Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phát triển bền vững tìm hiểu về chỉ số đấu ấn sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế phát triển- Đại học kinh tế

Chỉ số dấu ấn sinh thái

Giảng viên: TS. Nguyễn Viết Thành
Người thực hiện: Nhóm 1

Hà Nội, ngày 15/03/2014

1

CuuDuongThanCong.com

/>

MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung
2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được và đóng góp của chúng tơi.
2.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được
2.2 Đóng góp của chúng tôi
3. Tổng quan về chỉ số dấu ấn sinh thái(EF)
3.1 Khái niệm chỉ số dấu ấn sinh thái.
3.2 Đơn vị tính.
3.3 Mục đích và ý nghĩa chỉ số dấu ấn sinh thái.
3.4 Thành phần của chỉ số EF.
3.5 Cách tính EF
3.6 Chỉ số EF trong tương quan với HDI.
4. Thực trạng chỉ số dấu ấn sinh thái của Việt Nam.
4.1 Chỉ số EF và BC của thế giới từ 1961 đến 2007.


4.2 Tổng quan chỉ số EF và BC các khu vực.
4.3 So sánh chỉ số EF và BC của Việt Nam với một số nhóm nước.
5. Thuận lợi, khó khăn và khả năng thực hiện mục tiêu về chỉ số EF đối với Việt Nam
5.1 Chỉ số EF và BC của Việt Nam giai đoạn 1961-2008.
5.2 Dự báo EF và BC của Việt Nam.
5.2.1 Phương pháp.
5.2.2 Dự báo
5.3 Khả năng đạt mục tiêu về EF, BC của Việt Nam.
5.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của Việt Nam để đạt mục tiêu.
5.4.1 Thuận lợi.
5.4.2 Khó khăn
6. Tài liệu tham khảo

2

CuuDuongThanCong.com

/>

1. Giới thiệu chung.

Để tồn tại và phát triển con người khơng ngừng tiêu thụ những gì mà tự nhiên cung
cấp: thực phẩm cho việc tiêu thụ hằng ngày, nước cho sinh hoạt, gỗ để tạo ra các sản phẩm
phục vụ con người, diện tích đất để xây dựng nhà ở, công viên, …. Tất cả mọi hoạt động
này đều ảnh hưởng tới hệ sinh thái hành tinh mà chúng ta đang sống.Tất nhiên, hoạt động
tiêu thụ của con người sẽ không gây ra tác động xấu nếu việc sử dụng này không vượt quá
khả năng cung cấp và tái tạo của tự nhiên.
Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX, tiêu thụ của con người đã vượt
qua khả năng cung cấp của hành tinh, và số liệu năm 2008 cho thấy mức này đã vượt quá
50%. Theo kịch bản Trái đất, thì đến năm 2030, con người sẽ tiêu thụ gấp 2 lần khả năng

cung cấp của tự nhiên và con số này đến năm 2050 sẽ là 3 lần.

Nguồn: www.footprintnetwwork.org
Hiện nay, các nguồn tài ngun khơng tái tạo như: khí đốt, dầu mỏ, khống sản đang
dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên tái tạo như: đất, nước, năng lượng mặt
trời… và các dịch vụ sinh thái: biến đổi khí hậu do CO2, sự biến mất của các ngư trường, sự
tuyệt chủng của các lồi sinh vật, suy thối nước ngầm… cũng đang trong tình trạng báo
động.
Trước tình hình đó, chúng ta cần một chuẩn mực để đánh giá mức độ tác động của con
người đến tự nhiên và tìm ra giải pháp thích hợp để vừa thỏa mãn lợi ích con người vừa
không gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái hành tinh. Trên cơ sở đó, dấu ấn sinh thái (tên viết
tắt tiếng anh là EF- Ecological Footprint) ra đời.

3

CuuDuongThanCong.com

/>

Phần còn lại của bài báo cáo cấu trúc như sau.Phần 2 trình bày tóm tắt kết quả nghiên
cứu đạt được và đóng góp của chúng tơi.Phần 3 cung cấp những hiểu biêt cơ bản về chỉ số
dấu ấn sinh thái.Phần 4 xem xét dấu ấn sinh thái của Việt Nam so với một số nhóm
nước.Phần 5 đánh giá thuận lợi, khó khăn và khả năng thực hiện mục tiêu về chỉ số EF của
Việt Nam.
2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được và đóng góp của chúng tơi.

2.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được.
Nghiên cứu này cung cấp thông tin cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến chỉ số
dấu ấn sinh thái-một chỉ số khá quan trọng trong bộ chỉ số phát triển bền vững và hiện
nay đang được rất nhiều quốc gia và tổ chức sử dụng. Dựa trên nền tảng lí thuyết, nghiên

cứu tiếp tục xem xét chỉ số này trong thực tế và so sánh chỉ số EF của Việt Nam với một
số nhóm nước dựa trên những số liệu chúng tôi đã thu thập được. Kết quả quan trọng
nhất mà nghiên cứu đạt được là đưa ra dự báo cho chỉ số dấu ấn sinh thái của Việt Nam
năm 2020,2030,2050. Dưới đây sẽ cụ thể thảo luận đóng góp của chúng tơi về chỉ số EF.
2.2 Đóng góp của chúng tơi.
Đóng góp chính của chúng tơi là để mở rộng các tài liệu hiện có, chủ yếu nghiên cứu
này hướng tới Việt Nam. Hiện nay, các tài liệu chuyên biệt ngiên cứu về chỉ số EF của
Việt Nam không nhiều, ví dụ:Footprint Factbook Vietnam 2009, cịn lại chủ yếu các
thơng tin về chỉ số dấu ấn sinh thái của Việt Nam được tích hợp trong các tài liệu nghiên
cứu nước ngồi về chỉ số EF nói chung cho các quốc gia. Thứ hai, dữ liệu chúng tôi sử
dụng là dữ liệu thống kế chỉ số EF trong khoảng thời gian khá dài(48 năm) của giai đoan
1961-2008 và bao gồm cả dữ liệu gần đây nhất về chỉ số dấu ấn sinh thái. Việc sử dụng
các dữ liệu mới nhất cho phép chúng tơi thực hiện dự đốnchỉ số EF và BC phản ánh
những xu hướng gần đây của tiến bộ cơng nghệ và những phản ứng chính sách để ứng
phó với các vấn đề tự nhiên, thiếu hụt tài nguyên và ô nhiễm.Khoảng thời gian cho chỉ số
EFtương đối dài giúp cho việc tìm hiểu xu hướng biến động và dự báo chính xác
hơn.Thứ ba, trong các nhiên cứu về chỉ số EF của Việt Nam có các thơng tin về chỉ số
EF, BC qua các năm, các thành phần có sự thay đổi như thế nào nhưng ít có sự phân tích
kĩ càng về tình trạng cũng như xu thế của nó trong tương lai. Trong nghiên cứu này,
chúng tơi sẽ dự đốn xu hướng của chỉ số dấu ấn sinh thái dựa trên phương pháp dự đoán
sử dụng tốc độ phát triển trung bình hàng năm. Dự đốn theo phương pháp này khá đơn
giản và cho kết quả nhanh chóng và chấp nhận được. Tất nhiên phương pháp này cũng
có những sai số nhất định của nó.
3. Tổng quan về chỉ số EF.
Phần này sẽ cung cấp các thông tin cơ bản và quan trọng về chỉ số EF trước khi chuyển
sang tìm hiểu về tình hình chỉ số EF của Việt Nam. Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ xem
xét khái niệm chỉ số EF(mục 3.1), đơn vị tính(mục 3.2), mục đích, ý nghĩa chỉ số EF(mục
3.3), tìm hiểu các thành phần của EF(mục 3.4) và cách xây dựng chỉ số này(mục 3.5); cuối
cùng xem xét sự kết hợp giữa chỉ số EF và HDI sẽ phản ánh điều gì(mục 3.6).
3.1 Khái niệm chỉ số dấu ấn sinh thái.

Khái niệm dấu ấn sinh thái do William Rees đưa ra cách đây hơn 20 năm. Từ năm 1990,
EF được phát triển bởi Wackernagel.EF đo lường nhu cầu tự nhiên của con người.Chỉ số
4

CuuDuongThanCong.com

/>

dấu ấn sinh thái là thước đo nhu cầu của con người về diện tích đất, nước có khả năng cho
năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ
sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.
Như vậy, EF đo lường nhu cầu tự nhiên của con người. Hay nói cách khác, EF cho
thấy“ sức ép” của việc tiêu thụ và xả thải của con người lên tự nhiên.
Chỉ số EF nếu đứng riêng thì khơng có ý nghĩa bởi chúng ta không thể nào biết con
người tiêu thụ bao nhiêu tài nguyên là nhiều và khi nào thì sự tiêu thụ này trở nên quá tải và
gây ảnh hưởng xấu tới hành tinh của chúng ta. Cũng như đã đề cập đến ở phần trước, sự tiêu
thụ của con người chỉ ảnh hưởng xấu tới Trái đất khi nó vượt quá khả năng cung cấp và tái
tạo của tự nhiên. Chính vì thế, khi nghiên cứu và đánh giá chỉ số EF, chúng ta thường kết
hợp với chỉ số sức tải sinh học( tên tiếng anh là Biocapacity- BC). Chỉ số BC đo lường khả
năng cung cấp, tái tạo tài nguyên và đồng hóa các chất thải của Trái đất, bằng cách chuyển
đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta tồn cầu
(gha).
3.2 Đơn vị tính.
Để thuận lợi cho việc so sánh khả năng cho năng suất sinh học giữa các nước,các
vùng,… dấu ấn sinh thái đã đưa ra đơn vị ha tồn cầu (gha), là một dạng đơn vịdiện tích
chuyển đổi:
1gha = 1 ha khoảng không gian cho năng suất sinh học bằng mức trung bình thếgiới.
Do mỗi dạng đất có năng suất khác nhau, nên 1 gha sẽ tương đương với số hakhác nhau,
ví dụ, 1 ha đất canh tác sẽ chiếm một diện tích chuyển đổi nhỏ hơn so với 1ha đất đồng cỏ có năng suất sinh học thấp hơn, hay nói cách khác, cần nhiều diện tíchđồng cỏ hơn để tạo ra
được một trữ lượng sinh học bằng trữ lượng sinh học của 1 hađất trồng trọt tạo ra.

3.3 Mục đích và ý nghĩa của chỉ số EF.
3.3.1 Mục đích.
Đầu tiên, EF cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc lập chính sách quản lý tài nguyên
và đảm bảo an toàn cho tương lai. Chỉ số EF cho biết con người đang tác động tới mơi
trường như thế nào. Do đó, EF là một cơng cụ hữu ích cho việc lập và điều chỉnh chính
sách.
Mục đích thứ hai mà EF hướng tới là để đánh giá, định hướng hoạt động của con người,
vừa phục vụ lợi ích con người vừa khơng làm ảnh hưởng hệ sinh thái hành tinh.
Cuối cùng, EF đo lường sự tiến bộ hướng tới mục tiêu bền vững.
3.3.2 Ý nghĩa.
Chỉ số dấu chân sinh thái là một thước đo của phát triển bền vững củamột quốc gia, một
tỉnh hay một vùng. Do vậy việc vận dụng chỉ số dấu chân sinh thái là một trong những ứng
dụng hữu ích nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lýnguồn tài nguyên.
Việc nghiên cứu chỉ số EF có thể đánh giá hiệu quả sinh thái đạt được và những hạn chế
trong quá trình phát triển hiện nay.Từ đó, có sự thay đổi và điều chỉnh kịp thời trước khi các

5

CuuDuongThanCong.com

/>

vấn đề môi trường trở thành các vấn đề không thể khắc phục.Đây cũng là một trong những
giải pháp để thực hiện phát triển bền vững.
Nhờ cơng cụ tính tốn dấu ấn sinh thái mà chúng ta có thể định lượng được diện tích
đất, mặt biển cho năng suất sinh học trên Trái đất giúp con người tồn tại.Từ đó, cũng có thể
tính tốn phân chia tài ngun hợp lí cho mỗi người.
Vậy chỉ số EF cao là tốt hay thấp là tốt? EF vừa cho biết nhu cầu của con người vừa thể
hiện mức độ con người tác động vào tự nhiên bởi con người có nhu cầu thì sẽ tăng cường
hoạt động khai thác, xả thải ra môi trường. Nếu xét ở khía cạnh EF cho thấy mức độ tác

động của con người đến tự nhiên thì dường như một EF cao là không tốt. Tuy nhiên, EF còn
thể hiện nhu cầu của con người về tự nhiên, do đó, một khi phát triển kinh tế, nhu cầu về
các nguồn lực tự nhiên cao phải chăng còn biểu thị cho sự phát triển cao hơn? Như vậy, ở
đây, ta không xem xét EF cao hay thấp là tốt mà cần xem xét EF trong tương quan với các
chỉ số khác như BC, HDI.
3.4 Thành phần của chỉ số EF.
Hiện nay, người ta tính tốn chỉ số EF dựa trên việc tính tốn các chỉ số thành phần.Chỉ
số EF cho một vùng, một khu vực, một quốc gia sẽ bằng tổng các chỉ số thành phần.Trong
phần này, chúng ta sẽ xem xét sáu thành phần chính của EF.Phần sau, chúng ta sẽ thảo luận
cách tính các chỉ số thành phần này như thế nào.
EF gồm sáu thành phần chính như sau:
1. Dấu chân diện tích canh tác: Đây là loại d
ất sinh học cao nhất. Dấ
ột cá nhân là diện tích cần thiết để tạo ra tồn bộ sản
phẩm mùa màng mà cá nhân đó tiêuthụ.
2. Dấu chân diện tích đồng cỏ chăn ni là diện tích đủ để cung cấp thịt, các sản phẩm bơ
sữa, da và lông, nhưng các vật nuôi này không tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp mà cư
trú lâu dài trên các đồng cỏ. Dấu chân này bao gồm chủ yếu là sự tiêu thụ các sản phẩm
từ gia súc, cừu và dê, ngồi ra cịn có ngựa, lừa, và lạc đà, đối với trung bình chung thì
có thể chúng khơng đáng kể nhưng đối với một số vùng thì cácsản phẩm này rất quan
trọng.
3. Dấu chân diện tích rừng là diện tích cần thiết để tạo ra các sản phẩm gỗ màngười đó tiêu
thụ. Nó bao gồm gỗ củi, than củi, gỗ nguyên liệu (kể cả dạng gỗ xẻ, gỗván, và vật liệu
cách nhiệt), giấy và bìa các tơng.
4. Dấu chân diện tích mặt nước ni trồng thủy sản là diện tích cần thiết để tạo ra được các
sản phẩm cá và thủy hải sản khác mà người đó tiêu thụ. Diện tích này cung cấp tồn bộ
lượng cá biển, giáp xác, thân mềm, cũng như các sản phẩm thịt cá làmthức ăn cho động
vật.
5. Dấu chân CO2: Dấu chân CO2 của một cá nhân là diện tích cần để hấp thụ toàn bộ
lượng CO2 phát thải từ các hoạt động tiêu thụ năng lượng của người đó. Dấu chânCO2

bao gồm việc sử dụng trực tiếp than, dầu, khí đốt trong gia đình hay giao thơngcá nhân,
và gián tiếp là tiêu thụ điện, giao thơng cơng cộng, tiêu thụ các hàng hóa đượcsản xuất,
và một số dịch vụ khác.
6. Dấu chân diện tích xây dựng:Dấu chân đất xây dựng tính cho một cá nhân cụthể là diện
tích cần để cá nhân đó xây dựng nhà ở, khu vui chơi, công sở,… cần thiết phục vụ đời
sống.
6

CuuDuongThanCong.com

/>

Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang cách tính tốn các chỉ số thành phần của EF.
3.5 Cách tính chỉ số EF.

Cơng thức tính EF:
EF =

* Hệ số cân bằng (

)

Cơng thức tính BC:
BC = Tổng diện tích đất(ha)*Hệ số sản lượng quốc gia*Hệ số cân bằng (gha/ha)
Trong đó:
 Hệ số cân bằng (Equivalent factor): thể hiện sức sản xuất tiềm năng trung bình tồn cầu
của một diện tích cho năng suất sinh học. Ví dụ: đất canh tác cho năng suấtsinh học lớn
hơn đất đồi núi hay đất chăn thả, nghĩa là đất canh tác có hệ số cân bằng lớn hơn.
Hệ số này có thể tính theo cơng thức:
Hệ số cân bằng (gha/ha) = Chỉ số bền vững GAEZ /Chỉ số bền vừng trung bình

Ví dụ:
Đất trồng hoa màu
Đấ canh tác chính thức
Đất canh tác khơng chính thức
Đất hoa màu không thu hoạch
Đồng cỏ chăn nuôi
Rừng
Rừng AWS
Rừng NAWS
Thủy sản
Thủy sản ở biển
Thủy sản nước ngọt
Xây dựng
Diện tích mặt nước
Năng lượng

2,21
1,79
2,21
0,49
1,34
1,34
1,34
0,36
0,36
0,36
2,21
1,00
1,34


Bảng 1: Hệ số cân bằng, 2003
 Hệ số sản lượng quốc gia(Yield factor): đặc trưng cho sự thay đổi sản lượng củadiện
tích cho năng suất sinh học ở mỗi nước là nhiều hay ít hơn sản lượng trung bìnhcủa thế
giới. Chẳng hạn, một ha đồng cỏ ở New Zealand sản xuất được nhiều thịt hơn một ha
đồng cỏ ở Jordon. Sự khác nhau này có thể do yếu tố khí hậu hoặc do phương pháp
quản lý.
Hệ số này được tính theo cơng thức:
7

CuuDuongThanCong.com

/>

Hệ số sản lượng (-) = Sản lượng quốc gia, vùng / Sản lượng tồn cầu.
Ví dụ: Hệ số sản lượng của Việt Nam 2001.
Đất canh tác
Đấ canh tác chính thức
Đất canh tác khơng chính thức
Đồng cỏ thường xun
Rừng
Rừng AWS
Rừng NAWS
Thủy sản
Thủy sản ở biển
Thủy sản nước ngọt
Xây dựng
Diện tích mặt nước
Năng lượng

1,66

1,00
1,22
1,53

0,81
38,36
1,66
1,00

Bảng 2: Hệ số sản lượng của Việt Nam, 2001
Trên đây là cơng thức tính cho hai chỉ số EF và BC.Tuy nhiên, cơng thức trên là tính
cho chỉ số EF và BC tổng. Trong phần sau, khi sử dụng chỉ số EF và BC vào phân tích,
chúng ta sử dụng chỉ số này tính theo bình qn đầu người bởi sự khác biệt về dân số từng
khu vực, từng quốc gia mà yếu tố con người là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét chỉ số
EF và BC.
Để hiểu rõ hơn về cách tính chỉ số EF, sau đây là một ví dụ minh họa:
Quốc gia: Việt Nam, 2007
Diện tích đóng góp (gha per capita)
Thành phần dấu ấn sinh thái
Dấu ân diện tích canh tác
0.52
Dấu ấn diện tích đồng cỏ chăn ni
0.01
Dấu ấn diện tích rừng
0.17
Dấu ấn diện tích mặt nước ni trồng thủy 0.14
sản
Dấu ấn CO2
0.45
Dấu ấn diện tích xây dựng

0.11
EF
1.4
3.6 Chỉ số EF trong tương quan với chỉ số phát triển con người HDI.
Phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa chỉ số EF và HDI và xem xét sự
kết hợ giữa hai chỉ số này sẽ đại biểu cho một quốc gia như thế nào.

8

CuuDuongThanCong.com

/>

Hình 1: Chỉ số EF và BC
Nguồn: Human Development Report 2013
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định
lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia
trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.Chỉ
số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm
1990.
Báo cáo Phát triển Con người 2013 cho rằng: “Để duy trì sự tiến bộ trong phát triển con
người , cần chú ý nhiều tác động con người đang gây ra đối với mơi trường . Mục đích là
phát triển con người ở mức cao và một dấu chân sinh thái bình qn đầu người thấp. Chỉ
có một số ít quốc gia đang gần tiến tới việc tạo ra như một mức độ phát triển con người
cao trong tái sản xuất tồn cầu mà khơng gây áp lực không bền vững về tài nguyên sinh
thái của hành tinh ".
Như vậy, có sự liên hệ giữa hai chỉ số này.Sự kết hợp hai chỉ số này là có ý nghĩa.
Những quốc gia có chỉ số HDI cao(HDI>0.8) và chỉ số EF thấp(EF<2) là quốc gia đạt
được bền vững về phát triển. HDI trong khoảng(0,6;0,8) và EF trong khoảng (2;4) là khá
ổn. HDI từ 0,4 đến 0,6 và EF thuộc khoảng(4;6) là những quốc gia ở mức phát triển trung

bình. Việt Nam đang thuộc nhóm này.Phần cịn lại là các quốc gia nghèo.
Như vậy, căn cứ vào kết hợp giữa HDI và EF của một quốc gia có thể đánh giá quốc gia
đó đang ở đâu trong sự phát triển và có sự phát triển bền vững khơng.
Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang xem xét dấu ấn sinh thái của Việt Nam so với một số
nhóm nước.
4. Thực trạng chỉ số dấu ấn sinh thái của Việt Nam.

Phần này sẽ thảo luận về chỉ số EF của Việt Nam. Trước đó, chúng ta sẽ xem xét chỉ số
EF và BC của thế giới giai đoạn 1961-2007(mục 4.1), tổng quan chỉ số EF và BC các khu
vực(mục 4.2), so sánh chỉ số EF và BC của Việt Nam so với 3 nhóm nước: Bắc Âu( đại
9

CuuDuongThanCong.com

/>

diện là: Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy), nhóm nước cơng nghiệp phát triển( đại
diện: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản) và nhóm nước cơng nghiệp mới(đại diện: Trung
Quốc, Thái Lan, Malaysia)(mục 4.3)
4.1 Chỉ số EF và BC của thế giới giai đoạn 1961-2007.
Quan sát hình 1 và hình 2 dưới đây. Hình 1 là biểu đồ chỉ số dấu ấn sinh thái và sức tải
sinh học tổng cho tồn cầu ( triệu gha) giai đoạn 1961-2013. Hình 2 biểu thị chỉ số EF và
BC bình quân đầu người giai đoạn 1961-2007. Từ hai biểu đồ ta có thể thấy sự gia tăng
trong cả chỉ số EF tổng và chỉ số EF bình quân đầu người của thể giới qua các năm. Điều
này chứng tỏ con người ngày càng tác động mạnh mẽ tới môi trường để thỏa mãn nhu cầu
của mình, cho sinh hoạt và cho sản xuất. Quan sát kĩ biểu đồ ta còn thấy chỉ số EF đã sớm
vượt qua chỉ số BC từ những năm 1980 của thế kỉ XX. Hiện tượng này cho thấy sức tiêu thụ
của con người đã sớm vượt qua khả năng cung cấp và tái tạo của tự nhiên và được gọi là
hiện tượng thiếu hụt sinh thái. Xu hướng này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sự bền vững của
tương tai nếu con người cịn khơng có các biện pháp để cải thiện tình hình này.


Fig 2: The World’s Ecological Footprint, 1961-2013
Nguồn: The Ecological Footprint: Global trends and China case study.

10

CuuDuongThanCong.com

/>

Fig 3: The World’ EF and BC per capita, 1961-2007.
Nguồn dữ liệu: Ecological Footprint Atlas 2010.
Hình 3 là bản đồ thế giới về dấu ấn sinh thái năm 2007. Có thể thấy, những khu vực có
chỉ số dấu ấn sinh thái cao nhất tập trung ở: Bắc Mĩ, Canada, Úc, Liên Bang Nga, quốc gia
châu Âu, các quốc gia phát triển.. Chỉ số EF càng cao tương đương với mức độ con người
tác động đến tự nhiên càng lớn. Việt Nam có chỉ số EF tương đối thấp, hiện nay, ở trong
khoảng (0; 2).

Fig 4: Bản đồ thế giới về dấu ấn sinh thái năm 2007.
Nguồn: en.wikipedia.org

11

CuuDuongThanCong.com

/>

4.2 Tổng quan chỉ số EF và BC các khu vực.
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu về chỉ số EF và BC của thế giới.Bây giờ, chúng ta xem xét
chỉ số này ở từng khu vực có sự khác nhau như thế nào.Hình 4 biểu thị chỉ số EF và BC cho

các khu vực năm 2005.Cũng giống như kết quả đã phân tích ở trên, chúng ta thấy khu vực
Bắc Mĩ và châu Âu có chỉ số EF cao nhất. Điều này có thể giải thích do các nước này có
nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, do đó, mức tiêu thụ tài nguyên cũng cao tương ứng
với trình độ phát triển các các quốc gia này.

Fig 5: Regions’ s EF and BC, 2005
Nguồn dữ liệu: Living Planet Reporting, 2008
4.3 So sánh chỉ số EF và BC của Việt Nam với một số nhóm nước.
Trên đây, chúng tôi đã đi vào tổng quan chỉ số EF và BC của thế giới và sự khác
nhau của chỉ số này ở các khu vực. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang so sánh chỉ số EF
của Việt Nam với 3 nhóm nước: Bắc Âu( đại diện là Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển,
Na Uy), nhóm nước phát triển( đại diện là Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản), nhóm
NICs(đại diện là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia).
Hình 5 là biểu đồ chỉ số EF và BC của Việt Nam và một số nhóm nước năm
2007. Từ biểu đồ ta thấy: nhóm các nước Bắc Âu có chỉ số EF cao nhất trong nhóm
này. Điều này phù hợp với nền kinh tế phát triển của các quốc gia này. Tuy nhiên,
điểm mà khiến chúng ta đặc biệt chú ý ở đây là các quốc gia Bắc Âu này có chỉ số sức
tải sinh học rất cao, thậm chí là có một số quốc gia có BC cao vượt qua chỉ số EF như
Phần Lan và Thụy Điển. Có các lí do khác nhau dẫn đến điều này.Thụy Điển từ nhiều
năm nay đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác với tỉ lệ thèm
muốn.Chính xác là có tới 96% rác sẽ được tái chế, chỉ 4% được đem chơn lấp. Tính
12

CuuDuongThanCong.com

/>

theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7kg
rác, trong khi con số này ở người Anh là 260kg. Là một đất nước lạnh giá, nên biện
pháp tái chế rác ưa thích của người Thụy Điển là đốt.Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để

cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm.Thói quen giữ gìn vệ sinh mơi trường, tiêu thụ các vật
liệu, sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần cũng khiến tỷ lệ rác thải trên đầu người của
quốc gia này thuộc hàng thấp nhất thế giới. Việc tái chế rác làm giảm lượng rác thải ra
ngồi mơi trường, giảm ơ nhiễm, tăng năng suất sinh học của tự nhiên do tự nhiên
khơng cịn phải chịu áp lực lớn về mơi trường nữa. Không chỉ vậy, rác tái chế cung cấp
năng lượng phục vụ sinh hoạt: sưởi ấm, cung cấp điện cho người dân, do đó, tiết kiệm
nguồn tài nguyên cho tự nhiên. Chính vì vậy, chỉ số BC của Thụy Điển thường rất
cao.Tiếp giáp Thụy Điển về phía Tây là đất nước Phần Lan.Phần Lan có 70% diện tích
được che phủ bởi rừng, là đất nước có diện tích rừng lớn nhất châu Âu.Công nghiệp
rừng là một ngành công nghiệp quan trọng và đem lại lợi ích lớn cho Phần Lan.Tuy
đây là một ngành công nghiệp quan trọng của Phần Lan, song sản lượng gỗ khai thác
hàng năm phục vụ cho công nghiệp không đáng kể so với số lượng cây xanh được
trồng hàng năm.Phần Lan cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lí và quản trị
ngành lâm nghiệp với một hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện và nghiêm khắc nên
khơng xảy ra tình trạng phá hoại rừng bữa bãi. Do đó, khả năng cung cấp và tái tạo của
tự nhiên ở Phần Lan vẫn duy trì ở mức cao. Đây cũng là điểm khác biệt của Phần Lan
so với Việt Nam- một đât nước với ¾ diện tích là đồi núi nhưng rừng đang bị tàn phá
nghiêm trọng và đang có xu hướng thu hẹp lại.
Nhóm các nước cơng nghiệp phát triển có EF ở mức cao tương đương các quốc
gia thuộc nhóm Bắc Âu song không giống như các quốc gia này, chỉ số sức tải sinh học
lại q thấp, thậm chí cịn thấp hơn so với Việt Nam. Tự nhiên trở nên quá tải, khơng
cịn khả năng đáp ứng đủ nhu cầu con người. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế là
các quốc gia phát triển đang gặp phải tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng-là kết quả của phát triển kinh tế và sự suy giảm khả năng đồng
hóa các chất thải của tự nhiên, và các quốc gia phát triển, bằng cách này hay cách khác,
đang chuyển sang sử dụng các nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển.
Nhóm NICs có EF và BC ở mức trung bình, thấp hơn so với các nước công
nghiệp phát triển.Điều này biểu thị cho nền kinh tế công nghiệp chưa thực sự phát triển
song song với các vấn đề môi trường vẫn tồn tại, tất nhiên, các vấn đề này còn chưa
nghiêm trọng như ở các nước phát triển.

Việt Nam có chỉ số EF thấp nhất trong các nhóm và thấp hơn mức trung bình của
thế giới (EF<2) và cũng đang trong tình trạng thiếu hụt sinh thái tuy nhiên mức thiếu
hụt này nhỏ hơn mức của các quốc gia thuộc các nhóm cịn lại.

13

CuuDuongThanCong.com

/>

Pig 6: Ecological Footprint per capita and Biocapacity per capita in 2007
Nguồn: National Ecological Footprint and Biological for 2007
5. Thuận lợi, khó khăn và khả năng đạt mục tiêu về chỉ số EF của Việt Nam.

5.1 Chỉ số EF và BC của Việt Nam giai đoạn 1961-2008.
Dưới đây là bảng dữ liệu chỉ số EF và BC theo thời gian của Việt Nam từ năm 1961 đến
năm 2008 và biểu đồ minh họa:
Bảng 2: Chỉ số EF và BC giai đoạn 1961-2008

Nguồn dữ liệu: Footprint Factbook Vietnam 2009
Living Planet Reporting 2006 ,2010,2011

14

CuuDuongThanCong.com

/>

Hình 7: Biểu đồ chỉ số EF và BC của Việt Nam giai đoạn 1961-2008
Biểu đồ 6 cho thấy một xu hướng nhìn chung là tăng trong chỉ số EF của Việt

Nam qua các năm và đặc biệt tăng nhanh từ năm 1990 chứng tỏ tốc độ con người tác
động vào tự nhiên ngày càng cao. Điều này có thể giải thích do bắt đầu từ năm 1986,
Việt Nam bắt đầu thực hiện Đổi mới và bước sang kinh tế thị trường, do đó, nhu cầu
của con người về tự nhiên ngày càng cao để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng. Đường minh họa chỉ số sức tải sinh học BC của Việt Nam giai đoạn 1961-2008
có hình dạng Parabol với điểm cực tiểu tương ứng với mức BC thấp nhất vào năm
1990.Tuy nhiên hình dạng quĩ đạo này cũng không chắc sẽ đại biểu cho xu hướng thay
đổi BC trong tương lai.
Trong phần sau, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp dự đoán thống kê để dự đoán
chỉ số EF và BC của Việt Nam năm 2020, 2030, 2050 và so sánh với chỉ số EF và BC
của 3 nhóm nước đã đề cập ở trên(mục 5.2), xem xét chỉ số này sẽ có khả năng ngang
bằng với nhóm nào, đánh giá khả năng đạt được mức chỉ số EF và BC đó(mục 5.3),
đánh giá thuận lợi và khó khăn(mục 5.4).
5.2 Dự báo EF và BC của Việt Nam.
5.2.1 Phương pháp
Đầu tiên, chúng tôi sẽ làm rõ một số điểm liên quan đến phương pháp dự đốn
của chúng tơi.Có rất nhiều phương pháp có thể dùng để dự đoán chỉ số EF và BC của
Việt Nam. Một là dự đoán dựa trên lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình qn. Phương
pháp này theo chúng tơi là khơng thích hợp trong trường hợp này bởi vì các lượng
tăng(giảm) tuyệt đối liên hồn và khoảng cách thời gian là khơng đều nhau. Phương
pháp 2 là dự đoán bằng hàm xu hướng, muốn xây dựng hàm xu hướng ta phải chọn
được các biến độc lập- các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số EF và BC- và thu thập số liệu
về các biến độc lập đó. Cơng việc dự đốn bằng hàn xu thế sẽ tương đối phức tạp nên
15

CuuDuongThanCong.com

/>

trong phạm vi bài nghiên cứu nỳ chúng tôi sẽ không đề cập. Ở đây, chúng tôi đưa ra

phương pháp dự đốn dựa trên tốc độ phát triển trung bình bởi các lí do sau đây. Đầu
tiên, việc dự đốn theo phương pháp này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với dùng hàm xu
thế và cho ta kết quả dự đốn nhanh chóng trong phạm vi u cầu khơng cần quá phức
tạp của bài nghiên cứu này. Tất nhiên các phương pháp đều có sai số nhất định, mức độ
tin cậy vào kết quả dự đoán phụ thuộc độ chính xác và xu hướng tiềm ẩn của các ước
lượng từng giai đoạn. Thứ hai, so với phương pháp dự đốn dựa trên lượng tăng(giảm)
tuyệt đối bình qn dựa trên số tuyệt đối, phương pháp này rõ ràng ít sai số hơn do nó
dựa trên tốc độ phát triển trung bình.
5.2.2 Dự báo
Phương pháp dự đốn dựa trên tốc độ phát triển trung bình đầu tiên sẽ tính tốc độ
phát triển bình quân hàng năm của hai chỉ số EF và BC, sau đó, dựa trên mơ hình dự
đốn để dự báo kết quả.
Trước khi bước vào dự đoán, chúng tôi đưa ra giả định điều kiện công nghệ là
không thay đổi.
Dựa trên số liệu cho trong bảng 1, chúng tơi tính được tốc độ phát triển trung
bình giai đoạn 1961-2008 như sau:
t*EF=

= 1,0103

t*BC=

= 0,9941

Mơ hình dự đốn:
YN+L =YN.(t*)^L
Kết quả dự đoán:
Y2020(EF)= Y2008.(1,0103^12) = 1,57 gha; Y2020(BC) = 1,02 gha
Y2030(EF)= Y2008.(1,0103^22) = 1,74 gha; Y2030(BC) = 0,96 gha
Y2050(EF)= Y2008.(1,0103^42) = 2,14 gha; Y2050(BC) = 0,85 gha

Phần trên đây chúng tôi dự đốn dựa trên điều kiện khơng đổi về cơng nghệ. Khi
khơng có yếu tố cơng nghệ, chỉ số EF vẫn tăng lên do sự phát triển kinh tế. Bây giờ,
chúng tôi giả định khi các điều kiện khác không thay đổi nhưng công nghệ thay đổi
theo hướng ngày càng hiện đại hóa, khoa học cơng nghệ ứng dụng trong sản xuất,
khơng những thế cịn xuất hiện những cơng nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Vậy
với giả định mới về cơng nghệ thì chỉ số EF,BC sẽ thay đổi như thế nào?Có 2 giả
thuyết được đưa ra.Một là sự xuất hiện của các công nghệ sạch sẽ giúp cho q trình
sản xuất hiệu quả hơn, giảm lãng phí và sức ép, ô nhiễm môi trường, cải biến tự nhiên,
nhờ vậy, tự nhiên có thể cung cấp nhiều hơn cho con người và đồng hóa chất thải, BC
tăng. Một là sự phát triển của của công nghệ hiện đại ứng dụng trong nông nghiệp,
công nghiệp thực chất chỉ làm giảm “sức ép” của con người lên tự nhiên ở các nước
phát triển còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì khơng. Bởi vì các nước
phát triển chính sách về bảo vệ môi trường khá ngặt nghèo, các cổ đông gây áp lực
buộc công ty chuyển về sản xuất ở các nước đang phát triển nên thực chất áp lực lên tự
16

CuuDuongThanCong.com

/>

nhiên ở các nước đang phát triển là cao hơn. Do vây, EF và BC sẽ thay đổi theo hướng
nào phụ thuộc vào sức lan tỏa công nghệ cao hơn có thể hay khơng tạo ra những cơng
nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
5.3Khả năng đạt mục tiêu về EF, BC của Việt Nam.
Theo kết quả dự báo, đến năm 2020, 2030, 2050, chỉ số EF của Việt Nam sẽ năm
trong khoảng (1,5; 2,5) gần với mức của các nước NICs. Do đó, nếu đặt mục tiêu ở
mức ngang bằng với các nước cơng nghiệp mới là hồn tồn có khả năng thực hiện.
Trong mục tiêu Chiến lược của Việt Nam đến năm 2020cũng có đề cập: Đến năm
2020, Việt Nam sẽ gia nhập nhóm các nước cơng nghiệp mới.
5.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của Việt Nam để đạt mục tiêu.

5.4.1 Thuận lợi
Việt Nam có những điều kiên thuận lợi để đạt mục tiêu về chỉ số EF ngang bằng với
mức các nước NICs. ¾ diện tích Việt Nam là đồi núi, diện tích rừng chiếm 12,9 triệu ha
trên tổng diện tích 33,1 ha, diện tích giáp biển lớn( về phía Đơng và Đơng Nam).
Nguồn tài ngun vơ cùng phong phú cung cấp cho nhu cầu của con người trong sản
xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập trong những
năm gần đây của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế làm nhu cầu con
người khai thác tự nhiên ngày càng cao hơn và tự nhiên cũng phải gánh chịu chất thải
từ hoạt động của con người. Chính những thuận lợi trên đã làm chỉ số EF tăng lên
nhanh chóng và hồn tồn có thể ở mức ngang với các nước NICs.
5.4.2 Khó khăn
Trong những năm vừa qua, dân số thế giới không ngừng tăng lên dẫn tới tài nguyên
phải phân chia cho nhiều người hơn để đáp ứng nhu cầu của con người. Tự nhiên cũng
phải chịu nhiều áp lực hơn do sự gia tăng chất thải từ hoạt động của con người bởi áp
lực dân số. Trước tình hình đó, tình trạng thiếu hụt sinh thái nghiêm trọng là có thể dự
đốn được. Việt Nam cũng đang nằm trong xu hướng chung đó. Tình hình này buộc tất
cả các quốc gia phải có chính sách thích hợp để giảm EF và làm thế nào để cải thiện tự
nhiên.
Không chỉ vậy, sự không rõ ràng trong mục tiêu, chính sách cũng là một nguyên nhân
quan trọng ảnh hưởng tới EF. Trên con đường phát triển, mỗi quốc gia đều phải lựa
chọn giữa phát triển kinh tế hay bảo vệ môi trường. Tất yếu sự phát triển kinh tế sẽ dẫn
tới những ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Việt Nam bởi vì khơng rõ ràng giữa hai
mục tiêu này nên kinh tế không thực sự phát triển mà mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm
trọng.
Tóm lại, tuy rằng cịn tồn tại những khó khăn nhất định nhưng khơng thể phủ
nhận rằng Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong thực hiện mục tiêu chỉ số EF của mình,
đặc biệt là sự trợ giúp từ các quốc gia phát triển.
6. Tài liệu tham khảo.

Footprint Factbook Viet Nam 2009. Retrieved 27/2,2014, from

www.footprintnetwork.org/images/uploads/Footprint_Factbook_Viet Nam_2009.pdf
17

CuuDuongThanCong.com

/>

Dấu chân sinh thái. Truy cập 28/2/2014 từ
/>Ecological Footprint Atlas 2010. Retrieved 20/04/2014,from
/>as_2010
Human Development Report 2013.Retrivevd 20/04/2014, from
/>2006 Living Planet Report. Retrived 27/2,2014, from
/>_planet_report_timeline/2010_lpr2/.
2010 Living Planet Report. Retrived 27/2,2014, from
/>_planet_report_timeline/2010_lpr2/.
2011 Living Planet Report. Retrived 27/2,2014, from
/>_planet_report_timeline/2010_lpr2/.
The Ecological Footprint: Global trends and China case study. Retrived
19/04/2014, from
/>3/Footprint%2020131107.pdf
Rees, William E.(October 1992). "Ecological footprints and appropriated carrying
capacity: what urban economics leaves out". Environment and Urbanisation 4 (2):
121–130. doi:10.1177/095624789200400212.
Wackernagel, M. (1994).Ecological Footprint and Appropriated Carrying
Capacity: A Tool for Planning Toward Sustainability (PhD thesis). Vancouver,
Canada: School of Community and Regional Planning. The University of British
Columbia. OCLC 4183942

18


CuuDuongThanCong.com

/>

Danh sách nhóm và phân chia cơng việc:
STT Họ và tên
1
Ngơ Thị Hiền
(nhóm trưởng)

2

Lăng Thị
Hương

3

Bùi Văn Đức

4

Đồn Thị Thu

5

Trần Hồng
Nhung

6


Lê Thị Phong

Phân cơng cơng việc
- Tìm hiểu tổng quan về chỉ số EF.
- Tập hợp và chọn lọc, bổ sung tài liệu
- Làm slide
- Thuyết trình.
- Thu thập số liệu về chỉ số EF của Việt Nam
qua các năm.
- Đánh giá khả năng đạt mục tiêu của Việt
Nam.
- Đánh giá khó khăn của Việt Nam trong việc
đạt được mục tiêu về chỉ số EF như mức hiện
tại của các nước.
- Đánh giá thuận lợi của Việt Nam trong việc
đạt được mục tiêu về chỉ số EF như mức hiện
tại của các nước.
- So sánh chỉ số EF của Việt Nam với các nước
cơng nghiệp phát triển, nhóm NICs, nhóm
nước Bắc Âu.
-

Tìm hiểu các số liệu thực tế về hiện trạng chỉ
số EF đối với Việt Nam. Đánh giá chung.

19

CuuDuongThanCong.com

/>



×