại học Đà Nẵng nói
chung.
Báo cáo chính thức của đề tài sẽ được chuyển giao cho Trường và các bên có quan
tâm.
Kết quả của đề tài sẽ được cơng bố trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học
7. Hình ảnh minh họa:
Cơ quan chủ trì

(ký, họ và tên)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

8


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: factors affect to student’s motivation in engaging scientist research
of University of Economics- University of Danang
Code number: T2016-04-12
Coordinator: MSc. Phan Thị Phú Quyến
Implementing institution: Marketing Department- University of EconomicsUniversity of DaNang
Duration: from

January. 2016 to December.2016

2. Objective(s):
- Studying the currently situation of students’ scientist research of University of

Economics- University of Danang.
- Identifying factors affect students’ motivation toward scientist research.
- Studying the effects of factors on students’ motivation.
- Providing suggestions to promote students’ motivation in scientist research
activities.
3. Creativeness and innovativeness:
This is the first motivation research using self-determination theory in students’
scientist research context in generallly Vietnam, and specificly Unversity of

Economics, University of Danang. This research contribute wide-knowledge based on
findings the nature of movation in students’ scientist research, as well as factors
affecting to motivation, and the resutls of motivation. The study tested the relationship
between social factors, need satisfaction, motivation, and the results of behavior
(effortiveness)
4. Research results:
The findings show that the positive relationship between teachers, competence
needs, autonomy needs, and student motivation are supported. In addition, this paper
show the effect of scientific passion and interest motivations on the results of research
results . Finally, the paper gives some implications of promote motivation and
effortiveness in research projects.
5. Products:
Conference paper

9


6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
This research provide some implications in order to increasing the number of
students who will autonomy and happy in engaging scientist research, and promoting
perceived of the important of secientist research activities. As the results, this will
improve the quality of students’ scientist research and contribute build the orientation
of research university toward Unversity of Economics, University of Da nang.
The official report will transfer to universiters and the related insituations.
The results of research will be published on journal or conference.

10


MỞ ĐẦU

Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động trí tuệ giúp sinh vận dụng
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực
tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để
tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết
những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể
đào sâu, mở rộng và hồn thiện vốn hiểu biết của mình. Việt Nam đang trong thời kì
hội nhập với thể giới, việc giáo dục người học phát triển một cách toàn diện, dáng tạo
và tiếp thu tư tưởng mới về việc học tập của thời đại, biết vận dụng kiến thức vào cuộc
sống, nghề nghiệp nhằm phát triển ở họ tư du khoa học, những kỹ năng công nghệ tiên
tiến, tác phong công nghiệp hiện đại, tinh thần hợp tác, học hỏi trong nghề nghiệp, có
kỹ năng NCKH. Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng với định hướng trở thành Đại học
Nghiên cứu, hoạt động NCKH của sinh viên cũng được nhà trường rất chú trọng. Nhà
trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo trực tiếp sinh viên thông qua nhiều kênh thông
tin khác nhau nhằm khơi nguồn sáng tạo, tạo nên sự say mê học tập và NCKH đến
từng sinh viên, giúp các sinh viên làm tốt công tác NCKH. Trong những năm qua, sinh
viên của nhà trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong các hội nghị Nghiên cứu
khoa học sinh viên toàn quốc, đã khẳng định được tầm quan trọng NCKH trong sinh
viên.
Tuy nhiên, hoạt động NCKH của trường vẫn chưa thật sự thu hút được sự tham
gia của sinh viên. Số lượng tham gia NCKH vẫn còn rất hạn chế, mức độ hứng thú,
tích cực trong nghiên cứu chưa cao và còn một bộ phận sinh viên còn thờ ơ, coi nhẹ
NCKH. Để thúc đẩy sinh viên tích cực tham gia NCKH, vấn đề quan trọng là hình
thành ở sinh viên hứng thú NCKH, tính tích cực, tinh thần say mê tìm tịi sáng tạo
trong học tập và nghiên cứu, đồng thời cần có động cơ NCKH đúng đắn. Do đó, việc
tìm hiểu động cơ NCKH có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tổ chức hoạt động
NCKH cho sinh viên, góp phần nâng cao động cơ NCKH của sinh viên, để tăng số
lượng tham gia NCKH cũng như nâng cao chất lượng của NCKH. Xuất phát từ những
lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ
nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng”. Do điều kiện
về thời gian cũng như không gian giới hạn, nghiên cứu chỉ lựa chọn sinh viên trường

11


Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng làm đại diện cho sinh viên cả nước và tiến hành
nghiên cứu đối với những người đã đăng ký tham gia NCKH cấp trường.
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tham gia
NCKH của sinh viên với các mục tiêu cụ thể:
(1) Nghiên cứu thực trạng NCKH của sinh viên Đại học Kinh tế- Đại học Đà
Nẵng.
(2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ NCKH của sinh viên
(3) Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố đến động cơ NCKH của sinh
viên
(4) Đề xuất các kiến nghị nhằm tích cực hóa động cơ NCKH của sinh viên.
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đã đăng ký tham gia NCKH của trường Đại
học kinh tế Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu: Về mặt thời gian, đề tài triển khai nghiên cứu thực nghiệm
đến tháng 12/ 2016. Về mặt không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn việc
tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng
Để đạt được tính khoa học, khách quan và chính xác, đề tài nghiên cứu động cơ
NCKH của sinh viên theo cách tiếp cận kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
tại bàn; Phỏng vấn sâu. Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: Nghiên cứu
điều tra/khảo sát thực nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp về các yếu tố ảnh hưởng đến
động cơ NCKH của sinh viên; sau đó sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu để phân
tích kết quả.
Ngồi lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm bốn chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách


12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
Khái niệm và phân loại động cơ
1.1.1. Khái niệm

Động cơ là xu hướng lựa chọn hoạt động của con người. Khái niệm động cơ
đượng dùng để chỉ sự phản ánh ở mức độ cao hơn, khi trong một hồn cảnh nào đó
diễn ra sự lựa chọn để đáp ưng trong một loạt các khích thích đồng thời tác động lên
cơ thể. Việc lựa cọn được thực hiện sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động, hướng mọi sự chú ý
và tính tích cực của nó vào mục đích đã lựa chọn. Động cơ là một khái niệm trung tâm
của tâm lý học, thuật ngữ “động cơ” có nguồn gốc từ chữ di chuyển (move), động cơ
là tập hợp các thái độ và các giá trị sẽ dẫn đến hành động cụ thể và định hướng mục
tiêu của một người (Peiyulin, 2007). Có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ.
Theo Mitchell, ông cho rằng: Động cơ là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và
lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình (Mitchell, 1999 trang 418 ). Một định nghĩa
khác của Bolton là “Động cơ được định nghĩa như một khái niệm để mô tả các yếu tố
được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt
được mục tiêu”. Higgins (1998) cũng cho rằng “ Động cơ là lực đẩy từ bên trong cá
nhân để đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn”. Có rất nhiều ý nghĩa khác nhau về
động cơ là hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi.
Chúng ta có thể hiểu, động cơ là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con
người. Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những
hành vi có mục đích. Như vậy, động cơ xuất phát từ bản thân mỗi con người. Khi con
người ở những vị trí khác nhau, có những đặc điểm tâm lí khác nhau sẽ có những mục
tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì vậy mà động cơ của mỗi người là khác nhau.
Động cơ thường được nghiên cứu như một biến độc lập và được cho rằng có rất nhiều

nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến lý do hành động của một người. Động cơ để con
người hành động là bởi vì họ nhận được giá trị từ hành động đó hoặc bởi vì một sực
tác động mạnh của yếu tố bên ngồi. Học cũng có thể hành động bởi vì họ quan tâm
hoặc thích làm điều đó. Nền tảng của động cơ cũng có thể là các cảm xúc, mà cụ thể,
nó dựa trên sự né tránh, những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm những cảm
xúc tích cực.

13


Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn quan điểm: “Động cơ được định nghĩa
như một khái niệm để mô tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì và điều
chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt được mục tiêu”.
1.1.2. Phân loại động cơ

Cho đến nay đã có rất nhiều trường phái khác nhau nghiên cứu về động cơ lao
động. Các học thuyết này được chia thành 2 cách tiếp cận chính. Các học thuyết tiếp
cận theo nội dung tìm cách lý giải những gì ẩn sau và dẫn dắt động cơ lao động. Các lý
thuyết này diễn giải, tìm hiểu nhu cầu của người lao động; điều này giúp cho các nhà
quản trị tìm cách đảm bảo cho người lao động ln ở trong tình trạng được thỏa mãn
các nhu cầu do vậy đảm bảo kết quả làm việc ở mức tốt nhất. Các học thuyết tiếp cận
theo chu trình lý giải qui trình phải thực hiện để tăng cường và duy trì động cơ lao
động. Dưới đây trình bày các nội dung chủ yếu của hai cách tiếp cận trên
Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943)

1.1.2.1.

Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm năm cấp bậc tăng dần: sinh
lý, an toàn, xã hội, tự trọng và tự thể hiện.


- Nhu cầu sinh lý là nhu cầu thấp nhất mang tính căn bản giúp con người có thể tồn tại
như thức ăn, nước uống, chỗ ở....

- Nhu cầu an toàn: con người muốn bản thân được đảm bảo an tồn: mơi trường làm
việc an tồn, cơng ăn việc làm ổn định..

- Nhu cầu xã hội thể hiện mong muốn có quan hệ với tập thể xung quanh, thể hiện hoặc
tiếp nhận tình cảm, hợp tác với người khác…

- Nhu cầu tôn trọng là mong muốn có địa vị, được người khác nể trọng, công nhận và tự
tôn trọng bản thân, được thăng tiến, được trao các vật có giá trị, có phịng làm việc tiện
nghi…

- Nhu cầu tự thể hiện là mong muốn phát huy được tốt đa khả năng cá nhân trong công
việc. Họ muốn tự khẳng định bản thân bằng việc sáng tạo, đảm nhận các cơng việc có
tính thách thức, vươn lên đạt các thành tích mới.
Sau khi một nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn thì nhu cầu ở cấp bậc cao hơn kế
tiếp sẽ xuất hiện và nó thúc đẩy con người làm việc để thỏa mãn nhu cầu đó. Mỗi con
người có một nhu cầu khác nhau và được thỏa mãn theo các cách thức khác nhau. Từ
lý thuyết này, ta có thể thấy nhà quản lý cần phải hiểu được nhân viên của mình đang ở
14


cấp bậc nhu cầu nào để từ đó động viên nhân viên của mình bằng cách đáp ứng các
nhu cầu cá nhân đó của họ.

Hình 1.1. Năm cấp bậc nhu cầu của Maslow
Nhược điểm: học thuyết này bị phê phán ở điểm việc xắp xếp các thứ bậc
nhu cầu là cứng nhắc bởi không phải cá nhân nào cũng thỏa mãn theo thứ tự các nhu
cầu, cùng một lúc họ có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu.

1.1.2.2.

Thuyết thành tựu của McClelland (1987)
Lý thuyết của McClelland tập trung vào ba loại nhu cầu của con người: nhu cầu
về thành tựu, nhu cầu về quyền lực và nhu cầu về liên minh.
Thứ nhất, nhu cầu thành đạt
Nhu cầu thành đạt là sự cố gắng phấn đấu xuất sắc để đạt được thành tựu, đạt
được hoặc vượt qua mục tiêu mà cá nhân đã định, nỗ lực để thành công, giành các
thắng lợi mới. Những người có nhu cầu này thường muốn được thăng tiến trong tổ
chức. Tuy nhiên những người có nhu cầu thành tựu cao lại không phải các nhà quản trị
tốt vì họ thường ít giúp đỡ người khác mà chỉ quan tâm tới thành tựu đạt được của bản
thân. Họ thường thành công với các hoạt động như khởi sự kinh doanh, bắt đầu dự án
mới, hoặc chịu trách nhiệm về một bộ phận độc lập trong doanh nghiệp. McCelland
cho rằng con người có thể được đào tạo để tăng nhu cầu thành đạt.
Thứ hai, nhu cầu quyền lực

15


Nhu cầu quyền lực là nhu cầu khiến người khác cư xử theo cách họ mong muốn,
có thể tác động và kiểm soát người khác, trội hơn người khác, cạnh tranh với người
khác, thay đổi hoàn cảnh và chi phối hồn cảnh. Những nhà quản trị có nhu cầu này
cao thường thành công với điều kiện không được để mục tiêu cá nhân lấn át mục tiêu
của tổ chức
Thứ ba, nhu cầu liên minh
Nhu cầu liên minh là mong muốn có được các mối quan hệ thân thiện và gần gũi
với người khác, được yêu quí và xã hội chấp nhận. Những nhà quản lý có nhu cầu này
thấp thường thành cơng vì một phần cơng việc của nhà quản lý là phải ra các quyết
định đôi khi không được vừa lòng nhiều người trong tổ chức
Các nhu cầu này luôn gắn với từng cá nhân và khi kinh nghiệm làm việc tăng thì

các nhu cầu này cũng tăng. Những người nhu cầu thành đạt cao thường có khát vọng
mạnh mẽ hồn thành một nhiệm vụ đặc biệt vì để chứng tỏ mình hơn là để nhận
thưởng. Họ có óc thực tế, biết xác định mục tiêu hợp lý và mong tiếp nhận được ngay
thông tin phản hồi về thành tích, các thơng tin phản hồi đưa đến cho họ sự thỏa mãn
cơng việc và khuyến khích họ đề ra các mục tiêu thách thức hơn. Các nhà quản trị
muốn tạo động lực cho nhân viên cần lưu ý tới nhu cầu thành đạt và quyền lực, cần
chú trọng tới hiệp tác trong cơng việc, có mối quan hệ đồng nghiệp hài hòa, thân thiện.
1.1.2.3.

Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959)
Thuyết này chia các nhân tố tạo động cơ làm hai loại: các nhân tố động viên (thúc
đẩy) và các nhân tố duy trì (giảm động cơ). Bằng cách phỏng vấn người lao động điều gì
làm cho họ thỏa mãn, có động cơ làm việc và điều gì làm cho họ khơng hài lịng và thiếu
động cơ làm việc. Herzberge đã chia ra thành 2 nhóm nhân tố tác động tới động cơ và kết
quả làm việc của người lao động.

Hình 1.2. Thuyết hai nhân tố của Herzberg
16


Nhóm nhân tố động viên hay các phần thưởng nội tại (intrinsic rewards)
Nhóm nhân tố động viên hay các phần thưởng nội tại được bắt nguồn trực tiếp từ
công việc đảm nhiệm bao gồm: thành tựu, sự công nhận của người khác, bản chất công
việc, trách nhiệm công việc, sự thăng tiến và sự tiến bộ, cảm giác thành công khi hoàn
thành nhiệm vụ được giao và triển vọng của sự phát triển. Nếu nhân viên được đáp
ứng nhóm nhu cầu này sẽ mang lại sự thỏa mãn trong công việc, làm cho họ được
khuyến khích thực hiện cơng việc với kết quả tốt nhất, nếu ngược lại các nhân tố này
khơng được đáp ứng sẽ khơng có động cơ làm việc.
Bảng 1.1. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg
Các yếu tố duy trì

(phạm vi cơng việc)
Lương và các khoản phúc lợi phụ
Sự giám sát
Điều kiện làm việc
Các chính sách quản trị

Các yếu tố thúc đẩy
(nội dung công việc)
Công việc có ý nghĩa
Cảm nhận về sự hồn thành
Có cơ hội thăng tiến
Sự cơng nhận khi hồn thành cơng
việc

Các nhân tố duy trì hay phần thưởng bên ngồi (extinsic rewards)
Các nhân tố duy trì hay phần thưởng bên ngồi gồm sự giám sát của cấp trên,
lương bổng, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp, điều kiện làm việc, vị trí cơng
việc và sự ổn định của cơng việc (tương ứng với các nhu cầu bậc thấp trong học thuyết
của Maslow). Đây là các phần thưởng đến bên ngoài bản thân công việc, là thù lao
công ty trả cho kết quả làm việc. Nhóm nhân tố này có tác dụng duy trì trạng thái tinh
thần tốt cho người lao động, nếu được đáp ứng sẽ khơng có sự bất mãn trong công
việc nhưng lại không tạo động cơ làm họ thực hiện công việc tốt hơn. Nếu người lao
động không được thỏa mãn các yếu tố này, sẽ dẫn đến sự bất mãn.
Herzberg quan sát thấy rằng trong nhiều công ty, các nhà quản trị cố gắng cải
thiện các yếu tố duy trì và hy vọng nhân viên dưới quyền họ sẽ được thỏa mãn nhiều
hơn trong công việc, nhưng đã thất bại. Cải thiện điều kiện làm việc, hoặc tăng lương
lại khơng có tác động động viên bằng một lời cảm ơn đơn giản và chân thành “cám ơn,
tôi đánh giá cao những gì anh (chị) làm cho cơng ty”. Ông đã đề nghị rằng, nên cải
thiện các yếu tố thúc đẩy nếu các nhà quản trị mong muốn có sự hưởng ứng tích cực
của cơng nhân.

Nhu cầu

Áp

Thái độ và

cá nhân

lực

hành vi

17


Hình 1.3. Quan hệ giữa nhu cầu và hành vi lao động
Như vậy, Herzberg đã tách biệt tương đối hai nhóm nhân tố tạo động cơ và cho
rằng chỉ có những nhân tố động viên mới có thể mang lại sự thỏa mãn cho nhân viên
và nếu không làm tốt các nhân tố duy trì sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân viên. Nhiều
nghiên cứu đã đưa ra kết quả khơng ủng hộ sự phân chia hai nhóm nhân tố như trên
của Herberg cũng như bác bỏ việc cho rằng các nhân tố duy trì khơng mang lại sự thỏa
mãn trong công việc. Thực tế cho thấy rằng các nhân tố thuộc hai nhóm trên đều có
ảnh hưởng ít nhiều đến sự thỏa mãn trong việc. Tuy nhiên, thông qua lý thuyết của
Hezberg ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của nhân tố động viên trong việc
mang lại sự thỏa mãn trong công việc cũng như tác động của các nhân tố duy trì trong
việc dẫn đến sự bất mãn của nhân viên. Nhiều công ty chỉ chú trọng tạo động cơ qua
lương thưởng mà quên đi các phần thưởng nội tại xuất phát từ tính chất cơng việc mà
chính các phần thưởng nội tại mới là các nhân tố có tác động động viên thực sự. Ứng
dựng lý thuyết của Herzberg, nhiều công ty đã nhấn mạnh việc làm phong phú nội
dung công việc của nhân viên để tạo động cơ: ví dụ như thiết kế cơng việc có thêm các

thách thức, tăng trách nhiệm và sự tự quản, để người lao động có sự thỏa mãn cao hơn.
Tuy các học thuyết nội dung khơng hồn toàn giống nhau nhưng đều nhấn mạnh
quan hệ giữa nhu cầu với hành vi làm việc. Các nhu cầu của cá nhân tạo ra áp lực để
thể hiện thái độ và hành vi tương ứng.
Mỗi cá nhân, hoặc nền văn hóa khác nhau người lao động có các quan niệm và nhu
cầu cụ thể khác nhau, ví dụ như người Nhật coi trọng an toàn, người dân các nước Latin
lại coi thành đạt khi giúp đỡ được người thân và bạn bè, các nước Scandinavian thì coi
trọng quan hệ xã hội. Việc xác định nhu cầu của từng cá nhân đơi khi là rất khó. Tuy nhiên
ý nghĩa của các học thuyết về nội dung thể hiện rất rõ: nhà quản trị phải hiểu người lao
Nhu cầu thành đạt

Tự thể
hiệngì từ cơng việc,
Phátdùng
triển cách nào đểCác
nhân
thúcnhu
đẩycầu khác nhau đó, thiết
động
muốn
thỏa
mãntốcác
Tự trọng
Nhu cầu quyền lực
Xã hội

Quan hệ

An toàn


Tồn tại

Các nhân tố duy trì
Nhu cầu liên kết

Sinh lý
18
Học thuyết nhu cầu Maslow
Học thuyết của Mc Clelland
Học thuyết Alderfer’s ERGHọc thuyết Herzberg


Hình 1.4. So sánh các lý thuyết tạo động cơ theo cách tiếp cận nội dung
1.1.2.4. Thuyết tự xác định
Lý thuyết về tự xác định là một lý thuyết về động cơ của con người được xây
dựng và phát triển bởi các nhà tâm lý học người Mỹ E. Deci và R. Ryan vào giữa
những năm 80 của thế kỷ trước. Lý thuyết này giới thiệu một cách phân loại động cơ,
thành 3 loại: động cơ bên trọng, động cơ bên ngồi và sự thụ động nhằm giải thích các
ngun nhân khác nhau tại sau các cá nhân tham gia hoạt động. Cụ thể, thuyết tự chủ
(Deci & Ryan, 1985, 1991) cho rằng động cơ bên trong, các loại động cơ bên ngoài
(điều chỉnh bên ngoài, điều chỉnh nội nhập, điều chỉnh thống nhất), và sự thụ động
nằm trong thuyết tự chủ. Lý thuyết này được đồng tình trong các nghiên cứu giáo dục,
thể thao,..
Động cơ bên trong xuất hiện khi con người làm một việc gì đó bởi vì họ vốn
thích thú và hài lịng khi thực hiện nó, cịn động cơ bên ngồi xuất hiện khi làm một
việc gì đó bởi một lý do từ bên ngồi (Deci & Ryan, 2000).
Động cơ bên ngoài được chia thành nhiều loại khác nhau, và các loại động cơ
này có thể được sắp theo một chuỗi mức độ để thể hiện sự tiếp nhận các mục tiêu
(Ryan & Connel, 1989; Tremblay và ctv., 2009). Nói một cách đơn giản, động cơ bên
ngồi có thể chia thành 5 nhóm với mức độ động cơ tăng dần (Ryan & Deci, 2002;

Tremblay và ctv., 2009). Đầu tiên là sự thụ động(Amotivation), là các cá nhân thiếu ý
định để hành động hoặc hành động một cách thụ động. Tiếp theo là sự điều chỉnh từ
bên ngoài (External Regulation), tức là làm một việc chỉ để có phần thưởng. Kế đến là
sự điều chỉnh do ý thức (Introjected Regulation), là sự điều chỉnh hành vi thông qua sự
tự đánh giá (ví dụ như tự tơn, tự biết lỗi). Tiếp nữa là sự điều chỉnh theo mục tiêu
(Identified Regulation), có nghĩa là một người làm một việc gì đó bởi vì người đó xác
định được ý nghĩa hay giá trị của nó, và xem nó như là của bản thân mình. Cuối cùng

19


là sự điều chỉnh để hòa nhập (Intergrated Regulation), là sự xác định rằng giá trị của
một hoạt động trở thành một phần cảm giác cá nhân của người đó
Theo lý thuyết này, chỉ ở động cơ bên trong và hai loại động cơ bên ngoài (điều
1.2.

chỉnh đồng nhất và điều chỉnh hợp nhất) là những loại động cơ mang tính tự quyết.
Động cơ theo thuyết tự xác định
Động cơ là một trong những thành tố tâm lý quan trọng trong q trình học tập.
Chính vì vậy động cơ học tập của học sinh, sinh viên luôn là một chủ đề thu hút sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý – giáo dục ở Việt Nam và trên
thế giới. Nhiều lý thuyết, nhiều cách phân loại và nhiều công cụ đánh giá động cơ học
tập được giới thiệu và nghiên cứu trên các khách thể học sinh, sinh viên Việt Nam:
động cơ nhận thức, động cơ xã hội; động cơ bên ngoài, động cơ trong ; động cơ tiêu
cực, động cơ bên ngoài, động cơ xã hội (Phạm Thị Đức, 1994) [1], động cơ gần, động
cơ xa, động cơ nhận thức, động cơ âm tính (Lê Ngọc Lan, 1994) [2], động cơ nhận
thức khoa học, động cơ xã hội, động cơ nghề nghiệp, động cơ tự khẳng định mình
(Dương Thị Kim Oanh, 2008). Hầu hết các thuyết động cơ đều tập trung vào mục tiêu
hoặc kết quả và những phương thức nhằm tác động đến những kết quả mong đợi.
Tuy nhiên, không giống các lý thuyết khác, thuyết tự xác định bổ sung thêm vào

thuyết hành vi về dự định hoặc động cơ. Thuyết này dùng để phân biệt giữa điều chỉnh
dự định có kiểm sốt và điều chỉnh dự định mang tính tự chủ. Những động cơ mang
tính tự chủ cho rằng con người tham gia vào một hoạt động bởi bản thân họ tự ý thức
(Deci & Ryan, 1991), trái lại hành động được kiểm soát nếu họ bị ép buộc bởi một số
cá nhân nào đó. Khi một hành vi mang tính tự chủ, quá trình điều chỉnh là một sự chọn
lựa, nhưg khi nó được kiểm sốt, q trình điều chỉnh là ép buộc. Các khía cạnh này
được sắp xếp từ tính tự chủ cho đến kiểm sốt bởi sử phản hồi của bản thân mỗi người.
Khi một hành vi mang tính tự chủ, con người sẽ nhận thức rằng nguyên nhân của hành
động là do bản thân bên trong của họ, trái lại khi nó được kiểm sốt, nhận thức nguyên
nhân của hành động là bên ngoài vào trong. .
Thuyết tự xác định giải quyết các vấn đề về nhu cầu tâm lý cơ bản vốn có trong
cuộc sống của con người. Trong những nghiên cứu gần đây, động cơ tự xác định được
sử dụng trong nghiên cứu về giáo dục từ tiểu học đến trung học. Một số nghiên cứu đã
chỉ ra rằng những sinh viên càng có nhiều động cơ được hình thành do tính tự chủ
trong q trình học thì càng muốn học ở trường hơn là những sinh viên ít có động cơ
tự chủ (Vallerand, 1997). Một số nghiên cứu cũng kết hợp giữa động cơ bên trong và
20


hình thức thụ động của động cơ bên ngồi để hình thành một thái độ học tích cực.
Động cơ nghiên cứu khoa học của sinh viên có thể hiểu là mong muốn khát khao được
tự nguyện nghiên cứu khoa học của sinh viên, muốn được cống hiến hết sức mình để
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình nhằm đạt thỏa mãn nhu cầu nào đó, nhằm đạt
được mục tiêu đã định. Thuyết tự xác định là một mơ hình lý thuyết đầy đủ tích hợp
các vấn đề của hoạt động nghiên cứu khoa học.
Từ học thuyết tự xác định trong học tập, tác giả rút trích các yếu tố động cơ trong
hoạt động nghiên cứu của sinh viên theo mức độ tự chủ tăng dần.
Động cơ bên trong (Intrinsic motivation)
Động cơ bên trong là các nhu cầu hoàn thành, thành cơng và hài lịng trong cơng
viêc cá nhân. Làm một hoạt động vì lợi ích riêng, vì người ta thấy hoạt động vốn đã

thú vị và thỏa mãn. Cá nhân có động cơ nghiên cứu khoa học khi họ muốn tìm kiếm
niềm vui, mối quan tâm, thỏa mãn tính tị mị, tự thể hiện và muốn thử thách trong
cơng việc (Amabile, 1993). Deci và Flaster (1996) cho rằng, cá nhân làm việc khi họ
muốn tìm hiểu rõ khả năng của mình và có được tính tự quyết trong cơng việc.
Động cơ bên ngoài (Entrinsic motivation)
Động cơ bên ngoài là khi một cá nhân tham gia vào một hoạt động vì một lý do
cụ thể. Động cơ bên ngồi bao gồm mọi tác động từ bên ngồi nhằm kích thích hiệu
quả làm việc của một cá nhân (Sajeva, 2007). Các yếu tố bên ngồi có thể là phần
thưởng,... nhằm tác động đến sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của một cá nhân như nhu
cầu sinh lý, nhu cầu an tồn, nhu cầu xã hội, sự tơn trọng va tự thể hiện (Maslow,
1995), nhu cầu tồn tại và quan hệ (Aldefer, 1972). Nhóm động cơ bên ngồi) được
chia ra làm 5 mức độ:
- Amotivation – sự nản lòng: cá nhân thiếu ý định hành động hoặc hành động một
cách thụ động
- External Regulation- Sự điều chỉnh bên ngoài: thựu hiện hành động vì mục đích
phần thưởng hoặc sự trừng phạt.
- Introjected Regulation: điều chỉnh hành vi thông qua các giá trị bản thân (lịng
tự trọng, cảm thấy có lỗi). Những hành vi này có thể được thể hiện, ví dụ để đạt được
một sự công nhận của xã hội, hoặc tranh khỏi áp lực bản thân hoặc cảm giác tội lỗi.
- Identified Regulation- Sự điều chỉnh mục tiêu: thực hiện hành vi vì bản thân
xác định được ý nghĩa của nó và xem nó như của bản thân mình. Hành vi này thể hiện
21


tính tự chủ nhiều hơn. Kết quả của hành vi này mang giá trị cao hơn và nó được thực
hiện với ít áp lực hơn, thậm chí nếu nó khơng thật sự dễ chịu.
- Intergrated Regulation- Sự điều chỉnh thống nhất là loại động cơ thể hiện tính
tự chủ cao nhó. Nó liên quan đến hành vi khi giá trị của hành động trở thành một phần
ý thức cá nhân của người đó.
Deci và Ryan (1991) đã nhấn mạnh rằng mặc dù điều chỉnh mục tiêu thể hiện đầy

đủ sự tích hợp và hình thức tự chủ của hành vi nhưng nó vẫn thể hiện động cơ bên
ngồi bới vì nó được thực hiện để đạt được mục tiêu cá nhân chứ khơng phải bởi vì
bản chất thu hút của nó.
Các loại hành vi được sắp xếp theo trật tự của một sự liên tiếp của tính tự chủ (a
self- determination continuum. Từ mức độ thấp đến cao của sự tự chủ, lần lượt là sự
thụ động, điều chỉnh bên ngồi, điều chỉnh vơ thức, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh
thống nhất, và động cơ bên trong. Điều chỉnh bên ngồi và điều chỉnh do ý thức được
cho là hình thức động cơ có kiểm sốt, trái lại điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh thống
nhất và động cơ bên trong được xem là hình thức động cơ tự chủ.

22


Hành vi

Khơng tự chủ

Hồn tồn tự chủ

Động cơ bên ngồi
Động cơ

(Extrinsic Motivation)

Động cơ bên trong

Sự thụ
động
Các kiểu điều chỉnh động cơ


chỉnh bên trong
chỉnh thống
Điềunhất
chỉnh theo Điều
mục tiêu
Điều chỉnh doĐiều
ý thức

Quá trình liên quan như tốn thời
thấy
lợitrong,
ra
ích,..
giá
trịsự
vàtham
tầm quan
trọng
của
hoạtmê
động
Đápkhơng
ứng
sức
ép được
từNhận
bêntrừng

gia của
cáiSự

tơiđam
Cácgian,
phần
thưởng
hoặc
sự
phạt
Các hoạt động gắn với...
Thỏa mãn
Hình 1.5. Động cơ học tập của sinh viên theo thuyết tự xác định
1.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ
1.3.1. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý cơ bản trong thuyết tự xác định (Basic psychological

need satisfaction)
Thuyết tự xác định giải quyết các nhu cầu tâm lý cơ bản bên trong mỗi con
người. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý đề cập đến những yếu tố cần thiết cho một cá nhân tối
đa hóa chức năng và làm việc một cách tốt nhất, điều này giống như một cái cây cần
nước, khoáng chất, và ánh nắng mặt trời để nở hoa (Deci và Ryan, 2000). Trong thuyết
tự xác định, ba tâm lý nhu cầu cơ bản đầu tiên của mỗi người bao gồm nhu cầu năng
lực, nhu cầu mối quan hệ (kết nối với một cộng đồng), và nhu cầu tự chủ (hay tự xác
định).
Các nghiên cứu trong các lĩnh vực thể thao (Gillet và cộng sự, 2010), giáo dục
thể chất (Standage và cộng sự, 2012) đã chứng minh rằng sinh viên càng thỏa mãn
được ba nhu cầu này thì càng có động cơ tự chủ. Trái lại, khi những nhu cầu này
không được thỏa mãn, mối quan tâm bên trong và kết quả sẽ bị tác rời, kết quả không
tốt được thừa nhận (Deci & Ryan, 2000). Nhiều nghiên cứu gần đây đã kết hợp các
nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực và nhu cầu liên kết thành một biến tổng thể với tên
gọi là sự thỏa mãn về nhu cầu tâm lý (psychological need satisfaction).
23



a. Nhu cầu tự chủ (Autonomy Satisfaction)
Nhu cầu tự chủ (the need for autonomy) đề cập đến sự nổ lực của một cá nhân
đối với hành vi của họ, để cảm thấy bản thân họ làm chủ (origin) hành động của họ,
chứ không phải bị điều khiển như “con tốt” (pawn) cho hành động của họ. Một cá
nhân cảm thấy ý chí và trải nghiệm sự lựa chọn và tâm lý tự do khi thực hiện một hành
động (Deci và Ryan, 2000). Hackman và Oldham (1976) định nghĩa nhu cầu tự chủ là
“sự tự do, độc lập và toàn quyền cá nhân trong quyết định quy trình thực hiện một việc
nào đó”. Amorose và cộng sự (2007) cũng cho rằng nhu cầu tự chủ khơng những mỗi
cá nhân có cảm giác tự do khi tham gia hoạt động, mà còn bao gồm trường hợp họ sẽ
trải qua nhu cầu tự chủ khi họ bị phụ thuộc hoặc bị giám sát bởi người khác. Mặc dù
họ không được độc lập trong việc ra quyết định, tuy nhiên họ vẫn sẵn sàng làm việc đó
bởi vì người giám sát cung cấp cho họ một lý do có ý nghĩa cho việc làm của họ.
Trong hoạt động NCKH, nhu cầu tự chủ của sinh viên đó là họ được tự do lựa
chọn hướng nghiên cứu và việc tham gia NCKH là do bản thân họ muốn và buộc bản
thân tham gia NCKH. Ở đây khơng có bất cứ ai ép buộc họ.
b. Nhu cầu năng lực (Competence Satisfaction)
Nhu cầu năng lực (the need for competence) được định nghĩa là mong ước vốn
có của một cá nhân nhằm cảm thấy hiệu quả trong khi tương tác với môi trường (Deci
& Ryan, 2000). Cụ thể, con người có xu hướng khám phá và thao tác môi trường, tham
gia trong các nhiệm vụ đầy thử thách nhằm kiểm tra và thể hiện kỹ năng của bản thân.
Một sự thỏa mãn năng lực cho phép một cá nhân tích nghi với mơi trường phức tạp và
thách thức, ngược lại, việc khơng hài lịng với năng lực của bản thân sẽ dẫn đến kết
quả thất vọng và thiếu động cơ hành động. Một số nhà nghên cứu sử dụng các kỹ năng
để đo lường nhu cầu năng lực trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn, khi nghiên
cứu động cơ học trực tuyến, Xie và cộng sự (2006) đo lường nhu cầu năng lực bao
gồm kỹ năng sử dụng internet, máy tính, và một só kỹ năng khác như kỹ năng giao
tiếp,..
NCKH là một hoạt động đòi hỏi sinh viên cần có các kỹ năng nghiên cứu. Khi

sinh viên tham gia NCKH, bản thân họ nhận thức được rằng bản thân họ có năng lực,
có các kỹ năng như thu thập tài liệu, phân tích dữ liệu. Đồng thời, việc tham gia
NCKH giúp học rèn luyện được nhiều kỹ năng.
c. Nhu cầu liên kết (Relatedness Satisfaction)
Cuối cùng, nhu cầu liên kết (Relatednes Satisfaction) được hiểu là xu hướng một
cá nhân mong muốn được kết nối với những người khác, ví dụ thành viên của một
24


nhóm, được yêu thương, chăm sóc (Bao & Lam, 2008). Nhu cầu liên kết được thỏa
mãn khi họ được trải nghiệm sự kết nối và phát triển gần gũi hơn mối quan hệ với
những người khác (Deci và Ryan, 2000). Khi tham gia NCKH, sinh viên sẽ có động cơ
tham gia NCKH nếu tạo được mối quan hệ với giảng viên trong khoa cũng như kết nối
được các thành viên trong nhóm (nếu làm việc nhóm) và có mối quan hệ gần gũi với
bạn bè.
Trong nghiên cứu này, sự thỏa mãn về nhu cầu tâm lý cá nhân khi nghiên cứu
khoa học bao gồm nhu cầu về năng lực, nhu cầu về sự tự chủ, và nhu cầu liên kết.
1.3.2. Nhân tố xã hội (Social Factor)

Thuyết tự xác định (Deci & Ryan, 1985, 1991) đã đưa ra một giả thuyết quan
trọng về bản chất của bối cảnh xã hội làm thỏa mãn nhu cầu tự chủ, nhu cầu năng lực
và nhu cầu liên kết. Theo giả thuyết của Deci và Ryan (1991), mơi trường hỗ trợ sự tự
chủ trong tình huống bị kiểm sốt, được giả định có tác động đến động cơ tự xác định.
Một số nghiên cứu trong lớp học trên nền tảng giáo dục cũng đã ủng hộ cho quan điểm
này (Wilson & Rodger, 2004). Thừa hưởng kết quả nghiên cứu của Deci và Ryan
(2000), môi trường hỗ trợ cho sự tự chủ là những trường hợp mà cá nhân tự coi mình
là nguyên nhân dẫn đến hành vi của họ. Ngược lại, các trường hợp có kiểm soát liên
quan đến việc cá nhân nhận thức rằng bản thân họ bị lôi kéo bởi các tác động bên
ngoài như phần thưởng hoặc các yếu tố bên ngoài khác. Một số các nghiên cứu được
tiến hành trong linh vực giáo dục thể chất (Lim & Wang, 2009) và thể thao (Álvarez và

cộng sự, 2009) đưa ra rằng nhận thức của môi trường hỗ trợ sự tự chủ liên quan tích cự
đến nhu cầu tự chủ, năng lực và liên kết.
Jarvela (2001) cho rằng “Động cơ là một nhân tố khác biệt và tách rời, được ứng
dụng để giải thích các hành động của một cá nhân, ngồi ra nó cịn phản ánh mơi
trường văn hóa và xã hội”. Thuyết tự xác định giải thích nhu cầu, động cơ của một
người trong bối cảnh xã hội. Mơ hình thuyết tự xã định được nhiều nhà nghiên cứu
kiểm định thông qua các nhân tố xã hội như hành vi của người hướng dẫn, hay là sự
tương tác của xã hội đối với người học.
Có rất nhiều nhân tố xã hội đóng vai trị quan trọng trong quyết định động cơ của
sinh viên. Trong hoạt động NCKH, vai trò của nhà trường trong việc tạo ra các hoạt
động NCKH và các phần thưởng công nhận khi sinh viên tham gia NCKH đóng vai trị
quan trọng trong việc quyết định động cơ sinh viên.
25


×