Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH XNK đối tác xuyên thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ TUYẾT

KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG –
THU TIỀN TẠI CƠNG TY TNHH XNK ĐỐI TÁC
XUN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ TUYẾT

KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG –
THU TIỀN TẠI CƠNG TY TNHH XNK ĐỐI TÁC
XUN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI

Đà Nẵng - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Phan Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................2
5. Bố cục đề tài..........................................................................................2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT
NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TRONG DOANH
NGHIỆP...........................................................................................................7
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ................7
1.1.1. Khái quát về hệ thống kiểm sốt nội bộ..........................................7
1.1.2. Vai trị, mục tiêu của kiểm soát nội bộ..............................................11
1.1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ.....................12
1.1.4. Hạn chế của HTKSNB...................................................................21
1.2. KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................22
1.2.1. Đặc điểm của chu trình bán hàng và thu tiền.................................22
1.2.2. Nội dung kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền............24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN
HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH XNK ĐỐI TÁC XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG...................................................................................33
2.1 TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY TNHH XNK ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG.........................33


2.1.1. Q trình hình thành phát triển Cơng ty........................................33
2.1.2. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty................33
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức......................................................................34
2.1.4. Đặc điểm hoạt động của chu trình bán hàng và thu tiền ở Cơng ty....40
2.2. GIỚI THIỆU VỀ MƠI TRƯỜNG KIỂM SỐT VÀ HỆ THỐNG KẾ
TỐN TẠI CƠNG TY TNHH XNK ĐỐI TÁC XUN THÁI BÌNH
DƯƠNG..........................................................................................................41
2.2.1. Mơi trường kiểm sốt....................................................................41
2.2.2. Đặc điểm cơng tác kế tốn.............................................................42
2.3

THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG –

THU TIỀN TẠI CÔNG TY............................................................................43
2.3.1. Phương pháp khảo sát....................................................................43
2.3.2. Cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với khâu bán hàng.........................44
2.3.3. Cơng tác kiểm sốt nội bộ đối với khâu thu tiền...........................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................61
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SỐT NỘI
BỘ ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY
TNHH XNK ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG............................62
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KIỂM SỐT NỘI BỘ ĐỐI VỚI

CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CƠNG TY THÁI BÌNH
DƯƠNG..........................................................................................................62
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI
VỚI ĐỐI VỚI CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CƠNG TY
TNHH XNK ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG...............................63
3.2.1. Đối với khâu bán hàng:..................................................................63
3.2.2. Đối với khâu thu tiền.....................................................................71
3.2.3. Hoàn thiện quy trình kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền


tại cơng ty TNHH XNK Đối tác xun Thái Bình Dương......................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BC

Báo cáo

BCTC

Báo cáo tài chính


BKS

Ban kiểm soát

COSO

Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về
chống gian lận khi lập báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KD

Kinh doanh

KSNB

Kiểm soát nội bộ

NH


Ngân Hàng

PXK

Phiếu xuất kho

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP
XNK

Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu
đối tác Xuyên Thái Bình Dương
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ
1.1
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5


Tên sơ đồ
Chu trình bán hàng và thu tiền (TS.
Đường Nguyễn Hưng)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Xem xét khả năng đáp ứng đơn hàng
Quy trình giao hàng cho khách hàng
Quy trình đối chiếu cơng nợ và báo cáo
cơng nợ
Quy trình xử lý trả hàng và giảm giá hàng
bán
Chu trình bán hàng – thu tiền

Trang
22
34
64
67
77
80
82


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình
2.1

Tên hình
Phiếu xuất điều chuyển hàng hoá


2.2

Đơn hàng

47

2.3

Phiếu xuất kho

51

2.4

Hoá đơn giá trị gia tăng

53

3.1

Đơn đặt hàng

63

3.2

Phiếu nhận hàng

68


3.3

Biên bản giao nhận hàng

70

3.4

Theo dõi tình hình cơng nợ - Việt Hạ
Chí

3.5

Biên bản xử lý khiếu nại

DANH MỤC BẢNG

Trang
35

76
79


Số hiệu bảng
3.1

Tên bảng
Theo dõi tình hình cơng nợ


Trang
74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Đối tác xuyên Thái Bình
Dương là cơng ty kinh doanh quy mơ lớn, có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả
nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực: nhập khẩu và phân phối
các loại bánh kẹo nước giải khát từ Nhật Bản.... Ở cơng ty, tình hình bán hàng
và thu tiền diễn ra thường xuyên, liên tục mỗi ngày nên dễ xảy ra gian lận và
rủi ro. Việc kiểm soát tốt được các hoạt động này là điều kiện quan trọng để
giúp Cơng ty TPP duy trì, mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như đạt được
mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cơng tác KSNB chu trình bán hàng và thu tiền tại
Cơng ty TPP hiện nay đang cịn tồn tại một số bất cập đòi hỏi phải tăng cường
kiểm tra để đảm bảo doanh thu được tính đúng, tính đủ; Tiền thu vào từ hoạt
động bán hàng cũng như hàng hoá của cơng ty khơng bị thất thốt. Bán hàng
– Thu tiền là khâu vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của bất kỳ doanh
nghiệp nào, hơn hết việc này cũng cần có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận.
Điều đó cho thấy Cơng ty TNHH XNK Đối tác Xun Thái Bình Dương cần
hồn thiện hơn nữa KSNB chu trình bán hàng và thu tiền để phục vụ cho việc
quản lý các hoạt động kinh doanh của mình.
Dưới vai trị là một kế tốn tại đơn vị, với mục đích xây dựng trong
Cơng ty TPP một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ và hiệu quả nên bản
thân đã chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại Cơng ty
TNHH XNK Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.

Luận văn trình bày những vấn đề lý luận cơ sở lý thuyết chung về nội dung
của kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại doanh nghiệp. Nghiên
cứu thực trạng kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty TNHH


2

XNK Đối tác xuyên Thái Bình Dương trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
nhằm kiểm sốt tốt hoạt động kiểm sốt nội bộ đối với chu trình bán hàng và
thu tiền tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Công tác KSNB chu trình bán hàng và thu tiền
tại Cơng ty TNHH XNK Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH XNK Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và phương pháp thu thập
thơng tin bằng việc khảo sát thực trạng của Công ty thông qua việc phỏng vấn
trực tiếp và thu thập các thông tin từ các tài liệu có sẵn của cơng ty.
5. Bố cục đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về KSNB chu trình bán hàng và thu tiền trong
doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng KSNB chu trình bán hàng và thu tiền tại Cơng ty
TNHH XNK Đối tác xun Thái Bình Dương
Chương III: Giải pháp tăng cường KSNB chu trình bán hàng và thu tiền
tại Công ty TNHH XNK Đối tác xuyên Thái Bình Dương
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay các doanh nghiệp không những cạnh tranh với các đối thủ bên
ngoài, mà bản thân doanh nghiệp cũng là một cuộc canh tranh không ngừng
để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp thơng qua việc kiểm sốt tốt các hoạt

động trong doanh nghiệp, trong đó việc tạo ra doanh thu và kiểm sốt tốt các
hoạt động trong chu trình bán hàng – thu tiền là nền tảng để doanh nghiệp tạo
ra được lợi thế cạnh tranh riêng trên thương trường. Cũng chính vì vậy mà đề
tài “ Kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng thu tiền” được rất nhiều tác giả khác


3

nhau nghiên cứu. Bài viết này tác giả đã tham khảo, tìm hiểu các đề tài
nghiên cứu trong cùng lĩnh vực KSNB chu trình bán hàng và thu tiền. Cụ thể:
Đề tài của tác giả Vũ Ngọc Nam (2007), luận văn Thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành kế toán, đại học Đà Nẵng “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối
với doanh thu và thu tiền bán hàng tại công ty thông tin di động (VMS)”, luận
văn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin từ số liệu thực tế sau đó phân
tích, đối chiếu, so sánh.. để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Luận văn tập trung vào
việc nghiên cứu tình hình thực tế của doanh nghiệp, chỉ ra được các dịch vụ
như: viễn thơng, thơng tin di động có các đặc điểm làm ảnh hưởng đến việc
kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và đặc biệt là chu trình bán hàng- thu tiền;
nhằm tìm ra những hạn chế cịn tồn tại. Từ đó luận văn đưa ra được những
giải pháp để tăng cường kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng thu tiền
tại Cơng ty thơng tin di động.
Đề tài của tác giả Thái Như Quỳnh (2008), luận văn Thạc sĩ kinh doanh,
đại học Đà Nẵng “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và tiền thu
bán điện tại công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng”, luận văn sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh
đối chiếu, chứng minh để đi sâu vào tình hình thực tế về kiểm soát nội bộ đối
với doanh thu và tiền thu bán hàng tại doanh nghiệp qua đó đánh giá những
kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục. Tuy nhiên, luận văn này
tác giả mới chỉ đưa ra được những giải pháp tổng quát, chưa đi vào cụ thể.
Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), luận văn Thạc sĩ

kinh tế, chuyên ngành kế toán, đại học Đà Nẵng “Tăng cường kiểm soát nội
bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại viễn thơng quãng Ngãi”, trong luận văn
tác giả tập trung nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong hoạt động cung cấp dịch
vụ viễn thông và thu cước viễn thông, nêu ra được các đặc điểm khác biệt
trong hoạt động sản xuất kinh doanh viễn thơng ảnh hưởng đến kiểm sốt nội


4

bộ chu trình bán hàng và thu tiền trong các doanh nghiệp viễn thông. Tác giả
sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và kết hợp phương pháp phân
tích, so sánh đối chiếu chứng minh để làm rõ vấn đề nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp nhằm tăng cường KSNB chu trình bán hàng và thu tiền tại đơn vị.
Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Điệp (2010) luận văn Thạc sĩ kinh doanh,
đại học Đà Nẵng “Kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty
cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng”. Luận văn sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp tiếp cận thu
thập thơng tin, tổng hợp, phân tích so sánh để đi sâu vào nghiên cứu tình hình
thực tế về KSNB chu trình bán hàng và thu tiền trong lĩnh vực sách và thiết
bị trường học tại văn phịng cơng ty và 6 nhà sách tại TP Đà Nẵng của công ty
Cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng. Qua đó đánh giá được những
kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn đọng cần phải được khắc phục đối
với kiểm sốt nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty. Và đưa ra
được các giải pháp để hoàn thiện các thủ tục kiểm sốt chu trình bán hàng và
thu tiền.
Đề tài của tác giả Đỗ Thị Thanh Lan (2012), luận văn thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành kế toán Đại học Đà Nẵng “Tăng cường kiểm sốt nội bộ chu
trình bán hàng và thu tiền tại công ty Cổ phần Pymepharco”, Luận văn sử
dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp phương pháp phỏng vấn và
phương pháp đôi chiếu để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chỉ rõ thực trạng của

doanh nghiệp và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường KSNB chu trình bán hàng
và thu tiền tại đơn vị. Cụ thể là tác giả đã chỉ ra được những đặc thù riêng về
KSNB trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm như thuốc, trang thiết bị,
dụng cụ y tế…Tác giả cũng đưa ra được các giải pháp để tăng cường KSNB
có tính thực tiễn rất cao nhưng lại chưa đưa ra được cơ sở làm nền tảng cho
việc kiểm tra kiểm soát.


5

Đề tài của tác giả Dương Thị Thuý Liễu (2012) luận văn thạc sĩ kinh
doanh, chuyên ngành Kế toán, đại học Đà Nẵng “Kiểm sốt nội bộ chu trình
bán hàng và thu tiền tại công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng” tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu tài liệu về kiểm soát và phỏng vấn kế toán trưởng,
kế tốn viên, nhân viên kinh doanh có liên quan đến chu trình KSNB chu
trình bán hàng và thu tiền tại đơn vị. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu thực trạng
cơng tác quản lí kiểm sốt chu trình bán hàng thu tiền tại cơng ty để từ đó chỉ
ra những yếu kém còn tồn đọng và cuối cùng là đi vào hoàn thiện đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lí hoạt động KSNB chu trình bán
hàng và thu tiền tại công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng.
Đề tài của tác giả Trần Thị Thu Phường (2013), luận văn thạc sĩ kinh tế
chuyên ngành kế toán, đại học Đà Nẵng “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu
trình bán hàng và thu tiền tại cơng ty Sữa Đậu nành Việt Nam – Vinasoy”.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu, chứng minh…
để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chỉ rõ được thực trạng của doanh nghiệp trong
cơng tác KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền, cũng như đưa ra được
những giải pháp để hồn thiện KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền
tại công ty Sữa Đậu Nành Việt Nam- Vinasoy.
Đề tài của tác giả Khương Thị Lan Anh (2013) luận văn thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành kế toán, đại học Đà Nẵng “Tăng cường kiểm soát nội bộ chu

trình bán hàng và thu tiền tại cơng ty Cổ phần xi măng Hải Vân”. Luận văn sử
dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, phương pháp phỏng vấn, và
phương pháp đối chiếu để làm rõ vấn đề nghiên cứu, nêu lên được thực trạng
cụ thể mà doanh nghiệp đang gặp phải trong vấn đề kiểm soát chu trình bán
hàng và thu tiền. Luận văn cũng đưa ra được các biện pháp tương đơi hữu
hiệu nhằm hồn thiện các thủ tục kiểm soát. Các giải pháp đưa ra giúp đơn vị
tham khảo và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Công ty Cổ phần xi măng


6

Hải Vân có thể vận dụng một cách linh hoạt nhằm tăng cường hoạt động
KSNB chu trình bán hàng và thu tiền tại ngay đơn vị mình.
Đã có nhiều Đề tài nghiên cứu về KSNB chu trình doanh thu và thu tiền
trong các doanh nghiệp đặc thù như: Viễn thông, điện lực, xăng dầu, xi
măng… Tuy nhiên vẫn chưa có Đề tài nào nghiên cứu KSNB chu trình bán
hàng và thu tiền trong các công ty kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo, nước
giải khát nhập khẩu.


7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SỐT
NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ
a. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một tiến trình khơng thể thiếu trong mỗi doanh
nghiệp, dù đó là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào. Chính vì thế mà
có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về kiểm soát nội bộ. Dưới đây là một số
khái niệm theo quan điểm các tổ chức, chuẩn mực:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do
Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực
hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của
đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả,
hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.[Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 315, ban hành theo Thơng tư số 214/2012/TTBTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 thay thế chuẩn mực 400].
Luật Kế toán 2015 cho rằng “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện
trong nội bộ đơn vị kế tốn các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ
phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử
lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” [Điều 39 Luật Kế tốn số
88/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2017]
Theo VAS (chuẩn mực Kiểm toán VN): KSNB là quy trình do Ban quản
trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy
trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị
trong việc 2 đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu


8

suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
Theo Thơng tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 /12/2011 của NHNN Việt
Nam quy định về hệ thống KSNB và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài:“Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế,
chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị được xây
dựng và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý
kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

Theo Thông tư số 16 /2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của NHNN quy
định về KSNB, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Hệ thống
KSNB Ngân hàng Nhà nước là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thiết
lập phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chức thực hiện nhằm
đảm bảo các nguồn lực được quản lý và sử dụng đúng pháp luật, đúng mục
đích, tiết kiệm, hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, phát hiện, xử lý kịp thời các hành
vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục vụ kịp thời cho việc ra
các quyết định quản lý; đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra”
Theo COSO năm 1992 (The Committee of Sponsoring Organizations of
the Treadway Commission) - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về
chống gian lận khi lập báo cáo tài chính, KSNB là một quá trình do người
quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết
lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo
tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy định được tuân thủ; (iii) Hoạt
động hữu hiệu và hiệu quả
Theo quan điểm của ủy ban COSO (2013) (Committed Of Sponsoring
Organization) – là một ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ chống gian
lận báo cáo tài chính –kiểm sốt nội bộ được định nghĩa như sau: “KSNB là
một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và


9

các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại một sự bảo đảm hợp lý đối với
việc đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, và sự tuân thủ với
các luật và quy định liên quan”.
Bao gồm những khía cạnh sau:
-


Tính hướng đến mục tiêu của kiểm soát nội bộ

-

Kiểm soát nội bộ là một tiến trình

-

Kiểm sốt nội bộ được thực hiện bởi con người

-

Kiểm soát nội bộ cung cấp sự bảo đảm ở mức độ hợp lí

-

Tính thích ứng của kiểm sốt nội bộ

b. Các khía cạnh của kiểm sốt nội bộ



Tính hướng đến mục tiêu của kiểm sốt nội bộ

Có thể chia mục tiêu của một tổ chức thành 3 loại chính như sau: mục
tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ
Đối với mục tiêu hoạt động: liên quan trực tiếp đến các vấn đề như
doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, thị phần của doanh nghiệp trong thị
trường… những vấn đề này không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể
kiểm sốt được. Có thể nói rằng mục tiêu này liên quan đến tính hiệu quả và

hiệu suất của các hoạt động trong doanh nghiệp, liên quan trực tiếp đến các
hoạt động, quản lý tài chính và cả việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
Mục tiêu báo cáo: Đây là mục tiêu ít chịu sự tác động của các chủ thể
bên ngoài, chủ yếu được quy định bởi các các cơ quan ban hành chuẩn mực,
cơ quan quản lý nhà nước, hay là các chính sách của tổ chức nhằm đảm bảo
được tính minh bạch, tin cậy, kịp thời.
Mục tiêu tuân thủ: Có thể nói mục tiêu này nằm trong sự kiểm sốt của
doanh nghiệp, nó thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định
và luật mà nhà nước ban hành có liên quan đến tổ chức.


10



Kiểm sốt nội bộ là một tiến trình

Đây được xem là phương tiện để đạt được mục đích hơn là mục đích
cuối cùng. Vì việc kiểm sốt bao gồm các hoạt động, nghiệp vụ được thực
hiện 1 cách liên tục, được hoà quyện vào các hoạt động của tổ chức. Trong
đó, các biện pháp kiểm sốt được hình thành dựa trên chính sách và thủ tục và
được cơng bố rộng rãi ra tồn tổ chức để việc kiểm sốt trở nên co hiệu lực.



Kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi con người

Khi có các chính sách, thủ tục cho hoạt động kiểm sốt rồi thì việc thực
hiện được việc kiểm sốt đó hay khơng lại tuỳ thuộc vào con người trong tổ
chức. Việc thực hiện này có thể thơng qua hành động hoặc lời nói. Trong đó,

ban quản lý là những người có trách nhiệm thiết lập và vận hành hệ thống
kiểm soát dưới sự giám sát kiểm tra của quản lý cấp cao hơn như Hội đồng
quản trị. Các thành viên khác trong tổ chức là người trực tiếp thực hiện các
chức năng kiểm sốt của mình và hồn thành các mục tiêu kiểm sốt mà tổ
chức giao phó.



Kiểm sốt nội bộ cung cấp sự bảo đảm ở mức độ hợp lý

Tổ chức nào cũng sẽ bị giới hạn về mặt nguồn lực đặc biệt là yếu tố con
người, đa phần các tổ chức sẽ ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các hoạt dộng
chính, trực tiếp tạo ra giá trị lợi nhuận cho tổ chức. Việc này là cho hoạt động
kiểm soát của doanh nghiệp cũng bị hạn chế theo, vì khơng được đầu tư một
cách đầy đủ; Hoặc các hoạt động kiểm soát cũng sẽ tập trung vào các rủi ro có
khả năng phát sinh thường xun hơn là những rủi ro có ít phát sinh. Qua đó
có thể nói rằng: Một hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng chỉ cung cấp một sự bảo
đảm ở mức độ hợp lí chứ khơng thể là tuyệt trong việc thực hiện các mục tiêu
của tổ chức.



Tính thích ứng của kiểm sốt nội bộ

Kiểm sốt nội bộ có thể được áp dụng cho các cơ cấu tổ chức khác nhau


11

cũng như các bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức. Vậy nên, dù tổ chức

được cấu trúc theo hình thức nào đi chăng nữa thì kiểm sốt nội bộ cũng đều có
thể được thiết lập một cách phù hợp với cách thức vận hành của tổ chức đó.
1.1.2. Vai trị, mục tiêu của kiểm sốt nội bộ
a. Vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ
- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vơ tình gây thiệt
hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản
phẩm...).
- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế tốn và báo cáo tài chính.
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động
của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp.
- Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và
đạt được mục tiêu đặt ra.
- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông.
- Lập BCTC kịp thời, hợp lệ và tuân thủ theo các yêu cầu pháp định có
liên quan.
Do đó, một hệ thống KSNB tốt thực sự có vai trị rất lớn và rất cần thiết
cho hoạt động của doanh nghiệp/công tác điều hànhquản lý của nhà lãnh đạo.
b. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB vận hành theo các mục tiêu sau:
 Mục tiêu kết quả hoạt động (hiệu quả và hiệu năng hoạt động)
- Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực;
- Hạn chế rủi ro;
- Đảm bảo sự phối hợp, làm việc của toàn bộ nhân viên để đạt được mục
tiêu của DN với hiệu năng và sự nhất quán;
- Tránh được các chi phí khơng đáng có/ việc đặt các lợi ích khác (của
nhân viên, của khách hàng...) lên trên lợi ích của DN.


12


 Mục tiêu thơng tin (Độ tin cậy, tính hồn thiện và cập nhật của thơng
tin tài chính và TT quản lý)
- Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết
định trong nội bộ DN;
- Thông tin gửi đến Ban GĐ, HĐQT, các cổ đơng và các cơ quan quản lý
phải có chất lượng và tính nhất quán;
- BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và
dựa trên các chính sách kế tốn đã được xác định rõ ràng.
 Mục tiêu tuân thủ
Đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị đều tuân thủ:
- Các luật và quy định của NN;
- Các yêu cầu quản lý; - Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của đơn
vị. Những mục tiêu của HTKSNB rất rộng, bao trùm lên mọi mặt hoạt động
và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
1.1.3. Các yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ
a. Mơi trường kiểm sốt.
Theo TS. Đường Nguyễn Hưng (2016) “Mơi trường kiểm sốt là tập hợp
các chuẩn mực, các quy trình, và các cấu trúc thiết lập cơ sở cho sự vận hành
của kiểm soát nội bộ trong tổ chức”
Con người chính là yếu tố trung tâm, quan trọng nhất trong mơi trường
kiểm sốt. Cần xây dựng một mơi trường văn hóa đạo đức cho DN mà trong
đó ban quản lý là những người đi đầu thực hiện, thể hiện tính trung thực, giá
trị đạo đức để lan tỏa xuống toàn DN. Việc phát triển nguồn nhân lực là vơ
cùng quan trọng. Có được nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, năng
động sáng tạo, thích ứng linh hoạt với vị trí cơng việc và có sự gắn bó lâu dài
cùng sự phát triển của tổ chức sẽ tạo ra một lợi thế quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của DN.


13


Tuy nhiên mơi trường kiểm sốt tốt chưa thể đảm bảo cho các q trình
kiểm sốt và cả hệ thống KSNB là tốt. Song mơi trường kiểm sốt khơng
thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB.
Bao gồm 5 nguyên tắc:
Thứ nhất; Tổ chức thể hiện được sự cam kết đối với tính chính trực và
các giá trị đạo đức: Tính chính trực và hành vi đạo đức là sản phẩm của chuẩn
mực về hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi
các chuẩn mực này trong thực tế. Việc thực thi tính chính trực và các giá trị
đạo đức bao gồm các nội dung như: biện pháp của Ban Giám đốc để loại bỏ
hoặc giảm thiểu các động cơ xúi giục nhân viên tham gia vào các hành động
thiếu trung thực, bất hợp pháp, hoặc phi đạo đức.
Thức hai; Hội đồng quản trị thực hiện sự cam kết độc lập với ban quản lý và
thực hiện các chức năng giám sát đối với việc thực hiện kiểm soát nội bộ: Sự độc
lập tương đối của từng cá nhân, thành viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm
sốt. Đảm bảo khơng bị các lợi ích khác chi phối để đáp ứng cho mỗi nhiệm
vụ cụ thể.
Thứ ba; Ban quản lý thực hiện việc thiết lập cơ cấu tổ chức, các tuyến
báo cáo, trách nhiệm cũng như quyền hạn phù hợp đến các bộ phận, phòng
ban nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức, dưới sự giám sát của Hội đồng
quản trị.
Thứ tư, Đối với nguồn nhân lực, tổ chức phải có sự cam kết về việc
tuyển dụng, đào tạo và giữ chân được nguồn lao động có năng lực, phẩm chất,
hành vi tốt: Các chính sách đào tạo trong đó truyền đạt vai trị và nhiệm vụ
tương lai, gồm các hoạt động như tổ chức trường đào tạo và hội thảo, thể hiện
yêu cầu về kết quả công việc và hành vi mong đợi. Việc đề bạt dựa trên đánh
giá định kỳ về hiệu 14 quả công việc thể hiện cam kết của đơn vị trong việc
bổ nhiệm những nhân sự có khả năng vào những trọng trách cao hơn.



14

Con người là chủ thể trong mọi hoạt động của tổ chức, là yếu tố quan
trong nhất trong bất cứ hoạt động nào kể cả hoạt động kiểm soát.
Nếu đội ngũ nhân viên, lực lượng lao động trong đơn vị có năng lực,
đáng tin cậy thi có q trình kiểm sốt khác có thể khơng cần thiết nhưng vẫn
đảm bảo hoạt động tốt và BCTC có cơ sở tin cậy. Nhưng nếu lực lượng nhân
viên yếu kém về năng lực và khơng trung thực thì đù có tồn tại nhiều q
trình kiểm sốt thì cũng khơng thể đảm bảo rằng hệ thống kiểm sốt ấy là có
hiệu quả.
Ngay khi con người có năng lực và trung thực nhưng khi các vấn đề về
cá nhân khơng được thỏa mãn thì họ có thể sinh ra chán nản và có thể làm rối
loạn trong việc thực thi công việc của họ cũng như việc thực hiện các mục
tiêu của đơn vị, tổ chức.
Vì tầm quan trọng của con người trong các hoạt động của tổ chức nên
một chính sách nhân sự được xem là hợp lý khi những chính sách ấy nhằm
tuyển dụng, huấn luyện sử dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật
nhân sự được rõ ràng và khuyến khích các phẩm chất về năng lực và trung
thực của đội ngũ nhân viên và người lao động.
Thứ năm; Có sự giao phó cơng việc một cách cụ thể, rõ ràng, kèm theo
đó là trách nhiệm của từng nhân sự đang nắm giữ cơng việc thực hiện việc
kiểm sốt: Việc phân cơng quyền hạn và trách nhiệm có thể bao gồm các
chính sách liên quan đến thơng lệ phổ biến, hiểu biết và kinh nghiệm của các
nhân sự chủ chốt, và các nguồn lực được cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
Ngồi ra, việc phân cơng có thể bao gồm các chính sách và trao đổi thơng tin
để đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều hiểu được mục tiêu của đơn vị, hiểu
được hành động của mỗi cá nhân có liên quan với nhau như thế nào và đóng
góp như thế nào vào các mục tiêu đó, và nhận thức được mỗi cá nhân sẽ chịu
trách nhiệm như thế nào và chịu trách nhiệm về cái gì.



15

b. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là việc tìm ra và phân tích khả năng rủi ro có thể xảy ra
đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Đây là việc làm liên tục, được lặp
đi lặp lại để nhằm thích ứng với sự thay đổi bên trong cũng như bên ngoài của
tổ chức. Muốn việc đánh giá rủi ro được hiệu quả, tổ chức cần thực hiện các
nguyên tắc sau:
- Xác đinh mục tiêu một cách rõ ràng
- Nhận diện và phân tích các rủi ro khi thực hiện các mục tiêu đó
- Xem xét khả năng gian lận trong việc đánh giá rủi ro
- Đánh giá được sự thay đổi của môi trường (bên trong, bên ngồi) có
thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đánh giá rủi ro có tác động mạnh và cùng
chiều với hiệu quả hoạt động của DN. Do vậy, các DN cần tăng cường đánh
giá và kiểm soát rủi ro, cần chủ động trong việc nhận diện rủi ro, xây dựng
quy trình đánh giá và phân tích các rủi ro đó, từ đó xây dựng các chiến lược
để giảm thiểu tác hại của rủi ro đến hoạt động kinh doanh. Nhà quản lý cân
nhắc những thay đổi có thể xảy ra của mơi trường bên ngoài cũng như bên
trong tổ chức; những thay đổi này có thể cản trở khả năng đạt được các mục
tiêu…
Ví dụ đánh giá rủi ro Cho mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài
chính: Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị bao gồm việc Ban Giám đốc xác
định các rủi ro kinh doanh có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài
chính theo khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính, ước tính độ rủi ro,
đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và quyết định các hành động nhằm xử lý,
quản trị rủi ro và kết quả thu được.
Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị có thể gồm đánh giá cách đơn vị
xem xét khả năng ghi nhận thiếu các giao dịch, hoặc cách xác định và phân



×