Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược và thiết bị y tế đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.25 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG DUY NGỌC THỦY

KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng- Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯƠNG DUY NGỌC THỦY

KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH KHƠI NGUN



Đà Nẵng - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trương Duy Ngọc Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP...........................................................................................3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM.....................................3
1.1.1.Khái niệm và bản chất của kế toán trách nhiệm................................3
1.1.1.1.Khái niệm....................................................................................3
1.1.1.2. Bản chất.....................................................................................5
1.1.2. Phân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm..........................9
1.1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý..................................................9
1.1.2.2. Những tác động của phân cấp quản lý đến kế toán trách nhiệm.10
1.1.3. Tổ chức các trung tâm kế tốn trách nhiệm....................................12
1.2. NỘI DUNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP. 12
1.2.1. Khái niệm và bản chất của trung tâm trách nhiệm.........................12
1.2.1.1. Khái niệm.................................................................................12
1.2.1.2. Bản chất...................................................................................13

1.2.2. Phân loại các trung tâm trách nhiệm..............................................13
1.2.2.1. Trung tâm chi phí.....................................................................13
1.2.2.2.Trung tâm doanh thu.................................................................15
1.2.2.3. Trung tâm lợi nhuận.................................................................16
1.2.2.4. Trung tâm đầu tư......................................................................17
1.2.3. Thiết lập hệ thống báo cáo trách nhiệm..........................................17
1.2.3.1. Đặc điểm chung của báo cáo kế toán trách nhiệm..................17
1.2.3.2. Nội dung tổ chức báo cáo kế toán trách nhiệm.......................18
1.2.4. Tổ chức đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm..........22


1.2.4.1. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí..............................22
1.2.4.2. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu.........................23
1.2.4.3. Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận..........................23
1.2.4.4. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư...............................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................28
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG.......29
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ
ĐÀ NẴNG...................................................................................................29
2.1.1. Giới thiệu về Công ty CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng..............29
2.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty.......................29
2.1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty........................................31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................32
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.....................................................32
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty.......................................34
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty..................36
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...........36
2.1.3.2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh của Công ty............................36
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM Ở

CƠNG TY CP DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG.............................38
2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý tại Cơng ty CP Dược và thiết bị y tế
Đà Nẵng...................................................................................................38
2.2.1.1. Phân cấp quản lý tại Công ty CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng38
2.2.1.2. Phân cấp lập kế hoạch..............................................................42
2.2.2. Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế tốn tại Cơng ty CP Dược
và thiết bị y tế Đà Nẵng............................................................................43
2.2.2.1. Khái quát về hệ thống báo cáo tại Công ty..............................43


2.2.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch tại Công ty:................................45
2.2.2.3. Hệ thống báo cáo kế tốn tại Cơng ty......................................51
2.2.3. Đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Công ty cổ
phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng.........................................................57
2.2.3.1. Ưu điểm....................................................................................57
2.2.3.2. Những mặt hạn chế..................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................59
CHƯƠNG 3 - TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG...............60
3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN
TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ
ĐÀ NẴNG...................................................................................................60
3.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG....................................61
3.2.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý tại Công
ty CP Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng........................................................61
3.2.1.1. Xây dựng mơ hình trung tâm trách nhiệm...............................61
3.2.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi trung tâm.................................62
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán theo yêu cầu đánh giá của trung tâm trách
nhiệm ở Cơng ty.......................................................................................65

3.2.2.1 Tổ chức tài khoản kế tốn gắn với các trung tâm trách nhiệm để
lập báo cáo trách nhiệm........................................................................65
3.2.2.2. Thiết kế các bảng nhập số liệu và bảng tập hợp phục vụ cho
việc quản trị nội bộ...............................................................................69
3.2.3. Xác định chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách
nhiệm........................................................................................................72
3.2.3.1. Trung tâm đầu tư và lợi nhuận.................................................72


3.2.3.2. Trung tâm doanh thu................................................................73
3.2.3.3. Trung tâm chi phí.....................................................................73
3.2.4. Tổ chức báo cáo kế toán ở các trung tâm trách nhiệm của Cơng ty...77
3.2.4.1. Báo cáo kế tốn trung tâm đầu tư và lợi nhuận.......................77
3.2.4.2. Báo cáo kế toán trung tâm doanh thu......................................79
3.2.4.3. Báo cáo kế toán trung tâm chi phí...........................................80
KẾT LUẬN....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................85
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

:

Chi phi

DT


:

Doanh thu

TC - HC

:

Tổ chức - hành chinh

KHKD-XNK

:

Kế hoạch kinh doanh – xuất nhập khẩu

TTTBYT

:

Trung tâm thiết bị y tế

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

PXSX


:

Phân xưởng sản xuất

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chi Minh

MDV

:

Mậu dịch viên

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

KPCĐ


:

Kinh phi cơng đồn



:

Giám đốc

GTGT

:

Giá trị gia tăng

TT

:

Trung tâm

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

LN


:

Lợi nhuận


DANH MỤC CÁC BẢNG

SỐ

TÊN BẢNG

TRAN

HIỆU

G

BẢNG
1.1
BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM CHI

18

1.2

PHÍ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

19


1.3

TRUNG TÂM DOANH THU
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG

19

1.4

TÂM LỢI NHUẬN
BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM ĐẦU

20

2.1


BẢNG TỔNG HỢP PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP

38

2.2

TRÁCH NHIỆM
CÁC LOẠI BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG

44

2.3
2.4


TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG.
THỰC HIỆN SXKD 2011 - KẾ HOẠCH 2012
CHỈ TIÊU GIAO KHOÁN DOANH THU CHO

45
46

2.5
2.6

TRUNG TÂM DƯỢC PHẨM HẢI CHÂU.
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PXSX QUÝ 4/2011
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP CHO

47
47

2.7

MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM VASELIN
KẾ HOẠCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC

48

2.8

TIẾP QUÝ 4/2011
KẾ HOẠCH CHI PHÍ NHÂN CƠNG TRỰC TIẾP


48

2.9

Q 4/2011
KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ

49

2.10

4/2011
XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC GIÁ THÀNH CHO TỪNG

49

2.11

SẢN PHẨM Q 4/2011
BÁO CÁO DOANH SỐ Q 4/2011 CỦA TỒN

50

2.12

CƠNG TY
BẢNG KÊ BÁN HÀNG QUÝ 4/2011 TẠI TRUNG TÂM

52



SỐ

TÊN BẢNG

HIỆU

TRAN
G

BẢNG
2.13

02 PHAN ĐÌNH PHÙNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP HÀNG HỐ TRUNG TÂM 02

52

2.14

PHAN ĐÌNH PHÙNG
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THEO YẾU TỐ Q

54

2.15

4/2011
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM QUÝ


54

2.16

4/2011
BÁO CÁO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

55

2.17

QUÝ 4/2011
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

56

3.1

NĂM 2011
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TỪNG

62

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9

TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
BỘ MÃ TÀI KHOẢN CHI PHÍ
BỘ MÃ TRUNG TÂM CHI PHÍ.
BỘ MÃ TÀI KHOẢN DOANH THU
BỘ MÃ TRUNG TÂM DOANH THU
BẢNG NHẬP SỐ LIỆU TK CHI PHÍ
BẢNG NHẬP SỐ LIỆU TK DOANH THU
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ QUÍ 4/2011
BÁO CÁO BÁN HÀNG TẠI TRUNG TÂM 02 PHAN

64
65
66
68
69
69
69
72

3.10

ĐÌNH PHÙNG
BẢNG BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN

73

3.11


XUẤT
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

74

TRỰC TIẾP TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT QUÝ
3.12

4/2011
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CƠNG TRỰC

75

3.13

TIẾP TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Q 4/2011
BÁO CÁO KẾ QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

76

DOANH NĂM 2011


SỐ

TÊN BẢNG

TRAN

HIỆU


G

BẢNG
3.14
BÁO CÁO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NĂM 2011
3.15
BÁO CÁO DOANH THU TIÊU THỤ QUÝ 4/2011 TẠI

77
78

3.16

TRUNG TÂM 02 PHAN ĐÌNH PHÙNG
BÁO CÁO DOANH THU Q 4/2011 CỦA TỒN

78

2.17

CƠNG TY
BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI CÁC PHỊNG BAN CƠNG

80

3.18

TY
BÁO CÁO CHI PHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT


81


DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ HIỆU

TÊN HÌNH

HÌNH
2.1
2.2
2.3
3.1

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
CƠNG TY
SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI KINH DOANH
MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY

TRANG
33
34
37
62



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình nền kinh tế thị trường càng có nhiều cạnh tranh gây
gắt, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đặt ra cho doanh nghiệp bài tốn khó
về hiệu quả. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên
thương trường thực sự là một vấn đề sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp
nào. Hệ thống thông tin giúp cho nhà quản trị đề ra những chinh sách quản lý
một cách cụ thể nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày
càng có hiệu quả.
Từ một công ty nhà nước đến năm 2005 đã được cổ phần hố, Cơng ty
cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng đã dần đi vào chỉnh đốn và nâng cao
chất lượng từng khâu, từng bộ phận. Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, Cơng ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh không những
ở trong thành phố mà còn mở rộng trên địa bàn miền Trung. Và mục tiêu đề ra
của Công ty là muốn xây dựng Công ty trở thành nhà phân phối chuyên
nghiệp, chi phối thị trường dược và thiết bị y tế khu vực Miền Trung Tây
Nguyên với chiến lược dài hạn là chuyển giao dịch cổ phiếu tại Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội. Để đạt được những điều như vậy, các nhà quản trị của
Công ty phải đề ra phương thức quản lý sao cho các bộ phận và các thành
viên trong Công ty phối hợp với nhau một cách đồng bộ để đạt mục tiêu
chung của Công ty. Do đó, kế tốn trách nhiệm là một trong những cơng cụ
quản lý giúp nhà quản trị thơng qua đó để đánh giá trách nhiệm của từng bộ
phận cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu chung của tồn Cơng ty. Hiện nay,
hệ thống của Công ty bao gồm các chi nhánh, các cửa hàng bán sỉ và lẻ, phân
xưởng sản xuất. Mỗi bộ phần đều có những nhiệm vụ riêng biệt khác nhau
nên việc tổ chức hệ thống cung cấp thông tin đáng tin cậy để phục vụ cho việc
quản lý ngày càng có hiệu quả là việc rất quan trọng. Xuất phát từ đó, tơi đã
vận dụng những lý thuyết về kế toán trách nhiệm để thực hiện đề tài “Kế tốn

trách nhiệm tại Cơng ty Cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng”.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục tiêu sau :
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về kế tốn trách nhiệm trong doanh nghiệp
có phân cấp quản lý
- Nghiên cứu thực trạng cơng tác kế tốn trên cơ sở phân cấp quản lý
tài chinh tại Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng để tìm ra ưu
nhược điểm cịn tờn tại trong công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại Công
ty. Qua đó, có những định hướng tổ chức kế tốn trách nhiệm tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm
trên cơ sở yêu cầu phân cấp quản lý của công ty. Với các cửa hàng, chi nhánh
luận văn chỉ chọn điển hình một chi nhánh để minh họa trong q trình hồn
thiện báo cáo trách nhiệm .
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu để xem xét
yêu cầu về phân cấp quản lý với hệ thống báo cáo kế tốn có liên quan đáp ứng
các u cầu phân cấp hiện tại ở công ty. Các tài liệu thứ cấp ở công ty được sử
dụng bao gồm qui chế về phân cấp quản lý tài chinh, các báo cáo nội bộ có liên
quan. Ngồi ra, các ý kiến của kế toán trưởng, Tổng Giám đốc và trưởng các bộ
phận tại Công ty qua phỏng vấn cũng được sử dụng để xem xét thực sự nhu cầu
thông tin cho quản lý trong điều kiện phân cấp tài chinh.
5. Bố cục luận văn
Ngoài các phần “ Mở đầu”, “ Kết luận”, Luận văn gờm có 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Công ty cổ

phần Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng
Chương 3: Tổ chức cơng tác kế tốn trách nhiệm tại Công ty cổ phần
Dược và thiết bị y tế Đà Nẵng


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1.Khái niệm và bản chất của kế toán trách nhiệm
1.1.1.1.Khái niệm
Kế toán trách nhiệm (KTTN) ra đời từ thập niên 40 của thế kỷ XX và
được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm “ Basic Organizational
Planning to tie in with Responsipility Accounting” của Ailman, H.B 1950. Từ đó
đến nay, kế toán trách nhiệm được quan tâm nhiều với những quan điểm khác
nhau, bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một khái niệm ch̉n và thống nhất về kế
tốn trách nhiệm.
Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant
trình bày quan điểm của họ về kế toán trách nhiệm như sau: “ Kế toán trách
nhiệm là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chinh về những
trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng cịn
được gọi là kế tốn hoạt động hay kế tốn khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi
phi, thu nhập, hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người chịu
trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về chi phi, thu nhập hay lợi nhuận
đang được nói đến và thực thi những hành động về chúng. Kế toán trách nhiệm
tỏ ra những phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cao cấp thực hiện
chuyển gia quyền ra quyết định cho các thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau

kế toán trách nhiệm là kết quả hoạt động của mỗi nhà quản lý, nên được đánh
giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng
của họ tốt hoặc xấu như thế nào” [10, trang 205]


4

Theo nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel (2001) thì kế toán trách
nhiệm là bộ phận của kế toán quản trị mà liên quan đến việc tich luỹ, báo cáo về
thu nhập, chi phi, trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong
hoạt động hằng ngày về vấn đề đó. [12, trang 82]
Như vậy, biểu hiện cụ thể của kế toán trách nhiệm là các báo cáo trách
nhiệm. Bằng việc tập trung vào các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán
trách nhiệm sẽ phân loại và báo cáo những thông tin doanh thu và chi phi theo
những phạm vi có trách nhiệm phân cơng đến từng nhà quản lý và vị tri quản lý.
Nhưng theo quan điểm của Richard M.S Wilson và Wai fong Chua (1993)
thì kế tốn trách nhiệm và sự phân quyền được đề cập đến trong mối quan hệ
giữa kiểm soát thơng tin phản hời và vai trị của các thủ thuật kiểm sốt tổ chức.
Kiểm sốt thơng tin phản hời (tức là kiểm soát sau) liên quan đến:
(i) sự nhận dạng các “sai sót” (có nghĩa là sự chênh lệch giữa hoạt động
trong thực tế và hoạt động dự kiến); và
(ii) việc thực hiện những hoạt động có tinh điều chỉnh hoặc sửa đổi thich
hợp nhằm để hướng dẫn tổ chức và các thành viên đi theo con đường người ta
mong muốn hơn.
Và do đó, đưa ra khái niệm kế toán trách nhiệm là: ”Nhận dạng các yếu tố
tài chinh trong một lĩnh vực hoạt động nhất định tạo thành một chuỗi có thể
kiểm sốt được và đề cử người chịu trách nhiệm quản lý chuỗi các yếu tố tài
chinh này”. [11]
Như vậy kế tốn trách nhiệm địi hỏi nhận ra các chi phi cụ thể và thu
nhập chinh là trách nhiệm của các cá nhân hoặc các nhóm nhất định trong một tổ

chức. Nghĩa là thơng tin kế tốn trách nhiệm được phân loại và báo cáo bởi bộ
phận có trách nhiệm.
PGS-TS Đào Văn Tài của Trường đại học kinh tế thành phố Hờ Chi Minh
cho rằng “Kế tốn trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo


5

các thơng tin dự tốn và thực tế về các “đầu vào” và “đầu ra”của các trung tâm
trách nhiệm “ [6]
Qua các khái niệm trên, mặc dù các nhà khoa học đưa ra những cơ sở
khác nhau về kế toán trách nhiệm, thế nhưng hầu hết các ý kiến đều tập trung
làm sáng tỏ những nội dung của kế toán trách nhiệm và có thể bổ sung cho
nhau. Như vậy, khái niệm kế toán trách nhiệm được rút ra như sau:
“Kế toán trách nhiệm là phương pháp thu thập, ghi nhận, báo cáo và đo
lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá thành quả của từng bộ
phận nhằm kiểm soát hoạt động và chi phi của các bộ phận trong tổ chức,
phối hợp các bộ phận đến việc thực hiện mục tiêu chung tồn cơng ty”.
Vậy :
+ Hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ thiết lập mạng lưới thông tin trong
công ty mà ý tưởng là tập hợp thông tin về các hoạt động bộ phận từ cấp thấp
lên cấp cao.
+ Các dữ liệu tài chinh của hoạt động hằng ngày được nhận dạng, phân loại
và tổ chức báo cáo theo phạm vi trách nhiệm của nhà quản trị. Nghĩa là thơng tin
kế tốn trách nhiệm được phân loại và báo cáo bởi bộ phận có trách nhiệm.
+ Kế toán trách nhiệm sẽ cung cấp một phương pháp thực tế về phân
tich và đo lường nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý và kiểm soát sự hồn
thành của từng bộ phận từ đó có tác động đến kiểm sốt thơng tin dự báo.
1.1.1.2. Bản chất
a. Kế toán trách nhiệm - bộ phận cơ bản của kế tốn quản trị:

Ngồi thơng tin kế tốn cấn cung cấp, các nhà quản lý cũng địi hỏi
thêm thơng tin mang tinh kiểm soát và dự báo như doanh thu, chi phi phân
chia theo bộ phận. Như vậy, kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các
nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp thơng qua kế tốn trách nhiệm
trong khi kế toán tài chinh biểu hiện trách nhiệm của nhà quản lý cấp cao.


6

- Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm là các công cụ để đánh giá và
kiểm tra trong công việc phân quyền tại các công ty thông qua việc xác định
các trung tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của chúng. Đây là hệ thống
thừa nhận mỗi bộ phận (nhà quản trị nội bộ) trong một tổ chức có quyền chỉ
đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý
của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên cấp trên trong tổ chức;
thơng qua đó các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá
thành quả các bộ phận trong tổ chức.
- Kế toán trách nhiệm còn xác định ai, ở đâu, bộ phận nào chịu trách
nhiệm, bộ phận nào có quyền kiểm sốt hoạt động xảy ra.
Thơng tin
Kế tốn trách nhiệm

Nhà quản trị các cấp
Trách nhiệm

Tóm lại, kế tốn trách nhiệm bao gờm hai mặt thơng tin và trách nhiệm.
Trong đó, mặt thơng tin có nghĩa là kế tốn trách nhiệm là sự tập hợp,
báo cáo, đánh giá các thông tin mang tinh nội bộ về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp từ cấp quản lý cấp dưới lên cấp quản lý cao hơn. Mặt
trách nhiệm nghĩa là quy trách nhiệm về những sự kiện tài chinh xảy ra. Nhà

quản lý bộ phận phải có nhiệm vụ báo cáo lên cấp quản lý cao hơn về những
chi phi, lợi nhuận của mình đảm nhận và giải trình từng sự kiện và kết quả tài
chinh mà mình có quyền kiểm sốt.
Tuỳ thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà hiệu quả của hệ thống sẽ
khác nhau. Nếu hệ thống quá nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách nhiệm của
nhà quản lý, sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ theo chiều hướng tiêu cực, thay
vì tìm ra nguyên nhân và khắc phục sai phạm, đối phó và hồi nghi về hệ


7

thống kiểm sốt, đánh giá của tổ chức và tìm cách phá vỡ hệ thống này. Lúc
này kế toán trách nhiệm khơng hồn thành mục tiêu đặt ra. Nhưng khi hệ
thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh đến mặt thơng tin thì nhà quản lý sẽ
có phản ứng tich cực. Khi phát sinh những chênh lệch bất lợi, họ sẽ giải thich
nguyên nhân dẫn đến sai phạm, tìm cách khắc phục tiêu cực và cố gắng nỗ lực
cho thành quả của doanh nghiệp cải thiện hơn. Do vậy có thể thấy trọng tâm
của hệ thống trách nhiệm là thông tin. Khi sử dụng đúng đắn kế toán trách
nhiệm, ta sẽ không quá nhấn mạnh đến việc quy trách nhiệm, nên xem việc
quy trách nhiệm là một yếu tố góp phần vào hiệu quả thông tin của hệ thống.
b. Kế toán trách nhiệm là một hạt nhân trong hệ thống kiểm sốt quản trị
Nói đến kế tốn quản trị là phải nói đến vai trị cung cấp thơng tin cho
kiểm tra và đánh giá q trình thực hiện để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp
thời nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hệ thống kiểm soát quản trị có hai yếu tố
hạt nhân:
Đầu tiên là q trình lập kế hoạch gồm ngân sách và các kế hoạch dài
hạn. Quá trình này sử dụng để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch nhằm đánh giá
quá trình thực hiện.
Thứ hai là kế toán trách nhiệm mà chủ yếu là tạo ra các trung tâm trách
nhiệm. Trung tâm trách nhiệm chịu kết quả tài chinh và tác động hiệu quả của

từng cá nhân trong tổ chức. Mục tiêu của kế toán trách nhiệm là tich luỹ chi
phi, doanh thu trong từng trung tâm trách nhiệm để tinh ra độ lệch so với mục
tiêu thực hiện (điển hình là dự tốn) mà có thể quy trách nhiệm cho từng cá
nhân đứng đầu trung tâm trách nhiệm.


8

Mỗi trung tâm trách nhiệm đều có tiến trình sau:
Thiết lập mục tiêu
Đo lường kết quả thực hiện

So sánh kết quả thực hiện với mục tiêu và dự báo

Phân tich sự sai biệt

Đưa ra ảnh hưởng khi có sự sai biệt
đáng kể giữa thực tế và kế hoạch

Kế toán trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các báo cáo thực hiện trong
khoảng thời gian nào đó một cách thường xuyên, trong các báo cáo đó nhà
quản trị các trung tâm trách nhiệm phải tìm thấy sự sai lệch so với kế hoạch
mà họ quản lý và phải đưa ra được những ảnh hưởng.
Lợi ích của kế tốn trách nhiệm:
Sự phân quyền tạo nên một cơ cấu tổ chức phức tạp, đòi hỏi phải biết
những người quản lý các bộ phận đã thực hiện trách nhiệm như thế nào.
Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế tốn cung cấp thơng tin đo lường
hiệu quả hoạt động của từng bộ phận – đánh giá trách nhiệm người quản lý
từng bộ phận.
Kế toán trách nhiệm cung cấp báo cáo kế toán ở tất cả các cấp quản lý,

qua đó nhà quản trị có thể tìm ra những nguyên nhân gây nên những hậu quả
bất lợi về tăng chi phi hay giảm doanh thu so với dự tốn từ đó xác định được
trách nhiệm cá nhân để tăng cường kiểm tra và khắc phục kịp thời. Ngược lại,
nếu kết quả đạt được là vượt dự tốn thì phải cổ động biểu dương kịp thời


9

nhằm khuyến khich phát huy các thành quả đó chứ khơng vì thế mà điều
chỉnh tăng dự tốn.
1.1.2. Phân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm
1.1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự uỷ nhiệm quyền được ra quyết định trong một tổ
chức bằng cách cho phép các nhà quản lý ở các cấp hoạt động khác được ra
những quyết định trong phạm vi mà cấp mình có trách nhiệm. Sự phân cấp
quản lý giao việc ra quyết định đến cấp quản lý thấp nhất nhằm cho mọi quyết
định đều được thực hiện.
Mục đich của việc phân cấp quản lý là giúp cho doanh nghiệp đáp ứng
kịp thời, nhanh chóng, phù hợp với tình hình thay đổi của mơi trường xung
quanh. Việc phân cấp quản lý tập trung vào các vấn đề sau :
Thứ nhất là phân cấp về tình hình đầu tư. Hoạt động đầu tư bao gồm
đầu tư TSCĐ, đầu tư dài hạn vào các công ty liên doanh, liên kết. Tùy thuộc
vào tinh trọng yếu, mức độ của khoản đầu tư mà mỗi cơng ty có thể có sự tập
trung hay giao quyền từng phần trong công tác đầu tư.
Thứ hai là phân cấp về tình hình huy động vốn. Việc huy động vốn
không chỉ liên quan đến chinh sách tài trợ mà còn liên quan đến nghĩa vụ
thanh toán nợ sau này, uy tin của từng đơn vị thành viên và tồn cơng ty. Phân
cấp này có thể dẫn đến các công ty thành viên chủ động huy động vốn, hoặc
mọi việc huy động vốn do đơn vị cấp trên thực hiện, và các đơn vị thành viên
nhận lại nợ từ đơn vị cấp trên.

Thứ ba là phân cấp quản lý doanh thu và chi phi. Cách thức phân cấp
này cho phép người đứng đầu mỗi cấp chịu trách nhiệm về các khoản chi phi
trong phạm vi quản lý của mình, chịu trách nhiệm về thị trường khai thác theo
kênh phân phối của công ty.
Với những nội dung trên, phân cấp quản lý thực sự đã xác định được


10

quyền hạn và trách nhiệm ở mỗi cấp rõ ràng, qua đó có cơ sở cho việc đánh
giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc
phục. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải nằm trong tầm kiểm soát của
nhà quản trị theo sự phân cấp từ cao đến thấp. Phân cấp quản lý vừa là tiền đề
vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành kế tốn trách nhiệm. Nó địi hỏi phải
có một hệ thống báo cáo kế tốn nội bộ thich hợp để thể hiện thành quả của
từng cấp quản lý, qua đó có cơ sở đánh giá nhiệm vụ đã được phân quyền có
hồn thành hay chưa.
1.1.2.2. Những tác động của phân cấp quản lý đến kế toán trách nhiệm
* Tác động tích cực:
Nhờ có sự trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý mà giúp cho
các nhà quản trị cấp cao hơn không phải giải quyết những vấn đề chi tiết hằng
ngày mà chỉ tập trung vào các công việc chiến lược như lập các kế hoạch dài
hạn và điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức để đảm bảo
việc thực hiện mục tiêu chung.
Nhờ có sự phân cấp mà các nhà quản lý các cấp có sự độc lập tương
đối trong việc đưa ra quyết định nhằm điều hành tốt công việc của mình, phát
triển kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng cường khả năng ứng xử
và đưa ra các quyết định hợp lý.
Tạo được sự hài lòng, phấn khich cho nhà quản trị các cấp. Từ đó giúp
họ tich cực đóng góp để hồn thành nhiệm vụ của mình. Việc ra quyết định

được nhà quản trị tại nơi xảy ra công việc nên tinh đúng đắn và khả thi của
các quyết định là rất cao.
Phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định quyền hạn và trách nhiệm
của các cấp quản lý, nhờ đó có căn cứ tốt hơn để đánh giá thành quả của các
cấp quản lý và tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sai lầm.


11

* Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tich cực thì việc phân cấp quản lý cịn có
những tác động tiêu cực. Và tác động tiêu cực lớn nhất chinh là không đạt
được sự thống nhất và không hướng đến mục tiêu chung của tồn tổ chức. Bởi
vì phân cấp quản lý tạo ra sự độc lập tương đối trong việc đưa ra các chiến
lược và mục tiêu hoạt động. Chinh sự độc lập này tạo ra sự không đồng nhất về
các quyết định với nhau của các nhà quản lý các bộ phận. Họ không quan tâm
rằng liệu quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong tổ chức
như thế nào. Hơn nữa điều mà họ quan tâm nhiều nhất chinh là hiệu quả của họ
hơn là hiệu quả hoạt động chung. Mặt khác do có sự tách bạch về quyền lợi
và trách nhiệm của các bộ phận nên dẫn đến sự cạnh tranh về thành tich của
các bộ phận ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của toàn bộ tổ chức.
Những thuận lợi và thách thức đó địi hỏi nhà quản trị phải có các biện
pháp phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, áp dụng hiệu
quả quan điểm quản trị này vào quản lý, điều hành doanh nghiệp. Để đạt được
sự thống nhất, hướng đến mục tiêu chung thì các nhà quản lý khác nhau trong
tổ chức phải hướng đến mục tiêu chung của nhà quản lý cấp cao hơn. Các nhà
quản lý khơng những có tầm nhìn chiến lược đối với mục tiêu của tổ chức
mình mà cịn phải có động cơ tich cực để đạt được chúng. Thiết lập một hệ
thống các mục tiêu phù hợp với trình độ năng lực của từng bộ phận là điều
kiện tốt nhất để thực hiện phân cấp quản lý. Hơn nữa, phân cấp quản lý mà

đặc biệt là phân cấp quản lý tài chinh có ảnh hưởng đến cơng tác tổ chức kế
tốn trách nhiệm trong doanh nghiệp. Vì kế toán trách nhiệm yêu cầu xác định
chi phi và thu nhập một cách riêng biệt: ai, bộ phận nào sẽ có trách nhiệm với
khoản chi phi và thu nhập này. Mọi hoạt động tài chinh đều nằm trong tầm
kiểm soát của nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp nên phân cấp quản lý vừa
tạo tiền đề và là động lực thúc đẩy thực thi kế toán trách nhiệm.


12

1.1.3. Tổ chức các trung tâm kế toán trách nhiệm
Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay tại các cơng
ty, có thể tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, bao gồm: Trung tâm chi
phi, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mơ hình
các trung tâm trách nhiệm được tổ chức như sau:
- Cấp thứ nhất: là cấp cao nhất xét trên tồn tổng cơng ty, chịu trách
nhiệm tồn diện về mọi mặt hoạt động của tổng cơng ty là Hội đồng quản trị
và Tổng giám đốc. Đây gọi là trung tâm đầu tư.
- Cấp thứ hai: Là các công ty thành viên. Chịu trách nhiệm về hoạt
động của các công ty thành viên này là các Giám đốc công ty. Đây được coi là
trung tâm lợi nhuận. Tuy vậy, bên cạnh việc thể hiện trách nhiệm của một
trung tâm lợi nhuận xét trên phương diện thành viên của Tổng cơng ty thì các
cơng ty này cịn được xem như là một trung tâm đầu tư nếu sự phân quyền
cho phép đơn vị thành viên có thẩm quyền đầu tư tài sản ở một góc độ nào đó.
- Cấp thứ ba: Bao gờm các bộ phận văn phịng quản lý và các phân
xưởng; hoặc các cửa hàng, bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ. Đây
được xem là các trung tâm tác nghiệp của đơn vị. Cấp này bao gồm hai loại là
trung tâm doanh thu và trung tâm chi phi. Trung tâm doanh thu chịu các trách
nhiệm liên quan đến bán hàng của doanh nghiệp, còn trung tâm chi phi chịu
các trách nhiệm liên quan đến sử dụng các nguồn lực về lao động, vật tư, thiết

bị trong doanh nghiệp.
1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm và bản chất của trung tâm trách nhiệm
1.2.1.1. Khái niệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng
mà kết quả của nó được gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể.
Nói cách khác, mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giao cho một
nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này là người chịu trách nhiệm điều hành trung


13

tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết
quả đạt được của trung tâm.
1.2.1.2. Bản chất
Một trung tâm trách nhiệm có bản chất như một hệ thống, mỗi hệ thống
được xác định để xử lý một công việc cụ thể. Hệ thống này sử dụng các hệ
thống đầu vào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công các loại
lao động và các loại dịch vụ khác kèm theo vốn hoạt động. Kết quả là các
trung tâm trách nhiệm sẽ cho ra các đầu ra là các loại hàng hố nếu nó là sản
phẩm hữu hình, là dịch vụ nếu nó là sản phẩm vơ hình
Để đo lường mức độ hoàn thành một trung tâm trách nhiệm thường dựa
trên hai tiêu chi: hiệu quả và hiệu năng.
1.2.2. Phân loại các trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa giữa “đầu vào” và “đầu
ra” của các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người
quản lý trung tâm, có thể chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm chinh : trung
tâm chi phi, doanh thu, lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mỗi trung tâm này chỉ
được ghi nhận thu nhập và chi phi trong phạm vi nó chịu trách nhiệm và có
thể kiểm sốt được và đặc điểm các trung tâm có thể biểu diễn như sau.

1.2.2.1. Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phi là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu
trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm sốt đối với chi phi phát sinh ở trung
tâm, khơng có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Trung tâm chi
phi gắn liền với cấp quản lý mang tinh tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm,
dịch vụ hoặc gián tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh. Được xếp vào trung tâm
chi phi là các phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng .
Trung tâm chi phi là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phi và
điểm xuất phát của các công việc.
- Phân loại chi phi thực tế phát sinh
- Lập dự toán chi phi


×