Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.65 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ LỆ HƢƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ LỆ HƢƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Chí Dũng

Đà Nẵng – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan trên đây là đề tài nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả, nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lệ Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5 Kết cấu luận văn ..................................................................................... 4
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu . .......................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG BÌNH ............................................................................................... 10
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 10
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng ...................................................................... 10
1.1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh .................. 13
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ

NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ................................................ 21
1.2.1. Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng ................................................... 21
1.2.2. Nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng ............................................. 25
1.3. KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ................................................ 28
1.3.1. Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của
ngân hàng ........................................................................................................ 28


1.3.2. Nội dung phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của
ngân hàng ........................................................................................................ 29
1.3.3. Tiêu chí sử dụng trong phân tích .................................................. 29
1.3.4 Phƣơng pháp phân tích................................................................... 33
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM -CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH ................................... 34
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH ............. 34
2.1.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành ......................................................... 34
2.1.2 Chức năng,nhiệm vụ ...................................................................... 34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý .............................................................. 35
2.1.4 Kết quả hoạt động chủ yếu của Chi nhánh trong 3 năm 2016 – 2018
......................................................................................................................... 38
2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................. 41
2.2.1 Bối cảnh chung của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của
Agribank Tỉnh Quảng Bình ............................................................................. 41
2.2.2 Phân tích các hoạt động Chi nhánh đã thực hiện trong cho vay cá
nhân kinh doanh thời gian qua ........................................................................ 43

2.2.3. Phân tích kết quả của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại
Agribank Tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua ............................................. 52
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI
GIAN QUA ..................................................................................................... 61


2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc cho vay cá nhân kinh doanh ................... 61
2.3.2. Một số hạn chế trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
......................................................................................................................... 63
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế cho vay cá nhân kinh doanh .... 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 68
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG BÌNH ............................................................................................... 69
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG BÌNH ............................................................................................... 69
3.1.1 Định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn ........................................................................... 69
3.1.2 Định hƣớng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam ................................................................................................. 70
3.1.3 Định hƣớng về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng
Bình ................................................................................................................. 72
3.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH 73
3.2.1. Đa dạng hóa ngành nghề cho vay, hồn thiện cơ cấu bảo đảm tiền
vay, nâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn ................................................. 77
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay cá nhân kinh doanh. .................................................................................. 78


3.2.3. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua khắc phục những điểm hạn
chế, bất cập và hồn thiện cơng tác chăm sóc khách hàng trong cho vay khách
hàng cá nhân kinh doanh ................................................................................. 84
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác nhân sự kết hợp đồng bộ với việc
hoàn thiện cơ chế động lực ............................................................................. 86
3.2.5 Mở rộng mạng lƣới,cải tạo cơ sở hạn tầng .................................... 91
3.2.6 Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh,thƣơng hiệu,đẩy mạnh truyền
thơng ................................................................................................................ 92
3.3. KHUYẾN NGHỊ VỚI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
VÀ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM................................................................................................................ 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

KÝ HIỆU

GIẢI NGHĨA


1

NH

Ngân hàng

2

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

3

TCTD

Tổ chức tín dụng

4

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

5

TMCP

Thƣơng mại cổ phần


6

Agribank

7

CN

Chi nhánh

8

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

9

KH

Khách hàng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam

10 DN

Doanh nghiệp


11 KD

kinh doanh

12 SXKD

Sản xuất kinh doanh

13 GDP

Tổng sản lƣợng nội địa

14 KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

15 KHCN

Khách hàng cá nhân

16 GDKH

Giao dịch khách hàng

17 QLRR

Quản lý rủi ro

18 QTTD


Quản trị tín dụng

19 QLKH

Quản lý khách hàng

20 PGD

Phòng giao dịch

21 TSĐB

Tài sản đảm bảo

22 HTX

Hợp tác xã


TT

KÝ HIỆU

GIẢI NGHĨA

23 CNKD

Cá nhân kinh doanh

24 CBQTTD


Cán bộ quản trị tín dụng

25 RRTD

Rủi ro tín dụng

26 LNTT

Lợi nhuận trƣớc thuế


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Tình hình lao động của Agribank Chi nhánh Quảng
Bình

2.2.

Kết cấu nguồn vốn huy động tại Agribank Tỉnh Quảng
Bình

Trang


37

38

2.3.

Tình hình dƣ nợ Agribank chi nhánh Tỉnh Quảng Bình

39

2.4.

Kết quả tài chính tại Agribank Tỉnh Quảng Bình

40

2.5.

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh

54

2.6.

Dƣ nợ cá nhân kinh doanh theo hình thức đảm bảo

55

2.7


Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo thời gian

56

2.8

Dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo ngành nghề

58

2.9

Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo phƣơng thức

59

cho vay
2.10

Đánh giá chất lƣợng cho vay cá nhân kinh doanh tại

60

Agribank Quảng Bình
2.11

Thu nhập từ cho vay cá nhân kinh doanh Agribank Tỉnh
Quảng Bình

61



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho vay cá nhân kinh doanh là một hoạt động cho vay phù hợp với xu
hƣớng đẩy mạnh của các NHTM hiện nay. Đối với NHNo và PTNT do gắn
bó với khu vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn lâu dài nên hoạt động này
cũng càng đƣợc chú trọng.
Mặt khác, sự ra đời của Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN cũng đặt ra nhiều
vấn đề mới trong hoạt động cho vay với các đối tƣợng cá nhân mà một trong
những vấn đề lớn là sự thay đổi về đối tƣợng giao kết hợp đồng, trong đó, cá
nhân kinh doanh là một đối tƣợng cho vay chủ yếu của NHNNo và PTNT chỉ
đƣợc phép giao kết với tƣ cách cá nhân. Tƣơng tự nhƣ vậy là trƣờng hợp
doanh ngjhiệp tƣ nhân.
Đất nƣớc ta trong thời kỳ phát triển thành phần kinh tế theo hƣớng hiện
đại, tạo tiền đề vững chắc từng bƣớc tham gia mạnh mẽ vào các quan hệ kinh
tế quốc tế đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó nhất thiết cá nhân
kinh doanh phải có đủ nguồn vốn để mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị
phù hợp. Đáp ứng nhu cầu cần thiết này, hoạt động cho vay của ngân hàng
chính là một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng và chủ yếu. Các
ngân hàng nói chung đặc biệt Agribank là ngân hàng chủ lực, tập trung ƣu
tiên nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế cá nhân
kinh doanh ở nƣớc ta một cách bền vững theo hƣớng hiện đại hóa, góp phần
không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc.
Trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank
nói riêng gặp rất nhiều áp lực trong hoạt động cho vay. Tại Agribank Chi
nhánh tỉnh Quảng Bình cho vay địa bàn rộng, chƣa thực sự phát triển, nông
dân thu nhập thấp so mặt bằng chung của cả nƣớc. Trong hoạt động cho vay,

cá nhân KD chiếm tỷ trọng khoảng 50

tổng dƣ nợ, món vay nhỏ l , đối


2

tƣợng truyền thống, năng suất, sức cạnh tranh của sản phẩm còn nhiều hạn
chế, lợi nhuận mang lại thấp.
Tuy đã đạt đƣợc những kết quả tích cực trong thời gian qua nhƣng hoạt
động cho vay cá nhân kinh doanh vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc
phục. Mặc dù là một hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhƣng quy mô dƣ nợ vẫn
chƣa đạt đƣợc mức tiềm năng, năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc cải thiện
nhiều, trong khi ngân hàng đối diện với áp lực cạnh tranh ngày càng cao; hoạt
động kiểm soát rủi ro trong cho vay cá nhân kinh doanh cũng đang tồn tại
những bất cập nhất định. Do đó, cần có nghiên cứu nhằm làm cho hoạt động
này ngày càng hoàn thiện, đạt đƣợc các mục tiêu mà ngân hàng đã hoạch
định.
Nhận thức đƣợc những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động
cho cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt
động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của đề tài là đề xuất các khuyến nghị có
căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT – CN Tỉnh Quảng Bình, theo
định hƣớng về chiến lƣợc kinh doanh và các mục tiêu đã hoạch định
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận về cho vay cá nhân kinh

doanh của ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay cá nhân kinh doanh tại Agribank
Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân


3

kinh doanh tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

- Để hoàn thành đƣợc mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài phải giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh là gì? Nội dung khung lý luận
phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh nhƣ thế nào?
- Kết quả và tình hình diễn biến của hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh tại Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Quảng Bình. thời gian qua ra sao? Những thành công đạt đƣợc? Những vấn
đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình cho vay cá
nhân kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh
Quảng Bình là gì?
- Trên cơ sở phân tích tình hình cho vay cá nhân kinh doanh, cần đề
xuất các khuyến nghị gì trong thời gian tới nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra
của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình .
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Thực

tiễn hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nơng

nghiệp và phát triển Nơng thơn tỉnh Quảng Bình

Về đối tƣợng nghiên cứu cụ thể:
+ Phòng Khách hàng cá nhân và các Phịng giao dịch trực thuộc, Phịng
Quản trị tín dụng.
+ Khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Agribank Quảng Bình
+ Các cán bộ quản lý khách hàng phụ trách cho vay đối tƣợng khách
hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank Quảng Bình
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong q trình nghiên cứu đó là:
a. Để hệ thống hóa và bổ sung, phát triển cơ sở lý luận, đề tài sử dụng


4

các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so sánh, đối
chiếu, khái quát hóa và hệ thống hóa. Các phƣơng pháp này cũng đƣợc vận
dụng trong phân tích thực trạng và xây dựng các khuyến nghị.
b. Phƣơng pháp quan sát, tham vấn ý kiến
Quan sát thực tế quá trình hoạt động của các bộ phận và nhân viên liên
quan đến quá trình hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh.
Đống thời tham vấn ý kiến của các cán bộ phụ trách về các kết luận
phân tích.
c. Phƣơng pháp phân tích thống kê
Các phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng bao gồm : số bình quân, số
tƣơng đối, phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích kết quả hoạt động
cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua..để phân tích thực trạng hoạt động
cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong thời gian qua.
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành ba chƣơng:

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân kinh doanh và khung lý
luận về phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Quảng Bình .
- Chƣơng 2: Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Quảng
Bình
- Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam - chi nhánh
Tỉnh Quảng Bình


5

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu .
6.1. Các bài báo khoa học
(1) Tô Ngọc Hƣng và Nguyễn Đức Trung, “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu
quả tín dụng đối với hộ gia đình nơng thơn: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt
Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 21 - 2017.
Bài báo xây dựng khung lý thuyết về hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu
quả tín dụng đối với hộ gia đình nơng thơn. Qua đó, thu thập dữ liệu, vận
dụng hệ tiêu chí đó để đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng hộ gia đình nơng
thon ở ba khía cạnh: tính kinh tế; hiệu suất; hiệu quả.
Dữ liệu đƣợc thu thập tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam ở cả ba miền
Bắc, Trung, Nam
Bài báo cũng cho thấy kết quả phân tích ở các điểm cơ bản sau:
- Mức cấp tín dụng hiện tại chƣa bảo đảm nhu cầu vốn của các hộ gia
đình.
- Hiệu quả tài trợ kênh tín dụng chính thức cao hơn kênh tín dụng phi
chính thức.
- Quy mơ tín dụng và mức tiếp cận tín dụng ngày càng tăng.

- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn và theo khu vực địa lý là khá hợp lý.
- Các hổ trợ kỹ thuật đi kèm là nền tảng quan trọng tạo nên sự khác biệt
trong thành cơng của hoạt động cấp tín dụng hộ gia đình.
(2) Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Đức Anh “Đánh giá khả năng tiếp cận
tín dụng của các hộ gia đình nơng thơn và một số khuyến nghị”, Tạp chí
Ngân hàng số 1 và 2 năm 2017.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu định lƣợng về ảnh hƣởng của các
nhân tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình tại
vùng nơng thơn .
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấycác nhân tố nhƣ: trình độ học


6

vấn; thu nhập; tình trạng sở hữu đất ở và đặc trƣng vùng, miền có tác động rõ
nét đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nơng thơn
(3) Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tài chính
theo quy định mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 22
Một trong các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực là chủ thể hợp
đồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
hợp đồng đƣợc xác lập. Các quy định pháp luật về việc xác định chủ thể giao
kết hợp đồng vẫn còn chƣa thực sự rõ ràng và vẫn đặt ra khơng ít khó khăn
trong thực tế, bao gồm cả trong quan hệ tín dụng. Bài viết tập trung phân tích
cách tiếp cận của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 (Bộ luật
dân sự) và một số văn bản quy phạm pháp luật mới đƣợc ban hành liên quan
đến vấn đề này.
Bài báo này phân tích một số vấn đề đặt ra sau Thông tƣ 39/2016/TTNHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối
với khách hàng quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp
nhân, cá nhân. Theo đó, tác giả phân tích một số điểm cần đƣợclàm rõ thêm,

đặc biệt là vấn đề Doanh nghiệp tƣ nhân tham gia giao kết hợp đồng tín dụng
nhƣ thế nào?
Các tạp chí: Kinh tế phát triển, Phát triển Kinh tế, Khoa học và Công
nghệ, Khoa học kinh tế, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 khơng tìm thấy bài
viết liên quan trực tiếp đến đến đề tài nghiên cứu.
6.2.Các đề tài luận văn thạc sỹ tại Đại học Đà Nẵng trong 3 năm gần
đây
(1) Huỳnh Thị Thanh Thuỷ (2016) “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Đông Đắk Lắk , Luận văn Thạc sĩ , Đại học Đà Nẵng.


7

Đề tài luận văn tập trung vào một bộ phận quan trọng trong quản trị
hoạt động cho vay hộ kinh doanh là vấn đề kiểm sốt rủi ro tín dụng.
Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho
vay hộ kinh doanh, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng
trong cho vay hộ kinh doanh. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát RRTD tại một chi nhánh của NH
đầu tƣ và phát triển. Luận văn tiếp cận vấn đề quản trị rủi ro tín dụng theo lý
thuyết tổng quát về quản trị rủi ro. Theo đó, kiểm sốt rủi ro là một trong
thành phần của quá trình quản trị rủi ro tín dụng.
(2) Vũ Ngọc Anh (2017), “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh
doanh tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Buôn Hồ”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng
Luận văn này có cách tiếp cận và chủ đề nghiên cứu tƣơng tự nhƣng
thời điểm gần hơn với thời điểm hiện tại. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của
tác giả là ở một Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn
Đăk Lăk, cùng địa bàn nghiên cứu của học viên.

(3) Nguyễn Duy Ngọc (2017), “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank, Chi nhánh Daklak”, Luận văn Thạc
sỹ, Đại học Đà Nẵng
Chủ đề nghiên cứu của luận văn là cho vay hộ kinh doanh. Phạm vi
nghiên cứu là địa bàn Đăk Lăk.
Cách tiếp cận của đề tài là hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh.
Theo đó, đề tài sẽ xuất phát từ bối cảnh kinh doanh bên ngoài và những đặc
điểm nội tại của chi nhánh ngân hàng, cùng với phân tích về những hạn chế
nảy sinh để đề ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh
phù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đã hoạch định.
Những luận văn nói trên nhìn chung đề cập đến hoạt động cho vay hộ


8

kinh doanh trƣớc thời điểm Thơng tƣ 39/2016/NHNN có hiệu lực nên chủ thể
giao kết hợp đồng tín dụng vẫn với tƣ cách hộ chứ chƣa phải là cá nhân kinh
doanh.
(4) Bùi Thiện Tâm (2018), Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Hịa Thắng, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài tiếp cận dƣới góc độ hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh
doanh. Theo đó, luận văn đều đề cập đến nội dung hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh của NHTM về lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động
này tại Chi nhánh NH nghiên cứu, từ dó đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện
hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh theo cách tiếp cận nhất quán về nội
dung hoạt động.
Mặt khác, đề tài này đã tiếp cận khái niệm cá nhân kinh doanh nhƣ là
một chủ thể giao kết hợp đồng tín dụng theo tinh thần của Thơng tƣ
39/2016/NHNN.

(5) Nguyễn Thị Kim Dung (2018), Phân tích hoạt động cho vay cá
nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Đắk Nơng
Luận văn này có cách tiếp cận là Phân tích hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh khá tƣơng đồng với đề tài nghiên cứu của học viên nên có nhiều
điểm mà học viên có thể kế thừa.
(6) Lê Nhƣ Ngọc (2018), Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với
cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt
Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
Đề tài luận văn đi vào một lĩnh vực hẹp của cho vay cá nhân kinh
doanh là hoạt động cho vay ngắn hạn.
Tác giả khơng tiếp cận dƣới góc độ nội dung các hoạt động cho vay cá


9

nhân kinh doanh mà chủ yếu tập trung vào phân tích tình hình cho vay cá
nhân kinh doanh.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy khoảng trống
nghiên cứu mà đề tài của học viên sẽ đáp ứng là:
- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Chƣa có nghiên cứu về cùng chủ
đề tại Agribank tỉnh Quảng Bình. Tại Chi nhánh Ngân hàng này, Thơng tƣ
39/TT-NHNN có nhiều vấn đề mới nảy sinh về phƣơng diện pháp lý, vấn đề
hạch toán và mọt số vấn đề quản trị khác liên quan đến cho vay cá nhân kinh
doanh chƣa đƣợc giải quyết triệt để.
- Các nghiên cứu vẫn chƣa cập nhật dữ liệu đến thời điểm hiện nay.


10


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH
VÀ KHUNG LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng
a. Khái niệm Tín dụng và Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có q trình ra đời, tồn tại
và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối
quan hệ vay mƣợn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó,
ngƣời cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc
sở hữu của mình sang ngƣời vay và ngƣời vay có nghĩa vụ hồn trả lại ngƣời
cho vay một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu đã nhận.
Về phƣơng diện lý luận, Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa ngƣời cho
vay và ngƣời đi vay, là sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng một lƣợng giá trị
hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận.
Từ khái niệm Tín dụng cho thấy bản chất tín dụng thể hiện qua các đặc
trƣng chủ yếu sau:
- Quan hệ tín dụng là giao dịch chỉ chuyển dịch quyền sử dụng tài sản.
Thơng thƣờng tín dụng chủ yếu là cho vay bằng tiền. Nhƣng do nhu cầu của
ngƣời vay ngày càng đa dạng nên cần có sự đa dạng hố trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng và đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời của các hình thức
tín dụng nhƣ cho thuê vận hành, cho thuê tài chính bằng tài sản hữu hình nhƣ


11


máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, văn phịng làm việc...
- Quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả
vốn lẫn lãi. Nghĩa là, các chủ thể trong nền kinh tế đƣợc cấp tín dụng có trách
nhiệm hồn trả vơ điều kiện cả vốn và lãi cho bên cấp tín dụng khi đến hạn
thanh tốn.
- Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên niềm tin vào khả năng hoàn trả
của ngƣời đi vay. Khả năng trả nợ món vay một cách tốt nhất, đƣợc coi là
thƣớc đo mức độ tín nhiệm của ngƣời đi vay đối với ngƣời cho vay.
Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tại
các hình thức tín dụng sau:
- Tín dụng thƣơng mại
Là quan hệ tín dụng giữa các cơng ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với
nhau, đƣợc thực hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau. Đây là
hình thức tín dụng ra đời sớm nhất và là cơ sở cho các hình thức tín dụng
khác. Tín dụng thƣơng mại ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tế
hàng hóa, đẩy nhanh q trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo tiến
trình sản xuất kinh doanh đƣợc thực hiện liên tục.
Tín dụng thƣơng mại là tín dụng giữa những ngƣời có nhu cầu sản xuất
kinh doanh, có uy tín và mối quan hệ quen biết với nhau. Hơn nữa, tín dụng
thƣơng mại còn chịu ảnh hƣởng vào sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất
hàng hóa.
- Tín dụng Ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân đƣợc thực
hiện dƣới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay
(cấp tín dụng) với các đối tƣợng trên.
- Tín dụng nhà nƣớc
Là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc với các đơn vị và cá nhân đƣợc thực



12

hiện dƣới hình thức: Nhà nƣớc sẽ đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá
nhân bằng cách phát hành các trái phiếu, cơng trái để sử dụng vì mục đích và
lợi ích chung của tồn xã hội. Tín dụng nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện bằng
hiện vật (nhƣ: thóc, gạo, trâu, bị,…) hoặc bằng hiện kim (tiền, vàng, bạc,…),
nhƣng bằng tiền là chủ yếu. Tín dụng nhà nƣớc phát triển ở những nƣớc có thị
trƣờng tài chính mạnh (đặc biệt là thị trƣờng chứng khốn).
- Tín dụng quốc tế
Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức tài chính
tiền tệ đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn
nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nƣớc, nhƣ: việc vay mƣợn giữa các
quốc gia, giữa các Ngân hàng hay các tổ chức tài chính ở các nƣớc khác
nhau,...Thời kỳ kinh tế mở, Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: mối quan
hệ quốc tế giữa các nƣớc đƣợc mở rộng về kinh tế lẫn chính trị. Hiện nay, các
tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, nhƣ: Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ
Quốc tế, Ngân hàng Thế giới,... đã cấp nhiều hạn mức tín dụng cho Việt Nam
với thời gian và lãi suất ƣu đãi, nhằm mục đích đầu tƣ vào các dự án có giá trị
lớn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc, nhƣ xây dựng cầu - đƣờng,
cơng trình thủy điện, dự án khai thác dầu,... Ngồi ra, hình thức tín dụng
quốc tế cịn bao gồm hình thức tín dụng giữa Ngân hàng nƣớc ngoài cấp cho
các tổ chức hay cá nhân trong nƣớc,... Quan hệ tín dụng quốc tế phát triển ở
những nƣớc có nền kinh tế mở, hội nhập cùng kinh tế thế giới, nhất là trong
xu thế kinh tế thế giới ngày nay, tín dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến.
b. Bản chất Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hoạt động mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách
hàng dƣới hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có
giá, cho th tài chính và các hình thức khác.
Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử



13

dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định
với một khoản chi phí nhất định.
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, định nghĩa hoạt động Cấp
tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
1.1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
a. Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng
Theo quy định pháp lý hiện hành của Việt nam, cho vay là hình thức cấp
tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Theo đó, các hình thức cấp tín dụng theo quy định của Luật Tổ chức tín
dụng hiện hành bao gồm:
- Cho vay
- Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên
mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy địi các khoản phải
thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho
tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy địi
các cơng cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc



14

khi đến hạn thanh toán.
- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các cơng cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ
có giá khác đã đƣợc chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh tốn.
- Hoạt động cho th tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn
trên cơ sở hợp đồng cho th tài chính và phải có một trong các điều kiện sau
đây:
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc nhận
chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của
hai bên;
+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc quyền
ƣu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của
tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;
+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60

thời gian cần thiết

để khấu hao tài sản cho thuê đó;
+ Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính
ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể đƣợc phân loại theo nhiều tiêu
thức. Sau đây là những cách phân loại cơ bản:
*. Căn cứ vào phương thức cho vay
Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, các
phƣơng thức cho vay gồm có:
(1) Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng

thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.
(2) Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng
thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phƣơng án, dự án vay
vốn.


15

(3) Cho vay lƣu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với
khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có tính chất mùa
vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lƣu gốc, cây cơng
nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận dƣ nợ gốc của chu kỳ trƣớc tiếp tục đƣợc sử dụng cho chu kỳ sản xuất
tiếp theo nhƣng không vƣợt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
(4) Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với
khách hàng một mức dƣ nợ cho vay tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời
gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay
từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức
dƣ nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dƣ nợ này.
(5) Cho vay theo hạn mức cho vay dự phịng: Tổ chức tín dụng cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự
phịng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn
hiệu lực của hạn mức cho vay dự phịng nhƣng khơng vƣợt q 01 (một) năm.
(6) Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh tốn: Tổ chức tín
dụng chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán
của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên
tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời
gian tối đa 01 (một) năm.
(7) Cho vay quay vịng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp
dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá

01 (một) tháng, khách hàng đƣợc sử dụng dƣ nợ gốc của chu kỳ hoạt động
kinh doanh trƣớc cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhƣng thời hạn cho vay
không vƣợt quá 03 (ba) tháng.
(8) Cho vay tuần hồn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:


×