Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sông hương - thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.01 KB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xét trên phương diện của một Ngân hàng, chất lượng tín dụng nói chung và
chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh nói riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới
mức độ lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Chất lượng cho vay sản
xuất kinh doanh giảm cũng đồng nghĩa với sự gia tăng của tình trạng thông tin
bất cân xứng, nợ quá hạn, nợ xấu. Đây cũng là những nhân tố chính có tác động
đến sự ổn định của một Ngân hàng và xa hơn là của toàn bộ hệ thông tài chính.
Bởi vậy phải xây dựng một quy trình cho vay và thẩm định hiệu quả trong hoạt
động cho vay của các Ngân hàng
Xét trên phương diện của người đi vay cũng như nền kinh tế, nâng cao chất
lượng cho vay sản xuất kinh doanh góp phần không nhỏ trong việc tăng cường
hiệu quả sử dụng vốn, giúp nguồn vốn nhàn rỗi có thể phát huy tối đa tác dụng
của nó trong việc kích thích nền kinh tế.
Hiện nay, cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ
cấu tín dụng của một Ngân hàng. Tuy nhiên, khi mà điều kiện cạnh tranh ngày
càng trở nên khốc liệt, một số Ngân hàng vì chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ
hoạt động quản lý chất lượng cho vay, đặc biệt là cho vay sản xuất kinh doanh.
Điều này tạo điều kiện cho sự gia tăng của tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu không chỉ
ảnh hưởng tới tính ổn định mà còn làm mất đi hình ảnh của các Ngân hàng trong
mắt của công chúng.
Trong điều kiện khó khăn như vậy, NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông
Hương – Tỉnh Thừa Thiên Huế đã cố gắng đề ra các giải pháp nhằm quản lý chất
lượng cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng mình. Tuy nhiên, tương lai khi
mà việc kiểm soát hoạt động của NHNO&PTNT đối với các NHTM được thắt
chặt cũng như sự cạnh tranh ngày một căng thẳng thì yêu cầu nâng cao chất
lượng cho vay sản xuất kinh doanh lại trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Xuất
phát từ những lý do đó, em đã nghiên cứu và quyết định thực hiện đề tài: “ Phân
tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế”.


SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
1
1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Thông qua những nghiên cứu của mình, em hy vọng sẽ đem đến một cái
nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan trong hoạt động cho vay sản xuất kinh
doanh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế. Từ đó
có những giải pháp hữu hiệu góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận, thực tiễn trong hoạt động cho vay
sản xuất kinh doanh của các NHTM. Qua đó phân tích, đánh giá và đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh tại
NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương –Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam
Sông Hương - Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương –
Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Về thời gian
Đề tài nghiên cứu phân tích số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu số liệu
Kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có. Thực hiện thu nhập, đánh giá các tài liệu liên
quan có từ trước đó liên quan đến chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu qua các tài liệu của cơ quan thực tập, xem các giáo trình và
hỏi ý kiến các nhân viên Ngân hàng

4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế. So
sánh, phân tích, tổng hợp các biến động qua các năm, qua đó có thể thấy được
chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông
Hương – Thừa Thiên Huế.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
2
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
5. Kết cấu các chương
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế
Chương 2: Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Sông Hương - Thừa
Thiên Huế
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho vay sản
xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi
nhánh Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
3
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG –
THỪA THIÊN HUẾ
1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Chi nhánh Nam Sông Hương
1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế (Agribank
Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế) ban đầu là một phòng giao dịch trực thuộc
NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế và được thành lập theo quyết định số
59/QĐ-TCCB ngày 28/07/1998 của Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên
Huế và hiện đang đặt trụ sở tại 72 Hùng Vương - Phường Phú Nhuận - TP Huế.
Đây là chi nhánh loại 3 trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Là một NHTM hoạt động chủ yếu do sự phát triển nông nghiệp – nông
thôn, hàng năm vốn vay của NHNo&PTNT đáp ứng nhu cầu về sản xuất thâm
canh tăng năng suất hiệu quả đáng kể.Ngoài hộ nông dân Chi nhánh còn đầu tư
cho vay các thành phần kinh tế khác có hiệu quả kinh tế cao.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
4
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Từ ngày thành lập đến nay, NHNo&PTNT không ngừng lớn mạnh về mọi
mặt, với các nghiệp vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh
đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao, tổ chức
mạng lưới rộng khắp đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang
góp một phần to lớn trong công cuộc phát triển của thành phố nâng cao mức sống
của người đân trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hoạt động tại NHNo&PTNT được xây
dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên
tắc điều hành tập trung.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
a. Chức năng.
Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo&PTNT cũng như các
Ngân hàng chuyên doanh khác có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
Ngân hàng.
b. Nhiệm vụ.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
5

5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
6
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Thực hiện huy động vốn ngoại tệ và nội tệ của mọi tổ chức và cư dân bao
gồm:
- Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gửi dài hạn.
- Kỳ phiếu Ngân hàng với nhiều kỳ hạn và phương thức trả lãi phong phú.
Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ
đối với tất cả các thành phần kinh tế. Thực hiện dịch vụ ủy thác đầu tư và các
dịch vụ Ngân hàng.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
7
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế
1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông Thôn Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế
GIÁM ĐỐC
PGĐ PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN
PGĐ PHỤ TRÁCH TÍN DỤNG
PHÒNG KẾTOÁN - NGÂN QUỸ
PHÒNG
TÍN DỤNG
Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban
Căn cứ và mô hình tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam và tình hình kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông
Hương – Thừa Thiên Huế, bộ máy được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, có cơ cấu tổ
chức như sau:
 Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, có quyền hạn cao nhất chỉ đạo trực
tiếp có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm về mọi mặt
trong Chi nhánh.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
8
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Dưới giám đốc có hai phó giám đốc phụ trách hoạt động nghiệp vụ của
Ngân hàng. Một phó giám đốc phụ trách về kinh doanh và một phó giám đốc phụ
trách hoạt động về tài chính của Chi nhánh.
 Phòng kinh doanh (Phòng tín dụng)
Chức năng của phòng tín dụng:
- Thẩm định đầu tư vốn kinh doanh, hạch toán thu hồi nợ theo đúng quy
trình nghiệp vụ của ngành.
- Đề xuất chiến lược kinh doanh, xây dựng đề án phát triển chiến lược kinh doanh.
- Lập và thực hiện kinh doanh do Ngân hàng cấp trên giao.
- Chủ động thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ kịp thời.
 Phòng kế toán ngân quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Thực hiện kế hoạch tài chính và phát triển chiến lược khách hàng tiền gửi, mở
tài khoản và tiến hành hạch toán các nghiệp vụ cho khách hàng đến giao dịch.
- Thực hiện các nghiệp vụ tiện ích như: nghiệp vụ chuyển tiền, nghiệp vụ
phát hành thẻ.

-Thực hiện định mức tồn quỹ, đảm bảo chế độ an toàn kho theo quy định.
1.3 Tình hình lao động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông Thôn Chi nhánh Nam Sông Hương - Tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3
năm 2011 – 2013
Trong nền kinh tế đang càng ngày càng phát triển, sự cạnh tranh của các
DN ngày càng nhiều thì con người chính là nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại của một DN, tổ chức. Đặc biệt đối với ngành NH, là môi trường kinh
doanh lịch sự và thân thiện thì lao động ở đây còn đòi hỏi phải có trình độ học
vấn cũng như đạo đức cao. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam luôn có những
chính sách tuyển dụng tốt còng như luôn sử dụng lao động hiệu quả.
Qua bảng 1 so sánh qua tình hình lao động ở CN qua 3 năm ta thấy số
lượng cũng như chất lượng đội ngũ lao động tăng lên theo từng năm. Năm 2011 có
16 lao động, qua năm 2012 có 17 lao động thì đến năm 2013, con số này là 19 lao
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
9
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
động. Đây là yếu tố phù hợp với quá trình phát triển đi lên của CN. Tuy nhiên, điều
này sẽ làm tăng chi phí hoạt động trong tổng chi phí, do vậy cần bố trí, sử dụng nhân
sự một cách hợp lý nhằm phát triển đội ngũ nhân viên về mọi mặt đồng thời mang
lại lợi ích tối đa cho CN.
Xét về giới tính:
Số lượng lao động nữ hầu như chiếm tỷ lệ cao hơn, năm 2011 có 11 lao
động, đến năm 2013 đã giảm xuống còn 9 lao động chiếm 47,37% trong tổng số
lao lao động, đây là đặc thù của ngành Ngân hàng. Số lượng nam tuy thấp hơn
nhưng tỷ trọng cũng được cải thiện trong năm 2012, 2013 có 10 lao động. Như
vậy, việc phân chia lao động theo giới tính tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam
Sông Hương – Tỉnh Thừa Thiên Huế là khá phù hợp với đặc thù của ngành Ngân
hàng hiện nay.
Xét về trình độ:

Xét về trình độ học vấn thì hầu hết nhân viên đều có trình độ đại học và
cao đẳng, năm 2011 có 14 người sang năm 2012 tăng thêm 1 người tương ứng
với tăng 7,14% so với năm 2011 và sang năm 2013 tăng thêm 2 người tương
ứng với tăng 13,33% so với năm 2012. Trình độ trung cấp và sơ cấp thì qua 3
năm 2011 – 2013 đều không thay đổi chỉ có 1 người.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
10
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Bảng 1: Tình hình lao động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Người
CHỈ TIÊU
Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % +/- % +/- %
1.Tổng số lao động 16 100 17 100 19 100 1 6,25 2 11,76
2. Phân theo giới tính
Lao động nam 5 31,25 6 35,30 10 52,63 1 20,00 4 66,67
Lao động nữ 11 68,75 11 64,70 9 47,37 0 0 -2 -18,18
3. Phân theo trình độ
Đại học & Cao đẳng 14 87,5 15 88,24 17 89,48 1 7,14 2 13,33
Trung cấp 1 6,25 1 5,88 1 5,26 0 0 0 0
Sơ cấp 1 6,25 1 5,88 1 5,26 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ NHNo&PTNTNam Sông Hương – Thừa Thiên Huế)
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Như vậy, việc cơ cấu lại tỷ lệ lao động theo hướng tăng cường lao động
có trình độ cao là bước đi phù hợp nhằm củng cố sức mạnh cho chi nhánh, tăng
cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động

kinh doanh đặc biệt là hoạt động cho vay trong những giai đoạn phát triển tiếp
theo. Có được điều này là nhờ bên cạnh việc chú trọng công tác truyển dụng
những lao động có trình độ cao.CN cũng rất chú ý đến việc đào tạo, nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viêc của mình bằng việc thường
xuyên cho đi học để nâng cao nghiệp vụ và trình độ quản lý cũng như năng
lực cạnh tranh của mình.
Biểu đồ 1: Lao động phân theo trình độ chuyên môn qua 3 năm 2011 – 2013
1.4 Tình hình về tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế
trong 3 năm 2011- 2013
Bên cạnh nguồn nhân lực thì vốn và sử dụng vốn là một yếu tố quan trọng
trong việc hình thành và phát triển của Ngân hàng. Nó thể hiện sức mạnh tài
chính mạnh hay yếu của Ngân hàng. Để thấy rõ điều này ta có thể phân tích tình
hình tài sản, nguồn vốn của chi nhánh nhằm đánh giá hoạt động của chi nhánh
trong thời gian vừa qua. Qua bảng số liệu ta thấy: Tình hình tài sản – nguồn vốn
của chi nhánh có sự chuyển biến tích cực qua 3 năm, cụ thể:
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Bảng 2: Tình hình tài sản nguồn vốn tại NHNo&PTNT Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2011-2013
ĐVT: Triệuđồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I.TÀI SẢN 76.132,38 100 120.881,19 100 150.985,23 100 44.748,81 58,78 30.104,04 24,9
1. Vốn khả dụng và
các khoản đầu tư 3.099,12 4,07 2.807,49 2,32 2.297,75 1,52 -291,63 -9,41 -509,74 -18,16
2. Cho vay khách

hàng 65.092,83 85,5 97.288,16 80,5 142.484,45 94,4 32.195,33 49,46 45.196,29 46,46
3. Tài sản cố định 4.065,16 5,34 5.842,58 4,83 5.334,46 3,53 1.776,42 43,69 -508,12 -8,7
4. Tài sản khác 3.875,27 5,09 14.943,96 12,4 868,57 0,58 11.068,69 28,.6 -14.075,39 -94,19
II. NGUỒN VỐN 76.132,38 100 120.881,19 100 150,985.23 100 44,748.81 57,34 30,104.04 24.9
1. Tiền gửi và vay
các TCTD khác 182,7 0,24 146.16 0.12 109,62 0,07 -36,54 -20 -36,54 -24,66
2. Tiền gửi khách
hàng 72.502,03 95,2 110.047,21 91 142.223,00 94,2 37.545,18 51,78 32.175,79 29,24
3. Phát hành giấy tờ
có giá 2.398,00 3,15 9.432,86 7,8 4.029,00 2,67 7.034,86 293,4 -5.403,86 -57,29
4. Các khoản nợ
khác 1.044,21 1,37 1.211,30 1 4.540,31 3,01 167,09 16 3.329,01 274,83
5. Vốn và các quỹ 5,44 0.01 43,66 0,04 83,3 6 38,22 702,6 39,64 90,79
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế)
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
• Xét về mặt tài sản:
Việc nguồn vốn tăng trưởng ổn định qua các năm đảm bảo cho chi nhánh có
đủ nguồn lực để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Nếu
xét về cơ cấu hoạt động thì hoạt động cho vay vẩn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể
năm 2011, tổng cho vay của chi nhánh đạt 65.092,83 triệu đồng với tỷ trọng đạt
85,5% tổng nguồn vốn được sử dụng. Năm 2012, tổng cho vay của chi nhánh đạt
97.288,16 triệu đồng so với tỷ trọng đạt 80,48% tổng nguồn vốn được sử dụng, tăng
32.195,33 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 49,46% so với năm 2011. Đến năm
2013, số cho vay đã là 142.484,45 tăng 77.391,62 triệu đồng so với năm 2011 và đạt
tỷ trọng lên đến 94,37% tổng nhu cầu sử dụng vốn, tăng 45.196,29 triệu đồng, tương
ứng với tốc độ tăng 46,46% so với năm 2012. Điều này có thể coi như là một đấu
hiệu nổi bật trong giai đoạn này khi kinh tế tỉnh nhà đang đi vào giai đoạn phát triển,
nhu cầu vay vốn cũng có sư gia tăng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, với lợi thế là một Chi nhánh Ngân hàng đã có uy tín từ lâu,
còng như chính sách lãi suất cho vay hấp dẩn đã tạo điều kiện cho hoạt động tín
dụng ở đây không ngừng phát triển.
Biểu đồ 2: Tình hình CVKH & Đầu tư khác qua 3 năm 2011 – 2013
Cùng với sự gia tăng của khoản mục cho vay thì tỷ trọng các khoản đầu tư
khác có sự giảm dần với tỷ trọng là 14,5 % năm 2011 và chỉ còn 6,35% năm
2013. Sự giảm sút này xuất phát từ mục tiêu kinh doanh có hiệu quả vào lĩnh
vực kinh doanh của Chi nhánh nhằm đẳm bảo mức độ an toàn vốn, tính thanh
khoản trong toàn hệ thống, giảm dần các khoản đầu tư rủi ro khi mà giai đoạn
2011 – 2013 nền kinh tế đang đần phục hồi.
Như vậy, với cơ cấu cho vay chiếm tỷ lệ cao trong nhu cầu sử dụng vốn của
Chi nhánh có thể đem lại một mức lợi nhuận cao nhưng lại tiềm ẩn rủi ro nếu
như không có sự quản lý tốt. Vì vậy việc tăng cường công tác thẩm định và thực
hiện đúng quy trình cho vay là hết sức cần thiết. Mặt khác khi nền kinh tế đã có
sự ổn định trong những năm tiếp theo thì việc đa dạng hóa các loại hình đầu tư
cũng là một biện pháp hiệu quả.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
• Xét về mặt nguồn vốn:
Ta thấy nguồn vốn của NH qua 3 năm 2011-2013 có sự tăng trưởng rõ rệt.
Năm 2011 tổng ngồn vốn đạt 76.132,38 triệu đồng, năm 2012 đạt 120.881,19
triệu đồng, tăng lên 44.748,81 triệu đồng tương ứng với tăng 58,78% so với năm
2011. Sang năm 2013 tổng nguồn vốn đạt 150.985,23 đồng, tăng 30.104,04 triệu
đồng tương ứng với tăng 24,9% so với năm 2012.
Biểu đồ 3: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2011 - 2013
Trong tổng số nguồn vốn thì tiền gửi từ khách hàng và phát hành giấy tờ
có giá luôn chiếm một tỷ lệ cao trên 95% trong tổng nguồn vốn và giữ ổn định
trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011, tỷ trọng 2 loại hình đạt 98,38%,
năm 2012 là 98,83% và đến năm 2013 là 96,87%.

Nhìn chung kết quả về tình hình tài sản và nguồn vốn của CN qua 3 năm
đã thể hiện được phần nào trình độ quản lý cũng như việc sử dụng vốn có hiệu
quả của ban lãnh đạo CN thông qua các chính sách marketing, tìm kiếm KH với
một lãi suất cạnh tranh, dịch vụ NH hiện đại, nhanh chãng, tiện lợi cũng như sự
phục vụ tận tình, chuyên nghiệp của toàn thể cán bộ nhân viên NH. Từ đã tạo ra
sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại NHNo&PTNT Chi nhánh
Nam Sông Hương - TT Huế.
1.5 Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế trong
3 năm 2011- 2013
Trong nền kinh tế thị trường, một Ngân hàng hoạt động hiệu quả khi và
chỉ khi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã tạo ra một mức lợi nhuận hợp lý.
Lợi nhuận trước thuế càng cao thể hiện Ngân hàng đã tạo dựng được uy tín trong
đại bộ phân khách hàng trên toàn quốc như thế nào, đồng thời các cách hoạt động
kinh doanh của họ cũng nhạy bén, chạy theo sự thay đổi đến chóng mặt của thị
trường. Qua bảng số liệu sau đây, ta thấy được rằng:
 Xét về doanh thu:
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Doanh thu của chi nhánh trong 3 năm 2011 – 2013 đã có sự tăng trưởng
đáng kể. Năm 2011, doanh thu đạt 8633,58 triệu đồng. Năm 2012, con số này đã
là 13.264,45 triệu đồng, tăng 53,63% so với năm 2011. Năm 2013, con số này đã
là 24.723,59 triệu đồng, tăng 84,08% so với năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng
trưởng doanh thu của Chi nhánh là rất cao, năm sau cao hơn năm trước. Xét về
sơ cấu, doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ trọng
trên 90% tổng doanh thu. Cụ thể năm 2011, doanh thu từ hoạt động tín dụng
chiếm 93,88%. Đến năm 2012, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng chỉ còn
91,81%. Tuy nhiên mức độ sụt giảm về tỷ trọng không quá lớn và doanh thu từ
hoạt động này luôn ở mức tăng trưởng khá cao, lên đến 50,23%. Năm 2013 tổng

doanh thu với giá trị lên đến 23.725,53 và tỷ trọng lên đến 95,96%.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So Sánh
2012/2011 2013/2012
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I. Thu nhập
8.633,5
8 100
13.264,4
5 100
24.723,5
9 100 4.630,87 53,64 11.459,14 86,39
1. Thu từ hoạt động tín dụng 8.106,2
7 93,9
12.178,2
2 91,81
23.725,5
3 95,96 4.071,95 50,23 11.547,31 94,82
2. Thu từ hoạt động dịch vụ
225,01 2,61 349,79 2,64 500,5 2,02 124,78 55,46 150,71 43,09
3. Thu từ HĐ KD ngoại hối
31,84 0,37 34,08 0,26 31,94 0,13 2,24 7,04 -2,14 -6,28
4. Thu từ hoạt động KD khác
36,81 0,43 14,31 0,11 62,55 0,25 -22,5 -61,1 48,24 337,1

5. Thu nhập khác
233,65 2,71 688,05 5,19 403,07 1,63 454,4 194,5 -284,98 -41,4
II. Chi phí 9.909,6
2 100
14.647,7
0 100
21.709,3
0 100 4.738,08
47,8
1 7.061,60 48,21
1. Chi hoạt động tín dụng 6.282,3
4 63,4 9.100,66 62,13
16.015,5
7 73,77 2.818,32 44,86 6.914,91 75,98
2. Chi hoạt động dịch vụ
33,18 0,33 25,85 0,18 49,12 0,23 -7,33 -22,1 23,27 90,02
3. Chi hoạt động KD ngoại hối
2,99 0,03 20,78 0,14 8,32 0,04 17,79 595 -12,46 -60
4. Chi phí nộp thuế, phí, lệ phí
17,86 0,18 22 0,15 54,65 0,25 4,14 23,18 32,65 148,4
5. Chi phí nhân viên 1.355,9
3 13,6 2.284,77 15,6 3.022,41 13,92 928,84 68,5 737,64 32,29
6. Chi phí cho quản lý công cụ
664,55 6,71 785,59 5,36 890,46 4,1 121,04 18,21 104,87 13,35
7. Chi phí về tài sản
585,91 5,91 1.167,50 7,97 1.175,77 5,42 581,59 99,26 8,27 0,71
8. Chi phí dự phòng bảo toàn
972,86 9,82 1.185,35 8,09 493 2,27 212,49 21,84 -692,35 -58,4
9. Chi phí khác 14 0,14 54,2 37 - 0 40,2 287,1 - -
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04

17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
III. Lợi nhuận
-
1.276,0
4 -1.383,25 3.014,29
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương Huế - Tỉnh TT Huế)
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Như vậy với vai trò là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho Chi
nhánh thì việc phát triển và đảm bảo an toàn trong quản lý tín dụng là vấn đề hết
sức cấp thiết.
Bên cạnh hoạt động tín dụng, các hoạt động kinh doanh khác của Chi
nhánh cũng đạt được sự ổn định góp phần vào thành công chung trong sự tăng
trưởng của doanh thu. Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động cho vay có những bước
phát triển đáng chú ý. Năm 2011, hoạt động này mang lại cho chi nhánh 225,01
triệu đồng, năm 2012 là 349,7 triệu đồng, tăng 55,45% so với năm 2011. Và năm
2013, doanh thu hoạt động cho vay tăng 53,58% so với năm 2012 và đạt giá trị
500,50 triệu đồng. Có được sự gia tăng như vậy là do chi nhánh đã có chủ trương
tăng cường mảng dịch vụ nhằm tăng giá trị thặng dư, giảm rủi ro tối đa khi chỉ
đầu tư vào một mảng duy nhất.
 Xét về chi phí:
Cùng với sự biến động mạnh của thu nhập thì tổng chi phí của CN cũng có
sự biến động tăng rất mạnh qua các năm. Cụ thể, tổng chi phí của năm 2011 là
9.909,62 triệu đồng. Năm 2012, tổng chi phí là 14.647,70 triệu đồng, tăng 47,83%
so với năm 2011 và năm 2013 là 21.709,30 triệu đồng, tăng 48,22% so với năm
2012. Trong đã, chi phí cho hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và
cũng có mức tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2011-2013 với tỷ trọng luôn trên
mức 60% và mức tăng trưởng vào năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 44,86% và

75,98%, hoạt động tín dụng có thể coi là hoạt động làm gia tăng chi phí nhiều
nhất cho CN. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự biến động tăng của lãi
suất huy động và lãi suất đi vay dưới áp lực của lạm phát khiến chi phí trả lãi mà
CN phải gánh chịu là khá lớn.
Ngoài ra chi phí cho dự phòng rủi ro cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên
mức tăng trưởng đã được giảm qua các năm 2012 và 2013. Cụ thể, chi phí dự phòng
rủi ro năm 2011 là 1.335,93 triệu đồng, năm 2012 là 2.284,77 triệu đồng, tăng
71,02% so với năm 2011. Sang năm 2013 là 3.022,41 triệu đồng, tăng 32,28% so
với năm 2012. Việc dao động của dự phòng rủi ro như thế là do năm 2011 khủng
hoảng kinh tế nên chi phí dự phòng rủi ro lớn, sang năm 2012, 2013 thì nền kinh tế
dần ổn định nên chí phí dự phòng rủi ro đã được giảm đáng kể. Bên cạnh hai loại chi
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
phí trên, các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hoặc mức biến động không lớn lắm.
Đây là cơ sở để Chi nhánh có những giải pháp để giảm chi phí và tăng lợi nhuận cần
thiết.
 Xét về lợi nhuận:
Vào năm 2011, Với bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng
cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 nhằm kiểm soát lạm phát,ổn định
kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tiền tệ chặt chẽ nên lợi nhuận thu về năm 2011
lỗ 1276,04 triệu đồng, năm 2012, số lỗ là 1.382,25 triệu đồng. Bước sang năm
2013, Chi nhánh đã đưa ra những giải pháp cụ thể như hạn chế đầu tư ngoài lĩnh
vực, tập trung đầu tư vào những hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đã là chính
sách tiết kiệm tối đa chi phí, giảm tốc độ tăng của các loại chi phí có tỷ trọng lớn
như là chi phí nhân viên, chi phí tài sản. Nhờ vậy, phát huy tối đa việc sử dụng
vốn, hiệu quả trên mỗi đồng chi phí, nên NH đã thoát khỏi thua lỗ và lợi nhuận
năm 2013 đã tăng mạnh lên 3.014,29 triệu đồng.
Biểu đồ 4: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CN qua 3
năm 2011 – 2013.

Qua 3 năm 2011-2013 ngành Ngân hàng dần ổn định qua cuộc khủng
hoảng năm 2008-2010, nên lợi nhuận của Ngân hàng đang dần tăng đều trở lại.

SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Trong khi đó, việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt làm cho
khoản chi phí quản lý kinh doanh tăng lên nhanh chóng để đáp ứng kịp thời sự cạnh
tranh Ngân hàng phải đầu tư chi phí quảng cáo, marketting, chăm sóc khách hàng
được tốt hơn để cạnh tranh nên chi phí tăng lên là điều dễ hiểu, tuy nhiên Ngân hàng
cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn để giảm bớt chi phí tối đa để hoạt động của
Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM SÔNG HƯƠNG –
THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng
thương mại
2.1.1 Khái niệm cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNo&PTNT về quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng có quy định: “Cho vay là một hình thức cấp
tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi”.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa
bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đã bên cho vay chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán.
Tín dụng tồn tại song song và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá.
Các chủ thể tham gia vào tín dụng Ngân hàng rất phong phú và đa dạng với một
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
bên là Ngân hàng, một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân, hợp tác xã, các quan
hệ tín dụng giữa các chủ thể tín dụng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng và có lợi cho hai bên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao
tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đầy
đủ và đúng hạn.
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay người
đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Trong quan hệ cho vay, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trảvô
điều kiện.
Cho vay có thể chia thành hai mảng lớn là cho vay sản xuất kinh doanh và cho
vay tiêu dùng. Cho vay sản xuất kinh doanh được hiểu là cho các đối tượng vay
nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh. Trong tình hình hiện nay ở Việt Nam, các
khoản cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh, có Ngân
hàng cho vay lên đến 95% tổng giá trị các khoản cho vay của mỗi Ngân hàng.
Trên đây là một số yếu tố rất cơ bản trong quan hệ cho vay, trong thực tế
một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá

mức độ tín nhiệm về khách hàng mà chỉ chú trọng đến các bảo đảm bảo khoản
vay, chính vì thế mà làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản vay.
2.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh
a. Đối với Ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho
một Ngân hàng Thương mại, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân
hàng Thương mại, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng
trong nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng Thương mại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
thị trường, là trung gian chuyển vốn từ người có vốn tạm thời nhàn rỗi sang
người thiếu vốn để đầu tư. Ngay từ buổi ban đầu hoạt động của Ngân hàng
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Phương
Thương mại đã tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay để đáp
ứng nhu cầu thiếu hụt về vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong quá
trình sản xuất - kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng các nhân. Trong quá trình
phát triển mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi, nhiều phương pháp,
nhiều công cụ kinh doanh mới xuất hiện nhưng hoạt động cho vay vẫn là hoạt
động cơ bản, chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng
Thương mại. Bởi hoạt động cho vay chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng tài sản có
của các Ngân hàng Thương mại, lãi thu được từ hoạt động cho vay thường chiếm
tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập.
b. Đối với doanh nghiệp
- Hoạt động cho vay là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các
doanh nghiệp.
Các Ngân hàng là nguồn tài trợ chính cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp như: mua sắm nguyên vật liệu sản xuất, thiết bị
máy móc nhà xưởng mà việc sử dụng vốn tự có làm hạn chế khả năng sản xuất
nên các doanh nghiệp phải đi vay.

- Hoạt động cho vay giúp các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
c. Đối với nền kinh tế
- Hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu về cung - cầu vốn để duy trì và phát
triển quá trình sản xuất kinh doanh, giúp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .Tín
dụng Ngân hàng mà hoạt động chủ yếu là cho vay ra đời làm trung gian để tạo
điều kiện cho hai bên gặp nhau và cùng thõa mãn được nhu cầu của mình.
- Hoạt động cho vay là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tích tụ và
tập trung vốn sản xuất - kinh doanh.
- Hoạt động cho vay góp phần điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và
kiểm soát lạm phát.
SVTH: Phan Thị Lam Lớp 11CDKT04
25

×