Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Chế định mang thai hộ theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH

ĐỀ TÀI
CHẾ ĐỊNH MANG THAI HỘ THEO LUẬT HƠN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hướng Nghiên cứu)

HÀ NỘI – 2018


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH

ĐỀ TÀI
CHẾ ĐỊNH MANG THAI HỘ THEO LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN


TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Định hướng Nghiên cứu

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số
: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ MỪNG

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ Bùi Thị Mừng đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hồn thành luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Luật Hà
Nội đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành
luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phương Linh



Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có ngn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phương Linh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014

: Luật HNGĐ 2014

Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con : Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Bộ luật Dân sự năm 2015

: BLDS 2015


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1

2.

Tình hình nghiên cứu đề tại .................................................................. 2

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 3

4.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................. 4

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4

6.

Phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................ 4

7.

Những điểm mới của luận văn ............................................................. 5

8.


Cơ cấu của luận văn.............................................................................. 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ ĐỊNH
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ....................................... 6
1.1. Khái qt chung về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ............... 6
1.1.1.

Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .......................... 6

1.1.2.

Phân biệt giữa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với mang thai

hộ vì mục đích thương mại ........................................................................ 9
1.2. Ý nghĩa của chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo........... 11
1.2.1.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần đảm bảo quyền con

người……………………………………………………………………………11
1.2.2.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là căn cứ giúp gia đình thực

hiện tốt chức năng sinh đẻ ...................................................................... 12
1.2.3.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần làm lành mạnh các


quan hệ hơn nhân và gia đình, ổn định đời sống xã hội ......................... 13


1.2.4.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần thúc đẩy sự ứng

dụng thành tựu của y học Việt Nam đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản .............................................................................................. 13
1.3. Một số quan điểm của các quốc gia trên thế giới về mang thai
hộ………………………………………………………………………….14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 22
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN HÀNH VỀ MANG THAI HỘ ................................................ 23
2.1. Điều kiện về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.......................... 23
2.1.1.

Đối với bên nhờ mang thai hộ................................................... 23

2.1.2.

Đối với bên mang thai hộ .......................................................... 29

2.1.3.

Điều kiện về hình thức của thỏa thuận về việc mang thai

hộ............................................................................................................ 33
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ và bên mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo ..................................................................................................... 35

2.2.1.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo………………………………………………………………………………35
2.2.2.

Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo………………………………………………………………………………42
2.3. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo ..................................................................................................... 46
2.4. Thủ tục thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ................ 49
2.5. Giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi vi phạm liên quan đến mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo ................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 55


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI
HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI………………………………………………………………………….56
3.1. Nhận xét chung về tình hình thực hiện pháp luật về mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................... 56
3.2. Một số vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện pháp luật về mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo ............................................................................. 59
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80



1

MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vấn đề vơ sinh ở Việt Nam đang ngày càng trở nên đáng báo động. Hiện
nay có khoảng 700.000 đến 1.000.000 cặp vợ chồng đang bị vô sinh. Theo số
liệu nghiên cứu hơn 4.000 tinh dịch đồ tại trung tâm điều trị vô sinh ở thành
phố Hồ Chí Minh, trung tâm nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản thuộc
khoa Y, Đại Học Quốc Gia, nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Trung ương và
Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ
(15-49 tuổi) ở 8 tỉnh cho 8 vùng sinh thái ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam
lên tới 7,7%. Trong đó tỉ lệ ở cặp vợ chồng chưa thụ thai lần nào là: 3,9%, tỉ lệ
vợ chồng đã có ít nhất một lần mang thai, sinh sản hoặc phá thai kế hoạch, sau
đó quá thời hạn một năm, họ muốn có thai mà vẫn khơng có thai trở lại: 3,8%.1
Tuy nhiên, trong thời điểm khoa học – kỹ thuật có sự phát triển vượt bậc như
hiện nay, các thành tựu đạt được đã được áp dụng vào y học nói chung và việc
sinh sản nói riêng. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã trở thành một giải
pháp phổ biến đối với các cặp vợ chồng không thể có con theo cách tự nhiên
cũng như những người phụ nữ độc thân muốn có con.
Nhằm góp phần đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng vô
sinh, Luật HNGĐ 2014 đã quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo. Trước khi chế định này được thông qua, trong thực tế, việc mang thai hộ
đã diễn ra trong xã hội với nhu cầu ngày càng lớn, kéo theo rất nhiều rủi ro do
không có được sự bảo hộ của pháp luật. Bởi thế, quy định mang thai hộ được
thông qua là quy định mang đậm tính nhân văn.

Kể từ thời điểm chế định mang thai hộ được thông qua, hơn 60 hồ sơ mang
thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Cả nước có khoảng
100 hồ sơ đủ điều kiện cho phép mang thai hộ. Tới hết sáu tháng đầu năm 2016,
gần 30 em bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ. Tuy nhiên, đây là vấn đề
còn mới, hết sức phức tạp, gây nhiều ý kiến trái chiều và văn bản hướng dẫn
Lan Anh (2018), “Vô sinh ở Việt Nam lên đến mức đáng báo động”, ngày 3/2/2018.
1


2
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
còn thiếu nên việc áp dụng quy định này vào thực tiễn còn gặp nhiều vướng
mắc, bất cập, thiếu tính thống nhất.
Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “Chế định
mang thai hộ theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và tình hình thực hiện
trên địa bàn thành phố Hà Nội.”. Luận văn phân tích nhiều khía cạnh của vấn
đề mang thai hộ, tập trung nghiên cứu, tổng hợp và phân tích một cách chun
sâu và tồn diện các vấn đề pháp lý về mang thai hộ nhằm tìm ra những hạn
chế, vướng mắc và đưa ra phương hướng hồn thiện pháp luật về vấn đề này.
2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là vấn đề mới được quy định
trong Luật Hơn nhân gia đình năm 2014, vì thế mới chỉ được nghiên cứu một
cách khái quát trong một số bài viết như: bài viết của tác giả Nguyễn Quế Anh:
“Quy định về mang thai hộ - một nội dung mới trong Luật HNGĐ 2014” (Tạp
chí Luật sư Việt Nam số 8/2015) phân tích các quy định của pháp luật hơn nhân
và gia đình về chế định mang thai hộ như điều kiện pháp lý để được mang thai

hộ, nội dung thỏa thuận về mang thai hộ, quyền, nghĩa vụ của các bên và vấn
đề giải quyết tranh chấp liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bài viết của TS. Nguyễn Thị Lan:
“Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh” (Tạp chí Luật học số 04/2015) tập
trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế định mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo đồng thời đưa ra đánh giá, bình luận và một số kiến nghị hoàn
thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong
việc mang thai hộ. Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Văn Lâm: “Bàn về mang thai
hộ trong pháp luật Việt Nam” (Tạp chí Kiểm sát 04/2015) nghiên cứu về đối
tượng được phép nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam, đặc
biệt là một số đối tượng mà pháp luật khơng điều chỉnh có nhu cầu nhờ mang
thai hộ như những người độc thân, LGBT… Bài viết của Phó Giáo sư – TS.
Nguyễn Văn Cừ: “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học số
06/2016) phân tích quan điểm của tác giả về mang thai hộ cũng như sự cần thiết


3
phải cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam hiện nay; đồng
thời nêu ra các nội dung quy định về mang thai hộ theo Luật HNGĐ 2014, từ
đó đưa ra một số kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật về mang thai hộ. Bài
viết của tác giả Ngô Thị Hồng Anh: “Cho phép mang thai hộ nhân đạo nhưng
vẫn còn nhiều vướng mắc” (Tạp chí Luật sư Việt Nam 05/2015) tập trung đề
cập đến tính nhân đạo trong việc quy định của pháp luật về mang thai hộ cũng
như những vướng mắc pháp lý và thực tiễn trong quá trình áp dụng các quy
định của Luật Hôn nhân và gia đinh về vấn đề mang thai hộ…
Bên cạnh đó, có một số cơng trình đã đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề này
như luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mang thai hộ” – Bùi
Thị Quỳnh Hoa. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về
mang thai hộ cũng như xu hướng pháp luật điều chỉnh mang thai hộ ở Việt Nam
trước thời điểm ban hành Luật HNGĐ 2014. Luận văn thạc sĩ “Mang thai hộ

trong Luật HNGĐ 2014” – Phạm Thị Hương Giang, Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội tập trung vào các quy định của pháp luật về mang thai hộ cũng như
khả năng áp dụng các quy định trong thực tiễn. Tuy nhiên, nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu này đều được thực hiện tại thời điểm Luật HNGĐ 2014 mới
được áp dụng vào thực tiễn trong thời gian ngắn, nên chưa nghiên cứu toàn
diện đối với các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp
dụng về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản của
chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng như tình hình thực hiện các
quy định này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,
tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập mơn Luật Hơn nhân và gia đình trong
các cơ sở đào tạo luật.


4
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
4.

MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực
tiễn của chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Từ đó phát hiện những
quy định cịn thiếu sót, chưa cụ thể cũng như tìm ra những điểm bất cập trong

thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trên
cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật về vấn đề này, nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích và bình luận các quy định của pháp luật
hơn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đồng thời nghiên
cứu và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề này trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Thơng qua đó, luận văn phải tìm ra những vấn đề cịn bất cập để
có giải pháp hồn thiện nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về
chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật Việt Nam về
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Các quy định của pháp luật một số nước
trên thế giới chỉ được xem xét nghiên cứu mang tính chất tham khảo, đối chiếu
với pháp luật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn của chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong đó,
phần thực tiễn, luận văn chỉ tập trung vào việc phân tích thực tiễn thực hiện
việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lê Nin. Luận văn được nghiên
cứu trên cơ sở gắn liền giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
Đồng thời, luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…



5
7.

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn này là công trình nghiên cứu tồn diện, hệ thống về các vấn đề lý
luận và thực tiễn của chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, thực tiễn
thực hiện các quy định này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra các
kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về vấn đề này, nâng cao khả năng áp dụng
pháp luật vào đời sống thực tiễn.
8.

CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm ba chương được kết cấu như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo.
- Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội.


6
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ CHẾ ĐỊNH MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
1.1.

Khái quát chung về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1.1.1. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Dù mang thai hộ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và đã được nhiều quốc
gia pháp điển hóa, nhưng phải đến gần đây, khái niệm “mang thai hộ” mới được
biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm này trước đây vẫn bị đa số người
dân đánh đồng với “đẻ thuê, đẻ mướn” mà hầu hết được hiểu với nghĩa, người
chồng có quan hệ tình dục trực tiếp với người phụ nữ được “thuê đẻ”, cho đến
khi người phụ nữ đó mang thai và sinh con. Trong trường hợp này, đứa trẻ được
sinh ra từ tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người phụ nữ “đẻ
thuê”. Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, khái niệm mang thai hộ đã được
thu hẹp lại và được hiểu một cách đúng đắn, phù hợp với hệ thống pháp luật
của các quốc gia trên thế giới.
Khái niệm mang thai hộ theo từ điển tiếng Anh là “surrogacy: the practice
by which a woman (called a surrogate mother) becomes pregnant and gives
birth to a baby in order to give it to someone who cannot have children”2. Theo
đó, mang thai hộ là hoạt động mang thai và sinh con của một người phụ nữ (gọi
là người mẹ thay thế) nhằm có con cho một người khơng thể mang thai.
Từ khái niệm trên đã hình thành nên một khái niệm khác có quan hệ mật
thiết với nó: “surrogate mother: a woman who becomes pregnant usually by
artificial insemination or surgical implantation of a fertilized egg for the
purpose of carrying the fetus to term for another woman”3. Theo đó, người mẹ
thay thế (bên mang thai hộ) là người phụ nữ mang thai bằng cách thụ tinh nhân
tạo hoặc phẫu thuật cấy ghép trứng đã được thụ tinh nhằm mục đích mang thai
cho người phụ nữ khác.

2


George Webster, Charles Webster (1982), Merriam-Webster's Dictionary, Merriam-Webster, Massachusetts.
George Webster, Charles Webster (1982), Merriam-Webster's Dictionary, Merriam-Webster, Massachusetts.

3


7
Từ mang thai hộ (surrogacy) đã tồn tại từ lâu, nhưng việc mang thai hộ thật
sự chỉ có thể được thực hiện sau khi con người thực hiện thành công kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm. Trước khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ra đời,
khi người vợ không thể có con hay mang thai, người chồng có thể giao hợp với
một người phụ nữ khác hoặc bơm tinh trùng vào tử cung của phụ nữ này để có
thai và việc này thời đó cũng được xem là “mang thai hộ”. Người phụ nữ này
có thể có thai, sau đó trao con lại cho cặp vợ chồng có nhu cầu. Trong trường
hợp này, đứa trẻ là con sinh học giữa người chồng và người phụ nữ mang thai
hộ. Ngày nay, vấn đề này không được luật pháp và đạo đức xã hội chấp nhận.
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, cho phép lấy tinh trùng và noãn của một
cặp vợ chồng ra khỏi cơ thể, cho tinh trùng và nỗn thụ tinh để tạo phơi, ni
cấy phơi và cho đưa phôi vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai. Nhờ đó,
việc mang thai hộ chính danh mới có thể được thực hiện. Với thụ tinh trong
ống nghiệm, chúng ta mới có thể tiến hành mang thai hộ một cách đúng nghĩa.
Như vậy, dưới góc độ y học, mang thai hộ được hiểu là việc một người phụ
nữ mang thai cho một cặp vợ chồng khác trên cơ sở lấy trứng (noãn) của người
vợ và tinh trùng của người chồng sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để kết hợp,
phát triển thành phôi, phôi này được cấy trở lại dạ con của người phụ nữ mang
thai hộ. Về mặt sinh học, đứa trẻ do người phụ nữ mang thai hộ sinh ra sẽ mang
gen của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ mà khơng có sự liên quan về mặt huyết
thống giữa người phụ nữ mang thai và đứa trẻ.4
Với kỹ thuật mang thai hộ hiện nay, yếu tố huyết thống sẽ được đảm bảo.

Huyết thống được hiểu là quan hệ máu mủ, ruột thịt, trước hết là quan hệ về di
truyền sinh học giữa cha, mẹ và con. Đó chính là cơ sở để xác lập quan hệ cha,
mẹ, con. Trong trường hợp mang thai hộ, bên mang thai hộ mang và nuôi dưỡng
phôi, đứa trẻ được bên mang thai hộ “mang nặng đẻ đau” nhưng giữa đứa trẻ
và bên mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống với nhau. Phơi mà bên
mang thai hộ mang là do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng
Nguyễn Văn Lâm (2015), "Từ những quy định pháp luật về mang thai hộ quan niệm thế nào về "Huyết thống"
và "Mẹ"", Dân chủ và Pháp luật, (09), tr. 50 - 52
4


8
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
nhờ mang thai hộ nên xét về mặt sinh học, đứa trẻ sinh ra có cùng huyết thống
với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Vì thế, đứa trẻ được sinh ra là con chung
của cặp vợ chồng vơ sinh, cịn bên mang thai hộ chỉ nhằm mục đích nhân đạo,
giúp đỡ mà khơng có mục đích làm mẹ.
Dưới góc độ pháp lý, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có thể được hiểu
như là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con dựa trên
sự kiện sinh đẻ hoặc được hiểu là một chế định pháp lý.
Với ý nghĩa là một căn cứ nhằm xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con dựa
trên sự kiện sinh đẻ. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu như là một
căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện sinh đẻ nhưng
là việc sinh con có áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Như vậy, với ý nghĩa là căn cứ xác lập quan hệ cha, mẹ, con dựa trên sự
kiện sinh đẻ, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu là chế định pháp lý
quy định về việc sinh con có áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo đó một
người phụ nữ đảm bảo đủ các điều kiện, tự nguyện mang thai giúp cặp vợ chồng
vô sinh khơng nhằm mục đích trục lợi khi người vợ của cặp vợ chồng vô sinh

không thể mang thai ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc
lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống
nghiệm, sau đó cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ
để người này mang thai và sinh con.
Khái niệm trên đã thể hiện rõ được đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo, cụ thể:
+ Mang thai hộ chỉ được đặt ra với những cặp vợ chồng mà người vợ không
thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tức
là những người phụ nữ hiếm muộn, vô sinh nhưng vẫn có khả năng tự mang
thai và sinh con khi có sự hỗ trợ về mặt y học thì khơng thuộc đối tượng được
phép tiến hành mang thai hộ.
+ Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được tiến hành bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản . Mang thai hộ được tiến hành thông qua thụ tinh trong
ống nghiệm, cụ thể là lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để


9
thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện
mang thai để người này mang thai và sinh con. Đây là hoạt động mang thai phi
tự nhiên với sự can thiệp của con người cùng các kỹ thuật y học để đảm bảo
việc thụ thai diễn ra thành công trên cơ sở các quy luật tự nhiên về sinh sản.
+ Việc mang thai hộ phải được tiến hành tự nguyện trên cơ sở các quyền tự
nhiên của con người. Việc tiến hành mang thai hộ bằng sự can thiệp của kỹ
thuật công nghệ chỉ có thể được thực hiện khi có sự đồng ý và thỏa thuận của
bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một hoạt động phi thương mại.
Quan hệ này chỉ được xác lập vì mục đích nhân đạo mà không nhằm hưởng lợi
về kinh tế hay các lợi ích khác.
Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đòi hỏi phải được quy
định đầy đủ và chặt chẽ trong pháp luật thì mới phản ánh được giá trị nhân văn

của việc mang thai hộ. Vì vậy, pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
phải dự liệu cụ thể các điều kiện của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo; quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như việc xác
định cha, mẹ con đối với trường hợp này và cách thức giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong khoa học pháp lý,
tổng hợp các quy định của pháp luật điều chỉnh về việc mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo tạo thành chế định pháp lý về mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo,
1.1.2. Phân biệt giữa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với mang
thai hộ vì mục đích thương mại
Thực tiễn cho thấy rằng, nhu cầu mang thai hộ đã tồn tại từ trước khi Luật
HNGĐ 2014 được thơng qua. Vì thế, song song với hoạt động mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo, trên thực tế còn tồn tại khái niệm mang thai hộ vì mục đích
thương mại. Để hiểu rõ hơn khái niệm mang hộ vì mục đích nhân đạo, cần phải
hiểu rõ sự khác nhau giữa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ
vì mục đích thương mại.


10
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
Theo đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự
nguyện, khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà
người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ
tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện
mang thai để người này mang thai và sinh con.
Mục đích của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là bên mang thai hộ tự
nguyện, khơng vì lợi ích vật chất hoặc một lợi ích nào khác.
Hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải tuân thủ theo điều kiện

mà pháp luật quy định đối với bên mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ.
Trong khi đó, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ
nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để
được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Điều này dễ dẫn đến nhiều biến
tướng vi phạm các quy định của pháp luật đồng thời xâm hại đến các quan hệ
mà pháp luật bảo vệ.
Mục đích của hoạt động này chỉ vì các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác và
khơng có bất cứ các điều kiện nào đối với bên mang thai hộ cũng như người
nhờ mang thai hộ mà chỉ căn cứ trên cơ sở nhu cầu của người nhờ mang thai
hộ. Chính vì thế, mang thai hộ vì mục đích thương mại là một hoạt động mang
tính rủi ro rất cao đối với các bên tham gia vào quan hệ này. Trên thực tế, xảy
ra khơng ít trường hợp các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đã bỏ rơi đứa trẻ
được sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ vì lý do bệnh tật hay giới tính.
Hay trường hợp bên mang thai hộ không chịu trả con, ngay cả khi đã nhận đủ
tiền từ bên nhờ mang thai hộ, thì vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng khó có căn
cứ để có thể đòi lại con. Trong trường hợp này, bên bị vi phạm khơng có ràng
buộc pháp lý để có thể yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khơng những thế, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ khiến người mang
thai hộ có nguy cơ trở thành một công cụ sản xuất và đứa trẻ là một món hàng.
Khác với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bên mang thai hộ chỉ được mang
thai hộ một lần, đối với mang thai hộ vì mục đích thương mại, bên mang thai


11
hộ thường thực hiện rất nhiều lần, trở thành “máy đẻ” gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của bên mang thai hộ.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học đã
và đang là mối quan tâm của nhiều người trong xã hội. Song để vấn đề này phát
triển đúng hướng, đúng ý nghĩa xã hội thì cần phải có cơ chế điều chỉnh một
cách kịp thời, cụ thể, tránh hiện tượng lạm dụng đi ngược lại bản chất xã hội

của mang thai hộ và tránh những tranh chấp có thể phát sinh giữa các chủ thể
của quan hệ này.
1.2.

Ý nghĩa của chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1.2.1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần đảm bảo quyền
con người
Quyền làm cha, mẹ là một trong những quyền tự nhiên của con người được
pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đó cũng chính là quyền được mưu cầu hạnh phúc
của mỗi cá nhân. Đặc biệt, từ xa xưa, người Việt Nam đã đề cao việc duy trì
nịi giống gia đình: “đơng con hơn nhiều của”, Bởi vậy, với mỗi người Việt
Nam, mong mỏi có con để nối dõi, duy trì nịi giống khơng chỉ là nguyện vọng
chính đáng mà cịn phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của dân
tộc.Theo các chuyên gia y tế và dân số, ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ
chồng (đang ở độ tuổi sinh đẻ) bị vô sinh ngày càng gia tăng. Mặc dù khoa học,
kỹ thuật về hỗ trợ sinh sản khá phát triển những vẫn không thể giải quyết được
hết những vấn đề về sinh sản đối với những cặp vợ chồng vô sinh. Chính vì thế,
vấn đề mang thai hộ trở thành nhu cầu của nhiều cặp vợ chồng.
Việc Luật HNGĐ 2014 cho phép hoạt động mang thai hộ đã thỏa mãn được
nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, với mong muốn có đứa con ruột
thịt của mình. Đồng thời, đảm bảo một trong các quyền cơ bản của con người
– quyền được mưu cầu hạnh phúc mà Công ước quốc tế về quyền con người
cũng như Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận.
Cho phép “mang thai hộ” đối với một số đối tượng có chỉ định góp phần
bảo đảm quyền làm mẹ chính đáng của mọi phụ nữ và được người mang thai


12
Ket-noi.com kho tai lieu

mien phi
hộ đồng ý thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là
một thành tựu của y học, có thể nói là một tiến bộ vượt bậc để biến mơ ước
không thể làm mẹ của rất nhiều phụ nữ được trở thành hiện thực. Bản chất
“mang thai hộ” là hết sức nhân văn, đây là một sự giúp đỡ của một người phụ
nữ này đối với cặp vợ chồng khác nhằm giúp họ thực hiện được nguyện vọng
làm cha, làm mẹ. Việc mang thai hộ là việc làm vô cùng ý nghĩa, nhằm duy trì
nịi giống, gắn kết và giữ gìn hạnh phúc mỗi gia đình, bởi vì con cái là động lực
để cha mẹ chúng làm việc tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự
ổn định, phồn vinh của xã hội.
1.2.2. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là căn cứ giúp gia đình
thực hiện tốt chức năng sinh đẻ
Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất con người là một trong những chức năng cơ
bản của gia đình. Đây là chức năng cố hữu, đặc thù của gia đình mà khơng một
phương thức tổ chức nào trong xã hội có thể thay thế được. Việc đảm bảo thực
hiện chức năng này không chỉ là nguyện vọng chính đáng của mỗi cặp vợ chồng
mà cịn là vấn đề xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chức năng
tái sản xuất con người góp phần giúp tái tạo, bảo dưỡng sức lao động, cung cấp
lực lượng mới cho xã hội. Bởi con người kiến tạo nên xã hội, là cơ sở và điều
kiện tồn tại của xã hội. Chức năng này có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển
của mọi mặt đời sống xã hội, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
lịch sử nhân loại.
Đặc biệt, theo truyền thống Việt Nam, chức năng sinh sản gắn liền với
phong tục, tập quán thờ cúng tổ tiên. Việc con đàn cháu đống có thể coi là một
trong những chuẩn mực hàng đầu của hạnh phúc. Chỉ khi “thành gia” mới có
thể “lập nghiệp”. Một khi đời sống gia đình ổn định, con cái đủ đầy, con người
mới có thể giành thời gian và tâm sức để tập trung làm việc, cống hiến, góp
phần xây dựng đất nước, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp đảm bảo khả năng thực hiện chức
năng tái sản xuất con người. Nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà chức năng duy trì



13
nịi giống của các cặp vợ chồng vơ sinh được đảm bảo đồng thời đáp ứng nhu
cầu có đứa con ruột thịt của mỗi người cha, người mẹ.
1.2.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần làm lành mạnh
các quan hệ hơn nhân và gia đình, ổn định đời sống xã hội
Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam khá cao. Dù các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản đã ngày một tiến bộ và phổ biến trong đời sống thực tiễn,
khơng ít các cặp vợ chồng dù đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn
khơng thể hiện thực hóa nguyện vọng có con. Điều đó dẫn đến nhu cầu nhờ
mang thai hộ có xu hướng ngày càng tăng. Trước đây, để thực hiện mong muốn
của mình, xảy ra nhiều trường hợp các cặp vợ chồng vô sinh thực hiện các hành
vi mà pháp luật cấm để có thể có con như: đẻ thuê, đẻ chui, mua bán trẻ em…
gây ra nhiều biến tướng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã mở ra một cánh cửa
mới, góp phần giúp các cặp vợ chồng vô sinh thực hiện quyền làm cha, làm mẹ
của mình một cách hợp pháp, đảm bảo sự lành mạnh của mối quan hệ hôn nhân
gia đình. Việc quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ tạo khung pháp
lý an toàn trong các hoạt động mang thai hộ và giúp phân biệt với trường hợp
mang thai hộ vì mục đích thương mại, đồng thời tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ,
tránh tình trạng xảy ra vi phạm như không trả con, không nhận con…
Bên cạnh đó, quy định này giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm sốt
về tình hình thực tiễn cũng như nhu cầu thực hiện mang thai hộ hiện nay, đảm
bảo sự cân bằng, hài hịa về lợi ích giữa Nhà nước, cá nhân và xã hội.
1.2.4. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần thúc đẩy sự ứng
dụng thành tựu của y học Việt Nam đối với việc sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Trong những năm qua, lĩnh vực y tế nói chung và lĩnh vực điều trị vơ sinh
nói riêng ở nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc. Nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh

sản tiên tiến, điển hình là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đã được áp dụng.


14
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
Bên cạnh đó, nhu cầu điều trị vô sinh của các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày
càng tăng, các cơ sở khám chữa bệnh phụ khoa và trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản cũng đã thành lập các đơn vị điều trị vô sinh, đặc biệt, với sự ra đời
của Trung tâm nghiên cứu về di truyền và sức khỏe sinh sản của khoa Y Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2011, Việt Nam đã trở thành
một trong bốn trung tâm đào tạo về hỗ trợ sinh sản lớn nhất Châu Á, cùng với
Singapore, Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo Hội nội tiết sinh sản – vơ sinh thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam là
nơi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Kỹ
thuật và tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam ngang bằng
các nước tiên tiến trên thể giới, có thể thực hiện được hầu hết các kỹ thuật hiện
đại của thế giới.5
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thông qua kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực y học Việt Nam trong hoạt
động hỗ trợ sinh sản. Với rất nhiều yếu tố như: các trang thiết bị được đầu tư
tiên tiến, cán bộ y tế trong lĩnh vực này trẻ, được đào tạo bài bản ở nước ngồi,
có kinh nghiệm và kiến thức nền tảng tốt, tổ chức được những hội thảo nhóm
hằng năm có chất lượng chuyên môn cao, đi sâu vào học thuật…, kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm của Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển và
thành cơng. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển và khẳng định vị trí của
Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, trở thành một trong những trung tâm
đào tạo cho khu vực, công nghệ cao và ứng dụng được hầu hết các kỹ thuật
điều trị vô sinh trên thế giới.
1.3.


Một số quan điểm của các quốc gia trên thế giới về mang thai hộ

Mang thai hộ là vấn đề mang nhiều quan điểm trái chiều trong pháp luật của
các quốc gia trên thế giới. Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ
chức tại Hà Lan vào năm 2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy
Thanh Toàn (2015), “Điều trị hiếm muộn - cái "bắt tay" xuyên biên giới”, ngày 18/11/2015.
5


15
định về mang thai hộ đang được chia ra làm bốn nhóm. Cụ thể: Nhóm nước
chưa có quy định, nhóm nước phản đối, nhóm nước cho phép vì mục đích nhân
đạo và nhóm các nước chấp thuận thương mại hóa.
Một số nước cấm mang thai hộ như: Đức, Áo, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Sĩ,
Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Na Uy, New Zealand.
Năm 1991, tòa án tối cao Pháp tuyên bố: “Cơ thể con người là không phải
để cho mượn, cho mướn hay để bán đi”. Quyết định này cấm tuyệt đối mọi hình
thức mang thai hộ dẫu là tự nguyện hay được thương mại hóa. Mọi trường hợp
bị phát hiện sẽ phải hầu tịa, thậm chí bị buộc tội hình sự.6
Tại Mỹ, một số bang như Arizona, Indiana, Michigan, New York nghiêm
cấm và xử phạt hình sự việc sử dụng dịch vụ mang thai hộ.
Tại Bỉ, vấn đề mang thai hộ cũng được quy định trong luật cũng không bị
cấm, tuy nhiên, hợp đồng mang thai hộ giữa các bên sẽ khơng có giá trị pháp lí
theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nước Đức dứt khoát cấm loại hình dịch vụ mang thai hộ với Luật Bảo vệ
bào thai, trong đó quy định khơng cho phép cấy phôi thai vào tử cung bất cứ
phụ nữ nào ngoại trừ người cho trứng.7
Theo quan điểm phản đối, việc mang thai hộ khơng được chấp nhận vì cho
rằng hành vi chia cắt đứa trẻ sơ sinh với “người mẹ” mang thai hộ có thể gây

ra các thương tổn, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của đứa trẻ. Nguồn
gốc khác biệt với những đứa trẻ khác có thể gây ra chứng trầm cảm cho những
đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ vì nỗi ám ảnh bị bỏ rơi. Mặt khác,
việc mang thai và sinh đẻ liên tiếp sẽ làm suy yếu cơ thể và ảnh hưởng tới sức
khỏe sau này của người phụ nữ mang thai hộ. Hơn thế nữa, cho phép mang thai
hộ còn có thể là nguy cơ thương mại hóa việc mang thai hộ. Người phụ nữ
mang thai hộ có thể trở thành “công cụ sản xuất” và đứa trẻ được sinh ra từ việc
mang thai hộ được coi như món hàng.
Trung Nhân, “Mang thai hộ: Được, không?”, ngày 21/10/2014
7
Trang Thuần, ““Náo nhiệt” thị trường mang thai hộ khắp thế giới”, ngày 29/09/2015.
6


16
Ket-noi.com kho tai lieu
mien phi
Trước đây, hầu hết các nước đều quan niệm rằng “người mẹ sinh ra đứa trẻ”
luôn được xác định là người mẹ hợp pháp của đứa trẻ đó. Tuy nhiên, hiện nay,
với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp
mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ không có liên quan về mặt huyết thống.
Bởi vậy, nhiều quốc gia hoặc tiểu bang của họ đã thay đổi quan điểm khi quy
định cho phép cha mẹ sinh học (cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ) được xác định
là cha mẹ hợp pháp vào thời điểm đứa trẻ được sinh ra.8
Các quốc gia đã hợp pháp hóa việc mang thai hộ lại được chia ra làm hai
nhóm nước: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích
thương mại.
Với quan điểm cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ đã cho phép mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh
sản theo quy định của pháp luật như: Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Nam Phi,

Brazil, Estonie, Ấn Độ, Iran, Nga, Salvador, Ukraine, Pháp, Hy Lạp, Hungary,
Israel và một số bang của Mỹ và Hong Kong. Theo quan điểm của TS Nguyễn
Văn Cừ, quy định pháp luật về mang thai hộ của các quốc gia này cũng có
những nội dung tương đồng và phù hợp với thực tế của xã hội. Trong pháp luật
của các quốc gia này, các thỏa thuận mang thai hộ chủ yếu được tiến hành trên
cơ sở tự nguyện.
Hà Lan cho phép mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản theo Luật
Y tế từ năm 1977.9
Tại Anh, trừ phi được tòa án yêu cầu, người nhờ mang thai hộ không được
phép chi trả bất kỳ khoản tiền nào đối với người mang thai vượt quá “các chi
phí hợp lý” trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cách giải
thích cụ thể nào về “các khoản chi phí hợp lý” này có tính xác thực như thế
nào. Theo luật pháp Anh, mọi khoản chi trả của người mẹ phục vụ cho quá trình
mang thai đều được xem là “chi phí hợp lý”. Luật hình sự của Anh nghiêm cấm
việc trả tiền cho người môi giới đối với việc mang thai hộ. Tuy nhiên, pháp luật
Nguyễn Văn Cừ (2016), “Pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (06), tr. 11 – 22.
Thơng tin phổ biến giáo dục pháp luật về Y tế số 03 tháng 09/2014, “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”,
ngày 10/10/2014.
8
9


17
nước này không thừa nhận bất kỳ thỏa thuận nào khác giữa hai bên chi phối
thai kỳ của bên mang thai hộ về nhân thân của đứa bé vào thời điểm vừa mới
sinh. Như vậy, mặc dù có thể đứa trẻ được thụ tinh nhân tạo mang huyết thống
của một người hay cả hai vợ chồng nhờ mang thai hộ thì người “cho mượn
bụng” vẫn được cơng nhận là mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ
chồng bên nhờ mang thai hộ sẽ không thể khẳng định “vị thế” cha mẹ của mình
đối với đứa bé cho đến khi hai bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao” quyền

làm cha mẹ đối với đứa trẻ. Sáu tuần sau khi đứa trẻ ra đời, cặp vợ chồng nhờ
mang thai hộ sẽ nộp đơn xin Án lệnh Nuôi dạy con (Parental Order) để tịa án
thơng qua. Chỉ đến lúc này, cặp vợ chồng mới có đầy đủ các quyền làm cha mẹ
đối với đứa trẻ được mang thai hộ. Bên mang thai hộ cũng từ bỏ tất cả quyền
làm mẹ đối với đứa trẻ. Tuy nhiên, luật pháp của Anh vẫn mở ra một cánh cửa
để cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ giám sát khoảng thời gian sáu tuần ngắn
ngủi sau khi sinh của đứa trẻ. Ngay khi đứa trẻ sinh ra, tên của người chồng sẽ
được viết làm tên cha của đứa trẻ và người chồng cũng sẽ có các quyền tương
đương với người mẹ “mang thai hộ” của đứa trẻ.10
Luật về mang thai hộ năm 2005 của Hy Lạp đã cho phép người mẹ mong
muốn có con qua biện pháp mang thai hộ nộp đơn lên tịa án, kèm theo giấy
chứng nhận vơ sinh của vợ chồng và điều kiện sức khỏe đảm bảo của người
nhận mang thai hộ. Năm 2002, Hy Lạp cũng đưa ra điều luật cho phép cặp vợ
chồng nhờ mang thai hộ được hưởng toàn bộ quyền được làm cha mẹ của đứa
trẻ được sinh ra nhờ biện pháp này. Tuy nhiên, điều luật này chỉ có thể được áp
dụng khi “người mẹ” sinh ra đứa trẻ chỉ đơn thuần là người “cho mượn bụng”,
khơng có bất kỳ mối liên hệ gì về mặt di truyền đối với đứa trẻ được sinh ra.11
Pháp luật của Hungary quy định biện pháp mang thai hộ chỉ được thực hiện
giữa các thành viên trong gia đình.

Thơng tin phổ biến giáo dục pháp luật về Y tế số 03 tháng 09/2014, “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”,
ngày 10/10/2014.
11
Thơng tin phổ biến giáo dục pháp luật về Y tế số 03 tháng 09/2014, “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”,
ngày 10/10/2014.
10


×