Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cach su dung ban do giao khoa dia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.87 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÁCH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐỊA LÍ</b>


<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I. Tầm quan trọng của các bản đồ giáo khoa địa lí. </b>



- Bản đồ giáo khoa địa lí là những bản đồ dùng để phục vụ mục đích dạy học
trong nhà trường và ở cả ngoài xã hội .


- Là một nhóm thuộc bản đồ địa lí, bản đồ giáo khoa được xây dựng trên cơ
sở toán học, các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ một cách có lựa chọn
và khái qt hố cao độ tuỳ theo mục đích cụ thể của từng bản đồ.


- Bản đồ giáo khoa có tính khoa học, tính trực quan và tính sư phạm, nó là đồ
dùng khơng thể thiếu được trong q trình dạy – học đĩa lí. Mục đích chủ yếu
của q trình dạy – học ở nhà trường phổ thơng là hình thành cho học sinh
những biểu tượng và những khái niệm địalí, những quan điểm duy vật về sự
phát triển của tự nhiên và xã hội.


Bản đồ sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức được những đặc điểm về hình
dạng, kích thước . . . . và mối quan hệ không gian của các sự vật hiện tượng địa
lí.


<b>II. Các loại bản đồ giáo khoa địa lí.</b>


1. Bản đồ treo tường.


2. Bản đồ ( lược đồ) trong sách giáo khoa.
3. At lat địa lí.


4. Quả địa cầu.
5. Bản đồ để trống.



<b>B. PHẦN NỘI DUNG.</b>


<b>I. Đặc điểm của bản đồ giáo khoa.</b>



- Nhìn chung các loại bản đồ giáo khoa có nội dung phù hợp với nội dung
chương trình và sách giáo khoa ở từng khối lớp, phù hợp với từng lứa tuổi học
sinh. So với các loại bản đồ khác, bản đồ giáo khoa có nội dung rất khái qt,
hình thức trình bày thường ưu tiên tính trực quan và tính mĩ thuật.


- Một đặc điểm quan trọng của ban đồ giáo khoa là sự lựa chọn và khái quát
hoá từng đối tượng biểu hiện. Trên bản đồ giáo khoa chỉ thể hiện một số sự vật,
hiện tượng địa lí,nhưng yêu cầu thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng phù hợp với
óc quan sát của từng lứa tuổi học sinh. Tuy bản đồ giáo khoa chỉ biểu hiện
những sự vật, hiện tượng địa lí thật cần thiết, song vẫn phải đảm bảo tính hồn
chỉnh của bản đồ. Vì vậy, nội dung của bản đồ giáo khoa phải được khái quát
hoá với mức độ tối đa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

để sử dụng tốt cácbản đồ giáo khoa, giáo viên cần thiết phải nắm được các phép
chiếu đồ với những đặc điểm chính của nó, để có được sự phân tích, đánh giá
đúng nhất về các sự vật, hiện tượng địa lí.


<b>II. Mức độ sử dụng.</b>



1. Mức độ thứ nhất là hiểu được các kí hiệu trên bản đồ. Song ở mức độ
này không phải người đọc bản đồ nào cũng hiểu được như nhau. Thí dụ: đứng
trước một bản đồ được biểu hiện bằng phương pháp đường bình độ, có người
hiểu được đây là miền núi, kia là vực sâu . . . rồi độ cao của các điểm, là bao
nhiêu . . . .; mức độ hiểu sâu hơn là phân tích được độ dốc của các sườn, rối
hướng núi . . . . ,bề mặt đỉnh núi, các quá trình phát triển của hiện tượng xâm
thực . . . .



2. Mức độ thứ` hai là qua bản đồ rút ra được những nét đặc trưng có giá trị
về các mặt lí luận và thực tiễn.


 Đọc bản đồ, sử dụng bản đồ hoặc nghiên cứu một vùng trên bản đồ tức là
nghiên cứu địa lí, địa hình, thuỷ văn, động thực vật, các điểm quần cư, tình hình
kinh tế, văn hố của vùng đó; hình thành được các biểu tượng về các sự vật,
hiện tượng địa lí của vùng trong mối quan hệ tương hỗ, qua lại giữa các sự vật
và hiện tượng địa lí.


<b>III. Phân tích các sự vật hiện tượng địa lí trên bản đồ.</b>



1. Phân tích quy luật phân bố của các sự vật hiện tượng: một trong những
mục đích của bản đồ là biểu hiện về mặt phân bố không gian của các sự vật và
hiện tượng, kể cả hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội. Từ những sự phân bố
đơn lẻ, người đọc bản đồphải hiểu được những đặc điểm chung, tính quy luật
của sự phân bố ấy. Có như vậy mới trả lời được câu hỏi “ tại sao?”, mới giải
thích được, mới` hiểu được bản chất của sự vật , hiện tượng địa lí.


2. Phân tích quy luật phát triển của các hiện tượng.


- Những thay đổi của các sự vật hiện tượng địa lí được thể hiện trên những
bản đồ xây dựng trong những thời gian khác nhau. Sự thay đổi này diễn ra một
cách liên tục nhưng rõ nét hơn và dễ nhận biết hơn là sự thay đổi các sự vật
hiện tượng kinh tế – xã hội như: thay đổi về phân bố dân cư, xuất hiện các
thành phố mới, sự thay đổi về mạng lưới giao thông vận tải, xuất hiện các con
đường mới . . . .


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trình phát triển của chúng, thúc đẩy mặt tích cực, nhằm mang lại lợi ích cho con
người.



3. Phân tích mối quan hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng: đó là các
mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên (như: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, động
thực vật), các mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế – xã hội
. . . Từ đó có thể giải thích được sự phát triển hiện tại của các sự vật hiện
tượng và đồng thời cũng hiểu được quá khứ và vạch ra được hướng phát triển
trong tương lai của các sự vật, hiện tượng địa lí, đặc biệt là các hiện tượng địa lí
kinh tế – xã hội.


<b>IV. Cách sử dụng từng loại bản đồ.</b>


1. <b>Bản đồ treo tường</b>


- Bản đồ giáo khoa treo tường thường có tỉ lệ từ <b>1:100.000</b> đến <b>1: 1000.000</b>


đối với bản đồ khu vực, một quốc gia hay bản đồ một vùng, một tỉnh; tỉ lệ từ <b>1:</b>
<b>10.000.000</b> đến <b>1: 40.000.000</b> đối với các bản đồ các châu và tồn thế giới.
- Kích thước của bản đồ giáo khoa treo tường từ <b>0,8 x 1m</b> đến <b>1,5 x 2m</b>.
- Bản đồ giáo khoa treo tường có nội dung phù hợp tâm lí lứa tuổi và trình độ
học sinh. Để đảm bảo tính sư phạm trong dạy – học ở trên lớp, bản đồ giáo
khoa treo tường thường có chữ viết, kí hiệu to, rõ ràng để học sinh ngồi dưới
lớp dễ đọc, dễ nhìn thấy. Vì vậy nội dung của bản đồ được đơn giản một cách
tối đa, chỉ thể hiện những đối tượng địa lí chủ yếu, thật cần thiết phục vụ cho
mục đích của bản đồ. Ở những lớp cuối cấp phổ thông do lượng thông tin của
bài giảng tăng nên nội dung của bản đồ tăng.


- Trong dạy học địa lí, bản đồ treo tường phải được coi như là cuốn sách địa lí
thứ hai. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác triệt để nguồn thơng tin tri thức
địa lí trên bản đồ.


- Muốn sử dụng tốt hơn bản đồ giáo khoa treo tường trước hết phải hiểu được


bản đồ này. Tên và tỉ lệ bản đồ thể hiện lãnh thổ biên vẽ bản đồ và những sự vật
hiện tượng địa lí được biểu hiện chính. Ví dụ bản đồ Việt Nam – địa lí tự nhiên,
tỉ lệ <b>1: 1500.000</b>. ta hiểu lãnh thổ biên vẽ là Việt Nam, các sự vật hiện tượng
chính là các yếu tố tự nhiên việt nam như: địa hình, khống sản, sơng ngịi,
động thực vật . . . .tỉ lệ: <b>1: 1500.000</b> cho biết <b>1cm</b> trên bản đồ thì bằng <b>15 km</b>


trên thực tế.


- Bên cạnh việc nhận biết các kí hiệu của bản đồ, đọc, nêu nhận xétvề sự phân
bố khơng gian của các sự vật, hiện tượng thì mức độ hiểu bản đồ sâu hơn lá
phải so sánh quy mơ, phân tích cấu trúc và rút ra mối quan hệ nhân quả của các
sự vật hiện tượng địa lí.


<b> 2. Atlat địa lí</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hiệu thống nhất. Các bản đồ được sắp xếp kết hợp với nhau theo mọt trình tự
nhất định và có chung một nguyên tắc biểu hiện. Các bản đồ được trình bày phù
hợp với từng lứa tuổi và trình độ học sinh. Nhìn chung các kí hiệu lựa chọn để
học sinh dễ nhận, dễ nhớ.


- Nội dung của Atlat cũng thường phục vụ cho từng lớp, từng cấp học nhất
định. Tuy nhiên, do tính chất của tập đồ, nên khi sử dụng ta không những sử
dụng riêng tùng tờ bản đồ một cách tách rời,mà còn phải biết sử dụng một cách
tổng hợp.


<b>3. Quả địa cầu</b>


- Quả địa cầu là mơ hình thu nhỏ của trái đất theo tỉ lệ nhất định. Nó thể hiện
tương đối chính xác hình dạng của trái đất, cụ thể hoá được các yếu tố của trái
đất như: bán kính, trục quay, các cực và hệ thống kinh vĩ tuyến.



Ưu điểm nổi bật của quả địa cầu là đảm bảo đúng được cả hình dạng và diện
tích của đối tượng thể hiện. Vì vậy, quả địa cầu cho ta một khái niệm đúng về
hình dạng trái đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các đối
tượng trên bề mặt đất.


- Quả địa cầu thường chỉ được xây dựng ở tỉ lệ nhỏ từ <b>1 : 1.000.000</b> đến


<b>1:25.000.000</b>, nên khơng phản ánh được địa hình, địa vật và các hiện tượng trên
bề mặt trái đất một cách rõ ràng, tỉ mỉ như bản đồ. Tuy được xây dựng ở tỉ lệ
nhỏ nhưng so với bản đồ thì quả địa cầu vẫn cồng kềnh, khó khăn trong việc di
chuyển, bảo quản.


- Mặc dù có những hạn chế nhất định, song quả địa cầu vẫn là phương tiện tốt
nhất phản ánh sự phân bố không gian của các sự vật, hiện tượng địa lí.


- Trong dạy – học địa lí, quả địa cầu cho ta một khái niệm đúng và trực quan
về hình dạng trái đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các đối
tượng trên bề mặt đất. Nó được đánh giá là một trong những đồ dùng dạy – học
quan trọng nhất.


<b> 4. Bản đồ trong sách giáo khoa.</b>


- Bản đồ ( lược đồ) là mộ trong những thành phần quan trọng nhất của kênh
hình trong sách giáo khoa địa lí, vừa làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin, vừa
minh hoạ cho kênh chữ. Các bản đồ thường được xây dựng hợp với nội dung
kênh chữ, phản ánh đúng các đối tượng địa lí cần thể hiện, được bố cục một
cách cân đối, hài hoà và được đât ngay ở phần chữ có liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

qua bản đồ trong sách giáo khoa bài giảng của giáo viên sẽ sinh động hơn, việc


lĩnh hội tri thức của học sinh sẽ cụ thể, chắc chắn hơn.


- Bản đồ trong sách giao khoa được dùng trong dạy – học địa lí trên lớp; dùng
để luyện tập, kiểm tra kiến thức,kĩ năng; dùng để học sinh thực hiện các bài
thực hành và dùng để học sinh học tập ở nhà.


- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lại bản đồ trong sách giáo khoa là một việc
làm cần thiết; đó là phương pháp học tập địa lí rất tốt đối với học sinh phương
pháp này giúp các em ghi nhớ sâu và bền vững.


<b>5. Bản đồ để trống.</b>


- Bản đồ để trống là loại bản đồ khơng có chữ viết, dùng cho giáo viên và học
sinh sử dụng trong quá trình dạy – hoc.


- Bản đồ để trống có tỉ lệ lớn, giáo viên có thể dùng làm nền đẻ xây dựng các
bản đồ theo nội dung của từng bài giảng, với từng mục đích cụ thể của mình
đặt ra. Hoặc giáo viên có thể vừa dạy trên lớp vừa thể hiện nội dung trên bản
đồ. Bản đồ để trống có tỉ lệ nhỏ, dùng cho học sinh thực hiện các bài hực hành
ở trên lớp hoặc làm bài tập ở nhà. Bản đồ để trống phát huy tác dụng khi học
sinh biết rõ mục đích, yêu cầu và nội dung công việc cụ thể cần làm trên từng tờ
bản đồ để trống và trong từng bài học cụ thể.


- Việc tự tay học sinh xây dựng nội dung bài học trên bản đồ để trống ( dưới
sự hướng dẫn và những yêu cầu cụ thể của giáo viên ) giúp cho học sinh tăng
cường khả năng lĩnh hội kiến thức, tự củng cố vững chắc kiến thức cũ; kích
thích óc quan sát, tìm tịi,suy nghĩ về những sự vật hiện tượng mà mình đang cụ
thể hố ra bằng những kí hiệu trên bản đồ. Những biểu tượng, khái niệm được
hình thành, củng cơ từ việc làm này của học sinh thật rõ ràng, đậm nét. Nội
dung kiến thức của bài học được học sinh tự tiếp thu một cách nhẹ nhàng, đơn


giản nhưng lại ghi nhớ rất lâu. Đó là phương pháp học tập đặc thù và có hiệu
quả của bộ mơn địa lí.


<b>C. THỰC TIỄN:</b>


Khi sử dụng lược đồ khí hậu châu Âu ( H51.2 trang 155 sgk địa lí 7)
trong hướng dẫn học sinh học tập có thể có các phương án sau:


<b>Phương án 1</b>: <b> </b>Trong điều kiện học sinh chỉ có một phương tiện học tập duy
nhất là sách giáo khoa, giáo viên có thể tuỳ theo đối tượng học sinh mà tiến
hành theo các cách sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b> - Cách 2: </b>Giáo viên kết hợp hình 51.2 và kênh chữ trong sách giáo khoa,
đưa ra hệ thống câu hỏi yêu cầu các cá nhân học sinh quan sát hình 51.2 để trả
lời.


<b>Hệ thống câu hỏi đó là:</b>


Dựa vào hình 51.2 trang 155, em hãy:


+Cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Phân bố ở đâu?
+Kiểu khí hậu hào chiếm diện tích nhiều nhất?


+Tổng kết lại, em thấy đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu gì? (khí
hậu ơn đới, trong đó chia ra: ôn đới lục địa và ôn đới hải dương).


Giải thích vì sao đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ơn đới?


<b>Phương án 2: </b>Trong điều kiện có bản đồ treo tường, sau khi tổ chức cho học
sinh làm việc cá nhânvới hình 51.2, giáo viên yêu cầu học sinh lên chỉ bản đồ


vị trí các khiểu khí hậu và trình bày kết quả nghiên cứu ( theo câu hỏi).


<b>Phương án 3: </b>Nếu có bản đồ trống châu Âu treo tường: sau khi tổ chức cho
học sinh tìm hiểu về các khí hậu châu Âu dựa vào hình 51.2, giáo viên ch\o học
sinh lên bảng, dùng kí hiệu thể hiện vị trí phân bố của các kiểu khí hậu vào bản
đồ trống. <b>Chú ý:</b>


<b>Giáo viên cần vẽ ranh giới các đới khí hậu vào bản đồ trống trước khi cho</b>
<b>học sinh dùng kí hiệu thể hiện các kiểu khí hậu trên bản đồ.</b>


<b>D. KẾT LUẬN:</b>


- Việc đọc bản đồ, sử dụng bản đồ giáo khoa phải dựa trên có những hiểu biết
về bản đồ giáo khoa và cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
Bản đồ giáo khoa được phân chia thành nhiều loại, mỗi loại lại có những đặc
thù riêng cần được giáo viên quan tâm đúng mức để sử dụng chúng được tốt
hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

TÀI LIỆU THAM KHẢO:



1. Sách giáo viên 6<sub></sub>9
2. Tư liệu dạy học địa lí.
3. Tập bản đồ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

PHỊNG GD – ĐT ĐƠNG HẢI
TRƯỜNG THCS LONG ĐIỀN ĐƠNG C


<b>Tổ : KHOA HỌC XÃ HỘI</b>


<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>




<b>CÁCH SỬ DỤNG </b>



<b>BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐỊA LÍ</b>



Giáo viên thực hiện

:



Nguyễn Hữu Tâm



</div>

<!--links-->

×